Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tác động của cấu trúc quản trị đến hiệu quả hoạt động của công ty nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.35 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN HIẾU HẢO

TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC QUẢN TRỊ ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY.
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN HIẾU HẢO

TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC QUẢN TRỊ ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY.
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số:

60340201


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người Hướng Dẫn Khoa Học:
PGS.TS. LÊ THỊ LANH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS.Lê Thị Lanh.Các số liệu và kết quả được nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

NGUYỄN HIẾU HẢO


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT ...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 2
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4
1.5. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 5

1.6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ....................... 7
2.1. Các lý thuyết liên quan ....................................................................................... 7
2.1.1.

Lý thuyết cấu trúc quản trị doanh nghiệp ........................................... 7

2.1.2.

Lý thuyết đại diện..................................................................................... 8

2.1.3.

Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource dependence theory)..... 11

2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ giữa cấu trúc
quản trị và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ................................................. 13
2.3. Phát triển các giả thuyết ................................................................................... 14
2.3.1.

Giả thuyết về sự đa dạng giới tính trong HĐQT .............................. 14

2.3.2.

Giả thuyết về quy mô của HĐQT ........................................................ 16

2.3.3.

Giả thuyết về thành viên HĐQT không tham gia điều hành .......... 18



2.3.4.

Giả thuyết về CEO kiêm nhiệm ........................................................... 19

2.3.5.

Giả thuyết về tỉ lệ quyền sở hữu lớn ................................................... 21

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 23
3.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 23
3.2. Mô tả biến ............................................................................................................ 25
3.2.1.

Biến phụ thuộc ........................................................................................ 25

3.2.2.

Biến giải thích ......................................................................................... 25

3.2.3.

Biến kiểm soát ......................................................................................... 27

3.3. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................. 35
3.4. Phương pháp kỹ thuật ....................................................................................... 36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 39
4.1. Xác định độ trễ của biến độc lập ..................................................................... 39
4.2. Kiểm định nội sinh của các biến hồi quy ....................................................... 44
4.3. Kết quả ước lượng OLS, FIXED EFFECTS và SYSTEM GMM .............. 45

4.3.1.

Thống kê mô tả ....................................................................................... 45

4.3.2.

Ma trận tương quan ............................................................................... 48

4.3.3.

Kết quả hồi quy đa biến và thảo luận ................................................. 51

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ CỦA BÀI NGHIÊN CỨU ............... 61
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 61
5.2. Hạn chế ................................................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HOSE

Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HĐQT


Hội đồng quản trị

CEO

Giám đốc điều hành

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
2.1
Bảng
3.1
Bảng
3.2
Bảng
4.1
Bảng
4.2
Bảng
4.3
Bảng
4.4
Bảng
4.5
Bảng
4.6
Bảng
4.7
Bảng
4.8


Tóm tắt các yếu tố của cấu trúc quản trị tác động đên hiệu quả tài
chính
Phân ngành của các công ty niêm yết ở Việt Nam
Tóm tắt định nghĩa các biến trong bài nghiên cứu
Kết quả hồi quy xác định độ trễ
Kết quả kiểm định DWH về tính nội sinh
Thống kê mô tả
Ma trận tương quan
Kết quả hồi quy System GMM với trong trường hợp độ sử dụng độ
trễ của biến phụ thuộc là 1 năm
Kết quả hồi quy của 3 phương pháp trong trường hợp độ trễ 1 năm
Kết quả hồi quy System GMM với trong trường hợp độ sử dụng độ
trễ của biến phụ thuộc là 1 năm và 2 năm
Kết quả hồi quy của 3 phương pháp trong trường hợp độ trễ 1 năm
và 2 năm


1

TÓM TẮT
Mối quan hệ giữa cấu trúc quản trị và hiệu quả tài chính của công ty đã được
nhiều nghiên cứu trước đây của cáctác giả khác nhau xem xét.Nhiều nhà nghiên
cứu đã kiểm định thực nghiệm mối quan hệ này cho một số quốc giakhác nhau
trên thế giới và đạt được các kết quả nghiên cứu trái ngược với nhau.Một số tác
giả cho rằng mối quan hệ này là cùng chiều, nhưng một số tác giả khác lại cho
rằng có một mối quan hệ ngược chiều giữa chúng.Thậm chí, có một số nghiên cứu
lại chỉ ra là không có bất kỳ một mối quan hệ nào giữa cấu trúc quản trị và hiệu
quả tài chính của công ty.
Vậy tại Việt Nam, mối quan hệ giữa cấu trúc quản trị và hiệu quả tài chính sẽ
được thể hiện như thế nào?Câu hỏi này sẽ được làm rõ trong luận văn này.Luận

văn này dựa trên nghiên cứu gốc của tác giả Tuan Nguyenvà cộng sự (2014)“A
dynamic estimation of governance structures and financial performance for
Singaporean companies”để kiểm định mối quan hệ trên với một bộ mẫu quan sát
bao gồm 154 công ty phi tài chính niêm yết ở Việt Nam trong giai đoạn 2007 –
2013. Phương pháp ước lượng chính yếu trong luận văn làSystem GMM –nó cho
phép giải quyết vấn đề nội sinh vốn có trong mối quan hệ giữa cấu trúc quản trị và
hiệu quả tài chính công ty một cách triệt để hơn so với các nghiên cứu trước đây.
Kết quả cho chúng ta nhận thấy một số điều sau đây: thứ nhất, sự hiện diện của nữ
giới trong Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) có tác động cùng chiều đến hiệu quả tài
chính. Thứ hai, công ty có quy mô hội đồng quản trị càng lớn thì càng đạt được
hiệu quả tài chính tốt hơn.Cuối cùng, mức độ tập trung sở hữu có tác động cùng
chiều đến hiệu quả tài chính của công ty.
Từ khóa: Cấu trúc quản trị, nội sinh, hiệu quả tài chính, System GMM


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ đề về cấu trúc quản trị doanh nghiệp ngày càng thu hút sự chú ý của giới
nghiên cứu vì tầm quan trọng của nó đối với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
và sự lành mạnh của nền kinh tế nói chung. Việc cải thiện cấu trúc quản trị doanh
nghiệp được công nhận rộng rãi là một trong những yếu tố quan trọng trong việc
củng cố nền tảng cho các hoạt động kinh tế lâu dài của các công ty. Một cấu trúc
quản trị doanh nghiệp tốt được coi là quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro cho
các nhà đầu tư, thu hút vốn đầu tư, từ đó nâng cao hiệu quả tài chính của công ty.
Vì vậy, cấu trúc quản trị doanh nghiệp hiệu quả được xem là có ý nghĩa quan
trọng cho triển vọng phát triển của các công ty và của nền kinh tế.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã được tiến hành trong hai thập
kỷ qua để nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc quản trị doanh nghiệp và hiệu quả

tài chính của một công ty.Một vài nghiên cứu về đề tài này cũng đã được thực hiện
tại Việt Nam.Tuy nhiên, các nghiên cứunày chưa giải quyết triệt để vấn đề nội
sinh.Do vậy, bài nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm định mối quan hệ giữa cấu
trúc quản trị và hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam trong bối
cảnh đã giải quyết triệt để vấn đề nội sinh này. Bài nghiên cứu sử dụng tóm tắt các
lý thuyết đã có, và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên thế giới để phát
triển các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa cấu trúc quản trị
doanh nghiệp và hiệu quả tài chính của công ty.


3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này tập trung vào mối quan hệ giữa cấu
trúc quản trị và hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
Một trong những thách thức lớn nhất trong các nghiên cứu thực nghiệm về
cấu trúc quản trị là làm thế nào để giải quyết triệt để vấn đề nội sinh của các biến
cấu trúc quản trị.Những nghiên cứu lý thuyết của Harris và Raviv (2008);
Hermalin và Weisbach (1998); và Raheja (2005) nhấn mạnh rằng bản chất mối
quan hệ giữa cấu trúc quản trị và hiệu quả tài chính là động.Mối quan hệ động
nghĩa là hiệu quả tài chính hiện tại và các đặc điểm thuộc về cấu trúc quản trị bị
ảnh hưởng bởi hiệu quả tài chính trong quá khứ.Nói cách khác, có một nguồn nội
sinh tiềm ẩn trong mối quan hệ cấu trúc quản trị và hiệu quả tài chính công ty, gọi
là nguồn nội sinh động.Nghiên cứu của Wintoki (2012) nhấn mạnh rằng nếu vấn
đề nội sinh động này không được kiểm soát hoàn toàn sẽ có thể dẫn đến sai lệch
trong các kết quả nghiên cứu và dẫn đến các suy luận không đáng tin cậy.Kết quả
nghiên cứu của Wintoki (2012) chỉ ra rằng, khi vấn đề nội sinh được kiểm soát, sẽ
không tồn tại mối quan hệ giữa cấu trúc quản trị và hiệu quả tài chính. Đáng chú ý
là kết luận của nghiên cứu này được rút ra từ một bối cảnhmà quốc gia đã kiểm

soát hoạt động doanh nghiệp tốt như ở Mỹ. Tuy nhiên, không rõ là liệu kết quả
nghiên cứu nàycó đúng hay không cho bối cảnh của thị trường Châu Á nói chung
và Việt Nam nói riêng, nơi mà việc kiểm soát doanh nghiệpchưa thật sự hiệu quả.
Nói cách khác, khi vấn đề nội sinh xảy ra, liệu rằng cấu trúc quản trị doanh nghiệp
có tác động lên hiệu quả tài chính của các công ty được niêm yết ở Việt Nam hay
không. Vì vậy, luận văn này thực hiện nhằm kiểm định mối quan hệ giữa cấu trúc
quản trị doanh nghiệp và hiệu quả tài chínhcông ty để trả lời các câu hỏi “những
yếu tố nào của cấu trúc quản trị tác động đến hiệu quả tài chính của công ty niêm
yết ở Việt Nam?”


4

1.3. Phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu nàykiểm định các giả thuyết khác nhau dựa trên một mẫu
gồm 154 công ty đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE)
và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2007 đến 2013. Phạm
vi nghiên cứu như sau:
Xây dựng một ước lượng phù hợp cho mối quan hệ giữa cấu trúc quản trị
doanh nghiệp vàhiệu quả tài chính của các công ty niêm yết ở Việt Nam, bằng
cách kiểm định tác động của tỉ lệ nữ giới trong HĐQT, tỉ lệ thành viên HĐQT
không tham gia điều hành, CEO kiêm nhiệm, quy mô HĐQT và mức độ tập trung
sở hữu đến hiệu quả tài chính của công ty. Ngoài ra, có khả năng đây là mối quan
hệ động nên bài nghiên cứu cũng tiến hành kiểm định tác động của hiệu quả tài
chính của công ty trong quá khứ đến chính nó trong hiện tại.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu này khác với các nghiên cứu khác trong cách giải quyết vấn
đề nội sinh bằng cách này kiểm địnhthực nghiệm mối quan hệ động giữa cấu trúc
quản trị và hiệu quả tài chính của công ty bằng phương pháp ước lượng System

GMM. Đây là một phương pháp ước lượng có thể giải quyết vấn đề nội sinh cũng
như khắc phục được các nhược điểm của việc sử dụng một bảng dữ liệu có thời
gian quan sát ngắn và số lượng các công ty quan sát lớn hơn thời gian rất
nhiều.Cách tiếp cận này cải tiến được các phương pháp ước lượng truyền thống
như OLS và Fixed Effects đã được sử dụng trong các bài nghiên cứu khác để giải
quyết vấn đề nội sinh.


5

1.5. Kết quả nghiên cứu
Kết quả cho thấy, sự hiện diện của nữ giới trong HĐQT có tác động cùng
chiều đến hiệu quả tài chính.Công ty có quy mô hội đồng quản trị càng lớn, thì
càng đạt được kết quả hoạt động tài chính tốt hơn.Bên cạnh đó, mức độ tập trung
sở hữu lớn có tác động cùng chiều đến hiệu quả tài chính của công ty.Một kết luận
quan trọng chứng minh cho sự tồn tại của hiện tượng nội sinh là hiệu quả tài chính
trong quá khứ có tác động đến hiệu quả tài chính ở hiện tại và đặc trưng quản trị
hiện tại của một công ty.

1.6. Kết cấu của luận văn
Luận văn này sẽ được trình bày theo cấu trúc như sau:

 Chương 1: Giới thiệu. Chương này sẽ trình bày tính cấp thiết của đề tài mà
luận văn này nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, cũng
như trình bày sơ lược phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu đạt
được.
 Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây.Chương này sẽ trình bày
tổng quan các bài nghiên cứu trước đây để đưa ra một nền tảng cho việc
kiểm định thực nghiệm mô hình này cũng như sẽ thảo luận để đưa ra các giả
thuyết nghiên cứu.

 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày một cách cụ
thể về mô hình và phương pháp ước lượng, cách thức thu thập và xử lý dữ
liệu để tính toán các biến nghiên cứu trong bài.
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày các kết quả nghiên
cứu thực nghiệm mà người viết có được từ dữ liệu và phương pháp nghiên


6

cứu như được thảo luận trong chương 3 và sẽ cùng thảo luận sâu hơn về các
kết quả này.
 Chương 5: Kết luận. Chương này sẽ chốt lại các kết quả nghiên cứu đạt
được trong bài này và người viết cũng sẽ nêu ra những mặt hạn chế còn tồn
tại của bài luận văn.


7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Phần này sẽ trình bày các tài liệu nghiên cứu trước đây về mặt lý thuyết và
thực nghiệm mà người viết có tham khảo của mối quan hệ giữa cấu trúc quản trị
và hiệu quả tài chínhcủa doanh nghiệp để phát triển các giả thuyết nghiên cứu phù
hợp cho luận văn này.

2.1. Các lý thuyết liên quan
2.1.1. Lý thuyết cấu trúc quản trị doanh nghiệp
Trước đây đã có nhiều nghiên cứu sâu về cấu trúc quản trị doanh nghiệp,
điều quan trọng là cần xác định khái niệm về cấu trúc quản trị doanh nghiệp.Số
lượng lớn các lý thuyết hiện có về vấn đề này cho thấy rằng có tồn tại vô số định
nghĩa về quản trị doanh nghiệp.Để có được một cái nhìn đầy đủ về vấn đề này nên

thận trọng để đưa ra một định nghĩa phù hợp về quản trị doanh nghiệp. Cấu trúc
quản trị doanh nghiệp liên quan đến một tập hợp các mối quan hệ giữa ban điều
hành của công ty, hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên liên quan khác.
Những mối quan hệ nàyliên quan đến các quy tắc và quyền hạn khác nhau, đưa ra
các cấu trúc mà thông qua đó các mục tiêu của công ty được thiết lập, và các cách
thức để đạt được những mục tiêu cũng như kiểm soát hiệu quả tài chính. Do đó,
nhân tố quan trọng của một cấu trúc quản trị doanh nghiệp tốt bao gồm sự minh
bạch của cấu trúc quản trị công ty và hoạt động; trách nhiệm của ban điều hành và
ban quản trị đối với cổ đông; và trách nhiệm của công ty đối với các bên liên
quan.
Nói chung, cấu trúc quản trị doanh nghiệp được coi là có ý nghĩa quan trọng
đối với triển vọng tăng trưởng của một nền kinh tế, bởi vì một cấu trúc quản trị
doanh nghiệp tốt có thể giảm rủi ro cho các nhà đầu tư, thu hút vốn đầu tư và cải
thiện hiệu quả tài chính của công ty (Spanos, 2005). Một cấu trúc quản trị doanh


8

nghiệp hiệu quả được coi là sự đảm bảo trách nhiệm của công ty, nâng cao độ tin
cậy và chất lượng của thông tin tài chính, và do đó tăng cường tính toàn vẹn và
hiệu quả của thị trường vốn, do đó sẽ cải thiện niềm tin nhà đầu tư (Rezaee, 2009).
Có được một cấu trúc quản trị doanh nghiệp tốt là hết sức quan trọng trong
tất cả các công ty bất kể ngành công nghiệp, quy mô, mức độ tăng trưởng.Chủ đề
chính của cấu trúc quản trị doanh nghiệp hiện đang nhận được sự chú ý chính là
đảm bảo rằng có sự tách biệt giữa ban quản trị và ban điều hành để đảm bảo rằng
hội đồng quản trị chỉ đạo và giám sát ban điều hành, bao gồm tách biệt vị trí chủ
tịch và giám đốc; đảm bảo rằng hội đồng quản trị có một sự pha trộn hiệu quả giữa
thành viên độc lập và không độc lập.
Cấu trúc quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam:Các nguyên tắc quản trị
doanh nghiệp đã được đưa vào hệ thống pháp luật về công ty. Chính phủ Việt Nam

ban hành một số luật và quy định liên quan đến công ty niêm yết. Quy định hiện
hành liên quan đến quản trị doanh nghiệp cho các công ty niêm yết và công ty
niêm yết có thể được tìm thấy trong Luật Doanh nghiệp (1999), nghị định 64 CP
(năm 2002) của Chính phủ về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, và nghị
định 144 CP (năm 2003) của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng
khoán

2.1.2. Lý thuyết đại diện
Phần này tập trung trình bày tổng quan sơ lược, nguồn gốc và sự liên hệ của
lý thuyết đại diện đối với vấn đề quản trị công ty. Từ đó, cấu trúc HĐQT sẽ được
xem xét chi tiết làm nền tảng cho phân tích thực trạng tại Việt Nam ở trong phần
tiếp theo.
Lý thuyết đại diện (agency theory) là cách tiếp cận thiên về lý thuyết trong
các nghiên cứu về cấu trúc quản trị.Lý thuyết đại diện có nguồn gốc từ lý thuyết
kinh tế, được phát triển bởi Alchian và Demsetz (1972).Sự mô tả chi tiết lý thuyết


9

đại diện lần đầu được trình bày bởi Jensen và Meckling (1976).Theo lý thuyết đại
diện, quản trị công ty được định nghĩa là “mối quan hệ giữa những người đứng
đầu, chẳng hạn như các cổđông và các đại diện như các giám đốc điều hành công
ty hay quản lý công ty” (Mallin, 2004).Trong lý thuyết này, các cổ đông là các chủ
sởhữu hoặc là người đứng đầu công ty, thuê những người khác thực hiện công
việc.Những người đứng đầu ủy quyền hoạt động của công ty cho các giám đốc
hoặc những người quản lý.Theo lý thuyết đại diện, các cổ đông kỳ vọng các đại
diện hành động và ra các quyết định vì lợi ích của những người đứng đầu.Ngược
lại, các đại diện không nhất thiết phải ra quyết định vì các lợi ích lớn nhất của cổ
đông (Padilla, 2000).Sự xung đột lợi ích này lần đầu được Adam Smith nhấn mạnh
trong thế kỷ XVIII và sau đó được khám phá bởi Ross (1973).Khái niệm về vấn đề

phát sinh từ việc tách quyền sở hữu và kiểm soát trong lý thuyết đại diện đã được
xác nhận bởi Davis, Schoorman và Donaldson(1997).Xung đột lợi ích cũng có thể
tồn tại ngay trong mỗi bộ phận quản trị, chẳng hạn giữa các cổ đông như đa số và
thiểu số, cổ đông cá nhân và tổ chức, và giữa các thành viên HĐQT như thành
viên điều hành và không điều hành, thành viên độc lập và phụ thuộc.
Như vậy, một trong những vấn đề mà lý thuyết đại diện đặt ra đó là thiết lập
cấu trúc HĐQT nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông, những người chủ sở hữu
của công ty. HĐQT có thể được thiết lập theo nhiều cách thức khác nhau nhằm đạt
được mục tiêu chung của tổ chức. Sự khác nhau trong cấu trúc HĐQT xuất phát từ
hai quan điểm đối lập. Quan điểm thứ nhất cho rằng, HĐQT được thiết lập để hỗ
trợ sự kiểm soát của đội ngũ quản lý, tạo ra kết quả hoạt động vượt trội dựa trên
sự hiểu biết tường tận tình hình công ty của ban giám đốc điều hành hơn là của các
thành viên HĐQT độc lập bên ngoài (Berle và Means, 1932; Mace, 1971). Quan
điểm thứ hai cho rằng, HĐQT được thiết lập để tối thiểu hóa các “chi phí đại diện”
thông qua các cấu trúc cho phép thành viên HĐQT bên ngoài phê chuẩn và giám
sát các hành vi của đội ngũ quản lý, vì vậy cũng giảm thiểu được sự khác nhau về


10

mặt lợi ích giữa cổ đông và nhà quản lý (Fama và Eugene F, 1980; Fama và
Jensen, 1983).
Một cơ chế quan trọng của cấu trúc HĐQT chính là cấu trúc lãnh đạo, nó
phản ánh vị trí, vai trò của chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành.Cấu trúc lãnh
đạo hợp nhất diễn ra khi giám đốc đảm nhiệm cùng lúc hai vai trò là giám đốc
điều hành và chủ tịch HĐQT.Mặt khác, cấu trúc lãnh đạo phân tách diễn ra khi vị
trí chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành được đảm nhiệm bởi hai người khác
nhau. Sự tách biệt vai trò của giám đốc điều hành và chủ tịch HĐQT được đề cập
rất nhiều trong lý thuyết đại diện (Dalton, 1998), bởi vì vai trò của HĐQT chính là
giám sát đội ngũ quản lý để bảo vệ lợi ích của các cổ đông (Fama và Jensen,

1983). Hơn nữa, việc hợp nhất vai trò của giám đốc điều hành với chủ tịch HĐQT
sẽ tạo ra một giám đốc điều hành có quyền lực tuyệt đối và có thể dẫn tới sự giám
sát kém hiệu quả đội ngũ quản lý của HĐQT.
Vấn đề quan trọng tiếp theo mà lý thuyết đại diện đề cập chính là thành phần
của HĐQT, bao gồm thành viên HĐQT điều hành và thành viên HĐQT không
điều hành.HĐQT với đa số thành viên không điều hành được củng cố và đề cập
nhiều trong lý thuyết đại diện. Theo lý thuyết đại diện, một HĐQT hiệu quả nên
bao gồm đa số thành viên HĐQT không điều hành, những người được tin rằng sẽ
tạo ra kết quả hoạt động vượt trội bởi tính độc lập của họ đối với hoạt động quản
lý của công ty (Dalton, 1998). Bởi vì các thành viên HĐQT điều hành có trách
nhiệm thực hiện các hoạt động hàng ngày của công ty như tài chính,
marketing…Với vai trò hỗ trợ cho giám đốc điều hành, họ sẽ không thể thực hiện
một cách trọn vẹn vai trò giám sát hay kỷ luật giám đốc điều hành (Daily và
Dalton, 1993). Do đó, xây dựng một cơ chế để giám sát các hành động của giám
đốc điều hành và các thành viên HĐQT điều hành là rất quan trọng. Cadbury
(1992) đã xác định vai trò giám sát là một trong những trách nhiệm chính yếu của
thành viên HĐQT không điều hành. Họ có thể trở thành những người giám sát


11

kém hiệu quả khi thời gian làm việc tại HĐQT càng dài, khi mà họ xây dựng
những mối quan hệ thân thiết với các thành viên HĐQT điều hành. Điều này đã
củng cố cho những tuyên bố của Cadbury rằng tính độc lập của các thành viên
HĐQT không điều hành có thể sẽ giảm dần khi thời gian làm việc tại HĐQT càng
dài. Nếu sự đại diện trong HĐQT của các thành viên HĐQT không điều hành thúc
đẩy tính hiệu quả của việc giám sát, thì kết quả hoạt động của công ty sẽ được cải
thiện. Nghiên cứu của Fama và Jensen (1983) đã chỉ ra rằng thành viên HĐQT
không điều hành có nhiều động lực hơn trong việc bảo vệ lợi ích của các cổ đông,
bởi vì tầm quan trọng của việc bảo vệ danh tiếng của họ trên thị trường.


2.1.3. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource dependence theory)
Tuy nhiên, đã có các cách tiếp cận khác đã được xem xét trong các nghiên
cứu trước đây cho rằng lý thuyết đại diện chỉ mô tả một phần của bức tranh phức
tạp của một tổ chức.Hơn nữa, lý thuyết đại diện trình bày không đủ thực tiễn về
cấu trúc quản trị doanh nghiệp trong tất cả các bối cảnh phân tích bởi vì sự khác
biệt đặc điểm thể chế quốc gia (Young et al., 2008).Vì thế, có một lý thuyết khác
được sử dụng trong các nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp, đó là lý thuyết phụ
thuộc nguồn lực (Pfeffer, 1973).
Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực là kết quả nghiên cứu về cấu trúc HĐQT. Lý
thuyết này nghiên cứu cách thức các nguồn lực bên ngoài của các tổ chức ảnh
hưởng đến hành vi của tổ chức đó. Nó đề cập đến cấu trúc quản trị được phân chia
tối ưu của các tổ chức, bổ nhiệm các thành viên hội đồng quản trị, và nhiều khía
cạnh khác liên quan đến tổ chức.Lý thuyết này nói rằng, các công ty phụ thuộc với
các mức độ khác nhau vào môi trường về nguồn lực mà họ cần để tồn tại và hoạt
động.Sự không chắc chắn và sự phụ thuộc khiến cho doanh nghiệp cần phải chủ
động quản lý môi trường (Pfeffer, 1973).Các công ty nỗ lực quản lý việc giao dịch
của họ với môi trường để chắc chắn việc sử dụng các nguồn lực mà họ phụ


12

thuộc.Họ muốn việc sử dụng nguồn lực của mình có thể dự đoán trước bởi vì khả
năng dựđoán trước sẽ đơn giản hóa việc quản lý lĩnh vực và thúc đẩy sự sống còn
của công ty.
Theo lý thuyết phụ thuộc vào nguồn lực, mục tiêu của một công ty nhằm
để giảm tối đa sự phụ thuộc của mình vào các công ty khác trong việc cung ứng
các nguồn lực khan hiếm và tìm ra những phương pháp gây ảnh hưởng lên các
công ty đó để tạo ra các nguồn lực sẵn có.Hội đồng quản trị của công ty được xem
là phương tiện để quản lý sự phụ thuộc bên ngoài này và giảm sự không chắc chắn

thuộc về môi trường, cũng như chi phí giao dịch liên quan đến việc phụ thuộc
này.Hàm ý của lý thuyết này là HĐQT sẽ phản ánh môi trường của công ty và
HĐQT sẽ lựa chọn để tối ưu hóa việc cung cấp các nguồn lực quan trọng cho công
ty.Mỗi thành viên mang đến những mối liên kết và nguồn lực khác nhau cho
HĐQT.Không như lý thuyết đại diện, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực bỏ qua các
hoạt động thay thế khác của HĐQT như tư vấn và hoạch định chiến lược. Bởi vì lý
thuyết phụ thuộc nguồn lực tập trung vào HĐQT
Đề xuất cơ bản của lý thuyết phụ thuộc nguồn lực là sự cần thiết của mối liên
hệ giữa công ty với các nguồn lực bên ngoài.Với quan điểm này, các thành viên
trong HĐQT sẽ là mối liên kết công ty với các yếu tố bên ngoài bằng cách kết hợp
các nguồn lực cần thiết để tồn tại.Khái niệm “kết hợp” này nhấn mạnh vai trò quan
trọng của ban quan trị và cấu trúc của nó. Ban quản trị là một ranh giới quan trọng
và được xem là một cơ chế để hình thành liên kết với môi trường bên ngoài. Nó
tậptrung vào thực thi quyền lực, kiểmsoát và sự thương lượng lẫn nhauđểđảm bảo
sao cho dòng chảynguồn lực được ổn định và giảmthiểu mức độ không
chắcchắnthuộcvề môi trường.


13

2.2.

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ giữa cấu

trúc quản trị và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
2.2.1. Nghiên cứu của Wintoki (2012) về nội sinh và tính động của cấu trúc
quản trị nội bộ(Endogeneity and the dynamics of internal corporate
governance)
Bài nghiên cứu của Wintoki (2012) sử dụng phương pháp ước lượng GMM
để kiểm soát vấn đề nội sinh.Kết quả của bài nghiên cứu không tìm thấy mối quan

hệ giữa cấu trúc quản trị và hiệu quả tài chính.Các nghiên cứu lý thuyết và thực
nghiệm về cấu trúc quản trị thường phức tạp bởi vì mối quan hệ nội sinh tồn tại
giữa các biến. Trong nhiều nghiên cứu, các tác giả đã chỉ ra có hai nguồn nội sinh
có thể gây ra độ chệch trong ước lượng của biến cấu trúc quản trị lên biến hiệu
quả tài chính đó là: tính không đồng nhất không quan sát được (thường xuất hiện
nếu có những yếu tố không quan sát được ảnh hưởng đến cả biến phụ thuộc và
biến giải thích) và tính đồng thời (xuất hiện khi biến độc lập là một hàm của biến
phụ thuộc trong quá khứ).
Tuy nhiên, kết quả của Wintoki (2012) cho rằng các nghiên cứu thực nghiệm
thường bỏ qua vấn đề quan trọng là nguồn nội sinh động bởi vì mối quan hệ giữa
các đặc điểm quan sát được của công ty thường là mối quan hệ động. Nghĩa là, các
hoạt động hiện tại của công ty sẽ ảnh hưởng hiệu quả tài chính trong tương lai, kết
quả là ảnh hưởng đến chính nó trong tương lai.Kết quả khác của nghiên cứu của
Wintoki (2012) là cấu trúc của HĐQT không phải là yếu tố quyết định đến hiệu
quả tài chính của công ty.Nghiên cứu này cho thấy rằng, các kết quả nghiên cứu
trước đây cho rằng có mối quan hệ giữa cấu trúc quản trị và hiệu quả tài chính của
doanh nghiệp là có thể bị chệch so với các giá trị ước lượng đúng của nó và có thể
dẫn đến các suy luận không đáng tin cậy.


14

2.2.2. Nghiên cứu của Dezso và Ross (2012) về mối quan hệ giữa sự hiện diện
của nữ giới trong HĐQT và hiệu quả tài chính của công ty (Does female
representation in top management improve firm performance? A panel data
investigation)
Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rằng sự hiện diện của nữ giới trong
HĐQT có thể mang đến những lợi ích cho ban điều hành, làm phong phú thêm
hành vi của các nhà điều hành, và là động lực cho các nhà quản lý nữ bậc trung.
Từ đó, sự hiện diện của nữ giới này có thể cải thiện hiệu quả tài chính của công ty

nhưng chỉ trong phạm vi chiến lược mà công ty đang tập trung hướng tới. Nghiên
cứu chỉ ra rằng một công ty trung bình tạo ra hơn 1% (hơn 40 triệu USD) giá trị
kinh tế với ít nhất 1 thành viên nữ trong HĐQT hơn là khi không có thành viên nữ
nào.
Hơn nữa, khi công ty càng tập trung vào chiến lược đổi mới, lợi ích từ việc
ảnh hưởng của sự hiện diện của nữ giới đến hiệu quả tài chính của công ty càng
tăng.Nghĩa là, sự hiện diện của nữ giới có tác động cùng chiều đến hiệu quả tài
chính của công ty. Vì vậy, nghiên cứu của Dezso và Ross (2012) cho rằng những
CEO tin rằng công ty của họ có chế độ tuyển dụng và khả năng thăng tiến công
bằng về giới tính, thì cũng nên đảm bảo rằng công ty của họ nên duy trì ít nhất ở
một mức độ cần thiết sự hiện diện của nữ giới trong HĐQT.

2.3. Phát triển các giả thuyết
2.3.1. Giả thuyết về sự đa dạng giới tính trong HĐQT
Lý thuyết phụ thuộc nguồn lựccó lẽ thích hợp hơn để giải thích các chức
năng hội đồng quản trị của các công ty ở Châu Á (Young và cộng sự, 2001). Bên
cạnh đó, Hillman và Dalziel (2003), Nicholson và Kiel (2007) và các tác giả khác
cho rằng lý thuyết đại diện nên được bổ sung bởi lý thuyết phụ thuộc nguồn lực
trong các nghiên cứu về cấu trúc quản trị doanh nghiệp. Do đó, giả thuyết cho


15

nghiên cứu này được hình thành bằng cách kết hợp 2 lý thuyết trên để cung cấp độ
rộng, độ thông thoáng cho các biến giải thích. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng xem
xét các bằng chứng thực nghiệm trước để điều chỉnh giả thuyết cho phù hợp với
bối cảnh nghiên cứu.
Cả lý thuyết đại diện và lý thuyết phụ thuộc nguồn lực dự đoán một mối quan
hệ cùng chiều giữa sự đa dạng của hội đồng quản trị và hiệu quả tài chính của
công ty.Theo lý thuyết đại diện, hội đồng quản trị càng đa dạng thì càng độc lập

(Jensen và Meckling, 1976). Kết quả là, ban quản trị độc lập hơn có thể giám sát
tốt hơn hành vi quản lý, dẫn đến hiệu quả tài chính của công ty cao hơn (Muth và
Donaldson, 1998). Theo lý thuyết phụ thuộc nguồn lực, việc gia tăng sự đa dạng
của ban quản trị giúp củng cố an toàn cho các nguồn lực quan trọng của công ty,
và tạo điều kiện kết nối công ty với môi trường bên ngoài (Goodstein và cộng sự,
1994; Pfeffer, 1973). Do đó, rất cần thiết để kiểm định bằng thực nghiệm liệu sự
đa dạng của ban quản trị (đặc biệt là sự đa dạng về giới tính) có tiềm năng để nâng
cao hiệu quả của quá trình ra quyết định của ban quản trị, dẫn đến cải thiện hiệu
quả tài chính của công ty (Rose, 2007). Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan
hệ này, chủ yếu thực hiện tại thị trường Mỹ, cung cấp kết quả không thuyết
phục.Một số nhà nghiên cứu (Campbell và Mínguez-Vera, 2008; Dezső và Ross,
2012; Erhardt và cộng sự, 2003) đã ghi nhận mối quan hệ này là cùng chiều.Một
số khác (Adams và Ferreira, 2009; Ahern và Dittmar, 2012) lại ghi nhận mối quan
hệ ngược chiều.Một số tác giả khác (Carter và cộng sự, 2010; Rose, 2007) lại thấy
rằng không có mối quan hệ nào đáng kể giữa sự đa dạng của HĐQT và hiệu quả
tài chính của công ty.Quan trọng hơn, Farrell và Hersch (2005) cho thấy rằng phụ
nữ có xu hướng làm cho các công ty hoạt động tốt hơn.Nếu điều này đúng, thì sự
đa dạng giới tính được coi là nội sinh và được xác định trong mối quan hệ giữa đa
dạng giới tính và hiệu quả tài chính của công ty. Thật vậy, các nghiên cứu gần đây
của Adams và Ferreira (2009), Carter và cộng sự (2010), Dezső và Ross (2012)


16

cho rằng đa dạng giới tính là nội sinh, nghĩa là nếu bỏ qua bản chất nội sinh cuả
mối quan hệ đa dạng giới tính trong HĐQT và hiệu quả tài chính của công ty thì
có thể dẫn tới ước lượng không chính xác. Với mối quan hệ cùng chiều giữa sự đa
dạng của ban quản trị và hiệu quả tài chính của công ty đựoc dự đoán bởi lý thuyết
đại diện và lý thuyết phụ thuộc nguồn lực, bài nghiên cứu này đề xuất giả thuyết
đầu tiên như sau:


Giả thuyết 1: sự đa dạng của HĐQT sẽ có một ảnh hưởng thống kê cùng chiều
đến hiệu quả tài chính của các công ty

2.3.2. Giả thuyết về quy mô của HĐQT
Dalton và cộng sự (1999) lập luận rằng quy mô của ban quản trị là một trong
những đặc điểm quan trọng nhất của chức năng quản trị. Tuy nhiên, không có sự
đồng thuận giữa các học giả về việc liệu quy mô ban quản trị có tác động đến hiệu
quảtài chính của công ty hay không (Dalton và cộng sự, 1999).
Lý thuyết đại diện tiên đoán một mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô ban
quản trị và hiệu quả tài chính (Jensen, 1993). Theo Jensen, khi quy mô hội đồng
quản trị tăng lên, vấn đề về phối hợp và giao tiếp xuất hiện bởi vì sẽ khó để sắp
xếp các cuộc họp có đủ các thành viên, khó đạt được sự thống nhất, dẫn đến hành
động ra quyết định chậm và kém hiệu quả hơn. Hơn nữa, sự gắn kết giữa các thành
viên bị suy yếu bởi vì các thành viên hầu như khó có được mục đích chung, khó
giao tiếp thông tin rõ ràng, và khó đạt được sự đồng thuận do các thành viên
thường có các quan điểm khác nhau (Lipton và Lorsch, 1992). Hơn nữa, khi quy
mô hội đồng quản trị tăng lên, vấn đề thành viên hưởng thụ miễn phí (free-rider)
gia tăng, vì chi phí cho việc không cùng chiều sẽ được chia cho các thành viên còn
lại (Lipton và Lorsch, 1992). Lipton và Lorsch cho rằng, nếu quy mô hội đồng
quản trị vượt quá một ngưỡng nhất định, sự không hiệu quả sẽ lớn hơn lợi ích đạt


17

được khi có thêm thành viên, dẫn đến hiệu quả tài chính giảm xuống.Lipton và
Lorsch cho rằng quy mô hội đồng quản trị không nên vượt quá số lượng 8 hay 9.
Trong khi đó, Jensen đề nghị quy mô hội đồng quản trị tối ưu là khoảng 7 hoặc 8
thành viên.
Trong khi đó, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực cho rằng mối quan hệ này là

cùng chiều (Dalton và cộng sự,1999).Theo Dalton, quy mô ban quản trị càng lớn,
lượng thông tin thu thập được càng nhiều, do đó, quy mô ban quản trị càng lớn sẽ
dẫn đến hiệu quả tài chính cao hơn. Nghiên cứu của Klein (1998) cho rằng, quy
mô hội đồng quản trị lớn sẽ hỗ trợ và tư vấn cho ban quản trị hiệu quả hơn bởi vì
môi trường kinh doanh và văn hóa của các công ty thường phức tạp.
Trong thực tiễn, một vài nhà nghiên cứu đã ước lượng và tìm được kết quả là
một mối quan hệ cùng chiều (Beiner và cộng sự, 2006), trong khi những người
khác lại cho là ngược chiều (Mak và Kusnadi, 2005; Yermack, 1996). Cách lựa
chọn thứ ba được tìm thấy bởi Schultz và công sự (2010), Wintoki và cộng sự
(2012) đã ghi nhận một mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô ban quản trị và hiệu
quả tài chính sau khi kiểm soát các vấn đề nội sinh. Ở thị trường Singapore, Mak
và Kusnadi (2005) ghi nhận rằng có một mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô
ban quản trị và giá trị công ty (được đo lường bởi Tobin Q). Mak và Kusnadi
(2005) cũng cho rằng phát hiện của họ phù hợp với phát hiện ở những thị trường
khác, như là phát hiện của Yermack (1996), Eisenberg và cộng sự (1998) cho thị
trường Mỹ. Họ cho rằng mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô ban quản trị và giá
trị công ty có thể được tổng quát cho những hệ thống quản trị doanh nghiệp khác
nhau. Do mâu thuẫn giữa lý thuyết đại diện và lý thuyết phụ thuộc nguồn lực về
mối quan hệ giữa hiệu quả và quy mô ban quản trị, chúng tôi điều chỉnh giả thuyết
2 dựa trên những đề nghị thực tiễn của Mak và Kusnadi (2005) được thực hiện cho
thị trường Singapore – một thị trường Châu Á gần giống Việt Nam - như sau:


18

Giả thuyết 2: Quy mô hội đồng quản trị có ý nghĩa thống kê ngược
chiều đến hiệu quả tài chính của các công ty

2.3.3. Giả thuyết về thành viên HĐQT không tham gia điều hành
Thành phần của hội đồng quản trị thường được định nghĩa là tỉ lệ của giám

đốc điều hành hoặc giám đốc không tham gia điều hành trong ban quản trị. Những
ảnh hưởng của thành phần ban quản trị và cơ cấu lãnh đạo đến hiệu quả tài chính
của công ty có thể được tiên đoán bởi cả lý thuyết đại diện và lý thuyết phụ thuộc
nguồn lực. Lý thuyết đại diện cho rằng tỉ lệ thành viên không tham gia điều hành
cao sẽ dẫn đến sự giám sát cao hơn của hội đồng quản trị(Fama và Jensen, 1983;
Jensen và Meckling, 1976; Nicholson và Kiel, 2007). Các học giả giả định rằng
các thành viên không tham gia điều hành có thể thực hiện chức năng giám sát của
họ tốt hơn là các thành viên điều hành vì họ ít bị quản lý và chú trọng vào danh
tiếng của họ trên thị trường bên ngoài (Fama và Jensen, 1983). Nicholson và Kiel
(2007) lập luận rằng nếu chức năng giám sát của ban quản trị được thực hiện hiệu
quả, cơ hội cho các nhà quản lý đạt được lợi ích cá nhân bằng chi phí cổ đông sẽ
được giảm thiểu, và kết quả là các cổ đông sẽ thu được lợi ích lớn hơn. Quan điểm
này phù hợp với quan điểm của lý thuyết phụ thuộc nguồn lực. Daily và cộng sự
(2003) lập luận rằng các thành viên HĐQT không tham gia điều hành cung cấp
một mối liên hệ cần thiết đến những nguồn lực cần thiết được yêu cầu bởi công ty
và do đó một tỉ lệ thành viên HĐQT không điều hành cao hơn có thể có tác động
cùng chiều đến hiệu quả tài chínhcủa công ty.
Thực tiễn, các lý thuyết cung cấp hơn 20 cách đo lường thành phần ban quản
trị khác nhau, như là, tỉ lệ thành viên HĐQT tham gia điều hành, hoặc tỉ lệ thành
viên HĐQT không tham gia điều hành, hoặc các thành viên HĐQT độc lập (Dalton
và cộng sự, 1999)… Bởi vì mỗi cách đo lường chỉ phản ánh một khía cạnh của sự
độc lập của ban quản trị (Dalton và cộng sự, 1999), bằng chứng của các nghiên


19

cứu trước đây cho thấy tồn tại sự mâu thuẫn về mối quan hệ giữa thành phần ban
quản trị và hiệu quả tài chính công ty. Ví dụ, có bằng chứng ủng hộ quan điểm
rằng thành phần ban quản trị hoặc có mối liên hệ ngược chiều hoặc không quan
trọng với hiệu quả tài chính (đo lường bởi ROA) (Bhagat và Bolton, 2008; Kiel và

Nicholson, 2003). Cũng có bằng chứng cho thấy thành phần ban quản trị hoặc là
có tương quan cùng chiều (Kiel và Nicholson, 2003). Trong khi đó, Hermalin và
Weisbach (1991), Laing và Weir (1999) đã cho rằng thành phần ban quản trị
không có ý nghĩa gì. Do đó, rất hợp lý để giả định rằng thành viên HĐQT không
tham gia điều hành đóng vai trò không rõ ràng trong việc quyết định hiệu quả tài
chính của công ty. Dựa trên xem xét nói trên, bài nghiên cứu đưa ra giả thuyết 3
như sau:

Giả thuyết 3: thành viên HĐQT không tham gia điều hành không có
ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của công ty

2.3.4. Giả thuyết về CEO kiêm nhiệm
CEO kiêm nhiệm nghĩa là một người giữ cả vai trò chủ tịch HĐQT và giám
đốc điều hành. Chủ tịch HĐQT chịu trách nhiệm quản trị bao gồm các công việc
như lựa chọn thành viên HĐQT mới, giám sát hoạt động của ban điều hành và giải
quyết các mâu thuẫn trong hội đồng. CEO chịu trách nhiệm quản lý công ty hằng
ngày, bao gồm việc thực thi các quyết định của hội đồng quản trị.Các công ty có
CEO kiêm nhiệm nghĩa là sẽ có 1 thành viên sở hữu quá nhiều quyền lực và có thể
đưa ra quyết định không tối ưu hóa của cải của các cổ đông.Theo lý thuyết đại
diện, CEOkiêm nhiệm chủ tịch HĐQT sẽ cản trở chức năng giám sát của ban quản
trị, và chức năng giám sát có xu hướng bị lạm dụng vì lợi ích cá nhân. Daily và
cộng sự (2003) cho rằng, các CEO không kiêm nhiệm có khả năng giám sát hành
vi tư lợi tốt hơn. Fama và Jensen (1983) cho rằng CEO không kiêm nhiệm có thể


×