Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ CÔNG tác vận ĐỘNG ĐỒNG bào KHƠ MER của bộ đội địa PHƯƠNG TỈNH sóc TRĂNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.97 KB, 111 trang )

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Công tác dân vận nói chung và công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu
số nói riêng có tầm quan trọng chiến lược và luôn gắn liền với sự nghiệp cách
mạng của Đảng, là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng
cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ro: “Lực lượng của dân rất to, việc dân
vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì
cũng thành công”[35, tr.700].
Đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng là một trong những dân tộc thiểu số ở
Việt Nam được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương,
đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội từng bước được phát triển. Tuy nhiên,
do yếu tố lịch sử và phong tục tập quán, một bộ phận đồng bào Khmer sinh sống
ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn nằm trong tình trạng dân trí thấp, đời sống kinh tế
khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo khá cao, còn nhiều hủ tục lạc hậu. Các thế lực thù địch
luôn dùng các thủ đoạn tuyên truyền, xuyên tạc bóp méo sự thật, xúi giục, kích
động đồng bào Khmer chống phá chính quyền, đòi quyền tự trị, tiến tới thành lập
cái gọi là “nhà nước Khmer Krôm” độc lập, tách rời nhà nước Việt Nam thống
nhất. Mặt khác, những mâu thuẫn trong nội bộ đồng bào Khmer cũng diễn ra
phức tạp, tranh chấp, khiếu kiện đông người làm mất ANCT, TTATXH xảy ra
thường xuyên, có lúc, có nơi chính quyền địa phương giải quyết chưa dứt điểm
làm ảnh hưởng lớn đến xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Trước tình hình đó,
CTVĐ đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã đặt ra yêu cầu cấp bách,
có tầm quan trọng đặc biệt hiện nay.
Bộ đội địa phương tỉnh Sóc Trăng là đơn vị thuộc Quân Khu 9, nơi
có nhiều đồng bào Khmer sinh sống. Trong những năm qua, cùng với việc
quán triệt và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Quân đội về
CTDV, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, Bộ Tư
3



lệnh Quân khu 9, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng, BĐĐP Tỉnh thường
xuyên quán triệt và tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ CTVĐ đồng
bào Khmer, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội; sẵn sàng giúp đỡ
đồng bào khắc phục thiên tai, phát triển sản xuất, ổn định đời sống, giữ
vững ổn định chính trị, củng cố an ninh, quốc phòng; đấu tranh phòng,
chống có hiệu quả âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ
của các thế lực thù địch; xây dựng CSCT địa phương vững mạnh, đơn vị
vững mạnh toàn diện. Song, so với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới,
CTVĐ đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Sóc Trăng cũng còn nhiều hạn chế
và bất cập, mặt trái của kinh tế thị trường đã tác động đến mối quan hệ
quân - dân; lòng tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa của
một bộ phận cán bộ, đảng viên và đồng bào Khmer chưa thật vững chắc; sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; âm mưu chống phá của
các thế lực thù địch chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Do vậy, để phát huy kết quả đã đạt được, kịp thời khắc phục những hạn chế
yếu kém nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ
vững ổn định chính trị, củng cố tăng cường QP - AN, phát huy sức mạnh khối đại
đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, CTVĐ đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh
Sóc Trăng là yêu cầu khách quan, thường xuyên và cấp thiết trong giai đoạn hiện
nay. Với ý nghĩa đó tác giả chọn đề tài: “Công tác vận động đồng bào Khmer
của bộ đội địa phương tỉnh Sóc Trăng hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ,
chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Công tác vận động quần chúng nói chung, CTVĐ đồng bào Khmer nói
riêng là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng được Đảng, Nhà nước và
nhiều nhà khoa học trong và ngoài quân đội quan tâm nghiên cứu. Những năm

4



gần đây đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, tiếp cận dưới các góc độ và
phương diện khác nhau. Tiêu biểu có các công trình nghiên cứu như:
* Các công trình, bài báo về công tác dân vận của Đảng
Sách: Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, do Nxb Chính trị
quốc gia ấn hành năm 1995, có 34 báo cáo khoa học của các đồng chí lão thành
cách mạng, các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 45
năm bài báo “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời. Các tham luận đã
làm sáng tỏ vị trí, vai trò và sự tác động của bài báo “Dân vận” đến toàn xã hội,
làm nổi bật tư tưởng và phương thức tiến hành CTDV dưới ánh sáng tư tưởng
Hồ Chí Minh, chỉ ra sự cần thiết vận dụng, phát triển tư tưởng dân vận của Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng của Đảng trong giai đoạn mới.
Sách: Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh,
của hai tác giả Đàm Văn Thọ và Vũ Hùng, do Nxb Chính trị quốc gia ấn hành
năm 1997. Các tác giả đã tập trung luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn
về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong từng giai đoạn lịch sử của cách
mạng Việt Nam, đánh giá thực trạng và sự cần thiết củng cố, tăng cường mối
quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
Dương Xuân Ngọc, “Quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo tiến hành công tác
dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Dân vận tháng 10/2005. Bài viết
khẳng định: Công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự
nghiệp cách mạng đất nước ta, là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của
Đảng đối với chính quyền và toàn xã hội, thắt chặt mối quan hệ máu thịt giữa Đảng
với nhân dân. Trên cơ sở quán triệt quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo tiến hành
CTDV theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả nêu ra những nhiệm vụ và giải pháp chủ
yếu nhằm tăng cường, nâng cao chất lượng CTDV trong thời kỳ mới.
Tổng cục Chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới, Mẫn Văn Mai chủ
biên, Nxb QĐND, Hà Nội, 2006, đã luận giải làm ro cơ sở lý luận, thực tiễn

5


quân đội thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong tình hình
mới; đánh giá thực trạng, chỉ ro nguyên nhân; phân tích làm ro những yếu tố
tác động và xác định mục tiêu, yêu cầu, đề xuất những giải pháp chủ yếu
nhằm phát huy hơn nữa vai trò của QĐND Việt Nam trong thực hiện chính
sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. Trong đó nhấn mạnh phải tăng
cường giáo dục toàn diện, làm cho cán bộ, chiến sỹ có đủ phẩm chất, năng lực
thực hiện tốt chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; tiến hành
có chất lượng, hiệu quả các hoạt động của quân đội tham gia phát triển kinh
tế, chính trị, xã hội ở vùng đồng bào dân tộc; kết hợp QP - AN với kinh tế;
tăng cường công tác phối hợp, kết hợp giữa Quân đội với hệ thống chính trị
cơ sở và đổi mới CTDV, thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước trong nội bộ các đơn vị Quân đội ta hiện nay.
* Các công trình, bài báo về công tác dân vận của
Quân đội
Tổng cục Chính trị, Đổi mới công tác dân vận của Quân đội nhân dân
Việt Nam trong tình hình mới, Nxb QĐND, Hà Nội, 1996. Nội dung đã tập trung
luận giải hoạt động thực hiện “chức năng công tác” của QĐND Việt Nam trong
đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, dự báo sự phát triển của tình
hình nhiệm vụ, sự cần thiết, nội dung và biện pháp đổi mới CTDV của QĐND
Việt Nam trong tình hình mới.
Vũ Đình Tấn (2001), Đổi mới công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Xây
dựng Đảng, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2001. Tác giả đã làm ro vị trí, vai
trò và tầm quan trọng của CTDV theo quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh, nêu ra
những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn tiến hành CTDV; làm ro cơ sở lý luận và
thực tiễn đòi hỏi phải đổi mới CTDV của QĐND và đề xuất những giải pháp đổi
mới CTDV của QĐND Việt Nam trong giai đoạn mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.


6


Nguyễn Quốc Dân - Hoàng Mạnh Cường, “Công tác dân vận của Quân
đội trong tình hình mới”, Tạp chí Xây dựng Đảng tháng 10/2013. Các tác giả
khẳng định: Công tác dân vận là một nội dung cơ bản trong hoạt động CTĐ,
CTCT của Quân đội ta. Tiến hành CTDV vừa là tình cảm, vừa là trách nhiệm
của “Bộ đội Cụ Hồ” đối với nhân dân; là điều kiện để cán bộ, chiến sĩ hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ. Đánh giá khái quát thực trạng CTDV của Quân đội
thời gian qua, đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả CTDV
của Quân đội trong tình hình hiện nay.
* Các công trình, bài báo về công tác dân vận, vận
động đồng bào dân tộc của cơ quan, đơn vị bộ đội địa
phương
Cục Dân vận và Tuyên truyền đặc biệt, Tiếp tục đổi mới và nâng cao
hiệu quả công tác dân vận của Quân đội trong tình hình mới, Nxb QĐND, Hà
Nội 1995; Đổi mới công tác dân vận tham gia xây dựng nền tảng chính trị
của Quân đội nhân dân Việt Nam (2001); Tăng cường công tác quần chúng
của Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ
mới (2003). Các công trình đã luận giải và trình bày hoạt động thực hiện
“chức năng công tác” của QĐND Việt Nam, của lực lượng vũ trang địa
phương trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, đặc biệt là
trong thời kỳ đổi mới; khẳng định những vấn đề cơ bản, vai trò quan trọng
của BĐĐP trong thực hiện CTDV của Đảng.
Lê Ngọc Nông (2003), Chất lượng công tác vận động nhân dân xây dựng
cơ sở địa phương vững mạnh trên địa bàn Gia Lai, Kon Tum của Binh đoàn Tây
Nguyên hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quân
sự, Hà Nội, 2003. Trên cơ sở luận giải góp phần làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn
về chất lượng CTVĐ nhân dân xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh trên địa

bàn Gia Lai, Kon Tum của Binh đoàn Tây Nguyên, tác giả đã đề xuất phương
hướng, yêu cầu và những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng công tác này đáp
7


ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nguyễn Tiến Dũng (2005), Bộ đội địa phương tỉnh Lâm Đồng tham gia
xây dựng cơ sở chính trị xã, phường vững mạnh trong giai đoạn hiện nay, Luận
văn Thạc sĩ Khoa học Chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt
Nam, Học viện Chính trị, Hà Nội, 2005. Tác giả khẳng định: Tham gia xây
dựng CSCT xã, phường là một nội dung quan trọng trong CTDV của BĐĐP
tỉnh Lâm Đồng, trực tiếp góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa
Đảng, Nhà nước, Quân đội với nhân dân. Làm ro những vấn đề cơ bản trong
tham gia xây dựng CSCT xã, phường vững mạnh, chỉ ra những vấn đề có tính
nguyên tắc; đánh giá thực trạng và rút ra một số kinh nghiệm; xác định phương
hướng, yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản tham gia xây dựng CSCT
xã, phường vững mạnh, đơn vị VMTD của BĐĐP tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
Sách: Công tác dân vận của Quân đội trong tham gia giải quyết các
“điểm nóng” ở địa phương, Nguyễn Viết Dụ chủ biên, Nxb QĐND, Hà Nội,
2006, đã luận giải làm ro cơ sở lý luận và thực tiễn CTDV của quân đội trong
tham gia phòng ngừa, giải quyết các “điểm nóng” ở địa phương; đánh giá
tổng quát ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, những bài học kinh nghiệm
trong quá trình hoạt động thực tiễn và đề ra ba nhóm giải pháp, trong đó
khẳng định: vấn đề ngăn ngừa “điểm nóng” và giải quyết “điểm nóng” chủ
yếu là do địa phương quyết định, trong đó sự phối hợp các lực lượng trong hệ
thống chính trị tạo ra sức mạnh tổng hợp trong phòng ngừa và giải quyết
“điểm nóng” có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Đồng Ngọc Châu (2011), Công tác dân vận của các đơn vị quân đội ở
vùng đồng bào theo đạo trên địa bàn miền Đông Nam Bộ giai đoạn hiện nay,
Luận án Tiến sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị, Hà Nội, 2011. Tác giả đã làm

ro những vấn đề lý luận và thực tiễn, khẳng định vị trí, vai trò của CTDV và thực
trạng tiến hành CTDV của các đơn vị quân đội ở vùng đồng bào theo đạo trên
địa bàn miền Đông Nam Bộ; phân tích nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm
8


khi tiến hành CTDV vùng đồng bào theo đạo; xác định những vấn đề có tính
nguyên tắc, yêu cầu và những giải pháp cơ bản tiến hành CTDV của các đơn vị
quân đội ở vùng đồng bào theo đạo trên địa bàn miền Đông Nam Bộ hiện nay.
Vũ Tiến Thanh (2012), Công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số của
các đơn vị quân đội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Xây
dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị, Hà Nội, 2012. Tác giả đã
luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn về CTVĐ đồng bào dân tộc thiểu số của các đơn
vị quân đội và đề xuất phương hướng, giải pháp đổi mới CTVĐ đồng bào dân tộc
thiểu số của các đơn vị quân đội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn mới.
Lê Trung Tấn (2013), Công tác dân vận của bộ đội địa phương tỉnh Vĩnh
Long hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước,
Học viện Chính trị, Hà Nội, 2013. Tác giả đã xác định CTDV không chỉ là
nhiệm vụ chính trị cơ bản, lâu dài, là nhiệm vụ cấp bách của Quân đội ta mà còn
là một mũi tiến công chính trị sắc bén trong phòng, chống “diễn biến hòa bình”,
bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Tác giả đã luận giải những vấn đề lý
luận và thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm
về CTDV của BĐĐP tỉnh Vĩnh Long, chỉ ra yêu cầu và đề xuất những giải pháp
chủ yếu nâng cao chất lượng CTDV của BĐĐP tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
Lê Vĩnh Tân, “Đồng Tháp thực hiện tốt công tác dân vận thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội”, Tạp chí Dân vận, tháng 1/2012, số 121. Tác giả khẳng
định CTDV là một nội dung hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của
Đảng, của Quân đội, của tỉnh Đồng Tháp; là trách nhiệm của cấp ủy, chính
quyền địa phương, BĐĐP... Đánh giá thực trạng tình hình phát triển KT - XH,
tiềm năng thế mạnh của Tỉnh và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm tăng

cường CTDV, thúc đẩy phát triển KT - XH của địa phương trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Những công trình, luận án, luận văn, bài báo trên đã đề cập khá sâu sắc, toàn
diện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về CTDV, chức
9


năng, nhiệm vụ của QĐND Việt Nam. Các công trình đều thống nhất khẳng định:
Tiến hành CTDV, vận động đồng bào là một trong những nhiệm vụ, nội dung CTĐ,
CTCT của quân đội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tổng kết thực
tiễn, rút ra những kinh nghiệm và đề xuất giải pháp cơ bản đổi mới, tăng cường
CTDV, vận động nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số của Quân đội ta hiện nay. Tuy
nhiên cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, cơ bản về
CTDV, vận động đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Sóc Trăng. Cho nên, kết quả
nghiên cứu của những công trình trên là những gợi ý có giá trị lý luận và thực tiễn
sâu sắc. Những giá trị của các công trình trên là những tài liệu quan trọng để tác giả
kế thừa, vận dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đề tài.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn, đề
xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh CTVĐ đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh
Sóc Trăng hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, luận giải làm ro những vấn đề cơ bản về CTVĐ đồng bào
Khmer của BĐĐP tỉnh Sóc Trăng
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ ro nguyên nhân và rút ra một số kinh
nghiệm tiến hành CTVĐ đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Sóc Trăng hiện nay.
- Dự báo những yếu tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất những giải
pháp đẩy mạnh CTVĐ đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Sóc Trăng hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu
Công tác vận động đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Sóc Trăng.
* Phạm vi nghiên cứu

10


Công tác vận động đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Sóc Trăng với phạm
vi khảo sát là các cơ quan, đơn vị thuộc BĐĐP Tỉnh. Tư liệu, số liệu phục vụ cho
việc nghiên cứu chủ yếu được sử dụng giới hạn từ năm 2011 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam,
nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, chỉ thị của Tổng cục
Chính trị, nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 9, Tỉnh ủy
Sóc Trăng về CTDV và CTVĐ đồng bào dân tộc; ngoài ra luận văn còn tiếp
thu có chọn lọc, kế thừa những tài liệu, kết quả nghiên cứu của các công
trình có liên quan.
* Cơ sở thực tiễn
Toàn bộ thực trạng CTVĐ đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Sóc Trăng;
các báo cáo sơ kết, tổng kết về CTVĐ quần chúng, vận động đồng bào Khmer
của Tỉnh ủy, UBND, Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh
Sóc Trăng và các số liệu điều tra, khảo sát của tác giả.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác
giả sử dụng tổng hợp các phương pháp của khoa học chuyên ngành, liên
ngành, đặc biệt coi trọng các phương pháp phân tích, tổng hợp, lôgíc - lịch sử,
so sánh, điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm luận cứ khoa

học cho lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan chức năng BĐĐP tỉnh Sóc Trăng và các
địa phương khác tham khảo, vận dụng trong đẩy mạnh CTVĐ đồng bào dân
tộc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Luận văn có

11


thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy môn
CTĐ, CTCT ở các Học viện, Nhà trường quân đội.
7. Kết cấu của đề tài
Gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục.
Chương 1
CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO KHMER CỦA BỘ ĐỘI
ĐỊA PHƯƠNG TỈNH SÓC TRĂNG - NHỮNG VẤN ĐỀ
CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Đồng bào Khmer và những vấn đề cơ bản về công tác vận động
đồng bào Khmer của bộ đội địa phương tỉnh Sóc Trăng
1.1.1. Đồng bào Khmer và bộ đội địa phương tỉnh Sóc Trăng
* Khái quát tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng là một trong 13 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long
được tái thành lập năm 1992. Hiện nay, Sóc Trăng có tất cả 11 đơn vị hành
chính gồm: 8 huyện, 1 thành phố, 2 thị xã; với 109 xã, phường, thị trấn.
Về vị trí địa lý, Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách Thành phố
Hồ Chí Minh 231km, cách Cần Thơ 62km. Phía Bắc, Tây Bắc giáp tỉnh Hậu
Giang, phía Nam giáp biển Đông, phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây
Nam giáp tỉnh Bạc Liêu. Sóc Trăng nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền thành
phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Quốc lộ 60 nối liền Sóc
Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. Tỉnh có đường bờ biển

dài 72 km. Vị trí tọa độ: 9 độ 12’ - 9 độ 56’ độ vĩ Bắc và 105 độ 33’ - 106 độ
23’ độ kinh Đông.
Về diện tích tự nhiên và dân số, Sóc Trăng rộng 3331,76 km2 bằng
8,05% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 0,96% diện tích cả nước.
Về dân số, Sóc Trăng có hơn 1.340.605 người; trong đó, đồng bào Kinh

12


chiếm 65,58%, đồng bào Khmer chiếm 28,29%, đồng bào Hoa chiếm 5,88%,
đồng bào Nùng, Thái, Chăm chiếm khoảng 0,25%, nên đời sống và sinh hoạt
văn hóa của người dân Sóc Trăng rất đa dạng và phong phú. Sóc Trăng là tỉnh
có đồng bào Khmer sinh sống đông nhất cả nước, là nơi có nhiều tôn giáo
hoạt động: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hòa Hảo, Tin Lành, Cao Đài và một
số tín ngưỡng dân gian khác. Tín đồ tôn giáo của Tỉnh chiếm 48,03% dân số.
Người dân Sóc Trăng đa phần là những người lao động bình dị, trung thực,
giàu lòng yêu quê hương, đất nước, trung thành với Đảng, với cách mạng.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang và nhân dân Sóc Trăng đã kề
vai sát cánh, chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, góp phần làm nên chiến
thắng chung của cả dân tộc.
Về điều kiện tự nhiên, địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở
phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây
và Tây Bắc. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những
giồng cát và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là những dấu vết
trầm tích của thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các
bưng trũng ở các huyện Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Long Phú và thị xã Vĩnh Châu.
Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có cao trình thấp, thường bị ngập khi triều
cường. Khí hậu mang tính chất khí hậu đại dương hai mùa. Mùa mưa từ giữa
tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.

Về tiềm năng kinh tế, văn hóa, xã hội, Sóc Trăng là tỉnh đồng bằng với
lợi thế địa lý có 72 km bờ biển và 3 cửa sông lớn là Trần Đề, Định An, Mỹ
Thanh có lợi thế phát triển kinh tế biển tổng hợp, bao gồm nuôi trồng thủy hải
sản, nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, cảng cá, xuất nhập khẩu,
du lịch và vận tải biển. Nguồn nguyên liệu nông sản và thủy hải sản dồi dào
thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đồng thời là nơi xứ
sở lễ hội với nền văn hóa đa dân tộc đặc trưng Kinh - Hoa - Khmer cùng với
nhiều vườn cây ăn trái nên có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái - văn hóa.
13


Về vị trí chiến lược QP - AN, Sóc Trăng nằm trong vị trí trung tâm của
các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang và Bạc Liêu. Địa bàn của tỉnh nằm
trên Quốc lộ 1A với chiều dài hơn 60km và án ngữ trên 72km bờ biển thuộc
các huyện Vĩnh Châu, Trần Đề, Đại Ngãi, Cù Lao Dung; các bờ đê ven biển,
vùng đồng bằng sông nước, rừng tràm ngập mặn và nhiều khu, căn cứ kháng
chiến cũ đã tạo nên vị trí chiến lược quan trọng về QP - AN trong kháng chiến
chống giặc ngoại xâm. Ngày nay, trong thế trận khu vực phòng thủ trên địa
bàn Quân khu 9, vị trí chiến lược về QP - AN của tỉnh Sóc Trăng góp phần tạo
thế và lực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* Đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng
Đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng là một bộ phận của cư dân nước
Việt Nam, là một trong 54 dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có những đặc điểm cơ bản sau:
Đặc điểm về dân cư: Đồng bào Khmer thường cư trú tập trung thành
từng cụm dân cư theo phum, sóc trên những giồng đất cát cao, phần đông
sống bằng nghề nông nghiệp và đánh bắt nhỏ ven biển. Song, sự phân bố
không đều về mật độ dân số trên các vùng nên ảnh hưởng đến đời sống kinh
tế, văn hoá, xã hội. So với các dân tộc anh em trong khu vực, đồng bào
Khmer còn có quan hệ cùng tộc người và có cả quan hệ huyết thống, thân tộc

với người Khmer ở Campuchia, vì “Người Khmer Tây Nam Bộ và người
Khmer ở Campuchia là những tộc người có chung một lịch sử, một tiếng nói,
một tôn giáo và gần gũi nhau về đặc trưng văn hoá tộc người” [30, tr.22]. Đây
là yếu tố rất nhạy cảm, phức tạp, do vậy những thay đổi theo hướng tích cực
hoặc tiêu cực đều có tác động nhất định đến đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng.
Đặc điểm về kinh tế, chính trị: Đại bộ phận đồng bào sống bằng nghề
sản xuất nhỏ gắn với địa bàn cư trú, chủ yếu là nương rẫy, nuôi trồng, đánh
bắt nhỏ và khai thác rừng tạp. Do đó, tình hình sản xuất và đời sống xã hội
nhiều vùng rất thấp, một số nơi, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng
chiến cũ còn tụt hậu rất xa so với các vùng khác trên địa bàn. Những nhu cầu
14


thiết yếu về ăn, ở, đi lại, học hành và chữa bệnh còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ
mù chữ, bệnh tật, trẻ em suy dinh dưỡng và số hộ nghèo còn nhiều. Đội ngũ cán
bộ nhất là ở cơ sở còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, một số
cán bộ, đảng viên là đồng bào Khmer nhận thức chính trị có mặt hạn chế. Một bộ
phận đồng bào người Khmer có bà con thân thuộc với người Khmer ở
Campuchia, thường xuyên qua lại theo đường cửa khẩu hoặc đường gần biên
giới; trình độ dân trí thấp dễ bị các thế lực thù địch kích động, lôi kéo.
Đặc điểm về văn hoá tín ngưỡng, tôn giáo, tập quán: Cùng với đặc điểm
về KT - XH, vấn đề văn hoá tín ngưỡng và phong tục tập quán truyền thống của
đồng bào Khmer cũng có tính đặc thù. Tiêu biểu như: "Bund chôl Chnăm Thmây
(lễ vào năm mới), Bund Sel Đôl Ta (lễ cúng ông bà), Bund Thvai PrăKhe (lễ
cúng trăng), Bund Kom San Sroc (lễ cầu an); lễ hội của Phật giáo tiêu biểu như:
Bund Kathanh (lễ dâng y cà sa), Bund Bon choos sêma (lễ kiết giới), Bund
Visaka Bôchia (lễ Phật đản), Bund Chôl Vasa (lễ nhập hạ), Bund Chinh Vasa (lễ
xuất hạ)”,...[31, tr.6]. Hầu hết lễ hội của đồng bào Khmer gắn với lao động sản
xuất, sinh hoạt xã hội, gia đình, cộng đồng phum, sóc và các sinh hoạt tôn giáo.
Ngoài các hình thức tín ngưỡng dân gian, Phật giáo Tiểu thừa được coi là tôn

giáo truyền thống của đồng bào. Tuy nhiên, gần đây các tổ chức phản động trong
và ngoài nước luôn lợi dụng vấn đề lịch sử, sự hạn chế về trình độ chính trị, kinh
tế, xã hội để tuyên truyền lôi kéo, mua chuộc, kích động gây xáo trộn trong đời
sống bình yên của đồng bào, làm cho một bộ phận bị ngộ nhận, thiếu niềm tin
vững chắc vào Đảng, vào chế độ, vào chính quyền địa phương, nghe theo địch
tuyên truyền, hoạt động trái pháp luật.
Từ những đặc điểm trên, quá trình lịch sử phát triển tích cực tạo cho
đồng bào Khmer có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của cộng
đồng dân tộc Việt Nam. Đó là: Trong lịch sử tồn tại và phát triển, đồng bào
Khmer đã cùng các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng luôn
đoàn kết bên nhau, chung sức, chung lòng khai hoang mở đất, dựng làng, giữ
15


nước, khi giặc ngoại xâm đến thì cùng nhau đánh đuổi. Ý chí, tình cảm của
đồng bào Khmer được hòa quyện chung vào tinh thần yêu nước và lòng căm
thù giặc sâu sắc của cả dân tộc. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng bào Khmer
luôn kề vai sát cánh, đoàn kết cùng các đồng bào Kinh, Hoa,…chiến đấu
chống kẻ thù chung, góp phần cùng quân và dân cả nước đấu tranh giành độc
lập thống nhất đất nước.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, tuy trình độ
phát triển kinh tế, xã hội không đồng đều; ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng
khác nhau nhưng đồng bào Khmer luôn gắn bó, đoàn kết, tương trợ, sống
bình đẳng, hòa thuận với các dân tộc khác trong vùng. Mặc dù kẻ địch lợi
dụng trình độ dân trí thấp của đồng bào, các thủ đoạn kinh tế, chính trị, tôn
giáo gây chia rẽ thù hằn giữa các dân tộc để mua chuộc, lôi kéo, nhưng công
tác vận động đồng bào Khmer có vai trò quan trọng góp phần củng cố và tăng
cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước, quân đội với đồng bào
Khmer, thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách kinh tế, xã hội, xây

dựng địa phương VMTD, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
đồng bào; trực tiếp xây dựng ý thức cảnh giác cách mạng cho đồng bào dân
tộc Khmer, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, phòng
chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến hòa bình” giữ vững an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đóng quân; góp phần trực tiếp xây dựng địa
phương vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện.
* Bộ đội địa phương tỉnh Sóc Trăng
Bộ đội địa phương là thành phần của ba thứ quân được tổ chức ở cấp tỉnh
(thành phố trực thuộc Trung ương), quận, huyện, thị xã; lực lượng nòng cốt
trong chiến tranh nhân dân ở địa phương, lực lượng cơ động chủ yếu trên địa bàn
địa phương trong tác chiến; phối hợp cùng dân quân tự vệ, công an nhân dân
trong tác chiến và bảo đảm an ninh chính trị địa phương trong thời bình.
Bộ đội địa phương tỉnh Sóc Trăng được xây dựng và trưởng thành trên
16


vùng đất giàu truyền thống cách mạng, biết dựa vào dân, gắn bó với nhân dân,
được nhân dân che chở, đùm bọc; không ngừng kế thừa, giữ vững và phát huy
bản chất cách mạng của QĐND Việt Nam, truyền thống đấu tranh bất khuất,
kiên cường của dân tộc, của quê hương Sóc Trăng anh hùng, luôn được đảng
bộ, chính quyền và nhân dân nói chung và đồng bào Khmer nói riêng quan
tâm giúp đỡ, tin tưởng, quí mến. Từ khi ra đời đến nay, BĐĐP tỉnh Sóc Trăng
luôn hoàn thành tốt chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội
quân lao động sản xuất. Hiện nay BĐĐP Tỉnh đang tiếp tục phát huy truyền
thống “ Bộ đội Cụ Hồ”, hoàn thành chức năng, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước
và nhân dân giao phó. Với truyền thống hào hùng trong kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, Đảng bộ, quân và nhân dân tỉnh Sóc Trăng được Đảng, Nhà
nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tổ chức, biên chế BĐĐP tỉnh Sóc Trăng gồm: Bộ CHQS Tỉnh với các
cơ quan, đơn vị trực thuộc (Văn Phòng, Phòng Tham Mưu, Phòng Chính Trị,

Phòng Hậu Cần, Phòng Kỹ Thuật, Trung đoàn 897 (KTT), Trường Quân sự
tỉnh) và các Ban CHQS cấp huyện (thành phố Sóc Trăng; thị xã Vĩnh Châu,
Ngã Năm; huyện Mỹ Xuyên, Châu Thành, Mỹ Tú, Cù Lao Dung, Kế Sách,
Long Phú, Đại Ngãi, Trần Đề và Thạnh Trị). Đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng được biên chế theo đúng qui
định của Bộ Quốc phòng.
Tổ chức, biên chế cơ quan quân sự cấp huyện của tỉnh Sóc Trăng bao
gồm: 29 người đối với huyện và 32 người đối với thành phố, thị xã. Tổ chức
chỉ huy có Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chỉ huy phó - tham mưu trưởng,
Chỉ huy phó động viên, Chính trị viên phó. Dưới tổ chức chỉ huy là các ban:
Tham mưu, Chính trị, Hậu cần - Kỹ thuật và bộ phận động viên. Ngoài ra,
trong hệ thống tổ chức của cơ quan quân sự cấp huyện còn có tổ chức đảng,
Hội đồng quân nhân, Chi đoàn thanh niên, Chi hội phụ nữ.
Hoạt động của BĐĐP Sóc Trăng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng

17


ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 9, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng, Đảng ủy
quân sự tỉnh Sóc Trăng về các mặt xây dựng, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu,
công tác và sản xuất; xây dựng chính quy; quản lý, huấn luyện lực lượng dân
quân tự vệ, dự bị động viên; tuyển quân, tuyển sinh quân sự; giữ vững ổn định
chính trị, quốc phòng, an ninh của địa phương; tham mưu giúp cho cấp ủy,
chính quyền địa phương xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến
tranh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; giúp đỡ nhân dân,
đồng bào Khmer phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, hạn hán, dịch
bệnh; vận động đồng bào chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước; tham gia cùng với địa phương phát triển KT
- XH và thực hiện nhiệm vụ khác do Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 và
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng giao cho.

Tuy nhiên, bộ đội địa phương tỉnh Sóc Trăng có những khó khăn nhất
định, đó là: Nhiệm vụ rất nặng nề, phức tạp trong khi tổ chức biên chế chưa
đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu,
khả năng cơ động, phương tiện liên lạc hạn chế.
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về công tác vận động đồng bào Khmer
của bộ đội địa phương tỉnh Sóc Trăng
Công tác dân vận của Quân đội với nội dung, nhiệm vụ xuyên suốt là
tuyên truyền, vận động về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
Nhà nước; nghĩa vụ, quyền lợi của công dân; thành tựu phát triển của đất nước;
thành tựu và nhiệm vụ, kế hoạch phát triển của địa phương; âm mưu, thủ đoạn
của các thế lực thù địch. Vận động nhân dân tham gia xây dựng cơ sở địa
phương VMTD, góp phần xây dựng, củng cố tổ chức đảng ở địa phương trong
sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Phương châm công tác dân vận
của Quân đội là: “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Trên cơ sở đó đưa
ra quan niệm về CTVĐ đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Sóc Trăng

18


* Quan niệm về công tác vận động đồng bào Khmer của bộ đội địa
phương tỉnh Sóc Trăng
Công tác dân vận của quân đội là một bộ phận quan trọng trong công
tác vận động cách mạng của Đảng, cho nên phải tuyên truyền, giác ngộ, vận
động quần chúng, hướng dẫn và tổ chức quần chúng xây dựng lực lượng cách
mạng và hành động cách mạng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng
CTVĐ, giác ngộ các tầng lớp nhân dân đứng lên làm cách mạng, đánh đuổi đế
quốc, phong kiến giành độc lập cho dân tộc. Người đã khái quát tất cả những
hoạt động ấy là “Dân vận”. Trong bài “Dân vận” chủ tịch Hồ Chí Minh viết:
“Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, không để sót
một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công

việc nên làm, những việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho, dân vận không
chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà
đủ”[35, tr.698]. Tư tưởng cơ bản về CTDV của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng
với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Đảng ta đã trở thành lý luận
định hướng cho CTVĐ của cả hệ thống chính trị, trong đó có Quân đội nói
chung và BĐĐP tỉnh Sóc Trăng nói riêng.
Trong tình hình hiện nay, CTDV không chỉ được xác định là nhiệm vụ
chính trị vừa cơ bản, lâu dài, vừa cấp bách của Quân đội ta mà còn là một mũi
tiến công chính trị có hiệu quả trong phòng chống chiến lược “diễn biến hòa
bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; góp phần giữ vững ANCT,
tham gia phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, QP - AN,
tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết quân - dân, bảo đảm
thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, nhằm
xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, sẵn sàng đánh thắng mọi kẻ thù
xâm lược, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới.
Bộ đội địa phương tỉnh Sóc Trăng là đơn vị thuộc Quân khu 9, sinh ra
và lớn lên trên mảnh đất hào hùng giàu truyền thống cách mạng, trong suốt
19


quá trình xây dựng và phát triển luôn phát huy bản chất, truyền thống của
quân đội cách mạng, sẵn sàng hy sinh gian khổ, biết dựa vào dân, gắn bó với
dân. Do vậy, BĐĐP tỉnh Sóc Trăng được đảng bộ, chính quyền và nhân dân
địa phương quan tâm đùm bọc, giúp đỡ, tin tưởng, cho nên đã luôn hoàn
thành tốt chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao
động sản xuất. Hiện nay, trong điều kiện được biên chế, đứng chân trên địa
bàn chiến lược miền Tây Nam Bộ, BĐĐP tỉnh Sóc Trăng tiếp tục phát huy
truyền thống đơn vị anh hùng, thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ của
một đơn vị quân đội. Nhiệm vụ chính trị của BĐĐP tỉnh Sóc Trăng hiện nay
là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và phối hợp với địa phương, các lực lượng

trên địa bàn tiến hành CTDV, CTVĐ đồng bào Khmer. Bộ đội địa phương
tỉnh Sóc Trăng là một bộ phận trong hệ thống tổ chức của QĐND Việt Nam
nên bản chất, nhiệm vụ CTDV của quân đội quy định mục tiêu, nhiệm vụ, nội
dung, hình thức, phương pháp CTVĐ đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Sóc
Trăng. Do vậy, tiến hành CTVĐ đồng bào Khmer được Đảng uỷ, Bộ CHQS
tỉnh Sóc Trăng xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị trung tâm, một
nội dung then chốt của CTDV nhằm góp phần xây dựng CSCT địa phương
vững mạnh, khu vực phòng thủ vững chắc, an toàn, củng cố khối đại đoàn kết
toàn dân, đoàn kết quân - dân; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá,
dân trí của đồng bào Khmer.
Từ cách tiếp cận trên có thể khái quát quan niệm về CTVĐ đồng bào
Khmer của BĐĐP tỉnh Sóc Trăng như sau: Công tác vận động đồng bào
Khmer của bộ đội địa phương tỉnh Sóc Trăng là tổng thể các chủ trương, biện
pháp, cách thức tổ chức, tiến hành hoạt động dân vận dưới sự lãnh đạo, chỉ
đạo của cấp ủy địa phương mà trực tiếp là đảng ủy quân sự các cấp, đội ngũ
cán bộ chủ trì nhằm tuyên truyền, vận động cách mạng, tổ chức đồng bào
Khmer hăng hái thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; chủ trương, kế hoạch, quyết định của địa phương; tích cực
20


tham gia phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giữ vững ổn định chính trị, củng
cố quốc phòng, an ninh và tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân
dân, xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện.
Quan niệm chỉ ra:
Mục tiêu CTVĐ đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Sóc Trăng là tập hợp
đồng bào Khmer nêu cao trách nhiệm công dân, ý thức tự giác chấp hành
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chủ
trương, kế hoạch, quyết định của địa phương; tích cực tham gia phát triển KT
- XH, xây dựng thế trận lòng dân, giữ vững ổn định chính trị, củng cố QP AN, duy trì và củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chủ thể CTVĐ đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Sóc Trăng là: Cấp ủy
đảng, đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp, cơ quan, đơn vị. Trong đó, cấp ủy đảng
giữ vai trò lãnh đạo; đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp tổ chức thực hiện; cơ quan
chức năng làm tham mưu.
Lực lượng tiến hành CTVĐ đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Sóc Trăng
là: Các tổ chức quần chúng, cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công
nhân viên quốc phòng của tỉnh Sóc Trăng.
Đối tượng vận động là đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Trong đó, cần tập trung vào các chức sắc tôn giáo, các Achar, các trưởng
phum, sóc và quân nhân là người Khmer trong đơn vị.
* Nội dung công tác vận động đồng bào Khmer của bộ đội địa phương
tỉnh Sóc Trăng
Một là, tuyên truyền, vận động đồng bào Khmer thực hiện tốt mọi đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các phong trào,
các cuộc vận động cách mạng ở địa phương. Nội dung công tác tuyên truyền
vận động tập trung chủ yếu vào các văn bản mới của Đảng và Nhà nước về dân
tộc; các chương trình hành động, kế hoạch, quy định của địa phương, nhất là
các chính sách liên quan đến dân tộc; nêu cao ý thức gắn bó với quê hương, đất
21


nước, dân tộc; tích cực tham gia các phong trào cách mạng; củng cố khối đại
đoàn kết dân tộc. Qua đó, củng cố lòng tin của đồng bào đối với cấp ủy đảng,
chính quyền và đoàn thể các cấp ở đơn vị và địa phương.
Hai là, vận động đồng bào Khmer tích cực tham gia thực hiện các
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nội dung vận động tập
trung vào phổ biến các chính sách phát triển KT - XH, xóa đói giảm nghèo;
các chương trình hỗ trợ của Nhà nước đặc biệt là đồng bào Khmer vùng sâu,
vùng xa trong phát triển KT - XH như Chương trình 135, Chương trình 30a
của Chính phủ về công tác dân tộc, Chương trình công tác dân tộc đến năm

2020 của UBND tỉnh Sóc Trăng; tích cực tham gia các phong trào
như:“Phong trào xây dựng nông thôn mới”,“Phong trào xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư”,“Phong trào xây dựng gia đình văn hóa”,“Ngày vì
người nghèo” và các phong trào thi đua của Tỉnh triển khai trên địa bàn như:
“Nông dân sản xuất giỏi”,“Cựu chiến binh gương mẫu”,“Phụ nữ tích cực
lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”,“Thanh niên tình
nguyện”,“Bảo vệ môi trường”; các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư;
cách tiếp cận khoa học kỹ thuật và các ứng dụng trong sản xuất; đấu tranh loại
bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan; xây dựng đời sống văn hóa mới, từng
bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào Khmer.
Ba là, tuyên truyền vận động đồng bào Khmer tham gia xây dựng
CSCT ở địa phương vững mạnh. Nội dung cần tập trung vào chỉ đạo cấp ủy,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp thực hiện tốt quy chế dân
chủ cơ sở; thường xuyên quan tâm xây dựng hệ thống chính trị ở các địa
phương; vận động các chức sắc, người có uy tín tham gia vào hệ thống chính
trị; vận động tạo nguồn phát triển đảng viên đối với đồng bào Khmer; vận
động cán bộ là người Khmer tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chính trị,
QP - AN ở địa phương.
Bốn là, vận động đồng bào Khmer cùng với địa phương xây dựng khu
22


vực phòng thủ vững chắc, địa bàn an toàn; xây dựng, củng cố lực lượng dân
quân tự vệ, dự bị động viên. Phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với địa phương và
các đơn vị đóng quân trên địa bàn ngăn ngừa và giải quyết có hiệu quả các
mâu thuẫn phức tạp trong nội bộ đồng bào Khmer, sẵn sàng làm thất bại mọi
âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước,
bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân, bảo vệ đồng bào trong mọi tình huống, xây
dựng tình đoàn kết quân - dân bền chặt, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau của
cấp uỷ, chính quyền và nhân dân, đồng bào Khmer với BĐĐP tỉnh Sóc Trăng.

Năm là, thực hiện tốt CTVĐ và quy chế dân chủ ở cơ sở trong các cơ
quan, đơn vị; giáo dục, rèn luyện bộ đội về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo
đức, năng lực, phương pháp, tác phong công tác vận động, giữ nghiêm kỷ
luật, xây dựng tình đoàn kết quân - dân bền chặt, tăng cường sự tin cậy của
cấp ủy, chính quyền và đồng bào Khmer, củng cố lòng tin yêu của đồng bào
đối với đơn vị, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Sáu là, tuyên truyền, vận động đồng bào Khmer hiểu ro âm mưu “diễn
biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân
tộc, tôn giáo gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng thế trận
lòng dân vững chắc; hướng dẫn đồng bào đấu tranh với các hiện tượng tiêu
cực, sai trái; nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền
biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
* Hình thức, phương pháp công tác vận động đồng bào Khmer của bộ
đội địa phương tỉnh Sóc Trăng
Về hình thức:
Một là, hình thức kết nghĩa. Đây là hình thức quan trọng phổ biến của
BĐĐP tỉnh Sóc Trăng. Thực hiện kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị của
BĐĐP Tỉnh với các ban ngành, đoàn thể, các công ty, xí nghiệp, các nhà
trường, nhất là các xã, phường, phum, sóc,…Đây là điều kiện thuận lợi để tổ
chức tuyên truyền, vận động đồng bào Khmer. Thông qua nói chuyện thời sự,
23


phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; kể chuyện, gặp mặt
truyền thống; giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao... xây dựng mối
quan hệ đoàn kết quân - dân, xây dựng đơn vị an toàn gắn với địa bàn an toàn.
Hai là, hình thức huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác vận động.
Đây là hình thức cơ bản phổ biến, phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ của các
đơn vị BĐĐP tỉnh Sóc Trăng. Do tính chất đặc thù của BĐĐP là huấn luyện
bộ đội không có thao trường chính quy như các đơn vị bộ đội chủ lực mà phải

dựa vào kết cấu làng xã, ấp, khóm, phum, sóc để giả định thao trường huấn
luyện cho bộ đội. Do đó, hàng năm theo quy định của cấp trên và theo kế
hoạch huấn luyện, các đơn vị tổ chức bộ đội hành quân dã ngoại kết hợp huấn
luyện và làm công tác vận động. Hình thức này đòi hỏi phải tổ chức tốt việc
giáo dục quán triệt nhiệm vụ bồi dưỡng, trang bị cho cán bộ, chiến sĩ những
kiến thức, kinh nghiệm có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ, mục tiêu đợt
huấn luyện và làm CTVĐ trên từng địa bàn nhất là đối với việc bảo vệ tài sản,
hoa màu của đồng bào. Phát huy các yếu tố thuận lợi về sự am hiểu phong tục
tập quán, tình hình kinh tế, chính trị, dân cư và địa hình của cán bộ, chiến sĩ
trong huấn luyện và làm công tác vận động.
Ba là, hình thức cử tổ, đội công tác chuyên trách. Đây là hình thức cơ
bản thường được áp dụng ở các xã, phum, sóc vùng sâu, nơi CSCT yếu kém,
hoặc khi xuất hiện các “điểm nóng” về chính trị xã hội, phòng chống dịch
bệnh, tìm kiếm cứu nạn… Thực hiện hình thức này, BĐĐP tỉnh Sóc Trăng
theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Quân khu 9, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc
Trăng kết hợp với các ban, ngành có liên quan tổ chức tổ, đội công tác chuyên
ngành, liên ngành về vùng trọng điểm. Yêu cầu tổ chức phải bảo đảm tính hợp
lý, thiết thực không gây bất lợi cho cơ sở. Cán bộ, chiến sĩ các tổ, đội công tác
phải được giáo dục quán triệt nhiệm vụ và bồi dưỡng năng lực, kinh nghiệm
và phong tục, tập quán để tiến hành vận động đồng bào Khmer.
Bốn là, hình thức tăng cường cán bộ xuống cơ sở. Đây là hình thức
được BĐĐP tỉnh Sóc Trăng thực hiện ở các phường, xã, phum, sóc xuất hiện
24


những “điểm nóng”, những yếu kém trong lãnh đạo, quản lý, nhất là đối với
lĩnh vực QP - AN, kết hợp tiến hành công tác tuyên truyền, vận động đồng
bào Khmer thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, trước hết là chính
sách dân tộc, tôn giáo. Do đó, BĐĐP Tỉnh lựa chọn cán bộ, bồi dưỡng năng
lực tăng cường cho địa phương, giúp địa phương xây dựng tổ chức đảng trong

sạch vững mạnh, xây dựng địa phương vững mạnh toàn diện.
Ngoài ra, còn vận dụng các hình thức khác như: thông qua vai trò ảnh
hưởng của người có uy tín trong đồng bào Khmer; hành quân về nguồn; tham
gia và các phong trào “Dân vận khéo”, thanh niên tình nguyện, thắp sáng ước
mơ, xây dựng nông thôn mới; thông qua công tác phòng, chống, khắc phục
hậu quả thiên tai, hạn hán; thực hiện Chương trình 12 quân - dân y kết hợp;
ký kết chương trình và phối hợp của các tổ chức; liên kết trong đào tạo cán
bộ; liên doanh, liên kết phát triển KT - XH giữa đơn vị với địa phương.
Về phương pháp tiến hành: Bằng phương pháp tuyên truyền miệng và
những hành động thiết thực, cụ thể để vận động, nắm chắc tình hình, đặc điểm
đối tượng tuyên truyền vận động, chú ý hơn đối tượng trọng tâm cần tập trung
tuyên truyền để có kế hoạch, biện pháp phù hợp, quan tâm và phát huy vai trò
của các tổ chức phục vụ cho công tác tuyên truyền, vận động đồng bào
Khmer. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp vận động cụ thể đối với
đồng bào như: vận động rộng rãi, vận động cá biệt, vận động thường xuyên,
vận động đột kích khi có tình huống.
Trong hoạt động thực tiễn, cho dù chủ thể có nhận thức trách nhiệm tốt,
có năng lực và nhiệt tình tiến hành CTVĐ, nhưng nội dung, hình thức,
phương pháp tiến hành thiếu khoa học, không sát với thực tế sẽ ảnh hưởng
đến hiệu quả công tác vận động. Do đó, hoạt động CTVĐ đồng bào Khmer
của BĐĐP tỉnh Sóc Trăng nhất thiết phải xem xét chất lượng về nội dung,
hình thức, phương pháp thể hiện sự phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo
các yếu tố thực hiện mục đích CTVĐ đã được xác định, nhất là các phương
án, kế hoạch đã định ra và như vậy hiệu quả CTVĐ đồng bào Khmer của
25


BĐĐP tỉnh Sóc Trăng sẽ được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách
mạng trong giai đoạn mới.
* Những vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác vận động đồng bào

Khmer của bộ đội địa phương tỉnh Sóc Trăng
Thứ nhất, tiến hành CTVĐ đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Sóc Trăng luôn giữ
vững định hướng chính trị, linh hoạt, sáng tạo trong thực tiễn.
Công tác vận động đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Sóc Trăng là một bộ phận của
CTDV của Quân đội, nên nhất thiết phải giữ vững định hướng chính trị theo quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, nghị quyết,
chỉ thị của Quân ủy Trung ương về CTVĐ quần chúng, đặc biệt là Nghị quyết số 25NQ/TW ngày 03/06/2013 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) về
“Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình
mới”; Chỉ thị số 572-CT/QUTW, ngày 05/10/2012 của Quân ủy Trung ương về việc Quân
đội thực hiện công tác dân tộc trong tình hình mới; Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 20/10/2015
của Ban Bí thư về tăng cường và đổi mới CTDV của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu
số. Trên cơ sở đó, xác định nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành CTVĐ đạt hiệu
quả thiết thực phù hợp với nhiệm vụ chính trị của Quân đội và địa phương tỉnh Sóc Trăng
trong thời kỳ mới.

Thứ hai, thực hiện CTVĐ đồng bào Khmer của bộ đội địa
phương tỉnh Sóc Trăng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy,
tổ chức đảng, chính quyền địa phương.
Bộ CHQS tỉnh Sóc Trăng là một bộ phận trong hệ thống chính trị ở cấp
Tỉnh, với chức năng nhiệm vụ là cơ quan chủ trì, phối hợp với các ban, ngành,
đoàn thể làm tham mưu giúp Chủ tịch UBND cùng cấp tổ chức thực hiện
quản lý nhà nước về công tác quân sự, quốc phòng ở địa phương và các
nhiệm vụ chính trị khác của địa phương. Do đó, các hoạt động của BĐĐP tỉnh
Sóc Trăng nói chung, CTVĐ đồng bào Khmer nói riêng phải đặt dưới sự lãnh
đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền địa phương. Chỉ có đặt
dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền địa phương

26



thì CTVĐ đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Sóc Trăng mới xác định được
mục tiêu, phương hướng, nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành CTVĐ
đạt hiệu quả thiết thực phù hợp với nhiệm vụ chính trị của Quân đội và địa
phương tỉnh Sóc Trăng trong thời kỳ mới.
Thứ ba, tiến hành CTVĐ đồng bào Khmer với nội dung, hình thức,
phương pháp phù hợp đặc điểm từng đối tượng, từng địa bàn cụ thể.
Đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng chiếm 28,29% dân số trong toàn Tỉnh, phần
lớn sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế còn khó
khăn...Vì vậy, quá trình thực hiện CTVĐ phải bám sát từng đối tượng cụ thể như: chức
sắc, tín đồ, bộ phận tích cực, bộ phận có biểu hiện chống đối cách mạng…; từng địa
bàn cụ thể như: thị trấn, thị xã, thành phố, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo…để
đổi mới, đa dạng hoá nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành CTVĐ cho phù hợp.
Trong đó, cần chăm lo phát triển KT - XH, ổn định đời sống cho đồng bào, đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao dân trí, coi trọng bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức
công dân và trách nhiệm cộng đồng cho đồng bào. Thực hiện tốt phương châm “Nghe
dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” trong CTVĐ đồng bào Khmer.
Thứ tư, kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, các lực lượng trước hết là giữa cấp uỷ, chỉ
huy đơn vị với cấp uỷ, chính quyền địa phương trong tiến hành CTVĐ đồng bào Khmer.
Công tác dân vận nói chung và CTVĐ đồng bào Khmer nói riêng là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Công tác vận động đồng bào Khmer
ở tỉnh Sóc Trăng là một nhiệm vụ công tác đặc biệt, có tính chất đặc thù so với các đối
tượng vận động khác, có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và nhiều cấp,
nhiều ngành. Do đó, công tác vận động đồng bào Khmer ở tỉnh Sóc Trăng chỉ đạt được
chất lượng, hiệu quả cao khi phát huy được sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, mọi lực
lượng trên địa bàn, trước hết là sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp uỷ, chỉ huy đơn vị với cấp uỷ
đảng, chính quyền địa phương nơi đóng quân. Quán triệt nguyên tắc này, BĐĐP tỉnh Sóc
Trăng phải kết hợp chặt chẽ với các tổ chức, lực lượng tuyên truyền đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước với tham gia phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần và trí tuệ cho đồng bào thì mới có khả năng nâng cao chất lượng,
hiệu quả CTVĐ đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Sóc Trăng.

Thứ năm, công tác vận động đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Sóc Trăng gắn với xây
dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
27


×