Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực từ thực tiễn của thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.42 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ BÍCH LOAN

DỊCH VỤ CƠNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chun ngành: Cơng tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

1 2017
HÀ NỘI,


Cơng trình được hồn thành tại: Học viện Khoa học xã hội.

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thái Lan

Phản biện 1: TS. Nguyễn Đức Sơn, Đại học Sư phạm Hà Nội
Phản biện 2: TS. Nguyễn Khắc Bình, Học viện Khoa học xã hội
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn

thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội
15 giờ30 phút ngày 14 tháng 5 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoc học xã



hội.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn đang là vấn đề báo
động ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trước
những vấn đề nghiêm trọng của bạo lực đối với phụ nữ, câu hỏi được
đặt ra là khi bị bạo lực thì họ muốn tự giải quyết vấn đề của mình hay
cần tìm sự hỗ trợ từ bên ngồi? Trường hợp họ cần tìm sự trợ giúp thì
họ có thể tìm ở đâu và có dễ dàng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ không?
Các dịch vụ hỗ trợ có đáp ứng được nhu cầu của họ khơng?
Tại Hà Nội, hiện đã có hệ thống/mạng lưới các cơ sở cung cấp
dịch vụ hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình (BLGĐ), bị xâm hại và bị
buôn bán. Song hệ thống/mạng lưới cung cấp dịch vụ này hoạt động
như thế nào, chất lượng dịch vụ có đáp ứng được nhu cầu tiếp cận và
sử dụng dịch vụ của người dân nói chung và phụ nữ bị bạo lực nói
riêng hay khơng thì cần được tìm hiểu, đánh giá một cách hệ thống
và tồn diện.
Chính vì vậy, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu: “Dịch vụ công
tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực từ thực tiễn của thành phố Hà
Nội” để tìm hiểu thực trạng dịch vụ công tác xã hội (CTXH) hiện nay
và đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm cải thiện việc tiếp cận và
tăng cường các dịch vụ CTXH với nạn nhân bị bạo lực trên địa bàn
thành phố Hà Nội, từ đó có thể hỗ trợ phát triển loại hình dịch vụ này
với các phụ nữ bị bạo lực trên tồn quốc.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện nay có các nghiên cứu được thực hiện dựa trên nhiều khía
cạnh khác nhau về vấn đề bạo lực với phụ nữ và các loại hình dịch vụ


1


hỗ trợ cả ở trên thế giới và Việt Nam, tiêu biểu như: Báo cáo nghiên
cứu về chất lượng dịch vụ tư pháp hình sự hiện nay dành cho nạn
nhân bạo lực gia đình ở Việt Nam của UNODC Việt Nam (2011)
[45]; Báo cáo nghiên cứu rà soát bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam
của Bộ LĐTBXH và UNFPA tại Việt Nam (2013); Báo cáo Các yếu
tố xã hội quyết định bất bình đẳng giới ở Việt Nam của Viện nghiên
cứu phát triển xã hội [47]...
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng dịch vụ CTXH
cho phụ nữ bị bạo lực trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các
yếu tố ảnh hưởng tới việc cung cấp dịch vụ CTXH cho nhóm đối
tượng này.
Dựa trên những kết quả nghiên cứu, đưa ra những phát hiện có
tính thực tiễn sát với nhu cầu tiếp cận và sử dụng dịch vụ CTXH của
nhóm đối tượng này, làm căn cứ để đề xuất những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH cho phụ nữ bị bạo lực.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Rà soát khung chính sách, pháp luật liên quan tới việc cung cấp
dịch vụ trợ giúp nạn nhân bị bạo lực.
- Tìm hiểu những đánh giá, nhận định của nạn nhân và nhân
viên CTXH về thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH cho nhóm phụ nữ
bị bạo lực.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả dịch vụ
CTXH đối với nhóm phụ nữ bị bạo lực trên địa bàn nghiên cứu.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu


2


4.1. Đối tượng nghiên cứu
Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực tại thành phố
Hà Nội
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Phụ nữ bị bạo lực có nhu cầu tiếp cận và sử dụng các dịch vụ
CTXH tại địa bàn thành phố Hà Nội.
- Cán bộ, nhân viên của Trung tâm cung cấp dịch vụ Công tác xã
hội (TT CTXH) Hà Nội, Ngơi nhà Bình n (NNBY) thuộc Trung
tâm Phụ nữ và Phát triển (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) và Hagar
International Việt Nam (Hagar).
- Cán bộ quản lý nhà nước lĩnh vực CTXH.
4.3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
4.3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi đối tượng: đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực
trạng dịch vụ CTXH đối với phụ nữ bị bạo lực.
- Phạm vi về khách thể: phụ nữ bị bạo lực đã đến TT CTXH Hà
Nội, NNBY và Hagar để được hỗ trợ dịch vụ.
4.3.2. Giới hạn nghiên cứu
- Tìm hiểu về mạng lưới cung cấp dịch vụ CTXH trên địa bàn
thành phố Hà Nội trên cơ sở nghiên cứu hoạt động tại 03 đơn vị (TT
CTXH Hà Nội, NNBY và Hagar) và những dịch vụ hỗ trợ đối với
nhóm phụ nữ bị bạo lực.
- Tìm hiểu và phân tích những nhận định của phụ nữ bị bạo lực
khi có nhu cầu tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CTXH tại địa bàn
nghiên cứu.


3


- Tìm hiểu và phân tích nhận định của NV CTXH về nhu cầu
của phụ nữ bị bạo lực và khả năng/năng lực đáp ứng dịch vụ của NV
CTXH.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng và lịch sử
- Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: tiến hành khảo sát 100
phụ nữ bị bạo lực đã tiếp cận dịch vụ hỗ trợ của TT CTXH Hà Nội
(20 phiếu), NNBY (50 phiếu) và Hagar (30 phiếu); 20 người là lãnh
đạo và NV CTXH của 03 đơn vị khách thể nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: tiến hành phỏng vấn 15 phụ nữ
bị bạo lực, 07 nhân viên xã hội, 02 cán bộ quản lý nhà nước về
CTXH.
- Phương pháp quan sát
- Phương xử lý dữ liệu nghiên cứu
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài góp phần đưa ra một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả
cung cấp dịch vụ nói chung và dịch vụ CTXH nói riêng dành cho phụ
nữ bị bạo lực tại địa phương.
- Góp phần làm rõ hơn vai trị cụ thể của NV CTXH trong quá
trình trợ giúp một cách hiệu quả nhất cho phụ nữ bị bạo lực.


4


- Đề xuất một số khuyến nghị làm cơ sở cho q trình hoạch
định, bổ sung chính sách của nhà nước trong vấn đề cung cấp dịch vụ
CTXH đối với nạn nhân bị bạo lực.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và
các phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày theo 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với phụ
nữ bị bạo lực
Chương 2: Thực trạng cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với
phụ nữ bị bạo lực trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc cung
cấp dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực từ thực tiễn
thành phố Hà Nội

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC
1.1. Lý luận về bạo lực với phụ nữ
1.1.1. Một số khái niệm
Khái niệm bạo lực đối với phụ nữ: là “bất cứ một hành động, lời
nói hay tác động thể chất, ép buộc hoặc đe dọa trực tiếp đến phụ nữ,
dẫn đến những ảnh hưởng nguy hiểm về tâm lý, thể chất, làm nhục,
tước quyền tự do hoặc kéo dài sự lệ thuộc của phụ nữ cho dù xảy ra

trong đời sống riêng tư và/hoặc nơi cơng cộng” [36].
1.1.2. Các hình thức của bạo lực đối với phụ nữ
Bạo lực đối với phụ nữ thường được chia thành 4 dạng sau: Bạo
lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế:
1.1.3. Đặc điểm tâm lý và nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực
Một số đặc điểm tâm lý thường gặp ở phụ nữ bị bạo lực: xấu hổ,
bế tắc, tuyệt vọng, hoang mang, sợ hãi, căng thẳng, hoảng loạn, trầm
cảm, có ý định tự tử, rối nhiễu về tâm thần [61].
Nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực: được đảm bảo an tồn về tính
mạng; được chăm sóc y tế; được hỗ trợ tư vấn/tham vấn tâm lý; được
hỗ trợ tư vấn pháp lý; được học nghề, tạo việc làm; tái hịa nhập cộng
đồng, khơng bị kỳ thị, phân biệt đối xử [61, 62, 65].
1.1.4. Các lý thuyết tiếp cận đối với phụ nữ bị bạo lực
- Thuyết Nhu cầu của Abraham Maslow
- Lý thuyết hệ thống
- Lý thuyết thân chủ trọng tâm

6


1.2. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo
lực
1.2.1. Một số khái niệm
Khái niệm dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, dịch vụ CTXH đối với phụ nữ
bị bạo lực được hiểu là một số hoạt động mang tính chuyên nghiệp
nhằm phòng ngừa, hạn chế, khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng nhu
cầu cơ bản cho phụ nữ bị bạo lực như dịch vụ tạm lánh, chăm sóc
sức khỏe, tư vấn/tham vấn tâm lý, pháp lý, hỗ trợ học nghề, giới thiệu
việc làm ....

1.2.2. Các dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực
- Dịch vụ tạm lánh (hỗ trợ nơi ăn, ở an toàn)
- Dịch vụ hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe
- Dịch vụ tư vấn/tham vấn tâm lý
- Dịch vụ trợ giúp pháp lý
- Dịch vụ hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm
- Dịch vụ chuyển gửi
- Dịch vụ hồi gia và tái hòa nhập cộng đồng
- Dịch vụ quản lý ca
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc cung cấp dịch vụ công tác
xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực
- Đối với phụ nữ bị bạo lực
- Đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên CTXH
- Đối với lãnh đạo đơn vị cung cấp DV CTXH
- Về nguồn lực tài chính
- Về cơ chế phối hợp liên ngành

7


1.4. Cơ sở pháp lý về cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối
với phụ nữ bị bạo lực
1.4.1. Cơ sở pháp lý quốc tế và quốc gia về vấn đề bạo lực đối
với phụ nữ
1.4.2. Các cơ sở pháp lý về cung cấp dịch vụ công tác xã hội
đối với phụ nữ bị bạo lực
Tiểu kết Chương 1
Trong chương 1 tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận về
phụ nữ bị bạo lực và dịch vụ CTXH đối với phụ nữ bị bạo lực, làm
cơ sở đối chiếu tính đáp ứng, sẵn có của các dịch vụ CTXH hỗ trợ

nhóm đối tượng này.
Tại chương này, tác giả đã đề cập tới các dịch vụ CTXH đối với
phụ nữ bị bạo lực, các yếu tố ảnh hưởng tới việc cung cấp dịch vụ
CTXH cho phụ nữ bị bạo lực và đưa ra các cơ sở pháp lý về cung cấp
dịch vụ CTXH cho phụ nữ bị bạo lực.
Như vậy, qua hệ thống cơ sở lý luận ở Chương 1 sẽ định hướng
cho việc nghiên cứu đề tài “Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị
bạo lực từ thực tiễn thành phố Hà Nội”.

8


Chương 2
THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu về địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Thủ đô Hà Nội có tổng diện tích 3.324,92 km² với dân số ước
tính đến 31/12/2015 là 7.558.965 người. Hà Nội có 30 đơn vị hành
chính cấp huyện, gồm 12 quận, 01 thị xã và 17 huyện và 584 đơn vị
hành chính cấp xã (gồm 386 xã, 177 phường và 21 thị trấn) [66].
Với những thế mạnh nổi bật về phát triển kinh tế, giáo dục, y tế,
Hà Nội trở thành điểm đến của nhiều luồng di cư lớn từ trong nước và
quốc tế. Đây cũng là yếu tố làm gia tăng các vấn đề xã hội như tình
trạng bạo lực, bn bán người, ma túy, mại dâm...
Để góp phần phịng ngừa và ứng phó bạo lực với bạo lực đối với
phụ nữ và trẻ em gái, ở góc độ cung cấp dịch vụ hỗ trợ, hiện có khá
nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ cho nhóm đối tượng này. Trong phạm
vi nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn Trung tâm CTXH Hà Nội, Ngơi nhà

Bình n (NNBY) và Hagar để khảo sát đánh giá.
2.1.2. Giới thiệu về khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là 100 phụ nữ bị bạo lực và 20 cán bộ,
nhân viên xã hội của 3 cơ sở được chọn tham gia nghiên cứu.
2.1.2.1 Đặc điểm của nhóm phụ nữ bị bạo lực
Kết quả nghiên cứu cho thấy, bạo lực với phụ nữ xảy ra ở mọi
lứa tuổi, mọi thành phần, trình độ, nghề nghiệp.

9


2.1.2.2. Đặc điểm cán bộ, nhân viên CTXH làm việc với phụ nữ
bị bạo lực
Hầu hết cán bộ, NVCTXH làm việc với phụ nữ bị bạo lực là phụ
nữ (80%), ở tuổi 30-45 và có trình độ học vấn từ đại học trở lên.
2.1.3. Hình thức bị bạo lực, đặc điểm tâm lý và nhu cầu của phụ
nữ bị bạo lực
- Hình thức bị bạo lực: số trường hợp bị bạo lực tinh thần chiếm
tỷ lệ cao nhất (chiếm 56%), tiếp đến là bạo lực thể xác (48%), bạo
lực kinh tế (13%) và bạo lực tình dục (5%).
- Những biểu hiện tâm lý của phụ nữ bị bạo lực: Khảo sát nhóm
phụ nữ bị bạo lực cho thấy, những biểu hiện tâm lý khá phổ biến của
nhóm đối tượng này như: sợ hãi, lo lắng; mất ngủ; khó tập trung; mất
tự tin; trầm cảm; cảm thấy tội lỗi…
- Đặc điểm nhu cầu: 100% phụ nữ bị bạo lực có nhu cầu hỗ trợ
tư vấn tâm lý, các nhu cầu tiếp theo là được hỗ trợ tạm lánh an toàn
(chiếm 98%), được hỗ trợ pháp lý (70%), hỗ trợ y tế, chăm sóc sức
khỏe (60%), hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm (45%) và tái hòa
nhập cộng đồng (40%).
2.2. Thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội

đối với phụ nữ bị bạo lực tại Hà Nội
Việc tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ không phải là một khó khăn với
nhóm phụ nữ bị bạo lực trong nhiên cứu này. Việc tiếp cận ở mức
“bình thường” chiếm tỷ lệ cao nhất là 45%, tiếp đến là dễ tiếp cận
chiếm 25%, khó tiếp cận là 20% và rất dễ tiếp cận là 10%.
2.2.1. Dịch vụ tạm lánh (hỗ trợ nơi ăn, ở an toàn)

10


Có tới 98% phụ nữ bị bạo lực có nhu cầu được hỗ trợ dịch vụ
tạm lánh song do những điều kiện, hồn cảnh khác nhau mà chỉ có 25%
phụ nữ bị bạo lực cho biết đã sử dụng dịch vụ này ở những mức độ
khác nhau. Có trên 80% phụ nữ bị bạo lực nhận xét chất lượng dịch
vụ mà họ sử dụng ở mức rất tốt và tốt ở các nội dung về đảm bảo độ
an toàn, cơ sở vật chất và đáp ứng sinh hoạt cá nhân. Tuy nhiên, có
11,6% ý kiến cho rằng việc đảm bảo độ an tồn cịn chưa tốt.
Kết quả khảo sát phản ánh mức độ hài lòng cao của những phụ
nữ tham gia khảo sát với dịch vụ hỗ trợ nơi ăn, ở an tồn khi tạm lánh,
50% rất hài lịng và 33,3% hài lòng.
2.2.2. Dịch vụ hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe
Có tới 68% số phụ nữ tham gia khảo sát cho biết đã sử dụng
dịch vụ này ở 03 đơn vị nghiên cứu. Kết quả khảo sát cho thấy mức
độ đánh giá chất lượng dịch vụ có những phản ánh cần lưu ý. Mặc dù
có nhiều ý kiến đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt ở
cả 3 yếu tố trang thiết bị y tế, khám và điều trị, sơ cứu ban đầu (tương
ứng: 43%, 47,2% và 47,2%), song cũng cịn khơng ít ý kiến nhận xét
dịch vụ chưa tốt về trang thiết bị (16,6%), khám và điều trị vết
thương (9,7%) và sơ cứu ban đầu (5,5%).
Ý kiến mức độ đánh giá hài lòng đạt 41,6%, rất hài là 23,6%, hài

lịng ít là 27,7% và khơng hài lịng là 6,9%.
2.2.3. Dịch vụ tư vấn, tham vấn tâm lý
100% phụ nữ bị bạo lực tham gia khảo sát cho biết đã sử dụng
dịch vụ hỗ trợ tư vấn, tham vấn tâm lý.
Kết quả khảo sát cho thấy, những người tham gia khảo sát đều
đánh giá tốt về chất lượng dịch vụ tư vấn/tham vấn tâm lý với mức

11


đánh giá rất tốt và tốt luôn giao động từ 60 đến trên 70%. Số người
khảo sát đánh giá mức độ hài lòng đạt 45%, rất hài lòng là 25%, ít hài
lòng là 18% và chưa hài lòng là 12%. Như vậy có tới gần 1/3 người
được hỏi khơng hài lòng với dịch vụ tham vấn/tư vấn họ sử dụng.
2.2.4. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý
Điểm đáng lưu ý của kết quả khảo sát là mức độ giải quyết vấn
đề sau hỗ trợ pháp lý ở mức chưa tốt cao nhất trong số ý kiến trả lời
(50%). Kết quả này cho thấy hoạt động hỗ trợ pháp lý cho nhóm phụ
nữ bị bạo lực, bn bán và xâm hại tình dục cịn nhiều khó khăn,
vướng mắc và mức độ hài lịng của nhóm phụ nữ tham gia khảo sát là
50%, cao nhất trong 4 mức độ đánh giá hài lòng.
2.2.5. Dịch vụ dạy nghề, giới thiệu việc làm
Có 55% phụ nữ bị bạo lực tham gia khảo sát cho biết đã sử dụng
dịch vụ này. Có 40% ý kiến đánh giá tốt tính phù hợp với nhu cầu của
cá nhân, có nghĩa rằng việc sắp xếp nghề học hay cơng việc làm là
phù hợp với nhu cầu, khả năng của họ. 46,1% ý kiến đánh giá tốt về
tính bền vững khi hồi gia khi cho rằng với nghề được học, họ có cơ
hội xin được việc làm khi trở về địa phương. Có tới 64,5% người
tham gia khảo sát đánh giá hài lòng và rất hài lòng với dịch vụ hỗ trợ
đào tạo nghề và giới thiệu việc làm. Tuy nhiên, bên cạnh đó cịn tới

15,3% ý kiến chưa hài lòng với dịch vụ này.
2.2.6. Dịch vụ tái hòa nhập cộng đồng (hậu tạm lánh)
Hồi gia và tái hòa nhập cộng đồng được xác định là hoạt động
quan trọng hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực chuyển giao sang cuộc sống tự
lập một cách bền vững bằng chính năng lực của họ. Có 50% phụ nữ
bị bạo lực trong nghiên cứu cho biết đã sử dụng dịch vụ này. Tuy

12


nhiên, việc đáp ứng chất lượng dịch vụ của mỗi đơn vị nghiên cứu
còn ở những mức độ khác nhau.
2.2.6.1. Đánh giá chất lượng dịch vụ
Kết quả khảo sát cho thấy phản hồi khá tích cực từ phía người
tham gia khảo sát về chất lượng của dịch vụ này. Nhiều ý kiến đánh
giá tốt cả về cách thức hỗ trợ, việc trang bị kỹ năng sống và duy trì
theo sau dõi hồi gia. Với 72% ý kiến đánh giá rất tốt và tốt ở mục
cách thức hỗ trợ (tương ứng là 20% và 525), trong khi đó tỷ lệ ở các
mức đánh giá này với tiêu chí trang bị kỹ năng sống cao hơn là 84%
(18% và 66%) và 70% ý kiến về nội dung duy trì theo dõi sau hồi gia.
Tỷ lệ người tham gia khảo sát hài lòng với dịch vụ là 46%, rất hài
lịng là 32%, bình thường là 16% và khơng hài lịng là 6%.
Đánh giá chung
Về cơ bản, dịch vụ CTXH hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực đã đảm bảo
tính sẵn có và tính đáp ứng nhu cầu của nhóm đối tượng.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu phản ánh sự chênh lệch đáng kể
về phạm vi dịch vụ được cung cấp giữa 3 đơn vị tham gia nghiên cứu.
Sự chênh lệch này đi liền với khoảng cách về năng lực chun mơn,
trình độ, kỹ năng của đội ngũ cán bộ, nhân viên CTXH; tầm nhìn
chiến lược cũng như định hướng cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối tượng;

sự quan tâm cam kết bố trí, huy động nguồn lực con người, kinh phí
để đảm bảo hiệu quả triển khai.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả chủ yếu mới thu thập được
các số liệu, thông tin liên quan ở góc độ BLGĐ, rất thiếu các số liệu,
thông tin phản ánh về BLG đối với phụ nữ. Đây cũng là một trong
những khó khăn để đề tài phản ánh đúng, đủ việc cung cấp dịch vụ

13


CTXH cho phụ nữ bị bạo lực ở ngoài phạm vi gia đình. Yếu tố này
cũng cho thấy cần phải tiếp tục hồn thiện thể chế, chính sách về
BLG để làm cơ sở cho các cấp, các ngành triển khai nhiệm vụ một
cách đầy đủ.
2.3. Các yếu tố ảnh hướng tới việc cung cấp dịch vụ công tác
xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực
Kết quả khảo sát nhóm cán bộ, nhân viên CTXH cho thấy, yếu
tố được cho là ảnh hưởng lớn nhất đến việc cung cấp dịch vụ cho phụ
nữ bị bạo lực đó là chính là từ phía phụ nữ bị bạo lực (97%), tiếp đến
là nguồn lực tài chính (90%) và cơ chế phối hợp liên ngành (86%).
Các yếu tố liên quan đến nhận thức của lãnh đạo đơn vị, của nhân
viên cũng có những tác động, ảnh hưởng, song có thể thay đổi thuận
lợi hơn so với 3 yếu tố nêu trên khi họ được tập huấn, trang bị kiến
thức, kỹ năng, được đảm bảo kinh phí để triển khai dịch vụ cũng như
có một khung chính sách, pháp luật hồn thiện, làm cơ sở để triển
khai một cách đồng bộ, thống nhất.
Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng cho thấy còn một số yếu tố cũng
có những ảnh hưởng tới việc cung cấp dịch vụ như: Chính sách thực
hiện CTXH từ xã, phường đối với nạn nhân đến quản lý ca tại các cơ
sở BTXH cịn chưa có hoặc yếu; chưa có hướng dẫn về việc đón tiếp

và chuyển gửi, can thiệp, quản lý ca tại cơ sở bảo trợ xã hội cho 5 đối
tượng hỗ trợ khẩn cấp.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 mô tả việc lựa chọn 03 cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH
cho phụ nữ bị bạo lực tại Hà Nội là TT CTXH Hà Nội, NNBY và
Hagar để tiến hành khảo sát trên 2 nhóm khách thể. Nhóm khách thể

14


thứ nhất là phụ nữ bị bạo lực đã tiếp cận và sử dụng dịch vụ hỗ trợ tại
03 cơ sở nêu trên với những đặc điểm về độ tuổi, trình độ học vấn,
nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân, thu nhập, các dạng bạo lực đã từng
trải nghiệm và những biểu hiện tâm lý khi bị bạo lực.
Trong chương này kết quả khảo sát cho thấy, bạo lực với phụ nữ
xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi thành phần, trình độ, nghề nghiệp, tình
trạng hơn nhân và dẫn tới nhiều biểu hiện tâm lý tiêu cực. Để giảm
bớt những khó khăn trong cuộc sống, họ có nhu cầu được hỗ trợ về
tạm lánh, tư vấn tâm lý, hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề,
giới thiệu việc làm và tái hòa nhập cộng đồng.
Đội ngũ cán bộ, NVCTXH hầu hết đều có trình độ đại học trở
lên, được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng CTXH đã có nhiều
nỗ lực để hỗ trợ cho nhóm phụ nữ bị bạo lực thông qua các dịch vụ ở
đơn vị mình.
Việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ của nhóm đối tượng
này đã được đáp ứng một cách cơ bản. Ở một số dịch vụ như tư vấn
tâm lý, hỗ trợ pháp lý có tỷ lệ nạn nhân tiếp cận rất cao. Song việc
cung cấp dịch vụ cho nhóm đối tượng này cịn nhiều khó khăn, rào
cản xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Tuy nhiên, phạm vi dịch vụ và chất lượng đáp ứng có sự khác

nhau khá rõ nét giữa 03 cơ sở được lựa chọn nghiên cứu của đề tài.
Việc đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH cho phụ nữ bị bạo
lực ở chương 2 sẽ là căn cứ để tác giả đề xuất các biện pháp nâng cao
hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH cho phụ nữ bị bạo lực ở chương 3.

15


Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3. 1. Nhóm các giải pháp về hồn thiện thể chế, luật pháp,
chính sách
- Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan để đảm bảo bao trùm được đầy đủ các nội dung
quy định về bạo lực trên cơ sở giới, làm căn cứ cho việc thống kê, thu
thập số liệu cũng như triển khai các nhiệm vụ, dịch vụ liên quan tới
nhóm đối tượng này.
- Tiếp tục hồn thiện thể chế, chính sách liên quan đến dịch vụ
CTXH để đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiếp cận và sử dụng dịch vụ
CTXH của các đối tượng có nhu cầu sử dụng dịch vụ nói chung và
phụ nữ bị bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình nói riêng. Cần quy
định rõ các loại hình dịch vụ CTXH được triển khai cung cấp cần
đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới để các đối tượng yếu thế, khơng
phân biệt giới tính, có thể dễ dàng tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ
CTXH.
- Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan về quy định
thủ tục và trình tự cung cấp dịch vụ CTXH của nhân viên CTXH
nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, gia đình, nhóm hoặc cộng đồng

yếu thế, đặc biệt là nhóm phụ nữ bị bạo lực trên cơ sở giới.
- Xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp liên ngành cùng với
quy trình tiếp nhận, chuyển gửi giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ

16


trợ nạn nhân bị bạo lực để tạo điều kiện cho các nạn nhân bị BLG,
BLGĐ được tiếp cận dịch vụ này một cách thuận lợi và hiệu quả.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách xã hội hóa dịch vụ CTXH nhằm
thu hút sự tham gia cũng như tăng cường nguồn lực, cách làm hay từ
các tổ chức, cá nhân trong xã hội để nâng cao chất lượng dịch vụ
CTXH.
3.2. Nhóm các giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức
về phòng, chống bạo lực với phụ nữ và dịch vụ CTXH hỗ trợ phụ
nữ bị bạo lực
- Tăng cường truyền thơng thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới,
phịng ngừa và ứng phó với BLG cho tồn dân với nhiều hình thức đa
dạng, phong phú và phù hợp với từng nhóm đối tượng, lứa tuổi, điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng miền, trong đó chú
trọng tới nhóm cán bộ xây dựng chính sách, pháp luật, giới trẻ và
nam giới để tiến tới thay đổi hành vi, thay đổi thái độ về thực hiện
bình đẳng giới và xóa bỏ BLG, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ và trẻ
em gái.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu các mơ hình điểm về cung
cấp dịch vụ CTXH cho phụ nữ bị bạo lực đã làm tốt; các tấm gương
về phịng chống, ứng phó bạo lực điển hình trong cộng đồng.
- Quan tâm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về nghề
CTXH, dịch vụ CTXH trong cộng đồng, xã hội để người dân hiểu rõ
hơn lĩnh vực công việc cũng như các dịch vụ CTXH liên quan. Tăng

cường các hoạt động truyền thông quảng bá về hệ thống/mạng lưới
cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực bằng nhiều

17


kênh/hình thức khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận
và thụ hưởng các dịch vụ hỗ trợ của nhóm đối tượng.
3.3. Nhóm các giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ,
nhân viên cung cấp dịch vụ hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực
- Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ
nhân viên CTXH của các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị
bạo lực về chính sách pháp luật về bình đẳng giới, phịng chống
BLG, BLGĐ.
- Xây dựng, phát triển, tập huấn và sử dụng dụng rộng rãi các tài
liệu hướng dẫn làm việc với người gây bạo lực dành cho nhân viên
CTXH.
- Tăng cường tập huấn cung cấp kiến thức, kỹ năng và năng lực
tư vấn của đội ngũ nhân viên CTXH cho nạn nhân bị bạo lực giới,
người gây bạo lực về pháp luật, tâm lý, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.
3.4. Nhóm các giải pháp xây dựng, hồn thiện và phát triển
các mơ hình dịch vụ cơng tác xã hội cho phụ nữ bị bạo lực
- Ưu tiên quan tâm việc kiện toàn và hoàn thiện cơ cấu tổ chức
của các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH gắn với tiêu chuẩn, quy chuẩn
về vị trí cơng việc, tạo điều kiện cho các đơn vị triển khai kiện toàn
tổ chức bộ máy, tiến hành bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ
nhân viên CTXH. Việc kiện toàn, hoàn thiện tổ chức bộ máy của các
cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH cũng cần được gắn với việc đảm bảo
nguồn lực kinh phí.
- Nghiên cứu hồn thiện các loại hình dịch vụ CTXH ở các

Trung tâm CTXH, các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị bạo
lực ở cấp cộng đồng nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất về quy

18


chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật (điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật, trang thiết
bị của nhà tạm lánh) và quy trình cung cấp dịch vụ CTXH cho phụ
nữ bị bạo lực.
- Nghiên cứu hoàn thiện và mở rộng các dịch vụ CTXH hỗ trợ
phụ nữ bị bạo lực ở các góc độ đa ngành, đa chiều
- Xây dựng và phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ CTXH hỗ
trợ phụ nữ bị bạo lực theo cả chiều ngang và chiều dọc, từ cấp trung
ương đến cấp cơ sở, cộng đồng để đảm bảo việc tiếp cận và thụ
hưởng dịch vụ của đối tượng một cách thuận lợi nhất, đồng thời cũng
đảm bảo cho cơ chế chuyển gửi được thực hiện một cách hiệu quả.
- Nghiên cứu nhân rộng mơ hình cung cấp gói dịch vụ tồn diện
hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực như Hagar Internation đang triển khai với
một chu trình tổng thể, tồn diện từ khi tiếp nhận cho tới khi thân chủ
tái hịa nhập cộng đồng thành cơng trong phạm vi tồn quốc. Việc
cung cấp gói dịch vụ hỗ trợ toàn diện được triển khai trên phương
diện lấy lợi ích của con người làm trung tâm và dựa trên nhu cầu thực
tế của con người để cung cấp dịch vụ.
Tiểu kết chương 3
Việc đánh giá tổng quan những điểm mạnh, hạn chế trong việc
cung cấp dịch vụ CTXH cho phụ nữ bị bạo lực tại 03 cơ sở được lựa
chọn là cơ sở để tác giả đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể nhằm nâng
cao chất lượng cung cấp dịch vụ CTXH cho phụ nữ bị bạo lực, đó là
Thứ nhất, nhóm giải pháp thể chế, chính sách, pháp luật cần
được tiếp tục hoàn thiện hơn nữa nhằm đảm bảo hành lang pháp lý

thực thi nghề CTXH cũng như việc triển khai cung cấp dịch vụ
CTXH một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.

19


Thứ hai, nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức, tuyên truyền
phòng, chống bạo lực với phụ nữ cần được tiếp tục đẩy mạnh để mọi
người dân nhận thức rõ hơn về những tác hại và hệ lụy của bạo lực,
đồng thời truyền thông rộng rãi về nghề CTXH, dịch vụ CTXH, hệ
thống, mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH hỗ trợ nạn nhân
bị bạo lực, tạo điều kiện cho việc tiếp cận của người dân được dễ
dàng, thuận lợi.
Thứ ba, nhóm giải pháp về nâng cao năng lực của đội ngũ cán
bộ, nhân viên cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho phụ nữ bị bạo lực thơng
qua các chương trình tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng cho cán
bộ, nhân viên CTXH về chính sách pháp luật liên quan tới lĩnh vực
CTXH, bình đẳng giới, phịng ngừa và ứng phó với BLG, BLGĐ;
xây dựng và phát triển các tài liệu hướng dẫn làm việc với người gây
bạo lực dành cho nhân viên CTXH.
Thứ tư, nhóm giải pháp về xây dựng và phát triển các mô hình
dịch vụ CTXH cho phụ nữ bị bạo lực, trong đó tập trung vào việc
hồn thiện tổ chức bộ máy các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH cho
nạn nhân bị bạo lực, mở rộng các dịch vụ CTXH cho phụ nữ bị bạo
lực theo hướng đa ngành, đa chiều và sớm nhân rộng mơ hình cung
cấp gói dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho phụ nữ bị bạo lực trong phạm vi
toàn quốc.

20



KẾT LUẬN
Tình trạng bạo lực với phụ nữ diễn ra khá phổ biến ở mọi
quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các số liệu, bằng chứng
cho thấy, bạo lực với phụ nữ xảy ra ở mọi vùng miền, mọi lứa tuổi,
dân tộc, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và tác động xấu tới sự
phát triển của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Việc chấm
dứt bạo lực với phụ nữ không phải là trách nhiệm của một đơn vị,
ngành nào và cũng khơng thể thực hiện được trong thời gian ngắn,
mà địi hỏi cần có sự chung tay, vào cuộc của các cấp, các ngành và
mọi tầng lớp nhân dân.
Để khắc phục tình trạng này, các cơ quan chức năng ở trung
ương và địa phương đã triển khai nhiều giải pháp như hồn thiện hệ
thống chính sách, pháp luật, chương trình về bình đẳng giới và phịng,
chống BLG, BLGĐ; tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức,
thay đổi hành vi của người dân nhằm xóa bỏ bất bình đẳng giới và
BLG, BLGĐ; xây dựng và triển khai các mơ hình phịng ngừa và ứng
phó với bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình ở cấp cộng đồng.
Trong hơn một thập kỷ vừa qua, lĩnh vực CTXH nói chung,
dịch vụ CTXH hỗ trợ các nhóm đối tượng yếu thế nói riêng đã từng
bước phát triển, đóng góp tích cực trong việc thực hiện các chính
sách an sinh xã hội của đất nước. Mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ
CTXH hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực đã dần được hình thành, phát triển
và bước đầu đã có những tác động tích cực, đóng góp vào q trình
thực thi chính sách, pháp luật về phịng ngừa và ứng phó với BLG,
BLGĐ. Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương đi tiên

21



phong trong việc xây dựng và phát triển mạng lưới các cơ sở cung
cấp dịch vụ CTXH cho những đối tượng yếu thế, trong đó có nhóm
phụ nữ bị bạo lực.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của nhóm đối tượng, dịch vụ
CTXH hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực đã và đang được triển khai như: tạm
lánh an toàn; chăm sóc sức khỏe; tư vấn/tham vấn tâm lý; tư vấn
pháp lý; hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm; tái hòa nhập cộng
đồng; chuyển tuyến và quản lý ca. Nhìn chung, một số dịch vụ cơ
bản đã đáp ứng được nhu cầu của nạn nhân, song việc cung cấp dịch
vụ hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực còn nhiều khó khăn, rào cản xuất phát từ
cả nguyên nhân chủ quan và khách quan như: tư tưởng, nhận thức
của cả người bị bạo lực và người cung cấp dịch vụ, chính quyền địa
phương; hồn cảnh cá nhân/gia đình của người bị bạo lực; thiếu
nguồn lực để đảm bảo chất lượng cơ sở vật chất cung cấp dịch vụ;
chính sách hỗ trợ chưa phù hợp với tình hình thực tế; cơ sở pháp lý
chưa đầy đủ, toàn diện để tạo đảm bảo công tác phối hợp liên ngành
hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực một cách hiệu quả. Đặc biệt, cịn nhiều
khoảng trống trong pháp luật, chính sách quy định về phịng ngừa và
ứng phó với BLG, BLGĐ, CTXH, dịch vụ CTXH để làm căn cứ
chuẩn hóa các tiêu chuẩn, quy trình liên quan tới việc cung cấp dịch
vụ CTXH cho các đối tượng yếu thế, trong đó có nhóm phụ nữ bị bạo
lực.
Qua nghiên cứu những nội dung trên, luận văn “Dịch vụ CTXH
đối với phụ nữ bị bạo lực từ thực tiễn thành phố Hà Nội” đã đề xuất
những giải pháp khả thi và đồng bộ, có tính thực tiễn của cơng tác xã
hội trong vấn đề phịng ngừa và ứng phó với BLG, BLGĐ, góp phần

22



thực hiện thành cơng các chính sách, pháp luật, chương trình, đề án
đề ra ở các góc độ cụ thể như: hồn thiện cơ chế, chính sách, pháp
luật liên quan đến CTXH, dịch vụ CTXH và phòng, chống BLG,
BLGĐ, tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai các dịch vụ một
cách đồng bộ, hiệu quả và đáp ứng thực tiễn cuộc sống; đẩy mạnh
truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống
BLG, BLGĐ và hệ thống/mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH
đối với nạn nhân bị bạo lực; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ,
nhân viên cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho phụ nữ bị bạo lực nhằm đảm
bảo tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ; xây dựng và phát triển
các mơ hình dịch vụ CTXH cho phụ nữ bị bạo lực theo hướng đa
ngành, đa chiều và cần sớm nhân rộng gói hỗ trợ tồn diện cho phụ
nữ bị bạo lực.

23


×