LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Sinh viên thực hiện Luận văn
Nguyễn Thanh Dung
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, trong quá trình nghiên cứu
ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em còn nhận đƣợc sự giúp đỡ từ
nhiều cá nhân và tổ chức.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy (Cô) Khoa Công
tác xã hội nói riêng và các thầy cô trong Trƣờng Đại học Lao Động & Xã
Hội nói chung đã dùng kiến thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn
kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trƣờng, từ đó em
có cách nhìn và tiếp cận thực tế một cách khoa học, sâu sắc hơn.
Và đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến giảng viên TS.
Nguyễn Thị Hƣơng suốt thời gian qua cô đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ
em rất nhiều để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo cùng các cán
bộ, nhân viên thuộc chi hội ngƣời khuyết tật phƣờng Cống Vị, quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội những ngƣời đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá
trình nghiên cứu khóa luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng thời gian nghiên cứu khóa luận có hạn,
trình độ, năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn khóa luận
tốt nghiệp của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong
đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài nghiên cứu đƣợc hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 06 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thanh Dung
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
TRONG HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT ................... 8
1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 8
1.1.1. Khái niệm công tác xã hội................................................................... 8
1.1.2. Khái niệm công tác xã hội cá nhân ..................................................... 9
1.1.3. Khái niệm hỗ trợ việc làm ................................................................. 10
1.1.4. Khái niệm người khuyết tật ............................................................... 11
1.1.5. Khái niệm công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ việc làm cho người
khuyết tật .................................................................................................. 14
1.2. Biểu hiện của công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ việc làm cho ngƣời
khuyết tật ..................................................................................................... 15
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ việc làm
cho ngƣời khuyết tật .................................................................................... 16
1.3.1. Về bản thân người khuyết tật : .......................................................... 16
1.3.2. Về gia đình người khuyết tật : ........................................................... 17
1.3.3. Sự kì thị của xã hội : ......................................................................... 17
1.3.4 Về nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho người khuyết
tật. ............................................................................................................... 17
1.3.5. Về chính sách luật pháp,chương trình, mô hình dịch vụ trong hỗ trợ
việc làm cho người khuyết tật. .................................................................... 19
1.4. Luận pháp và chính sách về việc làm dành cho ngƣời khuyết tật ....... 20
CHƢƠNG 2 :THỰC TRẠNG HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO NGƢỜI
KHUYẾT TẬT TẠI ĐỊA BÀN PHƢỜNG CỐNG VỊ, Q.BA ĐÌNH,TP HÀ
NỘI .............................................................................................................. 24
2.1. Khái quát chung về địa bàn và khách thể nghiên cứu........................ 24
2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................... 24
2.1.2. Đặc điểm về khách thể nghiên cứu .................................................. 26
2.2 Thực trạng hoạt động công tác hỗ trợ việc làm cho ngƣời khuyết tật tại
địa bàn phƣờng Cống Vị ............................................................................. 31
2.2.1 Một số hoạt động nâng cao năng lực và việc làm cho các hội viên
trong chi hội ................................................................................................ 31
iii
2.2.2. Thực trạng các hoạt động hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật. ..... 32
2.2.2. Thực trạng hoạt độnghỗ trợ tâm lý cho người khuyết tật ................. 35
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng tới hỗ trợ việc làm cho ngƣời
khuyết tật ..................................................................................................... 38
2.4. Những thuận lợi và khó khăn của ngƣời khuyết tật trong việc làm.... 40
2.3.1. Thuận lợi ........................................................................................... 40
2.3.2. Khó khăn ........................................................................................... 41
CHƢƠNG 3: KẾT LUẬN,GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ TRONG
HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT TẠI PHƢỜNG
CỐNG VỊ ,QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................... 45
3.1. Kết luận .............................................................................................. 45
3.2 Giải pháp ............................................................................................... 46
3.2.1.Giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và cộng
đồng về học nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật ............................. 46
3.2.2.Giải pháp về vận dụng các hình thức hỗ trọ tạo việc làm kết hợp học
nghề cho người khuyết tật trong độ tuổi lao động ...................................... 47
3.2.3.Giải pháp nhằm tổ chức các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở dạy
nghề cho người khuyết tật ........................................................................... 47
3.2.4.Giải pháp nhằm tăng cường sự liên kết giữa các cá nhân, tổ chức
trong và ngoài nước trong việc trợ giúp việc làm đối với người khuyết tật48
3.2.5.Xã hội hóa công tác việc làm cho người khuyết tật ........................... 48
3.2.6.Giải pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động giao dịch việc làm cho
người khuyết tật .......................................................................................... 49
3.2.7.Phát huy tốt vai trò nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm
cho người khuyết tật .................................................................................... 49
3.3. Khuyến nghị ......................................................................................... 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 52
Phụ lục 01 .................................................................................................... 53
Phụ lục 02 .................................................................................................... 57
Phụ lục 03 .................................................................................................... 58
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NKT
CTXH
LĐTB&XH
UBND
Ngƣời khuyết tật
Công tác xã hội
Lao động thƣơng binh và xã hội
Ủy ban nhân dân
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng2. 1. Các dạng khuyết tật mà người khuyết tật đang gặp phải
Bảng 2.2. Tình trạng sức khỏe của người khuyết tật
Bảng 2.3. Trình độ học vấn , chuyên môn của người khuyết tật
Bảng 2.4. Mức độ quan tâm của người khuyết tật đối với các hoạt động
hỗ trợ
Bảng 2.5. Mức độ tham gia hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho
người khuyết
Bảng2.6. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới hỗ trợ việc làm cho người
khuyết tật
Bảng2.7 : Những thuận lợi trong việc làm của người khuyết tật
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Độ tuổi của Ngƣời khuyết tật tại địa bàn phƣờng Cống Vị
Biểu đồ 2.2. Thực trạng hoạt động tư vấn chọn nghề, việc làm cho người
khuyết tật của năm 2016 và 2017
Biểu đồ 2.3. Thực trạng hoạt độnghỗ trợ tâm lý cho người khuyết tật
vi
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhằm hỗ trợ ngƣời khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng
nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để ngƣời khuyết tật vƣơn lên tham gia bình
đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội,góp phần xây dựng cộng đồng và
xã hội, Thủ tƣớng Chính Phủ đã phê duyệt Đề án trợ giúp ngƣời khuyết tật
giai đoạn 2012–2020. Theo đó mục tiêu đề ra đến năm 2020, cả nƣớc ta có
300.000 ngƣời khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động
đƣợc học nghề và tạo việc làm phù hợp. Các hoạt động chủ yếu của đề án
để thực hiện mục tiêu trên là nghiên cứu xây dựng và nhân rộng mô hình
dạy, học nghề gắn với giải quyết việc làm cho ngƣời khuyết tật; dạy
nghề/tạo việc làm phù hợp cho ngƣời khuyết tật. Đề án thực sự đã đáp ứng
đƣợc nhu cầu có việc làm của đông đảo ngƣời khuyết tật Việt Nam.
Việc làm cho ngƣời khuyết tật ngoài đem lại thu nhập, tự chủ về kinh tế
mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với ngƣời khuyết tật. Họ đƣợc tự
khẳng định mình, hòa nhập cộng đồng, lạc quan, xóa tự ti và mặc cảm.Tại
nhiều quốc gia trên thế giới, vấn đề tạo việc làm cho ngƣời khuyết tật là
một nhiệm vụ không thể thiếu trong quá trình phục hồi chức năng và góp
phần quan trọng giúp phục hồi toàn diện cho bản thân ngƣời khuyết tật.
Tạo việc làm là cả một quá trình cần đƣợc xem xét kỹ từ khâu hƣớng
nghiệp, dạy nghề, sắp xếp việc làm phù hợp với dạng tật và khả năng lao
động của ngƣời khuyết tật.
Chi hội Ngƣời khuyết tật phƣờng Cống Vị là một chi hội mới đƣợc thành
lập và đi vào hoạt động đƣợc hơn 1 năm, tuy là một đơn vị trẻ nhƣng bằng
sự vận động nhiệt tình của các thành viên trong ban Chấp hành mà số
lƣợng thành viên tham gia chi hội đã tăng lên rất nhiều so với thời gian đầu
thành lập. Hiện tạ , chị hội gồm 38 thành viên, tuy nhiên các thành viên có
độ tuổi từ 18-45 chiếm 55% tổng số ngƣời khuyết tật. Số lƣợng ngƣời
khuyết tật nhiều hầu hết nằm trong độ tuổi lao động, trong khi những hoạt
động tạo việc làm để đáp ứng nhu cầu cho ngƣời khuyết tật chƣa nhiều và
mới có một số cơ sở tƣ nhân đứng ra tạo việc làm cho ngƣời khuyết tật.
Hoạt động tạo việc làm cho ngƣời khuyết tật ở chi hội ngƣời khuyết tật
phƣờng Cống Vị đang trở thành vấn đề rất cần thiết trong tình hình hiện
nay.
1
Chính vì lý do trên đã gợi mở cho tôi thực hiện đề tài: “Công tác xã hội
cá nhân trong hỗ trợ việc làm cho ngƣời khuyết tật tại địa bàn phƣờng
Cống Vị,quận Ba Đình,thành phố Hà Nội” qua đó đƣa ra khuyến nghị và
giải pháp giúp hoạt động tạo việc làm cho ngƣời khuyết tật đạt hiệu quả
cao hơn nữa.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu ngoài nước
“Disability in NewZealand: an historical survey” (Ngƣời khuyết tật ở
NewZealand- một cuộc khảo sát lịch sử), Marganet Tennat, NewZealand
Journal of Disability studies, number 2, 1996. Nghiên cứu này khảo sát về
nhu cầu của ngƣời khuyết tật và đáp ứng nhu cầu của họ, trong đó có nhu
cầu tham vấn tâm lý cho ngƣời khuyết tật.
Báo cáo “National Disability Strategy” (chiến lƣợc quốc gia về ngƣời
khuyết tật), Hội đồng Chính phủ Australia (COAG) vào ngày 13 tháng 2
năm 2011 và đƣa ra bởi Chính phủ Úc vào ngày 18 tháng 3 năm 2011.
Chiến lƣợc ngƣời khuyết tật quốc gia đƣa ra một kế hoạch mƣời năm quốc
gia để cải thiện đời sống cho ngƣời khuyết tật ở Úc, gia đình và ngƣời
chăm sóc họ, từ đó cho phép ngƣời khuyết tật thực hiện đầy đủ tiềm năng
của họ nhƣ những công dân bình đẳng
Ở Mỹ, Margeret S.Malone đã viết quyển “ Agenda for Social Security:
Chalenges for the new congress and the new administration (Social security
advisory board, February, 2001) ( Chƣơng trình an sinh xã hội: Những
thách thức cho đại hội mới và chính quyền mới, Hội đồng cố vấn an sinh xã
hội), trong đó nói nhiều đến sự an toàn thu nhập của ngƣời khuyết tật, lƣu ý
sự thiếu công bằng với ngƣời khuyết tật, nhất là những ngƣời không còn
khả năng làm việc.
Báo cáo của cố vấn quốc hội Mỹ về ngƣời khuyết tật (2013) cho rằng
ngƣời khuyết tật ở Mỹ chiếm khoảng 15% dân số nƣớc Mỹ; bên cạnh
những chính sách trợ giúp của nhà nƣớc cho ngƣời khuyết tật về chăm sóc
sức khỏe, tạo việc làm họ cũng gặp rất nhiều rào cản tiếp cận các dịch vụ
xã hội nhƣ: vui chơi giải trí, việc làm.
Hiện nay hầu hết các quốc gia đã nghiên cứu và ban hành chính sách
trợ giúp ngƣời khuyết tật, dựa vào lý thuyết vòng đời từ khi con ngƣời sinh
ra còn là trẻ em, đến khi trƣởng thành và trở thành ngƣời già, trong quá
trình ấy một bộ phận ngƣời dân không may mắn rơi vào tình trạng khuyết
tật. Với quan điểm các quốc gia thành viên đã tham gia phê duyệt công ƣớc
2
của liên hợp quốc về quyền của ngƣời khuyết tật phải có trách nhiệm bảo
đảm an sinh xã hội cho ngƣời khuyết tật. Nhờ có hệ thống chính sách an
sinh xã hội cho ngƣời khuyết tật mà cuộc sống của đại đa số ngƣời khuyết
tật đƣợc ổn định và ngƣời khuyết tật có cơ hội phát triển và hoà nhập cộng
đồng.
2.2. Các nghiên cứu trong nước
Trong giai đoạn 2005 – 2010, vấn đề dạy nghề và xúc tiến việc làm cho
trẻ khuyết tật mới bắt đầu đƣợc quan tâm nghiên cứu cả về phƣơng diện lý
luận, cả về những vấn đề thực hành. Nguyễn Đăng Các cùng với những cán
bộ nghiên cứu về tật học đã nghiên cứu chuyển sách giáo khoa từ chữ in
thƣờng sang chữ nổi (Braille). Sau hơn 5 năm, nhóm tác giả dƣới sự chỉ
đạo khoa học của Nguyễn Đăng Các đã chuyển đƣợc các sách giáo khoa từ
lớp 6 đến lớp 12 sang chữ Braille và sách chữ nổi này bắt đầu đƣợc dùng
trong toàn quốc. Đây là cơ sở để trẻ khiếm thính tiếp tục học nghề sau phổ
thông. Năm 2005, dƣới sự chỉ đạo của Phạm Tất Dong, một tập thể khoa
học đã nghiên cứu mô hình dạy nghề cho trẻ khuyết tật. Năm 2007, Giáo sƣ
Phạm Tất Dong đã thành lập ra Tổ chức Hỗ trợ và Giáo dục trẻ thiệt thòi
Việt Nam (OSEOC), trực tiếp lãnh đạo và mở ra các trung tâm trực thuộc ở
thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Việt Trì, Hà Nội…
Về thực trạng lao động việc làm của trẻ khuyết tật có những báo cáo khoa
học của Lê Sinh Nha, Nguyền Tiến Dũng và nhiều cộng tác viên tại các
Hội thảo khoa học bàn về việc hƣớng nghiệp, dạy nghề, phổ cập giáo dục
cho trẻ khuyết tật tại Lào Cai (2007), Hà Tĩnh (2008), Thái Nguyên
(2009)…Cùng cộng tác nghiên cứu với những chuyên gia còn có Đỗ Văn
Ba đi sâu vào các lĩnh vực lao động và việc làm cho trẻ câm điếc (2005),
Nguyễn Văn Hƣờng với những bài viết về học lao động của trẻ mù
(2007)…
Một số báo cáo khoa khảo sát, công trình nghiên cứu khoa học liên quan
đến trẻ khuyết tật và vấn đề việc làm cho trẻ khuyết tật những năm gần đây:
Báo cáo Phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam 2010 đƣợc xây dựng trong
2 năm với sự cộng tác chặt chẽ giữa UNICEF và Chính phủ Việt Nam phân
tích này lấy cách tiếp cận dựa trên quyền con ngƣời, xem xét tình hình trẻ
em dựa trên quan điểm các nguyên tắc chính về quyền con ngƣời nhƣ bình
đẳng, không phân biệt đối xử và trách nhiệm giải trình. Báo cáo nghiên cứu
về Kiến thức, Thái độ, và Thực hành (KAP) về vấn đề hòa nhập xã hội cho
3
trẻ khuyết tật đƣợc UNICEF Việt Nam hỗ trợ tài chính và kỹ thuật do tiến
sĩ, bác sĩ Trịnh Thắng và các cộng sự thực hiện nghiên cứu định tính về trẻ
khuyết tật tại Đồng Nai, An Giang và đƣa ra những kết luận chung về tình
hình trẻ em khuyết tật trong đó có đánh giá về vấn đề đào tạo nghề và việc
làm cho trẻ em khuyết tật.
Các nghiên cứu trong nƣớc về trẻ khuyết tật nói chung là khá nhiều tuy
nhiên nghiên cứu về dạy nghề cho ngƣời khuyết tật thì chƣa nhiều và chƣa
có nhiều phát hiện mới đồng thời cách tiếp cận vấn đề còn chƣa đa dạng do
đó những giải pháp đƣa ra để hỗ trợ cho ngƣời khuyết tật một phần chƣa
hiệu quả. Đặc biệt nƣớc ta đang thiếu những nghiên cứu về vấn đề hỗ trợ
việc làm cho ngƣời khuyết tật đƣợc nghiên cứu tại những trung tâm dạy
nghề cụ thể.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Làm rõ cơ sở lí luận liên quan đến công tác xã hội và công tác xã hội cá
nhân trong hỗ trợ việc làm cho ngƣời khuyết tật tại địa bàn phƣờng Cống
Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Tìm hiểu về thực trạng, khó khăn, rào cản về việc làm cho ngƣời khuyết
tật tại chi hội Ngƣời khuyết tật phƣờng Cống Vị.
Trên cơ sở khảo sát các hoạt động hỗ trợ việc làm cho khuyết tật tại chi
hội, đánh giá hiệu quả của hoạt động hỗ trợ việc làm cho ngƣời khuyết tật,
đề xuất các biện pháp hỗ trợ cho ngƣời khuyết tật đƣợc hƣớng nghiệp và
học nghề để có đƣợc việc làm phù hợp .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hóa cơ sở lí luận về NKT, CTXH cá nhân trong hỗ trợ việc làm
cho ngƣời khuyết tật.
Tìm hiểu và đánh giá những rào cản, khó khăn đối với ngƣời khuyết tật
trong quá trình tìm kiếm việc làm.
Đƣa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hỗ trợ ngƣời khuyết tật trong
tìm kiếm, hƣớng nghiệp và đào tạo việc làm phù hợp với họ.
5. Khách thể nghiên cứu:
Điều tra bảng hỏi 38 ngƣời khuyết tật tại Hội Ngƣời khuyết tật phƣờng
Cống Vị.
4
Phỏng vấn sâu 5 thành viên trong Ban lãnh đạo của Hội Ngƣời khuyết
tật phƣờng Cống Vị.
6. Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu trong đề tài này là: CTXH cá nhân trong hỗ trợ
việc làm cho ngƣời khuyết tật tại địa bàn phƣờng Cống Vị, quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội.
7. Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu: Trong phạm vi nghiên cứu tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu về thực trạng của CTXH cá nhân trong hỗ trợ việc làm cho
NKT
Không gian: Phƣờng Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Thời gian: 24/04/2017- 04/06/2017.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu:
8.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu :
Phƣơng pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu là phƣơng pháp sử dụng kỹ
thuật chuyên môn nhằm thu thập hoặc rút ra từ những nguồn tài liệu các
thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu thực trạng công tác xã hội cá nhân
trong hỗ trợ việc làm cho ngƣời khuyết tật tại địa bản phƣờng Cống Vị, qua
đó đƣa ra những giải pháp kiến nghị nhằm hỗ trợ ngƣời khuyết tật trong
tìm kiếm , hƣớng nghiệp và đào tạo việc làm phù hợp với họ.
Những nơi thu thập tài liệu là:Báo cáo sơ bộ của chi hội ngƣời khuyết tật
phƣờng Cống Vị, thƣ viện trƣờng Đại học Lao Động- Xã Hội, các trang
báo điện tử, các thông tin tài liệu từ internet.
8.2.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi :
Bảng hỏi là một công cụ quan trọng trong qua trình làm bài nghiên cứu.
Nó thể hiện đƣợc vấn đề nghiên cứu, bảng hỏi là một hệ thống các câu hỏi
đƣợc xếp đặt dựa trên cơ sở các nguyên tắc, tâm lý, logic và theo nội dung
nhất định nhằm tạo điều kiện cho ngƣời đƣợc hỏi thể hiện đƣợc quan điểm
của mình với những vấn đề thuộc đối tƣợng nghiên cứu và ngƣời nghiên
cứu thu nhận đƣợc các thông tin cá nhân đầu tiên đáp ứng yêu cầu của đề
tài và mục tiêu nghiên cứu.
Cũng tuân theo những nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng bảng hỏi, tuy
nhiên phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến bằng bảng hỏi có những yêu cầu tỉ mỉ
5
và chi tiết hơn nhƣ: tất cả những câu hỏi phải đƣợc diễn đạt sao cho khi đọc
lên ai cũng hiểu đƣợc ý nghĩa của nó va sẵn sàng cung cấp thông tin, việc
trình bày cũng phải rõ ràng, sạch đẹp để thể hiện sự tôn trọng đối với ngƣời
đọc nghiên cứu.
8.3.
Phỏng vấn sâu:
Phƣơng pháp phỏng vấn sâu đƣợc sử dụng để thu thập những thông tin
mang tính chiều sâu, những vấn đề chƣa đƣợc đề cập, cần đƣợc làm rõ hơn
thông qua chia sẻ của nững ngƣời đƣợc phỏng vấn. Thông qua quá trình
phỏng vấn, ngƣời nghiên cứu cũng có khả năng kiểm chứng mức độ tin cậy
của thông tin thu đƣợc và có thể dẫn dắt nguời đƣợc phỏng vấn theo định
hƣớng của nhà nghiên cứu, nhằm thu đƣợc những thông tin cần thiết cho đề
tài nghiên cứu.
Phƣơng pháp phỏng vấn sâu giúp chúng ta hiểu sâu hơn về thực trạng
công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ viêc làm cho ngƣời khuyết tật tại chi
hội ngƣời khuyết tật phƣờng Cống Vị và những thuận lợi khó khăn trong
quá trình nghiên cứu đề tài.
Trong đề tài này, tôi thực hiện tiến hành phỏng vấn sau 5 ngƣời khuyết
tật, nhằm tìm hiểu các rào cản, khó khăn của ngƣời khuyết tật đối với quá
trình sản xuất lao động
8.4.
Phương pháp quan sát:
Quan sát là bao trùm tất cả các cách thức, quy tắc để tiếp cận và thu nhận
đƣợc các thông tin thực nghiệm từ thực tế xã hội. Đây là phƣơng pháp tạo
ra ấn tƣợng mạnh trực tiếp về các sự kiện, quá trình, hành vi xã hội. trong
quan sát ngƣời quan sát cảm nhận trực tiếp những hành vi, những sự kiện
và các quá trình.
Quan sát cho phép ghi lại những biến đổi khác nhau của đối tƣợng đƣợc
nghiên cứu vào lúc nó xuất hiện. Nó cũng cho phép cho thấy đƣợc sự phát
triển của các biến cố, cho phép nghiên cứu đƣợc thái độ của những thành
viên của nhóm trong môi trƣờng tự nhiên. Qua quan sát sẽ thấy đƣợc một
cách trực tiếp thái độ của cá nhân trong tình huống tƣơng tự. Nhƣ vậy
ngƣời quan sát với kinh nghiệm thực tế nhất định, trong quá trình tri giác
cảm nhận trực tiếp từ thực tế đi đến kết luận phù hợp với kinh nghiệm của
ngƣời quan sát.
6
Quan sát rất có giá trị khi nghiên cứu bản chất sâu lắng của hiện tƣợng,
nghiên cứu về những nguyên nhân, động cơ của những hoạt động, nghiên
cứu về cơ cấu của các mối quan hệ trong xã hội.
Quan sát trực quan từ những hoạt động, hành vi của ngƣời khuyết tật,
thực tế cơ sở vật chất và các tƣơng tác của ngƣời khuyết tật với môi trƣờng
xung quanh để có những thông tin bổ sung thêm luận chứng cho kết quả
nghiên cứu.
8.5.
Phương pháp thống kê toán học :
Thống kê là khoa học về các phƣơng pháp thu thập, tổ chức, trình bày,
phân tích và xử lý số liệu. Thống kê giúp ta phân tích các số liệu một cách
khách quan và rút ra các tri thức, thông tin chứa đựng trong các số liệu đó.
Trên cơ sở này, chúng ta mới có thể đƣa ra đƣợc những dự báo và quyết
định đúng đắn.
Sau khi có số liệu tôi tiến hành thống kê tính toán , phân tích và so sánh
nhằm mục đích phục vụ cho đề tài nghiên cứu,đảm bảo đề tài vừa mang
tính lí luận vừa mang tính khoa học.
9. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ việc
làm cho ngƣời khuyết tật
Chƣơng 2: Thực trạng công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ việc làm
cho ngƣời khuyết tật tại địa bàn phƣờng Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố
Hà Nội.
Chƣơng 3: Kết luận ,giải pháp và khuyến nghị.
7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
TRONG HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm công tác xã hội
Công tác xã hội (CTXH) đƣợc xem nhƣ là một nghề mang tính chuyên
nghiệp ở nhiều quốc gia từ gần thế kỷ nay. CTXH tồn tại và hoạt động khi
xuất hiện những vấn đề cần giải quyết nhƣ tình trạng nghèo đói, bất bình
đẳng giới, và giúp đỡ những thành phần dễ bị tổn thƣơng nhƣ trẻ mồ côi,
ngƣời tàn tật, trẻ đƣờng phố, trẻ bị lạm dụng…Tuy nhiên ở Việt Nam,
CTXH thƣờng đƣợc nghĩ nhƣ là một việc làm từ thiện. Để cho thấy CTXH
không phải là công việc đơn giản nhƣ công tác từ thiện, cần có cái nhìn đầy
đủ ý nghĩa về CTXH. Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về CTXH, dƣới
đây là một số định nghĩa về CTXH.
Theo Liên đoàn chuyên nghiệp xã hội quốc tế (IFSW) tại Hội nghị
Montreal, Canada vào tháng 7/2000: Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc
đẩy sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con
ngƣời, sự tăng quyền lực và giải phóng con ngƣời nhằm giúp cho cuộc
sống ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi
con ngƣời và các hệ thống xã hội. Công tác xã hội can thiệp ở những điểm
tƣơng tác giữa con ngƣời và môi trƣờng của họ.
Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004) :Định
nghĩa cổ điển công tác xã hội nhằm giúp cá nhân và cộng đồng Tự Giúp.
Đó không phải là một hành động ban bố của từ thiện mà nhầm phát huy sứ
mệnh của hệ thống thân chủ cá nhân nhóm và cộng đồng để họ tự giải
quyết vấn đề của mình.
Hiệp hội công tác xã hội quốc tế và các trƣờng đào tạo công tác xã hội
quốc tế (2011) thống nhất một định nghĩa về công tác xã hội nhƣ sau: Công
tác xã hội là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối
quan hệ của con ngƣời và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cƣờng sự trao
quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống của
con ngƣời. Công tác xã hội sử dụng các học thuyết về hành vi con ngƣời và
lý luận vì hệ thống xã hội vào can thiệp sự tƣơng tác của con ngƣời với môi
trƣờng sống.
8
Nhƣ vậy theo tác giả nghiên cứu định nghĩa : Công tác xã hội có thể hiểu
là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia
đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức
năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn
lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và
phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội…
1.1.2. Khái niệm công tác xã hội cá nhân
Có rất nhiều định nghĩa liên quan đến công tác xã hội với cá nhân. Sau
đây là một số định nghĩa của một số tác giả, tổ chức tiêu biểu:
Bà Helene Mathew cho rằng: “Công tác xã hội cá nhân là phƣơng pháp
giúp đỡ cá nhân con ngƣời thông qua mối quan hệ một – một. Phƣơng pháp
này đƣợc các nhân viên xã hội ở các cơ sở sử dụng giúp con ngƣời có vấn
đề về chức năng xã hộivà việc thực hiện chức năng của họ”. Bà Perlman
cho rằng: “Công tác xã hội cá nhân là một tiến trình đƣợc các cơ quan lo về
an sinh cho con ngƣời để giúp cá nhân đối phó hữu hiệu hơn với các vấnđề
thuộc về chức năng xã hội của họ”
Theo Esther C. Viloria: “Công tác xã hội cá nhân là tiến trình giúp đỡ, bao
gồm nhiều hoạt động khác nhau, có thể là hỗ trợ vật chất, chuyển tiếp đến
các tổ chức cộng đồng khác có đủ phƣơng tiện, hỗ trợ về tâm lý cảm xúc
qua việc lắng nghe có hiệu quả, biểu lộ sự chấp nhận và tạo sự an tâm, nêu
lên đề nghị, cố vấn thích hợp và đặt ra các giới hạn,khuyến khích thân chủ
biểu lộ cảm xúc, cũng nhƣ khuyến khích thân chủ tác động lên các kế
hoạch của họ; giúp cá nhân tƣờng thuật và xem xét hoàn cảnh của họ/ hay
làm việc với những cân nhắc và hiểu biết kỹ lƣỡng về mối quan hệ nhân
quả giữa thái độ hiện thời và cách điều chỉnh những kinh nghiệm quá khứ
của họ. Tất cả những điều này có thể đƣợc sử dụng cùng nhau để đáp ứng
cho những cá nhân đang chịu stress, giúp họ có khả năng đáp ứng đầy đủ
nhu cầu và thực hiện chức năng xã hội của họ đầy đủ hơn”
Bà Nguyễn Thị Oanh(1998) : “Công tác xã hội cá nhân là một phƣơng
pháp can thiệp (củaCông tác xã hội) quan tâm đến những vấn đề về nhân
cách mà một thân chủ cảm nghiệm”. Mục đích của Công tác xã hội cá nhân
là phục hồi, củng cố và phát triển sự thực hànhbình thƣờng các chức năng
xã hội của cá nhân và gia đình”
9
Nhƣ vậy, công tác xã hội cá nhân là phƣơng pháp của công tác xã hội
thông qua tiến trình giúp đỡ khoa học và chuyên nghiệp, nhằm hỗ trợ cá
nhân tăng cƣờng năng lực tự giải quyết vấn đề của mình. Trong tiến trình
này, nhân viên xã hội cần biết vận dụng nền tảng kiến thức khoa học tâm lý
học, xã hội học và các khoa học xã hội liên quan khác, đồng thời sử dụng
kỹ năng, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, sát cánh cùng đối tƣợng, hỗ trợ cho
họ tự giải quyết vấn đề của bản thân và có khả năng vƣợt qua những vấn đề
khác có thể xảy ra trong tƣơng lai.
1.1.3. Khái niệm hỗ trợ việc làm
Theo từ điển tiếng việt thì hỗ trợ là : Giúp đỡ nhau , giúp thêm vào :hỗ
trợ bạn bè , hỗ trợ cho đồng đôi kịp thời.
Hỗ trợ về khía cạnh xã hội là sự tƣơng trợ giữa ngƣời với ngƣời, những
ngƣời biết hỗ trợ cho những ngƣời chƣa biết . Kẻ mạnh có thể hỗ trợ cho
những kẻ yếu thế để tạo ra mỗi quan hệ tốt đẹp cùng phát triển , tiến tới xã
hội văn minh hơn
Hỗ trợ về khía cạnh kinh tế : Ngƣời có tiền sẽ hỗ trợ cho những ngƣời
không có tiền , ngƣời có tiềm lực kinh tế hỗ trợ cho những ngƣời có trí tuệ
để cùng nhau phát triển phục vụ mục tiêu chung
Việc làm
Đã đƣợc 14 năm kể từ khi đất nƣớc ta chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng,
theo đó quan niệm về việc làm và vấn đề liên quan nhƣ thất nghiệp, chính
sách giải quyết việc làm đã có những thay đổi cơ bản.
Điều 55 Hiến Pháp năm 1992 quy định: “ Lao động là quyền và nghĩa vụ
của công dân. Nhà nƣớc và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc
làm cho NLĐ “.
Từ quan niệm nay đã mở ra bƣớc chuyển căn bản trong nhận thức về việc
làm. Trên cơ sở này, Bộ luật Lao động Việt Nam đã quy định: “Mọi hoạt
động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều đƣợc thừa
nhận là việc làm” ( Điều 13 Bộ luật lao động).
Nhƣ vậy, dƣới góc độ pháp lý, việc làm đƣợc cấu thành bởi 3 yếu tố:
Là hoạt động lao động: thể hiện sự tác động của sức lao động vào tƣ liệu
sản xuất để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Yếu tố lao động trong việc làm
phải có tính hệ thống, tính thƣờng xuyên và tính nghề nghiệp. Vì vậy ngƣời
10
có việc làm thông thƣờng phải là những ngƣời thể hiện các hoạt động lao
động trong phạm vi nghề nhất định và trong thời gian tƣơng đối ổn định.
Tạo ra thu nhập: Là khoản thu nhập trực tiếp và khản năng tạo ra thu nhập.
Hoạt động này phải hợp pháp: hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhƣng
trái pháp luật, không đƣợc pháp luật thừa nhận thì không đƣợc coi là việc
làm . Tùy theo điều kiện kinh tế-xã hội, tập quán, quan niệm về đạo đức
của từng nƣớc mà pháp luật có sự quy định khác nhau trong việc xác định
tính hợp pháp của các hoạt động lao động đƣợc coi là việc làm. Đây là dấu
hiệu thể hiện đặc trƣng tính pháp lí của việc làm.
Từ 2 khái niệm trên tác giả đƣa ra khái niệm về hỗ trợ việc làm là:
“Hỗ trợ việc làm là các hoạt động của Nhà nước, các tổ chức xã hội,
nhằm tạo ra các cơ hội, các hướng đi mới, giúp cho người lao động, mất
việc làm có được việc làm, đồng thời giúp cho người lao động có thể định
hướng được nghề nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp điều kiện, năng
lực của bản thân từ đó ổn định đời sống hạn chế tình trạng thiếu việc làm
và thất nghiệp.”
Hỗ trợ giải quyết việc làm có thể là hỗ trợ về vật chất và hỗ trợ về tinh
thần.
Hỗ trợ về tài chính ( hỗ trợ kinh phí cho ngƣời lao động để học nghề, hỗ
trợ vay vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình), các chƣơng trình quốc gia về
việc làm, hỗ trợ các hệ thống dịch vụ việc làm để cung cấp các thông tin
việc làm, hỗ trợ lao động các dịch vụ tƣ vấn miễn phí về việc làm, về pháp
luật việc làm, tƣ vấn giới thiệu việc làm...... tạo mọi điều kiện để lao động
có thể rút ngắn thời gian tìm kiếm việc làm để ổn định cuộc sống
1.1.4. Khái niệm người khuyết tật
Khái niệm người khuyết tật
Hiện nay có nhiều quan niệm về ngƣời khuyết tật trên thế giới và Việt
Nam:
Tại Trung Quốc, Luật về bảo vệ ngƣời khuyết tật ban hành năm 1990
định nghĩa: ngƣời khuyết tật là ngƣời bị “mất khả năng về nhìn, nghe, nói
hoặc thể chất, mất khả năng về trí não, rối loạn tâm thần, khuyết tật bị đa
tật và các dạng khuyết tật khác”
Tại Đức, sách số chín của Bộ Luật Xã hội định nghĩa: ngƣời khuyết tật là
ngƣời có các chức năng về thể lực, trí lực hoặc tâm lí tiến triển không bình
11
thƣờng so với ngƣời có cùng độ tuổi trong thời gian trên 6 tháng và sự
không bình thƣờng này là nguyên nhân dẫn đến việc họ bị hạn chế tham gia
vào cuộc sống xã hội.
Tại Ấn Độ, Luật về ngƣời khuyết tật ban hành năm 1995 (về cơ hội bình
đẳng, bảo vệ quyền và đảm bảo cho ngƣời khuyết tật tham gia mọi hoạt
động xã hội) định nghĩa: khuyết tật bao gồm những tình trạng mù, nghe
kém, lành bệnh phong, thính lực kém, suy giảm khả năng vận động, chậm
phát riển về trí óc và mắc bệnh tâm thần.
Tại Nam Phi, Luật bình đẳng việc làm của Nam Phi định nghĩa ngƣời
khuyết tật là ngƣời bị suy giảm về khả năng thể lực hoặc trí lực trong một
hời gian dài hoặc tiếp diễn nhiều lần, khiến ngƣời đó bị hạn chế đáng kể về
khả năng tham gia hoặc phát triển trong nghề nghiệp.
Tại Việt Nam: ngƣời khuyết tật đƣợc xem là ngƣời không bình thƣờng về
sức khỏe do các khuyết tật, hoặc do bệnh tật làm hủy hoại, rối loạn các
chức năng của cơ thể, hoặc do hậu của những chấn thƣơng dẫn đến những
khó khăn trong đời sống và cần đƣợc xã hội quan tâm giúp đỡ, bảo vệ.
ngƣời khuyết tật là ngƣời bị mất toàn phần hay một phần khả năng, điều
kiện để tự phục vụ mình, học tập và tham gia lao động, họ phải tự vận động
di chuyển, giao tiếp và tự kiểm soát hành vi của mình.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm ngƣời khuyết tật ,chúng ta cùng nhau tìm hiểu
về phân loại khuyết tật và các nguyên nhân dẫn đến khuyết tật.
Phân loại khuyết tật
Để phân loại khuyết tật, Chính phủ Việt Nam đã sử dụng phƣơng
pháp phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong đó khuyết
tật đƣợc chia làm 7 loại chính nhƣ sau:
Khuyết tật vận động :
Vận động là khả năng di chuyển tự do từ nơi này đến nơi khác.
Có nhiều dạng vấn đề về vận động, từ những khó khăn nhỏ trong
chuyển động, đến phải ngồi xe lăn hoặc bị nằm liệt giƣờng.
Ngƣời suy giảm khả năng vận động gặp khó khăn khi tiếp cận thiết bị đầu
cuối công cộng do không gian chật hẹp hoặc do xe lăn không tiếp cận
đƣợc. Ngƣời suy giảm vận động có thể gặp khó khăn trong điều khiển
thiết bị khi cơ bắp căng thẳng và co thắt. Họ có thể có hoạt động phát
sinh, vô ý, không kiểm soát đƣợc và không co mục đích.
12
Khuyết tật thị giác –khiếm thị.
Là những ngƣời mắc vấn đề về thị lực, tình trạng thị lực khác nhau ở mỗi
ngƣời, từ lòa đến mù. Cho nên khiếm thị không phải ngƣời đó bị mù hoàn
toàn, vẫn có bạn nhìn thấy đƣợc.
Khuyết tật về thính giác –khiếm thính (điếc hoàn toàn, một hoặc cả hai
tai)
Rối loạn chức năng ngôn ngữ: bao gồm những ngƣời không biết
nói hoặc chỉ có thể phá tâm không rõ ràng, hoặc phải sử dụng tay hoặc
viết để thể hiện ý kiến.
Khuyết tật về trí tuệ
Bao gồm những ngƣời gặp hạn chế về trí tuệ hoặc nhận thức (chậm
phát triển trí tuệ, khó khăn về việc học).
Rối loạn thần kinh/ hành vi xa lạ dẫn đến kết quả là thần kinh, nhƣ tâm
thần phân liệt và suy nhƣợc thần kinh.
Chứng động kinh bao gồm những ngƣời bị cơn động kinh từ việc
mất khả năngtậptrungcho đến vô thức mang tính lâu dài với những
hoạt động thần kinh không bình thƣờng (kinh niên hoặc định kỳ).
Mất cảm giác (bệnh hủi, bệnh phong)
Bao gồm những ngƣời bị nhiễm trùng kinh niên tấn công các mô
bề mặt, đặc biệtlà da và dây thần kinh, phát triển mạnh ở các phần
phụ giống nhƣ là ngón tay,ngón chân.
Khuyết tật ngôn ngữ
Là những ngƣời bị mắc chứng nói ngọng, nói lắp. Cần sự giúp đỡ và rèn
luyện nhiều, hiện tại đang có dự án phát triển kỹ năng sƣ phạm cho các
giáo viên tiểu học để giúp đỡ cho các bạn này đƣợc tốt hơn trong việc rèn
luyện kỹ năng ngôn ngữ. Các vấn đề dị tật khác các bạn hoàn toàn bình
thƣờng nhƣ mọi ngƣời, trừ một số trƣờng hợp mắc nhiều chứng.
Đa tật:
Là những ngƣời ngoài bị khiếm thị còn mắc chứng chậm phát triển trí não
hay là sự kết hợp của nhiều chứng khác nhau.
Phân hạng khuyết tật
Theo Luật NKT Việt Nam, ngƣời khuyết tật đƣợc chia theo ba mức độ sau:
NKT đặc biệt nặng.
NKT nặng.
NKT nhẹ.
13
Nguyên nhân khuyết tật
Hậu quả chiến tranh: Việt Nam trải qua nhiều cuộc chiến tranh kéo dài đã
đem đến hậu quả về nhiều mặt trong đó số ngƣời bị thƣơng tật do sự tàn
phá của bom đạn và cả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh
chiếm tỷ lệ cao.
Do môi trƣờng sống : nhƣ tình trạng đƣờng giao thông chật hẹp, phƣơng
tiện giao thông nhiều, thiếu an toàn, ý thức của ngƣời tham gia giao thông,
tình trạng ô nhiễm môi trƣờng đƣa đến tai nạn giao thông, thiên tai, rủi ro,
bệnh tật…
Tai nạn lao động: môi trƣờng lao động thiếu an toàn, ý thức chấp hành
pháp luật về an toàn lao động và ý thức bảo hộ lao động của ngƣời lao động
chƣa cao, hậu quả là để lại những di căn trên cơ thể
Do bẩm sinh: chấn thƣơng khi sinh, ngộ độc khi thai nghén…
Nghiên cứu này lấy khái niệm về ngƣời khuyết tật theo Luật ngƣời
khuyết tật tại Việt Nam (01/01/2010) nhƣ sau :“ Người khuyết tật là người
bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức
năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập
gặp khó khăn.”
1.1.5. Khái niệm công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ việc làm cho
người khuyết tật
Tại Việt Nam , bên cạnh những hình thức trợ giúp NKT nhƣ can thiệp
sớm, giáo dục, phục hồi chức năng thì công tác dạy nghề và giải quyết việc
làm cho NKT cũng là một hình thực đƣợc đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện
thuận lợi từ phát triển hạ tầng cơ sở đến chính sách trợ giúp NKT tham gia
học nghề cũng nhƣ giáo viên dạy nghề. Luật Dạy nghề năm 2012 đã dành
toàn bộ chƣơng VII quy định dạy nghề cho ngƣời tàn tật , ngƣời khuyết tật
với mục tiêu giúp đối tƣợng có năng lực thực hành nghề phù hợp với khả
năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm đƣợc việc làm, ổn định
đời sống
Với hỗ trợ việc làm : Để tăng khả năng tiếp cận chính sách của NKT và
thực thi chính sách tạo việc làm hiệu quả , bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà
nƣớc, sự nỗ lực tự thân của NKT thì nhân viên CTXH bằng các phƣơng
pháp của CTXH cá nhân có thể thực hiện chức năng kết nối nguồn lực , vận
14
động chính sách , hỗ trợ pháp lí cho NKT. Nhân viên CTXH có thể kết nối
với các đơn vị có nhu cầu để sử dụng NKT vào làm việc thông qua các
chƣơng trình hợp tác, dự án với các tổ chức trong và ngoài nƣớc
Tóm lại, theo tác giả nghiên cứu thì công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ
việc làm cho ngƣời khuyết tật là : “Bằng các phương pháp của công tác xã
hội cá nhân, nhân viên công tác xã hội thực hiện các chức năng như kết nối
nguồn lực, vận động chính sách, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ pháp lí cho người
khuyết tật trong hỗ trợ việc làm , giúp họ có năng lực thực hành nghề phù
hợp với khả năng lao động để tự tạo việc làm hoặc tìm kiếm được việc làm,
ổn định đời sống .”
1.2. Biểu hiện của công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ việc làm cho
ngƣời khuyết tật
Biểu hiện của CTXH cá nhân trong hỗ trợ việc làm thể hiện rõ ở các hoạt
động sau đây :
Tư vấn chọn nghề , việc làm phù hợp với sức khỏe thể chất của NKT:
NKT có những hạn chết nhất định trong các chức năng vận động ,nghe,
nhìn....ảnh hƣởng đến việc lựa chọn nghề sao cho phù hợp với bản thân.
Nên cơ sở dạy nghề cần can thiệp giải quyết vƣớng mắc trong việc chọn
nghề gì phù hợp cho học viên, xác định hƣớng tạo việc làm sau đào tạo cho
họ nhƣ thế nào là tốt . NVXH sẽ có vai trò tham vấn, khích lệ sự tham gia,
tƣ vấn chọn nghề, hỗ trợ NKT tiếp cận đƣợc với chính sách đào tạo nghề
phù hợp với tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh và nhu cầu nguyện vọng của
họ.
Hỗ trợ tâm lý: Bên cạnh đó, nhiều ngƣời còn mang gánh nặng tâm lí,
chƣa thực sự tự tin và sẵn sàng học nghềm hòa nhập cộng đồng thì nhiệm
vụ của nhân viên CTXH sẽ tham vấn tâm lý giúp họ ổn định trong suy nghĩ
và mạnh mẽ đƣa ra quyết định cho bản thân . Ngoài ra CTXH còn tham vấn
giúp cá nhân NKT nhìn nhận lại vấn đề của mình , tự xem xét bản thân và
thay đổi một cách hiệu quả nhất. Có những NKT bẩm sinh họ đã chấp nhận
số phận của mình là một NKT và cố gắng vƣơn lên, còn nhƣng trƣờng hợp
là một ngƣời bình thƣờng , không may gặp tai nạn hoặc do bệnh tất tiềm ẩn
khiến họ bị mất đi khả năng nhƣ mọi ngƣời khác và họ trở thành NKT
khiến họ không có đủ mạnh mẽ để cố gắng học nghề mới phù hợp. Nhƣ
vậy hoạt động tham vấn tâm lí là rất cần thiết trong hỗ trợ việc làm cho
NKT , điều này giúp họ nhìn nhận lại vấn đề, biết chấp nhận và cố gắng
thay đổi để tạo niềm tin vào cuộc sống làm lại bản thân, không mặc cảm xã
hội.
15
Hỗ trợ tìm kiếm việc làm : Trong những năm qua, Nhà nƣớc cũng đã có
nhiều biện pháp xúc tiến việc làm cho NKT nhƣ ban hành và thực thi nhiều
chính sách ƣu đãi , khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động là
NKT, hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh của NKT , thành lập Quỹ Quốc gia
về việc làm, triển khai nhiều chƣơng trình dự án tạo việc làm cho NKT tại
một số địa phƣơng nhƣ “Dự án xây dựng hỗ trợ sinh kế cho NKT giải đoạn
2008-2010”, ngành Lao động-Thƣơng binh và Xã hội thƣờng xuyên tổ
chức các hội chợ việc làm , trong đó có khu vực dành riêng cho NKT với
sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề. Do vậy, NKT có
nhiều cơ hội việc làm hơn và số lƣợng có việc làm đã tăng lên hàng năm
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ
việc làm cho ngƣời khuyết tật
Mặt bằng trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật của NKT còn thấp và
hạn chế , cộng thêm những rào cản xã hội nhƣ thái độ phân biệt, e ngại về
chất lƣợng lao động, nhà xƣởng , cơ sở hạ tầng ,máy móc thiết bị không
phù hợp ... cũng là những yếu tố hạn chế cơ hội việc làm cho NKT, ảnh
hƣởng tới công tác xã hội cá nhận trong hỗ trợ việc làm cho NKT
1.3.1. Về bản thân người khuyết tật :
Tâm lí : Do khiếm khuyết bộ phận trên cơ thể NKT tự ti, mặc cảm với
chính bản thân mình mà không đi giao tiếp ra ngoài xã hội , ngại ngƣời bên
ngoài có cái nhìn không thiện cảm với mình . Sự tự kì thị của chính bản
thân NKT, càng làm cho họ có cái nhìn tiêu cực hơn đối với chính bản thân
mình.
Thể chất : NKT vƣớng phải những bệnh về giao tiếp khiến họ khó khăn
trong việc nói chuyện với những ngƣời xung quanh cũng là một trong
những rào cản lớn về thể chất cho NKT . Không thể cầm nắm, di chuyển
mọi thứ xung quanh nhƣ những ngƣời bình thƣờng khác khiến họ mặc cảm
với bản thân là con ngƣời vô dụng của xã hội . Di chuyển khó khăn khiến
họ khó có thể tới những nơi mà mình mong muốn cũng là một cản trở trong
việc tham gia các hoạt động hỗ trợ.
Trình độ học vấn : NKT tự tin với bản thân mình hơn khi có một trình độ
học vấn nhất định , họ viết rõ đƣợc những quyền lợi của bản thân từ đó sẽ
tự mình tìm tới những sự hỗ trợ phù hợp với chính bản thân để tự mình
vƣơn lên hòa nhập với cộng đồng trong xã hội
Tự tin vào bản thân :NKT tự tin vào bản thân mình sẽ tạo dựng cho họ
những hƣớng đi phù hợp mà không bị phụ thuộc vào những ngƣời xung
16
quanh thúc đẩy khả năng bản thân cố gắng nỗ lực hết sức mình để đạt đƣợc
những điều mà mình mong muốn.
1.3.2. Về gia đình người khuyết tật :
Gia đình chứ không phải bất kì nơi nào khác, luôn luôn là vòng bảo vệ
an toàn và ấm áp nhất cho những ngƣời sinh ra hoặc vì lý do nào đó chịu
thiệt thòi hơn những ngƣời khác. Chính vì vậy gia đình đối với Ngƣời
khuyết tật là chỗ dựa đặc biệt quan trọng. Chính sự cô lập của gia đình đối
với Ngƣời khuyết tật càng làm họ bị tách rời và khó có thể hòa nhập với
cộng đồng. Giúp đỡ, chăm sóc và tạo điều kiện cho họ đƣợc phát triển
không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình mà còn là tình cảm, tình yêu
thƣơng là truyền thống văn hiến hàng ngàn năm của dân tộc ta.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn rất nhiều những ngƣời khuyết tật bị chính
ngƣời thân trong gia đình hắt hủi, xa lánh, kỳ thị, thậm chí là bị bỏ mặc. Vì
vậy xã hội cần phải có trách nhiệm đối với những ngƣời khuyết tật và gia
đình họ. Chúng ta hãy làm hết sức để tạo điều kiện cho gia đình hoàn thành
vai trò trong việc bảo đảm rằng những ngƣời khuyết tật đƣợc hƣởng đầy đủ
các quyền con ngƣời và nhân phẩm, đƣợc phát triển đầy đủ với tƣ cách là
những cá nhân bình thƣờng. Đó là thông điệp mà xã hội ngày nay luôn
hƣớng đến nhằm góp phần vào sự phát triển an sinh xã hội.
1.3.3. Sự kì thị của xã hội :
Biểu hiện dƣới góc độ nhận thực họ áp đặt chủ quan rằng tất cả NKT đều
có khả năng nhận thức, giải quyết vấn đề thấp hơn mức bình thƣờng . Vì
vậy, gạt NKT ra khỏi đời sống kinh tế chính trị, văn hóa xã hội. Dƣới góc
độ thái độ từ những áp đặt đó đối với NKT thì xã hội thƣờng có những thái
độ khinh thƣờng, thiếu tôn trọng với những NKT . Từ thái đô nhƣ vậy sẽ
dẫn đến những hành vi xa lánh , ngƣợc đãi có thành kiến đối với NKT. Do
đó hoạt động hỗ trợ NKT chƣa có cái nhìn đúng đắn đối với NKT và vẫn
coi sự hỗ trợ nhƣ những sự ban ơn.
1.3.4. Về nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho người
khuyết tật.
Vai trò của nhân viên cống tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho ngƣời
khuyết tật rất quan trọng vì vậy đây cũng là một trong những yếu tổ ảnh
hƣởng tới công tác hỗ trợ việc làm.
Cung cấp , kết nối ngƣời khuyết tật đến các cơ sở việc làm phù hợp
Giúp ngƣời khuyết tật nâng cao các kỹ năng trong cuộc sống, ứng phó
với các tình huống cũng nhƣ khả năng tự bảo vệ bản thân
17
Nhân viên xã hội (NVXH) đóng vai trò cung cấp cho NKT và gia đình họ
nhiều loại dịch vụ hỗ trợ, từ hỗ trợ tâm lý cho đến việc phát triển mạng lƣới
liên kết để có thể chuyển thân chủ đến các dịch vụ y tế và xã hội hoặc các
tổ chức liên quan đến nhu cầu của họ. Phần lớn NKT thƣờng tự ti mặc cảm
nên ngại đi học. Đại đa số NKT thƣờng học nghề chƣa đến nơi đến chốn vì
gia đình hoặc không quan tâm đến nhu cầu đi học và có việc làm của con,
hoặc sợ con khổ, hoặc không tin con mình có thể làm việc đƣợc. Những gia
đình có ngƣời thân mới trở thành NKT cũng trải qua những đau đớn và bối
rối tƣơng tự. Đặc biệt hơn, mất đi một phần hay mối thu nhập chính từ
ngƣời thân giờ đã trở thành khuyết tật, mất cả một công lao động để phải
chăm sóc cho NKT này, và những thay đổi trong tâm tính của ngƣời mới bị
khuyết tật làm cho sự khuyết tật trở thành một “tai họa” cho cả gia đình.
Mọi ngƣời, cả NKT lẫn các thành viên khác của gia đình, đều mệt mỏi và
thay đổi. Những bậc cha mẹ và các thành viên trong những gia đình này
thƣờng không biết phải làm gì hoặc tìm đến ai khi cần. Và thái độ thƣơng
hại hay tội nghiệp của những ngƣời thân quen càng làm cho họ đau khổ
hơn. Họ hết sức cần những hỗ trợ thích hợp để không cảm thấy đơn độc
hay bị bỏ rơi trong tình huống bất ngờ nhƣng sẽ gắn bó lâu dài với cuộc
sống của họ và cả gia đình. Đánh giá ban đầu sẽ cung cấp cơ sở để NVXH
phát triển kế hoạch hỗ trợ. Công việc đánh giá này bao gồm đánh giá sức
mạnh, nguồn lực, và cả những hỗ trợ sẵn có thí dụ nhƣ: những hành vi
trong quá khứ thân chủ của họ đã xử dụng để ứ ng phó thành công với hoàn
cảnh, sự hỗ trợ của gia đình, sự sắp xếp cuộc sống, mức độ học vấn, việc
làm, sở thích, hoàn cảnh kinh tế, v.v... Ngƣời NVXH cũng phải hiểu đƣợc
cảm xúc và phản ứng của thân chủ đối với sự khuyết tật, ảnh hƣởng của sự
khuyết tật đối với gia đình của NKT, tác động của sự khuyết tật đến vai trò
và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, và cả những rắc rối cá
nhân hay vấn đề xã hội khác. Với các nhân viên y tế hoặc chuyên gia sức
khỏe, ngƣời NVXH sẽ cung cấp cho họ những thông tin liên quan đến tâm
lý của NKT để họ có thể hỗ trợ những bệnh nhân khuyết tật của họ đúng
cách hơn. Ngƣời NVXH cũng sẽ tham vấn cho NKT và gia đình, giúp họ
lập kế hoạch cá nhân và sử dụng t ối đa những nguồn nội lực và ngoại lực
sẵn có trong cộng đồng.
NVXH cũng giúp cho các thành viên khác trong xã hội hiểu rõ hơn về
NKT và bản chất của sự khuyết tật để xã hội có cái nhìn đúng về NKT và
sự thiếu công bằng cơ hội mà họ luôn gặp phải, từ đó tác động đến những
ngƣời liên quan đến việc phát triển các chính sách cũng nhƣ những tổ chức
18
có những chƣơng trình phát triển xã hội để những ngƣời này bao gồm sự
tham gia của NKT vào quá trình ra quyết định, cũng nhƣ tham gia giám sát
và lƣợng giá việc thực hiện những quyết định liên quan đến cuộc sống của
chính họ. Nhƣ vậy, nhân viên công tác xã hội có vai trò hết sức thiết thực
và cụ thể hỗ trợ trực tiếp can thiệp giúp ngƣời khuyết tật phục hồi chức
năng. Đồng thời, nhân viên công tác xã hội chính là cầu nối để ngƣời
khuyết tật có thể tiếp cận đƣợc các chính sách và nguồn lực hỗ trợ từ xã
hội. Hỗ trợ NKT, gia đình NKT giải quyết các vấn đề khó khăn của họ
thông qua việc tìm kiếm cung cấp dịch vụ cần thiết cho NKT. Hỗ trợ về
mặt tâm lý (hiểu đƣợc tâm lý của NKT, ảnh hƣởng của sự khuyết tật đối
với gia đình của NKT, tác động của sự khuyết tật đến vai trò và mối quan
hệ của các thành viên t rong gia đình, và cả những rắc rối cá nhân hay vấn
đề xã hội khác).
Phối hợp, Vận động tìm nguồn lực, nguồn tài nguyên hỗ trợ cho NKT,
gia đình NKT. Xây dựng các chƣơng trình kế hoạch hành động giúp đỡ
NKT và Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động, kế hoạch đã xây
dựng.Đề xuất ý kiến soạn thảo chính sách về ngƣời KT. Làm công tác biện
hộ cho NKT.
1.3.5. Về chính sách luật pháp,chương trình, mô hình dịch vụ trong hỗ
trợ việc làm cho người khuyết tật.
Ở Việt Nam, công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho NKT đƣợc
biệt quan tâm, tạo điều kiện thuận từ phát triển hạ tầng cơ sở cho đến chính
sách trợ giúp đối tƣợng tham gia học nghề cũng nhƣ giáo viên dạy nghề.
Luật Dạy nghề năm 2006 đã dành toàn bộ Chƣơng VII quy định dạy nghề
cho NKT, với mục tiêu giúp đối tƣợng có năng lực thực hành nghề phù hợp
với khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm đƣợc việc làm,
ổn định đời sống. Đồng thời, Nhà nƣớc cũng khẳng định, hỗ trợ về tài
chính và các chính sách ƣu đãi khác đối với các cơ sở dạy nghề cho NKT
nhằm khuyến khích công tác dạy nghề cho NKT. Trong Bộ lụât Lao động,
tại Điều 125 cũng nêu rõ: “Hàng năm, Nhà nƣớc dành một khoản ngân sách
để giúp NKT phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động, học nghề và
có chính sách cho vay với lãi suất thấp để họ tự tạo việc làm, ổn định đời
sống”.
Mặc dù trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã không ngừng
quan tâm tới công tác dạy nghề và tạo việc làm cho NKT song số lƣợng
ngƣời đƣợc học nghề còn quá ít, tỷ lệ tìm đƣợc việc làm sau đào tạo nghề
còn rất thấp và chủ yếu là tự tạo việc làm, số có thể tìm đƣợc việc làm
19