Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Chính sách phát triển nguồn nhân lực từ thực tiễn tỉnh hải dương (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.08 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ HẢI YẾN

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƢƠNG

Chuyên ngành:
Mã số:

Chính sách công
60 34 04 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Hà Nội, 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Hữu Khiển

Ph¶n biÖn 1: PGS.TS. Văn Tất Thu
Ph¶n biÖn 2: PGS.TS. Đỗ Phú Hải

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn
thạc




họp

tại:

Học

viện

hội................giờ..............ngày................tháng
năm.............

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Khoa

học



............


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đã
trở thành tất yếu. Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển cũng cần có các
nguồn lực khác nhau như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học –
công nghệ, con người… Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con

người là quan trọng nhất và có tính chất quyết định tới quá trình tăng
trưởng, phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, so với các nước
trên thế giới nguồn nhân lực nước ta xét cả về số lượng và chất lượng
vẫn còn nhiều vấn đề bất cập.
Những năm qua, các cấp chính quyền ở tỉnh Hải Dương rất
quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực và có nhiều cơ chế
chính sách phù hợp với điều kiện của tỉnh. Tuy nhiên phát triển
nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại và
thách thức như sau:
Một là, Hải Dương có dân số trẻ, nguồn nhân lực dồi dào
nhưng cơ cấu nguồn nhân lực phân bổ chưa cân đối do phần lớn lao
động là lao động phổ thông.
Hai là, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Hải Dương còn
thấp, số lao động đông nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu lao động cho
các doanh nghiệp.
Ba là, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế hiện nay yêu cầu về việc nâng cao chất lượng dân số và
phát triển nguồn nhân lực là một trong những trọng điểm phát triển
kinh tế xã hội của đất nước.
Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “ Chính sách phát
triển nguồn nhân lực từ thực tiễn tỉnh Hải Dương” làm luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ ngành Chính sách công của mình. Việc nghiên cứu
1


đề tài này là thiết thực và phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH
của tỉnh Hải Dương hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đến thời điểm hiện nay, có khá nhiều bài viết, công trình
nghiên cứu liên quan đến chính sách phát triển nguồn nhân lực. Các

công trình nghiên cứu chủ yếu về nguồn lực lao động và đã đề cập
đến các chính sách PTNNL. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên
cứu riêng nào đi sâu phân tích các chính sách PTNNL cụ thể tại tỉnh
Hải Dương để đưa ra các giải pháp hoàn thiện về chính sách cho phù
hợp với tình hình thực tế để phát triển kinh tế - xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và nhận thức của bản thân về
chính sách PTNNL ở Việt Nam.
Phân tích, đánh giá mục tiêu, giải pháp và công cụ, vai trò
của các chủ thể tham gia, thể chế, các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức
thực hiện chính sách PTNNL tại tỉnh Hải Dương trong thời gian qua.
Đánh giá khái quát thực trạng nguồn nhân lực và các chính
sách PTNNL giai đoạn 2011 – 2015.
Xác định phương hướng và đề xuất một số chính sách để
PTNNL của tỉnh đến năm 2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu nguồn nhân lực và các
chính sách PTNNL
- Phạm vi nghiên cứu:Về không gian: nghiên cứu trên địa
bàn tỉnh Hải Dương
Về thời gian: giai đoạn 2011 – 2015.

2


5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan
điểm, đường lối chính sách của Đảng. Sử dụng phương pháp nghiên cứu
chủ yếu của khoa học chính sách công để làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn về vấn đề chính sách PTNNL.

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập thông tin:
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là các thông tin thu thập từ
các tài liệu chuyên ngành, nghị quyết, chương trình của Trung ương
và tỉnh Hải Dương, đề án, kế hoạch, báo cáo tổng kết, tài liệu thống
kê của Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể, ban, ngành....
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về nguồn nhân lực,
PTNNL, chính sách PTNNL.
- Phân tích khái quát thực trạng phát triển nguồn nhân lực,
các chính sách PTNNL để đưa ra đánh giá tổng quát những vấn đề
cần nghiên cứu giải quyết.
- Đề xuất các quan điểm, mục tiêu và giải pháp PTNNL của
tỉnh Hải Dương định hướng đến năm 2020.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham
khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chính sách phát triển
nguồn nhân lực ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển nguồn
nhân lực tại tỉnh Hải Dương
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nguồn
nhân lực tại tỉnh Hải Dương
3


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM
1.1. Một số vấn đề lý luận về chính sách PTNNL
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực

Theo từ điển Tiếng Việt: NNL được hiểu là nơi phát sinh, nơi
cung cấp sức của con người trên đầy đủ các phương diện cho lao động
sản xuất.
1.1.2. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực
PTNNL được hiểu là tổng thể các phương pháp, biện pháp,
chính sách nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng của từng con
người lao động trong xã hội bao gồm cả về trí tuệ, thể chất và phẩm
chất tâm lý, xã hội để có thể đáp ứng nhu cầu NNL có chất lượng cho
sự phát triển KT-XH của đất nước theo từng giai đoạn phát triển.
PTNNL bao gồm phát triển trên 2 mặt là số lượng và chất lượng.
1.1.3. Khái niệm về chính sách
Theo từ điển Bách khoa: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ
thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện
trong một thời gian nhất định trên những lĩnh vực cụ thể nào đó”.
Phân tích khái niệm chính sách thì thấy:
+ Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản
lý đưa ra;
+ Chính sách được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị
chung và tình hình thực tế;
+ Chính sách được ban hành bao giờ cũng nhắm đến một
mục đích nhất định; nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó;
chính sách được ban hành đều có sự tính toán và chủ đích rõ ràng.
1.1.4. Khái niệm chính sách công

4


Theo PGS.TS. Đỗ Phú Hải (Học viện Khoa học Xã hội) có
đưa ra khái niệm “Chính sách công là một tập hợp các quyết định
chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn các mục

tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện giải quyết các vấn đề xã hội theo
mục tiêu tổng thể đã xác định”
1.1.5. Khái niệm chính sách PTNNL
Chính sách PTNNL được hiểu là một tập hợp các quyết định
chính trị có liên quan của Nhà nước về PTNNL nhằm lựa chọn các
mục tiêu cụ thể, giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết vấn đề
về PTNNL theo mục tiêu tổng thể của Đảng và Nhà nước đã xác
định.
1.2. Nhận thức về chính sách PTNNL ở Việt Nam
1.2.1. Vấn đề chính sách PTNNL
Vấn đề chính sách PTNNL chính là nhằm xây dựng nguồn
nhân lực có cơ cấu và số lượng, chất lượng hợp lý, có đủ năng lực,
trình độ, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu xây dựng của đất nước
trong thời kỳ mới. Phát triển nguồn nhân lực cần được giải quyết
bằng chính sách của Nhà nước bởi nguồn nhân lực là lực lượng lao
động làm việc cho Nhà nước, có quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định
của pháp luật. Nhà nước là chủ thể quản lý và sử dụng lao động vì
thế Nhà nước cần có các chính sách để xây dựng và PTNNL.
1.2.2. Mục tiêu, giải pháp và công cụ chính sách PTNNL
1.2.2.1. Mục tiêu của chính sách PTNNL
Về mục tiêu chính sách giáo dục và đào tạo là tập trung đào
tạo NNL trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và
năng lực tự học, tự làm. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại
học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch
phát triển nhân lực quốc gia, trong đó có một số trường và ngành đào
tạo ngang tầm khu vực và quốc tế.
5


Về mục tiêu chính sách việc làm: Hoàn thiện chính sách việc

làm để cân đối cung cầu giữa đào tạo và nhu cầu tuyển dụng, nâng
cao chất lượng đào tạo, tạo việc làm cho người dân.
1.2.2.2. Giải pháp chính sách PTNNL
Thứ nhất, đổi mới nhận thức về phát triển sử dụng NNL
Thứ hai, đổi mới căn bản quản lý nhà nước về phát triển và
sử dụng nhân lực
Thứ ba, xây dựng cơ chế chính sách đào tạo theo nhu cầu của
xã hội, gắn kết các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp
Thứ tư, tập trung xây dựng và thực hiện các chương trình, dự
án trọng điểm
Thứ năm, xây dựng triển khai Chiến lược phát triển giáo dục
và chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 – 2020 trong đó yêu
cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo nhu cầu phát
triển của xã hội
Thứ sáu, đổi mới chính sách sử dụng nhân lực, chính sách
trọng dụng và phát triển nhân tài.
Thứ bảy, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển nguồn
nhân lực theo hướng
Thứ tám, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế đẩy nhanh đào
tạo nhân lực
1.2.2.3. Công cụ chính sách
Công cụ dựa vào tổ chức; Công cụ dựa vào quyền lực
Công cụ tài chính; Công cụ thông tin (tuyên truyền)
1.2.3. Chủ thể chính sách PTNNL
Cấp Trung ương: Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Quốc
hội, Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan và các cơ quan ngang bộ.
Cấp địa phương: Tỉnh ủy, Thành ủy, HĐND, UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các sở trực thuộc tỉnh, thành


6


phố trực thuộc trung ương, Huyện ủy, HĐND, UBND các quận,
huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
1.2.4. Thể chế chính sách PTNNL
- Thể chế do cấp Trung ương quản lý bao gồm các văn bản
Luật do Quốc hội ban hành, các văn bản pháp quy do Chính phủ và
các Bộ ngành Trung ương ban hành.
- Thể chế do chính quyền địa phương quản lý bao gồm các
văn bản quy phạm do HĐND, UBND và các cơ quan chức năng các
cấp ở địa phương ban hành.
1.2.5. Các yếu tố tác động đến chính sách PTNNL
1.2.5.1. Hệ thống chính trị: Văn hóa chính trị, hiến pháp, thể
chế chính trị:
1.2.5.2. Các yếu tố bên trong: Vai trò của công luận và
truyền thông, Hệ thống các giá trị xã hội, Hệ thống kinh tế, Năng lực
của chủ thể lập chính sách
1.2.5.3. Các yếu tố bên ngoài: Địa chính trị, các loại thế so
sánh quốc gia và các quan hệ kinh tế.
Kết luận Chƣơng 1
Phát triển NNL là tất yếu nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp
CNH, HĐH. Sức mạnh của NNL không chỉ ở số lượng đông mà chủ
yếu ở chất lượng cao; đó là sự kết hợp hài hòa giữa thể lực, trí lực ở
những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Những cơ sở lý
luận về vấn đề chính sách phát triển nguồn nhân lực và việc tìm hiểu
về các chính sách phát triển nguồn nhân lực của nước ta hiện nay là
cơ sở pháp lý để các địa phương triển khai thực hiện.

7



Chƣơng 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC Ở TỈNH HẢI DƢƠNG
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã
hội của tỉnh Hải Dƣơng
Điều kiện tự nhiên tỉnh Hải Dương
Hải Dương nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, tọa
độ địa lý từ 20043’ đến 21014’ vĩ độ Bắc, 106003’ đến 106038’ kinh
độ Đông. Tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Diện tích tự
nhiên là 1.662 km2, địa hình nghiêng, thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam theo hướng nghiêng của đồng bằng Bắc Bộ chia làm 2
vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Hải Dương nằm trong khí
hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt. Có các khoảng sản
chính: Đá vôi xi măng ở Kinh Môn, cao lanh có ở Kinh Môn và Chí
Linh, đất sét chịu lửa, bô xít.
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương
Về dân số
Dân số trung bình năm 2011 là 1.729.776 người, mật độ dân
số là 1.039 người/km2 trong đó dân số thành thị là 379.180 người
(chiếm 21,9%), nông thôn là 1.350.596 người (chiếm 78.1%). Đến
năm 2015 dân số trung bình là 1.774.480 người, mật độ dân số 1.064
người/km2 trong đó dân số nông thôn là 1.346.903 người (chiếm
75.9%), dân số thành thị là 427.577 người (chiếm 24.1%).
Về kinh tế
Năm 2014, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt 3.5
tỷ USD ước tăng 7,7% so với năm 2013 trong đó, giá trị tăng thêm
(tính cả thuế) khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,3%, công
nghiệp - xây dựng tăng 9,9%, dịch vụ tăng 6,5%. Cơ cấu kinh tế

8


nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 16,5% - 51,2% - 32,3%. Tổng
mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 34.770,1 tỷ đồng,
tăng 11,8%; chỉ số giá bình quân năm tăng 3,42%.
Về du lịch
Hải Dương có 1.098 di tích lịch sử trong đó có 133 di tích
được xếp hạng cấp quốc gia và nhiều di tích được xếp hạng đặc biệt
như Côn Sơn – Kiếp Bạc. Các di tích lịch sử - văn hóa như: Đền Kiếp
Bạc thờ Đức thánh Trần, Đền Tranh thờ Quan lớn Tuần tranh, chùa
Côn Sơn, Văn miếu Mao điền, di tích gốm sứ Chu Đậu, di tích Kính
Chủ - An Phụ,… nhiều làng nghề thủ công truyền thống với các đặc
sản nổi tiếng như bánh đậu xanh, bánh gai Ninh Giang, vải thiều
Thanh Hà…
2.2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Hải
Dƣơng
2.2.1. Vấn đề chính sách PTNNL ở tỉnh Hải Dương
Về quy mô nguồn nhân lực của tỉnh
Năm 2011, dân số là 1.729.776 người trong đó dân số thành
thị là 379.180 người, dân số nông thôn là 1.350.596 người, dân số
trong độ tuổi lao động là 1.041.159 người.
Về chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh
Chất lượng NNL chưa cao do chưa được đào tạo theo yêu
cầu của sự phát triển công nghiệp. Điều này dẫn đến tình trạng mâu
thuẫn giữa lượng và chất ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện mục tiêu
chung là xây dựng, phát triển KT-XH của tỉnh. Bên cạnh đó việc thu
hút NNL chất lượng cao về làm việc tại tỉnh chưa thực sự tốt.
Về giáo dục, đào tạo và nâng cao chất lượng NNL
Cơ sở vật chất đầu tư cho giáo dục còn khó khăn nhất là giáo

dục mầm non. Số lượng, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia, nhất là
9


mầm non, trung học cơ sở và trung học phổ thông còn thấp so với
yêu cầu thực tiễn. Phổ cập giáo dục bậc trung học không đảm bảo
mục tiêu đã đặt ra.
Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu, việc liên kết giữa
đào tạo với cơ sở sản xuất còn hạn chế, hiệu quả thấp.
Về việc làm và thị trường lao động
Nhu cầu việc làm đối với lực lượng lao động trẻ trong tỉnh đang
bức xúc đối với lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn đang bị ảnh
hưởng bởi quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa.
NNL chủ yếu phân bổ ở nông thôn, tuy nhiên trước tốc độ đô
thị hóa nhanh như hiện nay, tỉnh Hải Dương đang có xu hướng dịch
chuyển NNL từ nông thôn lên thành thị để học tập và tìm việc làm.
Việc này dẫn đến trình trạng quá tải về nhà ở, việc làm, tăng ô nhiễm
môi trường và hàng loạt vấn đề xã hội kéo theo. Điều này, cần thiết
có những nhà hoạch định chính sách đưa ra các giải pháp chính sách
thực hiện giải quyết các vấn đề tồn tại trên.
2.2.2. Mục tiêu, giải pháp và công cụ chính sách PTNNL
tại tỉnh Hải Dương
2.2.2.1. Mục tiêu chính sách PTNNL tại tỉnh Hải Dương
- Phát triển NNL đủ về số lượng, chất lượng .
- Phát triển nhân lực trong mối quan hệ mật thiết giữa CNH,
HĐH và đô thị hóa
- Phát triển nhân lực làm điểm tựa và thúc đẩy thị trường lao
động phát triển.
- Cùng với phát triển toàn diện, phát triển nhân lực có trọng
tâm, trọng điểm.

- Xây dựng NNL có chất lượng cao đáp ứng sự nghiệp CNH,
HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh và đất nước;
10


2.2.2.2. Giải pháp và công cụ chính sách PTNNL tại Hải
Dương
Đổi mới quản lý nhà nước về phát triền nhân lực. Xây dựng
và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích thúc đẩy phát
triển NNL.
Mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để PTNNL với
các cơ quan, tổ chức Trung ương, các tỉnh, thành phố, hợp tác quốc
tế. Tập trung xây dựng và thực hiện các chương trình dự án trọng
điểm.
2.2.3. Chủ thể chính sách PTNNL tại tỉnh Hải Dương
Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh có kế hoạch công bố và chỉ đạo
các ngành xây dựng các chương trình, đề án PTNNL theo chức năng
và nhiệm vụ được giao. Cụ thể:
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương
Chủ trì, phối hợp triển khai nghiên cứu, cụ thể hóa, lồng
ghép các mục tiêu, quan điểm và giải pháp pháp triển nhân lực vào
các kế hoạch 5 năm, hàng năm.
Sở Tài chính tỉnh Hải Dương
Chủ trì, phối hợp cân đối ngân địa phương, ngân sách trung
ương để cân đối các nguồn lực tài chính.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương
Chủ trì, phối hợp xây dựng kế hoạch, đề án, chương trình cụ
thể hóa quy hoạch cho từng giai đoạn. Xây dựng kế hoạch 5 năm và
hàng năm về đào tạo NNL của ngành.
Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Hải Dương

Chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện những nội dung quy
hoạch thuộc lĩnh vực phụ trách, đặc biệt là lĩnh vực dạy nghề. Tăng
cường công tác dự báo cung cầu lao động.
11


Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương
Rà soát, đánh giá thực trạng cán bộ, công chức, viên chức.
Tiếp tục thực hiện các chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng
năm về đào tạo NNL về cán bộ công chức, viên chức các cấp, các
ngành.
Chủ trì, phối hợp triển khai xây dựng và thực hiện Đề án về thu
hút NNL chất lượng cao làm việc lâu dài tại Hải Dương.
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương
Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện công tác quản
lý đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Xây dựng kế
hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn
tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 đảm bảo có trọng tậm, trọng điểm, chất
lượng và hiệu quả, đào tạo gắn với quy hoạch phát triển địa phương.
Các Sở ban ngành có liên quan, UBND quận, huyện, thị xã,
thành phố và các cơ quan truyền thông
Phối hợp với các sở có tên nêu trên xây dựng kế hoạch 5 năm
và hàng năm về đào tạo NNL của ngành mình phụ trách.
2.2.4. Thể chế chính sách PTNNL tại tỉnh Hải Dương
Luật Lao động; Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và luật sửa
đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009; Luật
dạy nghề 29/11/2009;
Nghị quyết số 39/NQ-CP ngày 04/10/2010 của Thủ tướng
Chính phủ về triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực các

Bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2011 - 2020;
Quyết định 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam
thời kỳ 2011 - 2020;
12


Quyết định 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt
Nam giai đoạn 2011 - 2020;
- Quyết định số 2862/QĐ-UBND ngày 28/10/2010 của
UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự
toán kinh phí dự án “Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2011-2020”;
Quyết định số 2647/QĐ-UBND ngày 19/09/2011 của Ủy ban
nhân tỉnh Hải Dương về phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh
Hải Dương giai đoạn 2011 – 2020;
Quyết định 3478/QĐ-UBND ngày 19/12/2011 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt đề án “Nâng cao chất
lượng NNL trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2015”;
2.2.5. Những nhân tố tác động đến chính sách PTNNL tỉnh
Hải Dương
Những nhân tố bên trong
Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 13/8/2004 về Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm
2020 nhấn mạnh việc các tỉnh trong vùng cần phát huy tiềm năng, lợi
thế về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng đẩy nhanh tốc độ phát
triển KT-XH một cách có hiệu quả và bền vững.
Những nhân tố bên ngoài

Toàn cầu hoá là xu thế khách quan, bao trùm các lĩnh vực,
vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng, sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc
lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
Hội nhập quốc tế đã đòi hỏi Hải Dương phải có mặt bằng dân
trí cao hơn, phát triển một lực lượng lao động có khả năng nắm bắt
13


công nghệ tiến tiến với những chuyển biến nhanh và đa dạng về hình
thái của nền kinh tế, cũng như khả năng bắt kịp với tiến bộ và chuyển
đổi mang tính toàn cầu.
2.3. Tổ chức thực hiện CSPTNNL tỉnh Hải Dƣơng
2.3.1. Đánh giá mục tiêu đề ra trong thực hiện chính sách
PTNNL ở tỉnh Hải Dương
Kết quả cụ thể như sau: Thực hiện Đề án dạy nghề cho lao
động nông thôn giai đoạn 2011 – 2015: Năm 2015 tỷ lệ lao động qua
đào tạo đạt 55 %. Giai đoạn 2011 - 2015, đào tạo nghề cho 155.267
người (đạt 103,5% kế hoạch) trong đó cao đẳng nghề: 3.488 người,
trung cấp nghề: 7.617 người, sơ cấp nghề: 50.640 người. Dạy nghề
dưới 3 tháng 93.522 người. Tổng số lao động nông thôn đã được học
nghề trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng là 38.878 người đạt 63%
so với kế hoạch, tỷ lệ có việc làm đạt trên 80%. Tỷ lệ có việc sau học
nghề đạt khoảng trên 75%.
Kết quả triển khai Đề án “Dạy và học ngoại ngữ ở các cơ sở
giáo dục tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 – 2020”: Năm học 2014 –
2015 triển khai xây dựng mô hình trường điển hình về dạy học ngoại
ngữ ở 9 trường phổ thông, trường Cao đẳng Hải Dương và Trường
Đại học Hải Dương. Đến nay toàn tỉnh có 114 trường tiểu học, 52
trường THCS và 11 trường THPT tham gia giảng dạy chương trình
tiếng Anh mới.

Kết quả triển khai thực hiện các mục tiêu trong Quy hoạch
PTNL tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2015.
Đối với giáo dục mầm non, tỷ lệ dưới 3 tuổi đến trường đạt
46%, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đạt 98%, trẻ 5 tuổi đến lớp đạt
100%. Đối với giáo dục phổ thông, toàn tỉnh có 280 trường tiểu học,
14


272 trường THCS, 54 trường THPT. Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào
lớp 1, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học và THCS đạt 100%.
Các cơ sở giáo dục đã đảm bảo đủ số lượng, giáo viên đáp
ứng tốt yêu cầu vị trí việc làm, chất lượng đội ngũ không ngừng được
nâng cao, cơ cấu ổn định làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng
giáo dục phổ thông, tạo nền chất lượng cao cho đào tạo nhân lực.
Tổng số cán bộ, công chức, viên chức khu vực hành chính,
công chức, viên chức trong đợn vị sự nghiệp công lập (thạc sĩ, tiến sĩ)
chiếm 3.43%, đại học chiếm 56.82%, trung cấp cao đẳng không có
trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 39.75%. Từ 2011 đến nay qua
thi tuyển toàn tỉnh đã tuyển dụng được 199 công chức, 700 công
chức cấp xã, xét tuyển tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức
cấp xã 18 người đại học loại giỏi theo chế độ thu hút, ưu đãi sử dụng
nhân tài.
2.3.2. Thực trạng triển khai thực hiện các giải pháp, công
cụ trong thực hiện CSPTNNL tại tỉnh Hải Dương
Về nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, chủ động rà soát
điều chỉnh mạng lưới cơ sở đào tạo cho phù hợp với quy hoạch phát
triển nhân lực của tỉnh và định hướng quy hoạch, phát triển KT-XH
của địa phương.
Chú trọng phát triển hệ thống định hướng nghề nghiệp, tiếp
tục thanh kiểm tra, rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ

sở đào tạo, các ngành nghề đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo.
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục theo hướng xây dựng các cơ chế ưu
đãi về đầu tư, đất đai và vốn hỗ trợ các cơ sở giáo dục công lập và
ngoài công lập, các cơ sở đào tạo nghề. Về sự phối hợp của chủ thể
chính sách, UBND tỉnh đã chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương
của Đảng, chính sách của Nhà nước về giáo dục, việc làm, lao động.
15


Tỉnh đã phân công cho các cơ quan, sở, ban ngành thực hiện các
quyết định, kế hoạch của tỉnh đã đề ra về PTNNL.
Về nguồn lực chính sách, ngoài ngân sách Nhà nước cấp tỉnh
đã chủ động tăng cường huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp
và các tổ chức cho đào tạo nâng cao trình độ người lao động.
Công tác tuyên truyền: Quán triệt sâu sắc đến cán bộ, đảng
viên, nhân dân trong tỉnh thực hiện chủ trương, quan điểm, đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về vị trí, vai trò của
PTNNL đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhất là lực
lượng lao động trực tiếp tham gia sản xuất cần có tay nghề, kỹ thuật
cao.
2.3.3. Đánh giá vai trò của các chủ thể tham gia trong thực
hiện chính sách PTNNL
Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển
nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương, tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chủ
động triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, xây
dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn
2011 – 2015. Các sở, ngành trong tỉnh tham gia thực hiện chính sách
đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch đảm nhận thực hiện
những nội dung theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
2.3.4. Đánh giá môi trường thể chế thực hiện chính sách

PTNNL
Thực hiện chính sách PTNNL tỉnh Hải Dương từ năm 2011
đến nay được thể chế hóa thông qua Nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng
bộ tỉnh, Chương trình, Nghị quyết chuyên đề, Đề án của Tỉnh ủy,
Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phát triển KT – XH tỉnh Hải

16


Dương giai đoạn 2011 – 2020; các quy định, quy chế về đào tạo, bồi
dưỡng, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ.
Các văn bản của tỉnh về thực hiện chính sách PTNNL được
soạn thảo và ban hành theo đúng thẩm quyền về thể thức quy định
hiện hành của Nhà nước: UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định
thành lập Ban chỉ đạo giám sát thực hiện các đề án liên quan đến thực
hiện chính sách PTNNL, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành
viên theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm thoe dõi, đôn đốc thực
hiện và đề xuất điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn.
Tuy nhiên, thể chế về thực hiện chính sách PTNNL của tỉnh còn có
những hạn chế sau: Năng lực quản lý thể chế chính sách PTNNL của
tỉnh hiệu quả chưa cao nhất là của các cơ quan có thẩm quyền trong
thực hiện, tổ chức, phân tích và đánh giá chính sách.
Chính sách thu hút nhân tài ban hành chậm so với các tỉnh,
thành phố khác trong cả nước, hiệu quả thực hiện chính sách chưa
cao, các chính sách PTNNL chất lượng cao còn hạn chế do mới chỉ
tập trung ở các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến cơ sở mà thiếu các
chính sách riêng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2.3.5. Đánh giá các yếu tố tác động đến việc thực hiện
chính sách PTNNL

Những tác động tích cực:
Quy mô trường lớp không ngừng được củng cố, phát triển,
đội ngũ cán bộ công chức, viên chức không ngừng lớn mạnh về mọi
mặt bước đầu đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh.
17


Đời sống của cán bộ, công chức viên chức ngày càng được nâng cao.
Cơ sở vật chất của trường lớp, trang thiết bị dạy và học được đầu tư
tăng cường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu ngành nghề
đa dạng theo nhu cầu của xã hội. Phát triển nguồn nhân lực của tỉnh
đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế trên địa bàn tăng trưởng khá nhanh.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011- 2015 tăng bình quân
7.7%/năm. Năm 2015 quy mô kinh tế tỉnh đạt 76.734 tỷ đồng, gấp
1.83 lần năm 2010.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng, tỷ trọng công
nghiệp tăng nhanh, tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chuyển dịch từ 20.1% - 47.7% 32.2% năm 2010 sang 15.9% - 52.5% - 31.6% năm 2015. Cơ cấu lao
động đang được chuyển dịch tương ứng từ 47.9% - 31.4% - 20.7% từ
năm 2010 sáng 36.5% - 35.0% - 28.5% năm 2015
Những hạn chế, khó khăn thách thức:
Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển nguồn
nhân lực chưa đồng bộ và chưa đáp ứng nhu cầu đổi mới. Nhiều chủ
trương, chính sách chưa được thể chế hóa và cụ thể hóa bằng các
chính sách cụ thể ở cấp vi mô, cấp ngành phù hợp nền kinh tế chuyển
đổi.
Tổng nhu cầu kinh phí lớn ảnh hưởng đến việc triển khai và
thực hiện. Một số cơ sở dạy nghề hoạt động kém hiệu quả, cơ sở vật
chất, thiết bị dạy nghề còn thiếu, đội ngũ giáo viên còn thiếu. Ngành
nghề đào tạo chưa gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh
nghiệp. Sự phân công phối hợp, điều hành của các cơ quan, cơ sở

ngành trong tỉnh còn nhiều vấn đề, chưa đồng bộ, hiệu lực thấp, các
văn bản hướng dẫn thực hiện ban hành còn chậm, hiệu quả không cao
chưa thực sự gắn sát với thực tế tình hình KT-XH của tỉnh.
18


Kết luận Chƣơng 2
Thực hiện chính sách PTNNL tại tỉnh Hải Dương trong thời
gian qua tuy đã đạt được một số kết quả và có những đóng góp nhất
định trong sự phát triển KT-XH của tỉnh nhưng chưa thực sự bền
vững và chưa đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế
hiện nay. Vì thế, tỉnh Hải Dương cần tiếp tục quan tâm đổi mới trong
việc thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo cho yêu cầu phát triển
của tỉnh theo sự phát triển chung của đất nước.

Chƣơng 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỈNH HẢI DƢƠNG
3.1. Quan điểm, mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển
KT-XH tỉnh Hải Dƣơng đến năm 2020
Quan điểm phát triển
Thứ nhất, phát triển NNL tỉnh Hải Dương phải phù hợp với
Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam, Quy hoạch phát triển nhân
lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
Thứ hai, phát triển toàn diện NNL về các mặt trí lực, thể lực,
đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp là một trong các khâu đột phá để thực
hiện thắng lợi mục tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm
2020 của tỉnh.
Thứ ba, phát triển NNL phải đảm bảo mục tiêu trước mắt và
lâu dài.

Thứ tư, phát triển NNL là sự nghiệp, là trách nhiệm của toàn
xã hội, của từng gia đình và mọi người dân.
19


Mục tiêu phát triển tổng quát đến năm 2020
Phát triển nhanh, vững chắc và toàn diện, đưa Hải Dương cơ
bản trở thành tỉnh công nghiệp có nền tảng kinh tế, văn hóa - xã hội
tiến bộ văn minh, môi trường bền vững, quốc phòng - an ninh vững
chắc, trở thành trung tâm kinh tế, đô thị lớn và hiện đại ở Đồng bằng
sông Hồng vào năm 2020.
Chỉ tiêu về kinh tế:
Tổng sản phẩm (GDP) tăng 11% - 11,5%/năm, trong đó khu
vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 1,8%/năm, khu vực
công nghiệp tăng bình quân 12,6% - 12,8%/năm, khu vực dịch vụ
tăng bình quân 12,3%- 12,5%/năm; Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ năm 2020 là: 13,3% 50,2% - 36,5%; GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 3.400 3.500 USD.
Giá trị xuất khẩu tăng bình quân 16% -16,5%/năm; Huy động
ngân sách vào năm 2020 đạt 14 -15%; thu ngân sách nhà nước trên
địa bàn tăng bình quân 16 -16,5%/năm; Vốn đầu tư toàn xã hội thời
kỳ 2011 - 2020 đạt 410 - 420 ngàn tỷ đồng.
Chỉ tiêu về văn hóa, xã hội:
Giữ ổn định mức tăng dân số tự nhiên hàng năm dưới 1%;
Cơ cấu lao động các khu vực: nông, lâm, thuỷ sản - công nghiệp, xây
dựng - dịch vụ đến 2020 là 30% - 35,5% - 34,5%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 75%; Giảm tỷ
lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 1,5 - 2%/năm.
Giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị hàng
năm xuống dưới 4%. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng
theo cân nặng xuống dưới 12%, theo chiều cao/tuổi xuống dưới 18%

vào năm 2020; Bình quân có 25 giường bệnh/1 vạn dân (không tính
các trạm y tế xã), có 8 bác sỹ/1 vạn dân vào năm 2020. Tỷ lệ làng,
20


khu dân cư văn hóa đạt 80%; Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới
đạt trên 60% vào năm 2020.
Chỉ tiêu về môi trường:
Tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh vào năm 2020 đạt 22,5% 23%; Tỷ lệ xử lý rác thải đô thị vào năm 2020 đạt trên 95%; Tỷ lệ thu
gom và xử lý theo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường các loại rác thải
nguy hại đạt 100% vào năm 2015.
Tỷ lệ các cụm công nghiệp hoạt động có hệ thống xử lý nước
thải đảm bảo vệ sinh môi trường đạt 100%; Tỷ lệ các hộ nông thôn
được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100% vào năm 2020.
3.2. Các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả chính sách
PTNNL ở tỉnh Hải Dƣơng
Một là, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy
Đảng, chính quyền, sự tham gia phối hợp của các ngành, đoàn thể,
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện chính sách
PTNNL.
Hai là, tiếp tục làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền nhằm
nâng cao nhận thức của toàn xã hội, góp phần làm thay đổi quan
điểm và tâm lý xã hội, tạo động lực PTNNL
Ba là, chú trọng nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục và
dạy nghề, đa dạng hóa các loại hình, cấp độ đào tạo nghề, thực hiện
đào tạo nghề theo địa chỉ và nhu cầu của xã hội
Bốn là, xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến
khích đào tạo, thu hút và sử dụng nhân lực.
Năm là, đẩy mạnh xã hội hóa trong đào tạo, PTNNL
Sáu là, bảo đảm nguồn kinh phí cho thực hiện chính sách

PTNNL

21


3.3. Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách
PTNNL ở Việt Nam
Hoàn thiện thể chế chính sách PTNNL
Đổi mới, tăng cường quản lý nhà nước về PTNNL
Bảo đảm nguồn lực tài chính cho PTNNL
Hoàn thiện giải pháp chủ động hội nhập quốc tế để PTNNL
Đổi mới giáo dục và đào tạo, tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất trường lớp, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, gắn công tác giáo dục
đào tạo với sử dụng NNL
Nâng cao năng lực của chủ thể chính sách PTNNL
3.3. Đề xuất và kiến nghị
Thứ nhất, các trường Đại học, cao đẳng, đào tạo nghề trên
địa bàn tỉnh cần đổi mới giáo trình giảng dạy, chú trọng đến kỹ năng
thực hành thực tế hơn là lý thuyết.
Thứ hai, có sự lựa chọn đầu tư của Nhà nước và kêu gọi đầu
tư tư nhân vào một số trường đào tạo nghề trọng tâm.
Thứ ba, hệ thống trường Đại học, cao đẳng, trường nghề cần
thay đổi mô hình đào tạo. Đào tạo theo nhu cầu của xã hội, có sự liên
kết với các doanh nghiệp, công ty trong đào tạo kỹ năng, kỹ thuật đối
với các học viên.
Kiến nghị
Sở Lao động thương binh và xã hội kiến nghị UBND tỉnh
thành lập Trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của
tỉnh.
Kiến nghị UBND tỉnh đôn đốc, chỉ đạo thực hiện nghiêm

chỉnh, sâu rộng đến với nhân dân Đề án “Truyền thông về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề”
22


Kết luận Chƣơng 3
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối
với PTNNL. Coi trọng vấn đề PTNNL trong các kế hoạch, chương
trình, dư án phát triển KT-XH. Kết hợp việc quản lý PTNNL một
cách thống nhất và phân cấp phát huy tính chủ động của các ngành,
các cấp nhằm thực hiện quản lý Nhà nước một cách toàn diện. Với hệ
thống giải pháp đồng bộ sẽ thực hiện có hiệu quả vấn đề chính sách
PTNNL ở nước ta hiện nay. Chính sách PTNNL là công cụ quản lý
quan trọng của Nhà nước vì thế chính sách phải đảm bảo vừa có tính
chiến lược dài hạn, thường xuyên, liên tục và phù hợp với các yêu
cầu phát triển KT-XH của đất nước trong từng giai đoạn khác nhau.

23


×