DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Bộ Lao động thương binh và Xã hội
Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá
Chủ nghĩa xã hội
Đảng cộng sản Việt Nam
Hội liên hiệp Phụ Nữ Hà Nội
Kinh tế - xã hội
Kinh tế thị trường
Xóa đói - Giảm nghèo
Lực lượng sản xuất
Quan hệ sản xuất
Tổng sản phẩm quốc nội
Uỷ ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa
Chữ viết tắt
BLĐTB&XH
CNH, HĐH
CNXH
ĐCSVN
HLHPNHN
KT-XH
KTTT
XĐ - GN
LLSX
QHSX
GDP
UBND
XHCN
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THAM GIA GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3
12
1.1.
Quan niệm nghèo, giảm nghèo và đặc điểm giảm nghèo trên địa
bàn thành phố Hà Nội
1.2. Quan niệm, nội dung, các nhân tố tác động và sự cần thiết
phải tham gia giảm nghèo trên địa bàn của Hội liên Hiệp
Phụ nữ thành phố Hà Nội
Chương 2 THỰC TRẠNG THAM GIA GIẢM NGHÈO TRÊN
ĐỊA BÀN CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
2.1. Tổng quan tình hình nghèo ở thành phố Hà Nội thời gian qua
2.2. Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần
giải quyết trong tham gia giảm nghèo trên địa bàn hiện nay
của Hội liên Hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội
Chương 3 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THAM GIA GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI
3.1. Quan điểm cơ bản nâng cao hiệu quả tham gia giảm nghèo
trên địa bàn của Hội Liên Hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội
thời gian tới
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả tham gia giảm
nghèo trên địa bàn của Hội Liên Hiệp Phụ nữ thành phố Hà
Nội thời gian tới
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
12
22
37
37
41
71
71
81
94
96
100
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giảm nghèo là một trong những chương trình mục tiêu quốc gia quan
trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng
trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều
chủ trương chính sách hỗ trợ hộ nghèo vươn lên trong sản xuất, đời sống, nên tỷ
lệ hộ nghèo liên tục giảm, được công nhận là một trong những địa phương giảm
nghèo tốt nhất của cả nước. Cùng với công tác an sinh xã hội và phúc lợi xã
hội hoạt động giảm nghèo của Hà Nội thời gian qua đã có những đổi mới và
mang lại những kết quả bước đầu rất quan trọng, tuy nhiên thực tiễn quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi
hoạt động giảm nghèo của thành phố phải được tiếp tục đổi mới, hoàn thiện
hơn nữa.
Hà Nội, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và là thủ đô của cả nước,
trong những năm qua, sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng, lá cớ đầu trong sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo của cả nước.
Cho đến nay, Hà Nội đã hoàn thành mục tiêu xóa đói, mục tiêu giảm nghèo
đang được đẩy mạnh thực hiện. Chính quyền thành phố đã có nhiều chủ
trương, chính sách huy động sự đóng góp sức người, sức của của các cấp, các
ngành, các đoàn thể, trong đó có Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố. Cùng với
các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, những năm qua Hội
Liên hiệp Phụ nữ thành phố đã có nhiều đóng góp tích cực vào công tác giảm
nghèo của Hà Nội, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo ngày một giảm nhất là các quận
nội thành, tỷ lệ người lao động đến độ tuổi có việc làm ngày càng tăng, thu nhập
của người dân tăng lên rõ rệt, đời sống văn hóa tinh thần và diện mạo thủ đô ngày
càng khởi sắc góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu theo tinh
thần nghị quyết đại hội XV của đảng bộ thành phố.
3
Tuy nhiên, quá trình tham gia giảm nghèo của Hội Liên hiệp Phụ nữ
thành phố cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết như: năng lực hoạt
động giảm nghèo của các cấp hội còn hạn chế, cơ chế, chính sách chưa hoàn
thiện, huy động nguồn lực cho hoạt động giảm nghèo của hội còn khiêm tốn...
dẫn đến kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các
vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, tỷ lệ hộ nghèo hiện nay vẫn còn cao, đặc
biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn khá
cao, cùng với nó công tác giảm nghèo của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố cũng
đang đặt ra khá nhiều nhiều vấn đề bức xúc cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết.
Để bảo đảm đầy đủ và hợp lý các nguồn lực cũng như hệ thống chính
sách hỗ trợ cho công tác giảm nghèo, tạo động lực mạnh mẽ, góp phần thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai
đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 mà Nghị quyết Đại hội XV
Đảng bộ thành phố Hà Nội đã đề ra, một trong những vấn đề cần quan tâm
giải quyết đó là xóa đói, giảm nghèo. Xuất phát từ lý do đó, tác giả lựa chọn
vấn đề: “ Tham gia giảm nghèo trên địa bàn của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành
phố Hà Nội ” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Giảm nghèo là vấn đề quan trọng trong các chính sách xã hội của đất
nước nói chung, Hà Nội nói riêng nên trong thời gian qua vấn đề giảm nghèo
được nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, trong đó
nổi lên một số công trình khoa học tiêu biểu và bài báo khoa học là:
* Sách tham khảo
“Đói nghèo ở Việt Nam” của Bộ lao động Thương binh và xã hội, Nxb Lao
động - Xã hội, Hà Nội, năm 2012. Công trình này đã khái quát toàn cảnh bức
tranh hiện thực đói nghèo ở Việt Nam. Nhất là các vùng nông thôn, vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người, biên giới, hải đảo, vùng căn
4
cứ cách mạng; đồng thời tập trung phân tích thực trạng nghèo, đói ở nước ta,
nguyên nhân của đói, nghèo. Trên cơ sở đó, đề xuất một hệ thống các giải
pháp nhằm xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam trong tương lai.
“Tổng kết & đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách xóa đói, giảm
nghèo ở nước ta giai đoạn 2001 - 2010, xây dựng cơ chế chính sách và giải
pháp xóa đói, giảm nghèo phục vụ công tác quản lí và điều hành của Đảng
trong giai đoạn 2011 - 2020” của tác giả Lê Quốc Lí, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, năm 2012. Trong công trình này tác giả đã khảo sát, tổng kết kết
quả xóa đói, giảm nghèo của nước ta giai đoạn 2001 - 2010, chỉ rõ thành tựu,
hạn chế, nguyên nhân của thành tựu, hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất,
kiến nghị với Đảng một hệ thống cơ chế, chính sách và giải pháp xóa đói,
giảm nghèo giai đoạn 2010 - 2020.
“Nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam thực trạng và thách
thức tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 - II” của tác giả
Phạm Thái Hưng, Nxb Thống Kê, Hà Nội, năm 2012. Trong công trình này
tác giả đã làm rõ thực trạng đói nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt
Nam tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 - II. Nêu rõ những
vấn đề đặt ra cần nghiên cứu, giải quyết. Trên cơ sở đó đề xuất phương hướng
và giải pháp xóa đói, giảm nghèo trong thời gian tiếp theo.
“Xoá đói, giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế” của nhóm tác giả Nguyễn
Thị Hằng, Trần Đình Hoan, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2008. Trong
công trình này các tác giả đã đề cập đến mối quan hệ giữa xoá đói, giảm nghèo
với tăng trưởng kinh tế ở nước ta, chỉ rõ thành tựu xóa đói, giảm nghèo, nguyên
nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong mối quan hệ giữa xóa đói, giảm
nghèo với tăng trưởng kinh tế; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xoá
đói, giảm nghèo ở nước ta gắn với tăng trưởng kinh tế.
“Nghèo, đói và xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam” của Lê Xuân Bá và
Chu Tiến Quang (đồng chủ biên), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, năm 2001.
5
Trong công trình này, các tác giả đã làm rõ khái niệm nghèo, giảm nghèo, tiêu
chí, đặc điểm đói, nghèo; đánh giá thực trạng công tác xóa đói, giảm nghèo ở
Việt Nam thời gian qua và đề xuất các giải pháp xóa đói, giảm nghèo ở nước
ta trong thời gian tới cả trước mắt và lâu dài.
“Những mô hình, kinh nghiệm giảm nghèo ở Việt Nam” của Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2007. Trong
công trình này, các tác giả đã tập trung làm sáng tỏ thực trạng nghèo, phân
tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, đồng thời giới thiệu những mô hình
giảm nghèo tốt nhất ở Việt Nam để các địa phương tham khảo. Trên cơ sở đó
định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần xóa đói, giảm nghèo ở
nước ta trong thời gian tới.
* Luận án, luận văn
“Giải pháp xóa đói, giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các
tỉnh Tây Bắc Việt Nam” Nguyễn Thị Nhung, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học
Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2012: Luận án trình bày tổng quan nghiên cứu về
xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội, lý luận và thực tiễn về xóa
đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng xóa đói giảm nghèo
và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt
Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất hệ thống giải pháp xóa đói, giảm nghèo ở các
tỉnh Tây Bắc Việt Nam trong thời gian tới.
“ Hoàn thiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo chủ yếu của Việt
Nam đến năm 2015” Nguyễn Thị Hoa, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh
tế Quốc dân Hà Nội, 2012: Luận án trình bày thực trạng đói, nghèo của Việt
Nam qua các thời kì, chỉ ra thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của thành tựu,
hạn chế trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các
giải pháp hoàn thiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo chủ yếu của Việt
Nam đến năm 2015.
6
“Tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo trong quá trình đổi mới ở Việt
Nam” Vũ Thị Vinh, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà
Nội, 2009: Luận án khái quát bức tranh tăng trưởng kinh tế gắn với giảm
nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, chỉ ra thành tựu và hạn chế,
nguyên nhân của thành tựu, hạn chế, chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên
cứu, giải quyết. Đồng thời, đề xuất các giải pháp bảo đảm tăng trưởng kinh tế
gắn với xóa đói, giảm nghèo trong thời gian tới.
“Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động để góp phần xoá đói, giảm
nghèo ở nông thôn Việt Nam” Vũ Thị Hiểu, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học
Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 1996: Luận án đã khái quát được các tiêu chí về
nghèo qua các giai đoạn, chỉ ra nguyên nhân dẫn đến nghèo trong đó có
nguyên nhân sử dụng lao động không hiệu quả, đi sâu phân tích hiệu quả của
việc sử dụng hợp lý nguồn lao động để xóa đói, giảm nghèo ở các vùng nông
thôn của Việt Nam. Đồng thời, đề xuất hệ thống các quan điểm và giải pháp
trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động để góp phần xoá đói, giảm
nghèo ở nông thôn Việt Nam.
“Các giải pháp tín dụng đối với người nghèo ở Việt Nam hiện nay”
Đào Văn Hùng, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội,
2001: Luận án đã làm rõ quan niệm về nghèo, đặc điểm của hộ nghèo, xã
nghèo, nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, phân tích sâu vai trò của chính sách
tín dụng đối với giảm nghèo ở nước ta; qua đó đề xuất các quan điểm và giải
pháp đẩy mạnh tính dụng cho người nghèo vay vốn phát triển kinh tế, giảm
nghèo bền vững ở Việt Nam hiện nay.
“Quân đội tham gia xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay”
Nguyễn Trọng Xuân, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quân sự,
2004: Luận án đã trình bầy một cách hệ thống các quan niệm về nghèo của
các cá nhân và các tổ chức trên thế giới và trong nước, tập trung phân tích sâu
nội hàm khái niệm nghèo theo quan niệm của tác giả, nguyên nhân của đói
7
nghèo và đặc điểm xóa đói, giảm nghèo ở nước ta thời gian qua; trên cơ sở đó
làm rõ vai trò của quân đội trong tham gia xóa đói, giảm nghèo, đề xuất hệ
thống quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia xóa đói, giảm nghèo
của quân đội trong thời gian tới.
“Hoàn thiện chính sách xoá đói, giảm nghèo đối với tỉnh miền núi”
Nguyễn Trung Hải, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà
Nội, 2006: Luận văn đã đánh giá thực trạng chính sách xóa đói, giảm nghèo
đối với các tỉnh miền núi, phân tích, làm rõ thành tựu, hạn chế, nguyên nhân
của thành tựu, hạn chế chỉ ra những bất cập cần phải tiếp tục nghiên cứu giải
quyết, qua đó đề xuất quan điểm và các giải pháp hoàn thiện các chính sách
xóa đói, giảm nghèo đối với các tỉnh miền núi thời gian tới.
“Một số giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói, giảm nghèo ở vùng Tây Bắc
giai đoạn 2006 - 2010” Ngô Xuân Quyết, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học
Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2006: Luận văn phân tích làm rõ cơ sở lý luận về
xóa đói, giảm nghèo, đánh giá thực trạng công tác xóa đói, giảm nghèo ở Tây
Bắc chỉ rõ thành tựu hạn chế và nguyên nhân cũng như những vấn đề đặt ra
cần giải quyết. Đồng thời, đề xuất các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu
nhằm đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo ở Tây Bắc thời gian tới.
“Giảm nghèo tại các huyện ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị
hóa” Nguyễn Công Bằng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà
Nội, 2009: Luận văn đã phân tích làm rõ nguyên nhân và đặc điểm của các hộ
nghèo, xã nghèo, đánh giá thực trạng nghèo và giảm nghèo ở các huyện ngoại
thành Hà Nội, chỉ rõ thành tựu, hạn chế và nguyên nhân cũng như những vấn
đề đặt ra cần giải quyết. Trên cơ sở đó đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm
đẩy mạnh giảm nghèo của các huyện ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới.
* Bài báo khoa học
“Công tác xóa đói giảm nghèo tại thành phố Hà Nội - một số kết quả
và giải pháp” Đông Thị Hồng, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 207/2014.
8
“ Phát huy vai trò các tổ chức xã hội trong giải quyết lao động việc
làm, tăng thu nhập cho người nghèo vùng Tây Bắc Việt Nam” Lê Văn Thái,
Tạp chí Giáo dục lý luận, số 214/ 2014.
“Khủng hoảng kinh tế thế giới và các thách thức đối với việc giảm
nghèo ở Việt Nam” Lê Chi Mai, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 01/2013.
“Làm theo lời Bác, lực lượng vũ trang Quân khu 5 thực hiện tốt mô
hình “xóa một hộ đói, giảm một hộ nghèo” Trần Quang Phương, Tạp chí
Quốc phòng toàn dân, số 12/2013.
“ Tác động của quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo đối với hộ gia
đình tại tỉnh Hải Dương” Đàm Viết Cường, Tạp chí Cộng sản, số 827/ 2012.
“ Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo đối với đời
sống kinh tế - xã hội của người Mường ở Phú Thọ” Nguyễn Anh Dũng, Tạp
chí Lý luận Chính trị, số 07/2013.
“ Phát triển du lịch gắn với xóa đói, giảm nghèo ở Lào Cai” Phạm
Ngọc Thắng, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 3/2013
“Bước ngoặt mới trong nỗ lực xóa đói, giảm nghèo” Nguyễn Thị Kim
Ngân, Tạp chí Cộng sản, số 821/ 2011.
“Tích cực xóa đói, giảm nghèo, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ
Chí Minh” Lê Văn Tích, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 6/2009.
Những bài viết trên của các tác giả nghiên cứu về xóa đói, giảm nghèo với
nhiều cách tiếp cận khác nhau. Đóng góp khoa học của các bài viết này vào công
tác xóa đói, giảm nghèo là bổ ích. Tuy nhiên, trước những biến đổi của nền
KTTT định hướng XHCN và những vấn đề mới đặt ra cho quá trình CNH, HĐH
và đô thị hóa đòi hỏi phải có nhận thức sâu sắc và tổng quát về xóa đói, giảm
nghèo, bảo đảm sự phát triển đúng định hướng XHCN, phục vụ có hiệu quả
CNH, HĐH và đô thị hóa. Đồng thời, góp phần củng cố nền quốc phòng - an
ninh. Tuy nhiên, ở phạm vi địa phương, theo nhận biết của tác giả, đến nay chưa
có đề tài, công trình khoa học nào nghiên cứu vấn đề tham gia giảm nghèo của
9
Hội liên Hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội dưới dạng một luận văn khoa học kinh
tế chính trị. Để thực hiện đề tài này, tác giả có lựa chọn và kế thừa một số kết
quả nghiên cứu đã được công bố, kết hợp khảo sát thực tiễn giảm nghèo thành
phố Hà Nội trong những năm qua để phân tích, từ đó đưa ra các giải pháp phù
hợp với tình hình thực tế của địa phương trên cơ sở đường lối, quan điểm, chủ
trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung, chính sách giảm nghèo
nói riêng của Đảng, Nhà nước và của thành phố Hà Nội. Do đó, đề tài tác giả lựa
chọn không trùng lặp với các công trình nghiên cứu khác.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn tham gia giảm
nghèo trên địa bàn của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội trên cơ sở đó
đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia giảm nghèo trên
địa bàn của Hội liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích làm rõ lý luận cơ bản và thực tiễn về giảm nghèo dưới góc
độ kinh tế chính trị.
- Đánh giá thực trạng tham gia giảm nghèo của Hội liên hiệp Phụ nữ
thành phố Hà Nội hiện nay.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia giảm
nghèo trên địa bàn của Hội liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
* Đối tượng nghiên cứu
Tham gia giảm nghèo trên địa bàn của Hội liên hiệp Phụ nữ thành phố
Hà Nội
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đối tượng nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
gồm có cả hộ nghèo, xã nghèo. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động tham
10
gia giảm nghèo của Hội liên hiệp Phụ nữ thành phố cho hộ nghèo trên địa bàn,
không nghiên cứu đối tượng nghèo là xã nghèo.
- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động tham gia
giảm nghèo của Hội liên hiệp Phụ nữ thành phố trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích, nghiên cứu, khảo sát số
liệu, tư liệu từ năm 2008 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận
Đề tài dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại
hội đại biểu Đảng bộ và của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội về xóa
đói, giảm nghèo và kế thừa kết quả các công trình khoa học đã công bố cũng
như tư liệu, tài liệu của các cơ quan chức năng có liên quan.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế
chính trị Mác - Lênin: trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lôgíc và lịch sử, phân
tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
tham gia giảm nghèo trên địa bàn của Hội liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu và giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin; tài liệu tham
khảo để Hà Nội và các địa phương xây dựng, hoạch định cơ chế, chính sách
và có giải pháp giảm nghèo trên địa bàn phù hợp với thực tiễn địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu luận văn gồm 03 chương (6 tiết), kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo và phụ lục.
11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THAM GIA GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Quan niệm nghèo, giảm nghèo và đặc điểm giảm nghèo trên địa
bàn thành phố Hà Nội
1.1.1. Quan niệm về nghèo và giảm nghèo
* Quan niệm về nghèo
Nghèo hiện nay là một mục tiêu thiên nhiên kỷ được thế giới nói chung,
từng quốc gia nói riêng đặc biệt quan tâm, nghiên cứu, giải quyết. Hiện có
nhiều quan niệm khác nhau về nghèo, được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác
nhau, tựu chung có các quan niệm tiêu biểu sau:
Uỷ ban Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc về châu Á - Thái Bình
Dương (ESCAP) đưa ra định nghĩa về vấn đề nghèo: “Nghèo là tình trạng
một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của
con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ
phát triển kinh tế - xã hội và phong tục, tập quán của địa phương”.
Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại
Copenhagen (Đan Mạch) năm 1995 đã đưa ra định nghĩa về nghèo như sau:
“Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 USD (đô la)
mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết
yếu để tồn tại”.
Ngân hàng thế giới (WB) cũng đưa ra định nghĩa: “Nghèo là một khái
niệm đa chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất. Nghèo không chỉ gồm
các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng
lực như dinh dưỡng, sức khoẻ, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có
quyền phát ngôn và không có quyền lực”.
Như vậy, có thể hiểu nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư yếu thế
của một quốc gia không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản về vật
12
vật chất và tinh thần của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội
thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế, xã hội và phong tục tập quán
của địa phương, của quốc gia. Nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương
diện, đó là thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để
bảo đảm tiêu dùng ở mức độ tối thiểu, đặc biệt là những lúc khó khăn, dễ bị
tổn thương trước những đột biến bất lợi của điều kiện khách quan; ít có khả
năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới những người có khả năng giải
quyết; ít được tham gia vào quá trình ra các quyết định chung, có cảm giác
không được người khác tôn trọng. Nghèo phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của
xã hội nhất định, nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn
thiếu thốn trong việc tiếp cận dịch vụ công như giáo dục - đào tạo, văn hóa nghệ thuật, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, chỗ ở, phương tiện đi lại...
nghèo còn là tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất quý giá, đó là lòng tự
tin, lòng tự trọng vào chính bản thân mình và những người xung quanh.
* Ngưỡng nghèo
Để xác định nghèo khổ, cần phải xác định ngưỡng nghèo (chuẩn nghèo).
Nghĩa là những người có mức thu nhập dành cho chi tiêu vật chất dưới ngưỡng
này được coi là những người nghèo. Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày
30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận
nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000
đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000
đồng đến 650.000 đồng/người/tháng [40, tr.7].
13
Chuẩn nghèo, cận nghèo của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015
qui định theo thu nhập bình quân/người/tháng cụ thể như sau:
Khu vực
Thành thị
Nông thôn
Chuẩn nghèo
Chuẩn cận nghèo
Từ 750.000 đồng trở xuống Từ 751.000 đến 1.000.000 đồng
Từ 550.000 đồng trở xuống Trên 551.000 đến 750.000 đồng
Ngoài khái niệm, chuẩn mực người nghèo, hộ nghèo, người ta còn đưa
ra khái niệm, chuẩn mực vùng nghèo (vệt nghèo): Vùng nghèo, là một miền
liên tục gồm nhiều làng, xã, huyện, hoặc một làng, một xã, một huyện mà tại
đó chứa đựng nhiều khó khăn, bất lợi cho sự phát triển của cộng đồng (như
đất đai khô cằn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp, trình độ dân
trí thấp... ) và có mức sống dân cư trong vùng rất thấp so với mức sống chung
của cả nước xét trong cùng một thời điểm.
Ngày 22 tháng 05 năm 2012, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH đã ký quyết định
ban hành tiêu chí xã nghèo giai đoạn 2011 - 2015. Theo đó, các xã nghèo là
những xã có 25% hộ nghèo trở lên và chưa đủ 3 trong 6 hạng mục cơ sở hạ tầng
thiết yếu, bao gồm đường giao thông, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, điện
sinh hoạt và chợ. Cụ thể, xã có dưới 30% số hộ dân sử dụng nước sạch; dưới
50% số hộ sử dụng điện sinh hoạt; chưa có đường ôtô đến trung tâm xã hoặc ôtô
không đi lại được; số phòng học chỉ đáp ứng được dưới 70% nhu cầu học sinh;
chưa có trạm y tế xã hoặc có nhưng là nhà tạm; chưa có chợ hoặc chợ tạm.
* Giảm nghèo
Giảm nghèo là mục tiêu chung của thế giới (mục tiêu thiên nhiên kỷ),
mục tiêu của mỗi quốc gia hiện nay. Hiện có nhiều quan niệm giảm nghèo tiếp
cận từ nhiều góc độ khác nhau. Song, tựu chung lại có thể hiểu giảm nghèo như
sau:
Ở góc độ chung nhất, giảm nghèo chính là quá trình Nhà nước, cộng đồng
hỗ trợ, tạo điều kiện thuận tiện cho đối tượng nghèo vươn lên trong sản xuất,
14
cuộc sống từ đó mà thoát khỏi nghèo. Nói một cách khác, giảm nghèo chính là
quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn. Giảm
nghèo, là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao thu nhập, nâng cao mức
sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số
lượng người nghèo giảm xuống theo thời gian.
* Nguyên nhân của nghèo ở thành phố Hà Nội hiện nay
Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân của nghèo ở Hà Nội hiện
nay, nhưng các ý kiến đều thống nhất ở chỗ xác định nghèo là sự tác động tổng hợp
của nhiều nguyên nhân. Tựu trung lại có các nhóm nguyên nhân sau:
Một là, nhóm nguyên nhân chung. Đây là nhóm nguyên nhân gây nên
nghèo trên diện rộng, bao gồm các nguyên nhân thuộc về lực lượng sản xuất,
quan hệ sản xuất và môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố.
Nghèo ở Hà Nội trước hết là do trình độ phát triển thấp kém của
LLSX. Trước hết là người lao động không có hoặc có nhưng không thể đáp
ứng yêu cầu về thể lực, tri thức, kỹ năng trong quá trình lao động. Tiếp theo là
TLSX, cụ thể là công cụ lao động và phương tiện lao động ở trình độ thấp,
thô sơ, thủ công cùng với đối tượng lao động nghèo nàn, không phát triển dẫn
đến năng suất lao động thấp, thu nhập bình quân đầu người thấp. Đây là
nguyên nhân trực tiếp, quan trọng nhất dẫn đến nghèo, trong đó con người là
thành tố quan trọng nhất. Bởi vì, con người là LLSX hàng đầu. Lênin đã chỉ ra:
“ LLSX hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” [25,
tr.430].
Nghèo do mặt trái của QHSX trong nền KTTT. Thực hiện kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần cũng có nghĩa là chúng ta thừa nhận ở một
chừng mực nào đó còn tồn tại trong xã hội sự bất bình đẳng về tài sản, về
điều kiện sản xuất của các thành viên trong xã hội do lịch sử để lại. Trong
nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay nói chung, Hà Nội nói
15
riêng, đối tượng sở hữu là rất đa dạng, phong phú: sở hữu tư liệu sản xuất,
sở hữu vốn, sở hữu lao động, sở hữu trí tuệ... vì vậy, quan hệ phân phối
cũng đa dạng nên thu nhập của các thành viên trong xã hội cũng khác nhau.
Sự chênh lệch về thu nhập, dẫn đến sự phân hoá giàu, nghèo còn tồn tại
giữa các tầng lớp dân cư là một điều khó tránh trong nền KTTT.
Nghèo còn là hệ quả của chính sách phân phối và phân phối lại thu
nhập quốc dân bất hợp lý của Nhà nước và thành phố trong một thời gian
dài. Bên cạnh đó, nghèo còn do LLSX phát triển, song, QHSX lạc hậu, lỗi
thời không theo kịp sự phát triển của LLSX dẫn đến kìm hãm sự phát triển
của LLSX. Nghèo ở Hà Nội hiện nay tập trung nhiều ở các huyện ngoại
thành, vùng sâu, vùng xa, vùng đồi núi, vùng có đồng bào dân tộc của
thành phố.
Nghèo ở các xã, huyện ngoại thành còn do môi trường tự nhiên, môi
trường kinh tế - xã hội, môi trường tự nhiên không thuận lợi bao gồm: Đất đai ít
màu mỡ, cằn cỗi, độ dốc lớn, bị xói mòn, bị ảnh hưởng của bom mìn, của chất
điôxin. Vị trí địa lý không thuận lợi, xa các trung tâm kinh tế, văn hoá, giao
thông cách trở, đi lại khó khăn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến
đói, nghèo. Khí hậu thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, bão lũ, lốc xoáy, lở đất, mưa
đá... cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nghèo tình thế trên
diện rộng.
Nghèo do môi trường kinh tế không thuận lợi: Hệ thống kết cấu hạ
tầng kinh tế - kỹ thuật không phát triển, thiếu đồng bộ như giao thông,
năng lượng, bưu chính viễn thông… nên nhân dân không có điều kiện phát
triển kinh tế. Cùng với kinh tế hàng hoá kém phát triển, đặc biệt ở vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Điều này có nghĩa là đồng
bào phải ở vào tình trạng sản xuất tự cấp tự túc, không có quan hệ nhiều
với kinh tế hàng hóa, KTTT.
16
Nghèo do môi trường xã hội không thuận lợi; Địa phương còn tồn tại
nhiều hủ tục lạc hậu như ma chay, cưới xin, cúng bái dẫn đến chi phí nhiều
trong khi thu nhập lại thấp; các vấn đề y tế, văn hoá, giáo dục kém phát triển...
làm cho người dân không tiếp cận được các dịch vụ công như chăm sóc sức
khỏe, học hành nâng cao kiến thức, điều này cũng đồng nghĩa với sự giảm sút
chất lượng nguồn nhân lực dẫn đến nghèo.
Nghèo ở Hà Nội hiện nay còn do sự tác động của mặt trái KTTT:
khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát, khoảng cách giàu nghèo, tệ nạn xã hội
và các vấn đề môi trường... Cùng với hậu quả nặng nề của chiến tranh để
lại mà chúng ta chưa khắc phục được. Bên cạnh đó, hệ quả của cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp trước đây để lại cũng làm tăng tỷ lệ nghèo.
* Hai là, nhóm nguyên nhân trực tiếp:
Đây là nhóm nguyên nhân trực tiếp dẫn tới nghèo của cá nhân, hộ và
cộng đồng, nhóm này gồm các nguyên nhân do chính người nghèo, hoặc
chính quyền các cấp gây nên, có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân sau:
Nhóm nguyên nhân của chính người nghèo. Đây là những nguyên nhân
thuộc bản thân người lao động, phổ biến là: Không có kinh nghiệm làm ăn,
không biết cách sản xuất kinh doanh, gặp chăng hay chớ, tâm lý chạy theo đám
đông, sản xuất - kinh doanh chụp giật dựa trên tư duy tiểu nông, manh mún, nhỏ
lẻ không tuân theo các quy luật của KTTT do đó hiệu quả lao động sản xuất thấp,
luôn trong tình trạng bấp bênh, thiếu bền vững; thiếu hoặc không có vốn, đây là
nguyên nhân quan trọng đứng thứ hai. Vốn là thành tố quan trọng trong cơ
cấu nguồn lực, thiếu vốn người lao động không có điều kiện tham gia vào
KTTT. Ông cha ta đã từng có câu “giỏi buôn không bằng trường vốn”; thiếu
lao động, đây là nguyên nhân thường rơi vào những gia đình đông con, nhưng
con còn nhỏ, do đó “người làm thì ít, người ăn thì nhiều”. Lao động ít nên thu
nhập không đủ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cho số đông người trong gia
17
đình, vì vậy họ rơi vào cảnh đói, nghèo; không có việc làm, kéo theo không
có thu nhập dẫn đến đói, nghèo là một lẽ đương nhiên; nghèo do rủi ro, ốm
đau, bệnh tật, nguyên nhân này thường dẫn đến nghèo ở dạng đột xuất, diện hẹp
(cá nhân, hộ hoặc một nhóm nhỏ trong xã hội); nghèo do chây lười lao động, chỉ
muốn hưởng thụ không muốn lao động “miệng ăn núi lở” cũng dẫn đến nghèo;
nghèo do mất đất, với nông dân, ruộng đất là tư liệu sản xuất chính, nhưng do
nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện nay ở Hà Nội có một bộ phân nông
dân mất đất sản xuất dẫn đến đói nghèo; nghèo do không có phương tiện sản
xuất hoặc có nhưng ở dạng thô sơ, thủ công làm cho người dân không có thu
nhập hoặc thu nhập thấp dẫn đến nghèo.
TT NGUYÊN NHÂN NGHÈO CỦA CÁC HỘ
1
2
3
4
5
TỶ LỆ
(so với tổng số hộ nghèo)
Thiếu vốn sản xuất, kinh doanh
37,46%
Thiếu đất canh tác, phương tiện sản xuất
10,38%
Thiếu lao động chính, đông người ăn theo
23,65%
Không có việc làm, không có tay nghề
13,88%
Ốm đau, mắc tệ nạn xã hội, chây lười lao động
25,1%
[4, tr.6]
Ba là, nhóm nguyên nhân thuộc về chính quyền địa phương:
Đây là nhóm nguyên nhân có tác động rất mạnh đến nghèo trên diện rộng.
Thể hiện ở các chủ trương, chính sách sai lầm, lỗi thời, hoặc thiếu đồng bộ của
chính quyền các cấp; hệ thống chính trị ở cơ sở yếu kém, cồng kềnh, quan liêu,
chạy theo lợi ích nhóm hay tư duy nhiệm kì không đủ năng lực lãnh đạo, tập
hợp nhân dân khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương.
Mỗi đối tượng nghèo có nguyên nhân riêng, có thể có một hoặc nhiều
nguyên nhân, việc phân loại chúng chỉ là tương đối, thông thường các nguyên
nhân đan xen, tác động lẫn nhau. Do đó, để giảm nghèo có hiệu quả phải tìm
hiểu nhận định, phân tích, đánh giá khách quan, chính xác chỉ ra đúng nguyên
18
nhân, đặc biệt là nguyên nhân cơ bản đối với từng đối tượng cụ thể từ đó mà có
giải pháp phù hợp.
1.1.2. Đặc điểm giảm nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thứ nhất, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm và giảm với tốc độ nhanh cùng với quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.
Sự nghiệp CNH, HĐH của thành phố đã mang lại những thành tựu hết
sức khả quan. Trong những năm qua cơ cấu kinh tế thành phố đang chuyển
dịch mạnh theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Cùng với quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ
cấu ngành nghề, kéo theo đó là tỷ lệ người lao động đến độ tuổi có việc làm
ngày càng tăng, thu nhập bình quân đầu người từng bước được nâng lên rõ rệt.
Thu bình quân thu nhập đầu người năm 2008 là 1.697 USD. Năm 2012 là 2.257
USD tăng 1,3 lần so với năm 2008. Năm 2014 là 2500 USD. Cùng với nó, tỷ lệ
hộ nghèo của thành phố liên tục giảm và giảm với tốc độ nhanh. Tại thời điểm
tháng 01/2008, toàn thành phố có 117.825 hộ nghèo, với 406.232 nhân khẩu,
chiếm 8,43% tổng số hộ toàn thành phố [29, tr.4]. Năm 2012 toàn Thành phố có
39.543 hộ nghèo, với 147.219 nhân khẩu, chiếm 2,83% so với tổng số hộ dân cư
[31, tr.5]. Năm 2014 số hộ nghèo là 34.409 hộ, chiếm tỷ lệ 1,91% tổng số hộ dân
cư; số hộ cận nghèo 44.639 hộ, chiếm tỷ lệ 2,48% tổng số hộ dân cư. Như vậy,
Hà Nội còn 4,39% số hộ nghèo và hộ cận nghèo[33, tr.5].
Thứ hai, hoạt động giảm nghèo ở thành phố Hà Nội hiện nay tập trung
chủ yếu ở các huyện ngoại thành, nông thôn, miền núi và ở các vùng sâu,
vùng xa.
Một trong những mặt trái của KTTT, chính là khoảng cách giầu, nghèo
ngày càng gia tăng. Nhất là giữa nội thành và ngoại thành, giữa nông thôn và
thành thị, giữa vùng đồng bằng và vùng đồi núi, giữa người kinh và người dân
19
tộc. Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh và xã hội thành phố: Năm
2008, thành phố có 12/29 quận, huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 10% trở
lên, trong đó một số huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao như huyện Mỹ Đức
22,65%, Ba Vì 19,64%, Sóc Sơn 17,7%, Ứng Hoà 16,6%, Chương Mỹ 16,3
%. Toàn thành phố có 43/577 xã, phường có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên,
tập trung ở 9 huyện: Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Thạch Thất,
Ứng Hoà, Phú Xuyên, Quốc Oai, Thanh Oai. Thành phố có 108 xã có tỷ lệ
hộ nghèo từ 15% đến dưới 25% trong đó An Phú (huyện Mỹ Đức), và 5 thôn
(thuộc huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai là đơn vị khó khăn thuộc chương
trình 135) [29, tr.6].
Cuối năm 2010, số hộ nghèo khu vực các huyện chiếm 91,87% tổng
số hộ nghèo toàn thành phố. Có 9 quận cơ bản không còn hộ nghèo (tỷ lệ
hộ nghèo dưới 2,5%). Về tỷ lệ hộ nghèo của các xã, phường, thị trấn: 38 xã
có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên (xã nghèo), tập trung ở 9 huyện: Phú
Xuyên, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Thanh Oai, Thường Tín,
Gia Lâm, Hoài Đức; 141 xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo từ 15 % đến dưới
25%; 110 xã, phường, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo dưới 2% (xã phường cơ
bản không còn hộ nghèo) [30, tr.5].
Tính đến thời điểm tháng 01/2013, toàn thành phố Hà Nội có 59.365
hộ nghèo với 189.418 nhân khẩu, chiếm 3,6% tổng số hộ dân cư. Trong đó,
khu vực thành thị có 7.456 hộ nghèo (tỷ lệ 1,1%), khu vực nông thôn có
51.909 hộ nghèo (tỷ lệ 5,3%). Đơn vị có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là huyện Ba
Vì 9,79%, thấp nhất là quận Thanh Xuân 0,28%. Có 3 phường, thị trấn không
có hộ nghèo, đó là: Phú La (quận Hà Đông), Quảng An (quận Tây Hồ), thị
trấn Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn); 2 xã có hộ nghèo từ 25% trở lên là xã Ba Vì
(huyện Ba Vì), tỷ lệ 39,13% và An Phú (huyện Mỹ Đức), tỷ lệ 25,1% [31,
20
tr.5]. Như vậy, số hộ nghèo tập trung nhiều nhất ở các xã, huyện thuộc Hà
Tây cũ. Vì vậy, hoạt động giảm nghèo ở thành phố Hà Nội hiện nay tập trung
chủ yếu ở các huyện ngoại thành, nông thôn, miền núi và ở các vùng sâu,
vùng xa. Trong đó, trọng tâm là các xã, huyện thuộc Hà Tây cũ.
Thứ ba, hoạt động giảm nghèo ở thành phố Hà Nội hiện nay tập trung
chủ yếu ở những hộ đông con, gia đình neo đơn, gia đình chính sách, đồng
bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn, trình độ học vấn thấp, đời sống vật chất
và điều kiện sinh hoạt thiếu thốn.
Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình đô thị hóa
của thành phố, đi cùng với đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận các
tầng lớp dân cư ngày càng nâng lên. Song, bên cạnh đó một bộ phận hộ
nghèo: Hộ đông con chưa đến tuổi lao động, gia đình neo đơn, chính sách,
dân tộc có hoàn cảnh khó khăn, trình độ học vấn thấp có thể xếp vào nhóm
yếu thế của xã hội là những hộ nghèo. Đặc biệt là sau khi Hà Nội sát nhập vào
Hà Tây thì số lượng các hộ này ngày càng tăng. Đây là đặc điểm giảm nghèo
nổi bật của thành phố Hà Nội hiện nay. Năm 2008, số hộ nghèo là 117.825
hộ, chiếm 9,6% tổng số hộ chung toàn thành phố (trong đó có 2.008 hộ nghèo
thuộc diện chính sách người có công, 21.831 hộ nghèo có thành viên đang
hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, có 11.250 hộ có người già yếu, người bị
bệnh hiểm nghèo, gia đình không có khả năng thoát nghèo, 2.826 hộ nghèo có
thành viên là người dân tộc thiểu số, 49.257 hộ nghèo có chủ hộ là nữ).[29,
tr.5]. Năm 2014, trong tổng số 34.409 hộ nghèo có 5.035 hộ nghèo do gia
đình có người già yếu, tàn tật, ốm đau.[33, tr.4]. Thực tế việc giảm nghèo đối
với số hộ này rất khó khăn. Vì vậy, hoạt động giảm nghèo ở thành phố Hà
Nội hiện nay cơ bản tập trung vào những hộ đông con, gia đình neo đơn, gia
đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn, trình độ học vấn
thấp, đời sống vật chất còn nhiều thiếu thốn.
21
1.2. Quan niệm, nội dung, các nhân tố tác động và sự cần thiết phải
tham gia giảm nghèo trên địa bàn của Hội liên Hiệp Phụ nữ Hà Nội.
1.2.1. Quan niệm về tham gia giảm nghèo của Hội liên hiệp Phụ nữ
thành phố Hà Nội.
Giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện cho bộ phận dân cư nghèo được
tiếp cận với các nguồn lực (lao động, vốn, công nghệ - kĩ thuật, tài nguyên)
cần thiết để họ tự tạo nghề, việc làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần,
từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Kết quả giảm nghèo biểu hiện ở sự
giảm xuống về số lượng người nghèo, xã nghèo hoặc sự giảm xuống của tỷ lệ
phần trăm số hộ nghèo, xã nghèo trong tổng số hộ, tổng số xã. Giảm nghèo
còn được thể hiện ở mức sống chung của toàn bộ cộng đồng được nâng lên.
Nói cách khác, giảm nghèo là quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên
mức sống cao hơn hay thoát nghèo nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng và
sự nỗ lực vươn lên của bản thân các hộ nghèo. Từ đó, có thể khẳng định giảm
nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội là trách nhiệm của Đảng bộ, chính
quyền, đoàn thể và của chính đối tượng nghèo. Hội LHPHHN chỉ là một lực
lượng tham gia và chỉ tham gia một số nội dung phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của Hội.
Từ sự tiếp cận trên, dưới góc độ kinh tế chính trị, tác giả cho rằng:
Tham gia giảm nghèo của Hội liên hiệp Phụ nữ Hà Nội là hoạt động của
các cấp Hội thuộc Hội liên hiệp Phụ nữ Hà Nội hỗ trợ, tạo điều kiện thuận
tiện cho hộ nghèo vươn lên trong sản xuất, cuộc sống từ đó mà thoát khỏi
nghèo, đó chính là quá trình chuyển một bộ phận hộ nghèo của thành phố
lên một mức sống cao hơn.
Nội hàm của khái niệm trên gồm:
Một là, mục đích tham gia giảm nghèo của HLHPNHN là làm cho một bộ
phận hộ nghèo vươn lên thoát khỏi nghèo. Cụ thể là giúp các hộ nghèo được
22
tiếp cận, tiến tới được sở hữu các nguồn lực: lao động, vốn, công nghệ - kĩ
thuật, tư liệu sản xuất, tài nguyên; cơ chế, chính sách, các dịch vụ công… một
cách thuận lợi nhất trên cơ sở đó, họ biết cách tổ chức các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ hiệu quả góp phần tạo việc làm, ổn định cuộc sống, nâng
cao thu nhập, giảm nghèo. Đây chính là tiền đề, cơ sở để thúc đẩy thực hiện kế
hoạch giảm nghèo của thành phố cả hiện tại và tương lai một cách có hiệu quả.
Hai là, chủ thể tham gia giảm nghèo của HLHPNHN là cán bộ, hội viên
các cấp Hội từ Chi hội phụ nữ cơ sở đến Hội phụ nữ các xã, phường, thị trấn;
quận, huyện, thị xã; thành phố. Cán bộ, hội viên tham gia hoạt động giảm
nghèo đặt dưới sự quản lý, điều hành của hệ thống tổ chức Hội Phụ nữ các
cấp, đồng thời đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của hệ thống tổ chức Đảng, hệ
thống quản lý của Chính quyền cùng cấp. Định kỳ, hàng tháng, quý, năm cấp
hội trực tiếp làm nhiệm vụ giảm nghèo tổng hợp, báo cáo kết quả giảm nghèo
với cơ quan quản lý hội cấp trên trực tiếp và tổ chức Đảng, UBND cùng cấp.
Ba là, phương thức tham gia giảm nghèo của HLHPNHN. Trên cơ sở
các mục tiêu giảm nghèo và kế hoạch giảm nghèo HLHPNHN xác định
phương thức, cách thức tiến hành sao cho phù hợp với từng nội dung mục tiêu,
từng đối tượng, từng địa bàn, trong từng thời kỳ và mỗi giai đoạn nhất định. Cụ
thể: HLHPNHN trực tiếp tổ chức tiến hành các hoạt động giảm nghèo; tổ chức
các hoạt động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp... đứng chân
trên địa bàn cùng tham gia hoạt động giảm nghèo. Với mục đích cuối cùng là
thực hiện thắng lợi kế hoạch giảm nghèo đã xác định. Phương thức tham gia
giảm nghèo của HLHPNHN bao gồm: xây dựng kế hoạch hoạt động giảm
nghèo; triển khai, tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã xác định; kiểm tra, đánh
giá, điều chỉnh, sơ tổng kết công tác giảm nghèo theo kế hoạch đã xác định.
Xây dựng kế hoạch hoạt động giảm nghèo. Trên cơ sở nghị quyết của
Thành ủy, HĐND và kế hoạch giảm nghèo của UBND thành phố.
23
HLHPNHN, với chức năng, nhiệm vụ của mình tiến hành nghiên cứu, khảo
sát, đánh giá thực trạng công tác giảm nghèo thời gian trước, năm trước, đặc
điểm, điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của thành phố, các nhân
tố tác động, những thuận lợi, khó khăn, cùng với nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể đã
được UBND thành phố giao cho. Từ đó, tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt
động giảm nghèo sao cho phù hợp với thực tiễn và mang tính khả thi cao. Sau
đó, báo cáo Thành ủy, UBND thành phố thông qua và phê chuẩn. Trong kế
hoạch hoạt động giảm nghèo phải xác định rõ: mục đích, yêu cầu, nội dung,
thời gian, tổ chức và phương pháp, địa điểm, người phụ trách, công tác bảo
đảm. Đặc biệt, phải có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng, cụ thể
cho từng cá nhân và tổ chức.
Triển khai, tổ chức thực hiện theo kế hoạch hoạt động giảm nghèo. Đây
là nội dung quan trọng nhất trong thực hiện kế hoạch giảm nghèo. Kết quả
hoạt động giảm nghèo của HLHPNHN phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả thực
hiện kế hoạch giảm nghèo đã xác định. Do đó, kế hoạch giảm nghèo phải
được tuyên truyền, quán triệt sâu, rộng trong toàn hệ thống tổ chức các cấp
của HLHPNHN. Đồng thời, triển khai kế hoạch cụ thể, chi tiết đến mọi cá
nhân và tổ chức, nhất là các chủ thể trực tiếp tổ chức thực hiện kế hoạch.
Trong đó, trọng tâm là đội ngũ cán bộ hội làm nhiệm vụ tham gia giảm nghèo,
các lực lượng này phải nắm chắc kế hoạch, nắm chắc địa bàn, nắm chắc thực
trạng giảm nghèo của địa phương mà mình được phân công, theo dõi, đảm
nhiệm, để thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo một cách có hiệu quả.
Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh, sơ tổng kết công tác giảm nghèo theo kế
hoạch đã xác định. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm HLHPNHN chủ trì, phối
hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức tiến hành kiểm tra, đánh
giá, sơ, tổng kết công tác giảm nghèo theo kế hoạch đã xác định. Quá trình kiểm
tra phải kịp thời phát hiện những cá nhân, tập thể có thành tích tốt để biểu
24
dương, khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền biểu dương khen thưởng.
Từ đó nhân rộng điển hình, tiên tiến trong phong trào thi đua. Cùng với nó, phát
hiện những sai sót, lệch lạc. Từ đó, điều chỉnh, bổ sung những chỉ tiêu, nội dung
biện pháp trong kế hoạch giảm nghèo sao cho phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của
thực tiễn đang đặt ra. Trên cơ sở đó, tiến hành sơ, tổng kết công tác giảm nghèo.
Khi thực hiện sơ, tổng kết phải chỉ rõ thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của thành
tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết.
Đồng thời, xác định phương hướng, mục tiêu, nội dung biện pháp giảm nghèo
trong thời gian tiếp theo.
1.2.2. Nội dung tham gia giảm nghèo trên địa bàn của Hội liên
Hiệp Phụ nữ Hà Nội.
Căn cứ vào mục tiêu giảm nghèo của thành phố, căn cứ vào chức
năng, nhiệm vụ và điều kiện khả năng hiện có của Hội liên Hiệp Phụ nữ Hà
Nội; nội dung tham gia giảm nghèo của HLHPN thành phố Hà Nội như sau:
Một là, Hội liên Hiệp Phụ nữ Hà Nội tham gia tuyên truyền vận động
các hộ nghèo thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà
nước, thành phố Hà Nội về giảm nghèo.
Đây là một trong những nội dung thuộc nhiệm vụ của hội, căn cứ vào
kế hoạch công tác hàng tháng, hàng quý, hàng năm nhất là kế hoạch giảm
nghèo đã được phê duyệt các cấp hội của thành phố cử cán bộ làm nhiệm vụ
tuyên truyền (Báo cáo viên, tuyên truyền viên) trước hết đến các hội viên và
gia đình của từng hội viên sau đó mở rộng ra các hộ nghèo khác của thành
phố. Mục đích, làm cho cán bộ, hội viên các cấp hội và các hộ được tuyên
truyền có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp, gián tiếp
đến công tác giảm nghèo, trên cơ sở đó thống nhất về hành động trên thực
tiễn. Nội dung tuyên truyền cụ thể tập trung vào kế hoạch giảm nghèo của
25