Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Công tác xã hội cá nhân đối với người nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh – giáo dục lao động xã hội số i hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.72 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN TRIỆU

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI
NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM
CÔNG CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC LAO ĐỘNG
XÃ HỘI SỐ I HÀ NỘI

Chuyên ngành : Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI,
1 2017


Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa
học Xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN HỮU CHÍ

Phản biện 1: ..........................................................................
Phản biện 2: ..........................................................................

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp
tại: Học viện Khoa học xã hội, hồi ...... ,ngày .... tháng..... năm 2017



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội
2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nhiều năm gần đây, khi nền kinh tế nước ta ngày càng
phát triển, đời sống của nhân dân cũng được nâng cao thì tình trạng
nghiện hút, tiêm chích, buôn bán và tổ chức sử dụng ma tuý trái phép
cũng ngày càng diễn ra và có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ với
những hình thức và quy mô khác nhau. Ma tuý đã ập đến và len lỏi
đến từng gia đình, trường học, công sở… gây ảnh hưởng xấu đến sức
khoẻ của bản thân, làm mất an toàn xã hội, băng hoại, tha hoá truyền
thống đạo đức,làm khánh kiệt phá vỡ biết bao hạnh phúc gia đình, từ
đó trở thành gánh nặng cho xã hội. Ma tuý và hậu quả không bao giờ
lường trước của nó đã đến và đe doạ biết bao nhiêu tính mạng, chúng
ta, những người công dân trong cùng một cộng đồng hãy cùng chung
tay và nỗ lực nhiều hơn nữa để ngăn chặn, tiến tới loại trừ thảm hoạ
ma tuý ra khỏi cuộc sống của con người. Ở nước ta tình trạng này
đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
Công tác xã hội ở nước ta hiện nay đã trở thành một nghề.
Trong công tác trợ giúp điều trị nghiện, đặc biệt là nghiện ma túy rất
cần có những can thiệp mang tính chuyên môn với sự trợ giúp của
các nhân viên công tác xã hội thông qua chức năng tham vấn, giáo
dục, biện hộ, kết nối nguồn lực… giúp người nghiện ma túy và gia
đình, cộng đồng được tăng cường kiến thức, năng lực, thay đổi suy
nghĩ từ đó tiến tới thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Trước yêu
cầu trên, việc đào tạo đội ngũ cán bộ công tác xã hội giỏi về chuyên


1


môn, vững về kiến thức, có tâm huyết với nghề để làm việc với người
nghiện là rất cần thiết.
Từ những lý do trên tác giả đã chọn đề tài “Công tác xã
hội cá nhân đối với người nghiện ma túy từ thực tiễn Trung tâm
Chữa bệnh – Giáo dục lao động xã hội số I Hà Nội” là cần thiết
cả về cơ sở lý luận và thực tiễn
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về công tác xã
hội cá nhân với vấn đề nghiện ma tuý
Nghiên cứu của tác giả Copello.A và Orford.J (2002) đã tiến
hành nghiên cứu với các thành viên gia đình tại Anh, Mê hi cô, Úc
và Ý có người nghiện ma túy. Nghiên cứu này ước tính số gia đình
có người nghiện ma túy nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước nhưng
thường thất bại. ồng thời, xem xét các mối đe dọa đến bản thân và
gia đình người nghiện, gồm cảm xúc, xã hội, tài chính.
ối với đề tài này tác giả tham khảo từ các nghiên cứu trên
đây trong vấn đề can thiệp với thân chủ của mình, kết nối các nguồn
lực và đề cao vai trò trợ giúp của gia đình, vai trò của nhân viên công
tác xã hội trong quá trình can thiệp với thân chủ.
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về công tác xã hội
cá nhân với vấn đề nghiện ma tuý
Như vậy, kế thừa các nghiên cứu về công tác xã hội với các
vấn đề liên quan tới người nghiện ma túy trên thế giới và ở Việt Nam
cho thấy: Vấn đề cai nghiện ma túy và công tác xã hội với người cai
nghiện ma túy vẫn đang được quan tâm và cần có nhiều những
2



nghiên cứu để góp phần giảm nguy cơ gia tăng người nghiện ma túy
nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, đề tài luận văn mà tôi lựa
chọn sẽ kế thừa, chọn lọc từ các thành tựu đã có, để tiếp tục đi sâu
nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về công tác xã hội cá
nhân trong trợ giúp người nghiện ma túy góp phần đưa ra một số biện
pháp nâng cao hiệu của hoạt động trợ giúp công tác xã hội cá nhân
nhân trong hỗ trợ người nghiện ma túy.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Xác định cơ sở lí luận về công tác xã hội cá nhân trong việc
hỗ trợ người nghiện ma túy, phân tích thực trạng công tác xã hội cá
nhân trong việc hỗ trợ người nghiện ma túy, ứng dụng phương
pháp công tác xã hội cá nhân vào trợ giúp 01 ca người nghiện ma
túy. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị giúp cho hoạt động công
tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người nghiện ma túy Trung
tâm Chữa bệnh – Giáo dục lao động xã hội số I Hà Nội đạt được
hiệu quả cao hơn.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lý luận về công tác xã hội cá nhân trong
việc hỗ trợ người nghiện ma túy .
- Phân tích thực trạng của hoạt động công tác xã hội cá nhân
trong việc hỗ trợ người nghiện ma túy Trung tâm Chữa bệnh –
Giáo dục lao động xã hội số I Hà Nội.

3


- Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân vào trợ

giúp 01 ca người nghiện ma túy.
-

ề xuất một số kiến nghị giúp cho hoạt động công tác xã

hội đối với người nghiện ma túy đạt được hiệu quả cao hơn.
4. Đối tương và phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
ề tài sẽ tiến hành nghiên cứu trên các khách thể sau : Nhân
viên công tác xã hội ; người nghiện ma túy; gia đình người nghiện
ma túy; bạn bè người nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh –
Giáo dục lao động xã hội số I Hà Nội.
4.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 09 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017
4.3. Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Chữa bệnh –
Giáo dục lao động xã hội số I Hà Nội.
4.4. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Các hoạt động CTXH và hệ thống dịch vụ CTXH đối với
người nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục lao
động xã hội số I Hà Nội.
- ề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu qủa của công
tác xã hội cá nhân đối với người nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa
bệnh – Giáo dục lao động xã hội số I Hà Nội.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này tôi chủ yếu sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
4



5.1 Phương pháp phân tích tài liệu
ây là phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.

ề tài có sử dụng một số tài liệu như Luật, Nghị định,

chính sách, sách, báo, thông tin trên Internet, các kết quả nghiên cứu
có liên quan đến đề tài.
5.2 Phương pháp quan sát
Quan sát những thay đổi của người nghiện ma túy trước và
sau khi có sự can thiệp, hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội.
5.3 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực tâm
lý, giáo dục, y tế, công tác xã hội về những vấn đề liên quan đến việc
trợ giúp người nghiện ma túy.
5.4 Phương pháp thực nghiệm
Vận dụng những lý thuyết, kỹ năng và xây dựng mô hình giải
quyết vấn đề của thân chủ bằng cách sử dụng các phương pháp
CTXH mà nền tảng là phương pháp CTXH với cá nhân.
5.5. Phương pháp phỏng vấn sâu
ề tài tiến hành phỏng vấn sâu đối với người nghiện ma túy,
giáo viên, bác sĩ, chuyên gia tâm lý, nhân viên công tác xã hội,...
6. Cơ cấu của luận văn
6.1 Về mặt lý luận
Nghiên cứu sẽ xác định khung lý thuyết nghiên cứu CTXH
cá nhân trong trợ giúp người nghiện ma túy như: Các khái niệm;
nhiệm vụ cơ bản của công tác xã hội trong trợ giúp người nghiện ma
túy; các đặc điểm cơ bản của CTXH cá nhân trong trợ giúp người
5



nghiện ma túy. Kết quả nghiên cứu lí luận của luận văn sẽ góp phần
làm phong phú thêm lí luận cơ bản của công tác xã hội cá nhân trong
trợ giúp người nghiện ma túy.
6.2 Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp nâng cao nhận thức của xã hội,
cộng đồng về vai trò của nghề CTXH, các nhân viên CTXH, cũng
như vai trò của hệ thống cung cấp dịch vụ CTXH trong hoạt động trợ
giúp người nghiện ma túy
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị,
Danh mục tài liệu tham khảo; Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội cá nhân trong
trợ giúp người nghiện ma túy.
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp
người nghiện ma túy từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục
lao động xã hội số I Hà Nội.
Chương 3: : Một số giải pháp thực hiện nâng cao hiệu quả
công tác xã hội cá nhân đối với người nghiện ma túy tại Trung tâm
Chữa bệnh – Giáo dục lao động xã hội số I Hà Nội.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ
NHÂN TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY
1.1. Lí luận về công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp đối với
người nghiện ma túy
1.1.1. Công tác xã hội
6


1.1.1.1. Khái niệm công tác xã hội

Công tác xã hội là một ngành khoa học, một nghề chuyên môn
ứng dụng trong hệ thống an sinh xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới
từ gần một thế kỷ nay. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi nền
văn hoá khác nhau, sự phát triển công tác xã hội không đồng đều thì
CTXH được hiểu và định nghĩa khác nhau. Dưới đây là một số định
nghĩa về CTXH.
1.1.1.2. Khái niệm nhân viên công tác xã hội
Nhân viên xã hội (Social worker) được Hiệp hội các nhà Công
tác xã hội chuyên nghiệp Quốc tế - IASW định nghĩa: “Nhân viên xã
hội là người được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng trong
công tác xã hội, họ có nhiệm vụ:
1.1.2. Công tác xã hội với người nghiện ma túy
1.1.2.1. Khái niệm ông tác xã hội với người nghiện ma t y
CTXH với người nghiện ma túy là hoạt động chuyên nghiệp
trong lĩnh vực CTXH mà ở đó NVCTXH sử dụng kiến thức, kỹ năng,
phương pháp chuyên môn nhằm trợ giúp người nghiện ma túy nâng
cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường thực hiện chức năng xã
hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực
và dịch vụ liên quan tới việc đảm bảo thực hiện các quyền, nghĩa vụ
cơ bản của người nghiện ma túy.
ể trợ giúp người nghiện ma túy có thể lựa chọn một hoặc
thực hiện đồng bộ nhiều hoạt động để hỗ trợ và giúp đỡ thân chủ đối
phó với khó khăn đang gặp phải. Bao gồm các nội dung chính sau:
Tham vấn cho người nghiện ma túy:
7


Tư vấn cho người nghiện
Sinh hoạt nhóm đồng đẳng, các CLB tự giúp:
Dự phòng tái nghiện:

Đánh giá nhu cầu, cùng xây dựng kế hoạch trợ giúp:
Vận động, kết nối, giới thiệu nguồn lực dịch vụ trợ giúp trong xã
hội
Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức:
1.1.3. Công tác xã hội cá nhân trong trợ gi p người nghiện ma
túy
1.1.3.1. Khái niệm công tác xã hội cá nhân
1.1.3.2. Khái niệm công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người
nghiện ma túy
1.1.3.3. Nhiệm vụ của công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người
nghiện ma túy
*Kết nối dịch vụ: Tạo mối quan hệ giữa thân chủ và gia đình họ
với các cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ cho người
nghiện ma túy.
* Điều phối:

iều phối là một trong những nhiệm vụ trọng tâm

trong quản lý trường hợp. Vì mục tiêu của quản lý trường hợp là làm
thế nào giúp thân chủ tiếp cận được các nguồn lực trong cộng đồng
có hiệu quả, điều này phụ thuộc nhiều vào khả năng điều tiết các
nguồn lực của nhân viên xã hội.
*Vận động: Trong vai trò này, nhân viên quản lý trường hợp sẽ thực
hiện các hoạt động nhằm vận động và thu hút sự tham gia của thân
chủ, các thành viên trong gia đình, người thân, các cơ quan tổ chức
8


liên quan, v.v. tham gia vào tiến trình hỗ trợ thân chủ. Vận động thân
chủ tham gia vào tiến trình:

Truyền thông: là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu
tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau,
chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được
truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông
tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận.
Biện hộ: Theo Hiệp hội công tác xã hội (2000), biện hộ là hoạt động
thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, đặc biệt là đối với những người
yếu thế; nhằm thúc đẩy công bằng xã hội cho tất cả mọi người đặc
biệt là người yếu thế trong cộng đồng.
Giám sát: Theo Tiến sĩ Bartle (2002), giám sát là sự quan sát thường
xuyên và ghi lại các hoạt động diễn ra trong tiến trình thực hiện một
dự án hay một chương trình.Xác định các vấn đề khó khăn của thân
chủ trong việc sử dụng dịch vụ (Cả khách quan là từ phía cơ sở cung
cấp dịch vụ, xã hội và chủ quan là từ phía thân chủ và gia đình) và
tìm kiếm các giải pháp để vượt qua.
Về kiến thức:
• Dịch vụ Trực tiếp
*Dịch vụ Phối hợp:
- Về kỹ năng:
- Về thái độ:
- Nguyên tắc Chấp nhận thân chủ: Thân chủ phục vụ của
ngành công tác xã hội là con người, đặc biệt là nhóm người yếu thế,
nhóm người có hoàn cảnh và nhu cầu cơ bản chưa được đáp ứng.
9


- Nguyên tắc Cá thể hóa: Con người có những nhu cầu cơ
bản giống nhau, nhưng mỗi người do hoàn cảnh khác nhau, mỗi
người lại có những tính cách khác nhau và những mong muốn
nguyện vọng không giống nhau.

- Nguyên tắc bảo mật thông tin cho thân chủ: Bảo mật thông
tin là một trong những nguyên tắc cơ bản của ngành công tác xã hội
nói chung và CTXH cá nhân nói riêng. - Nguyên tắc dịch vụ toàn
diện: Các dịch vụ toàn diện chỉ ra rằng tất cả những phạm trù dự
đoán trước được về cuộc sống của thân chủ bao gồm nhà ở, nghỉ
ngơi, giải trí, việc làm, tài chính, y tế/thuốc men, sức khoẻ tâm thần,
sức khoẻ tinh thần, v.v đều phải xem xét.
- Nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ: Mỗi cá
nhân có quyền quyết định về các vấn đề thuộc về cuộc đời, những
quyết định của người khác hướng dẫn họ nhưng không nên áp đặt
trên họ.
. Thực hiện nguyên tắc này cũng là cách mà nhân viên
CTXH giúp cho thân chủ trở nên tự tin, nâng cao khả năng đưa ra
quyết định đúng đắn trong cuộc sống.
- Nguyên tắc dịch vụ công bằng: Các dịch vụ cần có sự phối
hợp, gắn kết. Nếu không phối hợp với nhau có thể dẫn tới kết quả
một số nhu cầu được đáp ứng trùng lặp hoặc không thực sự cần thiết
bởi các tổ chức, trong khi đó các nhu cầu khác bị bỏ qua. Thực tế thì
việc sử dụng nhiều dịch vụ trùng nhau đôi khi còn làm hạn chế và có
tác động tiêu cực tới thân chủ trong quá trình điều trị nghiện ma túy.
- Nguyên tắc linh hoạt và kiên nhẫn: Việc xây dựng mối
10


quan hệ với thân chủ là người nghiện ma túy dựa trên thời gian biểu
của họ, tiếp xúc với họ cũng dựa vào địa điểm và thời gian phù hợp
với họ. Do vậy việc nói chuyện với thân chủ vào thời điểm họ đang
vội vàng mua ma túy là hoàn toàn không phù hợp.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội cá nhân trong trợ
giúp người nghiện ma tuý

1.2.1 Yếu tố thuộc về bản thân người nghiện ma túy
Người nghiện ma túy luôn ở trong tình trạng lệ thuộc vào ma
túy gây ra đồng thời cả sự lệ thuộc về thể chất và sự lệ thuộc về tâm
lý. Trong khi sự lệ thuộc về thể chất có thể được dễ dàng xóa bỏ
thông qua thời gian điều trị cắt cơn thì sự lệ thuộc về tâm lý lại vẫn
tồn tại ngay cả khi người nghiện ma túy đã dừng hoàn toàn hành vi
sử dụng ma túy sau nhiều năm. Sự lệ thuộc về tâm lý được thể hiện
chính bằng “cơn thèm nhớ”. Người nghiện ma túy vẫn có thể thấy
nhớ, thấy thèm những cảm giác do ma túy mang lại dù sau nhiều năm
ngừng sử dụng. Chính sự kiểm soát bản thân một cách hiệu quả giúp
người nghiện ma túy có thể đối phó và dễ dàng vượt qua những cơn
thèm nhớ ma túy bất chợt xuất hiện; lâu dài sẽ xóa bỏ được ham
muốn sử dụng ma túy, hình thành nên những hành vi mang tính lành
mạnh mới – hành vi không sử dụng ma túy. Tỷ lệ người nghiện ma
túy ở nam giới cao hơn nữ giới.
1.2.2 Yếu tố gia đình và môi trường sống của người nghiện ma túy
Gia đình đóng vai trò quan trọng trong sự quyết định hay đề
phòng việc sử dụng ma túy: Việc sử dụng ma túy của cha mẹ, tâm

11


bệnh lý của cha mẹ, các mốiquan hệ vợ chồng, các mối cha mẹ con
cái là những yếu tố phụ thuộc lẫn nhau.
1.2.3 Yếu tố chính quyền địa phương
ể thực hiện việc hỗ trợ người nghiện ma túy có hiệu quả ,
đòi hỏi chính quyền địa phương và các cấp, ngành phải phát huy sức
mạnh của cả hệ thống chính trị, với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt
của cấp ủy ảng, sự điều hành của chính quyền các cấp, sự tham gia
tích cực của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong công tác cai nghiện và

quản lý sau cai.
1.3. Cơ sở pháp lý thực hiện công tác xã hội cá nhân trong
trợ giúp người nghiện ma túy
Nhiều chủ chương, chính sách của

ảng và Nhà nước đã

được ban hành, đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp cho công
tác xã hội trợ giúp tốt nhất những người nghiện ma túy trong cai
nghiện và hòa nhập cộng đông cụ thể các văn bản mang tính
pháp lý:
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG TRỢ
GIÚP NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ TỪ THỰC TIỄN TRUNG
TÂM CHỮA BỆNH- GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
SỐ I HÀ NỘI
2.1. Khái quát chung về Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao
động xã hội số I Hà Nội
2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ
12


Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục lao động xã hội số I trực
thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội được thành lập
theo quyết định số 2743/Q -UB ngày 14/06/1988 của Ủy ban nhân
dân Thành phố Hà Nội; Trung tâm có trụ sở đóng tại xã Yên Bài,
huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 50 km
về phía Tây. Là đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có tài khoản
tại Kho bạc Nhà nước Thành phố Hà Nội và được sử dụng con dấu
riêng. Trung tâm chính thức đi vào hoạt động từ tháng 03/1997.

2.1.2 ơ cấu tổ chức
+ Ban Giám đốc

: 04 người

+ Phòng Tổ chức hành chính : 34 người
+ Phòng Quản lý giáo dục

: 36 người

+ Phòng Ytế phục hồi sức khỏe: 12 người
+ Phòng Bảo vệ

: 20 người

+ Phòng Dạy nghề - Lao động sản xuất: 20 người
2.1.3. Về học viên
+ Số lượng học viên: Hiện nay, trung tâm quản lý và tổ chức
cai chữa trị, quản lý sau cai và quản lý lưu trú cho trên 400 người
nghiện ma túy.

ối với học viên cai nghiện tự nguyện, tùy theo nhu

cầu của đối tượng và gia đình có thể ký kết hợp đồng chữa bệnh với
trung tâm trong thời gian từ 03 tháng trở lên.
ối tượng lưu trú tạm thời:

ây là những người nghiện ma

túy không có nơi cư trú ổn định được cơ quan công an bắt đưa vào

trung tâm trong thời gian chờ làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc. ối tượng này được trung tâm bố trí ở khu
13


vực riêng tách biệt với những học viên đang cai bắt buộc, cai tự
nguyện và quản lý sau cai.
2.2 Thực trạng công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người
nghiện ma túy tại trung tâm
2.2.1. Hoạt động tham vấn, tư vấn cho người nghiện ma t y về
các kiến thức trong điều trị nghiện ma t y; tiếp cận các chính
sách, dịch vụ hỗ trợ của Đảng và Nhà nước dành cho người
nghiện ma t y.
Cần phải phân biệt tư vấn không phải là điều trị tâm lý,(Liệu
pháp Tâm lý) mà tư vấn là một tiến trình tương tác, một cuộc đối
thoại giữa đối tượng, gia đình với nhân viên điều trị để nhằm mục
tiêu : Thấu hiểu tình trạng của đối tượngvà gia đình, cảm xúc, nhận
thức, hành vi qua đó thúc đẩy thành công người nghiện và gia đình
tham gia việc điều trị. Tư vấn giúp người nghiện ma túy nhận thức
được thực tại, nhấn mạnh vào yếu tố bình thường, từ đó sự trợ giúp
phục hồi và giúp cho họ tự tìm ra con đường họ phải đi.Với định
nghĩa như vậy, bất kể là ai có quan tâm đến người nghiện, thì đều
làm tư vấn được.
2.2.2 Biện hộ chính sách đối với việc đảm bảo quyền lợi của
người nghiện ma túy
Tại Trung tâm đã có những hoạt động trợ giúp người nghiện
ma túy có những hiểu biết về các chủ chương, chính sách và pháp
luật của ảng và Nhà nước dành cho người nghiện ma túy nói chung
và dành cho những người đang trị liệu cai nghiện ma túy nói riêng,
đại diện quyền lợi cho người nghiện ma túy và gia đình người nghiện

14


ma túy khi không được thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ. Kết
quả tìm hiểu về mức độ thực hiện các hoạt động biện hộ chính sách
đối với việc đảm bảo quyền lợi của người nghiện ma túy khi đang trị
liệu cai nghiện về y tế và chính sách hỗ trợ tài chính được chúng tôi
có phỏng vấn sâu người nhà người nghiện ma túy .
2.2.3. Đánh giá nhu cầu, cùng xây dựng kế hoạch trợ giúp người
nghiện ma túy
Tóm lại việc thực hiện hoạt động đánh giá nhu cầu và xây
dựng kế hoạch trợ giúp của Trung tâm đối với các học viên cai
nghiện đã được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, để đạt được hiệu
quả một cách tốt nhất các cán bộ trong trung tâm cần thấu cảm hơn
với các học viên, quan tâm tới đời sống cá nhân của họ, thay đổi nhận
thức trước khi thay đổi hành vi của họ. iều đó sẽ mang lại hiệu quả
cao nhất trong quá trình cai nghiện và tránh tái nghiện sau này.
2.2.4. Vận động, kết nối, giới thiệu nguồn lực dịch vụ trợ giúp
trong xã hội
Trung tâm đã có rất nhiều hoạt động vận động, kết nối, giới
thiệu nguồn lực dịch vụ trợ giúp trong xã hội cho người nghiện ma
túy đã được thực hiện song chưa được thực hiện một cách thường
xuyên. Trong đó, các hoạt động mà Trung tâm đã thực hiện bao gồm:
Phối hợp với các tổ chức như: các cơ quan, ban ngành; các Câu lạc
bộ “đồng đẳng”; các cá nhân, các tổ chức, đoàn thể và chính quyền
các cấp.
2.2.5. Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức
15



ánh giá kết quả hoạt động truyền thông, giáo dục cộng đồng
được dựa trên đánh giá việc truyền thông trong vấn đề nâng cao nhận
thức của người dân và cả gia đình có người nghiện ma túy, người
nghiện ma túy về ý nghĩa chiến lược của việc trợ giúp người nghiện
ma túy trong trị liệu cai nghiện và hòa nhập cộng đồng sau cai hiện
nay. Một số hoạt động nổi bật của
2.3 Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong trợ
giúp 01 ca người nghiện ma túy đang điều trị tại Trung tâm
2.3.1. Lý do ứng dụng công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp
người nghiện ma t y đang trị liệu nghiện
Việc chia sẻ thông tin của thân chủ về vấn đề sẽ dễ dàng
hơn; Khích lệ được sự tham gia của thân chủ vào tiến trình can
thiệp, thực hiện kế hoạch; Tìm kiếm và kết nối nguồn lực sẽ
được tập trung nhiều hơn. Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp
CTXH khác để hỗ trợ giải quyết vấn đề.
2.3.2. Tiến trình công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người
nghiện ma t y đang trị liệu nghiện
Khái niệm tiến trình công tác xã hội
Tiến trình công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người
nghiện ma túy trong trị liệu nghiện
Gồm những nội dung chính sau:
Tiếp cận thân chủ: Hoàn cảnh nào nhân viên xã hội và thân
chủ gặp nhau. Nhận diện vấn đề: Vấn đề của thân chủ là gì: tâm lý, học
tập, giao tiếp…Thu thập thông tin: thu thập thông tin từ thân chủ, gia
đình, cộng đồng.

ánh giá chẩn đoán: vấn đề thực sự của thân
16



chủ là gì, những yếu tố liên quan trong vấn đề của thân chủ.
Lên kế hoạch giải quyết vấn đề: mục đích của việc lập

-

kế hoạch, các giải pháp thực thi, thứ tự ưu tiên cho các giải pháp,
các yếu tố khác như thời gian, địa điểm, tài chính. Thực hiện kế
hoạch can thiệp: các hoạt động tham vấn, biện hộ, kết nối…
Lượng giá: đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch có

-

đạt mục tiêu đề ra không; Ghi chép, tổng hợp, rút kinh nghiệm;
tiếp tục hỗ trợ hay rút lui.
* Nhận diện vấn đề của thân chủ
Giai đoạn 2: Đánh giá và lập kế hoạch giúp đỡ.
* Đánh giá vấn đề
* Mục tiêu can thiệp
Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc
* Việc thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề
- Thời gian:
ảm bảo về tiến độ thời gian kế hoạch đã đề ra.
- Về mặt nội dung:
+)

ối với thân chủ:

NNC và thân chủ cùng nhau thực hiện các kế hoạch đề ra:
 Cùng thân chủ nhìn nhận vấn đề chính dẫn tới nghiện ma
túy và những yếu tố gây nên sự dễ dàng bỏ cuộc của thân chủ.

 Cùng thân chủ lên kế hoạch trị liệu tích cực và giám sát
thân chủ trong quá trình tham gia các lớp học giáo dục, các buổi
trị liệu và hồi phục thể trạng.
+)

ối với gia đình:
17


 Vận động sự ủng hộ giúp đỡ của gia đình về mặt thời
gian, quan tâm tạo cho B cảm giác an tâm trong điều trị.
 Phân tích, bàn bạc với gia đình cách ủng hộ B về tinh
thần.
 Tác động vào gia đình: Gia đình sẽ là người động viên
giúp đỡ, giám sát thân chủ tiếp tục thực hiện kế hoạch, giúp thân
chủ có được sự thay đổ
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI
NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CHỮA
BỆNH- GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI SỐ 1 HÀ NỘI
3.1 Các giải pháp thực hiện công tác xã hội cá nhân trong trợ
giúp người nghiện ma túy từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnhGiáo dục lao động xã hội số1 Hà Nội
3.1.1. Các dịch vụ chăm sóc, trợ giúp
Nghiện ma túy là một căn bệnh của não bộ nhưng không chỉ
có thế, đây là căn bệnh chịu sự tác động của nhiều yếu tố.

ó là các

yếu tố về mặt sinh học của cá nhân người sử dụng (độ tuổi, sức khoẻ

thể chất, tâm thần, yếu tố về gen...), các yếu tố về môi trường (địa
bàn sinh sống, các mối quan hệ gia đình, xã hội...) và các yếu tố
thuộc về bản thân chất gây nghiện (loại ma tuý sử dụng, độ tinh
khiết, đường dùng, dạng bào chế...)
Như vậy, để điều trị cho người nghiện ma túy thì các can
thiệp phải tổng thể, ngoài các can thiệp về mặt y tế nhằm hỗ trợ cắt
18


cơn nghiện hay điều trị duy trì thì các can thiệp hỗ trợ về mặt tâm lý
xã hội cũng vô cùng quan trọng.
3.1.2. Tăng cường vai trò của nhân viên công tác xã hội trong công
tác xã hội cá nhân đối với người nghiện ma túy
Nhân viên CTXH phải thể hiện rõ vai trò của mình, áp dụng
hết năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tình yêu thương, tinh thần trách
nhiệm với các giá trị đạo đức nghề nghiệp của một nhà CTXH. Bên
cạnh việc hỗ trợ trực tiếp cho NNMT nhân viênCTXH cẫn nhận thức
rõ được vai trò quan trọng của gia đình, người thân và các môi trường
khác liên quan đến NNMT.
Đối với gia đình người nghiện:
- Nhân viên CTXH cần cung cấp kiến thức về ma túy, cách
thức chăm sóc hỗ trợ NNMT. Tham vấn gia đình có NNMT để họ
vượt qua khó khăn và cùng hợp tác, hỗ trợ người nghiện trước, trong
và sau khi cai nghiện
- Tập huấn những kỹ năng chăm sóc sức khỏe, tâm lý tình
cảm cho thành viên gia đình để họ để họ cùng tham gia vào quá trình
giúp đỡ NNMT
- Giúp gia đình chuẩn bị tâm thế đón nhận và hỗ trợ NNMT
hồi gia, tái hòa nhập cộng đồng
Đối với cộng đồng:

Đối với xã hội:
Vẵng gia:
Nhân viên CTXH là cầu nối giúp người nghiện ma túy có
công ăn việc làm: NNMT có hòa nhập được cộng đồng hay không thì
19


việc làm ổn định là điều quan trọng nhất nhân viên CTXH rất cần
thiết hỗ trợ NNMT tìm việc làm bằng cách giới thiệu đi học nghề,
liên lạc với những mối quan hệ để tạo niềm tin và hỗ trợ NNMT có
việc làm ổn định. Nếu NNMt có việc làm ổn định trong môi trường
tốt thì ngăn chặn được khả năng tái nghiện
Để làm được những điều trên thì nhân viên CTXH cần phải chú ý:
3.1.3. Xây dựng quy trình nghiệp vụ CTXH cá nhân
trong trợ giúp cho người nghiện ma túy
Trước khi hỗ trợ can thiệp cho người nghiện ma túy nhân viên CTXH
cần nhận định rõ các vấn đề của NNMT như sau:
- Mức độ nghiện: chất gì? Từ bao giờ? Liều dùng? Cách
dung? Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nghiện
- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, tình hình kinh tế, quan hệ
trong gia đình và sự quan tâm của gia đình
- Tìm hiểu nhu cầu đặc biệt của đối tượng: các khó khăn mà
NNMT gặp phải. Trình độ hiểu biết về ma túy của NNMT và gia
đình họ. NNMT và gia đình có muốn cai nghiện không
- Nghề nghiệp và khả năng tạo lập kinh tế
- Tình trạng sức khỏe, tuổi, các rối loạn nhân cách, các bệnh
kết hợp, các hành vi phạm tội
Tiến trình và kỹ thuật với NNMT phải trải qua 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Chế ngự sự vật vã, tạo sự năng động, thiết lập mục
tiêu cho cá nhân

Mục tiêu ngắn hạn:
Mục tiêu dài hạn:
20


Sử dụng kỹ thuật tự hướng dẫn:
Giai đoạn 2: giải quyết mâu thuẫn cá nhân và có tăng cường
khả năng tâm lý xã hội
Mâu thuẫn của người nghiện ma túy là mặc cảm sự sa sút sai
lệnh của mình muốn từ bỏ ma túy nhưng không bỏ được vì ngoài sự
lệ thuộc ( ma túy) cơ thể sinh học. Họ còn vô số bế tắc trước mắt,
càng bế tắc họ càng nghĩ đến ma túy với họ khi đưa ma túy vào cơ
thể giúp họ quên hết tất cả phiền muộn và trở nên lạc quan yêu đời
hơn. Luôn xuất hiện 2 suy nghĩ mâu thuẫn nhau: bỏ ma túy nhưng sợ
thiếu nó, sợ hụt hẫng, rồi buồn chán và sử dụng lại ma túy.
Sử dụng kỹ thuật nói đúng một cách khẳng định về mình:
nhân viên CTXH yêu cầu thân chủ nói ra những tiếng nói có trong
đầu họ về con đường dẫn họ đến với ma túy rồi từ đó lấy đi những
nguyên nhân, nhận thức sai lệch để thân chủ tư duy tốt hơn về vấn đề
của mình.
Sử dụng kỹ thuật “biến nguy thành an”: khi nhân viên
CTXH tìm được nguyên nhaanh khiến người nghiên ma túy(do tác
nhân bạn bè, thích đua đòi, buồn chán gia đình,tiền bạc….) Nhân
viên CTXH có thể sử dụng kỹ thuật này để biến những khúc mắc đó
thành thuận lợi để NNMT có thêm động lực để từ bỏ ma túy. Ví dụ
khi biết nguyên nhân buồn lòng chuyện gia đình ta có thể tác động
bằng cách phân tích cho thân chủ rằng nếu giải quyết được việc
nghiện ma túy sẽ có những thay đổi tích cực trong gia đình.
Sử dụng kỹ thuật độc thoại gay gắt: thân chủ tự biện hộ một
cách mạnh mẽ rồi mời người khác nghe và cho ý kiến xem lập luận

21


biện hộ có đủ mạnh và thuyết phục hay không. Sử dụng kỹ thuật này
để nhân viên CTXH có thể làm thay đổi các nhận thức của thân chủ,
tạo dựng niềm tin bằng cách thuyết phục về lý lẽ, lời nói. Tranh luận
trực tiếp sẽ giúp nhân viên CTXH nắm bắt rõ hơn về ý kiến của thân
chủ để từ đó giải thích và thuyết phục. Tuy nhiên phương pháp này
không dễ thực hiện và cần có kỹ năng
Giai đoạn 3: Phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa
sự trở lại với ma túy
+ Sử dụng kỹ thuật cải thiện quan hệ với người khác: thân
chủ cải thiện mối quan hệ với gia đình hay xã hội bằng cách thay đổi
suy nghĩ, phán đoán về người khác và ứng sử không đúng đắn của
bản thân
+ Sử dụng kỹ thuật liên tưởng/ khám phá có hướng dẫn: khi
làm việc với thân chủ nhân viên CTXH có thể sử dụng kỹ thuật này
để khiến NNMT hình thành được nhận thức, niềm tin vào cộng đồng,
xã hội.Nhân viên CTXH khuyến khích, hướng dẫn lời nói và tư duy
của thân chủ hướng đến niềm tin vào bản thân có thể làm được một
người công dân tốt cũng như niềm tin vào xã hội
+ Sử dụng kỹ thuật cường điệu và nghịch lý: Nhân viên công
tác xã hội có thể đẩy lên ý nghĩ thân chủ bị cô lập với xã hội và quay
trở lại con đường nghiện ma túy kèm theo những tác hại nghiêm
trọng để chính thân chủ có thể cân bằng được bản thân và tìm được
điều đúng đắn cho riêng mình

22



+ Sử dụng kỹ thuật đọc sách liệu pháp: đưa cho thân chủ một
số tài liệu về nghiện ma túy, tuyên truyền để thân chủ có thể củng cố
niềm tin.
Tóm lại, trong ba giai đoạn can thiệp với NNMT nhân viên
CTXH vừa phải kết hợp các kỹ thuật một cách linh hoạt lại vừa phải
kết hợp với y học- điều trị cai nghiện bằng thuốc cho người nghiện
thì mới có thể đạt được mục tiêu điều trị cho người nghiện.
1.1.4. Xây dựng nguyên tắc và chuẩn hóa công cụ đánh giá
Nguyên tắc 1: Tính sẵn có và tiếp cận được của vai nghiện lệ thuộc.
Khả năng tiếp cận, phân phối và các mối liên hệ về mặt địa lý.
Nguyên tắc thứ 2: Lập kế hoạc về sang lọc, đánh giá, chẩn đoán và
điều trị:
Sàng lọc là một thủ tục đánh giá hữu ích nhằm xác định các
cá nhân nào có hành vi sử dụng ma tuý nguy hiểm hoặc có hại,
những cá nhân nào bị lệ thuộc vào ma tuý cũng như các hành vi nguy
cơ có liên quan (truyền virút thông qua con đường dùng chung kim
tiêm và/hoặc hoạt động tình dục không an toàn, hành vi bạo lực tiềm
năng, nguy cơ tự tử). Có những công cụ tiêu chuẩn để đánh giá việc
sử dụng ma tuý và tính nghiêm trọng của hành vi này đối với một cá
nhân nhằm giúp xem xét mức độ can thiệp trợ giúp yêu cầu.
Nguyên tắc thứ 3: Điều trị cai nghiện lệ thuộc dựa trên bằng chứng
Nguyên tắc thứ 4 : Cai nghiện lệ thuộc, nhân quyền và nhân phẩm
của người bệnh
Nguyên tắc thứ 5: Định hương vào các phân nhóm và điều kiện đặc
biệt
23


×