Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên trường đại học sư phạm hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
----------------

ĐOÀN THỊ HỒNG VĂN

GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƢỚC CHO SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
----------------

ĐOÀN THỊ HỒNG VĂN

GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƢỚC CHO SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI HIỆN NAY
Chuyên ngành : Triết học
Mã số

: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ GIÁNG HƢƠNG


HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ Triết học với đề tài: “Giáo dục lòng
yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội hiện nay”
là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS. Nguyễn Thị Giáng Hương.
Các tài liệu tham khảo, trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả

Đoàn Thị Hồng Văn


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng quản lý
sau đại học, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Triết học - Trường đại
học Sư phạm Hà Nội, cùng các thầy cô hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ đã
chỉ dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian học tập, nghiên
cứu và bảo vệ luận văn của mình.
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
cô giáo TS. Nguyễn Thị Giáng Hương đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, động
viên em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cảm ơn gia đình bạn bè và những người thân đã bên em tạo mọi điều
kiện, động viên giúp đỡ em hoàn thành luận văn của mình.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn


Đoàn Thị Hồng Văn


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 7
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...................................................... 7
5. Giả thuyết khoa học .............................................................................. 8
6. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 8
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ............................................................... 8
8. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 8
9. Kết cấu luận văn ................................................................................... 9
10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn ................... 9
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÒNG YÊU NƢỚC
CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
HIỆN NAY .................................................................................... 10

1.1. Một số vấn đề lý luận về giáo dục lòng yêu nƣớc ................................ 10
1.1.1. Lòng yêu nước .................................................................................. 10
1.1.2. Giáo dục lòng yêu nước .................................................................... 15
1.2. Một số vấn đề lý luận về lòng yêu nƣớc của sinh viên Trƣờng
Đại học Sƣ phạm Hà Nội ...................................................................... 18
1.2.1. Đặc điểm của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội .............. 18

1.2.2. Truyền thống yêu nước của sinh viên Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội ............................................................................................... 21
1.2.3. Nội dung giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội hiện nay .......................................................... 25


1.3. Tầm quan trọng của việc giáo dục lòng yêu nƣớc cho sinh viên
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội hiện nay ........................................ 37
1.3.1. Vai trò và vị trí của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay .................... 37
1.3.2. Sự cần thiết của việc giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay ...................................... 41
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 44
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC LÒNG YÊU
NƢỚC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ
NỘI HIỆN NAY............................................................................ 46

2.1. Thực trạng giáo dục lòng yêu nước của sinh viên Trường Đại học
Sƣ phạm Hà Nội .................................................................................... 46
2.1.1. Những thành tựu đã đạt được trong công tác giáo dục lòng yêu
nước cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay ...... 46
2.1.2. Những hạn chế trong công tác giáo dục lòng yêu nước cho sinh
viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay .............................. 52
2.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác giáo dục lòng
yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội .............. 57
2.1.4. Một số vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục lòng yêu nước
cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội .............................. 59
2.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả trong giáo
dục lòng yêu nƣớc cho sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà
Nội hiện nay ........................................................................................... 61

2.2.1. Giải pháp về nội dung giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay ...................................... 61
2.2.2. Giải pháp về phương pháp giáo dục lòng yêu nước cho sinh
viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay .............................. 71
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 90
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 93
PHỤ LỤC........................................................................................................................... 98


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCH

:

Ban Chấp hành

CNH - HĐH :

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

ĐHSP

:


Đại học sư phạm

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

TNCS

:

Thanh niên cộng sản


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, lòng yêu nước đã trở thành
một trong những tài sản quý giá và thiêng liêng góp phần làm nên truyền thống
dân tộc Việt Nam. Trong lời nói đầu cuốn sách nghiên cứu về sự phát triển của
tư tưởng ở Việt Nam, giáo sư Trần Văn Giàu cũng khẳng định: “Truyền thống
lớn của ông cha ta là yêu nước, là chủ nghĩa yêu nước” [8, tr.10].

Đất nước Việt Nam trong trường kỳ lịch sử đã nếm bao cay đắng và
khổ nhục của một dân tộc mất nước nhưng với lòng yêu nước dân ta luôn tự
vùng lên đấu tranh giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ làm hình thành nên một
chủ nghĩa yêu nước độc đáo. Ở đó: “yêu nước không chỉ có sự căm thù giặc
bằng hành động bản năng mà còn có những lý luận làm phương hướng cho
chiến đấu, động lực cho phong trào và cơ sở cho niềm tin thất thắng” [39, tr.21].
Lòng yêu nước trở thành sợi chỉ đỏ xuyên qua các giai đoạn trong lịch sử tư
tưởng Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại, nó là sức mạnh tinh thần, là ngọn lửa
bất diệt trong trái tim mỗi người dân, giúp cho dân ta chiến thắng mọi kẻ thù
và nuôi dưỡng sự sinh tồn cho dân tộc. Ngày nay, lòng yêu nước ấy không
những phai mờ mà luôn được bồi dưỡng độc đáo, phong phú hơn và trở thành
hành trang không thể thiếu của mỗi người con đất Việt trong quá trình xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội - một bộ phận những người con đất
Việt, cũng mang trong mình trách nhiệm với quê hương đất nước. Là những
sinh viên theo học ngành Sư phạm để sau này ra trở thành những người thầy,
người cô, giáo dục và đào tạo các thế hệ học trò thì việc trang bị những tri
thức, tình yêu quê hương đất nước cho bản thân là điều không thể thiếu. Sinh
viên Sư phạm chính là những nhà giáo dục tương lai có vị trí, vai trò thiêng
liêng với vận mệnh dân tộc, mang sứ mệnh truyền tiếp ngọn lửa yêu nước đến


2
cho các thế hệ mai sau. Các em là người trực tiếp giáo dục về tri thức, đạo
đức, nhân cách cho thế hệ trẻ sau này tiếp bước truyền thống tốt đẹp của cha
ông ta. Ngay từ khi thành lập trường cho đến nay đã có những thế hệ các sinh
viên luôn tích cực phát huy truyền thống yêu nước, họ xung phong tham gia
nhập ngũ, hoà mình vào phong trào “ba sẵn sàng”, tích cực tham gia sinh
viên tình nguyện góp phần nhỏ bé của mình trong công cuộc xây dựng đất
nước. Cho đến tận ngày hôm nay, những tinh thần, tình cảm, nhiệt huyết ấy

vẫn luôn sôi sục trong lòng số đông sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề cần được quan tâm là chủ nghĩa đế quốc và
các thế lực thù địch đang tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”
nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng với nhiều hình thức và thủ đoạn thâm
độc. Tiêu biểu nhất hiện nay như tình hình về chủ quyền, biển Đông, quan
điểm chính trị, tôn giáo… Mục tiêu của kẻ thù nhằm vào thế hệ trẻ làm lung
lạc tư tưởng, ý chí, phai nhạt truyền thống, lợi dụng lớp trẻ để công kích, lật
đổ chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chúng dùng mọi hình thức, thủ đoạn khác
nhau với mục đích làm phai mờ lòng yêu nước, ý chí khắc phục khó khăn,
vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu của sinh viên. Vì thế, việc bồi dưỡng
và giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội để họ có
những nhận thức và hành động đúng đắn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc lúc này là vô cùng cấp thiết. Nhận thức được tầm quan trọng đó, nên
tôi chọn đề tài: “Giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên Trường đại học Sư
Phạm Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, nó là
nhân tố vô cùng quan trọng làm nhân lên ý chí, nghị lực, sự đoàn kết, tạo ra
sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, từ trước đến nay đã có rất
nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lòng yêu nước và giáo dục lòng yêu


3
nước cho nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ. Từ đó, cho thấy được tầm quan trọng
cũng như cấp thiết phải giáo dục nhận thức về lòng yêu nước cho thế hệ trẻ,
học sinh, sinh viên hiện nay.
Thứ nhất, nghiên cứu về giáo dục lòng yêu nước thông qua lịch sử.
Tác giả Phan Ngọc Liên trong bài viết: “Giáo dục lòng yêu nước xã hội
chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản qua môn lịch sử” trong tạp chí Nghiên
cứu giáo dục, số 6, năm 1982 có đưa ra nhận định rằng:

Quan niệm về Tổ quốc, về lòng yêu nước, về tinh thần quốc
tế hiện nay vẫn là một trong những lĩnh vực của cuộc đấu tranh tư
tưởng. Bọn đế quốc và phản động quốc tế ra sức tuyệt đối hoá
những đặc điểm dân tộc, quyền lợi dân tộc, được hình thành trong
những điều kiện lịch sử khác nhau, khơi dậy lòng tự ái dân tộc về
chuyện quá khứ để phá hoại sự đoàn kết của các dân tộc ngày nay,
xuyên tạc sự hợp tác, giúp đỡ quốc tế trên tinh thần hữu ái giai cấp
trong sáng của vô sản để gây lòng hằn thù dân tộc, phá hoại sự
nghiệp cách mạng chung [21, tr.10].
Từ đó tác giả kêu gọi thế hệ trẻ cần hình thành một quan niệm đúng đắn
về lòng yêu nước, hiểu đúng những sự kiện lịch sử quá khứ, để vạch trần
những luận điệu phản động, xuyên tạc của kẻ thù.
Trong Tạp chí Giáo dục số 157 năm 2007 có đăng bài “Giáo dục lòng
yêu nước, ý chí quyết thắng cho thế hệ trẻ qua dạy học cuộc kháng chiến
chống Pháp 1945 - 1954” của tác giả Bùi Thị Thu Hà, Đăng Văn Hồ. Bài viết
đề cập tới một số vấn đề về giáo dục lòng yêu nước: cần làm cho học sinh
nhận thức đúng nguyên nhân bùng nổ, tính chất cuộc chiến tranh của dân tộc;
giáo dục tinh thần quyết chiến, quyết thắng cho học sinh qua cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954; giáo dục học sinh nắm vững nguyên
lý: học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn; nâng cao chất lượng dạy học
lịch sử cho học sinh.


4
Tác giả Nguyễn Thị Định trong luận văn Thạc sĩ đã nghiên cứu đề tài:
“Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trung học cơ sở huyện Kiên
Lương tỉnh Kiên Giang qua môn lịch sử” (H: ĐHSPHN, 2010, 81tr) đã nghiên
cứu cơ sở lý luận của quá trình giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh
THCS huyện Kim Giang qua môn lịch sử. Trong luận văn tác giả đã đưa ra một
vài vấn đề về giáo dục truyền thống yêu nước, nêu ra cách giáo dục truyền

thống yêu nước cho học sinh THCS qua môn lịch sử như thế nào và đưa ra một
số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh.
Tác giả Phạm Thị Hiến trong luận văn Thạc sĩ, năm 2012, Trường
ĐHSP Hà Nội với đề tài: “Giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước cho
học sinh trong dạy học lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông tỉnh
Bắc Giang” có viết: “Yêu quê hương, đất nước là một truyền thống tốt đẹp của
nhân dân ta từ ngàn xưa đến nay. Đây là tình cảm tự nhiên của mỗi người dân
Việt” [14, tr.3]. Tác giả tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò và ý nghĩa của việc
giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước cho học sinh trong các tiết dạy
học lịch sử địa phương ở các trường THPT Bắc Giang. Trong luận văn đã phản
ánh thực trạng giáo dục truyền thống dân tộc cho học sinh trong dạy lịch sử và
đề xuất các hình thức, biện pháp giáo dục lòng yêu nước.
Thứ hai, nghiên cứu về giáo dục lòng yêu nước thông qua di sản văn hoá
dân tộc.
Trong luận văn Thạc sĩ triết học: “Di sản văn hoá vùng đất tổ với giáo
dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ của Phú Thọ hiện nay” của tác giả Trần Thị
Thanh Hương, năm 2013, Trường ĐHSP Hà Nội đã “Góp phần tìm hiểu sâu
sắc hơn về các di sản văn hoá vùng Đất tổ và phát huy giá trị của các di sản
đó vào việc giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ của vùng Đất tổ hiện nay”
[17, tr.4]. Luận văn đã góp phần nâng cao ý thức, lòng tự hào cho thế hệ trẻ
thông qua các di sản văn hoá dân tộc, từ đó hình thành những tư tưởng, hành
động tích cực thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước.


5
Thứ ba, nghiên cứu về giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
hiện nay.
Tác giả Lê Thị Khánh Vân trong luận văn Thạc sĩ, năm 2011, Trường
ĐHSP Hà Nội với đề tài: “Giáo dục truyền thống yêu nước cho thanh niên
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội hiện nay” đã đưa ra quan điểm của mình về

tinh thần yêu nước, chỉ ra thực trạng lòng yêu nước của thanh niên huyện Ba
Vì, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về tinh thần yêu
nước cho họ. Tác giả đưa ra một số giải pháp thiết thực như: cần nâng cao
nhận thức về công tác giáo dục truyền thống yêu nước trong nhà trường hiện
nay, không ngừng đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng môi
trường văn hoá và giáo dục chủ nghĩa yêu nước, giáo dục thanh niên tự ý thức
và luôn noi gương người tốt, việc tốt. Đây là những giải pháp hữu ích và cần
thiết giúp cho thế hệ trẻ nhận thức rõ về vai trò và trách nhiệm của mình đối
với vận mệnh dân tộc.
Tác giả Hà Thị Thơm trong luận văn Thạc sĩ khoa học với đề tài: “Giáo
dục truyền thống yêu nước cho học sinh, sinh viên trường trung cấp nghiệp vụ
và công nghệ Hải Phòng hiện nay” (2014) đã chỉ ra vai trò, nội dung giáo dục
truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó tác giả
đưa ra một số phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả giáo
dục truyền thống yêu nước cho học sinh, sinh viên. Tác giả cho rằng cần quán
triệt quan điểm của Đảng, đổi mới nhận thức đối với việc giáo dục truyền
thống yêu nước cho học sinh, sinh viên trong nhà trường, cần giáo dục cho
sinh viên tích cực rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức tác phong, có lối
sống trong sáng, lành mạnh và biết vận dụng những tri thức đã học vào tình
hình thực tế của đất nước.
Tác giả Nguyễn Thị Giáng Hương trong tạp chí Lý luận chính trị và
truyền thông có bài viết: “Giáo dục lòng yêu nước cho thanh niên trong giai


6
đoạn hiện nay” (2016) đã nêu ra sự cần thiết phải giáo dục lòng yêu nước cho
thanh niên trong giai đoạn mà đất nước đang bị xâm hại về chủ quyền, hoà bình
an ninh bị đe doạ. Theo tác giả việc giáo dục lòng yêu nước cho thanh niên
trong giai đoạn hiện nay cần được tập trung vào một số nội dung chủ yếu:
Một là, phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Hai là, giáo dục, rèn luyện cho thanh niên có được bản lĩnh chính trị vững
vàng, không cam chịu, khuất phục trước bất cứ thế lực thù địch, xâm lược.
Ba là, giáo dục cho thanh niên biết vươn lên làm chủ tri thức, khoa học
công nghệ hiện đại để góp phần xoá đói, giảm nghèo làm giàu chính đáng trên
quê hương của mình.
Bốn là, có chính kiến và hành động cụ thể với vận mệnh của dân tộc
đối với Đảng và Nhà nước trong tình hình hiện nay.
Thứ tư, nghiên cứu về giáo dục lòng yêu nước thông qua triết lý yêu
nước trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Tác giả Đồng Thị Tuyền trong luận văn Thạc sĩ Triết học của mình đã
nghiên cứu về đề tài: “Triết lý yêu nước trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đối với
việc giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà
Nội hiện nay” (H: ĐHSPHN, 2011 - 141tr), trong luận văn của mình tác giả đã
làm rõ khái niệm triết lý yêu nước của nhân dân ta qua các thời kỳ trong lịch sử
tư tưởng Việt Nam. Tác giả đã đánh giá thực trạng và nguyên nhân trong công
tác giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên các trường cao đẳng nghề Hà Nội.
Bên cạnh đó tác giả còn đề xuất ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục tinh thần yêu nước cho họ trên cơ sở kế thừa các giá trị yêu nước
truyền thống của dân tộc.
Thứ năm, nghiên cứu về giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh.
Luận văn Thạc sĩ: “Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thế
hệ trẻ tỉnh Hà Nam hiện nay” của tác giả Đặng Thị Thanh Tâm (2012),


7
Trường ĐHSP Hà Nội bàn về chủ nghĩa yêu nước từ đó giáo dục chủ nghĩa
yêu nước Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ tỉnh Hà Nam hiện nay. Tác giả đã chỉ ra
thực trạng về lòng yêu nước của thế hệ trẻ nói chung và thế hệ trẻ tỉnh Hà
Nam nói riêng từ đó định hướng giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh
cho thế hệ thanh niên để họ có được sự giáo dục đúng đắn và phù hợp, góp

sức trẻ của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhìn chung, các nghiên cứu khoa học trên đã nghiên cứu và khai thác
lòng yêu nước ở rất nhiều khía cạnh cả trong lý luận và thực tiễn, đưa ra
những phương hướng và các giải pháp để giúp nâng cao hiệu quả trong việc
giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ nói chung. Nhưng chưa có công trình
khoa học nào nghiên cứu sâu về giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên Sư
phạm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trên cơ sở đưa ra các biện
pháp thiết thực giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội.
Những công trình nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo bổ ích, giúp tôi phát
hiện, nghiên cứu, nâng cao chất lượng cho luận văn của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng của việc giáo dục lòng yêu nước cho
sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội và nguyên nhân của nó, tác giả đề xuất giải
pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống yêu nước cho
sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội hiện nay.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là những sinh viên đang theo học tại Trường
ĐHSP Hà Nội hiện nay.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên Trường
ĐHSP Hà Nội hiện nay.


8

5. Giả thuyết khoa học
Nếu thực hiện tốt công tác giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên
Trường ĐHSP Hà Nội hiện nay sẽ góp phần giáo dục toàn diện cho sinh viên
trong trường, đồng thời sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực về thái độ, tư tưởng,

tình cảm cũng như những hành động thiết thực của sinh viên góp phần vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát huy truyền thống tốt đẹp và giữ gìn
bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được các mục đích trên, luận văn cần phải thực hiện các
nhiệm vụ sau:
Một là, làm rõ cơ sở khoa học của việc giáo dục truyền thống yêu nước
và sự cần thiết của việc giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên Trường
ĐHSP Hà Nội hiện nay.
Hai là, phân tích làm rõ thực trạng và nguyên nhân của thực trạng giáo
dục lòng yêu nước cho sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội hiện nay.
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
lòng yêu nước cho sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội hiện nay.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về việc giáo dục lòng yêu nước cho sinh
viên Trường ĐHSP Hà Nội hiện nay. Trong đó nghiên cứu cụ thể về một số
khoa thuộc khoa học xã hội trong trường như khoa: Lý luận chính trị - Giáo
dục công dân, Triết học, Lịch sử, Văn học, Công tác xã hội…
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được triển khai trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Luận văn cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, điều tra,
khảo sát thực tiễn, phương pháp logic và lịch sử và các phương pháp chuyên
ngành trong nghiên cứu.


9
9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 2 chương và 5 tiết.

10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
10.1. Những luận điểm cơ bản
Lý luận chung về lòng yêu nước.
Sự cần thiết của việc giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên Trường
ĐHSP Hà Nội hiện nay.
Thực trạng giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên Trường ĐHSP Hà
Nội hiện nay.
Một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục
lòng yêu nước cho sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội hiện nay.
10.2. Đóng góp mới của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn góp phần làm rõ hơn các khái niệm về lòng
yêu nước trong hệ thống tư tưởng triết học Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, luận văn đã phân tích được thực trạng lòng yêu nước
hiện nay của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội và đưa ra được một số giải pháp
về nội dung và phương pháp giáo dục góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục
lòng yêu nước cho sinh viên.


10

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÒNG YÊU NƢỚC CỦA
SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI HIỆN NAY
1.1. Một số vấn đề lý luận về giáo dục lòng yêu nƣớc
1.1.1. Lòng yêu nước
Trong phạm trù đạo đức, nhân cách của con người, yêu nước thể hiện
một ý chí trách nhiệm với Tổ quốc và nhân dân. Từ xưa đến nay, dân tộc Việt
Nam luôn có lòng nồng nàn yêu nước và tình cảm cộng đồng sâu sắc, đó là
những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc.
Theo “Từ điển tiếng Việt” thì “yêu” có nghĩa là: “cảm thấy gắn bó, trìu

mến, hài lòng, thích thú, say mê… với những người hay vật có sức mạnh thu
hút” [29, tr.839], khái niệm “nước”, đất nước hay Tổ quốc là một phạm trù lịch
sử, là vùng đất trong đó có những người hay nhiều tộc người cùng chung sống
dưới một chế độ chính trị, xã hội và cùng thuộc về một nhà nước nhất định.
Trong cuốn “Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu
nước Hồ Chí Minh” giáo sư Nguyễn Hùng Hậu có bàn về khái niệm “nước”
với các nội dung sau:
Thứ nhất, ở khía cạnh thiên nhiên, địa lý “nước” chỉ non
sông, giang sơn, gấm vóc, lãnh thổ với biên giới cương vực rạch
ròi, chỉ đất nước.
Thứ hai, nếu chỉ có thiên nhiên, mảnh đất thuần tuý không
thôi thì cũng không gọi là “nước”, và muốn có nước phải có tộc
người sống trên đó và quan hệ giữa họ với nhau. Bởi vậy “nước”
chỉ tộc người, dân tộc và sự đoàn kết giữa các dân tộc.
Thứ ba, phải có những con người, chủ thể đứng trên đất nước
này, nên “nước” còn bao gồm những con người, người dân, nhân


11
dân, cái mà người Việt Nam gọi là đồng bào, con người nắm chủ
quyền trên lãnh thổ mình.
Thứ tư, từ con người hình thành nên gia đình, xã hội với
những thiết chế chính trị chặt chẽ của mình. Như vậy “nước” còn
bao gồm làng xã, quê hương, quốc gia, Tổ quốc, các tầng lớp, giai
cấp với những chế độ chính trị - xã hội nhất định trong mỗi thời kỳ.
Thứ năm, một trong những yếu tố không thể thiếu để tạo nên
diện mạo một đất nước, đó là văn hoá. Như vậy, “nước” còn bao
gồm cả những phong tục, tập quán, lịch sử, truyền thống.
Năm yếu tố trên liên hệ mật thiết với nhau thiếu một trong
năm yếu tố đó thì không thể gọi là “nước” [13, tr.10].

Chúng ta có thể hiểu yêu nước chính là lòng trung thành, đức xả thân
bảo vệ quê hương đất nước, thể hiện ở lòng tự hào về truyền thống vẻ vang
của dân tộc, nền văn minh, văn hiến rực rỡ, về Đảng quang vinh, nhân dân và
Bác Hồ vĩ đại. Yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã
hội, mà nội dung là tình yêu và lòng trung thành với Tổ quốc, lòng tự hào về
quá khứ và hiện tại với nhân dân, ý chí bảo vệ những lợi ích của đất nước.
Lênin cũng cho rằng yêu nước là: “Một trong những tình cảm sâu sắc nhất,
đã được củng cố qua hàng trăm năm, hàng ngàn năm tồn tại của các quốc gia
biệt lập” [23, tr.226].
Như vậy, theo tôi yêu nước là một tình cảm, trạng thái tâm lý tự nhiên
của con người như tình yêu quê hương, xứ sở, sự gắn bó với ngôn ngữ và
niềm tự hào về truyền thống. Yêu nước có quá trình phát triển cùng với lịch
sử phát triển của quốc gia, dân tộc. Theo quá trình đó thì tình cảm yêu nước
có tính chất cảm tính ấy dần dần trở thành lý tính có nội dung tư tưởng, lý
luận, rồi hình thành nên chủ nghĩa yêu nước.
Tình cảm yêu nước chính là sự gắn bó, yêu mến, tự hào, có trách nhiệm
của con người đối với dân tộc. Tình cảm yêu nước là cái vốn có trong mỗi con


12
người và thể hiện bằng ý chí, những hành động góp phần giữ gìn, bảo vệ và xây
dựng đất nước. Đây là một tình cảm tự nhiên, vốn có của mỗi con người, là
truyền thống quý báu của dân tộc vì vậy chúng ta nên giữ gìn, bồi dưỡng và phát
huy nó để xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh hơn.
Tư tưởng yêu nước là nấc thang cao hơn của tình cảm yêu nước, ban
đầu nó chỉ là những hiện tượng tâm lý của con người đối với đất nước sau đó
được nâng lên thành tư tưởng. Trải qua thời gian dài cùng với sự phát triển
của đất nước tình cảm yêu nước ấy trở thành quan điểm mang tính khái quát và
hệ thống hơn. Như vậy, tư tưởng yêu nước không chỉ là tình cảm gắn bó, thích
thú, mê say của cá nhân mà nâng thành quan điểm, ý nghĩ không dễ gì lay

chuyển của người dân về vận mệnh dân tộc, nó ăn sâu trong nếp nghĩ, hành
động và trở thành gốc rễ không thể thiếu trong lòng của mỗi người dân. Tư
tưởng yêu nước chính là quan điểm chính trị, là kim chỉ nam trong hành động
của con người thể hiện lòng tự hào, sự trung thành và ý chí bảo vệ Tổ quốc.
Lịch sử Việt Nam trải qua hàng nghìn năm, chủ yếu là lịch sử đấu tranh
và bảo vệ độc lập dân tộc cho nên tư tưởng chủ yếu của dân tộc ta là tư tưởng
yêu nước, xuyên suốt chiều dài lịch sử. Sự hình thành và phát triển của tư
tưởng yêu nước đi đôi với sự hình thành và phát triển của dân tộc. Lịch sử
Việt Nam trải qua bao nhiêu thời đại thịnh suy thì tư tưởng yêu nước có bấy
nhiêu hồi tiến lên hay suy thoái rồi quật khởi, thực tế chứng minh tư tưởng
yêu nước không chỉ là một triết lý nhàm chán, mà là kim chỉ nam cho hành
động, là tiêu chuẩn để nhận định đúng - sai, tốt - xấu. Vận nước thịnh hay suy,
mất hay còn, nhục hay vinh tuỳ thuộc ở chỗ ta khơi dậy, phát huy hay lãng
quên vũ khí tinh thần ấy. Tư tưởng yêu nước là máu và xương của tất cả thế
hệ tổ tiên, ông cha ta góp công để rèn luyện, duy trì và phát triển nó. Đến
ngày nay, lòng yêu nước trở thành cái chung, phổ biến của nhân dân theo thời
gian nó không chỉ là tình cảm nhất thời có thể thay đổi mà luôn được bồi đắp,


13
nuôi dưỡng ngày càng sâu sắc và có tính hệ thống hơn. Tư tưởng yêu nước trở
thành cái chung của cả dân tộc, nó thấm đẫm và hoà quyện trong lòng mỗi
người dân, trở thành truyền thống quý báu làm phong phú thêm hệ thống
những tư tưởng triết học Việt Nam.
Từ tư tưởng yêu nước hình thành chủ nghĩa yêu nước, đây chính là nấc
thang cao nhất trong tình yêu đất nước. Theo từ điển bách khoa Việt Nam, thì
chủ nghĩa yêu nước là:
Nguyên tắc đạo đức chính trị mà nội dung là tình yêu, lòng
trung thành, ý thức phục vụ tổ quốc… cùng với sự hình thành dân
tộc và nhà nước. Chủ nghĩa yêu nước từ chỗ chủ yếu là một trong

những tâm lý xã hội, đã trở thành hệ tư tưởng. Nó trở thành hiện
tượng tinh thần vô cùng mạnh mẽ, động viên mọi người đứng lên
bảo vệ tổ quốc chống lại mọi cuộc xâm lược. Chủ nghĩa yêu nước
chân chính thể hiện lòng trung thành đối với tổ quốc, vì lợi ích của
dân tộc, của nhân dân bảo vệ sự sinh tồn của dân tộc và đấu tranh
cho sự phồn vinh của đất nước [15, tr.158].
Chủ nghĩa yêu nước được hình thành từ tình cảm rồi đến hệ thống
những tư tưởng và là sự khái quát cao nhất về lòng yêu nước.
Thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc (khoảng từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ II
trước công nguyên) chưa có lịch sử thành văn, nhưng chúng ta có cả một kho
tàng đồ sộ truyện cổ dân gian về lòng yêu nước tiêu biểu như: Họ Hồng Bàng,
Sơn Tinh và Thuỷ Tinh, Thánh Gióng… Đây là thời kỳ hình thành của chủ
nghĩa yêu nước nhưng đã có nội dung mang chiều sâu tư tưởng: tư tưởng Việt
Nam chung một giống nòi; quyết đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn; đoàn
kết chống giặc ngoại xâm, luôn cảnh giác với quân thù; phục vụ Tổ quốc,
phục vụ nhân dân vô điều kiện, không gợn chút danh lợi cá nhân, đánh tan
quân giặc.


14
Thời kỳ chống chủ nghĩa thực dân đế quốc là thời kỳ hưng thịnh của
chủ nghĩa yêu nước, đây là giai đoạn mà chủ nghĩa yêu nước phát triển tới
đỉnh cao thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chủ nghĩa anh hùng tập thể.
Thời kỳ này nhờ có Đảng Cộng sản lãnh đạo chủ nghĩa yêu nước truyền thống
của dân tộc đã kết hợp hài hoà với chủ nghĩa quốc tế vô sản, với chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong toàn bộ cách mạng dân chủ nhân
dân, tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo ra một sức mạnh vô địch.
Về mặt lịch sử, những yếu tố của chủ nghĩa yêu nước như sự gắn bó
với quê hương, các truyền thống dân tộc đã hình thành ngay từ ngày đầu dựng
nước. Trong xã hội có giai cấp, nội dung chủ nghĩa yêu nước trở nên có tính

giai cấp bởi vì mỗi giai cấp biểu hiện thái độ của mình với Tổ quốc thông qua
những lợi ích riêng của nó. Trong thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản,
hình thành các dân tộc, chủ nghĩa yêu nước trở thành một bộ phận cấu thành
không thể tách rời của ý thức xã hội. Nhưng sự đối kháng giai cấp trong quá
trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, tính chất mâu thuẫn của chủ nghĩa yêu
nước càng bộc lộ rõ. Cùng với giai cấp tư sản thống trị, chủ nghĩa yêu nước
không còn phản ánh những yếu tố có tính chất nhân dân, nó bó hẹp trong lợi
ích bóc lột. Gắn liền với hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, chủ nghĩa yêu
nước trở thành một bộ phận không thể tách rời của ý thức xã hội và là một
hình thái ý thức xã hội - hình thái yêu nước. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã
được toàn thể dân tộc ta trong thời hiện đại làm phong phú thêm bằng vô vàn
những gian khổ, hy sinh trong suốt thời gian dài đấu tranh chống xâm lược và
xây dựng đất nước trong điều kiện chiến tranh. Chủ nghĩa yêu nước chân
chính là thể hiện tinh thần dân tộc và tình yêu CNXH. Giáo dục chủ nghĩa yêu
nước chân chính cho sinh viên là phải gắn bó chặt chẽ với việc giáo dục tinh
thần dân tộc, với tình yêu CNXH và tinh thần quốc tế vô sản.


15
1.1.2. Giáo dục lòng yêu nước
Giáo dục có sứ mệnh cao cả là truyền bá và sáng tạo các giá trị, theo
nghĩa rộng giáo dục: “là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế
hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới
người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách
cho họ” [27, tr.22]. Theo nghĩa hẹp, giáo dục: “là quá trình hình thành cho
người được giáo dục lý tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính
cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội
thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động giao lưu” [27, tr.22].
Giáo dục chính là hình thức học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng,

thái độ thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra
dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học. Bất
kỳ một trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ,
cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục. Giáo dục
là một hiện tượng xã hội đặc biệt, vì bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh
hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người. Giáo dục luôn gắn bó với loài
người, có tác dụng định hướng và dẫn dắt sự phát triển của mỗi thế hệ con
người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn
hoá dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó xã hội không
ngừng tiến lên. Công tác giáo dục lòng yêu nước góp phần đắc lực vào sự
nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Một trong những yêu cầu và nhiệm vụ quan trọng trong nền giáo dục
của mỗi quốc gia là giáo dục lòng yêu nước. Giáo dục lòng yêu nước là nhiệm
vụ cần thiết, cấp bách đối với mỗi dân tộc và đặc biệt hơn là giáo dục cho thế
hệ trẻ thấy được trách nhiệm của mình với tương lai đất nước. Sinh thời, chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục, đặc biệt là giáo dục
cách mạng, quan điểm của Người về mục đích dạy học là đào tạo ra những


16
công dân tốt, những cán bộ tốt giúp ích cho công cuộc kiến thiết nước nhà. Tư
tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu của học tập là học để phục vụ nhân dân, phục
vụ cách mạng, Người không bao giờ tách rời việc học chữ với việc học làm
người, theo Người muốn đào tạo những con người yêu nước thì phải chuẩn bị
lòng yêu nước và ý thức công dân ngay từ lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, và sau
này ở các cấp học cao hơn việc giáo dục lòng yêu nước vẫn luôn cần thiết.
Điều này thể hiện ngay trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, điều
đầu tiên chính là yêu Tổ quốc, yêu đồng bào sau đó mới đến việc học tập và
lao động. Người cho rằng óc những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa
trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Cho nên sự học

tập ở trường có ảnh hưởng rất lớn đến thanh niên - tương lai nước nhà. Vì
vậy, cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi, có tính tự lập,
tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ. Đối với
thanh niên Bác yêu cầu trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, có tinh
thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn. Người chỉ rõ nhiệm vụ
cao cả của người thầy, người cô là đào tạo cán bộ cho dân tộc, giáo dục cần
nhằm vào mục đích phụng sự nhân dân, học sinh thì học tập cần đi đôi với
thực hành và gắn với thực tiễn dân tộc.
Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam các thế hệ giảng
viên, sinh viên của Trường ĐHSP Hà Nội luôn nỗ lực phấn đấu và đạt được
kết quả cao trong từng giai đoạn lịch sử. Từ thời chiến cho đến thời bình công
tác giáo dục lòng yêu nước của Nhà trường luôn đạt kết quả cao, sinh viên
tham gia tích cực, tự giác và nhận được sự ủng hộ của toàn bộ giảng viên và
sinh viên. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà những vấn đề chính trị
nóng bỏng như tình hình chủ quyền biển đảo, sự bùng nổ của công nghệ
thông tin làm cho thế lực thù địch lợi dụng cơ hội để tung tin bôi nhọ lãnh
đạo, nói xấu chế độ, xảy ra tình trạng sân bay bị tin tặc tấn công… đã làm ảnh


17
hưởng không nhỏ đến quan điểm, tư tưởng của sinh viên trong trường, vì thế
việc giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên là điều vô cùng cần thiết góp phần
quan trọng vào quá trình thức tỉnh một bộ phận không nhỏ sinh viên đang
sống thiếu lý tưởng, niềm tin, lòng tự hào và niềm kiêu hãnh dân tộc. Như
vậy, giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên phải bắt đầu từ việc làm cho các
em hiểu đúng thế nào là yêu nước, cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước của
mình và cách thức thể hiện lòng yêu nước như thế nào cho phù hợp với từng
hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Yêu nước không phải là điều gì to lớn hay trừu
tượng, mà thể hiện qua những điều bình dị ngay từ cuộc sống, từ những bài
học đầu tiên của các em. Người sinh viên yêu nước là người biết đi đầu,

gương mẫu trong mọi việc, như Bác Hồ đã từng nói thanh niên phải có tinh
thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có ý chí hăng hái và tinh thần tiến lên vượt
mọi khó khăn gian khổ để tiến mãi không ngừng, dù trong bất cứ hoàn cảnh
nào, người thanh niên yêu nước cũng phải sống xứng đáng với truyền thống
vẻ vang của dân tộc.
Trong công tác giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên cần có sự đóng
góp của thầy cô, gia đình, xã hội và từ chính sự tu dưỡng, rèn luyện của mỗi
sinh viên. Bằng những phương pháp cách thức giáo dục khác nhau mà gia
đình, nhà trường và xã hội tác động trực tiếp đến nhân cách, nhận thức và
hành động của mỗi sinh viên. Chúng ta cần phải cho các em nhận thức được
tình yêu quê hương, đất nước, ý thức cộng đồng, ý thức xã hội chủ nghĩa gắn
chặt với nhau tạo thành sức mạnh của con người Việt Nam trong thời đại mới.
Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, đất nước đang đứng trước những
thời cơ, thuận lợi cũng như những thách thức, vì vậy mà trách nhiệm của sinh
viên ngày càng lớn. Tương lai của đất nước đang nằm trong tay thế hệ trẻ, Việt
Nam có sánh vai được với cường quốc năm châu hay không tất cả đang trông
chờ vào ý chí, nghị lực, suy nghĩ, việc làm cụ thể của các em, để làm được


18
những điều này thì sinh viên cần có lối sống lành mạnh, nâng cao tinh thần làm
chủ tập thể, từ bỏ chủ nghĩa cá nhân, biết yêu thương và sống vì mọi người.
Như vậy, giáo dục lòng yêu nước là quá trình chuyển lòng yêu nước dân
tộc thành lòng yêu nước cá nhân. Đó là quá trình phát triển lòng yêu nước của
cá nhân, giúp họ có nhận thức và hành động đúng đắn trong quá trình xây dựng
và bảo vệ đất nước. Chúng ta có thể thấy giáo dục sinh viên về lòng yêu nước
trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế phải gắn liền với tinh thần dân tộc,
tình yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, tình cảm dân tộc, tình yêu gia đình, yêu quý
và bảo vệ tài nguyên môi trường. Cần gắn chủ nghĩa yêu nước với tình yêu con
người, truyền thống văn hoá dân tộc, truyền thống cách mạng của Đảng quang

vinh và Bác Hồ vĩ đại. Cùng với ý chí quyết tâm xây dựng con người Việt
Nam, phát triển toàn diện, trưởng thành mọi mặt, xứng đáng là nguồn nhân lực
chất lượng cao của công cuộc đổi mới đất nước, làm chủ quá trình xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc và tham gia tích cực, có hiệu quả hội nhập quốc tế.
1.2. Một số vấn đề lý luận về lòng yêu nƣớc của sinh viên Trƣờng
Đại học Sƣ phạm Hà Nội
1.2.1. Đặc điểm của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc tiếng La tinh: student nghĩa là
người làm việc, học tập nhiệt tình, người đi tìm kiếm, khai thác tri thức. Theo
ngôn ngữ Hán - Việt, sinh viên được hiểu là người bước vào cuộc sống, thuật
ngữ này được ra đời gắn liền với lịch sử của các trường đại học, cao đẳng.
Học sinh, sinh viên là lực lượng đông đảo, chiếm trên 1/3 dân số và trên 1/2
lực lượng lao động xã hội, họ có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội phân bố ở tất cả 23 khoa và 2 bộ môn
trực thuộc, các em có tuổi đời rất trẻ khoảng từ 18 - 22 tuổi, đây là độ tuổi
giàu ước mơ, hoài bão, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và mang


×