Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Công tác xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm điều dưỡng người tâm thần tỉnh quảng nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.39 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ THỊ PHƢƠNG LINH

CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐÔI VỚI NGƢỜI TÂM THẦN
TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM ĐIỀU DƢỠNG
NGƢỜI TÂM THẦN TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2017


Công trình này được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội.

Người hướng dẫn khoa học: TS Tiêu Thị Minh Hƣờng

Phản biện 1: GS.TS. Bùi Thế Cường
Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Thị Xuân Mai

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ họp tại
Học viện Khoa học xã hội: Lúc ...... giờ........ ngày .....tháng .......năm........

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thƣ viện Học viện Khoa học xã hội



MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, công tác trợ giúp xã hội cho người khuyết
tật nói chung và người tâm thần, rối nhiễu tâm trí nói riêng đã được
Đảng, Nhà nước quan tâm đúng mức, đáp ứng được phần nào nhu cầu,
nguyện vọng trợ giúp của nhóm đặc thù này, góp phần thực hiện chính
sách an sinh xã hội tại các địa phương.
Hiện nay do nhiều biến cố xã hội nên người bị bệnh tâm thần, rối
nhiễu tâm trí ngày một tăng, theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh Quảng
Nam có khoảng hơn 8.000 người mắc bệnh tâm thần. Mặc dù Đảng và
Nhà nước ta đã có những chính sách trợ giúp với người khuyết tật tâm
thần và gia đình chăm sóc nuôi dưỡng. Tuy nhiên, các chính sách trợ
giúp chủ yếu là trợ giúp về vật chất với người tâm thần có hoàn cảnh
khó khăn, trong khi hiện nay nhu cầu, cần được hỗ trợ người tâm thần
không chỉ về mặt vật chất mà còn cần trợ giúp cả về tinh thần, phục
hồi chức năng để giúp họ ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng góp
phần bảo đảm an sinh xã hội .
CTXH trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam nói
chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng đang trong giai đoạn mới phát
triển nên đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác xã hội còn mỏng, chưa có
kinh nghiệm trợ giúp người tâm thần.Thực tế cho thấy tại tỉnh Quảng
Nam, công tác tư vấn, trị liệu tâm lý và phục hồi chức năng cho người
bị tâm thần, rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng chưa được triển khai thực
hiện rộng khắp mà chỉ mới tổ chức thí điểm tại một số xã, phường của
huyện, thành phố như sàng lọc, đánh giá phân loại đối tượng và can
thiệp sớm vớibệnh trầm cảm, cung cấp kỹ năng, kiến thức liên quan
đến chăm sóc, nuôi dưỡng người tâm thần cho gia đình và người chăm
sóc.... ..
1



Xuất phát từ những lý do trên, gắn với thực tế công tác của bản
thân, tôi chọn đề tài: “Công tác xã hội đối với người tâm thần từ thực
tiễn Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần Quảng Nam ” làm luận
văn thạc sĩ công tác xã hội. Luận văn sẽ nghiên cứu lý luận và đánh
giá thực trạng công tác xã hội với người tâm thần trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp nhằm hiệu quả hoạt động CTXH trong lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe tâm thần.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài
Nghiên cứu về vấn đề sức khỏe tâm thần theo cách tiếp cận Tâm
lý – Xã hội của Taylor và Brown, các tác giả đã tiếp cận việc can thiệp
các vấn đề sức khỏe tâm thần theo khía cạnh tâm lý xã hội để đưa ra
những lý giải và phương hướng can thiệp. Đây là cách tiếp cận hiện
đại trong mối quan hệ giữa 3 trụ cột là Tâm lý - Thể chất và Xã hội để
từ đó đưa ra cách giải quyết toàn diện.
Cohen đã đưa ra các phát hiện trong nghiên cứu về các tác nhân
gây ra vấn đề sức khỏe tâm thần - tập trung vào tác nhân căng thẳng
và các yếu tố hỗ trợ xã hội.
Trong các công trình của những học trò của V.N. Miaxishev:
R.A.Zatrepitski,V.K.Miager,B.Đ.Karvaxarxki,Iu.Ia. Tupitsin và
những người khác đều có một sự thống nhất biện chứng giữa các yếu
tố chủ quan và khách quan của sự xuất hiện và xung đột loạn thần
kinh chức năng. Sự phân tích theo quan điểm tâm lý học các mối quan
hệ đã bác bỏ quan điểm phân tích tâm lý; quan điểm này cho rằng
những dục vọng bản năng “ bịđè nén” là cơ sở của xung đột. Tính chất
kéo dài của stress cảm xúc và khả năng dung nạp stress thấp do rối
loạn khả năng phản ứng chung của người bệnh loạn thần kinh chức

2



năng cũng được nhấn mạnh (Gubatrev Iu.M. và các tác giả khác,
1976)
Tác giả V.M Bekhterev ( 1909) cũng cho rằng nhân tố gây ra bệnh
loạn thần kinh chức năng không chỉ là bản thân những hoàn cảnh của
cuộc sống, mà còn là sự tiếp nhận và thái độ của người bệnh với cuộc
sống những cái đó phù hợp với với cá tính và quan điểm sống của mỗi
người. Tác giả E.Kretschmer ( 1927) cho rằng những rung cảm dễ gây
ra những đặc trưng của nhân cách là then chốt và nhận xét rằng tích
cách và sự rung cảm then chốt phù hợp với nhau như chìa khóa với
ống khóa.
Nữa sau thế kỷ 19, tác giả Kraepelin (người Đức) một trong
những nhà tâm thần học lớn nhất thế giới. Ông đã có công đúc kết
những quy luật tiến triển lâm sàng chủ nhiều bệnh tâm thần chủ yếu,
đặc biệt đã phân loại các bệnh tâm thần thành những đơn thể riêng
biệt, tạo điều kiện nghiên cứu dễ dàng các bệnh tâm thần về các mặt
bệnh nguyên, bệnh sinh, tiên lượng, điều trị....
Nhà tâm thần học Nga xuất sắc Cocxacop đã phát triển và chứng
minh luận điểm cho rằng bệnh tâm thần là bệnh của bộ não và của
toàn bộ cơ thể. Và trên luận điểm này, Cocxacop đã giải thích các hiện
tượng nghi bệnh, loạn cảm giác bản thể vvv cũng kiên quyết bảo vệ và
thực hiện nguyên tắc phân loại bệnh trong tâm thần học, chính ông đã
tách ra một bệnh loạn thần do nghiện rượu và về sau được gọi là bệnh
loạn thần Cocxacop
2.2. Nghiên cứu trong nƣớc
Bộ tài liệu về sức khỏe tâm thần của Trường Đại học Lao độngXã hội (2013);
Một nghiên cứu được triển khai với sự hợp tác chuyên môn giữa
Trung tâm nghiên cứu đào tạo và phát triển cộng đồng và Cục Bảo trợ
3



xã hội đã có Báo cáo đánh giá thực trạng hệ thống chăm sóc sức khỏe
tâm thần thuộc quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Tác giả Hà Thị Thư đã trình bày một cách tổng quát nhất về công
tác xã hội với người khuyết tật, các mô hình hỗ trợ, các phương pháp
tiếp cận, các chương trình chính sách của nhà nước đối với người
khuyết tật, vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với người khuyết
tật, các kỹ năng làm việc với người khuyết tật;
Nghiên cứu về Nhu cầu đào tạo công tác xã hội của cán bộ trong
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, tác giả Nguyễn Trung Hải đã
mô tả về những thực trạng trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần tại
6 địa bàn là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bến Tre, Đà Nẵng, Phú Thọ,
Quảng Ninh;
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Vấn đề lý luận và thực trạng CTXH đối với người tâm thần từ
thực tiễn Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần tỉnh Quảng Nam
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối
với người tâm thần tại trung tâm và ngoài cộng đồng
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến công tác xã hội trong
chăm sóc sức khỏe người tâm thần; khái niệm; các đặc điểm, nhu cầu
của người tâm thần; quy trình CTXH với người tâm thần; các hoạt
động trợ giúp người tâm thần;
Đánh giá thực trạng công tác xã hội đối với người tâm thần tại
tỉnh Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần tỉnh Quảng Nam và các
yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội với người tâm thần
Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
công tác xã hội đối với người tâm thần

4


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Công tác xã hội đối với người tâm thần
4.2 Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Nội dung nghiên cứu : Nghiên cứu hoạt động công tác xã
hội đối với người tâm thần tại Trung tâm
4.2.2 Khách thể nghiên cứu: người bệnh đang được chăm sóc tại
Trung tâm đã thuyên giảm về bệnh;nhân viên chăm sóc, nhân viên
CTXH; cán bộ quản lý, chuyên gia CTXH; thân nhân người bệnh (
cha, mẹ, anh, chị..)
4.2.3. Địa bàn nghiên cứu: Trung tâm Điều dưỡng người tâm
thần Quảng Nam
4.2.4. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2015 đến năm 2017
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Phƣơng pháp luận
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để phân tích,
đánh giá các hoạt động công tác xã hội với người tâm thần.
5.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu:
5.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
5.2.3. Phương pháp quan sát
5.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu với các nhà
nghiên cứu, nhà khoa học, các trường đào tạo về công tác xã hội, sẽ
giúp cho người học có kiến thức về CTXH trong chăm sóc sức khỏe

tâm thần.
5


6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận văn cung cấp những thông tin cụ thể về thực
trạng công tác xã hội với người tâm thầntừ thực tiễn Trung tâm Điều
dưỡng người tâm thần tỉnh Quảng Nam; gợi mở một số giải pháp để
bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác xã hội với NTT.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các
phụ lục, nội dung đề tài luận văn gồm 03 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề Công tác xã hội đối với người tâm thần.
Chương 2: Thực trạng Công tác xã hội đối với người tâm thần từ
thực tiễn Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần Quảng Nam.
Chương 3: Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả Công tác xã hội
đối với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Điều dưỡng người tâm
thần Quảng Nam

6


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI TÂM THẦN
1.1. Lý luận về ngƣời tâm thần
1.1.1. Khái niệm bệnh tâm thần
Là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn mà gây nên
những biến đổi bất thường trong ý nghĩa, cảm xúc, hành vi, tác phong,
suy luận, ý thức người bệnh

Dưới góc độ y học:
Dưới góc độ xã hội:
Một số loại bệnh tâm thần khác:
Nguyên nhân bệnh tâm thần
Các nguyên nhân sinh học
Các nguyên nhân tâm lý cá nhân
Các nguyên nhân xã hội và môi trường
1.1.2. Khái niệm sức khỏe tâm thần
Sức khỏe tốt không chỉ có sức khỏe thể chất tốt mà cần phải có
một tinh thần khỏe khoắn. Tổ chức Y tế thế giới WHO đưa ra định
nghĩa về sức khoẻ tốt là “trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất,
tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ bao gồm tình trạng không có
bệnh hay thương tật”.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa về sức khỏe tâm thần là
“trạng thái hoàn toàn thoải mái mà ở đó mỗi cá nhân nhận thức rõ và
phát huy khả năng của mình, có thể đối phó với những căng thẳng
bình thường trong cuộc sống, làm việc hiệu quả, năng suất và có thể
đóng góp cho cộng đồng”.
Chăm sóc sức khỏe tâm thần
7


Chăm sóc sức khỏe tâm thần: là toàn bộ các hoạt động nhằm giúp
mọi người có khả năng ứng phó tốt hơn với những khó khăn trong
cuộc sống và công việc, giúp họ đạt được sự thoải mái, cân bằng về
mặt tinh thần để có thể hưởng thụ cuộc sống, hòa mình vào môi
trường và các mối quan hệ xã hội khác
1.2. Khái niệm, đặc điểm ngƣời tâm thần
1.2.1. Khái niệm người tâm thần: Là những người gặp các vấn đề
liên quan đến rối loạn não bộ khiến cho họ bị rối loạn và không thực

hiện được các chức năng xã hội như những người khác. Các quá trình
cảm giác, tri giác, tư duy, ý thức bị sai lệch khiến người bệnh tâm thần
có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong không phù hợp với thực
tại, với môi trường xung quanh.
1.2.2. Đặc điểm người bệnh tâm thần
Ngƣời bệnh tâm thần thƣờng có những đặc điểm sau:
Về thực thể: Người bệnh tâm thần thường có các triệu chứng tác
động đến cơ thể và các chức năng của cơ thể như: đau, mệt mỏi và rối
loạn giấc ngũ, các than phiền kỳ lạ như cảm giác có con vật hay vật lạ
trong cơ thể mình.
Về cảm xúc: Người bệnh tâm thần có biểu hiện điển hình là buồn
rầu, chán nản, bi quan, mất hứng thú và động lực trong hoạt động
thường ngày, sợ hãi, hằng học, bực bội…
Về nhận thức: Người bệnh tâm thần khó suy nghĩ một cách sáng
suốt, điển hình là các hoang tưởng, nghĩ rằng có ai đó đang làm hại
mình, theo dõi mình, đầu độc mình, hoặc tâm trí của mình đang bị
điều khiển bởi các lực lượng bên ngoài; cho rằng mình có nhiều khả
năng mà người khác không có được; có thể có ý tưởng tự sát; khó
khăn trong việc suy nghĩ một cách rõ ràng và hay quên.
Về hành vi: Người bệnh tâm thần thường thu rút khỏi các hoạt
động thường ngày, bồn chồn đi đi lại lại, các triệu chứng này liên quan
đến việc người đó đang làm gì, có thể hung hăng, đập phá, đánh người
8


và hành vi toan tự sát, các hành vi kỳ quái, khó hiểu, vệ sinh cá nhân
kém, trả lời không liên quan đến câu hỏi, có thể có hành vi nguy hiểm
cho bệnh nhân và mọi người xung quanh.
Về tri giác: Có triệu chứng xuất hiện từ một trong các giác quan
của cơ thể thường gặp là ảo thanh: người bệnh nghe tiếng nói phát ra

từ trong tai của mình với nội dung có thể là khen, chê, bình phẩm, xúi
giục, sai khiến…
1.2.3. Những khó khăn và nhu cầu của người bệnh tâm thần
Khó khăn:
Bên cạnh những người trong xã hội luôn dành tình cảm ấm áp cho
người bị bệnh tâm thần, thì vẫn còn một số người trong xã hội có cái
nhiều thiếu thiện cảm,định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử với người
bị bệnh tâm thần.
Nhu cầu của người tâm thần
Theo thuyết động cơ của Maslow, ông chia nhu cầu của con người
thành 5 bậc từ thấp đến cao: Nhu cầu về sống, nhu cầu về an toàn, nhu
cầu về xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu hoàn thiện
Vì vậy, người tâm thần cũng có nhu cầu như bao người khác trong
xã hội. Họ cần được chăm sóc về thể chất và tinh thần để đảm bảo sự
sinh tồn. Họ có nhu cầu được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà
nước để đảm bảo điều kiện sống tối thiểu và bình đẳng với các đối
tượng yếu thế khác trong xã hội, có nhu cầu được khám, điều trị tại
các cơ sở y tế, giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia
các hoạt động phục hồi chức năng để tạo cơ hội cho họ hòa nhập cộng
đồng và họ cũng có nhu cầu về việc làm để tự khẳng định giá trị bản
thân mình.
1.3. Những vấn đề về lý luận công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần
1.3.1. Khái niệm
Khái niệm công tác xã hội
9


Có nhiều khái niệm khác nhau về công tác xã hội
Theo như định nghĩa của PGS.TS. Bùi Thị Xuân Mai: “CTXH là
một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân,

gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng
cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về
chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng
đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần đảm bảo
an sinh xã hội”.
Khái niệm công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần
CTXH với người tâm thần là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm
trợ giúp các người tâm thần, gia đình người tâm thần vượt qua khó
khăn, giúp họ giải quyết vấn đề từ đónâng cao năng lực đáp ứng nhu
cầu và tăng cường chức năng thông qua các hoạt động hỗ trợ chăm
sóc sức khỏe, hỗ trợ về tâm lý, truyền thông, kết nối nguồn lực nhằm
giúp người tâm thần có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
1.3.2. Mục đích của công tác xã hội đối với người tâm thần
Công tác xã hội là hướng tới tạo ra “thay đổi” tích cực trong xã
hội, nhằmnâng cao năng lực cho NTT, gia đình của họ có khả năng
đương đầu với hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Cải thiện môi
trường xã hội để NTT, gia đình của họ thực hiện các chức năng, vai
trò của họ có hiệu quả.
1.3.3 Chức năng của công tác xã hội đối với người tâm thần
1.3.3.1. Phòng ngừa mắc bệnh tâm thần
1.3.3.2. Chức năng can thiệp:
1.3.3.3. Phục hồi chức năng cho NTT
1.3.3.4. Chức năng phát triển
1.3.4. Các hoạt động công tác xã hội đối với người tâm thần
1.3.4.1. Hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người tâm thần.
10


1.3.4.3. Hoạt động hỗ trợ tham vấn, trị liệu tâm lý cho người tâm
thần.

1.3.4.4. Hoạt động kết nối nguồn lực hỗ trợ chăm sóc đời sống
vật chất cho người tâm thần.
1.3.4.5. Hoạt động truyền thông nhằm tăng cường phổ biến thông
tin, tuyên truyền về người tâm thần.
1.3.5. Quy trình công tác xã hội đối với người tâm thần
1.3.5.1 .Tiếp nhận và đánh giá
1.3.5.2 Xây dựng kế hoạch can thiệp:
1.3.5.3.Triển khai kế hoạch can thiệp
1.3.5.4.Giám sát, rà soát:
1.3.5.5. Lượng giá và kết thúc:
1.3.6. Nguyên tắc đạo đức trong công tác xã hội đối với người tâm
thần

Trong quá trình làm việc của CTXH với NTT cần bảo đảm một số
nguyên tắc cơ bản sau:Nguyên tắc tôn trọng chấp nhận NTT, giành
quyền tự quyết cho NTT; đảm bảo tính bí mật cho người tâm thần
1.4. Luật pháp chính sách liên quan đến ngƣời tâm thần
Việt Nam không có Luật chăm sóc sức khỏe tâm thần, nhưng Nhà
nước cũng đã kịp thời ban hành các thông tư, nghị định liên quan đến
chăm sóc sức khỏe tâm thần như: Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003,
Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính
phủ phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020, Thông tư
08/ 2010/TT-BNV ngày 25 tháng 8 năm 2010 của Bộ Nội vụ ban hành
chức danh, mã số ngạch viên chức CTXH; Quyết định số 1215/QĐTTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án trợ
11


giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối
nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011- 2020 vv....
1.5. Yếu tố ảnh hƣởng đến công tác xã hội đối với ngƣời tâm

thần
1.5.1. Hệ thống mạng lưới dịch vụ công tác xã hội với người
tâm thần
Hiện nay mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam
gồm hai mạng lưới riêng biệt do Bộ Y tế và Bộ Lao động-TB&XH
quản lý.
1.5.2. Về đội ngũ nhân viên công tác xã hội
Việc triển khai thực hiện các hoạt động CTXH với người tâm thần
đạt kết quả phụ thuộc nhiều vào yếu tố năng lực, kỷ năng, kiến thức,
đạo đức và lòng yêu nghề của nhân viênCTXH.
1.5.3. Về lu t pháp chính sách trong chăm sóc sức khỏe tâm thần
Các chính sách xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần,
người rối nhiễu tâm trí còn có một số bất cập: chưa có tiêu chí lựa
chọn người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí phục hồi chức năng luân
phiên tại các cơ sở bảo trợ xã hội ..
1.5.4. Về ngu n kinh phí
Khả năng nguồn lực kinh tế có ảnh hưởng đến triển khai thực hiện
các chính sách và vận động, kết nối nguồn lực trong CTXH với người
tâm thần . Địa phương có tiềm lực kinh tế mạnh, dễ dàng quyết định
những chính sách an sinh xã hội (ASXH), đầu tư nguồn lực (kinh phí,
con người) để thực hiện các chính sách.
1.5.5. Nh n thức của chính quyền địa phương cộng đ ng
Sự nhận thức, hiểu biết đầy đủ của nhiều cán bộ, địa phương sẽ
giúp cho việc trợ giúp đạt hiệu quả cao. Trái lại nếu họ luôn luôn có
12


sự kỳ thị, phân biệt, coi thường, xa lánh người tâm thần thì họ sẽ
không có sự ủng hộ về chủ trương, nguồn lực trong việc phê duyệt
cũng như chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ

người tâm thần tại địa phương.
Kết luận chƣơng 1
Trong Chương 1 tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận về
công tác xã hội với người tâm thần, các khái niệm về người tâm thần,
về công tác xã hội và công tác xã hội với người tâm thần. Như vậy qua
việc phân tích trên, chúng ta thấy rằng NTT là người không có khả
năng kiểm soát hành vi, lời nói, suy nghĩ của mình và trong cuộc sống
họ luôn cần được người khác chăm sóc hàng ngày. NTT cần được
chăm sóc, nuôi dưỡng, chữa trị, phục hồi và hòa nhập cộng đồng.
CTXH với NTT là một lĩnh vực chuyên biệt của ngành CTXH nhằm
phòng ngừa những người bị rối nhiễu tâm trí bị bệnh tâm thần. Đồng
thời chữa trị, phục hồi và hòa nhập cộng đồng cho NTT, từ đó làm
giảm số lượng NTT và đảm bảo an sinh xã hội. NTT là đối tượng của
CTXH, NBTT đang phải đối đầu với nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Họ cần được đáp ứng các nhu cầu và được hòa nhập vào cộng đồng
mà không bị kỳ thị và phân biệt đối xử.
Như vậy, qua hệ thống cơ sở lý luận ở Chương 1 sẽ định hướng
cho việc nghiên cứu đề tài “ Công tác xã hội với người tâm thần từ
thực tiễn Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần tỉnh Quảng
Nam”.Ngoài ra, các yếu tố tác động tới hiệu quả của hoạt động CTXH
với NTT cũng được phân tích chi tiết, để trên cơ sở đó phát hiện ra
những khó khăn và vướng mắc của các hoạt động này. Từ đó đưa ra
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả CTXH với NTT tại trung tâm cũng
như trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

13


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI TÂM THẦN

TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM ĐIỀU DƢỠNG NGƢỜI TÂM THẦN
TỈNH QUẢNG NAM

2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
2.1.1.1Khái quát về tỉnh Quảng Nam về: đặc điểm, điều kiện tự nhiên
và kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam;
Quảng Nam nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam Quảng Nam có
18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 15
huyện với 247 xã/phường/thị trấn. Tỉnh lỵ của Quảng Nam đặt tại
thành phố Tam Kỳ.
Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây
sang Đông, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du,
vùng đồng bằng và ven biển.
Khí hậu nhiệt đới điển hình chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa,
Dân số Quảng Nam là 1.474.000 người, với mật độ dân số trung
bình là 139 người/km2;
Kinh tế - xã hội: Sau 20 năm tái lập tỉnh (năm 1997 tỉnh Quảng
Nam được chia tách từ Quảng Nam- Đà Nẵng), tỉnh Quảng Nam đã
đạt những thành tựu phát triển khá toàn diện, bền vững. Đã tập trung
phát triển công nghiệp, du lịch dịch vụ, luôn chăm lo phát triển sản
xuất nông nghiệp, quản lý bảo vệ rừng, phát triển chăn nuôi và xem

14


đây là một trong những điều kiện tiên quyết tạo ra sự ổn định chung
của xã hội.
Về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Điều
dưỡng người tâm thần tỉnh Quảng Nam

Vị trí, chức năng của Trung tâm:
Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần Quảng Nam được thành
lập theo Quyết định số 14/2003/QĐ-UB ngày 17/02/2003 của UBND
tỉnh Quảng Nam, là đơn vị sự nghiệp công lập
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm.
Tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc những người tâm
thần thể nặng, đã qua điều trị dài ngày được cơ quan y tế có thẩm
quyền giám định là mãn tính và có hành vi nguy hiểm cho xã hội;
người tâm thần mãn tính sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia
đình thuộc diện hộ nghèo;
Cơ chế hoạt động của đơn vị:
Là đơn vị sự nghiệp công lập, được giao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2016 của Chính
phủ (nay đã có Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của
Chính phủ thay thế).
Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của Trung tâm được đảm bảo từ nguồn ngân
sách nhà nước. Ngoài ra, Trung tâm được tiếp nhận nguồn kinh phí hỗ
trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước để phục vụ cho

15


việc nuôi dưỡng, điều dưỡng, chăm sóc người tâm thần tại Trung tâm
với mục đích nhân đạo, từ thiện theo quy định của pháp luật.
2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu:
Tổng quan về ngƣời tâm thần tại tỉnh Quảng Nam
Theo thống kê sơ bộ, số NTT tại các huyện, thành phố trên địa
bàn tỉnh là 8.214 (chiếm tỷ lệ 0,54 % dân số, tính đến tháng 12/2016).

Phần lớn các gia đình người bệnh tâm thần đều có hoàn cảnh kinh tế
khó khăn do phải điều trị nhiều lần, chi phí tốn kém, không có khả
năng tiếp tục chữa trị để người tâm thần tại nhà hoặc đi lang thang;
người bị rối nhiễu tâm trí không tư vấn trị liệu kịp thời nên bệnh trở
nặng thành tâm thần
Đặc điểm, nhu cầu của ngƣời tâm thần đang nuôi dƣỡng tại
Trung tâm
Số người tâm thần đang nuôi dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng
người tâm thần tỉnh Quảng Nam thường có tâm lý tự ti, thiếu tự tin,
sống khép mình
Về giới: Tổng số bệnh nhân đang nuôi dưỡng tại trung tâm 216
người: 154 nam (71%) và 62 nữ (29%)
Nhu cầu của người bệnh tâm thần: Cũng như những người bình
thường, người tâm thần cũng cần đến các chương trình chăm sóc sức
khỏe như mọi người khác để họ có thể duy trì sức khỏe, cuộc sống
lành mạnh, chủ động tham gia vào các hoạt động cộng đồng như nhu
cầu chăm sóc sức khỏe, y tế, nhu cầu được giáo dục, học nghề, việc
làm, nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm, nhu cầu về tham gia, hòa nhập
cộng đồng.
16


Về độ tuổi
Dưới 16 tuổi:13 người; Từ 16 đến 59 tuổi: 173 người; Từ 60 tuổi
trở lên: 30 người
2.2. Thực trạng về công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần tại
Trung tâm Điều dƣỡng ngƣời tâm thần Quảng Nam
2.2.1. Hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe với người tâm thần
2.2.2. Hoạt động phục h i chức năng cho người tâm thần
2.2.3. Hoạt động tham vấn trị liệu tâm lý

2.2.4. Hoạt động kết nối ngu n lực hỗ trợ chăm sóc đời sống v t
chất cho người tâm thần
2.2.5. Hoạt động truyền thông nhằm tăng cường phổ biến thông
tin tuyên truyền về người tâm thần
2.3. Thực trạng yếu tố ảnh hƣởng đến công tác xã hội đối với
ngƣời tâm thần
2.3.1. Hệ thống mạng lưới dịch vụ Công tác xã hội:
2.3.2. Năng lực trình độ của nhân viên công tác xã hội
2.3.3. Nh n thức của chính quyền địa phương và của cộng đ ng
2.3.4. Lu t pháp chính sách
2.3.5. Khả năng ngu n lực kinh tế

17


Tiểu kết Chƣơng 2
Trong chương 2 đã phản ảnh một cách cụ thể về thực trạng hoạt
động công tác xã hội ở Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần Quảng
Nam, đồng thời làm sáng tỏ những lý thuyết, cách tiếp cận và giải
quyết các vấn đề về hoạt động CTXH với người tâm thần dựa trên các
cách tiếp cận mà chương 1 đã đề cập.
Trước những thực trạng, hạn chế bất cập từ thực tiễn đòi hỏi việc
thực hiện hoạt động CTXH cần phải có những giải pháp kịp thời, phải
có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình, chính quyền địa phương, cộng
đồng cùng với Trung tâm nhằm giúp người bệnh tâm thần ổn định sức
khỏe, sớm hòa nhập cộng đồng

18



Chƣơng 3
GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN
TRUNG TÂM ĐIỀU DƢỠNG NGƢỜI TÂM THẦN QUẢNG NAM

3.1. Giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức của chính
quyền địa phƣơng, cộng đồng
Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao năng lực trong
chăm sóc sức khỏe tâm thần đối người bị bệnh tâm thần, những thành
viên trong gia đình , người dân trong cộng đồng, giúp họhiểu hơn về
bệnh tâm thần, thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi ứng xử với người
bị bệnh tâm thần và gia đình của họ; đồng thời giúp lãnh đạo địa
phương nhận thức được tầm quan trọng của các chương trình sức khỏe
cộng đồng, giữ gìn môi trường an toàn lành mạnh, các hoạt động và
các cơ sở chăm sóc sức khỏe tại địa phương, về mục đích, vai trò,
nhiệm vụ, chức năng của hoạt động CTXH trong việc trợ giúp các đối
tượng xã hội yếu thế nhất là đối tượng người tâm thần. Qua đó tạo sự
ủng hộ của chính quyền địa phương đưa ra quyết định để hỗ trợ cho
các hoạt động, chương trình và các chính sách cần thiết để đáp ứng
nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người bị bệnh tâm thần, tìm hiểu
những khó khăn của người tâm thần( về ăn ở, quan hệ, xung đột, khám
bệnh, uống thuốc đều…), phát hiện và khuyến khích các nhóm trợ
giúp tự nhiên, xây dựng các nhóm trợ giúp xã hội, quan tâm bố trí
ngân sách hợp lý, tập trung huy động mọi nguồn lực trong xã hội, vận
động các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, cá nhân, tổ chức
19


nước ngoài và động viên mỗi người dân cùng tham gia để thực hiện
tốt các chính sách cho NTT một cách hiệu quả.

3.2. Giải pháp đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân
viên Trung tâm Điều dƣỡng ngƣời tâm thần Quảng Nam
Chất lượng và hiệu quả của hoạt động CTXH được quyết định
một phần không nhỏ bởi năng lực, trình độ của nhân viên trợ giúp xã
hội và phục hồi chức năng. Chính vì vậy Tập huấn, đào tạo nâng cao
năng lực trách nhiệm cho cán bộ, nhân viên trong chăm sóc sức khỏe
tâm thần, thay đổi nhận thức, xóa kỳ thị là một việc làm hết sức cần
thiết và quan trọng..Từ đó nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tinh thần
tận tụy với công việc.
3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống các chính sách liên quan
đến ngƣời tâm thần
Tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách qua đó đẩy mạnh
phát triển các loại hình dịch vụ và hoạt động liên quan đến chăm sóc
sức khỏe tâm thần. Từ đó sẽ đưa ra quyết định hỗ trợ cho các hoạt
động, chương trình và các chính sách cần thiết đáp ứng nhu cầu chăm
sóc sức khỏe tâm thần cho người dân
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Bộ Y tế tiếp tục
nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ về chính sách xã hội cho người
tâm thần phù hợp với thành tựu của tâm thần học và mức phát triển
kinh tế- xã hộicủa đất nước ( Luật Sức khỏe Tâm thần); Xây dựng các
văn bản quy phạm pháp luật huy động sự tham gia đóng góp nguồn
lực trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần,
Với Sở Lao động – TBXH:
20


Cần triển khai và giám sát các hoạt động của Đề án 32 và 1215
cũng như những đề án của Tỉnh một cách nghiêm túc. Như vậy, các
trung tâm, cơ sở chăm sóc NTT cũng sẽ chủ động tìm hiểu và nhận
thức sâu sắc hơn về các hoạt động CTXH.

Kết nối với Sở Y tế để giải quyết các vấn đề liên quan đến phúc
lợi của người tâm thần như tổ chức định kỳ hằng năm khám bệnh
miễn phí cho người tâm thần để phát hiện các bệnh liên quan ( viêm
gan, HIV, lao);
Tổ chức các buổi sinh hoạt tọa đàm để các trung tâm trực thuộc
trao đổi kinh nghiệm và kết nối quan hệ trong công tác phục vụ người
tâm thần đồng thời trao đổi, chia sẻ những vấn đề về CTXH để hiểu rõ
hơn về những khó khăn và thuận lợi trong lĩnh vực này.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng và bổ túc nghiệp vụ cho các cán bộ
nhân viên công tác tại Trung tâm Bảo trợ xã hội trong ngành từ cấp xã
phường đến tỉnh.
Tham mưu UBND tỉnh Quảng Nam cần có quy định đơn giản
hóa thủ tục tiếp nhận lại với những bệnh nhân sau thời gian chăm sóc,
điều trị ổn định được hồi gia, nhưng bệnh tái phát trở lại, với phương
châm “Luân phiên để ai cũng có thể được hưởng các dịch vụ công từ
việc chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm”.
Với các huyện, xã phƣờng: thực hiện các chính sách an sinh xã
hội cho người tâm thần của địa phương, tìm hiểu những khó khăn của
người tâm thần (về ăn ở, quan hệ, xung đột, khám bệnh, uống thuốc
đều....), phát hiện và khuyến khích các nhóm trợ giúp tự nhiên, xây
dựng các nhóm trợ giúp xã hội.
21


3.4. Giải pháp tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị
cho Trung tâm Điều dƣỡng ngƣời tâm thần Quảng Nam
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trung tâm
Điều dưỡng người tâm thần tỉnh Quảng Nam để chăm sóc và phục hồi
chức năng cho người tâm thần.
Với UBND tỉnh Quảng Nam:

Quan tâm đầu tư mua sắm trang bị các máy móc thiết bị mới
như: Máy đo điện não, máy đo lưu huyết não, máy xét nghiệm huyết
học, sốt rét, vi trùng lao; các thiết bị PHCN … nhằm nâng cao chất
lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của người bệnh;
Đầu tư xây dựng nhà xưởng dạy nghề nhằm tạo việc làm, tăng
thêm thu nhập để cải thiện đời sống cho người tâm thần nuôi dưỡng
tại Trung tâm;
Đầu tư xây dựng nhà PHCN, trang thiết bị, dụng cụ đầy đủ để
tạo điều kiện cho bệnh nhân giao lưu tiếp xúc tập thể, đọc sách báo,
tập luyện vẽ tranh, chơi âm nhạc…
Bố trí 01 xe chuyên dụng phục vụ công tác cấp cứu, chuyển
viện, đưa đón, tiếp nhận bệnh nhân.
Với Trung tâm:
Liên kết các nguồn lực địa phương và vận động các tổ chức, cơ
sở sản xuất, doanh nghiệp đỡ đầu tạo việc làm có thu nhập: đan thêu,
dệt chiếu, làm gia công hàng thủ công mây, tre; làm nhang, ….

22


Liên hệ với địa phương, các hộ dân thuê tại Trung tâm đóng trụ
sở thuê đất sản xuất hoặc liên kết sản xuất để tăng thu nhập cải thiện
đời sống bệnh nhân;
Thiết lập hệ thống camera để quản lý, theo dõi tình hình diễn
biến của bệnh nhân ở từng khu nuôi dưỡng;
Phân loại bệnh nhân theo mức độ bệnh tật để thuận lợi trong
việc quản lý, chăm sóc, điều trị, PHCN.
Kết luận chƣơng 3
Ở chương này, tác giả đã đưa ra 4 nhóm giải pháp quan trọng đó
là: trước hết là cần phải đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng

cao nhận thức chính quyền địa phương, cộng đồng về chăm sóc sức
khỏe tâm thần, từ đó tạo được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh
đạo, sự ủng hộ của cộng đồng trong hoạt động CTXH với NTT nói
riêng và CTXH nói chung, tiếp theo là công tác đào tạo nâng cao năng
lực cho cán bộ, nhân viên Trung tâm điều dưỡng người tâm thần
Quảng Nam nhằm năng lực trách nhiệm trong chăm sóc sức khỏe tâm
thần, thay đổi nhận thức, xóa kỳ thị ,từ đó nâng cao đạo đức nghề
nghiệp, tinh thần tận tụy với công việc; giải pháp về hoàn thiện hệ
thống các chính sách liên quan đến người tâm thần, đây là giải pháp
quan trọng quyết định đến hoạt động CTXH cho người tâm thần; cuối
cùng là tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trung tâm
Điều dưỡng người tâm thần Quảng Nam nhằm phục vụ tốt công tác
PHCN cho người tâm thần sớm hòa nhập cộng đồng.

23


×