Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý HOẠT ĐỘNG NGHIÊN cứu KHOA học của SINH VIÊN ở TRƯỜNG đại học hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.71 KB, 106 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1
1.1.
1.2.
1.3.
Chương 2
2.1.
2.2.
2.3.
2.4
2.5.
Chương 3

Trang
3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI
HỌC

Các khái niệm cơ bản
Nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
viên đại học
Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động nghiên cứu
khoa học của sinh viên đại học
CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

Khái quát về trường Đại học Hà Nội và cách thức tổ
chức nghiên cứu thực trạng


Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
ở trường Đại học Hà Nội
Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên trường Đại học Hà Nội
Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng hoạt
động nghiên cứu khoa học và quản lý hoạt động nghiên
cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Hà Nội
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên ở trường Đại học
Hà Nội
YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

Yêu cầu đề xuất biện pháp quản lý hoạt động nghiên
cứu khoa học của sinh viên trường ở Đại học Hà Nội
3.2.
Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên ở trường Đại học Hà Nội
3.3.
Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

15
15
23
27

33
33
36
42
52
56
62

3.1.

62
64
77
86
88
92


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xu thế hội
nhập toàn cầu hiện nay, công tác giáo giáo dục và đào tạo đóng một vai trò
quan trọng. Do đó, công tác giáo giáo dục và đào tạo được Đảng và Nhà nước
ta đặc biệt quan tâm. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta nhấn
mạnh: “Phát triển KH&CN thực sự là động lực then chốt của quá trình phát
triển nhanh và bền vững” [10, tr.132]. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Phát triển và ứng dụng KH&CN là một nội
dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của
các ngành, các cấp” [12, tr.120].
Quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, các trường đại học đã khẳng

định lại mục tiêu của mình là đào tạo các nhà chuyên môn giỏi, có trình độ tri
thức khoa học vững vàng, có khả năng tư duy năng động, sáng tạo để giải
quyết các vấn đề mà thực tiễn đòi hỏi. Nhằm thực hiện mục tiêu đó, các
trường đại học không ngừng tìm tòi các biện pháp nâng cao chất lượng đào
tạo, một trong trong những biện pháp quan trọng là đưa sinh viên tham gia
vào các hoạt động NCKH.
Nghiên cứu khoa học là một hình thức tổ chức dạy học đặc thù ở đại
học có tác dụng giúp sinh viên chủ động học tập, tìm tòi sáng tạo, vừa nắm
vững tri thức mới. Hình thức này vừa giúp sinh viên luyện tập vận dụng các
phương pháp nhận thức mới, vừa rèn luyện thói quen và hình thành các kỹ
năng NCKH của sinh viên. Điều này có tác dụng rất lớn đến quá trình học và
kết quả học tập của sinh viên. Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức đưa sinh viên
vào hoạt động NCKH còn nhiều khó khăn, vướng mắc, các biện pháp tổ chức
còn chưa đạt được kết quả như mục tiêu đã đề ra.
Trong các trường đại học yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất
lượng giáo dục đại học chính là lòng say mê học hỏi, năng lực sáng tạo, năng
lực tự nghiên cứu của sinh viên - những người chủ tương lai của đất nước.
3


Mục đích giáo dục đại học là đào tạo ra những sinh viên có tri thức, biết sử
dụng và làm chủ được những thành tựu của NCKH, đáp ứng nhu cầu phát
triển của xã hội. Mặt khác, chất lượng giáo dục đại học cũng phụ thuộc nhiều
vào việc tổ chức NCKH của sinh viên. Bởi vì, NCKH không chỉ là một chức
năng thứ yếu của giáo dục đại học mà còn là điều kiện không thể thiếu trong
kết hợp giữa GD&ĐT của nhà trường với nhu cầu của xã hội.
Qua thực tiễn giảng dạy và hướng dẫn sinh viên NCKH cho thấy: Sinh
viên trường Đại học Hà Nội chưa tích cực trong NCKH, tỷ lệ sinh viên tham
gia các hoạt động NCKH còn thấp, kết quả nghiên cứu chưa tương xứng với
khả năng và kiến thức được trang bị. Hoạt động ngoại khoá, hội thảo khoa

học chưa được tổ chức thường xuyên. Cơ chế khuyến khích, động viên tạo
động lực để sinh viên tham gia NCKH nâng cao kiến thức chuyên môn chưa
phù hợp. Chính thực trạng này đã làm hạn chế kết quả NCKH của sinh viên,
chất lượng đào tạo của nhà trường.
Thực tế tại trường Đại học Hà Nội đã có các công trình nghiên cứu về
quản lý hoạt động đào tạo, quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, tổ chức các
hoạt động NCKH của sinh viên như: viết luận văn, thi Olympic, nghiên cứu
đề tài khoa học cấp khoa, cấp trường dưới sự hướng dẫn của giảng viên…
nhưng chưa có nghiên cứu nào về quản lý hoạt động NCKH của sinh viên
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Trên cơ sở tầm quan trọng của hoạt động NCKH của sinh viên đối với
công tác GD&ĐT ở trường đại học Hà Nội, cần phải coi trọng công tác quản
lý hoạt động NCKH của sinh viên. Thông qua đó nhằm phát huy tốt nhất năng
lực trí tuệ vốn có của mỗi sinh viên; hình thành kỹ năng, phương pháp NCKH
cho sinh viên; giúp sinh viên có thói quen làm việc độc lập, sáng tạo, nâng
cao chuyên môn, đóng góp những giá trị mới cho xã hội. Chính vì vậy, lựa
chọn vấn đề "Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở
trường Đại học Hà Nội" làm đề tài luận văn có tính thiết thực và cấp bách
4


đối với công tác GD&ĐT và quản lý hoạt động NCKH của sinh viên ở trường
Đại học Hà Nội hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn có thể thâu tóm
trên hai hướng sau:
2.1. Các công trình nghiên cứu, bài viết về hoạt động NCKH
Theo hướng nghiên cứu này có các công trình, bài viết ở ngoài nước và
trong nước sau:
Công trình Tổ chức công việc tự học của sinh viên của tác giả

M.T.Lubixưna và A.A. Gơroxepxki. Sách chuyên khảo này cho rằng, NCKH
của sinh viên đại học là một trong những hình thức hoàn thiện nhất về mặt
đào tạo khoa học, có hiệu quả thiết thực đối với việc nâng cao trình độ của
sinh viên.
Tác giả P.T.Prikhodko trong tác phẩm Tổ chức và phương pháp công
tác NCKH đã giới thiệu những nét đặc trưng cơ bản của hoạt động NCKH của
sinh viên. Tác giả đánh giá tầm quan trọng của việc tổ chức cho sinh viên làm
niên luận, khóa luận tốt nghiệp, coi đây là những hình thức NCKH ban đầu
nhờ đó mà sinh viên có năng tự học và học suốt đời.
Trong Chiến lược 1998 - 2000 của Bộ Giáo dục Hoa kỳ đã ghi nhận
NCKH giáo dục góp phần cải thiện nền giáo dục quốc gia. Hoa kỳ đã xác định
những vấn đề ưu tiên tổ chức cho sinh viên NCKH. Trong tác phẩm Research
and Report Writing (Kỹ năng viết và báo cáo), tác giả Francesco Cordasco và
Elliots S.M.Galner đã chỉ ra những hoạt động cụ thể để hình thành kỹ năng
NCKH cho sinh viên. Năm 1990, Gary Anderson (New York), trong tác phẩm
Fundamentals of Educational Research (Nguyên lý nghiên cứu giáo dục), tác
giả chú trọng đến việc tìm tòi các nguyên tắc, phương pháp cũng như công cụ,
kỹ thuật NCKH để huấn luyện cho sinh viên.
Công trình “How to Study Science” (Phương pháp NCKH) (2000) của
Brown Publisher và tác phẩm “Be a Scientist” (Nhà khoa học) (2000) của
5


Daniel, J.Hackett; cuốn sách “Social Research Methods: Qualitative and
Quantitative Approaches” (Phương pháp NCKH xã hội: định lượng và định
tính) (2000), Fourth edition, W. Lawrence Newman Univercity of Wisconsin
at Whitewater, Publisher: Aliyn and Bacon.
Năm 1996, tác giả Brian Allison trong cuốn Research Skills for
Students - National Institute of Education (Kỹ năng NCKH cho sinh viên) đã
giúp cho sinh viên những lý thuyết về NCKH, cung cấp kỹ năng tiến hành

một cuộc điều tra, thiết kế một bảng hỏi và những kỹ thuật khi sử dụng
phương pháp phỏng vấn.
Ở Việt Nam, nhiều tác giả, các nhà khoa học đã cho ra đời các giáo
trình hướng dẫn sinh viên đại học, cao đẳng NCKH dưới các tiêu đề “Phương
pháp luận NCKH”, “Phương pháp luận NCKH giáo dục” của Phạm Viết
Vượng; “Phương pháp luận nghiên cứu học tập - nghiên cứu” của Nguyễn
Văn Lê; “Phương pháp luận NCKH” của Vũ Cao Đàm; “Phương pháp luận
khoa học giáo dục” của Đặng Vũ Hoạt; Hà Thị Đức; “Phương pháp học tập
nghiên cứu của sinh viên Cao đẳng, Đại học” của Phạm Trung Thành với
mục đích cung cấp cho sinh viên cơ sở phương pháp luận, phương pháp
NCKH, trang bị cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về NCKH để họ
rèn luyện, thực hành NCKH có hiệu quả. Các giáo trình mà các nhà khoa học
cho xuất bản ngày càng khai thác, cập nhật bổ sung thông tin khoa học, tăng
cường sự chính xác hoá loại bỏ những thông tin khoa học lạc hậu, đưa vào
giáo trình các thông tin khoa học mới, bên cạnh đó có tính tới trình độ nghiên
cứu của sinh viên. Các tác giả, các nhà khoa học chủ yếu đề cập đến vấn đề
NCKH, còn nội dung quản lý NCKH và đặc biệt là quản lý hoạt động NCKH
của sinh viên chưa được đề cập.
Khi bàn về vai trò của NCKH giáo dục, Dương Thiệu Tống khẳng
định: Công cuộc cải tổ giáo dục ở Việt Nam không thể không tiến hành
NCKH nói chung và NCKH giáo dục nói riêng; đồng thời cho rằng, vai trò
của các nhà NCKH giáo dục rất quan trọng.
6


Ngoài ra, còn có các đề tài của Viện Nghiên cứu Phát triển giáo
dục: “Nghiên cứu những biện pháp để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt
động khoa học và công nghệ và lao động sản xuất trong nhà trường” (1991),
mã số B91-38-14, do tác giả Vũ Tiến Thành làm chủ nhiệm; đề tài cấp Bộ của
Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục: “Điều tra đánh giá hiện trạng tiềm lực

khoa học và công nghệ của các trường đại học và cao đẳng Việt Nam”
(1995); “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động NCKH của học
viên trong các nhà trường quân đội”, do Học viện Kỹ thuật Quân sự chủ trì,
Trần Văn Lộc làm chủ nhiệm, thực hiện năm 1999; “Các giải pháp đẩy mạnh
hoạt động NCKH của học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Học
viện Chính trị quân sự hiện nay”, Học viện Chính trị chủ trì, Vũ Quang Đạo
làm chủ nhiệm đề tài, thực hiện năm 2002. Luận văn thạc sĩ “Thực trạng và
biện pháp nâng cao chất lượng NCKH giáo dục cho sinh viên trường Cao
đẳng Sư phạm Ninh Bình” (2001) của Bùi Thị Kim Phượng và “Biện pháp
nâng cao chất lượng NCKH giáo dục của sinh viên Đại học Sư phạm” (2005)
của Lê Thị Thanh Chung...
Bên cạnh đó, cũng có nhiều bài viết đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu
khoa học về NCKH, như bài viết: “Hãy coi NCKH như một phương pháp đào
tạo đại học” của tác giả Võ Xuân Đàn, đăng trên Kỷ yếu hội thảo - Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Nhà xuất Bản Giáo dục (2003); “NCKH giáo dục trong giai
đoạn tới” của tác giả Nguyễn Hữu Châu, đăng trên Tạp chí Giáo dục, số 98,
10-2004; “Sinh viên NCKH - Động lực chính để biến quá trình đào tạo thành
quá trình tự đào tạo” của tác giả Trần Văn Nhung, đăng trên Tạp chí Giáo
dục, số 130, kỳ 2, 1-2006; “Nâng cao chất lượng NCKH ở trường đại học”
của tác giả Nguyễn Thị Hương Giang, đăng trên Tạp chí Quản lý giáo dục, số
37, 6-2012; “Trường đại học nghiên cứu và các tiêu chí nhận diện đại học
nghiên cứu” của tác giả Phạm Thị Ly, đăng trên Tạp chí Khoa học giáo dục,
số 90, 3-2013; “Nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy ở các học viện, trường đại học công an nhân dân” của tác giả Vương Thị
7


Ngọc Huệ, đăng trên Tạp chí Khoa học giáo dục, số 81, 6-2012; Các bài viết
tiêu biểu đăng trên tạp chí, như:“Cơ sở khoa học và giải pháp nâng cao năng
lực NCKH cho giáo viên các trường sư phạm kỹ thuật” của tác giả Nguyễn

Viết Sự, đăng trên Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 13, 10-2006; “Đẩy mạnh
NCKH của học viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo chính ủy ở Học
viện Chính trị hiện nay” của tác giả Đỗ Minh Châu, đăng trên Tạp chí Giáo
dục Lý luận Chính trị quân sự, số 1, năm 2009...
2.2. Các công trình nghiên cứu, bài viết về quản lý hoạt động NCKH
Các công trình, bài viết theo hướng nghiên cứu này bào gồm:
Hai tác giả Keith Howard và John A.Sharp đã biên soạn tài liệu The
Management of a Student Research Project (Quản lý NCKH của sinh viên)
nhằm giúp sinh viên biết cách quản lý kế hoạch nghiên cứu. Các tác giả đã
trình bày những vấn đề về chọn lựa đề tài, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tập
hợp, phân tích, xử lý và đánh giá kết quả NCKH; “Quản lý công tác NCKH”
(1983), K.Bexle, E.deisen, Xlasinxki, do Nguyễn Văn Lân dịch từ bản tiếng
Nga, Nguyễn Xuân Khoa hiệu đính; “Những vấn đề về quản lý trường học” của
P.V. Zimin, M.I. Kônđakốp đều là các nghiên cứu về vấn đề quản lý NCKH và
quản lý giáo dục nhà trường. Ngoài ra, nhà giáo dục học Xô - viết V.A.
Xukhomlinxki khi tổng kết những kinh nghiệm quản lý chuyên môn trong vai
trò là Hiệu trưởng nhà trường cho rằng “Kết quả hoạt động của nhà trường phụ
thuộc rất nhiều vào công việc tổ chức đúng đắn các hoạt động dạy học”. Công
trình cũng đã nhấn mạnh đến sự phân công, phối hợp, thống nhất quản lý giữa
Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng để đạt được mục tiêu đề ra; công trình của
Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich với “Những vấn đề cốt yếu của
quản lý” đã đề cập đến các yêu cầu về chất lượng của người quản lý; Vương Lạc
Phu và Tưởng Nguyệt Thần với công trình “Khoa học lãnh đạo hiện đại” đã dành
hẳn một chương nêu lên vấn đề về chất lượng và hiệu quả quản lý của cán bộ lãnh
đạo, quản lý.
8


Ở trong nước, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu của các viện và
trường đại học từ lâu đã nhận thức được rằng: Sinh viên NCKH là điều kiện,

phương tiện cần thiết để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, năng lực tự học. Trong
quá trình đào tạo ở các trường đại học, coi hoạt động NCKH là một trong những
hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả cao trong việc phát triển tư duy sáng tạo,
tính độc lập suy nghĩ và chủ động trong quá trình học tập của sinh viên. Tiểu
biểu là các công trình, bài viết sau:
Đề tài của Viện Nghiên cứu Đại học và giáo dục chuyên nghiệp Việt
Nam: “Tổ chức và quản lý nghiên cứu triển khai trong các trường Đại học
phục vụ sản xuất, đời sống và quốc phòng” (1989) do tác giả Lê Thạc Cán
làm chủ nhiệm, chương trình cấp Nhà nước, mã số 60A. Đề tài tập trung làm
rõ lý luận và thực trạng tổ chức, quản lý NCKH trong các trường Đại học,
nhưng chủ yếu là các NCKH phục vụ cho sản xuất, đời sống và quốc phòng.
Đề tài “Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý hoạt động khoa học
và công nghệ ở trường Đại học trong giai đoạn mới” (1998) của Ninh Đức
Nhận. Tác giả bàn nhiều đến công tác quản lý hoạt động khoa học công nghệ
ở trường Đại học và đề ra một số giải pháp đổi mới công tác này. Song, đây là
công tác quản lý các sản phẩm khoa học đã được hoàn thiện chứ không phải
quản lý hoạt động NCKH trong trường Đại học.
Đề tài “Một số biện pháp cải tiến công tác quản lý hoạt động NCKH
của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An” (2006) của Trần Văn
Phước. Đề tài này tuy cũng nói về công tác quản lý hoạt động NCKH trong
nhà trường, nhưng đối tượng nghiên cứu của tác giả là sinh viên và phạm vi
nghiên cứu là trưởng Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, không phải quản lý hoạt
động NCKH của giảng viên Đại học Hà Nội.
Cũng bàn về biện pháp quản lý hoạt động NCKH, thậm chí là quản lý
hoạt động NCKH của giáo viên, nhưng đề tài “Một số biện pháp quản lý hoạt
động NCKH của giáo viên trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên” (2007) của
Lê Thị Tuyết được nghiên cứu ở trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên.
9



Bên cạnh đó, còn có nhiều đề tài luận vặn nghiên cứu về biện pháp quản
lý hoạt động NCKH, như: “Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt
động NCKH ở Trường Cao đẳng Sơn La” (2009) của Lê Thị Lý; “Biện pháp
quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội”
(2010) của Đặng Ngọc Phúc; “Biện pháp quản lý hoạt động NCKH của học viên
ở Học viện Chính trị” (2010) của Nguyễn Quốc Hưng... Các đề tài luận văn này
hoặc là đề cập vấn đề quản lý hoạt động NCKH của hiệu trưởng hoặc là quản lý
hoạt động NCKH của sinh viên, học viên các trường Đại học, học viện, không
phải vấn đề quản lý hoạt động NCKH của giảng viên Đại học Hà Nội.
Ngoài các công trình, đề tài luận văn còn có các bài viết của Đỗ Xuân
Thao về Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn tại trường trung học cơ sở
huyện Mê Linh, Hà Nội; Nguyễn Như Sơn với bài Quản lý hoạt động giáo
dục đạo đức cho học sinh bán trú trường Trung học phổ thông huyện Chiêm
Hóa, tỉnh Tuyên Quang; Đỗ Anh Văn với Quản lý hoàn thiện chương trình
đào tạo Đại học ngành Y đa khoa theo học chế tín chỉ ở trường Đại học Y
Dược Thái Bình; Nguyễn Thị Loan với Tổng quan nghiên cứu quản lý đánh
giá kết quả học tập của sinh viên ngành quản lý giáo dục trong các cơ sở
giáo dục Đại học theo tiếp cận quá trình; Trần Văn Cát với Quản lý quá trình
đào tạo theo định hướng đảm bảo chất lượng tại Học viện Phật giáo Hà Nội
đăng trên Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 124, tháng 12/ 2015... Các bài viết
này dù có đề cập đến góc độ NCKH quản lý giáo dục, nhưng lại phản ánh
những vấn đề quản lý cụ thể của các trưởng trung học cơ sở, trung học phổ
thông, Đại học Y Dược, Học viện Phật giáo; hay quản lý kết quả học tập của
sinh viên các trường Đại học nói chung, mà chưa bàn đến quản lý hoạt động
NCKH của giảng viên trường Đại học Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu và bài viết về hoạt động NCKH và quản lý
hoạt động NCKH nhìn chung đã làm rõ được một số khía cạnh về lý luận và
thực tiễn, giúp đề tài luận văn có thể tham khảo, kế thừa trong quá trình triển
10



khai nghiên cứu đề tài. Nhưng một là, các công trình nghiên cứu, bài viết do các
tác giả nước ngoài thực hiện và có đối tượng, khách thể nghiên cứu khác với đề
tài luận văn; hai là, các công trình nghiên cứu, bài viết, dù được nghiên cứu ở
Việt Nam và do các tác giả trong nước thực hiện, song chúng cũng chỉ chú trọng
đến nghiên cứu lý luận và thực tiễn NCKH, quản lý hoạt động NCKH nói
chung; ba là, nếu có công trình, bài viết liên quan đến quản lý hoạt động NCKH,
thì cũng là: Tổ chức và quản lý nghiên cứu triển khai trong các trường đại
học phục vụ sản xuất, đời sống và quốc phòng; Một số giải pháp đổi mới
công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở trường đại học trong
giai đoạn mới; Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động NCKH ở
Trường Cao đẳng Sơn La; Biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Quản lý hoàn thiện chương trình đào tạo
Đại học ngành Y đa khoa theo học chế tín chỉ ở trường Đại học Y Dược Thái
Bình... Do đó, có thể khẳng định, cho đến nay, chưa có một công trình, bài viết
nào nghiên cứu về quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường Đại học Hà
Nội. Vì thế, đề tài luận văn: “Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên ở trường
Đại học Hà Nội” không trùng lặp với các công trình, bài viết đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động NCKH của
sinh viên trường Đại học Hà Nội, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng
cao chất lượng hoạt động NCKH của đối tượng này.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động NCKH của sinh viên ở
trường đại học.
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động NCKH của sinh
viên ở trường Đại học Hà Nội.
- Đề xuất hệ thống biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động NCKH của sinh viên ở trường Đại học Hà Nội.

11


4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học.
* Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường Đại học Hà Nội.
* Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung và biện pháp quản lý hoạt
động NCKH của sinh viên ở trường Đại học Hà Nội.
- Tiến hành điều tra, khảo sát đối với cán bộ, giảng viên và sinh viên
trường Đại học Hà Nội.
- Các số liệu sử dụng từ năm học 2012 -2013 đến nay.
5. Giả thuyết khoa học
Chất lượng hoạt động NCKH của sinh viên trường Đại học Hà Nội phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phụ thuộc rất lớn vào yếu tố quản lý. Nếu
trong quản lý các chủ thể thực hiện tốt các vấn đề như: Nâng cao nhận thức
cho sinh viên, sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động NCKH; Kế hoạch
hóa, tổ chức, chỉ đạo khoa học, chặt chẽ hoạt động NCKH; Kết hợp chặt chẽ
hoạt động NCKH với hoạt động học tập; Quản lý có hiệu quả các điều kiện hỗ
trợ cho hoạt động NCKH và kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm về
hoạt động NCKH của sinh viên thì sẽ nâng cao được chất lượng NCKH của
sinh viên, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường,
đáp ứng yêu cầu sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận

Đề tài luận văn được tổ chức nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng

Cộng sản Việt Nam về giáo dục, đào tạo, NCKH, quản lý giáo dục, đào tạo,
NCKH; mục tiêu và quan điểm chỉ đạo phát triển đội ngũ sinh viên hiện nay.

12


Đồng thời, đề tài còn tiếp cận vấn đề dựa trên các quan điểm cơ bản trong
NCKH giáo dục như: quan điểm hệ thống - cấu trúc; quan điểm thực tiễn;
quan điểm lịch sử, lôgíc để xem xem, luận giải các vấn đề có liên quan đến đề
tài luận văn.
* Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích, tổng hợp các cơ sở, tài liệu lý luận về quản lý
giáo dục và lý luận quản lý NCKH.
Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu lịch sử vấn đề, tìm hiểu, khai thác các
công trình nghiên cứu về quản lý công tác NCKH trong trường và quản lý nhà
trường để làm cơ sở tiếp tục cho các hoạt động nghiên cứu.
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng các mẫu phiếu điều
tra thu thập thông tin về thực trạng hoạt động NCKH và quản lý hoạt động
NCKH của sinh viên ở Trường Đại học Hà Nội.
Phương pháp thống kê số liệu các đề tài NCKH của sinh viên và các
nhận xét về kết quả nghiên cứu của các đề tài.
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia nhằm khai thác kinh nghiệm, vốn
hiểu biết của các chuyên gia về các biện pháp quản lý.
Phương pháp phỏng vấn để thu thập những thông tin về hoạt động quản
lý NCKH của sinh viên.
Phương pháp quan sát để hỗ trợ cho các phương pháp khác trong quá
trình nghiên cứu, qua đó thấy rõ hơn quan lý hoạt động NCKH của sinh viên.
Phương pháp phân tích tài liệu là các báo cáo khoa học, bài tập, đề tài

khoa học, khoá luận, luận văn tốt nghiệp của sinh viên.
* Nhóm phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các phép toán thống kê tính điểm trung bình, số lượng/ phần
trăm, hệ số tương quan Specman để xử lý số liệu thu được, góp phần làm cho
kết quả nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy.
13


7. Ý nghĩa của đề tài
- Luận văn góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về hoạt động NCKH,
quản lý hoạt động NCKH trên một đối tương cụ thể là sinh viên đại học.
- Cung cấp luận chứng khoa học về thực trạng hoạt động NCKH của
sinh viên và các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này ở
trường Đại học Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh
viên, cán bộ quản lý và sinh viên của nhà trường trong tổ chức và thực hiện
các hoạt động NCKH.
8. Kết cấu của đề tài
Gồm 3 chương, 11 tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

14


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Nghiên cứu khoa học
Khoa học là những tri thức về các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư
duy. Hay nói cách khác khoa học là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát

hiện quy luật của sự vật và hiện tượng và vận dụng các quy luật ấy để sáng
tạo ra các nguyên lý các giải pháp tác động vào các sự vật hiện tượng nhằm
biến đổi trạng thái của chúng.
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về khoa học. Điều này phụ
thuộc vào cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu của mỗi tác giả, như: Luật
Khoa học và công nghệ: “Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự
vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, về những biện pháp tác động đến
thế giới xung quanh, nhận thức và làm biến đổi thế giới đó phục vụ lợi ích của
con người” [32, tr.16]; Đại bách khoa toàn thư Liên Xô, của tác giả Phạm
Viết Vượng, Lưu Xuân Mới lại hiểu khoa học như là hệ thống các tri thức về
tự nhiên, xã hội và tư duy về những quy luật phát triển khách quan của tự
nhiên, xã hội và tư duy, hệ thống tri thức này được hình thành trong lịch sử và
không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.
Về NCKH cũng có khá nhiều khái niệm khác nhau. Theo Luật Khoa
học và công nghệ: “Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các
sự vật, hiện tượng, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải
pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên
cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng” [23, tr.8].
Giáo trình "Phương pháp luận NCKH" của Tác giả Vũ Cao Đàm cho
rằng: “Nghiên cứu khoa học là hoạt động hướng xã hội vào việc tìm kiếm
những điều mà khoa học chưa biết hoặc phát hiện ra bản chất sự việc, phát
15


triển nhận thức khoa học về thế giới quan và cách vận dụng chúng vào việc
cải tạo thế giới” [8, tr20].
Ngoài ra, còn có các quan niệm của tác giả Phạm Viết Vượng:
"Nghiên cứu khoa học là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, được tổ chức
chặt chẽ của các nhà khoa học nhằm khám phá ra bản chất và quy luật của
thế giới khách quan và vận dụng chúng vào việc cải tạo thế giới" [47, tr21].

Tác giả Lưu Xuân Mới quan niệm: “Nghiên cứu khoa học là quá trình nhận
thức chân lý khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương
pháp nghiên cứu nhất định để tìm kiếm, để chỉ ra một cách chính xác và có
mục đích những điều mà con người chưa biết đến (hoặc biết chưa đầy đủ)
tức là tạo ra sản phẩm mới dưới dạng tri thức mới có giá trị mới về nhận thức
hoặc phương pháp” [27, tr25].
Từ các quan niệm trên, có thể hiểu NCKH là hoạt động có kế hoạch, có
tổ chức của tập thể hoặc cá nhân nhà khoa học phát hiện, tìm hiểu các hiện
tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo các giải pháp
nhằm ứng dụng vào thực tiễn.
Bản chất của NCKH
NCKH là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm tạo ra giá trị
nhận thức mới chưa ai biết về đối tượng trong thế giới hiện thực. Mục đích
của NCKH là nâng cao năng lực nhận thức của loài người, tạo ra hệ thống tri
thức mới góp phần cải tạo thực tiễn cuộc sống và sản xuất. Chủ thể của
NCKH là các nhà khoa học với những phẩm chất trí tuệ và tài năng vượt trội.
Sự sáng tạo khoa học thường được bắt đầu từ ý tưởng cá nhân sau đó được sự
hỗ trợ, hợp tác nghiên cứu của tập thể, theo định hướng của người chủ trì. Vì
vậy có thể nói chủ thể của NCKH vừa có tính cá nhân vừa có tính tập thể.
Khách thể của NCKH là các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy
mà nhà khoa học nghiên cứu để khám phá, sáng tạo ra tri thức khoa học. Đối
tượng của NCKH là tri thức khoa học. Tri tức khoa học là “kết quả của quá
trình nhận thức có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp và phương tiện
16


đặc biệt, do đội ngũ các nhà khoa học thực hiện” [13, tr.16]. Chức năng của
NCKH là nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri thức về nhận dạng, đánh
giá một sự vật, giải thích nguồn gốc, trạng thái cấu trúc, quy luật chung chi
phối quá trình vận động của sự vật. Đưa ra các giải pháp, các nhận dạng trạng

thái của sự vật trong tương lai.
Đặc trưng hoạt động NCKH
Hoạt động NCKH là để tìm đến cái mới. Tính mới mẻ của NCKH thể
hiện ở quan điểm tiếp cận, cách đặt vấn đề, phương pháp triển khai, phương
pháp thực nghiệm đến quá trình nhận thức để cải tạo thế giới. Kết quả trong
nghiên cứu còn là quá trình phát triển tư duy khoa học một cách mới mẻ, sản
phẩm khoa học còn chứa đựng yếu tố mới.
Hoạt động NCKH mang tính đặc trưng thông tin, đòi hỏi phải có tính
chất khái quát cao, thông tin mới, có giá trị phục vụ cho nghiên cứu, thông tin
do nghiên cứu đem lại phải khách quan và có độ tin cậy cao.
Hoạt động NCKH đòi hỏi phải mạnh dạn, mạo hiểm chính là ở chỗ chủ
thể nghiên cứu dám đi sâu vào nghiên cứu những lĩnh vực khó khăn, hoặc ít
người quan tâm, đó là các đề xuất các ý kiến mạnh dạn, thẳng thắn, có khi cả
vấn đề nhạy cảm… các nhà khoa học phải dấn thân vào nghiên cứu với những
giả thiết mới có luận cứ và sẵn sàng chấp nhận sự thất bại.
Hoạt động NCKH còn mang tính “phi kinh tế” trong nghiên cứu. Đặc
điểm này cho thấy thực tế trong NCKH không thể tính lời hay lãi, giá trị kinh
tế không thể đưa lên bàn cân để đong đếm, khó hạch toán về giá trị kinh tế,
chúng ta chỉ xem xét kết quả hay sản phẩm nghiên cứu đóng góp cho sự
nghiệp khoa học.
Tính độc đáo của cá nhân kết hợp với vai trò của tập thể khoa học trong
xu thế hội nhập hiện nay sự hợp tác trong NCKH là rất quan trọng. Nếu
không có đặc trưng này trong NCKH thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, không tạo
được các kết quả nghiên cứu, đặc biệt là sự thiếu hợp tác gắn kết giữa các nhà
khoa học, các chuyên ngành nghiên cứu với nhau là sự lãng phí rất lớn trong
17


hoạt động NCKH, thể hiện sự thiếu đồng nhất chưa tìm được tiếng nói chung
trong NCKH.

1.1.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Hoạt động NCKH của sinh viên đóng một vai trò quan trọng trong việc
hình thành kỹ năng nghiên cứu, tư duy khoa học cho mỗi nhà khoa học tương
lai. Mục đích của các trường đại học là đào tạo các nhà chuyên môn có phẩm
chất và năng lực, có khả năng tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh
tế, văn hoá, khoa học, công nghệ quốc gia. Trong thời đại ngày nay, trên con
đường phát triển của mỗi quốc gia, hội nhập toàn cầu, vấn đề nghiên cứu trở
nên yêu cầu hàng đầu đối với mỗi chuyên gia. Nghiên cứu không chỉ làm cho
công việc đạt chất lượng, hiệu quả cao mà còn làm cho các chuyên gia đứng
vững và làm chủ tốc độ phát triển của khoa học công nghệ.
Sinh viên hôm nay chưa phải là nhà khoa học nhưng trong tương lai
gần họ sẽ có khả năng trở thành những chuyên gia năng động và sáng tạo.
Họ có thể là những cán bộ công tác trong các viện NCKH, hoặc làm các
ngành nghề liên quan đến nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào
thực tế cuộc sống. Do đó, hoạt động NCKH đối với mỗi sinh viên đang
ngồi trên ghế nhà trường hiện nay được coi là một hình thức học tập
nhưng vô cùng cần thiết cho tương lai. Hoạt động NCKH là loại hình lao
động đặc biệt, được tiến hành bởi các nhà khoa học, thông qua hệ thống
các phương pháp, các phương tiện kỹ thuật phù hợp nhằm phát hiện những
hiểu biết mới mang tính quy luật, tạo ra sản phẩm mới phục vụ mục tiêu hoạt
động động của con người.
Vì vậy, hoạt động NCKH của sinh viên đại học là hoạt động nghiên cứu
của sinh viên trong quá trình học tập bao gồm tất cả các hoạt động phát hiện,
tổng hợp các kiến thức có thể đóng góp cho kho tàng kiến thức của nhân loại
hoặc cho chính bản thân sinh viên, giúp sinh viên hiểu biết sâu hơn, rộng hơn
về kiến thức, chuyên môn được đào tạo hoặc tìm ra kiến thức tổng hợp liên
ngành. NCKH của sinh viên cũng giống như NCKH nói chung nhằm thỏa
18



mãn nhu cầu nhận thức của con người, nhằm tìm ra lời giải cho các tình
huống có vấn đề, lời giải đó có thể là một thông tin, một phương pháp,…mà
trước đó chưa có.
Từ kết quả nghiên cứu trên đây, chúng tôi quan niệm: Nghiên cứu khoa
học của sinh viên là hoạt động có kế hoạch, có tổ chức của sinh viên hướng
vào việc tìm kiếm tri thức khoa học hoặc là sáng tạo phương pháp mới,
phương tiện kỹ thuật mới trong học tập góp phần phát triển nhân cách cho
sinh viên.
Vai trò và các hình thức NCKH của sinh viên đại học
Nghiên cứu khoa học của sinh viên là một nội dung quan trọng trong
chương trình đào tạo ở trường đại học, qua đó hình thành tư duy và phương
pháp NCKH, đáp ứng yêu cầu: giảng dạy kết hợp với thực hành và NCKH, góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện; Phát huy tính năng động, sáng tạo,
khả năng NCKH độc lập của sinh viên, hình thành năng lực tự học cho sinh
viên; Góp phần tạo ra tri thức, sản phẩm mới cho xã hội.
Các hình thức NCKH cơ bản của sinh viên Đại học
Bài tập nhỏ (bài tập môn học)
Bài tập nhỏ thuộc loại hình nghiên cứu, xử lý một số vấn đề khoa học
cụ thể, thường được thực hiện ngay từ năm thứ nhất và là dịp tổng kết những
kiến thức trọng tâm trong chương trình môn học. Ở những bài tập này có thể
liên hệ mở rộng thêm kiến thức ngoài nội dung giảng dạy và học tập được quy
định trong chương trình. Giảng viên hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu, tra
cứu tài liệu, nghiên cứu thêm một số vấn đề nhằm mở rộng tầm hiểu biết, vận
dụng và khai thác thêm tri thức mới. Thời gian tiến hành bài tập cùng với thời
gian học tập chương trình môn học. Yêu cầu sinh viên tham gia nghiên cứu ở
loại hình này chỉ là: phát hiện các vấn đề trọng tâm của môn học, có khi là tập
xử lý một đề tài mà người khác đã bàn tới hoặc tóm tắt các nội dung chính,
sưu tầm tài liệu, ứng dụng thực tế có liên quan đến môn học. Đưa ra những
đánh giá nhận xét với nhận thức chủ quan của mình trên cơ sở nắm bắt đầy đủ
19



lý thuyết. Vấn đề cốt lõi ở đây là để cho sinh viên hứng thú và có ý tưởng
mới, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu tạo phong cách của cá nhân trong quá
trình học tập tiếp theo.
Bài tập lớn
Đây là loại bài tập chính thức được quy định trong chương trình đào
tạo, sau khi sinh viên đã học kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên môn.
Với hình thức bài tập này, tất cả sinh viên đều phải làm dưới sự hướng dẫn
của giảng viên. Đây là loại hình nghiên cứu yêu cầu cao hơn bài tập nhỏ, thời
gian nghiên cứu dài hơn và có quy định cụ thể về nội dung, thời gian hoàn
thành, hình thức đánh giá. Việc tiến hành làm bài tập lớn thường gắn với việc
học tập chuyên đề từ năm thứ hai. Những chuyên đề hỗ trợ rất tốt về chất
lượng cho việc làm bài tập lớn của sinh viên. Mục đích chủ yếu của hình thức
nghiên cứu này là cho sinh viên thực hành với các thủ pháp NCKH, tìm hiểu,
tra cứu tài liệu, phát hiện ứng dụng, liên hệ thực tế chứ chưa làm giàu cho
khoa học bằng kết quả của các công trình nghiên cứu. Bài tập lớn được hoàn
thành có thể được bảo vệ trước bộ môn hoặc do hội đồng đặc biệt được bộ
môn thành lập. Kết quả được đánh giá bằng điểm số của môn học. Việc hoàn
thành bài tập lớn có ý nghĩa quan trọng đặt tiền cho các hình thức nghiên cứu
cao hơn như: làm khoá luận, đồ án tốt nghiệp.
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận là hình thức nghiên cứu cao hơn làm bài tập lớn. Đây là bài
tập NCKH cuối khoá chỉ dành riêng cho những sinh viên có kết quả học tập
đạt từ loại khá trở lên đối với mọi sinh viên Đại học thuộc khoa học xã hội.
Giá trị của khoá luận được tính từ 3 đến 4 đơn vị học trình. Nếu sinh viên
chọn đề tài khoá luận thuộc học phần thi tốt nghiệp nào thì họ được miễn thi
học phần đó để làm khoá luận. Khi làm khoá luận, sinh viên phải đọc nhiều
tài liệu có liên quan nhất là những sách chuyên khảo và phải được một giảng
viên chính hướng dẫn trên cơ sở tinh thần chủ động, độc lập nghiên cứu của

20


sinh viên là chủ yếu. Việc đánh giá kết quả của khoá luận do một hội đồng do
Hiệu trưởng quyết định thành lập. Sinh viên được dành khoảng thời gian 30
phút để báo cáo tóm tắt khoá luận. Sau khi phản biện đọc nhận xét, người
hướng dẫn đánh giá kết quả và thái độ làm việc của sinh viên. Toàn thể hội
đồng thảo luận kết quả kể cả việc chất vấn tác giả, cuối cùng là phần bỏ phiếu
kín cho điểm theo thang điểm 10. Điểm của khoá luận là điểm trung bình của
các thành viên hội đồng được công bố công khai ngay trong buổi nghiệm thu.
Luận văn tốt nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp là bài tập NCKH có yêu cầu cao hơn khoá luận tốt
nghiệp chỉ có sinh viên đạt loại giỏi mới có quyền chọn làm luận văn tốt
nghiệp. Nội dung luận văn do sinh viên đề xuất hoặc do giáo viên hướng dẫn
gợi ý, được hội đồng khoa học của khoa phê duyệt. Nếu được làm luận văn
tốt nghiệp sẽ được miễn tất cả các môn thi tốt nghiệp. Như vậy, giá trị của
luận văn được coi là kết quả của phần thi tốt nghiệp bằng 6 đơn vị học trình.
Yêu cầu của luận văn phải thể hiện rõ tính sáng tạo của người nghiên cứu.
Việc đánh giá và xếp loại kết quả luận văn cũng được thực hiện theo phương
thức tổ chức hội đồng nghiệm thu như đánh giá xếp loại khóa luận tốt nghiệp
nhưng yêu cầu cao hơn.
Đồ án tốt nghiệp (dành cho các sinh viên các ngành kỹ thuật).
Về tính chất và mức độ các yêu cầu của đồ án tốt nghiệp cũng như yêu
cầu của khoá luận, luận văn. Song việc làm đồ án tốt nghiệp được thực hiện
bởi sinh viên các ngành kỹ thuật. Đồ án tốt nghiệp được xem như chương
trình nghiên cứu cuối cùng, khi sinh viên đã hoàn thành tất cả các môn học và
chương trình học tập khác. Nội dung của đồ án tốt nghiệp đối với các khối
ngành kỹ thuật là những hình thức nghiên cứu hướng tới mục đích là để sinh
viên thực hiện NCKH. Đây là cơ sở nền móng giúp cho những chuyên gia sau
này không những giỏi về chuyên môn, mà còn tham gia NCKH có hiệu quả,

chủ động sáng tạo trong công việc. Sinh viên làm đồ án tốt nghiệp tự chọn đề
21


tài hoặc giảng viên hướng dẫn gợi ý đề tài nghiên cứu. Quá trình thực hiện đề
tài sinh viên phải tra cứu tài liệu, tìm hiểu sâu phần kiến thức chuyên ngành,
có ý tưởng, mô hình cụ thể để ứng dụng các nghiên cứu. Đồ án tốt nghiệp
gồm thuyết minh, số liệu tính toán, so sánh tính kinh tế kỹ thuật lựa chọn
phương án, bản vẽ, mô hình và sản phẩm ứng dụng. Đồ án tốt nghiệp được
bảo vệ trước hội đồng do hiệu trưởng ra quyết định thành lập, kết quả được
tính là điểm tốt nghiệp của sinh viên.
Ngoài các hình thức NCKH thuộc chương trình đào tạo trên, các sinh
viên còn tham gia nhiều hình thức NCKH khác như: thi Olympic, thực tập tốt
nghiệp tại doanh nghiệp, viết các bài báo khoa học đăng trên các báo và tạp
chí, tham gia đề tài NCKH cấp khoa, cấp trường,… do giảng viên hướng dẫn.
1.1.3. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học
Mục tiêu quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường đại học nhằm
góp phần giải quyết các nhiệm vụ cơ bản: Nâng cao chất lượng đào tạo đại
học, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho CNH HĐH của đất nước; kết hợp thực hiện các nhiệm vụ khoa học với các nhiệm
vụ đào tạo của nhà trường, ứng dụng các thành tựu khoa học, các tiến bộ kỹ
thuật phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển sự nghiệp GD&ĐT,
phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng và phát triển tiềm lực NCKH của trường,
từng bước hội nhập với nền KHCN hiện đại của khu vực và trên thế giới.
Khi nói đến quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường đại học,
chúng ta có thể nói đến một quy trình tác động mang tính pháp lý, tính khoa
học, có mục tiêu rõ ràng của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý nhằm
chỉ huy và điều hành đối tượng bị quản lý và hoạt động NCKH của họ theo
đúng mục tiêu của hoạt động NCKH đã đề ra, nhằm nâng cao chất lượng của
hoạt động NCKH trong nhà trường nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.
Quản lý hoạt động NCKH sinh viên mang tính pháp lý được thực hiện dựa

trên cơ sở pháp luật và các văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và
điều lệ nhà trường về hoạt động NCKH của sinh viên.
22


Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên là việc thực hiện các chức
năng quản lý, có xét đến các đặc điểm phù hợp của sinh viên như: Năng lực
trí tuệ, hứng thú và nguyện vọng của sinh viên, nội dung chương trình đào
tạo, yêu cầu thực tiễn của xã hội, định hướng của KHCN chuyên ngành,…để
nâng cao chất lượng đào tạo và chất lượng NCKH của sinh viên.
Chúng tôi cho rằng: Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên đại học là
cách thức cụ thể mà chủ thể quản lý trường đại học thực hiện việc lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động NCKH và các
điều kiện hộ trợ cho hoạt động NCKH của sinh viên nhằm đạt mục tiêu
NCKH và chất lượng đào tạo của nhà trường.
Theo quan niệm này, chủ thể quản lý hoạt động NCKH của sinh viên
gồm cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên của trường đại học; các cách thức cụ
thể mà chủ thể tiến hành để quản lý hoạt động NCKH của sinh viên được thể
hiện trong các nội dung dưới đây.
1.2. Nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
đại học
Quản lý hoạt động NCKH sinh viên được triển khai theo hệ thống văn
bản mang tính pháp lý. Đòi hỏi sinh viên hướng dẫn, sinh viên NCKH phải
tuân thủ những quy định mang tính hành chính về quy trình đăng ký, xét
duyệt đề tài, tổ chức nghiên cứu và nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu
theo sự chỉ đạo thực hiện của những người có trách nhiệm quản lý: trưởng
Khoa, trưởng phòng Quản lý khoa học, chủ tịch Hội đồng khoa học trường.
Nội dung quản lý hoạt động NCKH của sinh viên Đại học bao gồm:
1.2.1. Lập kế hoạch nghiên cứu khoa học cho sinh
viên

Lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lý.
Trong các trường đại học công lập thường áp dụng mô hình quản lý chính
quy. Xây dựng kế hoạch NCKH cho sinh viên là quá trình bao gồm: xây
23


dựng mục tiêu cho hoạt động NCKH (với số lượng đề tài các cấp, nội dung
thực hiện); nguồn lực, biện pháp tổ chức; tiến độ thực hiện, thời gian hoàn
thành; tiêu chí đánh giá nghiệm thu theo một quy trình thống nhất và được
phê duyệt.
Hoạt động NCKH của sinh viên được tiến hành theo kế hoạch phù hợp
với kế hoạch năm học. Tính kế hoạch trong hoạt động NCKH của sinh viên
được thể hiện qua các khâu trong tổ chức xét duyệt đề tài, tổ chức nghiên cứu
và đánh giá kết quả nghiên cứu.
1.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa
học của sinh viên
Trong quản lý hoạt động NCKH của sinh viên chức năng tổ chức là xây
dựng vai trò nhiệm vụ, cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, các bộ phận liên
quan đến hoạt động NCKH. Sắp xếp phân bổ nguồn lực cho từng bộ phận,
từng thành viên đảm bảo cho họ thực hiện nhiệm vụ của mình, qua đó thực
hiện thành công mục tiêu NCKH. Thông qua đó, chủ thể quản lý tác động đến
đối tượng quản lý một cách có hiệu quả bằng cách điều phối nguồn lực của
đơn vị như: nhân lực, vật lực, tài lực. Quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ cấu
tổ chức phải đảm bảo các yêu cầu về tính tối ưu, tính linh hoạt, tính kinh tế và
độ linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ.
Hoạt động NCKH của sinh viên được tổ chức theo mục tiêu định trước
với những quy định chặt chẽ, được tiến hành theo định hướng NCKH của nhà
Trường, của Khoa và giảng viên hướng dẫn.
1.2.3. Chỉ đạo việc ứng dụng kết quả nghiên cứu
khoa học của sinh viên

Chỉ đạo là phương thức tác động của chủ thể quản lý, nhằm điều hành
tổ chức nhân lực đã có của đơn vị vận hành theo đúng kế hoạch đã vạch ra.
Chỉ đạo là chức năng của quản lý, chủ thể quản lý phải trực tiếp ra quyết định
cho nhân viên dưới quyền, theo dõi giúp đỡ, động viên để thúc đẩy hoạt động
thực hiện kế hoạch đã vạch ra, đạt các mục tiêu của tổ chức bằng những biện
pháp khác nhau. Đây là quá trình sử dụng quyền lực quản lý để tác động đến
24


đối tượng bị quản lý một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của
họ hướng vào việc đạt mục tiêu chung của tổ chức.
Trong các trường đại học, chỉ đạo việc ứng dụng kết quả NCKH của
sinh viên là Ban giám hiệu nhà trường, Phòng khoa học và lãnh đạo các Khoa.
Chỉ đạo việc ứng dụng kết quả NCKH của sinh viên nhằm giúp đưa các sản
phẩm NCKH của sinh viên như luận văn tốt nghiệp, đề tài, chuyên đề, bài báo
khoa học… có chất lượng tốt, có tính ứng dụng cao được đưa ngay vào thực
tiễn giảng dạy và học tập tại trường đại học.
1.2.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học
của sinh viên
Kiểm tra là hoạt động của chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản
lý thông qua một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức để xem xét thực tế,
đánh giá, giám sát thành quả hoạt động, đồng thời uốn nắn, điều chỉnh các
sai lệch nhằm thúc đẩy hệ thống đạt tới mục tiêu đã định. Để tiến hành
kiểm tra cần phải có tiêu chuẩn, nội dung và phương pháp kiểm tra. Nhà
quản lý phải thu thập thông tin từ các bộ phận, các thành viên trong tổ chức
để đánh giá, kịp thời phát hiện sai sót và điều chỉnh. Đồng thời tìm ra
nguyên nhân của thành công và thất bại để rút ra bài học kinh nghiệm cho
quá trình quản lý tiếp theo.
Kiểm tra hoạt động NCKH của sinh viên được căn cứ vào mục đích,
nội dung, tiến độ thực hiện (kết quả từng giai đoạn) để kiểm tra, đánh giá theo

các tiêu chí và yêu cầu đặt ra. Kiểm tra được thực hiện bởi hội đồng khoa học
cấp khoa, đối với đề tài NCKH cấp trường có sự tham gia của thành viên hội
đồng khoa học trường. Các thông tin trong quá trình kiểm tra được sử dụng để
ra quyết định điều chỉnh phù hợp nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Trong kiểm tra, đánh giá cần chú ý đánh giá chính xác số lượng các sản
phẩm, công trình khoa học của sinh viên. Bao gồm: số lượng sản phẩm, công
trình khoa học mà sinh viên đã đăng ký tham gia; số lượng sản phẩm, công trình
khoa học đang triển khai thực hiện; số lượng sản phẩm, công trình khoa học đã

25


hoàn thành, được nghiệm thu, công bố.... Đồng thời, đánh giá chất lượng các sản
phẩm, công trình khoa học của sinh viên, hiệu quả khoa học và hiệu quả xã hội
của các sản phẩm, công trình khoa học, trên cả hai phương diện lý luận và thực
tiễn. Về lý thuyết, chất lượng các sản phẩm, công trình khoa học của sinh viên
được đánh giá, thẩm định thông qua các hội đồng đánh giá và được xếp loại theo
thứ bậc. Trên phương diện thực tiễn, chất lượng các sản phẩm, công trình khoa
học của sinh viên được đánh giá thông qua kết quả quá trình triển khai ứng dụng
các sản phẩm, công trình khoa học đó vào các lĩnh vực hoạt động thực tiễn của
Nhà trường. Như vậy, đánh giá chất lượng các sản phẩm, công trình khoa học
của sinh viên vừa phải làm tốt việc thẩm định, kiểm chứng chất lượng các sản
phẩm, công trình khoa học, vừa phải tính đến các khả năng tối ưu để sử dụng các
sản phẩm, công trình khoa học của sinh viên vào thực tiễn, nhằm đạt được mục
đích nghiên cứu đề ra.
Đánh giá việc ứng dụng kết quả NCKH của sinh viên bao gồm quá
trình triển khai các hoạt động ứng dụng; quản lý việc tổ chức thực hiện ứng
dụng và quản lý kết quả ứng dụng. Quá trình này bao gồm hệ thống các hoạt
động: công bố, giới thiệu, định hướng sử dụng các sản phẩm, công trình khoa
học; xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức

ứng dụng; chỉ đạo các cơ quan, khoa, bộ môn và các đơn vị trong Nhà trường
tổ chức ứng dụng sản phẩm, công trình khoa học vào thực tiễn hoạt động
quản lý, giảng dạy, nghiên cứu, học tập, rèn luyện của cán bộ, giảng viên,
sinh viên; kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng của từng tổ chức, cá nhân và
đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động ứng dụng.
1.2.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu
khoa học của sinh viên
Nghiên cứu khoa học của sinh viên là một hoạt động đầy khó khăn, thử
thách. Đòi hỏi sinh viên phải kiên trì tập trung trí tuệ, sức lực, thời gian cho
công trình nghiên cứu. Vì vậy, cơ quan quản lý hoạt động NCKH, sinh viên
cần phải có những biện pháp động viên, có cơ chế khuyến khích, hành động
26


×