Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

khoá luận tốt nghiệp THỰC TRẠNG TRẺ THỪA CÂN BÉO PHÌ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.02 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG TRẺ THỪA CÂN- BÉO PHÌ Ở MỘT SỐ
TRƯỜNG MẦM NON

HỌ VÀ TÊN

: NGUYỄN THỊ HẰNG

LỚP

: K63A

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Th.S LÊ THỊ MAI HOA

HÀ NỘI, 2017

1


LỜI CẢM ƠN

2


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

3




MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………..
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.............................................................
4. Giả thuyết khoa học.....................................................................................
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................
6. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................
7. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................
8. Kế hoạch nghiên cứu....................................................................................
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI............................................
1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...........................................................................
1.1. Trên thế giới.......................................................................................
1.2. Ở Việt Nam........................................................................................
2. Đặc điểm tâm-sinh lý của trẻ béo phì
2.1. Đặc điểm sinh lí của trẻ béo phì
2.2. Đặc điểm tâm lí của trẻ béo phì
3. Dinh dưỡng của trẻ 5-6 tuổi........................................................................
3.1. Khái niệm về dinh dưỡng...................................................................
3.2. Dinh dưỡng hợp lý.............................................................................
3.3. Vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển của cơ thể trẻ em.........
3.4. Dinh dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi...............................................................
4. Thừa cân- béo phì ở trẻ em..........................................................................
4.1. Khái niệm thừa cân- béo phì..............................................................
4.2. Phương pháp xác định và đánh giá thừa cân- béo phì.......................
4.3. Tác hại của thừa cân- béo phì............................................................
4.4. Nguyên nhân thừa cân- béo phì của trẻ em........................................

4.5. Biện pháp phòng thừa cân- béo phì...................................................
Kết luận chương I

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BÉO PHÌ CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TRƯỜNG
MẦM NON HOA HỒNG (CẦU GIẤY, HÀ NỘI) VÀ TRƯỜNG MẦM NON
YÊN LỢI ( Ý YÊN, NAM ĐỊNH)…………………………………..
4


1. Thực trạng thừa cân- béo phì của trẻ 5-6 tuổi qua điều tra trẻ ở trường mầm non
HOA HỒNG (Cầu Giấy, Hà Nội) và trường mầm non Yên Lợi ( Ý Yên, Nam
Định)
1.1. Vài nét về đối tượng điều tra
1.2. Mục đích điều tra
1.3. Nội dung điều tra
1.4. Cách tiến hành
1.5. Kết quả điều tra
2. Thực trạng thừa cân- béo phì của trẻ qua điều tra phụ huynh .....................
2.1. Vài nét về đối tượng điều tra
2.2. Mục đích điều tra
2.3. Nội dung điều tra
2.4. Cách tiến hành
2.5. Kết quả điều tra
3. Thực trạng thừa cân- béo phì của trẻ qua điều tra giáo viên.......................
3.1. Vài nét về đối tượng điều tra
3.2. Mục đích điều tra
3.3. Nội dung điều tra
3.4. Cách tiến hành
3.5. Kết quả điều tra
4. Đề xuất một số biện pháp phòng thừa cân- béo phì

4.1. Cơ sở để đề xuất một số biện pháp phòng thừa cân- béo phì
4.2. Đề xuất một số biện pháp phòng thừa cân- béo phì cho trẻ 5-6 tuổi.
Kết luận chương II

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................
1. Kết luận chung............................................................................................
2. Kiến nghị sư phạm......................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................
PHỤ LỤC

5


PHẦN MỞ ĐẦU
I . Lí do chọn đề tài
Trẻ em -chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ nắm giữ vận mệnh
của quốc gia và là người quyết định đưa đất nước lên cao, sánh vai cùng các
cường quốc trên thế giới. Nói đến lứa tuổi mầm non, chúng ta không thể không
6


nhắc đến “thời điểm vàng” của sự tăng trưởng và phát triển. Đó là giai đoạn quan
trọng, làm nền tảng cho sự phát triển của trẻ sau này cả về thể chất và tinh thần.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống con người được cải
thiện,cũng như sự xuất hiện của nhiều phương tiện kỹ thuật đã dẫn đến lối sống
lười vận động. Đây là những nguyên nhân chính gây ra bệnh tật cho con người,
đặc biệt là trẻ em.Một trong những căn bệnh nguy hiểm mà các nhà nghiên cứu đã
lên tiếng đó là thừa cân- béo phì. Béo phì được WHO( Tổ chức y tế thế giới) coi
là một thách thức của thiên nhiên kỉ mới và là một trong tứ chứng nan y của loài
người( HIV, ung thư, béo phì, ma túy). Béo phì là mối đe dọa đến sức khỏe, tuổi

thọ cũng như tăng nguy cơ đối với các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, bệnh
vạch mành, tiểu đường, viêm xương khớp, sỏi mật, gan nhiễm mỡ, và một số bệnh
ung thư. Béo phì ở trẻ em còn làm ngừng tăng trưởng sớm, dễ dẫn tới những ảnh
hưởng nặng nề về tâm lý ở trẻ như tự ti, nhút nhát, kém hòa đồng, học kém.
Theo số liệu được công bố năm 2008 của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì tỉ
lệ người mắc bệnh thừa cân- béo phì đang ngày càng gia tăng, cụ thể là 200 triệu
người bị thừa cân- béo phì năm 1995, 300 triệu người vào năm 2000, 400 triệu
người năm 2005 và con số này đã lên tới 500 triệu người năm 2008. Không
những thế, trên thế giới có khoảng 14 tỷ người lớn từ 20 tuổi trở lên bị thừa cânbéo phì, trong đó có 500 triệu là béo phì ( 200 triệu ở nam giới và 300 triệu ở nữ
giới). Năm 2005, có 20 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân- béo phì( tăng lên 40
triệu theo số liệu năm 2011) [5]
Hiện nay, ở Việt Nam, tỉ lệ trẻ em bị thừa cân- béo phì đang có xu hướng gia
tăng .Năm 2011, Báo cáo tình hình Dinh dưỡng Quốc Gia ở trẻ dưới 5 tuổi trên
toàn quốc, tỷ lệ trẻ thừa cân- béo phì là 5,6%, gấp hơn 6 lần so với năm 2000.
Ngoài ra, theo như nghiên cứu của các bác sĩ ở trung tâm dinh dưỡng TP.HCM và
trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch về tình trạng béo phì của 198 trẻ thuộc
2 trường mầm non, một ở Phú Nhuận( thuộc nội thành), một ở Bình Khánh
( thuộc ngoại thành) thì kết quả cho thấy tỉ lệ thừa cân- béo phì là đáng báo động.
Cụ thể, đối với trường mầm non nội thành, có hơn 47% trẻ em bị thừa cân- béo
phì, trong đó có 20% trường hợp bị béo phì. Trường ngoại thành cũng có 22,2%
trẻ thừa cân- béo phì và lượng trẻ béo phì chiếm phân nửa [4].
Trong những năm gần đây, thừa cân- béo phì ở trẻ mầm non đang rất được quan
tâm. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, tiêu biểu là:
Trần Thị Phúc Nguyệt(2002), Tìm hiểu thừa cân- béo phì ở trẻ 4-6 tuổi thuộc nội
thành Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Y học.
7


Bùi Thị Thiết(2012), Bước đầu tìm hiểu thực trạng và một số yếu tố liên quan
đến tình trạng béo phì của trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Giáo

dục Mầm non, Trường ĐHSP Hà Nội
Mặc dù vậy, nhưng việc thực hiện các biện pháp phòng vẫn chưa thực sự hiệu quả
và vẫn là vấn đề gây nhức nhối cho các nhà nghiên cứu
Từ những lí do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Thực trạng trẻ thừa
cân- béo phì ở Trường mầm non Hoạ Mi( Cầu Giấy, Hà Nội) và Trường mầm non
Yên Lợi (Ý Yên, Nam Định) ”.

II.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn thừa cân- béo phì của trẻ 5-6 tuổi
ở trường mầm non HOA HỒNG (Cầu Giấy, Hà Nội) và trường mầm non Yên Lợi
(Ý Yên, Nam Định) để từ đó tìm ra một số nguyên nhân thừa cân- béo phì của trẻ
5-6 tuổi và góp phần đề xuất biện pháp phòng.
III.Khách thể và đối tượng nghiên cứu
1.Khách thể nghiên cứu
Trẻ 5-6 tuổi.
2.Đối tượng nghiên cứu
Trẻ 5-6 tuổi bị thừa cân- béo phì.
IV.Giả thuyết khoa học
Nếu có một số biện pháp phòng thừa cân- béo phì hợp lý cho trẻ 5-6 tuổi thì
sẽ giảm tỉ lệ mắc bệnh của trẻ hiện nay.
V.Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận.
2. Điều tra thực trạng thừa cân- béo phì của trẻ 5-6 tuổi .
3. Tìm nguyên nhân thừa cân- béo phì của trẻ 5-6 tuổi để đề xuất một số biện
pháp phòng bệnh cho trẻ.
8


VI.Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp chính:

1.Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc, phân tích và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu để
xây dựng cơ sở lí luận.
2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.1. phương pháp quan sát
-Mục đích: thu thập thông tin về trẻ thừa cân- béo phì bằng các quan sát trẻ thông
qua chế độ sinh hoạt hằng ngày và qua các hoạt động của trẻ ở lớp.
-Cách tiến hành: quan sát trẻ trực tiếp hoặc qua những phương tiện kĩ thuật hỗ trợ
như máy quay, mấy chụp ảnh.
2.2.Phương pháp đàm thoại, trò chuyện
-Mục đích: thu thập thêm thông tin về thực trạng thừa cân- béo phì của trẻ 5-6 tuổi.
-cách tiến hành: Trao đổi, trò chuyện với trẻ, phụ huynh và giáo viên bằng hệ
thống câu hỏi, ghi chép lại thông tin và xử lí thông tin thu được nhằm đánh giá
thực trạng và một số nguyên nhân gây ra thừa cân- béo phì ở trẻ 5-6 tuổi.
2.3.Phương pháp nhân trắc học
Dùng các thông số về chiều cao và cân nặng để đánh giá trẻ thừa cân- béo phì
: sử dụng phương pháp cân đo để xác định trẻ bị béo phì . Nếu trẻ có chiều cao đạt
mức ở chuẩn bình thường mà cân nặng vượt mức bình thường 25% thì trẻ có nguy
cơ bị béo phì. Nếu cân nặng vượt mức bình thường 50% chắc chắn trẻ bị béo phì
Cụ thể:
+Đo chiều cao:
-Dụng cụ: thước gôc với độ chia tối thiểu là 0,1cm
-Thao tác: trẻ bỏ dép, đứng quay lưng vào thước, dưới thước đo, mắt nhìn thẳng
sao cho vai, mông, gót cùng chạm vào mặt phẳng có thước. Người đo kéo ê ke nhẹ
9


theo phương thẳng đứng, khi chạm sát đỉnh đầu đối tượng thì đọc kết quả và ghi
theo cm với một số thập phân.
+Đo cân nặng:

-Dụng cụ: cân đồng hồ với độ chính xác là 100g.
-Vị trí đặt cân: nơi bằng phẳng, thuận tiện để cân.
-Chỉnh cân: chỉnh cân về số 0 trước khi cân, kiểm tra độ nhạy của cân. Thường
xuyên kiểm tra độ chính xác của cân sau 10 lượt cân.
-Kỹ thuật cân: đối tượng mặc quần áo tối thiểu, bỏ giầy dép, mũ nón và các vật
nặng khác trên người. Trẻ ngồi giữa cân, không cử động. Người cân trẻ ngồi đối
diện chính giữa mặt cân, khi cân thăng bằng đọc kết quả theo đơn vị kg với một số
thập phân.
+Cách tính tuổi: cách tính tuổi theo WHO đã được tích hợp trong WHO Anthro
v3.2.2. tính từ ngày, tháng, năm sinh đến ngày , tháng, năm tiến hành cân đo. Trẻ 3
tuổi: 24 tháng 1 ngày đến 36 tháng 0 ngày; trẻ 4 tuổi: 36 tháng 1 ngày đến 48 tháng
0 ngày; trẻ 5 tuổi: 48 tháng 1 ngày đến 60 tháng 0 ngày; trẻ 6 tuổi: 60 tháng 1 ngày
đến 72 tháng 0 ngày.
2.4.Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket
- Mục đích: trưng cầu ý kiến của giáo viên và phụ huynh để tìm hiểu thực trạng
thừa cân- béo phì ở trẻ 5-6 tuổi.
-Cách tiến hành:
+Lập phiếu điều tra với những câu hỏi liên quan đến thực trạng dinh dưỡng của trẻ.
+Phát phiếu trưng cầu ý kiến cho phụ huynh và giáo viên trả lời, sau đó thu lại
phiếu. Bên cạnh đó, trò chuyện trao đổi thêm với phụ huynh, giáo viên về đặc điểm
trẻ bị bệnh, nguyên nhân, biện pháp mà gia đình đã áp dụng cho trẻ khắc phục tình
trạng thừa cân, béo phì.
2.5.Phương pháp thống kê toán học
-Xử lí kết quả nghiên cứu, số liệu thu thập được bằng phần mềm WHO-Anthro
2005, SPSS11.5, và phần mềm Microsoft Excel 2003. Sauk hi nhập các kích thước
10


về chiều cao, cân nặng, giới tính, ngày sinh, ngày đo, phần mềm sẽ cho phép đánh
giá được tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu.

2.6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Sau khi có kết quả nghiên cứu sẽ tổng kết lại và đưa ra kiến nghị sư phạm.
VII.Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu 200 trẻ 5-6
tuổi ở trường mầm non HOA HỒNG ( Cầu Giấy, Hà Nội) và trường mầm non Yên
Lợi (Ý Yên, Nam Định)
VIII.Kế hoạch nghiên cứu
Từ tháng 9/2016 đến tháng 10/2016: Xây dựng đề cương chi tiết
Từ tháng 11/2016 đến tháng 12/2016: Nghiên cứu xây dựng phần cơ sở lý
luận của đề tài
Từ tháng 1/2017 đến tháng 3/2017: Điều tra thực trạng thừa cân- béo phì của
trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non non HOA HỒNG ( Cầu Giấy, Hà Nội) và
trường mầm non Yên Lợi (Ý Yên, Nam Định)
Tháng 4/2017: Thu thập, xử lí số liệu, phân tích để hoàn thành đề tài nghiên
cứu
Tháng 5/2017: Bảo vệ khóa luận

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
11


1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.Trên thế giới
Theo Hiệp hội Béo phì Mỹ, hiện nay, tình trạng thừa cân- béo phì trên thế giới
không ngừng tăng. Ở Mỹ năm 1991 tỷ lệ béo phì là 15% và thừa cân là 20%, năm
1999 tỷ lệ thừa cân là 27% với khoảng 3, 5 triệu người Mỹ. Vùng Châu Á- Thái
Bình Dương, tình hình thừa cân béo phì phát triển với nhịp độ nhanh hơn. Cộng
hòa và nhân dân Triều Tiên: 1,5% béo phì và 20,5% là thừa cân. Thái Lan có 4,0%
béo phì và 16% thừa cân. Nhật Bản có 3% béo phì và thừa cân là 20,4% ( nam) và
20,2% (nữ). Năm 2006 tại Mỹ, 30% người trưởng thành bị béo phì, tại Anh 23%

người bị béo phì, tình hình này cũng tăng đều ở trẻ em. Trên thế giới hiện có 22
triệu trẻ em từ 5 tuổi trở xuống bị thừa cân. Béo phì ở trẻ em được coi là một dịch
bệnh ở các nước phương tây nhất là Anh, Úc , Mỹ. Anh hiện là nước đứng đầu
châu âu về số người và trẻ em bị béo phì. Hiện gẩn ¼ ( tương đương 22,9%) trẻ em
4-5 tuổi ở Anh bị béo phì và thừa cân [12].
Trong gẩn 30 năm trở lại đây, số trẻ em Mỹ mắc bệnh béo phì tăng gấp đôi. Và
con số vẫn không ngừng tăng: theo số liệu thống kê từ NHANES , bộ phận điều tra
sức khỏe quốc gia và kiểm nghiệm dinh dưỡng Hoa Kỳ thì trong khoảng từ năm
1980-2008, tỉ lệ trẻ em 2-5 tuổi mắc bệnh béo phì tăng từ 5,4%-10,4% [12].
1.1.

Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thừa cân- béo phì gia tăng là vấn đề sức khỏe cộng đồng mới
cần được quan tâm.Vấn đề là các bậc cha mẹ cho trẻ ăn uống và cung cấp một
lượng dinh dưỡng quá dư thừa dẫn đến tình trạng hiện nay số trẻ em bị béo phì ở
thành thị tăng tăng lên một cách nhanh chóng. Theo điều tra về tình trạng dinh
dưỡng ở bà mẹ và trẻ em năm 2000 do Bộ Y tế, UNICEF và tổng cục thống kê
tiến hành thì tỷ lệ trẻ mầm non bị thừa cân và béo phì trên toàn quốc là 4,8%, tăng
hơn 6,2 lần so với 9 năm trước, trong đó chủ yếu là trẻ thành thị [13].
Tại thành phố HCM, theo Trung tâm dinh dưỡng, tỉ lệ thừa cân và béo phì từ
6-12 tuổi là 12%, tại Nha Trang theo điều tra của viện Pasteur 4,3 % trẻ thừa cân.
Tại Đà Nẵng năm 2009, thành phố đã báo động tình trạng thừa cân béo phì của trẻ
dưới 5 tuổi là 8,8%, sau hơn một năm đưa ra chương trình phòng chống béo phì
thì tỷ lệ trẻ dưới năm tuổi có thừa cân béo phì vẫn tiếp tục tăng lên đến 11,5%
[12].
12


Từ năm 2000, đã có rất nhiều công trình, các khóa luận nghiên cứu thừa cânbéo phì. Một trong số đó là:
Bùi Thị Thiết(2012), Bước đầu tìm hiểu thực trạng và một số yếu tố liên quan

đến tình trạng béo phì của trẻ 3-6 tuổi [1].
Ngô Thị Minh Ngọc, nghiên cứu ảnh hưởng của thừa cân- béo phì lên một số
chỉ tiêu sinh học và khả năng học tập của học sinh Trung học Phổ thông Hà Nội [1]
Trần Thị Phúc Nguyệt, Tìm hiểu tình hình thừa cân- béo phì ở trẻ 4-6 tuổi
thuộc nội thành Hà Nội [12].
Đào Thị Yến Phi, Tổng quan về thừa cân- béo phì[1].
Nguyễn Thị Thùy Ninh, Nguyễn Thị Phương, Tìm hiểu tỉ lệ béo phì ở trẻ em
lứa tuổi mầm non 24-60 tháng và một số yếu tố liên quan [9].
Đặng Hồng Hạnh(2010), Bước đầu tìm hiểu thực trạng béo phì của trẻ 5-6
tuổi ở trường mầm non Trung Tự quận Đống Đa và trường mầm non Hoa Sen
quận Kim Mã- Hà Nội [2].
2 . Đặc điểm tâm- sinh lý của trẻ béo phì
2.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ béo phì
Trẻ thích ăn đồ ngọt, ăn nhiều, ăn vặt, và ăn những thức ăn giàu chất béo.
Do có thói quen ăn nhiều vào buổi tối, sau khi ăn đi nằm luôn không hoạt động, vì
vậy, khẩu phần ăn có nhiều chất béo lâu ngày tích tụ lại gây ra béo phì.
Trẻ thường ngại vận động, thích ngồi một chỗ, xem tivi, có tính ỷ lại.Tâm
lý, thói quen ít vận động làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ vì trẻ ít vận động làm tăng
tích lũy mỡ, hạn chế sự phát triển của cơ bắp. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa
học cho thấy xem tivi nhiều là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng nguy
cơ gây béo phì
Trẻ thường bị các bạn cùng lớp trêu chọc, bắt nạt dẫn đến việc trẻ có tâm lí
mặc cảm, thiếu tự tin về bản thân chúng. Sự mặc cảm, thiếu tự tin này kéo dài sẽ
khiến trẻ thu mình, thiếu tự tin, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Điều này sẽ ảnh
hưởng không tốt tới quá trình và kết quả học tập của trẻ cũng như ảnh hưởng tới
quá trình giao tiếp của trẻ sau này. Ngay từ khi còn nhỏ trẻ đã phải chịu nhiều thiệt
13


thòi do trẻ chậm chạp, vụng về hơn nên khó hòa nhập với các bạn cùng trang lứa.

Béo phì làm cho cuộc sống của trẻ không được thoải mái so với trẻ bình thường,
hạn chế khả năng thích ứng với môi trường xung quanh
2.2.

Đặc điểm sinh lý của trẻ béo phì

Khả năng vận động: trẻ béo phì trước tiên ảnh hưởng đến khả năng vận
động của chúng. Các khớp xương phải chịu sức nặng của cơ thể nên dễ bị tổn
thương. Trẻ mất nhiều thời gian và sức lực hơn để làm một công việc hoặc thực
hiện một động tác, bài tập nào đó do trọng lượng cơ thể quá nặng nề. trẻ sẽ khó
khăn trong việc vận động đi lại cũng như tham gia các hoạt động thể thao ở
trường.
Hệ hô hấp: trẻ béo phì thường có giấc ngủ không bình thường, trẻ hay khó
thở đường hô hấp trên, đặc biệt khi ngủ khó thở kèm theo ngáy to .
Hệ tim mạch: trẻ béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao như
tăng huyết áp, nguy cơ thừa lipit và mắc các bệnh về đường máu cũng cao hơn.
Hệ thần kinh: chất xám của trẻ béo phì thấp hơn những trẻ có thể trọng
bình thường. Thị giác, thính giác, khả năng tiếp nhận, khả năng nắm bắt yếu điểm
của trẻ béo phì không tốt bằng trẻ bình thường, khả năng tính toán trong học tập,
mức độ tư duy, nhạy bén thấp. khả năng chịu nóng của trẻ kém, trẻ nhanh mệt mỏi
khi vận động nhất là về mùa hè do lớp ,ỡ dày đã trở thành như một hệ thống cách
nhiệt. trẻ béo phì thường có cảm giác mệt mỏi chung toàn thân hay nhức đầu, tê
buốt ở hai chân.
3 . Dinh dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi
3.1 . Khái niệm về dinh dưỡng
Dinh dưỡng là quá trình phức hợp bao gồm việc đưa vào cơ thể những thức
ăn cần thiết qua quá trình tiêu hóa và hấp thụ để bù đắp hao phí năng lượng trong
quá trình sống của cơ thể, tạo ra sự đổi mới các tế bào và mô cũng như điều tiết
các chức năng khác của cơ thể [6].
3.2 . Dinh dưỡng hợp lí

Dinh dưỡng hợp lí là phải cung cấp đầy đủ năng lượng theo nhu cầu của cơ
thể. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể. Các
chất dinh dưỡng phải theo tỉ lệ cân đối và thích hợp.[6]
14


Ăn uống là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Trẻ em cần dinh
dưỡng để phát triển trí lực và thể lực. Tuy nhiên, nếu thiếu hoặc thừa các chất dinh
dưỡng đều có thể gây bệnh và ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của trẻ. Chính vì
vậy, cần phải xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lí cho trẻ.
Chế độ dinh dưỡng hợp lí là chế độ đảm bảo sự cân đối về mặt số lượng
cũng như là về mặt chất lượng các chất dinh dưỡng. Đủ về số lượng theo nhu cầu
dinh dưỡng của từng độ tuổi, theo giới tính và theo tính chất lao động. Cân đối về
chất lượng là cân đối giữa các chất dinh dưỡng: protein, lipit, gluxit, vitamin, và
chất khoáng, giữa thức ăn nguồn gốc thực vật và động vật, cụ thể:
Các yêu cầu về dinh dưỡng cân đối:
a, Cân đối về năng lượng:
Có 3 chất cung cấp năng lượng chính cho cơ thể là protein, lipit, gluxit.
Trong đó, nguyên tắc cân đối giữa các chất sinh năng lượng là:
Năng lượng do protein cung cấp: 12- 15%
Năng lượng do lipit cung cấp: 20-25%
Năng lượng do gluxit cung cấp: 60-65%
Theo đó, tổng số năng lượng trong một ngày của trẻ em Việt Nam 4-6 tuổi là
1600kcal/ngày (theo đề nghị của Viện Dinh Dưỡng, 1996)
b, Cân đối về protein:
Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng của cơ thể. Nó là nguyên liệu để
tạo nên tế bào, có vai trò điều hòa các quá trình chuyển hóa của cơ thể đồng thời
là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể và tham gia vào cân bằng năng lượng.
Đặc biệt, protein còn là chất kích thích ngon miệng, điều này giúp trẻ dễ dàng tiếp
nhận các thức ăn hơn.

Nếu thiếu protein, trẻ có thể bị chậm lớn, thậm chí xuất hiện bệnh phù. Đặc
biệt, thiếu protein ở phụ nữ có thai và cho con bú sẽ ảnh hưởng tới cả mẹ và con,
mẹ có cơ thể nhỏ bé, đẻ con thiếu cân; ở người mẹ cho con bú làm giảm sự bài tiết
sữa của người mẹ. Ngược lại, nếu thừa protein, cơ thể sẽ tích lũy nitơ và trong quá
trình chuyển hóa protein, ngoài axit amin còn có các sản phẩm chuyển hóa trung
gian như ure, uric- những chất ảnh hưởng không tốt tới gan, thận. Như vậy, cần
cung cấp đầy đủ nhu cầu về protein cho cơ thể trẻ. Nhu cầu của trẻ em theo đề
nghị của Viện Dinh Dưỡng năm 1997, khẩu phần protein tính theo gam/ngày đối
với trẻ 4-6 tuổi là 36g/ngày.
Ngoài tương quan với tổng số năng lượng như đã nói ở trên, trong thành
phần protein cần có đủ các axit amin cần thiết với tỷ lệ cân đối, thích hợp. Do các
15


protein nguồn gốc động vật và thực vật khác nhau về chất lượng nên người ta hay
dùng tỉ lệ % giữa protein nguồn gốc động vật và tổng số protein để đánh giá mặt
cân đối này. Lượng protein động vật đối với người trưởng thành vào khoảng 2530% tổng số protein là thích hợp, còn đối với trẻ em, tỉ lệ này cao hơn, chiếm
khoảng 50%
c, Cân đối về lipit:
Lipit là một trong ba chất sinh năng lượng cho cơ thể. Thêm vào đó, lipit còn
là dung môi cho các vitamin tan trong mỡ cũng như là chất béo gây hương vị
thơm ngon cho bữa ăn. Ngoài ra, trong thành phần của lipit có axit béo chưa no có
tác dụng đề phòng nhồi máu cơ tim, làm tăng tính đàn hồi của thành mạch máu và
hạ thấp tính thấm của chúng,..
Nếu thiếu lipit , cơ thể sẽ bị thiếu hụt về năng lượng và các vitamin A, D, gây
rối loạn chuyển hóa. Ngược lại, thừa lipit có thể gây ra béo phì- là nguyên nhân
của các bệnh: nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, xơ vữa động mạch. Như vậy, cần
cung cấp đầy đủ nhu cầu về lipit cho cơ thể trẻ. Nhu cầu lipit của trẻ em tính theo
gam/ngày là 2g/100kcal. Như vậy, để đảm bảo sự cân đối của lipit cần chú ý:
Tỉ lệ năng lượng do protein cung cấp so với tổng số năng lượng.

Phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật (50% chất béo động vật và
50% chất béo thực vật)
d, Cân đối về gluxit:
Gluxit là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng của cơ thể, nó có mặt trong
thành phần các tế bào, tổ chức và tham gia vào quá trình tạo hình. Ngoài ra,
chuyển hóa gluxit liên quan chặt chẽ với protein và lipit. Cụ thể, khi cơ thể không
được cung cấp đầy đủ gluxit thì cơ thể sẽ phân hủy thành lipit dự trữ để sinh năng
lượng, còn nếu ăn quá nhiều gluxit thì năng lượng gluxit thừa sẽ dễ dàng chuyển
thành lượng lipit dự trữ dưới da, dưới màng bụng. Trẻ ăn quá nhiều gluxit cũng có
thể gây béo phì. Chính vì vậy, cần cung cấp đầy đủ nhu cầu về cần cung cấp đầy
đủ nhu cầu về gluxit cho cơ thể trẻ.
Các loại gluxit bao gồm: ngũ cốc, hoa quả, bánh, kẹo ngọt và đường kính...
Các loại thức ăn này cũng cần phải cân đối. Tỷ lệ đường kính trong khẩu phần của
trẻ em không nên quá 10% tổng số năng lượng trong ngày. Gluxit trong một bữa
nên chiếm khoảng từ 60-65% khẩu phần.
e, Cân đối về vitamin:
Vitamin có vai trò rất lớn đối với cơ thể. Nó giúp cho quá trình đồng hóa, sử
dụng các chất dinh dưỡng và có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối
với bệnh tật. Thiếu Vitamin là nguyên nhân của nhiều rối loạn chuyển hóa quan
16


trọng và làm giảm sức đề kháng của cơ thể dẫn đến các bệnh thiếu vitamin. Như
vậy, cần cung cấp đầy đủ các vitamin tan trong mỡ như A, D ,E, K với các
vitamin tan trong nước như B, C,PP,..cho trẻ đồng thời xem xét nhu cầu từng
vitamin trong mối tương quan chung với các thành phần của khẩu phần.
g, Cân đối về chất khoáng:
Các chất khoáng đảm bảo các chức năng quan trọng trong cơ thể: chuyển hóa
các chất, tổ chức xương, tạo áp suất thẩm thấu trong dịch nội và ngoại bào, điều
hòa pH của máu và tham gia vào chức phận của một số tuyến nội tiết. Đối với trẻ

em, cơ thể đang tăng trưởng nên nhu cầu chất khoáng cao hơn người trưởng
thành. Vì vậy, cần cung cấp đầy đủ chất khoáng cho trẻ em, trong đó các thức ăn
thực vật là thức ăn gây kiềm, các thức ăn có nguồn gốc động vật là thức ăn gây
toan. Như vậy, chế độ ăn hợp lí nên có ưu thế kiềm
h, Cân đối về nước:
Nước có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Nó chiếm tới 60-70% trọng
lượng cơ thể và đảm bảo nhiều chức năng quan trọng: nước là dung môi của hầu
hết các chất chuyển hóa và là dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng của tế bào,
đặc biệt, nước rất cần thiết cho quá trình bài tiết các chất bã ra khỏi cơ thể và giúp
cho việc điều hòa thân nhiệt. Đối với trẻ em, nhu cầu nước cao gấp 3-4 lần so với
người trưởng thành. Nên cung cấp đầy đủ nhu cầu về nước cho trẻ. Đối với trẻ 4-6
tuổi là 2lit/ngày và nên cho trẻ uống nước đun sôi để nguội, nước lá mát, nước quả
hay nước luộc rau cho trẻ để ngoài tác dụng giải khát còn cung cấp thêm chất dinh
dưỡng cho trẻ [6].
3.3. Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển của cơ thể
Con người là một thực thể sống, nhưng sự sống của con người không thể tồn
tại được nếu con người không có dinh dưỡng thường xuyên. Ở trẻ em, trong độ
tuổi cơ thể đang phát triển mạnh, nhu cầu dinh dưỡng rất lớn. Nếu thiếu ăn, trẻ em
sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả của các bệnh về dinh dưỡng như suy dinh
dưỡng protein- năng lượng, các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng( đần độn do thiếu
iot, khô mắt do thiếu vitamin A ). Ngược lại, nếu thừa dinh dưỡng có thể dẫn tới
bệnh béo phì ở trẻ. Muốn khỏe mạnh, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ và hợp lí, đảm
bảo khẩu phần ăn cân đối về mặt số lượng và chất lượng các chất dinh dưỡng cho
trẻ
3.4. Dinh dưỡng của trẻ 5-6 tuổi.
17


3.4.1. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ 5-6 tuổi
Có hơn 60 chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí thông minh của trẻ

ở lứa tuổi này, bao gồm 6 loại: protein, gluxit, lipit, chất khoáng và nước.
a, Protein
Trẻ em cần nhiều lượng protein để phát triển. Trẻ em lứa tuổi 5-6 cần một
lượng protein từ 30-36g/ngày. Trong đó, protein từ thịt, cá, trứng , sữa, các loại đỗ
phải chiếm 50-60%
Bảng 1.1. tỉ lệ protein có trong một số loại thức ăn [6]
Tên thức ăn
Thịt bò
Thịt lợn
Thịt gà, vịt

Tép đồng
Lươn
Trứng gà, vịt
Sữa mẹ
Sữa bò tươi
Sữa bột toàn phần
Cua đồng

Protein(%)
18-20
17-19
11-22
16-20
18,4
20
11-18
1,5
3,9
27

5,3

Tên thức ăn
Ếch, nhái
Chim sẻ
Ốc
Trai, sò, ốc hến
Đậu tương
Đậu xanh
Đậu đen
Lạc
Vừng
Đậu phụ
Gạo tẻ

Protein(%)
17,2-20,4
22,1
10-12
6-9
34
23,4
24,2
27,5
20,1
10,9
7,6

b, Lipit :
Ở trẻ 5-6 tuổi, trẻ cần 30g lipit/ ngày. Nên cho trẻ ăn cả dầu, mỡ. Nhu cầu

lipit của trẻ nên chiếm 50% lipit là do các loại dầu thực vật và 50% là mỡ động vật
Bảng 1.2. các loại thực phẩm có tỉ lệ lipit cao [6]
Thực phẩm động vật
Mỡ lơn nước
Thịt bò loại I
Thịt lợn sấn
Thịt gà loại I


Lipit(%) Thực phẩm thực vật
99,7
10,5
21,5
13,1
9,3

Dầu thực vật
Đậu tương
Bột đậu tương
Lạc
Đậu phụ

Lipit(%
)
99,7
18,4
18,0
44,5
5,4
18



Trứng gà, vịt
Thịt vịt loại I
Sữa bò tươi
Sữa bột toàn phần
c, Gluxit

11-14
53,0
4-4,4
26

Sữa đậu nành
Vừng
Cám gạo
Cám ngô

1,6
46,4
27,7
21,5

Trẻ 5-6 tuổi, mỗi ngày cần 150g gluxit. Gluxit có nhiều trong các thực phẩm có
nguồn gốc thực vật: gạo, mì, ngô, khoai, các loại củ. Đây là nguồn cung cấp năng
lượng chủ yếu cho cơ thể
Bảng 1.3. các lương thực, thực phẩm giàu gluxit [6]
Tên thực phẩm
Đường kính
Bánh bích quy

Bột mỳ loại 1
Bún
Ngô vàng kho
Khoai tây
Bí ngô
Cải bắp
Xúp lơ
d, Các Vitamin:

Gluxit(%)
99,3
76,6
72,9
25,7
69,4
21
6,2
5,4
4,9

Tên thực phẩm
Mật ong
Kẹo sữa mềm
Bánh phở
Gạo tẻ giã
Khoai lang
Củ sắn
Cà rốt
Su hào


Gluxit(%)
81,3
83
32,1
75,3
28,5
36,4
8
6,3

Vitamin tan trong mỡ:
Vitamin A(có trong gan, trứng, sữa, dầu gan cá,đu đủ, cà rốt, gấc…) cần cho
sự tăng trưởng, bảo vệ da, niêm mạc, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống
các bệnh viêm nhiễm khuẩn, bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt. Trẻ
từ 3-6 tuổi cần 400mg vitamin A mỗi ngày
Vitamin D ( có trong sữa mẹ, sữa bò, trứng, gan của các loại động vật…)giúp
cơ thể hấp thu canxi và chống bệnh còi xương. Trẻ em cần khoảng 100mg/ngày
Vitamin E ( có nhiều trong mầm hạt, trứng, dầu, đậu tương, đậu ngô, mầm lúa
mì,lạc, thịt bò, đậu xanh…) cần cho sự oxi hóa và khả năng sinh sản của cơ thể.
Trẻ 1-6 tuổi cần 10UI/ngày.
Vitamin K ( có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật) có tác
dụng chống chảy máu, tạo nên chất đông máu là prothrombin đồng thời cũng được
19


sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn huyết, loét dạ dày, thương hàn. Nhu
cầu về vitamin K không lớn, tuy nhiên, nếu thiếu ở trẻ sẽ ảnh hưởng không tốt tới
sức khỏe của trẻ
e, Vitamin tan trong nước:
Vitamin B1( có nhều trong gan, thận, tim, não, cám gạo, vỏ hạt đậu, enzim

bia) có vai trò quan trọng trong chuyển hóa các chất dinh dưỡng, đồng thời giúp cơ
thể phát triển bình thường, ăn ngon miệng. Theo đề nghị của Viện Dinh
dưỡng(1996), trẻ 4-6 tuổi cần 1,1mg/ngày.
Vitamin B2( có nhiều trong cám gạo, nấm enzim, thịt, đậu đỗ, cà chua và
trong các phủ tạng: tim, gan, thận) có vai trò cần thiết trong quá trình chuyển hóa
các chất dinh dưỡng và có vai trò chủ yếu trong các phản ứng oxi hóa của tế bào.
Nhu cầu về vitamin B2 của trẻ 4-6 tuổi là 1,1mg/ngày.
Vitamin PP(có trong men, cám gạo,mầm lúa mì và thực phẩm động vật, trừ
trứng và sữa) có vai trò quan trọng trong chuyển hóa gluxit và hô hấp của tế bào.
Trẻ 4-6 tuổi cần 12,1mg vitamin PP mỗi ngày
Vitamin C rất quan trọng với trẻ, đặc biệt nó làm tăng sức đề kháng của cơ thể,
nhất là với bệnh nhiễm trùng. Nhu cầu vitamin C của trẻ 4-6 tuổi cần là 45mg/ngày
[6].
f, Các Chất Khoáng
+ Các nguyên tố đa lượng:
Canxi ( có nhiều trong sữa, các loại tôm, cua, cá,,,) có chức năng tạo xương,
cần thiết cho các phản ứng gây đông máu đồng thời điều hòa pH của máu. Canxi
ngăn ngừa tình trạng nhiễm toan của cơ thể và cần thiết cho hoạt động bình thường
cảu hệ thần kinh. Theo Viện Dinh dưỡng(1996), trẻ từ 6 tháng đến 9 tuổi cần
500mg/ngày.
Photpho ( có nhiều trong phomat, đậu, lòng đỏ trứng gà, thịt, cá) cùng với
canxi tham gia cấu tạo xương và răng, giữ vài trò quan trọng trong chuyển hóa của
cơ thể. Theo Viện Dinh dưỡng (1996), trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi cần 500mg/ngày.

20


Kali( có nhiều trong gan và cơ) có vai trò quan trọng trong điều hòa pH nội
bào, tạo áp suất thẩm thấu của bào tương, cần thiết cho quá trình phân giải glucozo
và chuyển hóa protein. Đặc biệt K có ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống thần

kinh và cơ. Một người trưởng thành cần 2-4g kali/ngày.
Natri ( có nhiều trong muối ăn, nước mắm, cá khô, gạo tẻ) có vai trò điều hòa
áp suất thẩm thấu và pH của máu. Một người trưởng thành cần 4-6g natri/ngày.
+ Các nguyên tố vi lượng:
Sắt( có nhiều trong tim, gan, thận, đậu đỗ, các loại rau có màu xanh thẫm,,,)
rất cần cho sự tạo máu để phòng chống thiếu máu. Theo đề nghị cảu Viện Dinh
dưỡng (1996), trẻ 4-6 tuổi cần 7mg sắt mỗi ngày.
Iot( có nhiều trong tôm, cua, cá, nước mắm, muối ăn, trứng và sữa,…):Là
thành phần cấu tạo và đảm bảo chức năng của hoocmon tuyến giáp trạng, tham gia
đẩm bảo sự phát triển trưởng thành của cơ thể và điều hòa tiêu thụ nhiệt lượng.
Thiếu iot dễ gây bướu cổ, cơ thể phát triển kém, gây bệnh lùn, chân tay ngắn, tinh
thần chậm phát triển, gây đần độn. Nhu cầu của trẻ dưới 12 tuổi là 1,21mg/ngày
[6].
g, Nước
Tất cả mọi hoạt động sinh lí của cơ thể đều cần nước.
Nhu cầu về nước ở trẻ em lứa tuổi này là : 2lít/ngày. Nên uống nước đun sôi
để nguội, nước quả, nước rau luộc, không dùng các loại nước ngọt có ga [6].
3. Thừa cân- béo phì ở trẻ em
3.1. Khái niệm thừa cân- béo phì
WHO ( Tổ chức Y tế thế giới) định nghĩa: Béo phì là tình trạng tích mỡ quá
mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng
tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng.
Theo PGS.TS Tạ Văn Bình: Béo phì là trạng thái thừa mỡ của cơ thể. Theo
ông thừa cân- béo phì là những rối loạn dinh dưỡng thường gặp nhất ở các quốc
gia, đặc biệt là các nước tăng phát triển, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô

21


thị hóa, sự thay đổi lối sống tăng làm tăng tỉ lệ thừa cân- béo phì . Điều đáng lo

nhất là bênh lại tập trung vào lứa tuổi trẻ, lứa tuổi tăng phát triển
Theo Nguyễn Khắc Hùng, Đại Học Thái Nguyên, bệnh béo phì là tình trạng
vượt quá cân nặng theo chuẩn so với chiều cao, là hiện tượng tích lũy thái quá và
không bình thường của lipit trong các tổ chức mỡ, năng lượng mỡ một cách không
bình thường ở một vị trí hay toàn cơ thể.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu béo phì là tình trạng tích mỡ quá mức dẫn đến
nguy cơ tăng bệnh tật, tình trạng này xảy ra do sự tích lũy năng lượng không cân
đối của cơ thể.
3.2. Phương pháp xác định và đánh giá thừa cân- béo phì
Ta có thể sử dụng phương pháp cân đo để xác định trẻ bị béo phì . Nếu trẻ có
chiều cao đạt mức ở chuẩn bình thường mà cân nặng vượt mức bình thường 25%
thì trẻ có nguy cơ bị béo phì. Nếu cân nặng vượt mức bình thường 50% chắc chắn
trẻ bị béo phì
Đối với trẻ lớn và người trưởng thành, phương pháp sử dụng để xác định béo
phì là dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI ( Body Mass Indx)
BMI= Cân nặng(kg)/ chiều cao(m)
Trung bình chỉ số BMI trong khoảng từ 20-25, trên 20 là thừa cân và trên 30 là
béo phì.
3.3. Tác hại của thừa cân- béo phì đối với sức khỏe trẻ.
1 . Ảnh hưởng đến sức khỏe.
Về mặt hoạt động thể lực, trẻ béo phì thường hoạt động chậm chạp nặng nề
hơn trẻ khác do lớp mỡ dày chèn ép các cơ bắp cản trở sự hoạt động của chúng.
Về sức khỏe, trẻ béo phì khi lớn lên có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch:
tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, sỏi mật , bệnh sương khớp, rối loạn
chức phận dạ dày, ruột, bệnh ngoài da và có nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư:
ung thư vú, tử cung, tiền liệt tuyến. Một số nghiên cứu cho thấy 75% trường hợp
béo phì ở trẻ em tồn tại tới khi trưởng thành [7].
22



2. Về tâm lí
Trẻ béo phì dễ bị mặc cảm do bị bạn bè trêu chọc, phân biệt đối xử làm ảnh
hưởng đến tâm lí và khả năng học tập của trẻ, thậm chí có những biểu hiện tiêu
cực như coi thường bản thân. Chính vì vậy các em ngày càng xa cách bạn bè và
không muốn tham gia vào các hoạt động tập thể . Các tổn thương tâm lí này nếu
không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ kéo dài đến tuổi trưởng thành làm
cho trẻ trở nên khó hòa nhập cộng đồng , có tư tưởng nổi loạn, thậm chí có những
hành vi làm ảnh hưởng đến tính mạng bản thân
Trẻ mất thoải mái trong cuộc sống, có cảm giác bức bối, khó chịu về mùa hè
do lớp mỡ dày đã trở thành như một hệ thống cách nhiệt, cảm thấy mệt mỏi toàn
thân, làm cho cuộc sống thiế thoải mái [7].
3. Hậu quả về kinh tế xã hội:
Hậu quả về kinh tế có thể chia ra làm hai loại: hậu quả trực tiếp và hậu quả
gián tiếp. Hậu quả trực tiếp đó chính là những chi phí dành cho chữa bệnh béo phì
và các bệnh có liên quan đến béo phì. Còn hậu quả gián tiếp là việc giảm năng lực
sản xuất do những bệnh béo phì gây ra cho người lao động, những cho phí liên
quan đến bệnh tật khác và chi phí tử vong. Chi phí bệnh tật được xác định là giá trị
của thu nhập bị mất từ ăng suất lao động giảm, hạn chế hoạt động, vắng mặt và
ngày giường bệnh. Chi phí tử vong là giá trị thu nhập trong tương lai bị mất do
chết sớm. Do đó chúng ta cần phải phát hiện sớm từ lúc trẻ có nguy cơ béo phì để
phòng chống [4].

3.4. Nguyên nhân của thừa cân- béo phì
3.4.1. Chế độ dinh dưỡng.
Người ta nhận thấy 80% trẻ bị béo phì là do ăn quá mức cần thiết, ăn quá
nhiều thức ăn, tỉ lệ thức ăn béo trong khẩu phần ăn quá cao. Ngoài ra, khi vào cơ
thể, các protein, lipitd, gluxit dư thừa đều có thể chuyển hóa thành chất béo dư trữ
và tích lại dần dần trong lớp mỡ dưới da và ngày càng làm cho lớp mỡ đó phát
triển trở nên béo phì. Do vậy , không nên chỉ coi việc ăn nhiều thịt, nhiều mỡ mới


23


gây béo phì mà ăn quá nhiều chất bột, đường, đồ ngọt cũng là nguyên nhân gây
béo phì
Mặt khác, chế độ ăn ít thay đổi( ăn mãi một loại thức ăn) cũng gây ra béo phì
Ngoài ra, còn nguyên nhân do rối loạn chuyển háo trong cơ thể qua vai trò của
hệ thần kinh và các tuyến nội tiết ( bệnh ở tuyến yên, tuyến giáp , tuyến thượng
thận) [4].
3.4.2. Chế độ vận động
Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỉ lệ béo phì ở trẻ đi song song với sự
giảm hoạt động thể lực trong một lối sống tĩnh tại. Nếp sống ít hoạt động thể lực
làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em. Tỉ lệ mỡ trong cơ thể bị ảnh hưởng bời mức độ
hoạt dộng thể lực của trẻ. Trong quá trình vận động mỡ trong cơ thể giảm đi, khối
lượng cơ bắp tăng dần. Trẻ ít vận động làm tăng tích lũy mỡ, hạn chế sự phát triển
của cơ bắp. Chúng ta thường thấy ở trẻ béo phì chế độ vận động của trẻ thấp, trẻ
thường lười vận động, thường xuyên ngồi một chỗ xem tivi
3.4.3. Yếu tố kinh tế-xã hội
Các yếu tố kinh tế-xã hội cũng tác động mạnh đến trẻ em góp phần làm gia
tăng tỉ lệ béo phì. Khi chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, bữa cơm gia đình
ngày càng xuất hiện nhiều những món ăn có nhiều chất béo, đồ ăn sẵn. Trong gia
đình luôn có sẵn thức ăn bánh kẹo, phô mai, xúc xích, sữa, nước ngọt để thỏa mãn
nhu cầu của trẻ. Trẻ thường ít chịu sự quản lí về nhu cầu ăn uống do cha mẹ bận
rộn. Đặc biệt ở các đô thị lớn trẻ thường được đưa đón bằng xe máy, ô tô, ít đi bộ,
vận động. Các khu vui chơi giành cho trẻ chơi ít, trẻ thường lười vận động, khi đến
lớp, về nhà trẻ thường ngồi vào chỗ xem tivi, ăn uống. Do vậy, trẻ bị hạn chế vận
động trong khi điều kiện ăn uống lại dư thừa dẫn đến tình trạng béo phì

Ngoài ra các nguyên nhân có thể do yếu tố di truyền :
Trong gia đình có cha và mẹ béo phì, khả năng thừa cân- béo phì của trẻ cao

hơn. Bố mẹ béo phì có khả năng di truyền chứng bệnh này cho con cái rất lớn. Có
bằng chứng cho thấy gen là nhân tố quan trọng của việc di truyền bệnh béo phì.
Các nghiên cứu về gia đình cho thấy yếu tố sinh học ảnh hưởng tới béo phì thể
24


hiện việc kiểm soát cân nặng, và việc di truyền quyết định từ 25% đến 40% nguy
cơ bị béo phì, còn môi trường chiếm 30-60% [4].
Ngoài các nguyên nhân trên cũng có thể do yếu tố di truyền đáp ứng sinh
nhiệt kém. Yếu tố di truyền có vai trò đối với những trẻ béo phì thường có cha mẹ
béo, tuy vậy, nhìn trên đa số cộng đồng, yếu tố này không lớn lắm
3.5. Biện pháp phòng béo phì:
Trước hết phải đổi mới quan niệm: trẻ càng ăn nhiều càng tốt. Nhiều bà mẹ
nghĩ rằng ăn càng nhiều chất càng bổ,,càng lớn nhanh. Điều đó là không đúng.
Trẻ em cần được nuôi dưỡng một cách khoa học để phát triển đúng quy luật:
không ăn quá nhiều chất béo, chỉ ăn đủ lượng protein, đủ vitamin, tăng tỉ lệ chất
xơ, khoai củ, đậu đõ, hạn chế ăn đường, thay đổi các món ăn thường xuyên trong
tuần.
- Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, vui chơi, hoạt động, lao động nhưng
phải phù hợp với thể lực.
Luôn theo dõi cân nặng, phát hiện sơm nguy cơ thừa cân- béo phì của trẻ để
tìm cách phòng chống.
Như vậy, chế độ ăn hợp lí và tăng tiêu hao năng lượng để điều trị và phòng
tránh béo phì cho trẻ em là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên để thực hiện như vậy,
cần có một thời gian dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn của gia đình, của bản thân trẻ và
cùng sự tham gia đóng góp của xã hội. Nếu được sự quan tâm đúng mức chắc chắn
sẽ mang lại kết quả, hạn chế sự gia tăng của bệnh [7].

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thực tế tình trạng béo phì của trẻ em hiện nay ngày càng gia tăng. Từ những

nghiên cứu cơ sở lí luận về béo phì ở trẻ, có thể thấy béo phì là căn bệnh ảnh
hưởng rất nhiều đến cuộc sống của trẻ cả về mặt thể chất và tinh thần, đặc biệt là
ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập của chính trẻ đó. Có rất nhiều
nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân- béo phì cho trẻ, trong đó, những yếu tố
25


×