Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Công tác xã hội cá nhân đối với người nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.01 KB, 93 trang )

VIỆN HÀN
- LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ QUỐC TOẢN

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƢỜI
NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM
CHỮA BỆNH GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
TỈNH NINH BÌNH
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số:

60.90.01.01

LỜI CAM ĐOAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ : NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của riêng tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn
dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi.
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS NGUYỄN
HỮU
MINH
TÁC GIẢ
LUẬN
VĂN

Ngô Quốc Toản
HÀ NỘI, 2017




LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian cố gắng, nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành đề
tài nghiên cứu: “Công tác xã hội cá nhân đối với người nghiện ma túy từ
thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội Ninh Bình”.
Trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu luận văn, em đã nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ tận tình Học viên, Khoa công tác xã hội, các thầy cô
giảng dạy và trực tiếp hướng dẫn em.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Hữu Minh đã tận tình
hướng dẫn giúp đỡ em về cách chọn chủ đề, viết luận văn cũng như cách thức
vận dụng các kiến thức đã học vào luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô trong Khoa Công tác xã hội, các
thầy cô Học viên Á Châu đã trang bị cho em những kiến thức, kinh nghiệm và
kỹ năng chuyên ngành trong suốt quá trình học tập để em áp dụng vào đề tài
nghiên cứu.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cục Bảo trợ-Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội, Ban Giám đốc và các đồng nghiệp Trung tâm Chữa
bệnh Giáo dục Lao động xã hội Ninh Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, dù đã có nhiều cố gắng song không
thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý
thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học để luận văn của em được hoàn chỉnh.
Em xin chân thành cảm ơn !
Học viên

Ngô Quốc Toản


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY .................................................. 13
1.1. Khái niệm CTXH cá nhân đối với người nghiện ma túy .................... 13
1.2. Nguyên tắc CTXH cá nhân đối với người nghiện ma túy ......................... 21
1.3 Nội dung CTXH cá nhân đối với người nghiện ma túy .............................. 29
1.4 Cơ sở pháp lý của CTXH cá nhân đối với người nghiện ma túy ................ 35
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP
NGƢỜI NGHIỆN MA TUÝ TẠI TRUNG TÂM CHỮA BỆNH GIÁO
DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH ................................... 41
2.1. Khái quát chung về Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động Xã hội
tỉnh Ninh Bình ......................................................................................... 41
2.2. Thực trạng người nghiện ma túy và nhu cầu CTXH cá nhân đối với
người nghiện ma túy tại tỉnh Ninh Bình ................................................... 43
2.3. Đánh giá thực trạng CTXH cá nhân đối với người nghiện ma túy tại
Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội tỉnh Ninh Bình ............. 45
Chuơng 3: ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ
NHÂN TRONG HỖ TRỢ MỘT CA NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY ĐANG
ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN TẠI TRUNG TÂM ............................................. 58
3.1. Lý do ứng dụng công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người nghiện ma
túy đang trị liệu ................................................................................................. 58
3.2 Nội dung và phương pháp thực hiện ........................................................... 58
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 76


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ


BLĐTBXH

Bộ Lao động Thương binh Xã hội

CPCTNXH

Cục Phòng chống tệ nạn xã hội

CTXH

Công tác xã hội

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

NNC

Nhà nghiên cứu

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HỘP

TT

Tên các bảng biểu, sơ đồ


Trang

Bảng 2.1

Đánh giá của người nghiện ma túy về mức độ thực hiện

56

và sự hữu ích của các hoạt động tham vấn, tư vấn
Bảng 2.2

Đánh giá của người nghiện ma túy về việc thực hiện các

58

chính sách của Trung tâm với việc đảm bảo quyền lợi
của người nghiện ma túy
Bảng 2.3

Kết quả đánh giá nhu cầu xây dựng kế hoạch trợ giúp

61

người nghiện ma túy
Bảng 2.4

Kết quả vận động, kết nối, giới thiệu nguồn lực dịch vụ

63


trợ giúp trong xã hội
Bảng 2.5

Kết quả hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao

65

nhận thức cho người nghiện ma túy
Bảng 3.1

Ma trận SWOT của thân chủ

78

Bảng 3.2

Kế hoạch giải quyết vấn đề cho thân chủ

79

Bảng 3.3

Kế hoạch can thiệp

80

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ phả hệ của thân chủ

72


Sơ đồ 3.2 Sơ đồ sinh thái của thân chủ

73

Sơ đồ 3.3 Các tiến trình trị liệu

74

Sơ đồ 3.4 Vấn đề của thân chủ

77

Sơ đồ 3.5 Mục tiêu giải quyết vấn đề cho thân chủ

78


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đường lối đổi mới, mở cửa và hội nhập Quốc tế của Việt Nam đã mang
lại nhiều thành tựu hết sức quan trọng về kinh tế, văn hóa và xã hội, bên cạnh
những mặt tích cực còn xuất hiện mặt trái của nó. Đó là tình hình tội phạm và
vấn đề tệ nạn xã hội, trong đó vấn đề nghiện ma tuý có xu hướng ngày càng
gia tăng và trở thành vấn nạn gây hậu quả hết sức nghiêm trọng, về kinh tế,
văn hóa, xã hội. Tệ nạn ma túy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn
phá cuộc sống của nhiều gia đình và xã hội. Theo báo cáo điều tra của
CPCTNXH - BLĐTBXH, tính đến tháng 6/2016 cả nước có 200.334 người
nghiện ma túy có hồ sơ quản lý [30], người nghiện ma túy đã xuất hiện ở mọi
thành phần xã hội, mọi lứa tuổi song chủ yếu ở lớp trẻ: 76% trong số người

nghiện có độ tuổi dưới 35 tuổi; 60% số người sử dụng ma túy lần đầu ở độ tuổi
dưới 25 tuổi, trong đó 8% sử dụng ma túy lần đầu ở độ tuổi dưới 18 tuổi. Ngoài
nghiện thuốc phiện, Heroin, xu hướng nghiện ma túy tổng hợp, nhóm chất kích
thích dạng Amphetamine (ATS) đặc biệt là Methamphetamine (ma túy đá)
Cocaine, Cần sa, “cỏ Mỹ” và các chất hướng thần khác đã và đang gia tăng
rất nhanh, gây khó khăn không nhỏ cho việc kiểm soát của cơ quan chức
năng. Trên 65% tổng số người sau cai nghiện không có việc làm, tỷ lệ tái
nghiện ở các địa phương trong cả nước dao động từ 93% - 97%. Một trong
những nguyên nhân được các chuyên gia, các cấp quản lý đề cập tới đó là các
phương pháp tiếp cận, trợ giúp người cai nghiện chưa phù hợp, hầu hết người
nghiện chưa tự giác và hợp tác trong quá trình cai nghiện. Vấn đề tái nghiện
kéo theo hàng loạt hệ lụy cho bản thân, gia đình … đặc biệt những năm gần
đây do việc lạm dụng, sử dụng ma túy tổng hợp, ma túy đá nên phần lớn trong
số họ gặp phải vấn đề về sức khỏe tâm thần, ảo giác, hoang tưởng … nhiều
trường hợp đã có hành vi vi phạm pháp nghiêm trọng như: cướp của, đâm

1


chém, giết người thậm chí cả những người thân ruột thịt của họ … hành vi
của họ đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội và sự phát triển
an ninh, kinh tế, chính trị.
Có thể khẳng định, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt
quan tâm đến công tác cai nghiện ma tuý, đã coi người nghiện ma túy là
người bệnh cần được quan tâm trợ giúp, đã giải quyết nhiều vấn đề liên quan
đến người nghiện ma túy đồng thời chỉ đạo, các cấp, các ngành triển khai
đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống, kiểm soát tội phạm về ma túy từ đó đã
đạt được những kết quả nhất định, góp phần đảm bảo tình hình an ninh trật tự,
an toàn xã hội, nâng cao sức khỏe đời sống nhân dân. Mặc dù đang phải đối
mặt với hàng loạt thách thức về giải quyết việc làm trong bối cảnh suy thoái

kinh tế toàn cầu. Nhưng nhiều chương trình, dự án, mô hình cai nghiện cho
người nghiện ma túy được triển khai. Tuy nhiên, việc đáp ứng, thoả mãn nhu
cầu còn hạn chế dẫn đến tỷ lệ tái nghiện ma túy còn cao. Thực trạng này đã
được một số công trình nghiên cứu đề cập tới, nhưng kết quả mới dừng lại ở
mức độ đánh giá định lượng.
Ở Việt Nam hiện nay, công tác xã hội đã được coi là một nghề, các
chính sách về công tác xã hội đối với người nghiện ma túy đang dần được
hoàn thiện. Vì vậy, vai trò của nhân viên xã hội ngày càng quan trọng và được
khẳng định trong xã hội. Công tác xã hội hỗ trợ, giải quyết vấn đề nghiện ma
túy, thiết lập và tổ chức thực hiện các chương trình kiểm soát, phòng ngừa và
chữa trị với mục đích giúp người nghiện chiến thắng được chính bản thân
mình và sự cám dỗ của chất gây nghiện. CTXH trong trợ giúp người nghiện
ma túy hiện nay được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
Tuy nhiên, CTXH cá nhân đối với người nghiện tại các Trung tâm cai nghiện
tập trung chưa được nhiều tác giả nghiên cứu. Chính vì vậy, tác giả đã chọn

2


đề tài “Công tác xã hội cá nhân đối với người nghiện ma túy từ thực tiễn
Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội tỉnh Ninh Bình”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về công tác xã hội
với vấn đề nghiện ma tuý
Những nghiên cứu về công tác xã hội với vấn đề nghiện ma tuý được
các nhà khoa học ở nhiều nước trên thế giới quan tâm, với mong muốn chung
là tìm ra lời giải cho việc hỗ trợ, trợ giúp cho những người nghiện ma túy có
thể cai nghiện thành công từ đó xây dựng và rèn luyện đời sống tâm lý lành
mạnh.
Các tác giả Alex Copello, Lorna Templeton, Jim Orford, Richard

Velleman đã tiến hành nghiên cứu với các thành viên gia đình tại Anh, Mê hi
cô, Úc và Ý có người nghiện ma túy. Nghiên cứu này cho thấy nguy cơ trẻ em
sống trong gia đình có người nghiện sẽ có nguy cơ bị lạm dụng, bị bỏ mặc và
tổn thương cao hơn so với những gia đình không có người nghiện. Những
phát hiện của nghiên cứu này cũng đề xuất phát triển các loại hình dịch vụ hỗ
trợ người nghiện, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của gia đình trong trợ giúp người
nghiện ma túy. Mặc dù đã đề cập đến các khó khăn của gia đình của người
nghiện ma túy nhưng nghiên cứu này chưa đề cập đến những khó khăn xuất
phát từ chính bản thân người nghiện khi không muốn tìm kiếm sự giúp đỡ
(tâm lý tự kỳ thị) [22].
Năm 2003, nhóm tác giả gồm Van Wormer, K., & Davis, D. R đã xuất
bản cuốn sách “Điều trị cho những người nghiện cần phải có quyết tâm”. Nội
dung cuốn sách cho r ng việc điều trị cho người nghiện ma túy cần đến lực
lượng đông đảo nhân viên công tác xã hội, phải điều chỉnh tâm sinh lý của
người nghiện, đồng thời cần phải có sự hỗ trợ từ các dịch vụ chính sách công.

3


Trong nghiên cứu “Nghiện và thực hành công tác xã hội” (2007), nhóm
các tác giả Diana M. DiNitto and C. Aaron Mc Neece đã khái quát lịch sử ra
đời ngành công tác xã hội, trong đó nêu bật việc trợ giúp cho người nghiện
ma túy, nhất là trợ giúp về mặt xã hội để họ có thể tái hòa nhập cộng đồng.
Trong báo cáo “Vấn đề sử dụng ma túy và kinh nghiệm tạo việc làm và
hệ thống phúc lợi” của nhóm tác giả Bauld. L, Hay. Gordon, Jennifer McKell
and Colin Carroll (2010) đã chỉ ra, hầu hết người nghiện ma túy gặp rất nhiều
bất lợi và thiệt thòi trong cuộc sống, là những người vô gia cư hoặc có vấn đề
về tâm lý trong cuộc sống. Nhiều người nghiện ma túy phải đối diện với vấn đề
sức khỏe tâm thần, là đối tượng dễ phạm tội. Nghiên cứu đã chỉ ra những người
sử dụng ma túy dạng nặng như heroin và cocaine thì khả năng lao động thấp

hơn những người bình thường có cùng độ tuổi [23]. Đa số người nghiện ma túy
kém tự tin và có những vấn đề về sức khỏe thể chất và tâm thần, thiếu kỹ năng
và kiến thức xã hội. Người nghiện ma túy còn gặp phải những trở ngại khó
khăn bắt nguồn từ sự kỳ thị xã hội và mọi người xung quanh. Tuy nhiên,
nghiên cứu đã đưa ra các đề xuất biện pháp hỗ trợ từ bên ngoài qua đội ngũ
nhân viên công tác xã hội mà chưa có đánh giá để bản thân người nghiện ma
túy có thể vượt qua khó khăn, cản trở trong cuộc sống.
Năm 2013, tác giả Anthony Goodman thuộc Trường Đại học
Middlesex, Vương quốc Anh đã cho xuất bản cuốn sách “Công tác xã hội với
ma túy, rượu và các chất gây nghiện”. Nội dung cuốn cách đề cập đến vấn đề
người nghiện cần được tiếp xúc với các dịch vụ xã hội, đồng thời những
người làm công tác xã hội phải được trau dồi các kỹ năng cần thiết để làm
việc hiệu quả với những người lạm dụng ma túy và rượu, các chất gây nghiện.
Nhóm các tác giả người Mỹ Melinda R. Roberts, Iris Phillips, Thomas
D. Bordelon, Lisa Seif trong nghiên cứu “Vai trò của nhân viên công tác xã
hội với vấn đề nghiện ma túy” (2014) đã khẳng định, nhân viên công tác xã

4


hội phải có tính chuyên nghiệp, có kiến thức chung về chuyên môn và kỹ
năng làm việc.
Có thể thấy, các nghiên cứu về công tác xã hội với vấn đề nghiện nói
chung và nghiện ma túy nói riêng khá đa dạng, đã giải quyết được rất nhiều vấn
đề bức xúc về thực trạng nghiện ma túy trên thế giới. Tuy nhiên, đối với vấn đề
công tác xã hội cá nhân đối với người nghiện ma túy nói chung đặc biệt nhóm
người nghiện đang được điều trị tại các Trung tâm điều trị nghiện tập trung lại
chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu cũng như chưa chỉ ra được các
giải pháp nh m nâng cao hiệu quả trong việc điều trị, hỗ trợ người nghiện.
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về công tác xã hội

với vấn đề nghiện ma tuý
Ở Việt Nam, nghiên cứu về công tác xã hội với vấn đề nghiện ma tuý
và một số vấn đề có liên quan được nhiều tác giả quan tâm, có thể kể đến các
nghiên cứu:
Nghiên cứu: “Liệu pháp tâm lý xã hội cho người nghiện ma túy” của
Nguyễn Hữu Khánh Duy, Nguyễn Văn Khuê, Trist Summerfield (2002) đã đề
cập đến một số liệu pháp tâm lý xã hội nh m can thiệp phục hồi cho thanh
niên nghiện ma túy. Đề tài đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về tư
vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện: Bản chất của hướng nghiệp;
Các giai đoạn hướng nghiệp; Các hoạt động tư vấn hướng nghiệp và nội dung
tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện tại cộng đồng. Đã nêu lên
được một số vấn đề lý luận về tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên
sau cai nghiện - xây dựng cơ cấu bộ máy và cơ chế hoạt động của tổ chức;
Phát triển nhân sự - tổ chức triển khai các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho
thanh niên sau cai nghiện như: Tư vấn hướng nghiệp về việc làm phù hợp; Tư
vấn hướng nghiệp tìm việc, tự tạo việc làm; tư vấn hướng nghiệp giúp thanh
niên sau cai nghiện thích ứng nghề; Các hình thức tư vấn hướng nghiệp khác

5


[4]. Có thể nói, nghiên cứu đã coi vấn đề hướng nghiệp, dạy nghề là con
đường cơ bản giúp thanh niên nghiện ma tuý tái hoà nhập xã hội hiệu quả.
Đây là nghiên cứu dưới góc độ tâm lý xã hội của thanh niên nghiện ma tuý.
Tuy nhiên, đề tài mới chỉ nêu ra một số liệu pháp tâm lý xã hội và chưa quan
tâm đến công tác xã hội với vấn đề nghiện ma tuý.
Các tác giả Trần Nhu, Hồ Bá Thâm trong nghiên cứu “Quản lý dạy
nghề và giáo dục phục hồi nhân cách cho người sau cai nghiện: vấn đề và
kinh nghiệm ở Thành phố Hồ Chí Minh” (2008) [16], trên cơ sở thực tế đã có
những đánh giá về thực trạng, chỉ ra những nhân tố khách quan và chủ quan,

những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động quản lý dạy nghề cho người
nghiện ma túy. Từ đó đưa ra các giải pháp về quản lý hoạt động dạy nghề cho
học viên theo thời gian quy định (3 năm), tập trung vào giải quyết việc làm,
nhu cầu việc làm cho người nghiện ma túy của Thành phố do sở Lao động
Thương binh và Xã hội cùng Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố
quản lý.
Theo nghiên cứu của Cục phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội phối hợp với tổ chức Chemonics (2012), cho r ng,
cùng với việc điều trị cai nghiện là vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm
cho người sau cai nghiện. Nghiên cứu đã đề xuất cho Chính phủ Việt Nam
trong việc hỗ trợ học nghề, thoả mãn nhu cầu việc làm của người nghiện ma
túy. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đi sâu vào việc chỉ ra những nhu cầu việc
làm cụ thể của người nghiện ma túy nhất là dưới góc độ công tác xã hội, để có
thể đào tạo nghề và việc làm phù hợp với các đối tượng, phù hợp với khả
năng và thế mạnh của mỗi người sau cai nghiện.
Trong bài viết “Nâng cao hiệu quả quản lý công tác cai nghiện ma túy
ở Bắc Giang” (2015) của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết tình
hình nghiện ma túy ở nước ta những năm gần đây tiếp tục diễn biến phức tạp.

6


Số người nghiện ma túy đã xuất hiện ở 100% các tỉnh, thành phố, gần 90%
quận, huyện và khoảng 70% số xã, phường, thị trấn trong cả nước; số người
tái nghiện chiếm tỷ lệ tương đối cao. Công tác cai nghiện đã tạo được nhiều
tiến bộ, tình trạng nghiện ma túy đang gia tăng song cần có nhiều giải pháp
mang tính đồng bộ, quan trọng nhất là sự đồng thuận của nhân dân, việc cai
nghiện bắt buộc tập trung để có thể chữa trị phục hồi sức khỏe, giáo dục, dạy
nghề, tư vấn việc làm và phòng chống tái nghiện, đồng thời đã tuyên truyền,
động viên người nghiện tự nguyện tham gia cai nghiện tập trung, tham gia cai

nghiện tại gia đình.
Nghiên cứu của tác giả Tạ Hồng Vân (2015) đã chỉ r người nghiện ma
túy có những đặc điểm chung về mặt tâm lý như khả năng nhận thức, sức
khỏe bị suy giảm nghiêm trọng và để cải thiện, nâng cao tâm lý, sức khỏe cho
người nghiện ma túy cần đến hoạt động điều trị tại Cơ sở Methadone thành
phố Nam Định và kết quả điều trị người nghiện ma túy đã đem lại những kết
quả tích cực, nhiều người sau điều trị đã có trạng thái tâm lí bình thường, sức
khỏe được nâng lên r rệt.
Năm 2015, tác giả Nguyễn Hồi Loan và các đồng sự đã cho xuất bản
“Tài liệu quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy” [12]. Trong cuốn tài
liệu này, các tác giả đã trình bày khá r nhưng vấn đề chung về quản lý
trường hợp với người sử dụng ma túy, kỹ năng trong quản lý trường hợp với
người sử dụng ma túy và tiến trình quản lý trường hợp.
Cũng trong năm 2015, tác giả Hồ Yến Dương đã công bố nghiên cứu
“Mô hình công tác xã hội với gia đình có người cai nghiện ma tuý tại địa bàn
thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ”, tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận và
thực tiễn công tác xã hội đối với gia đình có người cai nghiện ma túy và thực
trạng nhận thức, hướng can thiệp và nhu cầu của các gia đình đối với người
thân đang cai nghiện ma tuý. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức về cai

7


nghiện ma túy của các gia đình có con đang tham gia cai nghiện ma túy, nhận
thức của các gia đình về cai nghiện ma túy, vai trò của các gia đình trong cai
nghiện ma túy, can thiệp của các gia đình đối với việc nghiện ma túy của
người thân đều rất hạn chế, thậm chí nhiều gia đình không nắm được hướng
can thiệp khi biết con cái bị nghiện ma túy. Tuy nhiên, các gia đình đều có
mong muốn con cái được đi cai nghiện tại các trung tâm.
Như vậy, tổng quan tình hình nghiên cứu về công tác xã hội với vấn đề

nghiện ma tuý ở nước ngoài và trong nước rất đa dạng, các nghiên cứu này
đều nhấn mạnh đến công tác trợ giúp cho những người nghiện ma túy có thể
cai nghiện thành công, đồng thời đề cập đến vấn đề cần phải có đội ngũ nhân
viên công tác xã hội chuyên nghiệp để trợ giúp cho người nghiện ma túy. Tuy
nhiên, những nghiên cứu về công tác xã hội cá nhân chưa được nhiều các tác
giả đi sâu, nghiên cứu. Vì vậy, tôi lựa chọn tên đề tài luận văn này với mong
muốn sẽ kế thừa, chọn lọc các thành tựu đã có, từ đó tiếp tục đi sâu nghiên
cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác xã hội cá nhân trong trợ
giúp người nghiện ma túy góp phần đưa ra một số biện pháp nh m nâng cao
hiệu quả trong hoạt động trợ giúp công tác xã hội đối với người nghiện ma
túy .
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Xác định cơ sở lí luận về công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ
người nghiện ma túy, phân tích thực trạng công tác xã hội cá nhân trong việc
hỗ trợ người nghiện ma túy, ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân
vào trợ giúp người nghiện ma túy. Trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị
giúp cho hoạt động công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người nghiện ma
túy Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội tỉnh Ninh Bình đạt được
hiệu quả cao hơn.

8


3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lý luận về công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ
người nghiện ma túy.
- Phân tích thực trạng của hoạt động công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ
trợ người nghiện ma túy Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội tỉnh
Ninh Bình và các yếu tố thúc đẩy hoặc hạn chế hoạt động đó.

- Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân vào trợ giúp 01 ca
người nghiện ma túy.
- Đề xuất một số kiến nghị giúp cho hoạt động công tác xã hội đối với
người nghiện ma túy đạt được hiệu quả cao hơn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội cá nhân đối với người nghiện ma túy và thực tiễn
Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội tỉnh Ninh Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2016 đến tháng 3/2017.
- Địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Chữa
bệnh Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Ninh Bình.
- Giới hạn nội dung nghiên cứu:
+ Các hoạt động CTXH và hệ thống dịch vụ CTXH đối với người
nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Ninh
Bình.
+ Ứng dụng lý thuyết CTXH cá nhân vào can thiệp một ca người
nghiện ma túy cụ thể.
+ Đề xuất một số biện pháp nh m nâng cao hiệu qủa của công tác xã
hội cá nhân đối với người nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục
Lao động Xã hội tỉnh Ninh Bình.

9


4.3. Khách thể nghiên cứu
Nhân viên công tác xã hội; người nghiện ma túy; gia đình người nghiện
ma túy; bạn bè người nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao
động Xã hội tỉnh Ninh Bình.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: Nghiên cứu trên cơ sở thu
thập các thông tin liên quan tới đề tài, từ đó phân tích, tổng hợp xây dựng cơ
sở lý luận và đánh giá thực tiễn tại Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động
xã hội tỉnh Ninh Bình để đúc rút thành lý luận và những đề xuất thực tiễn,
chính sách luật pháp.
Nghiên cứu vấn đề trong hệ thống: Hệ thống những lý thuyết có liên
quan trực tiếp, hệ thống các yếu tố có liên quan: Dịch vụ trợ giúp, hệ thống
chính sách, khả năng của người nghiện ma túy …
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nh m thu thập thông tin, số liệu, tài
liệu từ các nguồn tài liệu đã được công bố hoặc rút ra từ các nguồn tài liệu
những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
5.2.2. Phương pháp quan sát
Thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu b ng cách quan sát, theo
d i và ghi chép các biểu hiện, hành vi của người nghiện ma túy, đời sống tâm
tư, tình cảm nguyện vọng và mong muốn của người nghiện ma túy; Quan sát
những thay đổi của người nghiện ma túy trước và sau khi có sự can thiệp, hỗ
trợ của nhân viên công tác xã hội.

10


5.2.3. Phương pháp thực nghiệm
Dựa vào việc phân tích vấn đề và các nhóm nguyên nhân chính tác
động tới người nghiện ma túy. Vận dụng những lý thuyết, kỹ năng và xây
dựng mô hình.
5.2.4 Phương pháp toán thống kê
Số liệu thực tế thu thập qua các bảng được xử lý tổng hợp b ng tỷ lệ

phần trăm để so sánh.
5.2.5. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đề tài sẽ sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến b ng bảng hỏi để tiến
hành nghiên cứu và tìm hiểu trên người nghiện ma túy hiện đang chữa bệnh
tại Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Ninh Bình, cụ thể sử
dụng một bảng hỏi để thu thập thông tin từ 100 người nghiện (85 người cai
nghiện bắt buộc và 15 người cai nghiện tự nguyện) từ đó tìm hiểu thực trạng
công tác xã hội trong trợ giúp người nghiện ma túy tại Trung tâm.
5.2.6. Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn 3 đối tượng chính là:
+ Phỏng vấn 3 người nghiện ma túy hiện đang chữa bệnh tại Trung
tâm.
+ 3 Gia đình người nghiện: những người thân xung quanh người nghiện
đặc biệt người thân của cá nhân người nghiện nhà cứu chọn ứng dụng phương
pháp công tác xã hội cá nhân vào để trợ giúp.
+ Phỏng vấn cán bộ giáo viên, y bác sỹ, NVCTXH, lãnh đạo quản lý tại
Trung tâm gồm 7 người.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Làm r các đặc điểm cơ bản của CTXH cá nhân trong trợ giúp người
nghiện ma túy. Kết quả nghiên cứu lý luận của luận văn sẽ góp phần làm

11


phong phú thêm lý luận cơ bản của công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp
người nghiện ma túy.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng
về vai trò của nghề CTXH, các nhân viên CTXH, cũng như vai trò của hệ

thống cung cấp dịch vụ CTXH trong hoạt động trợ giúp người nghiện ma túy.
Những phát hiện của nghiên cứu sẽ làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định
cơ chế chính sách và xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án, chiến lược
hỗ trợ người nghiện ma túy, gia đình có người nghiện ma túy, cung cấp các
dịch vụ CTXH chuyên nghiệp cho người nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa
bệnh Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Ninh Bình. Bên cạnh đó, đề tài nghiên
cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo dành cho người làm CTXH,
gia đình người nghiện ma túy, người nghiện ma túy.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phục lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội cá nhân đối với người
nghiện ma túy.
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội trong trợ giúp người nghiện ma
túy tại Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Ninh Bình.
Chương 3: Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong trợ
giúp 01 ca người nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động
Xã hội tỉnh Ninh Bình.

12


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY
1.1. Khái niệm CTXH cá nhân đối với ngƣời nghiện ma túy
1.1.1. Khái niệm Công tác xã hội
Công tác xã hội là một ngành khoa học, một nghề chuyên môn ứng
dụng trong hệ thống an sinh xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới từ gần một
thế kỷ nay. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn lịch sử với nền văn hoá khác nhau, sự

nhận thức và thực hành công tác xã hội khác nhau thì CTXH được hiểu và
định nghĩa khác nhau. Dưới đây là một số khái niệm về CTXH.
Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp CTXH Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị
Quốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy
sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người,
sự tăng quyền lực và giải phóng cho con người, nh m giúp cho cuộc sống của
họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con
người và các hệ thống xã hội. CTXH can thiệp ở những điểm tương tác giữa
con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công b ng là nguyên tắc căn
bản của công tác xã hội [17, tr.25-27].
Từ thực tiễn hoạt động CTXH ở Việt Nam, Nguyễn Hồi Loan đưa ra
khái niệm CTXH như sau: Công tác xã hội là một hoạt động thực tiễn xã hội,
được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định và được vận
hành trên cơ sở văn hóa truyền thống của dân tộc, nh m trợ giúp cá nhân và
các nhóm người trong việc giải quyết các nan đề trong đời sống của họ, vì
phúc lợi và hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội [12, tr.11].
Tác giả Bùi Thị Xuân Mai đưa ra khái niệm: CTXH là một nghề, một
hoạt động chuyên nghiệp, nh m trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng

13


nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng
thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nh m
giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã
hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội [13, tr.19]. Đây là khái niệm tương đối
đầy đủ về công tác xã hội cá nhân, tác giả coi công tác xã hội là một nghề,
nh m trợ giúp những người yếu thế, nâng cao năng lực xã hội cũng như đảm
bảo an sinh xã hội. Do vậy, tác giả luận văn này sử dụng khái niệm của tác giả
Bùi Thị Xuân Mai làm khái niệm công cụ nghiên cứu đề tài luận văn này.

1.1.2. Công tác xã hội cá nhân đối với người nghiện ma túy
1.1.2.1. Những vấn đề chung về ma túy
* Khái niệm ma túy:
- Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): Ma tuý là thực thể hóa học hoặc
thực thể hỗn hợp, khác với tất cả những cái được đòi hỏi để duy trì tình trạng
bình thường của cơ thể người, việc sử dụng những chất đó sẽ làm thay đổi
chức năng sinh học của con người.
- Theo Liên hợp quốc (UNDCP): Ma túy là chất có nguồn gốc tự nhiên
hay tổng hợp khi thâm nhập vào cơ thể con người sẽ gây tác dụng làm thay
đổi trạng thái ý thức, trí tuệ, tâm trạng của người đó. Nếu dùng lặp lại nhiều
lần sẽ làm cho người đó bị lệ thuộc vào nó, lúc đó gây tổn thương và nguy hại
cho cá nhân và cồng đồng.
- Theo từ điển tiếng Việt: Ma túy là tên gọi chung các chất gây trạng
thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện.
Từ quy định của Liên Hợp Quốc và từ điển Việt Nam chúng ta có thể
hiểu: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi đưa vào cơ
thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của
người đó. Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn
thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.

14


* Người nghiện ma túy: là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây
nghiện, thuốc hướng thần và lệ thuộc vào chất này (Luật Phòng, chống ma túy
23/2000/QH10).
* Đặc điểm tâm lý của người nghiện Ma túy:
- Nghiện ma túy thường kèm theo các rối loạn tâm thần đặc biệt là các
rối loạn nhân cách, do đó để kiểm soát và điều trị nghiện ma túy cần phải có
cách can thiệp điều trị kết hợp. Kết quả nghiên cứu, những người nghiện

Heroin thường có các rối loạn tâm thần đi kèm, điển hình là rối loạn nhân
cách chống đối xã hội và trầm cảm. Các đặc điểm nhân cách thường thấy nhất
ở người nghiện heroin là nhân cách chống đối xã hội (25%), trầm cảm (20%),
hưng cảm nhẹ (13,75%), nghi bệnh (10%), nhân cách phân ly (10%), lo âu
(7,5%) và nhân cách tâm thần phân liệt (6,25%). Các đặc điểm chống đối xã
hội thường gặp ở nhóm những người nghiện dưới 30 tuổi (80%), trong khi các
đặc điểm trầm cảm thường gặp ở nhóm trên 30 tuổi (68,75%). Trong số
những người nghiện độc thân, nhân cách chống đối xã hội chiếm 60%, những
người nghiện đã kết hôn hoặc ly hôn, ly thân thường có trầm cảm, lần lượt là
37,5% và 50% [3, tr. 85].
- Dấu hiệu chung: Không thích giao tiếp; không để ý đến bề ngoài:
quần, áo ...; quan trọng hóa quy chế xã hội; thay đổi bạn; thay đổi nhiều về
cảm xúc (trầm nhược, hung hãn ...); mất hứng thú đối với thể thao; thay đổi
tính tình; cười vô cớ; hành vi dễ thương, nói dối; Mùi thơm khác thường;
những người nghiện ma túy tổng hợp đặc biệt ma túy đá hay gây ảo giác, dễ
kích động, mất kiểm soát, dễ vi phạm pháp luật như đâm chém, giết người …
* Những khó khăn mà người nghiện ma túy đang phải đối mặt:
- Người nghiện ma túy bị xã hội kỳ thị, bị phân biệt đối xử, không được
cộng đồng chấp nhận.
- Người nghiện ma túy thường bị coi là tội phạm, là đồ bỏ đi và là mục

15


tiêu để xã hội trút bỏ sự giận dữ.
- Cộng đồng luôn cho r ng nghiện ma túy là vô phương cứu chữa,
những người nghiện ma túy là yếu kém về đạo đức, những người sử dụng ma
túy là những người nghiện ma túy, nghiện ma túy là tội phạm …
- Bản thân người nghiện ma túy luôn tự kỳ thị, lo lắng cho tương lai.
- Họ lo sợ bị người khác nói về việc sử dụng ma túy.

- Họ không có cơ hội nhiều trong việc tiếp cận các dịch vụ trợ giúp.
- Những người nghiện có HIV thường rất khó khăn được chăm sóc khi
ốm đau.
- Tâm lý yếu, hay hoang tưởng, dễ kích động, mất kiểm soát hành vi.
1.1.2.2. Khái niệm CTXH cá nhân đối với người nghiện ma túy
Công tác xã hội cá nhân được định nghĩa là “hệ thống giá trị và phương
pháp được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng, trong đó các khái
niệm về tâm lý xã hội hành vi và hệ thống được chuyển thành các kỹ năng
giúp đỡ cá nhân và gia đình giải quyết những vấn đề về nội tâm lý, quan hệ
giữa các nhân, kinh tế xã hội và môi trường thông qua các mối quan hệ mộtmột” (Farlay O.W,2000).
CTXH với người nghiện ma túy là hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh
vực CTXH mà ở đó NVCTXH sử dụng kiến thức, kỹ năng, phương pháp
chuyên môn nh m trợ giúp người nghiện ma túy nâng cao năng lực đáp ứng
nhu cầu và tăng cường thực hiện chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi
trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ liên quan tới việc đảm bảo
thực hiện các quyền, nghĩa vụ cơ bản của người nghiện ma túy.
1.2 Nguyên tắc CTXH cá nhân đối với ngƣời nghiện ma túy
- Nguyên tắc chấp nhận thân chủ: Thân chủ phục vụ của ngành công
tác xã hội là con người đặc biệt là nhóm người yếu thế, nhóm người có hoàn
cảnh và nhu cầu cơ bản chưa được đáp ứng. Mỗi con người, dù là bình thường

16


hay có hoàn cảnh đặc biệt họ đều có nhân phẩm, có giá trị riêng và có quyền
được tôn trọng, bình đẳng. Chính vì vậy, trong các hoạt động trợ giúp, nhân
viên quản lý trường hợp cần có thái độ tôn trọng phẩm giá con người và chấp
nhận họ. Việc chấp nhận những hành vi, quan điểm hay giá trị của thân chủ
không có nghĩa là đồng tình với những hành vi, suy nghĩ của họ.
- Nguyên tắc cá thể hóa: Con người có những nhu cầu cơ bản giống

nhau, nhưng mỗi người do hoàn cảnh khác nhau, mỗi người lại có những tính
cách khác nhau và những mong muốn nguyện vọng không giống nhau, mỗi
gia đình cũng có những đặc điểm riêng với nếp sống, truyền thống gia đình.
Việc cá thể hóa giúp nhân viên quản lý trường hợp đưa ra phương pháp giúp
đỡ thích hợp với từng trường hợp cụ thể. Việc đảm bảo tính khác biệt trong
trợ giúp thân chủ thể hiện ở việc tìm hiểu và phát hiện những nét đặc thù của
trường hợp đó, linh hoạt trong giải quyết vấn đề, không áp dụng cách giải
quyết giống nhau cho các trường hợp. Giải pháp cho mỗi trường hợp cần
được cân nhắc trên cơ sở nhu cầu, đặc điểm, khả năng và nguồn lực mà họ có.
- Nguyên tắc bảo mật thông tin cho thân chủ: Bảo mật thông tin là một
trong những nguyên tắc cơ bản của ngành Công tác xã hội nói chung và quản
lý trường hợp nói riêng. Điều này thể hiện sự tôn trọng những vấn đề riêng tư
của thân chủ và không được chia sẻ những thông tin của thân chủ với người
khác khi chưa có sự đồng ý của thân chủ. Nếu nhân viên quản lý trường hợp
thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện để thân chủ chân thành cởi mở,
bộc lộ những cảm xúc, tâm trạng và những khó khăn của họ. Nhân viên quản
lý trường hợp chỉ chia sẻ thông tin khi được thân chủ đồng ý. Đảm bảo tính
riêng tư của trường hợp còn thể hiện ở việc bảo mật lưu trữ hồ sơ. Nhân viên
quản lý trường hợp cần lưu trữ hồ sơ của thân chủ cẩn thận, có khoá tủ hay có
mật khẩu trong máy tính. Khi tham vấn hay phỏng vấn cần đảm bảo không
gian yên tĩnh và riêng tư cho cuộc trò chuyện, cán bộ quản lý trường hợp

17


tránh trao đổi hay hỏi chuyện về những vấn đề mang tính tế nhị của thân chủ
ở những chỗ đông người. Trong hoạt động đào tạo hay trao đổi thảo luận ca
cần đảm bảo sự khuyết danh khi bàn luận về trường hợp cụ thể. Nhân viên
quản lý trường hợp tránh quay phim chụp ảnh khi thân chủ không đồng ý,
cũng không nên sử dụng băng hình hay ghi âm trong khi trò chuyện với thân

chủ nếu họ không chấp nhận. Không chia sẻ thông tin của thân chủ với các cá
nhân hoặc tổ chức không làm việc trực tiếp với các vấn đề liên quan đến ma
túy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sẽ có ngoại lệ với nguyên tắc này
nếu như những hành vi của thân chủ đe doạ tính mạng của bản thân họ hay
của những người khác thì nhân viên quản lý trường hợp có quyền trao đổi
thông tin với những người có thẩm quyền. Trong một số trường hợp, khi cơ
quan thẩm quyền như toà án, người quản lý có thẩm quyền ... yêu cầu người
nhân viên quản lý trường hợp có thể cung cấp thông tin mà không cần có sự
chấp thuận ý kiến của thân chủ. Việc bảo mật thông tin của thân chủ sẽ giúp
cho thân chủ tin tưởng vào nhân viên quản lý trường hợp, từ đó họ sẵn sàng
chia sẻ và hợp tác. Bên cạnh đó, việc đảm bảo bí mật của thân chủ còn là yêu
cầu mang tính nhân văn trong quan hệ con người và quan hệ nghề nghiệp.
- Nguyên tắc dịch vụ toàn diện: Các dịch vụ toàn diện chỉ ra r ng tất cả
những phạm trù dự đoán trước được về cuộc sống của thân chủ bao gồm nhà
ở, nghỉ ngơi, giải trí, việc làm, tài chính, y tế/thuốc men, sức khoẻ tâm thần,
sức khoẻ tinh thần, v.v đều phải xem xét. Nguyên lý này giúp nhân viên quản
lý trường hợp đảm bảo r ng các nhu cầu của thân chủ đều được quan tâm và
tạo điều kiện. Dịch vụ phải luôn linh hoạt, đa dạng, luôn giúp đỡ thân chủ
điều trị nghiện trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
- Nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ: Mỗi cá nhân có
quyền quyết định về các vấn đề thuộc về cuộc đời, những quyết định của
người khác hướng dẫn họ nhưng không nên áp đặt trên họ. Trong các tình

18


huống, nhân viên quản lý trường hợp không nên quyết định, chọn lựa hay lên
kế hoạch cho thân chủ, ngược lại thân chủ có thể được hướng dẫn và họ có
khả năng tự quyết định về mình. Trong một số trường hợp đặc biệt thân chủ
không tự quyết định được như trường hợp người có rối loạn tâm thần, nhân

viên quản lý trường hợp cần lấy ý kiến từ người bảo trợ của họ. Trong trường
hợp quyết định của thân chủ có nguy cơ tổn hại tới tính mạng của bản thân
thân chủ hay của người khác thì nhân viên quản lý trường hợp cũng không
cần phải chấp thuận quyết định của thân chủ mà cần thông báo cho thân chủ
về quy định của luật pháp. Nguyên tắc Tự quyết định giống như sự tự do,
cũng có những giới hạn của nó, nó không mang nghĩa tuyệt đối. Thực hiện
nguyên tắc này cũng là cách mà nhân viên quản lý trường hợp giúp cho thân
chủ trở nên tự tin, nâng cao khả năng đưa ra quyết định đúng đắn trong cuộc
sống.
- Nguyên tắc chuyên nghiệp: Trong quá trình giúp đỡ thân chủ, với tư
cách là người đại diện của cơ quan xã hội nhân viên quản lý trường hợp cần ý
thức r ng vai trò của mình là hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề. Phục vụ thân
chủ là trách nhiệm của nhân viên quản lý trường hợp, vì vậy cần tránh lạm
dụng quyền lực, vị trí công việc để mưu lợi cá nhân. Đồng thời, nhân viên
quản lý trường hợp cũng cần phải ý thức được khả năng t nh độ chuyên môn
của bản thân có đáp ứng yêu cầu của công việc được giao hay không tự nhận
thức về bản thân rất quan trọng, thể hiện tính chuyên nghiệp của nhân viên
quản lý trường hợp.
- Nguyên tắc liên tục của dịch vụ: Khi đến với chương trình, thân chủ
đều có nhu cầu được tham gia và được trợ giúp lâu dài để vượt qua được và
hòa nhập với cuộc sống. Các dịch vụ nơi quản lý trường hợp cung cấp cho
thân chủ sẽ đảm bảo sự giúp đỡ, hỗ trợ liên tục trong suốt thời gian chữa trị và
duy trì của thân chủ. Hầu hết các thân chủ mong muốn, yêu cầu được giúp đỡ

19


lâu dài đến khi họ giảm dần hay có thể trở lại bình thường, hòa nhập với cộng
đồng. Bên cạnh đó, thân chủ cần được đáp ứng các dịch vụ khác nhau cho các
nhu cầu khác nhau của thân chủ trong quá trình phục hồi.

- Nguyên tắc dịch vụ công bằng: Điều này có nghĩa là các dịch vụ lặp
lại sẽ không được khuyến khích và chi phí của các dịch vụ sẽ bị kiểm soát.
Các dịch vụ cần có sự xem xét kỹ lưỡng dựa vào nhu cầu của thân chủ, xem
nó có thực sự cần thiết và hữu ích với thân chủ hay không. Các dịch vụ cần có
sự phối hợp, gắn kết. Nếu không phối hợp với nhau có thể dẫn tới kết quả một
số nhu cầu được đáp ứng trùng lặp hoặc không thực sự cần thiết bởi các tổ
chức, trong khi đó các nhu cầu khác bị bỏ qua. Thực tế thì việc sử dụng nhiều
dịch vụ trùng nhau đôi khi còn làm hạn chế và có tác động tiêu cực tới thân
chủ trong quá trình điều trị nghiện ma túy. Tuy nhiên, không vì như vậy mà
nhân viên quản lý trường hợp sử dụng cả ba, bốn chương trình này để hỗ trợ thân
chủ này mà chỉ nên chọn một chương trình phù hợp nhất và đáp ứng tốt nhất với
điều kiện và hoàn cảnh của thân chủ này. Còn những nguồn hỗ trợ khác thì nhân
viên quản lý trường hợp sẽ để lại dành cho những thân chủ khác có cùng nhu cầu
được vay vốn như vậy.
- Nguyên tắc linh hoạt và kiên nhẫn: Việc xây dựng mối quan hệ với
thân chủ là người sử dụng ma túy dựa trên thời gian biểu của họ, tiếp xúc với
họ cũng dựa vào địa điểm và thời gian phù hợp với họ. Do vậy, việc nói
chuyện với thân chủ vào thời điểm họ đang vội vàng mua ma túy là hoàn toàn
không phù hợp. Hãy hiểu thân chủ cần có thời gian để học các kỹ năng mới,
nhân viên quản lý trường hợp cần ghi nhận từng tiến bộ hoặc những bước tiến
nhỏ mà họ đã đạt được. Lặp đi lặp lại là một quá trình quan trọng trong học
tập, đặc biệt đối với những thân chủ bị suy giảm về nhận thức do hậu quả của
việc sử dụng ma túy. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để lặp đi lặp lại khi dạy các kỹ
năng mới cho thân chủ cũng như để thân chủ có đủ thời gian để sẵn sàng và

20


×