Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG THÔN ở HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.94 KB, 97 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

3

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG
THÔN HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Khái niệm kinh tế nông thôn và phát triển kinh tế nông
thôn
1.2. Nội dung phát triển kinh tế nông thôn và các yếu tố ảnh
hưởng tới phát triển kinh tế nông thôn ở huyện Phú Xuyên,
Thành phố Hà Nội
1.3. Vai trò của phát triển kinh tế nông thôn với phát triển kinh
tế - xã hội ở huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN

11
11

16
27

Ở HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Đánh giá thành tựu, hạn chế trong phát triển kinh tế nông
thôn ở huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội thời gian qua
2.2 Nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra cần

33

giải quyết


Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

57

33

KINH TẾ NÔNG THÔN Ở HUYỆN PHÚ XUYÊN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Phương hướng và mục tiêu về phát triển kinh tế nông thôn
trên địa bàn huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội trong
thời gian tới
3.2. Những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế
nông thôn huyện Phú Xuyên
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

66

66
68
89
91
96


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn hay còn gọi là "tam nông" là vấn đề
được Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm và coi trọng trong suốt quá trình

lãnh đạo đất nước. Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước hiện nay thì tiến
trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được coi là một trong những vấn đề
được ưu tiên đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta. Việc tập trung đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư phát triển giống mới có năng suất,
chất lượng cao, phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ công
nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới đã có tác động tích cực đến
việc sản xuất, tạo việc làm và xóa đói, giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông
thôn cả nước trong đó có huyện Phú Xuyên.
Là một huyện ngoại thành, nằm ở phía nam Thủ đô, Phú Xuyên có
nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế nông thôn cả về đất đai, thổ
nhưỡng, khí hậu, nguồn nhân lực và truyền thống, kinh nghiệm sản xuất,
kinh doanh. Thực hiện đường lối CNH, HĐH và chương trình xây dựng
nông thôn mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, Đảng bộ và
nhân dân huyện Phú Xuyên đã tập trung mọi nguồn lực, kiên trì phấn đấu
đạt được những thành tựu bước đầu nhưng rất quan trọng trong việc phát
triển kinh tế nông thôn, làm thay đổi từng bước bộ mặt của huyện, cải thiện
và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, tạo ra những điều kiện
và tiền đề mới cho sự phát triển tiếp theo của nông thôn, nông nghiệp, nông
dân trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa hiện nay đã làm cho
phạm vi kinh tế nông thôn dần bị thu hẹp. Những năm gần đây, việc phát triển
kinh tế nông thôn tại huyện Phú Xuyên phải đối diện với rất nhiều khó khăn,
thách thức khác, nhất là tình trạng nông dân bỏ ruộng để chuyển đổi nghề

3


sang dịch vụ, kinh doanh thương mại, xây dựng... nhưng tình trạng thất
nghiệp vẫn ở mức cao, vẫn còn nhiều bộ phận người dân có đời sống khó
khăn thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Đồng thời, việc phát triển kinh tế nông

thôn tại huyện hiện nay còn nhiều vướng mắc như vấn đề dồn điền đổi thửa,
thiếu vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, năng lực quản lý của các cán bộ
trong phát triển kinh tế nông thôn còn hạn chế… Do đó, cần có những giải
pháp nhằm phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện Phú Xuyên phù
hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và những điều kiện mới để thực
hiện thắng lợi các mục tiêu của Thành phố và huyện đã xác định.
Nhận thức được tính cấp thiết của việc phát triển kinh tế nông thôn tại
địa phương giai đoạn hiện nay, tác giả đã chọn đề tài: “Phát triển kinh tế
nông thôn ở huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc
sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
* Tình hình nghiên cứu trong nước
Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững hiện nay đã trở thành
vấn đề hết sức quan trọng; đặc biệt, từ khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng
ban hành Nghị quyết về Nông nghiệp, nông thôn và nông dân, thì vấn đề phát
triển kinh tế nông thôn càng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa
học, các nhà quản lý. Tiêu biểu như các tài liệu sau:
- Lê Đức Minh (2011), Phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Đồng Nai,
Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia
TP. Hồ Chí Minh. Luận văn phân tích và đánh giá về thực trạng phát triển kinh
tế nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp
phát triển kinh tế nông thôn tại địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
- Hồng Vinh (1998), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, sách tham khảo, Nxb Chính trị quốc

4


gia, Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản
về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng

công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn tại các địa phương ở Việt Nam.
- Nguyễn Đình (1997), Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các
nước châu Á và Việt Nam, sách tham khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tác giả đã nghiên cứu và làm rõ những vấn đề liên quan tới thực trạng tiến
trình thực hiện công nghiệp hóa nông thôn tại các nước Châu Á và Việt Nam
trong thời kỳ những năm 90 của thế kỷ 20.
- Lê Văn Thông (2012), Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia
Lâm, Thành Phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị, Đại học Nông
nghiệp Hà Nội. Ngoài việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về sản xuất nông
nghiệp, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng nông nghiệp đóng vai trò quan trọng
trong đời sống kinh tế cũng như xã hội của các hộ dân ở huyện Gia Lâm.
Kinh tế nông nghiệp đã góp phần làm tăng thu nhập, đảm bảo nguồn lương
thực cho người dân, đồng thời góp phần giải quyết việc làm, và giải quyết các
vấn nạn xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, trong quá trình quy hoạch đô thị,
nhiều người dân bị thu hồi đất, nảy sinh nhiều vấn đề bất cập và mâu thuẫn
giữa việc CNH-HĐH đất nước và phát triển kinh tế nông nghiệp. Tác giả đã
phân tích và đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết các mâu thuẫn nêu trên.
- Nguyễn Văn Tản (2014), Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
trên địa bàn huyện Thường Tín - Hà Nội, Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị,
Học viện chính trị - Bộ Quốc phòng. Trong luận văn của mình, tác giả đã hệ
thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế nông nghiệp, nông thôn và
phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đồng thời, tác giả đã phân tích
những điều kiện thuận lợi và khó khăn của huyện Thường Tín trong phát triển
kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Chương 2, tác giả đã phân tích, đánh giá thực
trạng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện Thường Tín thời

5


gian qua và nhận định rõ những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Chương 3 của

luận văn, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
- Nguyễn Hữu Cường (2013), Vai trò của kinh tế nông thôn đối với
Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Lâm nghiệp
Hà Nội. Tác giả đã nêu lên bề dày của nền kinh tế nông thôn nước ta, và làm
bật lên được vai trò quan trọng của nông thôn trong lịch sử đất nước, trước
hết, kinh tế nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực cho người dân, tiếp theo
là tạo tiền đề cho các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế khác phát triển.
Tuy nhiên trong lộ trình phát triển của đất nước, cơ cấu kinh tế có sự
chuyển đổi mạnh mẽ, Việt Nam dần dần đang trên đà phát triển với tốc độ
quy hoạch và công nghiệp hóa tăng lên, tỷ trọng kinh tế chuyển dịch dần theo
hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng,
thương mại dịch vụ…. Tuy nhiên, còn nhiều bộ phận người dân trên khắp các
vùng miền đất nước vẫn mưu sinh bằng kinh tế nông nghiệp, nhưng bị thu hồi
đất do quá trình cải cách, quy hoạch đô thị hóa, theo đó làm cho nhiều người
dân thất nghiệp, hơn nữa hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao. Trên cơ sở
những luận giải khoa học, tác giả luận án đã đưa ra thực trạng và các giải
pháp nhằm phát huy vai trò của kinh tế nông thôn đối với nền kinh tế nước ta.
- Nguyễn Toàn (2001), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, khó
khăn và những thuận lợi, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp thành
phố Hồ Chí Minh. Tác giả luận án đã đưa ra thực trạng chuyển dịch cơ cấu
nông thôn của nước ta trong quá trình CNH, HĐH và đề xuất những giải pháp
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hợp lý trong thời gian
tới.
- Nguyễn Bá Ngọc (2011), Thí điểm sản xuất hoa màu nhằm phát triển
kinh tế nông nghiệp huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh

6



tế, Đại học Lâm nghiệp Hà Nội. Tác giả luận án đã khái quát cơ sở lý luận về
kinh tế nông nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp, đồng thời chỉ rõ vai trò
của sản xuất hoa màu trong vấn đề sản xuất nông nghiệp. Tác giả cũng nêu
những điều kiện thuận lợi và khó khăn của huyện Hoài Đức trong sản xuất
nông nghiệp, đồng thời phân tích đánh giá về mô hình thí điểm sản xuất hoa
màu tại một số địa phương trên địa bàn huyện, từ đó đưa ra những thành tựu
và những khó khăn còn tồn tại trong công tác sản xuất hoa màu tại huyện.
- Bùi Hữu Dương (2013), “Phát triển kinh tế nông thôn, hướng đi nào
cho nông dân Việt Nam trong thời kỳ đô thị hóa”, Tạp chí Cộng sản, số 8.
Trong bài viết của mình, tác giả đã phản ánh những bế tắc, hạn chế, khó khăn
trong việc phát triển nông thôn trong khi diện tích đất đai đang bị thu hẹp dần
cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, trong khi giá trị nông sản nhìn
chung là thấp, nhiều người dân bỏ ruộng không tiến hành canh tác, nhưng vẫn
thất nghiệp, nguyên nhân là công sức và chi phí bỏ ra để làm ruộng không
được bù đắp, năng suất thu hoạch về thấp, người dân lỗ thêm trong khi một số
địa phương, công tác thủy lợi và phát triển nông nghiệp trên địa bàn chưa
được quan tâm đúng mức.
- Nguyễn Hữu Tú (2012), “Mô hình VAC trong phát triển kinh tế nông
nghiệp hiện nay”, Báo Mới, số 13. Bài viết đã phần nào nói lên vai trò của
phát triển kinh tế nông nghiệp tại các vùng nông thôn Việt Nam, và đưa ra ưu
điểm, hạn chế của mô hình VAC đối với các hộ gia đình. Mặc dù mô hình
VAC là một mô hình cũ, được khai triển từ rất lâu nhưng rất ít hộ kinh tế
nông nghiệp giữ vững được mô hình này, tác giả phân tích một số nguyên
nhân ảnh hưởng làm cho các hộ gia đình ít áp dụng mô hình VAC, mà nguyên
nhân lớn nhất là do diện tích đất bị thu hẹp, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh…
- Phan Công Long (2012), “Năng lực quản lý của chính quyền địa
phương trong việc dồn điền đổi thửa tại các huyện ngoại thành Hà Nội”, Báo

7



Pháp luật, số 8. Bài viết đã đưa ra những thành tựu đạt được thời gian qua tại
một số huyện ngoại thành Hà Nội như Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai,
Ứng Hòa… nhưng đồng thời cũng đưa ra những khó khăn, bất cập còn tồn tại
trong công tác dồn điền đổi thửa cho nông dân, theo đó một trong những
nguyên nhân là do cách thức làm việc chưa khoa học, còn quan liêu, và chưa
nhiệt tình vì dân của một bộ phận các cán bộ phụ trách vấn đề này, gây nảy
sinh mâu thuẫn giữa nông dân và chính quyền địa phương, gây nên nhiều đơn
kiện, ẩu đả trong quá trình dồn điền đổi thửa, từ đó làm chậm tiến độ của
công tác này, nhân dân không có đất cấy vì chưa được phân lại đất rõ ràng, cụ
thể, đồng thời khi quy hoạch dồn điền đổi thửa chưa xong thì chưa ứng dụng
được các máy móc kỹ thuật như máy cấy, máy gặt… vào các thửa để giải
phóng sức lao động của con người, tăng năng suất lao động.
* Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
- Tác giả Gollin, Douglas (2011), “Agricultural Productivity and
Economic Growth”, tạm dịch là “Kinh tế nông nghiệp và phát triển kinh tế”,
với những nội dung chính: Trình bày các vấn đề lý thuyết cơ bản về kinh tế
nông nghiệp và các vấn đề liên quan của kinh tế nông nghiệp, nông thôn tại
các nước nghèo và đang phát triển.
- Jonh Cra. Kelly (2009), “Agricultural development in the economywide context”, Tạm dịch: “Phát triển kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh nền
kinh tế toàn cầu”, với nội dung: Đưa ra các quan điểm về phát triển kinh tế
nông nghiệp trong thời kỳ kinh tế hội nhập hiện nay.
- Tác giả Jonh W.Mellor (2007), “The Role ofAgriculture in economic
development”, tạm dịch: “Vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế”,
nội dung: Bài tiểu luận đưa ra vai trò của kinh tế nông nghiệp trong phát triển
kinh tế và các giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp.

8



Ngoài những công trình khoa học đươc tác giả nêu trên vẫn còn có
nhiều bài báo khoa học, báo cáo nghiên cứu về kinh tế nông thôn và phát triển
kinh tế nông thôn của các tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên chưa có
công trình nào nghiên cứu vấn đề “Phát triển kinh tế nông thôn ở huyện Phú
Xuyên, Thành phố Hà Nội” dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị như một
công trình nghiên cứu chuyên ngành. Vì vậy, đây là một “khoảng trống” khoa
học để tác giả quyết định lựa chọn vấn đề trên làm đề tài luận văn thạc sĩ.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển kinh tế nông thôn ở
huyện Phú Xuyên. Trên cơ sở đó đề xuất những phương hướng và giải pháp
nhằm phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với CNH –HĐH ở huyện Phú
Xuyên trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ nội dung phát triển kinh tế nông thôn của huyện Phú Xuyên
và vai trò của nó trong phát triển trên các mặt của đời sống kinh tế, xã hội trên
địa bàn huyện.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông thôn của huyện
Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội trong thời gian qua, tìm ra các nguyên nhân và
những vấn đề cần tiếp tục giải quyết.
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế
nông thôn gắn liền với CNH, HĐH của huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ sự phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện
vùng ngoại thành thủ đô.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội.
9



- Về thời gian: Từ năm 2010 cho tới nay; tuy nhiên, để vấn đề nghiên
cứu có tính hệ thống, đề tài có đề cập một số nội dung liên quan trong thời gian
trước và sau 5 năm nói trên.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận
Luận văn sử dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - LêNin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết về phát triển nông nghiệp nông
thôn và CNH, HĐH.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp chuyên ngành khoa học chính trị
như: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp thống kê, phương
pháp phân tích, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp hệ thống hóa,
phương pháp chuyên gia...
6. Ý nghĩa của đề tài
- Luận văn hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về phát
triển kinh tế nông thôn tại một huyện ngoại thành thủ đô trong thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH.
- Thông qua đánh giá và phân tích thực trạng kinh tế nông thôn trên địa
bàn huyện Phú Xuyên thời gian qua, đề xuất những phương hướng, giải pháp
để các cơ quan lãnh đạo, quản lý tại huyện có thể tham khảo trong phát triển
kinh tế nông thôn tại huyện trong thời gian tới.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: phần mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.

10



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ
XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Khái niệm kinh tế nông thôn và phát triển kinh tế nông thôn
1.1.1. Khái niệm nông thôn
Việt Nam là một đất nước có nền văn minh lúa nước, nền kinh tế quốc
gia xuất phát từ kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Theo thống kê đến cuối năm
2013, tỷ lệ dân cư sống ở nông thôn Việt Nam là 69,30% [43, tr. 112]. Vì thế
cuộc sống và tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến toàn xã hội.
Nông thôn là vùng đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng với một cộng đồng dân
cư chủ yếu làm nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp), cơ sở hạ tầng kém phát
triển, trình độ văn hoá, khoa học kĩ thuật, trình độ sản xuất hàng hoá và thu
nhập, mức sống của dân cư thường thấp hơn đô thị.
Theo quan niệm truyền thống, nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một
địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và gắn liền với nó là
dân cư mà đại bộ phận là nông dân. Nông thôn có thể được xem xét trên
nhiều góc độ về kinh tế, chính trị, văn hoá…
Theo giáo trình kinh tế chính trị Mác - LêNin cho rằng: Nông thôn là
khái niệm dùng để chỉ phần lãnh thổ của một nước hay của một đơn vị
hành chính mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, dân cư chủ
yếu làm nông nghiệp. Trong đó, nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản
xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng
của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm... để
thoả mãn các nhu cầu của mình.
Nông nghiệp theo nghĩa rộng, là tổ hợp các ngành gắn liền với các quá
trình sinh học bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp (trồng và khai
thác bảo vệ tài nguyên rừng), ngư nghiệp (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản).

11



Nếu theo quan điểm này thì tất cả những đối tượng là cây trồng, vật nuôi gắn
với sự phát triển dưới tác động của điều kiện tự nhiên đều là đối tượng sản
xuất của ngành nông nghiệp. Do vậy, ngoài trồng trọt và chăn nuôi, nông
nghiệp còn thêm các ngành ngư nghiệp, lâm nghiệp.
Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân
có chức năng phát triển, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế
biến lâm sản và phát huy các chức năng phòng hộ văn hóa, xã hội,... của rừng.
Ngư nghiệp là ngành kinh tế có chức năng và nhiệm vụ nuôi trồng và
khai thác thuỷ sản, chủ yếu là cá ở các ao hồ, đầm, ruộng, sông ngòi, trong
nội địa và ở biển. Nói chung, ngư nghiệp là một thực thể tham gia nâng cao
hoặc thu hoạch cá, được xác định bởi một số cơ quan phải là nghề cá.
1.1.2. Kinh tế nông thôn
Xuất phát từ một nước nông nghiệp, trong đó đại bộ phận dân cư là
nông dân, Đảng ta đã quan niệm đúng đắn, đặt vấn đề nông dân và kinh tế
nông nghiệp lên hàng đầu. Trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa “Tập
trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”
cùng với sự phát triển của thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc quan niệm
về kinh tế nông thôn ở nước ta cũng ngày càng được nhận thức đầy đủ.
Theo quan điểm của các nhà kinh điển Mácxít thì, kinh tế nông thôn là
một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Nó là một phức
hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
trong nông - lâm - ngư nghiệp, cùng với các ngành tiểu - thủ công nghiệp,
công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, các ngành thương nghiệp và
dịch vụ... tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế vùng, lãnh thổ và
trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Kinh tế nông thôn bao gồm các ngành,
lĩnh vực và các thành phần kinh tế có quan hệ và tác động lẫn nhau.
Nội dung kinh tế nông thôn rộng hơn kinh tế nông nghiệp. Hiện nay,
kinh tế nông thôn còn dựa chủ yếu trên cơ sở nông nghiệp để phát triển nhưng


12


là một sự phát triển tổng hợp, đa ngành nghề, với những biến đổi quan trọng
trong phân công lao động xã hội ngay tại khu vực nông thôn, do đó tạo ra
những lực lượng sản xuất mới mà nền nông nghiệp truyền thống trước đây
chưa từng biết đến.
Kinh tế nông thôn trước hết có nông, lâm và ngư nghiệp đảm bảo nhu
cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến, sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá cho thị trường trong và ngoài nước.
Kinh tế nông thôn nhất thiết phải có công nghiệp gắn với nông, lâm,
ngư nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến. Cùng với sự phát triển của
kinh tế nông thôn, công nghiệp ở nông thôn không chỉ dừng lại ở khâu công
nghiệp chế biến mà còn có thể phát triển những ngành công nghiệp phục vụ
đầu vào của sản xuất nông nghiệp như công nghiệp cơ khí sửa chữa máy móc
nông nghiệp, thuỷ lợi… Công nghiệp ở nông thôn còn bao gồm một bộ phận
tiểu thủ công nghiệp với các công nghệ trình độ khác nhau, sản xuất các hàng
hoá phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nh vậy, công nghiệp ở nông
thôn là làm cho công nghiệp và nông nghiệp kết hợp ngay tại chỗ thành cơ
cấu ngành nghề.
Kinh tế nông thôn ngoài nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp còn có
các loại hình dịch vụ thương nghiệp, tín dụng, khoa học công nghệ và tư
vấn… Các loại hình dịch vụ này cùng với các cơ sở hạ tầng ở nông thôn
(điện, đường, trường, trạm…) sẽ là những bộ phận hợp thành của kinh tế
nông thôn và sự phát triển mạnh mẽ và hợp lý của chúng là biểu hiện trình độ
phát triển của kinh tế nông thôn.
Kinh tế nông thôn là một cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Nền kinh tế
quốc dân có bao nhiêu thành phần kinh tế thì kinh tế nông thôn cũng có bấy
nhiêu. Tuy nhiên, các bộ phận kinh tế trong kinh tế nông thôn sẽ có những

hình thức cụ thể biểu hiện những đặc điểm riêng biệt của kinh tế nông thôn.

13


Kinh tế nông thôn nhất thiết phải có thành phần kinh tế nhà nước. Kinh
tế nhà nước nói chung và trong nông thôn nói riêng đóng vai trò chủ đạo
trong kinh tế nông thôn. Bộ phận tiêu biểu cho kinh tế nhà nước trong kinh tế
nông thôn là nông trường quốc doanh và các trạm, trại kỹ thuật nông nghiệp,
cơ sở hạ tầng. Với phạm trù kinh tế nông thôn, thành phần kinh tế nhà nước
mở rộng ra các ngành nghề cơ bản: trong nông nghiệp, công nghiệp, thương
nghiệp, tín dụng ngân hàng, dịch vụ kinh tế và khoa học… Nhiều cơ sở kinh
tế nhà nước trong kinh tế nông thôn chỉ là một bộ phận đại diện của kinh tế
nhà nước chung như chi nhánh ngân hàng, cửa hàng thương nghiệp, trạm kỹ
thuật… nhưng lại gắn bó hữu cơ với kinh tế nông thôn từng vùng như là bộ
phận cấu thành bên trong của nó. Bên cạnh đó, kinh tế nông thôn cũng tất yếu
có thành phần kinh tế tư bản tư nhân và cũng có tư bản nhà nước. Đây là định
hướng kinh tế nhiều thành phần của kinh tế nhà nước ta.
Về trình độ công nghệ, kinh tế nông thôn là sự tổng hợp, kết hợp có căn
cứ khoa học nhiều trình độ công nghệ: từ công nghệ truyền thống nói chung
còn lạc hậu cho đến công nghệ bán hiện đại và hiện đại. Nền nông nghiệp
Việt Nam phải nhanh chóng công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo hướng một
nền nông nghiệp sinh thái, một nền nông nghiệp sạch, trong khi coi trọng
năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi vẫn không coi nhẹ tiêu chuẩn chất
lượng, tôn trọng sự đa dạng sinh học, tạo ra những sản phẩm hành hoa quí,
hiếm có giá trị trao đổi cao. Sự phát triển công nghiệp ở nông thôn tất nhiên
phải gắn với nông nghiệp với qui mô nhỏ và vừa là thích hợp và phải tận dụng
công nghệ truyền thống. Thế nhưng, nền công nghiệp đó cũng phải nhanh
chóng ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại để sản phẩm có chất lượng
cao, có sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng mở rộng, cố gắng hướng về

xuất khẩu. Sự phát triển của công nghiệp nông thôn cũng phải chú ý ngay từ
đầu bảo vệ môi trường, thực hiện công nghệ sạch bằng các giải pháp thích
hợp với tình trạng nghèo vốn và công nghệ, làm cho cả công nghiệp và nông
nghiệp đều sạch.

14


Công nghiệp chế biến trong kinh tế nông thôn tất nhiên cần những vùng
nông nghiệp tập trung sản xuất chuyên canh nguyên liệu. Nhưng vùng tập
trung chuyên canh vẫn phải có cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện sinh thái,
thổ nhưỡng… không loại bỏ mà dung nạp được hệ thống VAC trong nông
nghiệp, hệ thống này vốn là từ truyền thống nông nghiệp Việt Nam và ngày
nay đang trở thành một xu hướng hiện đại trong nông nghiệp thế giới.
1.1.3. Phát triển kinh tế nông thôn
Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật:
hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Như vậy,
phát triển được hiểu là một quá trình lớn lên, tăng tiến mọi lĩnh vực. Bất cứ
trong lĩnh vực nào, sự phát triển đều thỏa mãn các thành tố như: sự tăng lên
về cả chất và lượng; sự thay đổi về cơ cấu, thể chế, chủng loại, tổ chức; sự
thay đổi về thị trường; và giữ công bằng xã hội, an ninh, trật tự.
Theo đó, phát triển kinh tế có thể được hiểu là quá trình tăng tiến về
mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm cả việc gia tăng sản lượng, chất lượng sản
phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội
theo hướng tiến bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Như vậy, phát triển kinh tế nông thôn được hiểu là sự phát triển tổng
hợp các ngành nghề kinh tế trên một vùng đất hay một vùng lãnh thổ nhất
định. Phát triển kinh tế nông thôn gồm các ngành nông, lâm, ngư nghiệp,
công nghiệp, phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ.
Phát triển KTNT ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,

hiện đại hoá là sự phát triển nhanh, hiệu quả, theo hướng hiện đại và bền vững
cả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái.
Phát triển KTNT là phát triển nền kinh tế nông thôn toàn diện đa
ngành. Cùng với việc tiếp tục coi trọng phát triển nền nông nghiệp toàn diện
cần phát triển mạnh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế

15


biến, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, kết cấu hạ tầng, thương nghiệp, dịch
vụ. Song, tất cả sự phát triển đó đều phải theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền
vững, bảo vệ môi trường sinh thái.
Như vậy, phát triển kinh tế nông thôn ở huyện Phú Xuyên trong công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình hoạt động chủ động, tự giác của Đảng
bộ và nhân dân huyện nhằm hình thành và phát triển các ngành nghề, các lĩnh
vực kinh tế trên địa bàn nông thôn theo hướng toàn diện, hiện đại, bền vững,
có hiệu quả ngày càng cao gắn với quá trình hình thành, phát triển nông thôn
mới văn minh, tiến bộ, đời sống vật chất và văn hóa của dân cư nông thôn
ngày càng được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ và cải thiện.
Phát triển kinh tế nông thôn ở huyện Phú Xuyên được quan niệm như là
một quá trình lâu dài trong sự nghiệp CNH, HĐH nói chung và CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Trên địa bàn 1 huyện ngoại thành của thủ
đô Hà Nội với những đặc điểm địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội và các lợi thế
trong vùng của huyện.
Chủ thể của sự phát triển là Đảng bộ, nhân dân và cả hệ thống chính trị
của huyện mà lực lượng trực tiếp là giai cấp nông dân trên địa bàn huyện dưới
sự lãnh đạo của Huyện ủy và sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp.
Mục tiêu của sự phát triển nhằm hình thành một nền kinh tế nông
nghiệp nông thôn toàn diện, hiện đại, bền vững và có hiệu quả ngày càng cao,
xét cả về kinh tế và xã hội để nâng cao đời sống vật chất văn hóa của nhân

dân nông thôn, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, môi trường xã hội.
1.2. Nội dung phát triển kinh tế nông thôn và các yếu tố ảnh hưởng
tới phát triển kinh tế nông thôn ở huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
1.2.1. Nội dung phát triển kinh tế nông thôn ở huyện Phú Xuyên,
Thành phố Hà Nội
Từ khái niệm phát triển kinh tế nông thôn ở huyện Phú Xuyên đưa ra ở
trên, có thể hiểu rằng phát triển kinh tế nông thôn ở huyện Phú Xuyên việc
phát triển, chuyển dịch cơ cấu các ngành nghề, các lĩnh vực kinh tế trên địa
16


bàn nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, áp dụng
khoa học kỹ thuật văn minh, tiến bộ vào phát triển kinh tế nông thôn, nâng
cao trình độ dân trí, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội. Như vậy, xuất phát từ
khái niệm trên, nội dung phát triển kinh tế nông thôn ở huyện Phú Xuyên bao
gồm các vấn đề sau:
Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn theo hướng
công nghiệp hóa hiện đại hóa
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt cả thời
kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong quá trình phát triển kinh tế
nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng, Đảng ta cũng đã xác định phát triển
nông nghiệp theo hướng bền vững, được khẳng định rõ trong nội dung CNH,
HĐH nông thôn trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về "Đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001 - 2010” và
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010 do Nghị quyết Đại hội Đảng
lần thứ X đề ra, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 do nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra và căn cứ vào định hướng chiến lược
phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam),
cũng như đặc điểm riêng của từng địa phương, trong đó có huyện Phú
Xuyên.

Kinh tế huyện Phú Xuyên hiện tại chủ yếu vẫn là nông nghiệp, dịch vụ
và công nghiệp đang phát triển, Phú Xuyên có nhiều làng nghề tiểu thủ công
nghiệp tiêu biểu như Chuyên Mỹ là làng nghề khảm trai truyền thống; thêu
ren ở Sơn Hà, Dân Chủ (Phúc Tiến), Nam Tiến; nghề làm giấy ở Hồng Minh;
nghề may mặc ở Vân Từ; nghề đóng giầy ở Phú Yên; nghề dệt lụa ở Quang
Trung; nghề mây tre đan ở Phú Túc, Minh Tân; nghề mộc dân dụng ở Tân
Dân... ngoài ra còn có các nghề thủ công nghiệp khác như cơ khí; sơn mài và

17


các ngành công nghiệp khác. Huyện đang triển khai khu công nghiệp hỗ trợ
nam Hà Nội có các ngành công nghiệp may mặc, lắp ráp ô tô, tin học...
Như vậy, phát triển kinh tế nông thôn huyện Phú Xuyên là điều cần
thiết hiện nay trong đó cần có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ trọng
nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, các ngành tiểu thủ công
nghiệp, dần dần nâng cao mức sống của người dân, cùng các địa phương khác
trên cả nước thực hiện quá trình CNH, HĐH đất nước.
Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế
nông thôn tại huyện
Theo quan điểm của C. Mác, máy móc thúc đẩy phân công lao động xã
hội, giảm lao động cơ bắp và làm cho việc nâng cao trình độ học vấn trở
thành bắt buộc đối với người lao động, thì C. Mác dự đoán: Theo đà phát triển
của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải thật sự trở nên ít phụ thuộc vào thời
gian lao động và số lượng lao động đã chi phí mà chúng phụ thuộc vào trình
độ chung của khoa học và của tiến bộ kỹ thuật, hay là phụ thuộc vào việc ứng
dụng khoa học ấy vào sản xuất.
Như vậy, để phát triển kinh tế nông thôn đòi hỏi phải trang bị kỹ thuật
cho các ngành của nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa. Việc ứng dụng tiến
bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tại huyện Phú Xuyên thể

hiện tập trung ở những lĩnh vực sau:
- Cơ giới hóa: Các hoạt động sản xuất ở nông thôn huyện Phú Xuyên
chủ yếu dựa vào lao động thủ công, kỹ thuật lạc hậu, do đó năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm rất thấp. Cơ giới hóa là cơ giới hóa sản xuất
nông nghiệp vừa giảm nhẹ lao động của con người, vừa nhằm nâng cao năng
suất và hiệu quả. “Cơ giới hóa nông nghiệp phải tập trung vào những khâu lao
động nặng nhọc và những khâu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm
và hiệu quả sản xuất kinh doanh” [51, tr. 7].

18


- Thủy lợi hóa: Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên.
Phú Xuyên là huyện có khí hậu nhiệt đới do đó hạn hán và lũ lụt thường
xuyên xảy ra. Để hạn chế tác động tiêu cực của thiên nhiên, việc xây dựng hệ
thống thủy lợi để chủ động tưới tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
- Phát triển công nghệ sinh học: Đây là lĩnh vực khoa học và công
nghệ mới bao gồm nhiều ngành khoa học, di truyền học, hóa sinh học. Trong
những năm gần đây, công nghệ sinh học đã được những thành tựu to lớn :
những nông phẩm biến đổi gien có năng suất và chất lượng rất cao; lai tạo
được những cây trồng có khả năng kháng vi rút, sâu bệnh sinh sản vô tính ...
Những thành tựu của công nghệ sinh học đã đem lại những lợi ích to lớn cho
huyện Phú Xuyên, không chỉ tạo ra những sản phẩm mới mà còn tiết kiệm
được tài nguyên và bảo vệ được môi trường. Phát triển công nghệ sinh học là
đòi hỏi tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại.
Huyện Phú Xuyên nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng,
kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Từ chỗ chỉ sản xuất được
một vụ chính trong năm, rồi tăng dần lên 2 vụ, một vụ đông, đời sống của
người nông dân vẫn rất khó khăn. Vì vậy, cùng với việc CNH, HĐH nông

thôn, để phát triển kinh tế nông thôn đạt hiệu quả cao cần áp dụng các trang
thiết bị cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp như máy cày, máy gặt, gieo
mạ bằng khay, cấy lúa bằng máy… để giải phóng sức người.
Ngoài ra huyện cần áp dụng trình độ khoa học, công nghệ trong sản
xuất nông nghiệp, thủy sản từng bước được nâng cao theo hướng sử dụng
giống mới, công nghệ sinh học, phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao
năng suất chất lượng nông sản, chăn nuôi, trồng trọt.
Huyện cũng cần thúc đẩy thực hiện vấn đề dồn điền đổi thửa một cách
nhanh chóng “tổ chức sản xuất theo mô hình cơ giới gieo trồng và thu hoạch
bằng máy cho người dân, bên cạnh đó, tận dụng các nguồn lực hợp lý bao

19


gồm: Vốn, người lao động và các tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất, giảm chi phí sản xuất trên địa bàn huyện” [51, tr. 9].
Một vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn tại huyện là
phải gắn phát triển kinh tế nông thôn với bảo vệ môi trường sinh thái. Ở Phú
Xuyên đang xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường với các lò mổ trâu bò để
chế biến thực phẩm, tuy nhiên quy trình xử lý rác thác thải chưa hợp lý nên
làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.
Thứ ba, nâng cao trình độ lao động của dân cư
Để phát triển kinh tế nông thôn tại huyện Phú Xuyên thì nguồn nhân
lực đóng vai trò quan trọng. Nguồn nhân lực ở huyện hiện nay có đặc điểm là
trình độ học vấn rất thấp và phần lớn người lao động không qua đào tạo.
Trình độ dân trí thấp là trở ngại không nhỏ đối với sự phát triển của huyện
Phú Xuyên hiện nay. Bởi vậy đào tạo nguồn nhân lực cho các địa bàn nông
thôn trở thành nội dung quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông thôn.
Nhà nước phải có chính sách giáo dục, đào tạo riêng cho nông nghiệp,
nông thôn, đặc biệt cho vùng sâu, vùng xa... Chính sách giáo dục, đào tạo

không chỉ phải tính đến trình độ đầu vào, ưu đãi về tài chính cho khu vực
nông nghiệp nông thôn... mà còn phải tính tới nhu cầu về số lượng, chất
lượng, cơ cấu lao động được đào tạo trong hiện tại và tương lai.
Huyện Phú Xuyên có dân số gần 20 vạn người, tỷ lệ người lao động
trong khu vực sản xuất nông nghiệp chiếm 60% tổng số lao động; bình quân
mỗi năm tăng thêm khoảng 2000 lao động [54, tr. 6]. Như vậy, tỷ trọng lực
lượng lao động của huyện chủ yếu làm trong lĩnh vực nông nghiệp, còn lại là
trong các lĩnh vực như tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch
vụ...và các ngành nghề khác. Huyện cần có chính sách phát triển kinh tế nông
thôn cụ thể, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH từ đó kéo

20


theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ
trọng các thành phần kinh tế khác dẫn đến sự chuyển dịch tỷ lệ lao động từ
nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại, dịch vụ.... từng bước nâng cao
dân trí, mức sống của người dân trên địa bàn huyện.
Thứ tư, xây dựng nông thôn mới và giải quyết tốt các mối quan hệ giữa
phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội ở nông thôn trên địa bàn huyện
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn liền với giải quyết công ăn việc
làm cho người dân, xóa đói giảm nghèo. Xóa đói giảm nghèo là chủ trương
lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân. Trên thực tế
nước ta hiện nay, tình trạng nghèo đói tồn tại chủ yếu ở vùng nông thôn, trong
đó có huyện Phú Xuyên. Chiếm phần lớn trong số những người thuộc diện
nghèo đói là những người tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đối
với nền nông nghiệp truyền thống lạc hậu, tốc độ tăng trưởng thấp rất khó có
thể giải quyết được vấn đề đói nghèo. Trong khi đó, việc phát triển một nền
nông nghiệp theo hướng bền vững sẽ đảm bảo được các mục tiêu tăng trưởng
ổn định và hiệu quả. Thực hiện các mục tiêu trên sẽ là cơ sở giải quyết vấn đề

thất nghiệp trong khu vực huyện. Khi các mục tiêu trên được thực hiện sẽ là
cơ sở, tiền đề vật chất góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo.
Hiện nay, tại huyện còn nhiều hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, tiêu
biểu các hộ nghèo nằm ở xã Minh Tân, xã Sơn Hà, xã Phúc Tiến… Vấn nạn
đói nghèo vẫn đang là vấn đề xã hội cần quan tâm tại huyện. Khi kinh tế nông
thôn phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tạo điều kiện mở rộng tiểu thủ
công nghiệp, thương mại, dịch vụ, từ đó tạo công ăn việc làm cho nhân dân
trên địa bàn huyện, một bộ phận người dân làm nông nghiệp sẽ chuyển sang
các lĩnh vực ngành nghề công nghiệp, vì thực tế trên địa bàn huyện hiện nay,
chủ yếu người dân làm nông nghiệp, khi nông nghiệp là công việc mang tính
chất mùa vụ nên người nông dân có nhiều thời gian rảnh, có thể làm thêm

21


các nghề truyền thống như thêu ren, mây tre đan… hoặc các ngành nghề
khác để có thêm thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn liền với xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thôn. Hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng tại huyện Phú Xuyên chưa hoàn
thiện. Hệ thống y tế, trường trạm còn yếu kém về cơ sở vật chất, mạng lưới
thông tin chưa được đầu tư nhiều, công tác quy hoạch trên địa bàn huyện vẫn
còn hạn chế, các quy hoạch của huyện vẫn đang trong quá trình phê duyệt;
Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia còn chậm; một số di tích lịch sử đã
xuống cấp nghiêm trọng, chưa có nguồn kinh phí để trùng tu, tôn tạo. Đặc biệt
các dự án đầu tư hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật của huyện còn dở
dang, đòi hỏi nguồn vốn lớn, trong khi nguồn vốn đầu tư tập trung cho huyện
thấp, thu từ đấu giá quyền sử dụng đất còn hạn chế, hệ thống giao thông,
đường xá nhiều xã chưa được cải thiện, còn lầy lội, bùn đất, chưa được đầu tư
đổ bê tông, tiêu biểu như xã Phượng Dực, xã Minh Tân... Tỷ lệ hộ dân sử
dụng nước sạch chưa đạt chỉ tiêu Thành phố giao. Tỷ lệ thu gom, xử lý rác

thải trên địa bàn mới đạt khoảng 70% [56, tr. 9].
Như vậy, vấn đề phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện cần
gắn với việc phát triển và hoàn thiện hệ thống hạ tầng kĩ thuật. Một nền tảng
cơ sở hạ tầng tốt, khang trang cũng sẽ tác động tích cực giúp cho kinh tế nông
thôn dễ dàng phát triển thuận lợi hơn.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế nông thôn ở huyện
Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Một là, yếu tố về vốn
Đây là yếu tố không thể thiếu để đầu tư xây dựng cũng như phát triển
trang thiết bị, công nghệ cho quá trình phát triển kinh tế nông thôn. Các
nguồn vốn có thể huy động cho phát triển kinh tế nông thôn bao gồm vốn của
các hộ gia đình tại nông thôn; vốn của các hộ gia đình ở thành thị đầu tư về

22


nông thôn; vốn của các doanh nghiệp; vốn tín dụng ngân hàng; vốn đầu tư của
Nhà nước vốn nước ngoài.
Tuy nhiên, cơ chế chính sách huy động các nguồn vốn và cơ cấu đầu tư
của Nhà nước vào khu vực nông thôn thời gian qua trong đó có huyện Phú
Xuyên còn hạn chế, vốn đầu tư ngân sách nhà nước chưa đủ để cải thiện tình
hình kinh tế nông thôn hiện nay nói chung và huyện Phú Xuyên nói riêng.
Hai là, yếu tố về trình độ lao động
Để có thể phát triển kinh tế nông thôn tốt thì đòi hỏi lực lượng lao động
phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề nhất định và được bố trí sử
dụng hợp lý để thực hiện các hoạt động các ngành nghề kinh tế.
Lao động trong kinh tế nông thôn là tổng thể sức lao động tham gia vào
sản xuất nông nghiệp và trong các lĩnh vực khác thuộc thành phần kinh tế như
tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ… nó bao hàm cả về
số lượng và chất lượng của người lao động. Về số lượng, lao động làm kinh tế

nông thôn không chỉ gồm những người trong độ tuổi lao động mà còn bao
gồm cả người già và trẻ em tham gia vào quá trình lao động. Về chất lượng là
trình độ của đội ngũ lao động.
Chất lượng, kỹ thuật sản xuất là một nhân tố có tác động trực tiếp đến
sản phẩm và do đó ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của làng nghề. Hiện
nay, kỹ thuật sản xuất nói chung của người nông dân còn chưa cao, chủ yếu
sản xuất thủ công với năng suất và chất lượng sản phẩm thấp dẫn đến khó
khăn trong tiêu thụ và đe doạ sự tồn tại của làng nghề. Như vậy, để có thể góp
phần phát triển kinh tế nông thôn, thì việc phát triển làng nghề là vấn đề cần
thiết tại huyện, theo đó, cần thiết phải có một đội ngũ lao động kỹ thuật lành
nghề nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm đầu
ra, có như vậy mới có thể đẩy mạnh tiêu thụ, mang lại thu nhập kinh tế cho

23


người dân. Do đó, nâng cao trình độ cho lao động làng nghề là việc làm hết
sức cần thiết để phát triển kinh tế làng nghề.
Ba là, yếu tố về điều kiện tự nhiên
Huyện Phú Xuyên có diện tích đất đai rộng lớn, nên có nhiều điều kiện
thuận lợi để chăn nuôi, trồng trọt, thâm canh hoa màu… Đặc biệt, tại huyện
còn có xã Hoàng Long chuyên nuôi trồng thủy sản để thả nuôi giống cá rô
đầu vuông… Để có sản lượng cao, chất lượng nông thủy sản tốt thì cần phải
có kỹ năng, kiến thức về từng đặc điểm sinh học của các loài cây, hoa màu,
các giống vật nuôi... Người nông dân cần được đào tạo, huấn luyện và có tinh
thần học hỏi mới có thể thành công, do đặc điểm nước ta khí hậu nóng ẩm,
thuận lợi cho các loại bệnh, vi rút có hại cho vật nuôi, cây trồng phát triển.
Bốn là, yếu tố lịch sử truyền thống
Hiện nay tại huyện Phú Xuyên, ngoài ngành nông nghiệp còn có các làng
nghề truyền thống nổi tiếng, các làng nghề này là một bộ phận cấu thành của

công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Huyện Phú Xuyên có 158 làng, khu dân
cư, trong đó hầu hết các làng, khu dân cư đều có nghề. Toàn huyện có 38 làng
đã được công nhận làng nghề truyền thống và 32 làng có đủ 2 tiêu chí để
được công nhận là làng nghề [50, tr. 4].
Năm là, yếu tố trình độ khoa học công nghệ
Trình độ khoa học công nghệ được phản ánh bằng thực trạng cơ khí
hóa, tự động hóa, hóa học hóa, công nghệ sinh học và kỹ năng quản lý...
Trong các hoạt động sản xuất và dịch vụ. Muốn phát triển kinh tế nông thôn
cần phải hết sức coi trọng việc đào tạo, nâng cao trình độ khoa học công nghệ
cho người lao động tới một trình độ nhất định mới có khả năng tiếp nhận
chuyển giao công nghệ.
Hiện nay, trong lĩnh vực nông thôn tại huyện có rất nhiều biện áp khoa
học kỹ thuật được áp dụng, cơ giới hóa nông nghiệp như áp dụng máy cấy,
máy gặt, sử dụng các loại giống lúa và hoa màu mới năng suất cao, trong lĩnh

24


vực trồng trọt, chăn nuôi thì sử dụng công nghệ sinh học để có những giống
cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng đem lại hiệu quả kinh tế.
Tiêu biểu là xã Đại Thắng, xác định công tác tổ chức sản xuất, đưa tiến
bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân là những mục
tiêu trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới, ngay từ những ngày đầu, dưới
sự chỉ đạo của UBND huyện Phú Xuyên, xã Đại Thắng đã thực hiện đúng với
nội dung Đề án xây dựng nông thôn mới (NTM) của Thành ủy Hà Nội. Để tạo
điều kiện trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn và đưa cơ
giới hóa vào sản xuất nông nghiệp được thuận lợi, nhằm tăng năng suất, giảm
bớt sức lao động của nông dân, xã Đại Thắng đã thực hiện phương án dồn điền
đổi thửa từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn. Đến nay, công tác dồn điền đổi thửa
100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã thực hiện thành công, tạo nền tảng

để xã tổ chức sản xuất và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới [56, tr. 5].
Vụ xuân năm 2013, xã Đại Thắng tiếp tục thực hiện sản xuất mạ khay
và cấy bằng máy trên diện tích 82,6 ha, lúa hàng hóa chất lượng cao ở 4 thôn
của xã, vượt mức kế hoạch được giao (đạt 122%), đánh dấu bước đột phá, thể
hiện quyết tâm đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Xã đã thành lập
một tổ dịch vụ gồm 3 bộ phận: làm đất, làm khay mạ và cấy máy, thực hiện
toàn bộ các khâu từ khâu làm giá thể đến khâu làm mạ rồi đưa xuống để cấy
cho bà con [56, tr. 3].
Như vậy, yếu tố khoa học, công nghệ có tác động rất lớn đến hiệu quả
kinh tế trong vấn đề phát triển kinh tế nông thôn của huyện. Tuy nhiên thời
gian tới huyện cần đầu tư mạnh mẽ, đồng bộ để các thôn xã khác trên địa bàn
huyện đạt được năng suất cao, hiệu quả kinh tế lớn như xã Đại Thắng.
Sáu là, yếu tố về vật chất, cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc
Điều này liên quan đến các nguồn lực tự nhiên và kinh tế như các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, các cơ sở chế tạo máy công cụ, các cơ sở

25


nghiên cứu triển khai công nghệ mới, các cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy
lợi, thông tin, bưu điện, giáo dục, y tế... Tất cả các điều kiện này đảm bảo và
hỗ trợ cho kinh tế nông thôn phát triển, ngược lại, kinh tế nông thôn phát triển
cũng sẽ giúp cho cơ sở hạ tầng của huyện được nâng cao.
Hiện nay, điều kiện tiếp cận thông tin của huyện còn nhiều khó khăn.
Nông dân ít có điều kiện tiếp cận thông tin, nên thường rơi vào tình trạng
“được mùa thì mất giá”, thực tiễn việc sản xuất hoa màu, nông thủy sản… của
huyện trong những năm qua thể hiện rõ điều này, làm tổn hại rất lớn tới lợi
ích của người nông dân. Việc phát triển hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống
bưu điện văn hóa rộng khắp đến từng địa phương nhằm đảm bảo thông tin kịp
thời đến người sản xuất giúp họ nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách

của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến các ngành kinh tế nông thôn,
về thị trường đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp góp phần mang lại
hiệu quả sản xuất cao nhất cho nông dân.
Như vậy, việc tăng cường đầu tư cho việc nâng cấp công trình, đổi
mới thiết bị kỹ thuật của các trung tâm bưu điện, liên lạc ở các xã, thị trấn trên
địa bàn huyện là điều cần thiết; đồng thời mở rộng hệ thống thông tin xuống
tận cấp xã, thôn, xóm làm cho nông dân được tiếp cận thông tin về thị trường,
giá cả nhanh nhất. Mặt khác, các cấp chính quyền địa phương và các hiệp hội
ngành nghề cần có sự hỗ trợ trong việc cung cấp các thông tin về các mặt kinh
tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt các thông tin về thị trường nông sản và công nghệ
phục vụ sản xuất nông nghiệp để giúp hộ nông dân và các trang gia, trang trại
sản xuất nâng cao kiến thức và nắm bắt kịp thời những thông tin về kinh tế thị
trường, điều chỉnh sản xuất theo yêu cầu thị trường.
Bảy là, cơ chế chính sách của Nhà nước
Thể chế luật pháp có ảnh hưởng lớn tới tốc độ phát triển của việc phát
triển kinh tế nông thôn. Đối với khu vực nông thôn, trong đó có huyện Phú
Xuyên, các chính sách liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế nông thôn có
26


×