Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Giáo án Văn 10 HK II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.75 KB, 56 trang )

TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
55 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề.
-Trình bày được một vấn đề trước lớp.
II. Phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành theo
nhóm ( 6 nhóm ).
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Hướng dẫn đọc hiểu
H.động của GV và HS Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu HS đọc và
gạch chân các ý chính trong
SGK.
- GV yêu cầu HS đọc những
câu hỏi gợi ý trong SGK và
thảo luận.
- GV bổ sung, hoàn chỉnh.
- GV yêu cầu HS đọc những
câu hỏi gợi ý trong SGK và
thảo luận.
- GV bổ sung, hoàn chỉnh.
- GV yêu cầu HS đọc những
câu hỏi gợi ý trong SGK và
thảo luận.
- GV bổ sung, hoàn chỉnh.
I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề:


- Đây là nhu cầu của cuộc sống, lao động, học tập và công tác.
- Mục đích: để người khác nhận thức suy nghĩ, tình cảm của
mình cũng như thuyết phục họ cảm thông và đồng tình với mình.
- Để thực hiện được điều đó cần phải nắm một số thao tác.
II. Công việc chuẩn bị:
1. Chọn vấn đề trình bày:
- Chọn vấn đề theo đề tài và yêu cầu cần phải:
+ Hiểu biết về bản thân vấn đề đó.
+ Xác định rõ người nghe là ai
2. Lập dàn ý cho bài trình bày:
- Mục đích: Đảm bảo cho việc trình bày đúng, đủ, hàm súc về nội
dung đồng thời giúp cho ta chủ động trong lúc trình bày.
- Yêu cầu:
+ Xác định những ý cần trình bày. Ý nào là trọng tâm.
+ Các ý đó được triển khai như thế nào.
+ Trật tự sắp xếp các ý.
+ Chuẩn bị trước những câu chào hỏi, chuyển ý,...
III. Trình bày: Có 3 bước
1. Bắt đầu trình bày:
- Bước lên diễn đàn, chào cử toạ.
- Giới thiệu bản thân, nêu lí do trình bày.
2. Trình bày nội dung chính:
- Nêu nội dung chính của vấn đề trình bày.
- Trình bày lần lượt các ý theo dàn ý.
- Cần có lời chuyển ý, chuyển đoạn.
- Quan sát cử toạ, điều chỉnh cách nói, tư thế và điệu bộ cho phù
hợp.
3. Kết thúc việc trình bày:
- Tóm tắt, nhấn mạnh một số nội dung chính.
- Cảm ơn người nghe.

( Ghi nhớ: Xem sách )
4. Dặn dò: Soạn bài Bạch Đằng giang phú
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
Nguyễn Hữu Vĩnh - THPT Huỳnh Ngọc Huệ - Đại Lộc - Quảng Nam
1
LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
56---- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
- Nắm được cách thành lập kế hoạch các nhân
- Có thói quen và kĩ năng lập kế hoạch cá nhân
II. Phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo và và bản thiết kế
III. Cách thức tiến hành:
Tiến hành tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc, trả lời câu hỏi và thảo luận
IV. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
3. Tiến hành bài dạy
H.động của GV và HS Nội dung cần đạt
GV : Cho HS đọc SGK
GVH: Kế hoạch cá nhân là gì?
GVH: Lập được kế hoạch cá
nhân có lợi như thế nào ?
GV: Cho H/S đọc SGK
GVH: Đọc ví dụ SGK Anh
(chị) cho biết bản kế hoạch cá
nhân gồm mấy phần ? Nêu cụ
thể ?
GVH: Đọc bài 1 SGK và cho
biết những điểm khác nhau

của bản kế họach cá nhân.
GVH: Bài 2 (Đọc ví dụ SGK)
I. Sự cần thiết lập kế hoạch cá nhân
- Kế hoạch cá nhân là bản dự kiến nội dung, cách thức hành
động và phân bố thời gian để hoàn thành cho một công việc
nhất định của một người nào đó.
- Lập được kế hoạch cá nhân ta sẽ hình dung trước công việc
việc cần làm, phân phối thời gian hợp lí. Tránh bị động, bỏ
sót, bỏ quên công việc. Vì vậy, lập kế hoạch cá nhân là thể
hiện phong cách làm việc khoa học, chủ động, công việc sẽ
tiến hành thuận lợi và đạt kết quả. Vậy cách lập kế hoạch cá
nhân như thế nào?
II. Cách lập kế hoạch cá nhân
- Bản kế hoạch cá nhân gồm hai phần . Cụ thể là:
+ Phần 1 nêu họ tên. Nơi làm việc, học tập của người lập kế
hoạch.
+ Phần 2 nêu nội dung công việc cần làm, thời gian địa điểm
tiến hành, dự kiến kết quả đạt được.
Chú ý: Nếu làm kế hoạch cho riêng mình thì không cần phần
1, Lời văn ngắn gọn. Cần thiết có thể kẻ bảng.
III. Củng cố:
(Ghi nhớ SGK)
IV. Luyện tập
Bài 1: Đây là thời gian biểu trong một ngày. Nó không phải
là bản kế họach cá nhân dự kiến làm công việc nào đó. Đây
chỉ có sự sắp xếp thời gian biểu cho một ngày. Công việc chỉ
nêu chung. Không cụ thể. Không có phần dự kiến hoàn thành
công việc, kết quả cần đạt.
Bài 2:
Nội dung cần bổ sung

- Thời gian thực hiện.
- Phân công nhiệm vụ
Bài 3: (Hướng dẫn cho hs làm ở nhà)
4. Dặn dò: Soạn bài Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu)
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ
57 -------------------------------------------------------------------------------( Trương Hán Siêu )
Nguyễn Hữu Vĩnh - THPT Huỳnh Ngọc Huệ - Đại Lộc - Quảng Nam
2
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài phú.
- Thấy được những đặc trưng cơ bản của thể phú.
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, trân trọng những địa danh lịch sử,
những dannh nhân lịch sử.
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gơi tìm ; kết hợp với
các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Hướng dẫn đọc hiểu
H.động của GV và HS Nội dung cần đạt
- HS đọc Tiểu dẫn.
- GV hỏi: Nội dung chính
phần tiểu dẫn? Tóm tắt từng
ý?
- HS trả lời.
- HS gạch chân các ý chính

trong SGK.
- HS đọc văn bản.
- GV giải thích từ khó.
- GV hỏi: bài phú chia làm
mấy phần. Vị trí và ý chính?
- HS trả lời.
- GV hỏi: N/v khách là
người ntn? Sở thích và tâm
trạng ?
- HS trả lời
- GV hỏi: Các trận chiến trên
sông BĐ được tái hiện lại
ntn bằng các thủ pháp nt gì ?
- HS trả lời.
- GV hỏi: Nguyên nhân, ý
nghĩa chiến thắng ?
- HS trả lời.
I . Tiểu dẫn:
- Tác giả: Là môn khách của Trần hưng Đạo, từng giữ nhiều chức
vụ quan trọng, tính tình cương trực, học vấn uyên thâm
- Thể phú: Ảnh hưởng từ VH Trung Quốc, được Việt hoá. Nội
dung là thuật, kể, tả lại một cách khách quan sự việc, sự vật,
phong tục... thường sử dụng kết cấu đối đáp. Được viết bằng văn
vần, văn xuôi, văn biền ngẫu, bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm.
- Về bài phú: Sáng tác khoảng sau 50 năm chiến thắng Bạch
Đằng, khi Trương Hán Siêu đã già.
II. Bố cục: Phương án chia 4 đoạn
+Đoạn1: Khách có kẻ ... luống còn lưu: Giới thiệu nhân vật
Khách, tráng chí và cảm xúc của ông khi du ngoạn sông BĐ
+Đoạn2: Bên sông ... chừ lệ chan: Tái hiện các trận đánh trên

sông BĐ.
+Đoạn3: Rồi vừa đi ... lưu danh: Lời bình của các bô lão.
+Đoạn4: (Còn lại) :Lời kết
III. Đọc hiểu chi tiết:
1. Hình tượng nhân vật khách:
- Khách - Bô lão: là những hình tượng nghệ thuật, tạo ra kết cấu
đối đáp.
- Có thể là tác giả; có thể là nhà nho, vị quan, vị tướng, nhà thơ...
có tráng chí bốn phương.
- Tâm trạng của khách: vừa phấn khởi tự hào vừa buồn thương
nuối tiếc.
2. Câu chuyện của các bô lão trên sông:
- Trận đánh diễn ra sống động, ác liệt, gay go và cuối cùng chúng
ta chiến thắng.
- Sử dụng từ ngữ tạo hình, bút pháp khoa trương phóng đại , so
sánh liên tưởng...
- Âm điệu hào hùng , tự hào và ngợi ca.
=> Theo các bô lão : nhờ thiên thời địa lợi nhân hoà.Ý nghĩa: rửa
nhục cho nước. , anh hùnh lưu danh, bất nghĩa mãi mãi bại nhục.
GV hỏi: Hai bài ca liên ngâm
3. Lời bình luận kết thúc của các bô lão và khách:
- Khẳng định chân lí của tự nhiên và lịch sử:
Nguyễn Hữu Vĩnh - THPT Huỳnh Ngọc Huệ - Đại Lộc - Quảng Nam
3
có điểm gì giống và khác
nhau? Quan hệ giữa hai bài?
Sử dụng quan hệ từ bởi
đâu..., cốt mình... nhấn
mạnh chân lí gì?
HS trả lời.

GV yêu cầu HS rút ra những
ý chính về : Tư tưởng yêu
nước, tư tưởng nhân văn, nét
đặc sắc về nghệ thuật của bài
phú.
+ Sông Đằng luôn chảy về đông.
+ Kẻ bất nghĩa tiêu vong.
+ Anh hùng mãi lưu danh.
- Ca ngợi người anh hùng:
+ Đó là hai vị thánh quân.
+ Đề cao cái đức của người anh hùng.
4. Tổng kết - ghi nhớ:
- TT yêu nước: Ca ngợi tinh thần anh hùng, bất khuất, niềm tự
hào dân tộc...
- TT nhân văn: Ca ngợi và khẳng định truyền thống chính nghĩa,
đề cao ca ngợi con người.
( Ghi nhớ: Xem sách )
4. Dặn dò: Soạn bài Bình Ngô đại cáo.
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
NGUYỄN TRÃI
58---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm được những nét chính về cuộc đời Nguyễn Trãi, một nhân vật lịch sử vĩ đại, anh
hùnh dân tộc danh nhân văn hoá thế giới; sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi với những kiệt tác
có ý nghĩa thời đại, giá trị nội dung tư tưởng cơ bản và giá trị nghệ thuật trong sáng.
- Thấy được vị trí của Nguyễn Trãi trong văn học dân tộc: là nhà văn chính luận kiệt
xuất, người khai sáng thơ ca tiếng Việt.
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:

Tổ chức tiết dạy theo hướng HS đọc và phát hiện những đơn vị kiến thức chính theo câu
hỏi gợi ý của GV ( thực hiện theo nhóm )
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Hướng dẫn đọc hiểu
H.động của GV và HS Nội dung cần đạt
- HS đọc Tiểu dẫn.
- GV hỏi: Nội dung chính
phần tiểu dẫn? Tóm tắt từng
ý?
- HS trả lời.
- HS gạch chân các ý chính
trong SGK.
I . Cuộc đời:
- Sinh năm 1380, mất năm 1442.
- Quê: Chí Linh - Hải Dương, Nhị Khê - Hà Tây.
- Xuất thân trong một gia đình mà bên nội và bên ngoại đều có
hai truuyền thống lớn: yêu nước và văn hoá dân tộc.
- Thuở nhỏ, Nguyễn Trãi chịu nhiều mất mát đau thương : mẹ
mất sớm, cha bị giặc bắt.
- Theo Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh , góp phần to lớn vào
chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
- Sau đó, ông hăm hở tham gia công cuộc xây dựng đất nước
nhưng bị gian thần gièm pha nghi oan và không được tin
dùng.Năm 1439, về ở ẩn tại Côn Sơn.Năm 1440 lại được mời ra
giúp nước. Năm 1442,chịu án oan Lệ Chi Viên, bị tru di tam tộc.
- Năm 1464, vua Lê Thánh Tông minh oan. “Ức Trai tâm ... “
=> Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng của dân tộc, văn võ song
toàn. Năm 1980, được Unesco công nhận là danh nhân văn hoá

thế giới.
II. Sự nghiệp thơ văn:
Nguyễn Hữu Vĩnh - THPT Huỳnh Ngọc Huệ - Đại Lộc - Quảng Nam
4
- HS đọc văn bản.GV yêu
cầu rút ra ý chính.
- HS gạch chân các ý chính
trong SGK.
- HS đọc văn bản.GV yêu
cầu rút ra ý chính.
1. Những tác phẩm chính:
- Nhận xét chung: Xuất sắc ở nhiều thể loại, trong sáng tác chữ
Hán lẫn chữ Nôm, trong văn chính luận và thơ trữ tình. Khối
lượng tác phẩm lớn.
- Các tác phẩm chính:
+ Quân trung từ mệnh tập ( Hán - quân sự - ngoại giao )
+ Bình Ngô đại cáo.( Hán - Chính trị, lịch sử)
+ Ức Trai thi tập ( Hán - thơ )
+ Băng Hồ di sự lục. ( Hán - Lịch sử )
+ Quốc âm thi tập.( Nôm - Thơ )
+ Dư địa chí.( Hán - Địa lý )
2. Nguyễn Trãi - nhà văn chính luận kiệt xuất:
- Tác phẩm tiêu biểu: Quân trung.... Bình Ngô đại cáo.
- Tư tưởng chính: Nhân nghĩa, yêu nước , thương dân
- HS gạch chân các ý chính
trong SGK.
- HS đọc văn bản.GV yêu
cầu rút ra ý chính.
- HS gạch chân các ý chính
trong SGK.

- HS đọc văn bản.GV yêu
cầu rút ra ý chính.
- HS gạch chân các ý chính
trong SGK.
=> Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận xuất sắc nhất trong lịch sử
văn học trung đại: luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng
điệu linh hoạt.
3. Nguyễn Trãi - nhà thơ trữ tình sâu sắc:
- Tác phẩm tiêu biểu: Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập.
- Nội dung chính: Con người trần thế gắn với con người anh hùng
vĩ đại.
* Con người anh hùng:
+ Lý tưởng : yêu nước thương dân
+ Phẩm chất: Ngay thẳng, cứng cỏi, thanh tao như tùng bách.
* Con người trần thế:
+ Đau nỗi đau con người, yêu tình yêu con nguời...
+ Khao khát dân giàu nước mạnh, yên ấm, thái bình. Vẹn nghĩa
vua tôi
+ Yêu thiên nhiên, quê hương
=> Tạo nên vẻ đẹp nhân bản nâng cao tầm vóc người anh hùng
dân tộc lên tầm nhân loại.
III. Kết luận:
- Vị trí: Nguyễn Trãi là kết tinh truyền thống văn học Lý - Trần
và mở đường cho giai đoạn phát triển mới.
- Nội dung: Hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc
là yêu nước và nhân đạo.
- Nghệ thuật: Đóng góp lớn về hai bình diện: thể loại và ngôn
ngữ.
( Ghi nhớ: Xem sách )
4. Dặn dò: Ôn luyện những kiến thức, kỹ năng làm văn thuyết minh để chuẩn bị viết bài

làm văn số 4.
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
59 - 60 --------------------------------------------------------------------------------------(Nguyễn Trãi )
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm được những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật của Bình Ngô đại cáo.
+ Là bản tuyên ngôn về chủ quyền độc lập dân tộc, bản cáo trạng tội ác kẻ thù, bản anh
hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là áng văn yêu nước lớn chói ngời tư tưởng nhân văn.
+ Là áng văn chính luận xuất ssắc nhất trong văn học trung đại Việt Nam.
Nguyễn Hữu Vĩnh - THPT Huỳnh Ngọc Huệ - Đại Lộc - Quảng Nam
5
- Giáo dục bồi dưỡng ý thức độc lập tự chủ, niểm tự hào dân tộc.
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gơi tìm ; kết hợp với
các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Hướng dẫn đọc hiểu
H.động của GV và HS Nội dung cần đạt
- HS đọc Tiểu dẫn.
- GV hỏi: Nội dung chính
phần tiểu dẫn? Tóm tắt từng
ý?
- HS trả lời.
- HS gạch chân các ý chính
trong SGK.
- HS đọc văn bản.

- GV: Luận đề chính nghĩa
nào được nêu ?
- GV cho hs so sánh tư tưởng
độc lập ở bài cáo với Nam
quốc sơn hà.
- GV: Vai trò của việc nêu
luận đề ?
- Gv: Nguyễn Trãi đã vạch
trần âm mưu và tố cáo những
tội ác nào của giặc Minh ?
Tội ác nào man rợ nhất ?
- GV:Lòng căm hờn kết
thành sức mạnh đã được
diễn tả ntn trong hai câu cuối
?
- GV : Hình tượng Lê Lợi có
những phẩm chất ntn?
-GV:Nét độc đáo về N.thuật
và tư tưởng ở đây là gì ?
I . Tiểu dẫn:
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1428, sau khi nghĩa quân Lam Sơn
làm tan rã hơn 15 vạn viện binh của giặc. Nguyễn Trãi thừa lệnh
Lê Lợi soạn bài cáo này.
- Thể cáo: một thể văn nghị luận cổ, có nguồn gốc từ Trung Quốc
dùng để trình bày một sự nghiệp, tuyên bố một sự liện trọng đại.
Bình Ngô đại cáo là bài cáo duy nhất trong lịch sử Việt Nam.
- Bố cục: ( SGK tr 16)
II. Đọc hiểu chi tiết:
1. Đoạn 1: Nêu cao luận đề chính nghĩa.
- Tư tưởng nhân nghĩa - yên dân - trừ bạo

- Chân lý khách quan về độc lập chủ quyền của nước Đại Việt
=> Vai trò: Làm tư tưởng cốt lõi, chỗ dựa và sức mạnh tinh thần
cho cuộc khở nghĩa Lam Sơn.
2. Đoạn 2: Bản cáo trạng hùng hồn đẫm máu và nước mắt:
- Vạch trần âm mưu xân lược của giặc Minh
- Tố cáo những chủ trương cai trị vô nhân đạo, hà khắc của giặc
Minh.
- Kết tội đanh thép và thống thiết ( 2 câu cuối : Dùng cái vô hạn
để nói cái vô hạn, lấy cái vô cùng để nói cái vô cùng) => Lòng
căn thù sâu sắc
3. Đoạn 3: Mười năm chiến đấu và chiến thắng vẻ vang:
a. Hình tượng chủ tướng Lê Lợi:
- Là sự kết hợp và thống nhất con người bình thường và lãnh tụ
nghĩa quân: Xuất thân bình thường, cách xưng hô khiêm nhường
nhưng có lòng căm thù giặc sâu sắc, có ý chí hoài bão cao cả ...
- Khắc hoạ hình tượng Lê Lợi chủ yếu là hình tượng tâm lí, bằng
bút pháp tự sự - trữ tình,qua đó thể hiện rõ ý chí đấu tranhgiải
phóng đất nước của quân dân Đại Việt
- Cho hs liên hệ với tâm
trạng của Trần Quốc Tuấn.
- GV: nêu những thuận lợi
và KK của cuộc khởi nghĩa?
=> Sự đồng diệu giữa hai con người, hai tâm hồn dù sống cách
nhau hai thế kỷ.
b. Những KK và thuận lợi của nghĩa quân Lam Sơn:
* Khó khăn :
- Quân thù đang mạnh, lực lượng ta mỏng, ít người tài, thiếu
lương thảo ...
* Thuận lợi:
- Tướng sĩ, quân dân trên dưới một lòng trên cơ sở tư tưởng đại

Nguyễn Hữu Vĩnh - THPT Huỳnh Ngọc Huệ - Đại Lộc - Quảng Nam
6
- GV: Nguyễn Trãi đã đánh
giá đúng mức đặc điểm gì
của cuộc kháng chiến ?
-GV: Nhận xét về giọng văn
nhịp văn cách sử dụng hình
ảnh ở đoạn này so với trên.
-GV: Cảm hứng anh hùng ca
trong đoạn được thể hiện qua
những biện pháp nghệ thuật
nào ?
-GV: Chủ trương hoà bình
nhân đạo được thể hiện ntn?
-GV: Nguyễn Trãi tuyên bố
điều gì trước thiên hạ và lời
tuyên bố ấy toát lên cảm
hứng gì ?
nghĩa thắng hung tàn, sử dụng linh hoạt chiến lược và chiến
thuật...
=> Nguyễn Trãi nêu cao tính nhân dân , tính chất toàn dân , đặc
biệt đề cao vai trò của người dân nghèo trong cuộc khởi nghĩa.
c. Quá trình phản công và chiến thắng:
- Giọng, nhịp thay đổi nhanh, mạnh, gấp gáp, hào hứng, với cảm
hứng anh hùng ca sử dụng nhiều hình ảnh khoa trương phóng đại,
nhiều dẫn chứng cụ thể...
- Cảm hứng anh hùng ca trong đoạn được thể hiện qua nghệ thuật
tương phản giữa ta và địch bằng những hình ảnh so sánh kì vĩ .
Nghệ thuật sử dụng động, từ tính, từ câu văn biến hoá , nhạc điệu
dồn dập, sảng khoái , âm thanh giòn giã hào hùng...

- Lấy toàn quân là hơn để nhân dân nghỉ sức.Thể lòng trời ta mở
đường hiếu sinh => thể hiện một lần nữa tư tưởng nhân nghĩa -
yên dân.
4. Đoạn4: Lời kết:
- Lời tuyên bố trang nghiêm, trịnh trọng về nền độc lập dân tộc.
Giang sơn hoà bình từ đây, và tương lai sẽ vô cùng tốt đẹp.
- Khẳng định niềm tin và quyết tâm xây dựng đất nước của toàn
dân tộc
5. Tổng kết - ghi nhớ:
- Bình Ngô đại cáo là một áng thiên cổ hùng văn
( Ghi nhớ: Xem sách )
4. Dặn dò:
- Học thuộc lòng bài Bình Ngô đại cáo
- Soạn bài : Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
61 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Ôn tập và củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh đã học.
- Hiểu thế nào là tính chuẩn xác , hấp dẫn của văn bản thuyết minh .
- Rèn luyện kỹ năng viết văn bản thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn.
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Hướng dẫn tìm hiểu
H.động của GV và HS Nội dung cần đạt

GV: Hãy nhắc lại khái niệm
văn bản thuyết minh và một
vài đặc điểm, yêu cầu ?
HS trả lời, GV củng cố.
I Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh :
1. Ôn tập kiến thức về văn bản thuyết minh :
- Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm
cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân ... của các
hiện tượng sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình
bày, giới thiệu, giải thích.
- Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi xác thực, khách
quan và có ích cho con người.
Nguyễn Hữu Vĩnh - THPT Huỳnh Ngọc Huệ - Đại Lộc - Quảng Nam
7
HS đọc SGK, thảo luận và
rút ra ý chính.
HS thảo luận và rút ra kết
quả.
HS đọc SGK, thảo luận và
rút ra ý chính.
HS thảo luận và rút ra kết
quả.
- Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác rõ ràng, chặt
chẽ và hấp dẫn.
2. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác.
- Chuẩn xác là yêu cầu quan trọng của văn bản thuyết minh.
- Biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác :
+ Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.
+ Thu thập đầy đủ tư liệu tham khảo
+ Chú ý đến thời điểm xuất bản các tài liệu.

3. Luyện tập:
a. Chưa chuẩn xác. ( chỉ, câu đố)
b. Chưa chuẩn xác ( giải thích sai)
b. Chưa chuẩn xác ( đời khác thơ)
II. Tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh :
1. Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn:
- Vai trò: Tính hấp dẫn sẽ tạo nên sức lôi cuốn với người đọc.
- Biện pháp tạo tính hấp dẫn:
+ Dùng chi tiết cụ thể sinh động, con số chính xác...
+ So sánh để làm nổi bật, khắc sâu...
+ Linh hoạt sử dụng phối hợp ácc kiểu câu.
+ Phối hợp nhiều loại kiến thức, soi rọi từ nhiều mặt.
2. Luyện tập:
(1): Luận điểm trừu tượng nên dùng các chi tiết, số liệu, lập luận
(2) Gắn Hồ Ba Bể với truyền thuyết làm cho hình ảnh hồ Ba Bể
lung linh hơn, hấp dẫn hơn.
III. Luyện tập: HS thực hiện ở nhà
4. Dặn dò: Soạn bài “ Tựa trích diễm thi tập”
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP”
62 -------------------------------------------------------------------------------( Hoàng Đức Lương )
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Hiểu được tấm lòng trân trọng, tự hào và ý thức trách nhiệm của tác giả đối với di sản
thơ ca dân tộc trong việc bảo tồn di sản của tiền nhân; từ đó có tình cảm và thái độ đúng đắn đối
với di sản văn học dân tộc.
- Nắm được cách lập luận chặt chẽ với tính biểu cảm của bài tựa.
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gơi tìm ; kết hợp với

các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Hướng dẫn đọc hiểu
H.động của GV và HS Nội dung cần đạt
- HS đọc Tiểu dẫn và gạch
chân các ý chính.
- Giáo viên giải thích nhan
đề.
- HS đọc văn bản.
I . Tiểu dẫn:
- Trích diễm thi tập( tuyển tập những bài thơ hay từ thời Trần
đến thời Lê) do Hoàng Đức Luơng sưu tầm, tuyển chọ và biên
soạn. Lời tựa này được ông viết năm 1497.
II. Đọc hiểu chi tiết:
1. Nguyên nhân khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời:
Nguyễn Hữu Vĩnh - THPT Huỳnh Ngọc Huệ - Đại Lộc - Quảng Nam
8
- GV yêu cầu HS tìm những
nn khiến thơ văn không lưu
truyền hết ở đời.( Chủ quan
và khách quan)
- HS trả lời.
- GV hỏi: PP lập luận chung
là gì? Tại sao tác giả lại tập
trung làm sáng luận điểm
“Thơ văn không lưu truyền
hết ở đời”?
- HS trả lời.

GV hỏi: HĐL đã làm gì để
sưu tầm biên soạn sách? việc
làm của ông thể hiện điều
gì ?
- HS trả lời.
- Chỉ có thi nhân mới thấy được cái hay, cái đẹp của thi ca
- Người có học, làm quan hoặc bận việc hoặc không quan tâm.
- Người thích tơ văn thì không năng lực và tính kiên trì.
- Nhà nước không khuyến khích in ấn.
Đó là 4 nguyên nhân chủ quan và còn 2 nguyên nhân khách quan
khác:
- Sức phá huỷ của thời gian.
- Chiến tranh, hoả hoạn.
* Cách lập luận chung là PP quy nạp.Việc lập luận về vấn đề thơ
văn không lưu truyền hết ở đời có ý nghĩa nhấn mạnh vai trò cửa
công tác sư tầm biên soạn sách của tác giả.
=> Tình cảm yêu quý, trân trọng thơ văn của ông cha, tâm trạng
xót xa, thương tiếc trước những di sản quý báu bị tản mát, huỷ
hoại, đắm chìm trong quên lãng của tác giả.
2. Công việc sưu tầm và tuyển chọn của tác giả:
- Cách làm: tìm quanh, hỏi khắp các quan, thu lượm thêm. Chọn
lấy bài hay, chia xếp theo từng loại.
=> Đây là việc làm công phu đòi hỏi cần mẫn kiên trì. Qua đó, ta
thấy được niềm tự hào sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn
học dân tộc của tác giả.
4. Dặn dò: Soạn bài “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
Đọc thêm: HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA
( Trích: Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba )
63 ------------------------------------------------------------------------------------( Thân Nhân Trung )

I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
-
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gơi tìm ; kết hợp với
các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Hướng dẫn đọc hiểu
H.động của GV và HS Nội dung cần đạt
- HS đọc Tiểu dẫn.
- GV hỏi: Nội dung chính
phần tiểu dẫn? Tóm tắt từng
ý?
- HS gạch chân các ý chính
trong SGK.
- HS đọc văn bản.
- GV tổ chức cho học sinh
thảo luận theo trình tự câu
hỏi hướng dẫn đọc thêm
I . Tiểu dẫn:
- Tác giả: Đỗ tiến sĩ năm 1469, nổi tiếng văn chương, phó
nguyên suý Tao dàn văn học do Lê Thánh Tông thành lập.
- Bài ký: Được khắc bia năm 1484 . Đây là lời tựa chung cho 82
văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu.
II. Đọc hiểu chi tiết:
1. Vai trò của hiền tài đối với đất nước:
- Hiền tài là nguyên khí quốc gia ( khí chất ban đầu làm nên sự

sống còn và phát triển của sự vật)
- Lập luận theo kiểu diễn dịch, đề cập mối quan hệ điều kiện - kết
quả giữa hiền tài và sự thịnh suy của đất nước.
2. Ý nghĩa và tác dụng của việc khắc bia:
Nguyễn Hữu Vĩnh - THPT Huỳnh Ngọc Huệ - Đại Lộc - Quảng Nam
9
trong SGK - Ý nghĩa: Coi trọng hiền tài.
- Tác dụng:
+ Khuyến khích hiền tài giúp vua giúp nước.
+ Ngăn ngừa điều ác.
+ Dẫn việc dĩ vãng chỉ lối tương lai, góp phần làm cho hiền tài
nảy nở, đất nước hưng thịnh
3. Bài học lịch sử:
- Cần phải có chính sách đặc biệt để khuyến khích phát triển hiền
tài.
4. Lập sơ đồ về kết cấu
Tầm quan trọng của hiền tài.
Khuyến khích phát triển hiền tài.
Những việc đã làm.
Những việc đang và sẽ làm.( Khắc bia )
Ý nghĩa và tác dụng của việc khắc bia.
4. Dặn dò: Soạn bài Khái quát lịch sử tiếng Việt.
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
KIỂM TRA 1 TIẾT ( Bài số 5 )
Môn : Ngữ Văn 10 (CTC)
I. Trắc nghiệm khách quan: ( 6 điểm, 25 phút )
Chọn và điền tên phương án trả lời đúng nhất, bằng chữ in hoa vào ô tương ứng.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1
4
15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

T. lời
Câu 1: Pháp Thuận là ai ?
a. Một vị vua
b. Một vị tướng
c. Một nhà sư
d. Một đạo sĩ.
Câu 2: Trong bài “ Vận nước “, hình ảnh so sánh
“vận nước như mây cuốn” nhằm diễn tả điều gì ?
a. Sự đoàn kết.
b. Sự bền chặt.
c. Sự thịnh vượng.
d. Sự sum vầy.
Câu 3: Bài “Hứng trở về” được Nguyễn Trung
Ngạn sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
a. Tác giả bị bổ nhiệm làm quan xa quê.
b. Tác giả đang đi sứ Trung Quốc.
c. Tác giả đang mắc trọng bệnh.
d. Tác giả xa quê lâu ngày mới trở về.
Câu 4: Hình ảnh nào sau đây không xuất hiện
trong bài “Hứng trở về” ?
a. Khói bếp.
b. Dâu tằm.
c. Hoa lúa.
d. Cua béo.
Câu 5: Những hình ảnh dân dã được nhắc đến
trong bài “Hứng trở về” thể hiện rõ nhất điều gì ?
a. Những vật bình dị của quê hương.
b. Những đặc sản của vùng quê.
c. Hương vị của đồng quê.
d. Thời vụ sản xuất của nhà nông.

Câu 6: Câu thơ:” Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu /
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu” có sự kết
hợp phương thức biểu đạt nào ?
Nguyễn Hữu Vĩnh - THPT Huỳnh Ngọc Huệ - Đại Lộc - Quảng Nam
10
Họ và tên : ..................................................
Lớp:.............................................................
a. Tự sự và miêu tả.
b. Miêu tả và biểu cảm.
c. Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
d. Miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
Câu7: Thể thơ nào sau đây không phải thơ Đường
luật?:
a. Tuyệt cú.
b. Ngũ ngôn.
c. Thất ngôn bát cú.
d. Song thất lục bát.
Câu 8: Hình ảnh “con thuyền” trong câu “ Con
thuyền buộc chặt mối tình nhà” ( Thu hứng - Đỗ
Phủ ) không thể hiện điều gì ?
a. Cuộc sống trôi nổi của nhà thơ.
b. Tâm trạng lẻ loi, cô đơn của tác giả.
c. Chở những nước mắt của người xa quê.
d. Gửi gắm niềm ước vọng được trở về quê
hương.
Câu 9: Cảnh sắc được gợi lên trong bài thơ sau
của Ba - sô là gì ?
Vắng lặng u trầm
Thấm sâu vào đá
Tiếng ve ngâm.

a. Bức tranh thiên nhiên hài hoà, nên thơ.
b. Cảnh sắc núi rừng thanh bình, rộn rã tiếng
ve.
c. Cảnh u tịch, vắng lặng của chiều tà ở chốn
đền thiêng.
d. Tiếng ve ngâm rộn rã đón hè sang.
Câu 10: Trong câu thơ “Dạ tĩnh xuân sơn không”
(Điểu minh giản - Vương Xương Linh ) chữ nào
được coi là nhãn tự?
a. Dạ.
b. Tĩnh.
c. Xuân.
d. Sơn.
Câu 11: Tâm trạng, cảm xúc của “Khách” trước
khung cảnh sông Bạch Đằng “ Bạch Đằng giang
phú” là tâm trạng thế nào?
a. Phấn khởi, tự hào.
b. Buồn thương, nuối tiéc.
c. Phấn khởi, tự hào lẫn buồn thương, nuối
tiếc.
d. Mơ hồ khó hiểu.
Câu 12: Từ “nhị thánh” trong câu “ Đây là nơi
chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã”
(Bạch Đằng giang phú ) gồm những người nào ?
a. Ngô Quyền và Trần Nhân Tông.
b. Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo.
c. Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông.
d. Ngô Quyền và Trần Thái Tông.
Câu13: Chữ “ cáo “ trong nhan đề “Bình Ngô đại
cáo” có ý nghĩa gì ?

a. Tố cáo tội ác trời không dung, đất không
tha của giặc.
b. Lời khuyến cáo, sai bảo của vua đối với
các quan.
c. Lời tấu trình, báo cáo lên vua của các quan
lại.
d. Công bố rộng rãi một việc nào đó cho mọi
người biết.
Câu 14: Là một áng “ thiên cổ hùng văn” thành
công quan trọng, dễ thấy nhất của “ Bình Ngô đại
cáo” là đã kết hợp một cách tự nhiên hài hoà giữa:
a. Yếu tố lịch sử và yếu tố nghệ thuật.
b. Yếu tố lí trí và yếu tố cảm xúc.
c. Yếu tố chính luận và yếu tố văn chương.
d. Yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình.
Câu 15: Dòng nào sau đây nêu đúng năm sinh,
năm mất của Nguyễn Trãi ?
a. 1378 - 1440.
b. 1380 - 1442.
c. 1382 - 1440.
d. 1382 - 1442.
Câu 16: Tác phẩm địa lý của Nguyễn Trãi viết
bằng chữ Hán được xem là cổ nhất Việt Nam là
gì?
a. Quân trung từ mệnh tập.
b. Chí Linh sơn phú.
c. Lam Sơn thực lục.
d. Dư địa chí.
Câu 17: Ai được mệnh danh là “thi Phật” ?
a. Lý Bạch.

b. Đỗ Phủ.
c. Bạch Cư Dị.
d. Vương Duy.
Câu 18: Về mặt nghệ thuật, văn chương Nguyễn
Trãi có đóng góp lớn ở những bình diện nào ?
a. Thể loại và ngôn ngữ.
b. Ngôn ngữ và cấu tứ.
c. Thể loại và nghệ thuật xây dựng hình
tượng.
d. Cấu tứ và nghệ thuật xây dựng hình tượng.
Câu 19: Cách hiểu nào sau đây đúng với hai chữ
“Chí nhân” trong câu “Lấy chí nhân để thay cường
bạo” ( Bình Ngô đại cáo) ?
a. Ý chí con người.
b. Lòng nhân rất mực.
c. Chí tình, chí nghĩa.
d. Lòng thương chân thành.
Câu 20: Mục đích sáng tác “Bình Ngô đại cáo”:
a. Ca ngợi Lê lợi - chủ soái của khởi nghĩa
Lam Sơn.
b. Tố cáo tội ác của quân xâm lược.
Nguyễn Hữu Vĩnh - THPT Huỳnh Ngọc Huệ - Đại Lộc - Quảng Nam
11
c. Tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến
chống quân Minh.
d. Biểu dương sức mạnh, công trạng của
nghĩa quân Lam Sơn.
Câu 21: Khi miêu tả những thất bại thảm hại của
quân Minh ( Bình Ngô đại cáo) thủ pháp nghệ
thuật nào được Nguyễn Trãi sử dụng nhiều lần và

gây ấn tượng rõ rệt nhất?:
a. So sánh.
b. Nhân hoá.
c. Nói quá.
d. Ẩn dụ.
Câu 22: Vẻ đẹp hoành tráng của bài “ Bạch Đằng
giang phú” toát ra chủ yếu và trước hết từ:
a. Hình tượng dòng sông Bạch Đằng.
b. Tính toàn vẹn chỉnh thể của bài phú.
c. Hình tượng tác giả, “khách” và “các bô
lão”.
d. Bố cục, kết cấu của bài phú và điển cố
được sử dụng.
Câu 23: Dòng nào sau đây không nói về tính hàm
súc của thơ Đường?:
a. Vẽ mây, nẩy trăng.
b. Trong thơ có hoạ.
c. Lời hết mà ý không hết.
d. Ý ở ngoài lời.
Câu 24: Hình ảnh “lửa lựu lập loè’ trong câu thơ
“Đầu tường lửu lựu lập loè đâm bông” ( Kiều -
Nguyễn Du) là kết quả của phép tu từ nào ?
a. Ấn dụ.
b. Nhân hoá.
c. Hoán dụ.
d. So sánh.
Nguyễn Hữu Vĩnh - THPT Huỳnh Ngọc Huệ - Đại Lộc - Quảng Nam
12
II. Tự luận: ( 4 điểm, 20 phút)
Đề: Hãy viết một bài văn thuyết minh về tác hại của rượu đối với con người.

( Lưu ý: Học sinh làm bài tự luận trên giấy riêng )
------------------------------------------------Hết------------------------------------------------
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT
66 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm được những nét chính về lịch sử hình thành, phát triển và các quan hệ tiếp xúc của
tiếng Việt với tiếng Hán.
- Bồi dưỡng tình cảm quý trọng tiến Việt - tài sản lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc.
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Hướng dẫn đọc hiểu
H.động của GV và HS Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu HS đọc sách,
thảo luận theo nhóm, GV
củng cố và cho HS gạch
chân các ý chính trong SGK.
- GV yêu cầu HS đọc sách,
thảo luận theo nhóm, GV
củng cố và cho HS gạch
chân các ý chính trong SGK.
- GV yêu cầu HS đọc sách,
thảo luận theo nhóm, GV
củng cố và cho HS gạch
chân các ý chính trong SGK.
- GV yêu cầu HS đọc sách,

thảo luận theo nhóm, GV
I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt
* Khái niệm: là tiếng nói của dân tộc Việt - dân tộc đa số trong
54 dân tộc trên đất nước Vệt Nam, đồng thời là ngôn ngữ dùng
chính thức trong các lĩnh vực hành chính, giáo dục, ngoại giao...,
là ngôn ngữ dùng chung cho 54 dân tộc anh em.
1. Tiếng Việt trong thời kỳ dựng nước:
a. Nguồn gốc: Bản địa , có quá trình phát triển gắn liền với sự
phát triển của dân tộc Việt.
b. Quan hệ họ hàng:
- Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.
- Thuộc dòng Môn -Khơme.
- Có họ hàng với tiếng Mường, tiếng Thái.
2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc:
- Qua 1000 năm phong kiến phương Bắc đồng hoá, tiếng Việt có
sức sống mạnh mẽ và vẫn tồn tại.
- Qua 1000 năm tiếp xúc với tiếng Hán, tiếng Việt đã phát triển
mạnh mẽ, chủ yếu nhờ vay mượn từ Hán ( đọc theo âm Hán -
Việt )
3. Tiếng Việt trong thời kỳ độc lập tự chủ:
- Các triều đại phong kiến chủ yếu sử dụng ngôn ngữ - văn tự
Hán. Tiếng Việt chủ yếu được sử dụng trong sinh hoạt, giao tiếp
hàng ngày. Cũng nhờ vậy mà tiếng Việt có điều kiện tiếp tục vay
mượn và Việt hoá tiếng Hán.
- Nhờ có sự ra đời chữ Nôm ( mượn hình thức chữ Hán ghi âm
tiếng Việt), tiếng Việt được đi vào sáng tác văn chương thành
văn.
- Tiếng Việt ở thời kỳ sau rất gần với tiếng Việt hiện đại.
4. Tiếng Việt rong thời kỳ Pháp thuộc:
- Nhờ sự ra đời của chữ quốc ngữ, tiếng Việt dẫu bị chèn ép vẫn

phát triển. Vốn từ ngày càng phong phú nhờ vay mượn các từ
củng cố và cho HS gạch
chân các ý chính trong SGK.
tiếng Pháp.
- Các hoạt động báo chí, văn nghệ sôi nổi cũng đã góp phần hình
thành các kiểu câu văn xuôi tiếng Việt.
- Có khả năng thích ứng trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
- GV yêu cầu HS đọc sách,
thảo luận theo nhóm, GV
củng cố và cho HS gạch
chân các ý chính trong SGK.
- GV yêu cầu HS đọc sách,
thảo luận theo nhóm, GV
củng cố và cho HS gạch
chân các ý chính trong SGK.
5. Tiếng Việt từ sau CMT8 đến nay:
- Trở thành ngôn ngữ chính thức trong nhiều lĩnh vực giao tiếp,
trở thành tiếng nói chung cho 54 dân tộc anh em.
- không ngừng phát triển đáp ứng tất cả các lĩnh vực khoa học -
công nghệ hiện đại.
II. Chữ viết tiếng Việt :
- Chữ Việt cổ ( Chưa có cứ liệu xác đáng )
- Chữ Nôm: Ra đời từ thế kỷ XIII. Là kiểu chữ mượn hình thức
chữ Hán ghi âm tiếng Việt ( khó học ) .Hiện nay không còn sử
dụng.
- Chữ quốc ngữ: Ra đời từ nửa đầu thế kỷ XVII. Là kiểu chữ sử
dụng các mẫu tự latin để ghi âm tiếng Việt ( dễ học ).Hiện nay
trở thành chữ viết chính thức của tiếng Việt
( Ghi nhớ: Xem sách )
4. Dặn dò: Soạn bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
( Trích: Đại Việt sử ký toàn thư )
67 --------------------------------------------------------------------------------------( Ngô Sĩ Liên )
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm lich sử. Nhưng đậm chất văn học qua
nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ chân dung nhân vật lịch sử .
- Hiểu, cảm phục và tự hào về tài năng đức độ lớn của anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn
và những bài học đạo lý quý báu mà ông để lại.
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gơi tìm ; kết hợp với
các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Hướng dẫn đọc hiểu
H.động của GV và HS Nội dung cần đạt
- HS đọc Tiểu dẫn.
- GV hỏi: Nội dung chính
phần tiểu dẫn? Tóm tắt từng
ý?
- HS trả lời.
- HS gạch chân các ý chính
trong SGK.
- HS đọc văn bản.
- GV giải thích từ khó.
- GV: Yêu cầu HS tóm tắt,
I . Tiểu dẫn:

- Tác giả: Đỗ tiến sĩ, từng làm tư nghiệp Quốc tử giám, một trong
những nhà sử học nổi danh của nước ta. Ông đã vâng mệnh Lê
Thánh Tông viết Đại Việt sử ký toàn thư.
- Tác phẩm: Bộ chính sử lớn của nước ta thời trung đại,hoàn tất
vào năm 1479, gồm 15 quyển, ghi chép lịch sử từ thời Hồng
Bàng đến năm 1428. Tác phẩm thể hiện tinh thần dân tộc mạnh
mẽ, vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị văn học.
II. Đọc hiểu chi tiết:
1. Bố cục:
- Kế sách giữ nước.
- Trần Quốc Tuấn ứng trước lời trối của cha.
xác định bố cục.
- GV hỏi: Nhận xét về cách
nêu thời gian và sự việc?
- GV hỏi: Nội dung chính
trong kế sách giữ nước ? Thể
hiện điều gì trong con người
TQT?
- GV hỏi: Cha TQT dặn dò
điều gì? Cách ứng xử của
TQT? Ý nghĩa ?
- GV hỏi: Việc hỏi gia nô có
ý nghĩa ntn?
- Nhắc lại những công tích lớn, trước tác, lời dặn của TQT.
2. Kế sách giữ nước:
- Việc ghi chép thời gian- sự kiện:
=> Đặc điểm nổi bật của sử biên niên. Ghi chép sự việc theo trình
tự thời gian.
=> Mối liên quan thần bí giữa con người và vũ tụ.
- Kế sách giữ nước,gồm:

+ quân đội tinh luyện, đoàn kêt.
+ dựa vào nhân dân
+ tướng tài.
+ kế sách linh hoạt.
=> Thể hiện: Lòng trung quân ái quốc. sự thông minh, lịch lãm,
vốn kinh nghiệm phong phú, có tầm nhìn xa...
3. Lời di huấn của cha và cách ứng xử:
- Ghi trong lòng nhưng không cho là phải. => TQT đặt lợi ích đất
nước lên trên lợi ích gia đình, cá nhân.=> lòng trung quân .
- Việc hỏi gia nô: có ý nghĩa
+ Thử, kiểm chứng tấm lòng trung nghĩa thẳng thắn của hai
người.
-GV hỏi: Việc hỏi 2 con và
cách ứng xử của TQT thể
hiện điều gì ?
- GV yêu cầu hs chọn những
ý chính từ văn bản nói về
công trạng, trước tác và ảnh
hưởng của TQT.
- Khẳng định tư tưởng của mình là hoàn toàn đúng.
- Hỏi hai con: Hai câu trả lời trái ngược nhau. Một bên ông cho là
phải, một bên ông rút gươm trị tội ...Điều đó có nghĩa:
+ Tính cách thận trọng, lòng trung nghĩa và lối giáo dục con cái
nghiêm khắc, công bằng của TQT
* Thể hiện vẻ đẹp trong nhân cách của TQT qua nhiều mối quan
hệ khác nhau: Quân - thần, phụ - tử...
4. Những công trạng, trước tác và ảnh hưởng của TQT:
- Tiến cử cho đất nước nhiều người hiền tài.
- Biên soạn nhiều sách quân sự, binh pháp có giá trị.
- Là chỗ dựa về tinh thần vững chắc cho hai vua.

- Nhân dân yêu mếm, kính trọng; giặc nể sợ.
=> Là vị quan tướng có công lao to lớn và uy tín bậc nhất trong
triều đình nhà Trần.
4. Tổng kết - ghi nhớ:
( Ghi nhớ: Xem sách )
4. Dặn dò: Soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ ( Trích: Đại Việt sử ký toàn thư)
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
Đọc thêm: THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
( Trích: Đại việt sử ký toàn thư )
68 --------------------------------------------------------------------------------------------( Ngô Sĩ Liên )
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Hiểu đực nhân cách chính trực, chí công vô tư, biết láng nghe và khuyến cáo cấp dưới
giữ vững phép nước của Trần Thủ Độ. Qua đó, càng thêm tự hào về truyền thống cha ông.
- Hiểu được lối viết kết hợp sử biên niên với tự sự của Ngô sĩ Liên
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gơi tìm ; kết hợp với
các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Hướng dẫn đọc hiểu
H.động của GV và HS Nội dung cần đạt
- HS đọc văn bản.
- GV yêu cầu HS kể lại 4 câu
chuyện trên và đặt tên.
- GV yêu cầu học sỉnhút ra
nét tính cách, phẩm chất của
Trần Thủ Độ và ý nghĩa từ 4

câu chuyện.
-GV hỏi: Em có nhận xét gì
về cách ghi sử như trên so
với cách ghi sử trong SGK
10? Điểm khác nhau đó là
gì?
I. Tóm tắt và đặt tên cho 4 câu chuyện:
- Chuyện 1: Xử người hặc tội mình.
- Chuyện 2: Bắt tên quân hiệu.
- Chuyện 3: Cái giá chức câu đương.
- Chuyện 4: An quốc hay là thần?
II. Con người Trần Thủ Độ qua 4 chuyện trên:
* Chuyện 1: Bản lĩnh và tính cách trung thực thẳng thắn nhận lỗi.
=> Cấp trên khâm phục, cấp dưới nể sợ và dũng cảm vạch tội lỗi,
sai lầm của người khác, dù có thể là cấp trên của mình.
* Chuyện 2: Chí công vô tư, thực hiện đúng luật pháp ( pháp bất
vị thân )
=> Khuyến khích mọi người giữ nghiêm phép nước, dù có ảnh
hưởng đến người thân của mình.
* Chuyện 3: chí công vô tư, kiên quyết trừng trị nạn chạy chức,
chạy quyền, đút lót...giữ tính bằng của pháp luật
=> Cảnh báo, răn đe mọi người bỏ thói chạy chọt, nhờ vả; răn vợ
không được dựa quyền làm bậy.
* Chuyện 4: Thẳng thắn, biết đặt việc nước lên trên.
=> Khuyến khích mọi người không nên vì tư lợi thân thích mà
làm hỏng đại sự.
III. Nghệ thuật:
- Khắc hoạ tính cách nhân vật lịch sử không phải bằng sự kiện
lịch sử mà bằng những câu chuyện đời thường => Sự kết hợp
giữa sử và tự sự => Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị

văn học.
- Cách kể ngắn gọn, khách quan => Hình ảnh nhân vật hiện lên
khách quan chân thực.
4. Dặn dò: Soạn bài Phương pháp thuyết minh
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
69 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Hiểu rõ tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và yêu cầu đối với việc vận dụng
phương pháp thuyết minh .
- Nắm được một số phương pháp thuyết minh thường gặp.
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gơi tìm ; kết hợp với
các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Hướng dẫn đọc hiểu
H.động của GV và HS Nội dung cần đạt
-GV yêu cầu HS đọc và rút
I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh:
- Văn thuyết minh có mục đích truyền đạt tri thức cho người đọc.
ra tầm quan trọng của
phương pháp thuyết minh.
- GV yêu cầu HS thảo luận
nhóm để tìm ra phương pháp
thuyết minh và tác dụng của
chúng trong các đoạn thuyết

minh.
- GV yêu cầu hs đọc mục
II.2 và trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS đọc và trả
lời các câu hỏi ở mục III.
- Muốn viêt một bài văn thuyết minh, ngoài tri thức và nhu cầu
còn cần phải có phương pháp thuyết minh phù hợp.
- Phương pháp thuyết minh có mối quan hệ hữu cơ với mục đích
thuyết minh. ( PP tốt thì việc đạt được mục đích dễ dàng hơn )
II. Một số phương pháp thuyết minh :
1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học:
a. “Ông lại khéo ...” : PP liệt kê, giải thích.
- Tác dụng: Đảm bảo tính chuẩn xác và tính thuyết phục.
b. “Basô là một thi sĩ...” : PP phân tích, giải thích.
- Tác dụng: Cung cấp những hiểu biết mới bất ngờ, thú vị.
c. “Trung bình, người ta...”: PP nêu số liệu và so sánh.
- Tác dụng: Hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh.
d. “Nhạc cụ của ...”: PP phân tích, giải thích.
- Tác dụng: Cung cấp những hiểu biết mới thú vị.
2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh :
a. Thuyết minh bằng cách chú thích:
PP định nghĩa PP chú thích
Cùng có mô hình A là B
- Nêu ra những đặc tính cơ
bản của đối tượng để phân
biệt đối tượng này với đối
tượng khác
- Đảm bảo tính chính xác và
độ tin cậy cao
- Nêu là một cách gọi tên khác

hoặc một cách nhận biết
khác , có thể chưa phản ánh
đầy đủ những thuộc tính, bản
chất của đối tượng
- Có tính linh hoạt, mềm dẻo,
đa dạng hoá cách diễn đạt.
b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả:
III. Yêu cầu đối với việc vận dụng PPTM:
- Căn cứ vào mục đich thuyết minh để lựa chọn phương pháp
thuyết minh .
-HS đọc, thảo luận và trả
lưòi. GV sửa lại.
- Ngoài việc cung cấp đầy đủ thông tinkhách quan về đối tượng,
phương pháp thuyết minh còn phải góp phần sinh động hoá văn
bản thuyết minh để gây hứng thú cho người đọc.
IV. Luyện tập:
Bài1:Kết hợp nhiều PP:
- PP chú thích : “Hoa lan ...phương Đông tôn là ...phương Tây
thì lan là ...”
- PP phân tích,giải thích: “... được chia làm 2 nhóm...”
- PP nêu số liệu: “ chỉ riêng 10 loài hoa...”
Ngoài ra có sử dụng các yếu tố miêu tả: cánh môi cong lượn,
cánh bướm mảnh mai...
Bài 2: ( Học sinh thực hiện ở nhà)
( Ghi nhớ: Xem sách )
4. Dặn dò: Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
( Trích : Truyền kỳ mạn lục )
70 - 71 ---------------------------------------------------------------------------------------( Nguyễn Dữ )

I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Thấy được phẩm chất khẳng khái, dũng cảm, chính trực trọng công lí của nhân vật Ngô
Tử Văn - đại biểu cho chính nghĩa chống lại thế lực gian tà, qua đó củng cố lòng yêu chính
nghĩa và niềm tự hào về người trí thức Việt Nam
- Thấy được cái hay của nghệ thuật kể chuyện, vai trò của yếu tố kì ảo đối với việc phản
ánh hiện thực.
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gơi tìm ; kết hợp với
các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Hướng dẫn đọc hiểu
H.động của GV và HS Nội dung cần đạt
- HS đọc Tiểu dẫn.
- GV hỏi: Nội dung chính
phần tiểu dẫn? Tóm tắt từng
ý?
- HS trả lời.
- HS gạch chân các ý chính
trong SGK.
- HS đọc văn bản.
- GV giải thích từ khó: Phán
sự, cư sĩ, minh ti...
- GV yêu cầu học sinh tóm
tắt, sau đó tổng hợp, hoàn
chỉnh.
- GV hỏi:Lý do Tử Văn đốt

đền? Thực hiện ra sao ? Hậu
quả? Điều đó thể hiện tính
cách, phẩm chất gì của nhân
vật?
I . Tiểu dẫn:
- Tác giả : Quê Hải Dương, xuất thân trong gia đình khoa bảng,
từng làm quan, sớm lui về ẩn dật
- Thể loại Truyền kì: Là một thể van xuôi thời trung đại, phản
anh hiện thực qua yếu tố kỳ ảo.
- Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục: Viết bằng chữ Hán, gồm 20
truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Có 2 chủ đề chính:
+ Ca ngợi và cảm thông những người phụ nữ hiền thục, bất
hạnh.
+ Ca ngợi những nho sĩ, trí thức khẳng khái chính trực vì nghĩa
chống gian tà.
=> Có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, là “Thiên cổ kỳ bút”
( Vũ Khâm Lân )
II. Đọc hiểu chi tiết:
1. Tóm tắt truyện theo bố cục:
- Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn.
- Tử Văn đốt đền.
- Tử Văn gặp bách hộ Thôi và thổ thần.
- Tử Văn bị bắt và đối chất ở Minh ti.
- Tử Văn thắng lợi trở về , nhận lời tiến cử làm phán sự ở đền
Tản Viên.
- Kết truyện - lời bình.
2. Tử Văn đốt đền:
- Nhân vật được giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn, theo cách truyền
thống => Tính khẳng khái cương trực của nhân vật .
- Việc đốt đền:

+ Lý do: Tức giận trước cảnh yêu tà hại dân.
+ Thực hiện: Một cách cẩn trọng, công khai đàng hoàng.
+ Hậu quả: Tà ma ám hại lên cơn sốt nóng sốt rét.
=> Tính khẳng khái cương trực, dũng cảm.
3. Tử Văn gặp bách hộ Thôi và thổ thần:
- GV hỏi: Hồn ma bách hộ
được miêu tả ntn? Cử chỉ và
thái độ ứng xử của Tử Văn?
- GV hỏi: Thổ công là người
ntn? Sự xuất hiện của nhân
* Hồn ma bách hộ: vốn là một tướng giặc bại trận bỏ mạng, tà
đội lốt chính, xảo trá lừa lọc, cậy thế làm càn, tham lam, hung ác
đến doạ chàng.Thế nhưng chàng vẫn tin việc mình làm, coi
thường hồn ma bách hộ, vẫn cứ ngồi tự nhiên ngất ngưởng.
* Thổ thần: Nạn nhân, cảm kích việc nghĩa, đến giúp Tử Văn đòi
lẽ phải.
vật này có tác dụng gì đến sự
phát triển của cốt truyện?
- GV hỏi: Tinh thần và thái
độ của Tử Văn khi bị bắt và
lúc chất vấn tại Minh ti?
- GV hỏi: Thái độ và lời nói
của tên cư sĩ giả hiệu? Ý
nghĩa ?
- GV hỏi:Ý nghĩa từ việc Tử
cvăn chiến thắng và việc
được tiến cử làn phán sự ?
=> Sự xuất hiện của thổ thần có vai trò thúc đẩy sự phát triển của
câu chuyện.
=> Đoạn truyện đã phản ánh một thực tế qua yếu tố kỳ ảo : thần

thánh cũng tham lam như con người, người làm việc tốt sẽ được
ủng hộ.
4. Tử văn bị bắt và đấu tranh đòi lẽ phải ở Minh ti.
- Nổi bật nhất là tinh thần , thái độ của Tử Văn: Không hề khiếp
sợ, một mực kêu oan, tin vào chính nghĩa, kiên quyết đấu tranh
đến cùng.
- Hồn ma tướng giặc : gian manh xảo trá
- Tử Văn chiến thắng và được thổ thần tiến cử làm chức phán sự
ở đền thánh Tản Viên. Đó là phần thưởng cao quý dành cho Tử
Văn.
=> Đã là giặc thì sống chết đều hung ác, nham hiểm.
=> Hiện tượng oan trái bất công từ cõi trần đến cõi âm.
=> Chính nghiã luôn luôn chiến thắng gian tà
5. Nghệ thuật kể chuyện:
- Sử dụng yếu tố kỳ ảo, giúp câu chuyện trở nên kì ảo, hấp dẫn.
- Cách kể hấp dẫn linh hoạt, tại kích tính căng thẳng và giải quyết
hợp lí.
- Sử dụng lời bình nhằm rõ quan điểm và thái độ của tác giảvề
cuộc đời. Ngợi ca phẩm chất đắng quý của người trí thức Việt
Nam trong việc đấu tranh cho công lí, chính nghĩa
6. Tổng kết - ghi nhớ:
( Ghi nhớ: Xem sách )
4. Dặn dò: Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh.
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
72------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học về đoạn văn, về văn thuyết minh để viết
được một đoạn văn có đề tài gần gũi quen thuộc trong học tập và đời sống.
II. Phương tiện thực hiện:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Hướng dẫn đọc hiểu
H.động của GV và HS Nội dung cần đạt
-HS đọc SGK, trao đổi, thảo
luận để trả lời các câu hỏi,
thực hiện các yêu cầu trong
sách.GV củng cố, hoàn
thiện.
-HS đọc SGK, trao đổi, thảo
luận để trả lời các câu hỏi,
I. Đoạn văn thuyết minh:
1. Khái niệm và yêu cầu:
a. Khái niệm đoạn văn: Đoạn văn là đơn vị cơ sở của văn bản,
liền kề với câu nhưng trực tiếp đứng trên câu, diễn đạt một nội
dung nhất định, mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết
thúc bằng dấu chấm qua hàng.
b. Yêu cầu đối với đoạn văn:
- Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung .
thực hiện các yêu cầu trong
sách.GV củng cố, hoàn
thiện.
- GV cung cấp ngữ liệu, học
sinh rút ra cấu trúc.
- GV cung cấp ngữ liệu, học
sinh rút ra cấu trúc.

-HS đọc SGK, trao đổi, thảo
luận để trả lời các câu hỏi,
thực hiện các yêu cầu trong
sách.
- GV củng cố, hoàn thiện.
- Liên kết chặt chẽ với các đoạn trước và sau nó.
- Diễn đạt chính xác và trong sáng.
2. So sánh đoạn văn thuyết minh và đoạn văn tự sự:
* Giống nhau:
- Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn.
* Khác nhau:
- Đoạn văn tự sự sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Đoạn văn thuyết minh không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
3. Cấu trúc của một đoạn văn thuyết minh:
- Câu mở đoạn: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
- Các câu tiếp theo: Thuyết minh cụ thể về đối tượng.
- Câu kết đoạn: Khẳng định, nêu giá trị của đối tượng thuyết
minh.
II. Viết đoạn văn thuyết minh: Thực hiện theo các bước sau:
1. Xác định đối tượng cần thuyết minh.
2. Xây dựng dàn ý.( Lưu ý: sắp xếp ý theo trật tự)
3. Viết từng đoạn theo dàn ý.( Lưu ý:Lựa chọ phương pháp
thuyết minh, sử dụng các câu chuyển ý, nối ý )
4. Lắp ráp các đoạn văn thành bài, kiểm tra, sửa chữa và bổ
sung.
( Ghi nhớ: SGK )
III. Luyện tập : ( Về nhà )
Hãy viết một đoạn văn thuyết minh về nhân vật lịch sử Trần
Hưng Đạo.
4. Dặn dò: H/s về nhà tự luyện viết đoạn văn thuyết minh vào vở bài tập.

5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
74 - 75------------------------- -------------------------------------------------------------------------------
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm được những yêu cầu sử dụng tiếng Việt ở các phwong diện: phát âm, chữ viết,
dùng từ đặt câu,cấu tạo văn bản và phong cách chức năng ngôn ngữ.
- Vận dụng những yêu cầu đó vào việc nói và viết chuẩn mực và có hiệu quả.
- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Hướng dẫn đọc hiểu
H.động của GV và HS Nội dung cần đạt
HS đọc SGK, trao đổi, thảo
luận để trả lời các câu hỏi,
thực hiện các yêu cầu trong
sách. ( Liên hệ thực tế)
- GV yêu cầu hs rút ra yêu
cầu chung.
I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mục của tiếng Việt:
1. Về ngữ âm và chữ viết:
a. + Nói và viết sai phụ âm cuối ( c/t ): giặc quần -> giặt quần
+ Nói và viết sai phụ âm đầu (d/r): khô dáo -> khô ráo
+ Nói và viết sai thanh điệu ( hỏi/ ngã ) : lẽ -> lẻ, đỗi -> đổi.
b. Lỗi phát âm địa phương:
=> Cần phát âm theo âm chuẩn của tiếng Việt cần viết đúng theo

HS đọc SGK, trao đổi, thảo
luận để trả lời các câu hỏi,
thực hiện các yêu cầu trong
sách. ( GV đưa thêm vd)
- GV yêu cầu hs rút ra yêu
cầu chung.
HS đọc SGK, trao đổi, thảo
luận để trả lời các câu hỏi,
thực hiện các yêu cầu trong
sách. (GV đưa thêm vd)
- GV yêu cầu hs rút ra yêu
cầu chung.
HS đọc SGK, trao đổi, thảo
luận để trả lời các câu hỏi,
thực hiện các yêu cầu trong
sách.
- GV yêu cầu hs rút ra yêu
cầu chung.
các quy tác hiện hành về chỉnh tả và chữ viết nói chung.
2. Về từ ngữ:
a. - ... đến phút chót lọt. -> đến phút chót.
- ...mà thầy giáo truyền tụng. -> mà thầy giáo truyền thụ.
- ...và chết các bệnh ... -> và chết vì bệnh...
- ... không cần phải mổ mắt được -> không cần phải mổ mắt vì
b. Các câu dùng từ đúng: 2,3,4; các câu dùng từ sau: 1,5. ( yếu
điểm -> điểm yếu; linh động -> sinh động )
=> Cần dùng từ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, với
đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.
3. Về ngữ pháp:
a. Lỗi do thiếu các thành phần chính:

- Thiếu chủ ngữ: Thừa từ “qua” hoặc thiếu từ “ta”.
- Thiếu vị ngữ:
b. Lỗi do quan hệ ngữ pháp không rõ ràng:Câu 1 không phân
định giữa thành phần phụ và chủ ngữ. Csc câu còn lại đúng.
c. Lỗi liên kết câu:
=> Cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc cú pháp tiếng việt, thiết lập
đúng các mối quan hệ ngữ pháp và sử dụng dấu câu thích hợp.
Hơn nữa các câu trong đoạn văn, văn bản cần được liên kết chặt
chẽ, tạo nên một băn bản mạch lạc, tống nhất.
4. Về phong cách ngôn ngữ:
Phổ biến nhất là dùng từ không đúng pc.
a. Lỗi do dùng từ không đúng phong cách. “hoàng hôn”, “ hết sức
là cao đẹp”
b. Nếu dùng thì sẽ mắc lỗi phong cách. Vì từ ngữ Chí dùng thuộc
phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
HS đọc SGK, trao đổi, thảo
luận để trả lời các câu hỏi,
thực hiện các yêu cầu trong
sách.
- GV yêu cầu hs rút ra yêu
cầu chung.
( Hs nghiên cứu tự luyện)
=> Cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực
trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ.
II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao:
1. Hai từ “đứng”, “quỳ” được dùng theo phương thức nghĩa
chuyển.Chúng không miêu tả các tư thế cụ thể của con người mà
đã chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ, tức là dùng nghĩa bóng
đẻ nói đến nhân cách, phẩm giá con người. Chết đứng là chết
hiên ngang có lý tưởng, sống quỳ là sống hèn hạ của những kẻ

không có lý tưởng . Hai từ trên vừa có chất tạo hình vừa có chất
biểu cảm.
2. Các từ: nôi xanh, máy điều hoà khí hậu đều để chỉ cây cối
nhưng nó có tính hình tượng và biểu cảm.
3. Sử dụng phép đối điệp tạo nhịp điệu nhanh phù hợp với không
khí khẩn trương của “Lời kêu gọi ...”
=> Muốn nói và viết hay, đạt hiệu quả cao trong giao tiếp chúng
ta cần sử dụng các biện pháp tu từ, các thủ pháp nghệ thuật...
III. Luyện tập:
( Ghi nhớ: Xem sách )
4. Dặn dò: Soạn bài Tóm tắt văn bản thuyết minh.
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH
76------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Hiểu được mục đích yêu cầu, từ đó biết cách tóm tắt một văn bản thuyết minh có nội
dung đơn giản.
II. Phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Hướng dẫn đọc hiểu
H.động của GV và HS Nội dung cần đạt
-HS đọc SGKđể rút ra mục
đích và yêu cầu tóm tắt văn
bản thuyết minh
-HS đọc SGK, trao đổi, thảo

luận để trả lời các câu hỏi,
thực hiện các yêu cầu trong
sách.GV củng cố, hoàn
thiện.
- HS viết các bài tóm tắt theo
yêu cầu, GV đọc, sửa một
vài trường hợp. Yêu cầu HS
về nhà tự viết lại.
I. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh :
- Nhằm hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn hoặc
giới thiệu với người khác về đối tượng thuyết minh hoặc về văn
bản đó.
- Văn bản tóm tắt cần ngắn gọn, rành mạch, sát với nội dung cơ
bản của văn bản gốc.
II. Cách tóm tắt một văn bản thuyết minh : Gồm các bước
sau:
- Cần xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt.
- Đọc bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh.
- Tìm bố cục của văn bản.
- Viết tóm tắt các ý để hình thành văn bản tóm tắt.
- Đọc và kiểm tra lại.
( Ghi nhớ SGK)
III. Luyện tập:
1. a. Đối tượng thuyết minh: Tiểu sử, sự nghiệp thơ Basho và
những đặc điếm thơ Haiku.
b. Bố cục: 2 phần( 2 đoạn)
- Đoạn 1: Tiểu sử và sự nghiệp thơ Basho.
- Đoạn 2: Đặc điểm thơ Haiku.
c. Viết đoạn văn tóm tắt:
2. a. Đối tượng thuyết minh: Về một thắng cảnh ( Đền Ngọc

Sơn). Nội dung thuyết minh: thuyết minh và biểu cảm.
b. Viết đoạn văn tóm tắt:
4. Dặn dò: Viết lại các VB tóm tắt và soạn bài “ Hồi trống Cổ Thành”
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
77 - 78 --------------------------------------------------------------------------------- ( La Quán Trung )
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Hiểu được tính cách cương trực đến nóng nảy - một biểu hiện của lòng trung nghĩa của
Trương Phi cũng như tình cảm keo sơn của ba anh em kết nghĩa vườn đào.
- Cảm nhận được không khí chiến trận ( âm vang của hồi trống Cổ Thành ) vốn là đặc
điểm của Tam quốc diễn nghĩa.
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gơi tìm ; kết hợp với
các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Hướng dẫn đọc hiểu
H.động của GV và HS Nội dung cần đạt
- HS đọc Tiểu dẫn.
- GV hỏi: Nội dung chính
phần tiểu dẫn? Tóm tắt từng
ý?
- HS trả lời.
- HS gạch chân các ý chính
trong SGK.
- HS đọc văn bản.
- GV yêu cầu HS chia đoạn

theo kết cấu nội dung.
- Qua giưói thiệu, em biết gì
về ngoại hình TP ?
- Nhận xét gì về việc buộc
tội của TP ? ( chú ý các động
từ )

- Thái độ của TP trước
những lời thanh minh phân
trần ?
- Vai trò của chi tiết Sái
Dương xuất hiện?
I . Tiểu dẫn:
- Tác giả: Lớn lên cuối thời Nguyên đầu thời Minh. Tính tình cô
độc, lẻ loi, thích ngao du đây đó. Đầu thời Minh, ông chuyên tâm
sưu tầm, biên soạn dã sử. Có đóng góp xuất sắc cho trường phái
tiểu thuyết lịch sử Minh - Thanh.
- Tác phẩm: Thuộc loại tiểu thuyết chương hồi ( 120 hồi) , kể lại
chuyện một nước chia ba trong gần 100 năm của Trung Quốc
( 180 - 280 - cuối triều nhà Hán ). Đó là cuộc phân tranh giữa 3
tập đoàn phong kiến : Ngô - Thục - Nguỵ. Tác phẩm có giá trị to
lớn về nội dung lẫn nghệ thuật . Là bộ tiểu thuyết nổi tiếng trên
thế giới.( được chuyển thành phim chiếu rộng rãi trên thế giới )
- Đoạn trích: Kể lại sự hiểu nhầm của Trương Phi đối với Quan
Công sau khi 3 anh em Lưu Quan Trương bị thất tán.
II. Đọc hiểu chi tiết:
1. Tóm tắt - chia bố cục:
- Đoạn 1: Nghi ngờ càng tănggiải ngi nan giải.
- Đoạn 2: Chém Sái Dương - Hồi trống giải ngi.
2. Hình tượng nhân vật trương Phi:

- Ngoại hình: Mình cao tám thước, đầu báo, mắt tròn, râu hùm
hàm én, tiếng như sấm động.
- Tính cách qua đoạn trích:
+ Tin tức chưa rõ mà vội kết luận Quan công bội nghĩa:Nóng
nảy, bộc trực. ( 10 động từ -> Chứa đựng sự tức giận, sức nổ
bên trong -> Ý vị của truyện Tam quốc.)
+ Một mực giữ quan điểm, đòi giết Quan Vũ trước những lời
thanh minh trần tình của Quan Công, Tôn Càn, 2 phu nhân xưng
hô như với kẻ thù, ngang hàng, buộc tội thật khó chối cãi: Cố
chấp -> Mâu thuẫn càng tăng. Trương phi càng tin vào điều mình
nghĩ .
+ Sái Dương ngẫu nhiên xuất hiện: Thực chất là sự sắp đặt của
nhà văn làm cho kịch tính càng tăng vì quan điểm của Trương
Phi như được kiểm chứng, đồng thời, góp phần vào việc giải nghi
cho Quan Vũ -> ý vị của Tam quốc.
- Thái độ, tính cách của
Trương Phi khi đầu Sái
Dương rơi?
- Hành động khóc lạy anh ?
- Em biết gì về ngoại hình ?
- Đánh giá kq về ý nghiã của
quan thứ 6 này ?
+ Đầu Sái Dương rơi nhưng Trương Phi vẫn còn nghi ngờ, Phi
hỏi kỹ tên lính bị bắt chuyện ở Hứa Đô ( nhân chứng khách
quan ) rồi mới tin -> Thận trọng và tinh tế khôn ngoan.
+ Hành động khóc lạy Vân Trường : Khiêm tốn, nhận lỗi
chân thành.
=> Đoạn trích hiện lên hình ảnh tuyệt đẹp, dũng cảm cương trực,
trung nghĩa, nóng nảy thô lỗ mà tính tế phục thiện của hổ tướng
Trương Phi

3. Hình tượng nhân vật Quan Vũ:
- Ngoại hình: Mặt đỏ, râu dài, tay cầm long đao, cưỡi ngựa xích
thố...
- Cổ thành là cửa quan thứ sáu - cửa quan thử thách lòng trung
nghĩa không thể vượt qua bằng thanh long đao yển nguyệt.
- Tính cách:
- Việc thanh minh thể hiện
tính cách gì ?
- Tại sao Quan Vũ nhận lời
chém đầu Sái Dương ?
- Nhận xét về nghệ thuật
miêu tả hồi trống ?
- Rút ra vai trò và ý nghĩa ?
+ Khi bị hiểu lầm chịu nhẫn nhịn thanh minh.
+ Chém đầu Sái Dương là cách thanh minh và giải nghi tốt
nhất, hiệu quả nhất ( nói không bằng làm) và càng thể hiện lòng
trung nghĩa của Quan Vũ.
=> Đoạn trích thể hiện Quan Vũ là một người trung dũng giàu
nghĩa khí như một người - thần.
4. Âm vang hồi trống Cổ Thành:
- Nghệ thuật miêu tả: Ngắn gọn, cô đọng, không thể bỏ qua.
- Vai trò và ý nghĩa :
+ Tạo nên không khí hào hùng chiến trận cho Tam quốc.
+ Giải nghi cho Trương Phi và minh oan cho Quan Vũ.
+ Giúp thể hiện tính nóng nảy của trương Phi và tính cương
trực, trung nghĩa cũng như sự dũng cảm của Quan Vũ.
+ Hồi trống của thách thức và đoàn tụ, giúp toả sáng tình anh
em chung lý tưởng.
+ Khép lại của quan thứ 6 và mở ra của quan thứ 7 trên đường
Quan Vũ tìm anh.

( Ghi nhớ: Xem sách )
4. Dặn dò: Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
( Trích Chinh phụ ngân - Đặng Trần Côn, Dịch nôm: Đoàn Thị Điểm ? )
79 - 80 --------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được được nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong hoàn cảnh cô
đơn, chia lìa đôi lứa và hiểu được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi qua đoạn trích.
- Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm qua đoạn trích.
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm ; kết hợp với
các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Hướng dẫn đọc hiểu
H.động của GV và HS Nội dung cần đạt
- HS đọc Tiểu dẫn.
- GV hỏi: Nội dung chính
phần tiểu dẫn? Tóm tắt từng
ý?
- HS trả lời.
- HS gạch chân các ý chính
trong SGK.
- HS đọc văn bản.
- Hs xác định bố cục dưới sự
gợi ý của GV.

I . Tiểu dẫn:
- Tác giả: Sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ 18. Người làng Nhân
Mục - Hà Nội.
- Tác phẩm: Gồm 478 câu được làm theo thể trường đoản cú. Có
cảm hứng nhân đạo , nội dung chính là oán ghét chiến tranh
phong kiến và thể hiện tâm trạng khao khát hạnh phúc lứa đôi.
- Bản dịch và dịch giả: Có nhiều bản dịch nhưng bản hiện hành
được dịch theo thể song thất lục bát là hay hơn cả. Về dịch giả có
nhiều ý kiến khác nhau ( Phan Huy Ích / Đoàn Thị Điểm )
- Đoạn trích : Viết về tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ
phải sống cô đơn buồn khổ trong thời gian dài ...
II. Đọc hiểu chi tiết:
1. Diễn biến tâm trạng của người chinh phụ ( Bố cục ):
- 16 câu đầu: Tình cảnh lẻ loi và nỗi cô đơn.
- 8 câu cuối: Lòng nhớ thương chồng - khát khao hạnh phúc.
- GV hỏi: các thủ pháp nghệ
thuật nào được tác giả sử
dụng? HS nêu và rút ra hiệu
quả nghệ thuật.
* Cô đơn - buồn rầu - đau xót - nhớ thương - khao khát - cô
đơn.
2. Tình cảnh lẻ loi và nỗi cô đơn:
- Những động tác buông rèm, cuốn rèm lặp đi lặp lai không mục
đích, vô nghĩa => Tâm trạng cô đơn, lẻ loi không biết san sẻ cùng
ai.
- Điệp ngữ bắc cầu: => Tâm trạng buồn triền miên, kéo dài lê thê
không dứt theo thời gian và không gian. Kết hợp với câu hỏi tu từ
=> Khắc khoải đợi chờ day dứt không nguôi.
- Hình ảnh hoa đèn - với bóng => cô đơn lẻ loi.
- Hoa đèn - gà gáy => Sự thao thức, trăn trở không ngủ.

- Nghệ thuật so sánh: Khắc giờ như niên, mối sầu như miền biển
xa => Sự chờ đợi buồn sầu triền miên vô tận.
- Điệp từ “gượng” => Mọi thú vui, trang điểm trở nên miễm
cưỡng, gượng gạo mất hết ý vị.
=> Ngôn ngữ tượng trưng, ước lệ diễn tả chân thật hoàn cảnh
lẻ loi và tâm trạng cô đơn buồn tẻ của người chinh phụ =>
Tấm lòng cảm thông chia sẻ của tác giả.
- GV hỏi: các thủ pháp nghệ
thuật nào được tác giả sử
dụng? HS nêu và rút ra hiệu
quả nghệ thuật.
-GV: Yêu cầu HS khái quát
về nghệ thuật.
- GV: Yêu cầu HS rút ra giá
trị tư tưởng
3. Nỗi nhớ và khao khát hạnh phúc.
- Khao khát gửi niềm thương nỗi nhớ đến chồng “ nghìn vàng”-
Ngôn ngữ ước lệ chỉ không gian vô tận => Thể hiện sự xa cách
vừa so sánh để bày tỏ nỗi nhớ không nguôi, không tính được của
người chinh phụ.
- Khái quát về mối quan hệ giữa ngoại cảnh với con người. (Liên
hệ Nguyễn Du )
=> Đoạn thơ chuyển sang độc thoại nội tâm trực tiếp diễn tả
nỗi lòng của người chinh phụ.
4. Vài nét về nghệ thuật:
- Ngôn ngữ tượng trưng, ước lệ.
- Điệp từ, điệp ngữ bắt cầu.
- Sử dụng linh hoạt biện pháp so sánh, ẩn dụ.
5. Ý nghĩa tư tưởng:
- Thể hiện sự đồng cảm và thái độ chia sẻ cuả tác giả với nỗi cô

đơn và khao khát hạnh phúc của người chinh phụ.
- Gián tiếp lên án chiến tranh phong kiến gây nên những bi kịch
tinh thần cho con người.
=> Tư tuởng nhân đạo
6. Tổng kết - ghi nhớ:
( Ghi nhớ: Xem sách )
4. Dặn dò: Soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
81---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm được cách lập dàn ý bài văn nghị luận.
- Lập được dàn ý bài văn nghị luận.
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gơi tìm ; kết hợp với
các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi theo nhóm.
IV. Tiến trình lên lớp.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×