Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP bền VỮNG ở TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.28 KB, 109 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1

3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH
NAM ĐỊNH

12

1.1.

Những vấn đề chung về phát triển nông nghiệp bền
12

1.2.

vững ở tỉnh Nam Định
Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững của một

28

Chương 2

số địa phương và bài học rút ra đối với tỉnh Nam Định
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN

37


2.1.

VỮNG Ở TỈNH NAM ĐỊNH THỜI GIAN QUA
Thành tựu và hạn chế phát triển nông nghiệp bền

37

2.2.

vững ở tỉnh Nam Định
Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với phát

60

Chương 3

triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Nam Định
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH NAM ĐỊNH TRONG

67

3.1.

THỜI GIAN TỚI
Quan điểm cơ bản chỉ đạo phát triển nông nghiệp bền

67

3.2.


vững ở tỉnh Nam Định
Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển nông nghiệp
bền vững ở tỉnh Nam Định trong thời gian tới

72

KẾT LUẬN

92

Danh môc tµi liÖu tham kh¶o
PHỤ LỤC

94
100


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp truyền thống, hình thành và phát
triển lâu đời, gắn với “văn minh lúa nước”. Với trên 70% dân số, chiếm hơn
72% lực lượng lao động, tổng giá trị nông nghiệp chiếm 20% GDP, nông
nghiệp Việt Nam đóng góp vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội
của Việt Nam [23, tr.35].
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vị trí chiến lược đặc
biệt quan trọng. Suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà
nước ta luôn nhận thức đúng đắn và quan tâm sâu sắc đến nông nghiệp, nông
thôn, nông dân. Để nông nghiệp Việt Nam phát triển phù hợp với xu thế

chung của thế giới, đồng thời thực hiện tốt chủ trương tái cơ cấu nền nông
nghiệp nước ta trong bối cảnh mới, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Phát triển
nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi
thế của nền nông nghiệp nhiệt đới”[20, tr.195].
Là một tỉnh lớn với hơn 2 triệu dân nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc
Bộ, Nam Định có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nông nghiệp so với
các tỉnh thành khác trong cả nước. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 07
(khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nền nông nghiệp của Tỉnh
Nam Định đã thu được thành tựu quan trọng. Nông nghiệp có tốc độ tăng
trưởng cao hơn so với trước, một số vấn đề xã hội bức xúc ở nông thôn được
quan tâm giải quyết, nông nghiệp phát triển “xanh” hơn, đời sống được cải
thiện. Bên cạnh những thành tựu đạt được, phát triển nông nghiệp của Tỉnh
còn khá nhiều bất cập như: năng suất lao động chưa cao; giá trị gia tăng và
sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ nông nghiệp còn thấp; tình trạng ô
nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp chưa được kiểm soát chặt chẽ;
nhiều vấn đề xã hội trong quá trình phát triển nông nghiệp chậm được giải
3


quyết đã ảnh hưởng không tốt đến thực hiện chủ trương phát triển nông
nghiệp bền vững của Tỉnh. Bên cạnh đó, lý luận và thực tiễn phát triển nông
nghiệp bền vững ở tỉnh Nam Định hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên
cứu cụ thể nào dưới góc độ kinh tế chính trị. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận,
đánh giá đúng thực trạng, đề xuất quan điểm, giải pháp PTNNBV ở Nam
Định thời gian tới là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, cấp thiết. Vì lẽ đó, tác giả
đã chọn “Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Nam Định hiện nay” làm đề
tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững trong sản xuất
nông nghiệp là xu thế chung của nhân loại, được nhiều quốc gia lựa chọn

trong chiến lược phát triển của mình. Qua tìm hiểu ở cả bình diện lý luận và
thực tiễn, vấn đề PTNNBV ở nước ta đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu, tiếp cận ở quy mô, các mặt và góc độ khác nhau với những lập luận,
đánh giá, kiến giải khác nhau. Cụ thể là:
* Trên bình diện quốc gia có thể kể đến công trình “Góp phần phát
triển bền vững nông thôn Việt Nam” của tác giả Nguyễn Xuân Thảo, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. Công trình này, được tác giả tiếp cận chủ
yếu ở góc độ chính sách của Nhà nước đối với từng ngành, từng địa phương
cụ thể trong phát triển bền vững kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, gắn với phát
triển bền vững nông nghiệp, tác giả đề cập còn khá mỏng. Đây chính là một
điểm gợi ý cho tác giả luận văn trong quá trình nghiên cứu của mình luôn
phải gắn phát triển bền vững nông nghiệp với phát triển bền vững nông thôn
và giải quyết tốt vấn đề nông dân.
Nghiên cứu về vai trò và giải pháp phát huy vai trò của nông nghiệp
trong phát triển bền vững ở Việt Nam không thể không kể đến công trình
nghiên cứu “Ngành nông nghiệp trong phát triển bền vững ở Việt Nam” của
4


Nguyễn Từ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. Từ công trình này đã gợi
mở cho nghiên cứu toàn diện phát huy vai trò không chỉ nông nghiệp, mà còn
phát huy vai trò của công nghiệp và dịch vụ trong phát triển bền vững ở nước
ta hiện nay để tạo ra một cơ cấu kinh tế phù hợp với thực tiễn phát triển mới.
Tiếp cận ở một góc độ khác, công trình nghiên cứu của Đặng Kim Sơn
“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam - Hôm nay và mai sau”, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008 đã chỉ ra rằng:hiện nay nông nghiệp, nông
thôn đang trên đà phát triển và nông dân được khẳng định là chủ thể chính
của quá trình phát triển đó. Trong thời gian tới cần phải quyết liệt hơn trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và khắc phục tính chủ
quan bằng lòng với những gì đã đưa lại cho nông dân thì mới có hy vọng sự

phát triển mới. Trong công trình này, tác giả tiếp cận ở góc độ phát triển nông
nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân trong bảo đảm an ninh lương
thực quốc gia và góp phần phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông
thôn của Việt Nam. Tác giả cho rằng,
Đối với công trình nghiên cứu của Phạm Ngọc Dũng “Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam
hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011. Tác giả đã nghiên cứu một
số vấn đề lý luận và thực tiễn phát huy vai trò, vị trí của CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp xây dựng một nền nông
nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả dựa vào ứng dụng các thành tựu KH CN hiện đại có.
Đề tài KX-02-07 “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và
nông thôn ở Việt Nam, con đường và bước đi” do GS.TS Nguyễn Kế Tuấn
làm chủ nhiệm. Đây là công trình đề cập chủ yếu đến quá trình CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn nước ta thời gian qua; đề xuất phương hướng thực
hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời gian tới. Tuy nhiên,
5


công trình mới chỉ đề cập đến khía cạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn
trong quá trình công nghiệp hóa, chưa đi sâu nghiên cứu về PTNNBV.
Trong luận văn Thạc sĩ kinh tế “Phát triển nông nghiệp bền vững ở
Việt Nam” của Vũ Văn Nâm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2009.
Tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững
ở Việt Nam nói chung, từ đó khẳng định cần phải đánh giá đúng đắn, khách
quan sự phát triển bền vững nông nghiệp Việt Nam thời gian qua để đề xuất
các giải pháp tiếp tục phát triển. Tuy nhiên tính phân vùng, miền và địa
phương trong phát triển nông nghiệp bền vững chưa được đề cập thỏa đáng.
Việc tổng quan như trên cho thấy, các công trình khoa học trên đã đề
cập đến từng mặt, từng nội dung, nhưng chưa đề cập một cách toàn diện, hệ
thống về PTNNBV ở nước ta. Vì nhiều lý do khác nhau, hiện chưa có các

công trình đi sâu nghiên cứu, phân tích những đặc điểm trực tiếp tác động đến
quá trình PTNNBV của một tỉnh, cũng như chưa đưa ra được hệ thống giải
pháp nhằm thúc đẩy quá trình phát triển bền vững nông nghiệp của một tỉnh
đặc thù như Nam Định nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
* Trong phạm vi nghiên cứu về vấn đề này ở địa bàn Tỉnh có thể kể
đến Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Phát triển nông nghiệp bền vững của huyện
Gia Lâm, Thành phố Hà Nội” của Phạm Khắc Diễn, Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội, 2008. Tác giả đã đề cập đến các vấn đề lý luận và thực tiễn
của phát triển bền vững, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp PTNNBV của
một huyện thuộc Hà Nội dưới góc độ kinh tế ngành, chưa đề cập đến toàn
bộ nền nông nghiệp Hà Nội. Việc nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền
vững phạm vi của huyện là cần thiết, song từ đó rút ra những vấn đề gì cho
phát triển nông nghiệp bền vững Thủ đô Hà Nội là đều cần hướng đến.
Còn ở một tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh như Hải Dương thì trong
luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh
Hải Dương hiện nay” đã bảo vệ tại Học viện Chính trị năm 2012, Lê Văn
6


Điền, đã khẳng định: ở một tỉnh thì việc phát triển nông nghiệp theo hướng
bền vững là giải pháp đột phá. Chính vì thế, lý luận về phát triển nông nghiệp
bền vững cần được chủ động vận dụng để đưa nông nghiệp Hải Dương phát
triển với tốc độ cao, thân thiện với môi trường, nâng cao mức sống của người
nông dân và tạo cơ sở để phát triển nông thôn mới.
Ở một cách nhìn khác, luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Phát triển nông
nghiệp bền vững ở Hà Nội” của Trần Ngọc Mạnh, Học viện Chính trị năm
2013 thì lại đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và đề xuất giải pháp PTNNBV ở
Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính. Chính đặc điểm này đòi hỏi Hà
Nội phải điều tra nghiên cứu sâu sắc về mọi mặt nông nghiệp Thủ đô, đặc biệt
là nông nghiệp các huyện ngoại thành thuộc tỉnh Hà Tây trước đây. Từ đó,

luận văn đã đề xuất các giải pháp khả thi để khai thác tiềm năng của Thủ đô
cho phát triển một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo ra những sản
phẩm có sức cạnh tranh cao, chiếm lĩnh thị trường trong nước và thế giới.
Và trong đề tài khoa học cấp Bộ “Phát triển bền vững đồng bằng Bắc
bộ trong quá trình phát triển, xây dựng các khu công nghiệp” của Đỗ Đức
Quân năm 2009, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Đề tài đã đề cập đến phát triển bền vững ở vùng đồng bằng Bắc bộ bao gồm
tất cả các ngành, các cơ sở kinh tế hiện có trong vùng. Từ góc độ nghiên cứu
kinh tế Vùng, cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của phát triển khu vực hạt
nhân Vùng để tạo sức lan tỏa ra vùng ngọai vi. Tuy nhiên, nghiên cứu phát
triển nông nghiệp bền vững tại Vùng chưa được bàn luận một cách cụ thể.
Nhìn chung, các luận án, luận văn, đề tài nêu trên đã đề cập khá cơ
bản cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn, PTNNBV. Kinh nghiệm xây dựng và phát
triển nông nghiệp theo xu hướng bền vững của một số quốc gia trên thế giới,
trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Có đề tài đã khảo sát,
đánh giá và đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở
7


một địa phương cụ thể hoặc ở phạm vi một vùng kinh tế, nhưng chưa nghiên
cứu sâu, mang tính hệ thống và đồng bộ về PTNNBV ở tỉnh Nam Định.
* Ngoài các công trình nghiên cứu nói trên, có thể kể đến các bài viết
đăng trên các tạp chí ít nhiều đề cập đến PTNNBV, tiêu biểu như:
Giảm nghèo là yêu cầu tất yếu của phát triển bền vững nông thôn Việt
Nam của Nguyễn Thanh Thủy, Tạp chí Nghiên cứu phát triển bền vững, số 3,
2007. Bài viết dưới dạng nghiên cứu trao đổi đã phân tích sự phát triển bền
vững nông thôn Việt Nam không thể tách rời với thực hiện các trụ cột của
ASXH, trong đó có giảm nghèo bền vững. Từ đó nhấn mạnh một số giải pháp
giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam hiện nay.

Tăng trưởng kinh tế và sự phát triển bền vững nông nghiệp và nông
thôn của Vũ Trọng Hồng, Tạp chí Cộng sản, số 792, 10 – 2008. Tác giả chỉ ra
cơ sở kinh tế của phát triển bền vững nông nghiệp chính là tăng tốc độ GDP,
nhất là chỉ tiêu GDP bình quân của Việt Nam. Từ đó khẳng định vấn đề phát
triển bền vững nông nghiệp nông thôn phải gắn với công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và phát triển nền kinh tế thị trường.
Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn và nông dân của PGS.TS
Nguyễn Sinh Cúc, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 10, 2009. Trên cơ sở con số
thống kê hết sức cập nhật, tác giả đã phân tích rõ tình hình phát triển nông
nghiệp, nông thôn và nông dân theo tinh thần NQ của Trung ương và chỉ ra
nhiều vấn đề cần tháo gỡ trong thời gian tới.
Một số giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp các tỉnh vùng
duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa hiện nay của Nguyễn Việt Phương, Lê Tuấn Vinh, Tạp chí Giáo dục
Lý luận, số 214 năm 2014. Hai tác giả đã phác họa bức tranh toàn cảnh nông
nghiệp vùng này. Đồng thời nhấn mạnh rằng, để phát triển bền vững nông
nghiệp các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay cần nhiều giải pháp, trong đó đề xuất
8


giải pháp khả thi, có tính đột phá là nâng cao trình độ dân trí, tăng khả năng
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, đưa nông nghiệp của
các tỉnh trong vùng phát triển lên tàm cao mới.
Các công trình đã tổng quan trên đây nghiên cứu trực tiếp hoặc gián
tiếp liên quan đến PTNNBV ở nước ta dưới những góc độ khác nhau, đưa ra
những số liệu, nhận định, đánh giá, phân tích và đề xuất khá sâu sắc. Đóng
góp khoa học của các công trình vào sự phát triển nền nông nghiệp nước nhà
và một số địa phương là bổ ích, đáng trân trọng. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề
đặt ra đối với bình diện của cả quốc gia, mỗi vùng và từng địa phương về

PTNNBV trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế và phù hợp
với xu thế chung của thế giới, khu vực hiện nay chưa được làm sáng tỏ. Đặc
biệt là trước những tác động đa chiều đến kinh tế - xã hội của đất nước, quá
trình tái cấu trúc nền kinh tế, nhiều vấn đề mới đặt ra đòi hỏi phải nhận thức
đầy đủ và sâu sắc về phát triển nền nông nghiệp vừa bảo đảm sự tăng trưởng
ổn định, vững chắc vừa đảm bảo mục tiêu công bằng xã hội, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của người dân và bảo vệ môi trường sinh thái trên
bình diện quốc gia và từng địa phương.
Theo hiểu biết của tác giả, ở phạm vi địa phương cho đến nay chưa có
công trình nào nghiên cứu có hệ thống vấn đề PTNNBV ở tỉnh Nam Định
dưới góc độ Kinh tế chính trị. Có thể khẳng định, đề tài tác giả lựa chọn
không trùng với các công trình nghiên cứu khác.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền
vững ở tỉnh Nam Định, đề xuất quan điểm và giải pháp khả thi nhằm phát
triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững
ở tỉnh Nam Định dưới góc độ Kinh tế chính trị.
9


Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Nam Định.
Đề xuất các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
nông nghiệp bền vững ở tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Phát triển nông nghiệp bền vững
* Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền
vững theo nghĩa rộng (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản)
trên 3 trụ cột về: kinh tế, xã hội và môi trường.
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu sự phát triển nông
nghiệp bền vững ở tỉnh Nam Định.
Về thời gian: Luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu, phân tích các
số liệu, tư liệu từ năm 2005 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài luận văn dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng mác xít
để nghiên cứu lý luận chung về phát triển nông nghiệp bền vững và vận dụng
vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của tỉnh Nam Định. Đánh giá thực trạng phát
triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Nam Định và đề xuất quan điểm, giải pháp
tiếp tục phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học cùng nhiều
phương pháp khác như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực
tiễn và phương pháp chuyên gia để thực hiện nhiệm vụ đặt ra.
6. Ý nghĩa của đề tài
Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
PTNNBV ở tỉnh Nam Định.

10


Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu và giảng dạy môn học Kinh tế chính trị Mác – Lênin trong các học
viện, nhà trường; dùng làm tài liệu tham khảo để các địa phương nghiên cứu
xây dựng chủ trương, giải pháp PTNNBV.
7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm 3 chương (6 tiết), kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

11


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH NAM ĐỊNH

1.1. Những vấn đề chung về phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh
Nam Định
1.1.1. Nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững
* Quan niệm về nông nghiệp
Theo nghĩa hẹp: Nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Trong
trồng trọt được phân ra thành: cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực
phẩm, cây ăn quả, cây dược liệu… nhằm thỏa mãn nhu cầu lương thực cho
con người, thức ăn cho vật nuôi và nguyên liệu cho công nghiệp. Còn trong
chăn nuôi thì bao gồm: chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi ong, nuôi tằm…nhằm
đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày thêm phong phú, cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp và đáp ứng nhu cầu may mặc, cung cấp dược
liệu để làm thuốc chữa bệnh và cung cấp sức kéo để đáp ứng nhu cầu sản xuất
và vận tải. Trồng trọt và chăn nuôi có mối liên hệ mật thiết với nhau: trồng
trọt cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, làm cho chăn nuôi phát triển và chăn
nuôi cung cấp phân bón, sức kéo để tăng sức sản xuất, kết hợp với trồng trọt
tạo ra nền nông nghiệp bền vững.
Theo nghĩa rộng: Nông nghiệp bao gồm tổ hợp các ngành gắn liền với
các quá trình sinh học, ngoài trồng trọt và chăn nuôi thì nông nghiệp theo
nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp (trồng và khai thác, bảo vệ tài nguyên
rừng), ngư nghiệp (đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản).

Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm tất cả những ngành sản xuất có
đối tượng tác động là cây trồng, vật nuôi dưới tác động của điều kiện tự
nhiên. Quan niệm của nông nghiệp theo cách hiểu này làm cho sản xuất nông
nghiệp không bị hạn hẹp, phiến diện, theo đó nhiều tiềm năng, lợi thế của nền
12


nông nghiệp nhiệt đới của nước ta mới được đầu tư, khai thác và sử dụng có
hiệu quả. Trong phạm vi của luận văn này, tác giả đi sâu nghiên cứu phát triển
nông nghiệp theo nghĩa rộng.
* Quan niệm về phát triển nông nghiệp
Phát triển được hiểu là một quá trình lớn lên, tăng tiến mọi lĩnh vực.
Bất cứ một lĩnh vực nào sự phát triển đều thỏa mãn các thành tố như: sự tăng
lên cả về lượng và chất, sự thay đổi về cơ cấu, chủng loại, thể chế; sự thay đổi
về thị trường và giữ công bằng xã hội, an ninh trật tự. Phát triển nông nghiệp
cũng không nằm ngoài nội dung đó [41, tr.440]. Nền nông nghiệp của mỗi
quốc gia phát triển cùng với sự phát triển của LLSX, sự tiến bộ của văn minh
nhân loại. Đặc trưng nền nông nghiệp chủ yếu trong xã hội cộng sản nguyên
thủy là săn bắt, hái lượm. Khi LLSX phát triển lên một trình độ mới cao hơn
cùng những kinh nghiệm loài người tích lũy được và công cụ sản xuất ra đời
thì lúc này xuất hiện trồng trọt và chăn nuôi theo hướng du canh, du cư. Ngày
nay, nông nghiệp du canh, du cư vẫn tồn tại ở một số vùng do đồng bào dân
tộc ít người thực hiện. Có thể thấy sự phát triển nền nông nghiệp từ truyền
thống sang hiện đại, từ nông nghiệp tự cung, tự cấp sang nông nghiệp hàng
hóa là những xu hướng cơ bản của các nước trên thế giới và Việt Nam không
phải là ngoại lệ.
Phát triển nông nghiệp được thể hiện ra trong đời sống kinh tế - xã hội
là quá trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn
trước đó và thường đạt ở trình độ cao hơn cả về số lượng và chất lượng. Nền
nông nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất ngày càng nhiều hơn về

đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) đi cùng với chất lượng tốt hơn, đa dạng hơn về
tổ chức, thể chế và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội.
Như vậy, phát triển nông nghiệp là một quá trình luôn luôn vận động,
phát triển cùng với sự phát triển của LLSX, sự tiến bộ của loài người. Quá
trình thay đổi của nền nông nghiệp chịu sự tác động của quy luật thị trường,
13


chính sách can thiệp vào nền nông nghiệp của chính phủ, nhận thức và ứng xử
của người sản xuất và người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ tạo ra
trong lĩnh vực nông nghiệp.
* Phát triển nông nghiệp bền vững
Phát triển nông nghiệp bền vững là nội dung trọng yếu của chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia. PTNNBV là tiền đề, cơ sở nền
tảng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu vật
chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
Vào nửa cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, loài người phải đối diện với
những thách thức có tính toàn cầu và ở từng quốc gia với mức độ nghiêm
trọng khác nhau như: Sự gia tăng dân số và nghèo đói, suy giảm và khan hiếm
tài nguyên thiên nhiên, sử dụng quá mức các chất hóa học dẫn đến ô nhiễm
môi trường… Trước những thách thức nói trên, PTNNBV đã thu hút sự quan
tâm chú ý của các tổ chức, các nhà khoa học và các chuyên gia nghiên cứu.
Nhiều quan niệm khác nhau về PTNNBV đã ra đời.
Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO, 1992) định nghĩa:
PTNNBV là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật ngày
càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của
mai sau. Sự phát triển của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi
trồng thủy sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài
nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được
chấp nhận về phương diện xã hội. Định nghĩa này đã đề cập đến những vấn đề

cốt lõi của PTNNBV trên cả ba phương diện là sự phát triển hài hòa ba nhóm
mục tiêu: Kinh tế, xã hội và môi trường đồng thời chỉ rõ cách thức thực hiện
để hướng đến PTNNBV.
Theo Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm chuyên gia quốc tế về nghiên
cứu nông nghiệp của Liên hợp quốc (TAC/CGIRC) thì: Nông nghiệp bền
vững là nền nông nghiệp phải bao hàm sự quản lý thành công tài nguyên thiên
14


nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người đồng thời cải tiến chất lượng
môi trường và gìn giữ được tài nguyên thiên nhiên [37, tr.12]. Quan niệm này
thiên về giải pháp quản lý để PTNNBV, còn trên phương diện xây dựng nền
nông nghiệp bền vững thì chưa được đề cập đầy đủ.
Tổ chức về môi trường sinh thái thế giới (WCED) đưa ra định nghĩa:
Nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thỏa mãn được các nhu cầu của thế
hệ hiện nay mà không làm giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau. Định
nghĩa này mới chỉ đề cập khái quát tới vấn đề PTNNBV nói chung chưa đi
sâu vào từng khía cạnh cụ thể.
Ở nước ta, vấn đề PTNNBV là một trong những nội dung được đề cập
ở Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ
về “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình
Nghị sự 21 của Việt Nam) chỉ rõ: “Phát triển nông nghiệp bền vững là quá
trình sản xuất ngày càng nhiều hàng hóa theo yêu cầu của thị trường, phải
đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo tồn và phát triển được các nguồn tài
nguyên: Đất, nước, không khí, rừng và đa dạng sinh học” [6, tr.10].
Trong một số đề tài nghiên cứu về PTNNBV thì theo Đỗ Kim Chung
và cộng sự (2009), PTNNBV là quá trình đảm bảo hài hòa ba nhóm mục tiêu
kinh tế, xã hội và môi trường nhằm thỏa mãn nhu cầu về nông nghiệp hiện tại
mà không làm tổn hại đế khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai. Còn theo
cách phân tích của tác giả Phạm Văn Doãn (2005) thì: PTNNBV là quá trình

đa chiều, bao gồm: tính bền vững của chuỗi lương thực từ người sản xuất đến
tiêu thụ liên quan trực tiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị trường; tính
bền vững trong sử dung tài nguyên đất và nước về không gian và thời gian;
khả năng tương tác thương mại trong tiến trình phát triển nông nghiệp và
nông thôn để đảm bảo cuộc sống đủ an ninh lương thực trong vùng và giữa các
vùng. Và trong luận văn Thạc sĩ kinh tế của tác giả Vũ Văn Nâm với đề tài “Phát
triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam” cho rằng: “Phát triển nông nghiệp bền
15


vững (bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) là quá trình sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn với bảo vệ
môi trường sinh thái trên cơ sở đảm bảo thoả mãn các nhu cầu của con người
trong hiện tại và tương lai và được xã hội chấp nhận”[37, tr.19]. Còn tác giả luận
văn Thạc sĩ kinh tế với đề tài “Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương”
lại cho rằng: “Phát triển nông nghiệp bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu
phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước nhưng không làm suy thoái môi
trường tự nhiên, bảo đảm an ninh lương thực, tạo đà cho phát triển nông thôn,
góp phần bảo đảm an sinh và hài hoà cho xã hội” [54, tr.120].
Các định nghĩa trên đã đề cập đến PTNNBV dưới những giác độ khác
nhau, rất phong phú và sâu sắc. Các mục tiêu đặt ra của một nền nông nghiệp
bền vững rất tuyệt vời và xứng đáng. Tuy nhiên, để làm tốt các mục tiêu đó
không phải là chuyện dễ dàng. Ngay cả những nước phát triển ở châu Mỹ,
châu Âu cũng cần phấn đấu để dần có được một nền nông nghiệp bền vững
như các mục tiêu đề ra ở trên. Các mục tiêu này nhằm đến một sự bền vững
cho cả thế giới và phải có bước đi thích hợp để đảm bảo cho cuộc sống hiện
tại của mọi dân cư trên trái đất. Không thể vì một mục tiêu cứng nhắc nào mà
quên đi các mục tiêu khác, nhất là sự sinh tồn của cả cộng đồng. Nông nghiệp
là một lĩnh vực sản xuất vật chất, một bộ phận của xã hội, muốn có sự bền
vững trong nông nghiệp thì cần phải sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên

không khí, nước, đất, năng lượng…
1.1.2. Quan niệm và nội dung phát triển nông nghiệp bền vững ở
tỉnh Nam Định
* Quan niệm phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Nam Định
Trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa và tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính
trị các quan niệm được đề cập ở trên, tác giả luận văn cho rằng: Phát triển
nông nghiệp bền vững ở tỉnh Nam Định là hoạt động của các chủ thể trong
nền nông nghiệp địa phương trên cơ sở nhận thức, vận dụng đúng đắn các quy
16


luật kinh tế và xã hội vào phát triển cả về LLSX và QHSX trong nông nghiệp
nhằm phát triển nền nông nghiệp của Tỉnh Nam Định trên ba phương diện:
phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Nội hàm của quan niệm thể hiện trên những vấn đề sau:
Chủ thể PTNNBV ở tỉnh Nam Định là Đảng bộ, chính quyền, các cơ
quan, ban, ngành chức năng, doanh nghiệp và nhân dân. Đây là những chủ thể
năng động của nền nông nghiệp địa phương giữ vai trò quyết định đối sự phát
triển nông nghiệp bền vững của Tỉnh.
Nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế và xã hội được cụ
thể hóa ở các công cụ, chính sách, biện pháp mà các chủ thể sử dụng để phát
triển cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nghĩa là
tạo lập phương thức sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn
gắn với thị trường.
Mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Nam Định trên năm
phương diện: phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát
triển văn hóa, đảm bảo an ninh - quốc phòng. Cốt lõi PTNNBV ở tỉnh Nam
Định xoay quanh ba trụ cột: kinh tế, xã hội, môi trường. Cụ thể là: 1)
PTNNBV về kinh tế: Đòi hỏi phải kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng
kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, tăng trưởng kinh tế phải ổn định. Tỷ

trọng nông nghiệp trong GDP hợp lý; trong đó, giá trị tuyệt đối của nông
nghiệp ngày càng tăng, mặc dù giá trị tương đối trong GDP có thể giảm.
LLSX trong nông nghiệp phát triển theo hướng ngày càng hiện đại và ứng
dụng các thành tựu KH - CN vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chú trọng
phát triển nông nghiệp công nghệ cao. QHSX phải phát triển phù hợp với
trình độ của LLSX, trong đó kinh tế hợp tác phát triển phù hợp với điều kiện
của cơ chế thị trường; kinh tế hộ trang trại được khuyến khích phát triển. 2)
PTNNBV về xã hội: Chất lượng cuộc sống của nông dân được cải thiện và
không ngừng được nâng cao. Các vấn đề xã hội ở nông thôn được giải quyết
17


tốt. Người nông dân có việc làm, thu nhập ổn định; khoảng cách giàu nghèo
được thu hẹp; đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe, giáo dục cho mọi người
dân. Các phúc lợi xã hội và an sinh xã hội ngày càng được cải thiện; an ninh
nông thôn được bảo đảm. 3) PTNNBV về môi trường: Sử dụng tiết kiệm và
khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Môi trường tự nhiên (không khí, đất,
nước, cảnh quan thiên nhiên…) nhìn chung không bị các hoạt động của con
người làm ô nhiễm, suy thoái và tổn hại. Các nguồn phế thải từ nông nghiệp
và sinh hoạt được xử lý, tái chế kịp thời, vệ sinh môi trường được bảo đảm,
con người được sống trong môi trường sạch. Nông nghiệp xanh – sạch được
ưu tiên phát triển v.v.
* Nội dung phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Nam Định
Từ những phân tích trên về PTNNBV, có thể khái quát nội dung
PTNNBV ở Nam Định như sau:
Một là: Đảm bảo tăng trưởng nông nghiệp ổn định; tỷ trọng nông
nghiệp trong GDP giảm, nhưng tổng giá trị tuyệt đối tăng dựa vào tăng năng
suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. LLSX trong nông nghiệp phát triển
theo hướng hiện đại, ứng dụng các thành tựu của KH - CN trong sản xuất
nông nghiệp, chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao. QHSX trong

nông nghiệp phát triển tích cực theo hướng ngày càng phù hợp với trình độ
phát triển của LLSX. Kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp phát triển,
trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo (chủ yếu trong việc xây dựng
kết cấu hạ tầng, chuyển giao tiến bộ KH - CN, cung cấp vốn…), kinh tế hợp
tác xã ngày càng giữ vai trò quan trọng, là “cánh tay nối dài” của kinh tế hộ,
kinh tế trang trại phát triển gắn với kinh tế hợp tác, v.v.
Hai là: Đảm bảo được yêu cầu giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã
hội như: việc làm, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giáo dục –
đào tạo, y tế, phúc lợi và an sinh xã hội được chăm lo đầy đủ và toàn diện cho
mọi đối tượng, đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội ở nông thôn.
18


Ba là: Đảm bảo yêu cầu cải thiện và bảo vệ môi trường; tình trạng ô
nhiễm môi trường do sử dụng hóa chất ngày càng giảm; các nguồn phế thải từ
nông nghiệp và sinh hoạt được xử lý, tái chế kịp thời, vệ sinh môi trường
được bảo đảm, con người được sống trong môi trường xanh - sạch - đẹp v.v.
1.1.3. Sự cần thiết và các nhân tố tác động đến phát triển nông
nghiệp bền vững ở tỉnh Nam Định
* Sự cần thiết phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Nam Định
Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Nam Định là tất yếu khách
quan, nó được quy định bởi các lý do sau đây:
Thứ nhất, xuất phát từ vị trí, vai trò của nông nghiệp đối với phát
triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Nam Định
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế cơ bản có vai trò, vị trí
to lớn đối với sự phát triển nhiều mặt của tỉnh Nam Định. Nó là một ngành
sản xuất vật chất quan trọng, đảm bảo đời sống cho nhân dân địa phương;
đồng thời nông nghiệp còn đem lại nguồn thu ngoại tệ khá lớn phục vụ cho sự
nghiệp CNH, HĐH của tỉnh. PTNNBV ở Nam Định sẽ góp phần đảm bảo an
ninh lương thực đồng thời là nhân tố ổn định kinh tế, chính trị và xã hội trên

địa bàn tỉnh. PTNNBV góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải
thiện đời sống dân cư nông thôn. Tính đến năm 2013, dân số tỉnh Nam Định
là 1.839.946 người, riêng khu vực nông thôn là 1.506.604 người, chiếm
81,89%. Số người làm việc thường xuyên trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ
lệ lớn. Phần lớn việc làm và thu nhập của người dân nơi đây vẫn phụ thuộc
chủ yếu vào ngành nông nghiệp. Do đó, PTNNBV ở Nam Định sẽ góp phần
giải quyết được nhu cầu việc làm cho người lao động trong các hoạt động
công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp như: cơ khí, công nghiệp sau thu
hoạch, chế biến nông sản… Nhờ đó mà số lao động nhàn rỗi ở khu vực nông
thôn sẽ giảm, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện góp phần
quan trọng bảo đảm chính trị - xã hội bền vững trên địa bàn tỉnh.
19


PTNNBV ở Nam Định có vai trò quan trọng trong việc cung ứng các
yếu tố đầu vào cho ngành công nghiệp và thúc đẩy các ngành khác phát triển.
Nếu như trước đổi mới Nam Định được biết đến là thành phố của công
nghiệp dệt thì ngày nay Nam Định còn được biết đến là thành phố của các
khu công nghiệp dệt may, da giầy, khai thác và chế biến thủy hải sản. Để đáp
ứng nhu cầu đó, đòi hỏi nông nghiệp Nam Định phải phát triển các ngành sản
xuất nguyên liệu cung cấp đầu vào cho công nghiệp. Bên cạnh đó, PTNNBV
ở Nam Định sẽ làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn, kéo theo đó là nhu
cầu về sản phẩm công nghiệp tăng cao thúc đẩy quan hệ trao đổi giữa nông
nghiệp với công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
PTNNBV ở Nam Định còn có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tạo và
bảo vệ môi trường tự nhiên. PTNNBV đòi hỏi phải có một chiến lược phát
triển nông nghiệp đúng đắn, khai thác lợi thế, tiềm năng nông nghiệp của tỉnh,
hạn chế sử dụng các loại hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật gây hại cho môi
trường, tiến tới một nền nông nghiệp sạch, nền nông nghiệp sinh thái, góp
phần tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh, đảm bảo sự phát triển cân bằng

giữa các địa phương. Do đó, PTNNBV ở Nam Định sẽ hạn chế được những
tác động xấu về môi trường tự nhiên, tạo ra các sản phẩm sạch có chất lượng
cao cho xã hội.
Mặt khác, PTNNBV ở Nam Định sẽ tạo điều kiện để củng cố quốc
phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng trực
tiếp của tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến
hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang Nam
Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai kinh tế ven vịnh Bắc Bộ,
có mạng lưới đường bộ (QL 1, QL 10, QL 21), đường sắt xuyên Việt dài 45
km với 5 nhà ga, đường biển và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho giao lưu
kinh tế, có bờ biển dài trên 72 km và vùng thềm lục địa rộng lớn. Đặc biệt,
Nam Định chỉ cách Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng khoảng 90 km. Vị
20


trí địa lý này tạo điều kiện thuận lợi cho Nam Định phát triển sản xuất hàng
hoá quy mô lớn, mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong vùng, cả
nước và quốc tế, đồng thời cũng đặt ra cả thuận lợi và khó khăn, thách thức
đối với quốc phòng - an ninh của tỉnh. PTNNBV tạo sự tăng trưởng kinh tế ổn
định và tạo điều kiện thuận lợi để củng cố an ninh - quốc phòng trên địa bàn
tỉnh cũng như đảm bảo hậu cần tại chỗ cho hoạt động của các lực lượng vũ
trang. Mặt khác, PTNNBV còn góp phần củng cố lòng tin của nhân dân với
Đảng, với chính quyền các cấp và lực lượng vũ trang nhân dân trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, củng cố được thế trận lòng dân, tạo
nên sức mạnh chính trị tinh thần to lớn, là nền tảng để củng cố nền quốc
phòng và an ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai, xuất phát từ quá trình đô thị hóa tác động đến vấn đề an ninh
lương thực của tỉnh
Mạng lưới đô thị của tỉnh đang ngày càng được mở rộng, từ 10 đô thị
năm 2000 đến nay đã tăng lên 16 đô thị bao gồm 01 thành phố và 15 thị trấn.

Ngoài ra, còn có 25 thị tứ phân bố đều ở các huyện. Diện tích đất ở đô thị là
11.344,3 ha chiếm 0,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đất ở nông thôn là
9.623,8 ha chiếm 5,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Tỷ lệ đô thị hóa đạt
21,7%, tốc độ đô thị hóa từ năm 2000 - 2010 là 36,4%.
Đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã làm cho Nam Định thay đổi đáng kể,
góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH của tỉnh. Nhưng bên cạnh đó, quá
trình đô thị hóa nhanh cũng đang đặt ra vấn đề về an ninh lương thực do quá
trình quy hoạch hóa đã có nhiều diện tích đất canh tác được chuyển đổi mục
đích sử dụng để xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp. Từ thực tế đó
dẫn đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh ngày càng giảm. Mặt
khác, dân số của tỉnh và nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm ngày càng
gia tăng. Để giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi phải giữ vững và sử dụng có
hiệu quả diện tích đất nông nghiệp còn lại. Do đó, PTNNBV có ý nghĩa quan
trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực cho địa phương.
21


Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên ở
tỉnh Nam Định
Trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta nói chung và tỉnh Nam Định
nói riêng, việc sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn rất lớn.
Với khoảng 113.433 ha đất nông nghiệp, trong đó có khoảng 93.775 ha đất
đang sử dụng, nông dân Nam Định hàng năm đã sử dụng khoảng 32.500 tấn
đạm, 60.600 tấn NPK, 45.200 tấn Lân, 15.310 tấn Kali và 246,1 tấn thuốc bảo
vệ thực vật. Số lượng thuốc thuốc trừ sâu, bệnh, thuốc kích thích sinh trưởng
được người dân sử dụng có chiều hướng gia tăng. Tình trạng dùng phân
chuồng, phân bắc chăm bón trực tiếp cho cây trồng, chưa qua khâu xử lý còn
khá phổ biến. Đây là nguy cơ dễ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không
khí, đồng thời dễ gây ngộ độc và dịch bệnh cho người tiêu dùng sản phẩm
nông nghiệp. PTNNBV sẽ góp phần tăng năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm

và cải thiện môi trường đất, nước đảm bảo chất lượng cuộc sống ngày càng
cao cho cư dân địa phương.
Từ những phân tích trên cho thấy, PTNNBV ở tỉnh Nam Định là cần
thiết, tất yếu khách quan.
* Những nhân tố cơ bản tác động đến phát triển nông nghiệp bền vững
ở Nam Định
Sự PTNNBV ở Nam Định chịu sự chi phối của nhiều yếu tố. Đó là:
điều kiện tự nhiên; nguồn nhân lực; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông
thôn; quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa; chủ trương của cấp ủy, chính quyền
Nam Định về phát triển nông nghiệp.
Về điều kiện tự nhiên của Nam Định
Nam Định nằm ở phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, ở tọa độ
19o54’ đến 20o40’ vĩ độ Bắc và từ 105o55’ đến 106o45’ kinh độ Đông. Nam
Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía nam, tỉnh
Hà Nam ở phía tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông. Đến nay, Nam
Định có 10 đơn vị hành chính, trong đó có 9 huyện và thành phố Nam Định.
22


Thành phố Nam Định là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh, trung tâm văn
hóa, chính trị, kinh tế của tỉnh. Do chỉ cách Thủ đô Hà Nội 60 km về phía
Nam theo quốc lộ 1 và quốc lộ 21, cách cảng Hải Phòng 100 km nên Nam
Định có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là các mặt hàng nông sản
thực phẩm. Đồng thời Nam Định cũng là nơi tiếp nhận hỗ trợ về đầu tư, kỹ
thuật, kinh nghiệm quản lý, cũng như chuyển giao công nghệ từ các địa
phương này.
Bên cạnh đó, với 72 km đường bờ biển, tỉnh Nam Định có điều kiện
thuận lợi cho khai thác, nuôi trồng thuỷ, hải sản và phát triển dịch vụ du lịch
như khu du lịch Thịnh Long (huyện Hải Hậu) và khu du lịch Quất Lâm
(huyện Giao Thuỷ). Khu bảo tồn thiên nhiên vườn Quốc gia Xuân Thuỷ

(huyện Giao Thuỷ) nằm ở vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển đồng bằng Nam
Sông Hồng đã được tổ chức UNESCO công nhận.
Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng của Tam giác tăng trưởng Hà
Nội - Hải Phòng - Hạ Long, tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà
Nội - Hải Phòng, Hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và
Vành đai kinh tế ven vịnh Bắc Bộ tạo điều kiện thuận lợi cho Nam Định phát
triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các
tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế.
Với vị trí địa lý khá thuận lợi, đây là điều kiện quan trọng để Nam
Định phát triển kinh tế năng động, đa dạng và hòa nhập với việc phát triển
kinh tế-xã hội, khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế.
Đất đai của tỉnh Nam Định chủ yếu là đất phù sa sông bồi lắng, có độ
phì nhiêu khá, có những nơi hàng năm còn được bồi đắp, nhất là ven biển
Giao Thủy, Nghĩa Hưng. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, khả
năng giữ nước và giữ chất dinh dưỡng tốt thuận lợi cho phát triển các loại cây
trồng. Đất ở Nam Định được chia làm 2 vùng rõ rệt: vùng đất cổ ở phía Bắc
gồm các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và thành phố Nam Định. Vùng đất
23


trẻ ở phía Nam, gồm các huyện Trực Ninh, Nam Trực, Xuân Trường, Hải
Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ và đất ngập mặn ở ven biển.
Tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh Nam Định năm 2013 là 165.145,72
ha. So với năm 2010, diện tích đất tự nhiên năm 2013 tăng 164,08 ha, trong
đó: đất nông nghiệp là 113.335,8 chiếm 68,56%; diện tích đất phi nông
nghiệp là 44.343,2 ha, chiếm 29,24% diện tích đất tự nhiên [14, tr.10].
Địa hình tương đối bằng phẳng, có 2 vùng chính là vùng đồng bằng
thấp trũng và vùng đồng bằng ven biển, ở phía Tây Bắc tỉnh có một số ít đồi
núi thấp. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chỗ cao nhất từ
đỉnh núi Gôi cao 122m, chỗ thấp nhất -3m (so với mặt biển) ở vùng đồng

bằng trũng huyện Ý Yên.
Vùng ven biển có bờ biển dài, địa hình khá bằng phẳng. Một số nơi có
bãi cát thoải mịn thích hợp với phát triển du lịch nghỉ mát tắm biển như Thịnh
Long (Hải Hậu), Quất Lâm (Giao Thuỷ), Rạng Đông (Nghĩa Hưng). Nam
Định có 3 sông lớn là sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ. Ngoài ra có sông
Đào nối liền sông Hồng và sông Đáy cùng với nhiều sông nhỏ khác giúp cho
giao thông đường thuỷ thuận lợi và bồi đắp phù sa, tưới tiêu phục vụ sản xuất
nông nghiệp.
Đặc điểm khí hậu Nam Định mang đầy đủ những tính chất của khí hậu
của khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt: mùa
xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông.
Nhìn chung, khí hậu của Nam Định thuận lợi cho môi trường sống của
con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật. Do nằm trong khu
vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nhiệt độ trung bình/năm cao, độ ẩm
trung bình lớn cùng với sự phân hóa đa dạng cả về không gian và thời gian
tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhiệt đới và nông sản phong phú.
Đặc thù dạng khí hậu này còn có thể trồng các loại cây cận nhiệt đới và ôn
đới; cho phép tăng vụ, xen canh, gối vụ.
24


Nam Định có hệ thống sông ngòi khá dầy đặc với mật độ mạng lưới
sông vào khoảng 0,6 - 0,9 km/km 2. Do đặc điểm địa hình, các dòng chảy đều
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy
chảy qua Nam Định đều thuộc phần hạ lưu nên lòng sông thường rộng và
không sâu lắm, tốc độ dòng chảy chậm hơn phía thượng lưu. Chế độ nước của
hệ thống sông ngòi chia theo hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn. Ngoài ra,
trên địa bàn tỉnh còn có 21 tuyến sông nội đồng với tổng chiều dài 279 km,
phân bố đều khắp trên địa bàn các huyện theo hình xương cá, rất thuận lợi cho
nền nông nghiệp lúa nước trong việc chủ động tưới tiêu và tạo điều kiện cho

việc tập trung dân cư và phát triển các ngành kinh tế khác nhau.
Có thể nói, với điều kiện tự nhiên như trên, Nam Định hoàn toàn có
thể phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, bền vững.
Về nguồn nhân lực của Tỉnh Nam Định
Theo thống kê, dân số của tỉnh Nam Định năm 2013 là 1.839,9 nghìn
người, đứng thứ 9 khu vực đồng bằng sông Hồng sau Hà Nội và Hải Phòng.
Mật độ dân số là 1.113 người/km 2, cao hơn mật độ dân số vùng đồng bằng
sông Hồng 971 người/km2 và toàn quốc 271 người/km 2. Dân số, dân cư phân
bố không đồng đều, tập trung đông ở thành phố, thị trấn và thưa dần ở các
huyện, xã. Trong đó, dân số thành thị năm 2013 là 333.292 người, chiếm
18,11% tổng dân số, tăng 50.185 người so với năm 2005; dân số khu vực
nông thôn là 1.506.654 người chiếm 81,89% tổng dân số, giảm 61.281 người
so với năm 2005. Quy mô dân số thành thị trong những năm gần đây tăng
nhanh, phù hợp với quá trình đô thị hóa đang phát triển. Tuy nhiên, dân số
tăng nhanh đang tạo nên sức ép rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đến
vấn đề việc làm, đến tài nguyên môi trường và việc nâng cao chất lượng cuộc
sống của nhân dân trong tỉnh.
Bên cạnh đó, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao
trong nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu. Bởi vì, lao động nông nghiệp
25


qua đào tạo mới chỉ đạt tỉ lệ 32,6%, lao động chưa qua đào tạo còn rất lớn,
chiếm 67,4%, nên ảnh hưởng không nhỏ đến kỹ năng lao động và hiệu quả
sản xuất.
Về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn của Tỉnh Nam Định
Trong 96 xã xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nam Định giai đoạn
2010 – 2015, thì đến tháng 7/2013 có 89 xã đạt từ 10 tiêu chí nông thôn mới
trở lên theo quy định của Trung ương (có 3 xã đạt 18 tiêu chí, 9 xã đạt 17 tiêu
chí, 11 xã đạt 16 tiêu chí, 12 xã đạt 15 tiêu chí; không còn xã đạt dưới 8 tiêu

chí; bình quân mỗi xã tăng từ 7 đến 8 tiêu chí). Để phù hợp với tình hình thực
tế của địa phương, tỉnh Nam Định đã thể chế thành 19 tiêu chí của tỉnh. Theo
báo cáo thì đến tháng 7/2014, tỉnh Nam Định có 4 xã đạt được 19 tiêu chí, các
xã còn lại đạt từ 15 tiêu chí trở lên.
Công tác chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp tiếp tục được
các địa phương quan tâm, hình thành các vùng sản xuất lúa chất lượng cao;
trồng hoa, cây cảnh, rau an toàn, cây ăn quả; các trang trại chăn nuôi quy mô
lớn; các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung. Chương trình cơ giới hóa được
nhiều địa phương áp dụng, nhất là khâu làm đất, gieo cấy, gặt đập liên hợp...;
các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ cao đang được nông dân tích
cực ứng dụng hiệu quả, thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng kinh tế, kỹ thuật nông thôn đầu tư còn
chưa đồng đều giữa các địa phương và thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu
sản xuất và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân. Hạ tầng giao thông
nông thôn, thủy lợi, điện phục vụ sản xuất nhiều nơi còn rất khó khăn, nhất là
ở những vùng xa trung tâm.
Quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa ở Nam Định
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tác động cả tích cực và tiêu cực đến sự
PTNNBV; trong đó có việc thu hẹp diện tích đất canh tác nông nghiệp, đòi hỏi
phải đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung, nông
26


×