Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Quan niệm về văn hóa từ chức - tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.04 KB, 23 trang )

Tiểu luận chính trị học nâng cao
A. MỞ ĐẦU
Văn hóa xuất hiện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trước đây, khi kinh
tế còn chưa phát triển mạnh mẽ, người ta thường nói tới “ Học ăn, học nói,
học gói, học mở” như là các lĩnh vực văn hóa chính của đời sống xã hội, Hiện
nay, khi nền kinh tế đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, người ta
phải giao tiếp với nhau nhiều hơn, phải mở rộng và thiết lập các mối quan hệ
ngày càng trở nên quan trọng. Gần đây người ta thường nhắc tới văn hóa giao
thông, văn hóa đọc, văn hóa café… và một khái niệm đang ngày càng trở nên
gần gũi mà ai cũng nên biết, hiểu và có thái độ đúng đắn đó là văn hóa từ
chức. Trong một xã hội văn minh, trình độ dân trí cao và Nhà nước pháp
quyền đã được thiết lập trong cuộc sống thì việc từ chức trở thành một nét đẹp
củavăn hóa ứng xử của những con người biết tự trọng, biết đặt lợi ích của
nhân dân, của đât nước lên trên những ham muốn không chính đáng, thậm chí
là là thấp hèn của cá nhân. Văn hóa từ chức đã tồn tại ở nhiều nước trên thế
giới, đặc biệt là những nước có nền công nghiệp phát triển. Và, cũng có nhiều
quan điểm cho rằng, văn hóa từ chức ở Việt Nam đã xuất hiện rất lâu nhưng
cho đến nay nó vẫn chưa thực sự trở thành văn hóa trong xã hội, chính điều
này đã tác động sâu sắc đến hiệu quả thực hiện công việc của bộ máy chính trị
quốc gia, suy giảm lòng tin trong nhân dân. Vậy, thực sự thì hiện nay chúng ta
quan niệm như thế nào về văn hóa từ chức, văn hóa từ chức ở Việt Nam đã và
đang diễn ra như thế nào? Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nên tôi
đã chọn đề tài: “ Quan niệm về văn hóa từ chức” để làm rõ những vấn đề
trên. Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót,
tôi rất mong nhận được những ý kiến, đóng góp của thầy cô và các bạn để bài
tiểu luận của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!


Tiểu luận chính trị học nâng cao
B. NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TỪ CHỨC


1.1.Khái niệm văn hóa từ chức
Hiện nay, vấn đề văn hóa từ chức đang được nhiều nhà nghiên cứu đề
cập đến. Từ chức vốn chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Từ chức tức là tự
mình tự nguyện xin từ bỏ chức vụ của mình. Và từ chức chỉ nên được xem là
một cử chỉ có văn hóa khi người ta tự nguyện, chỉ được xem là một hành vi có
văn hóa khi người ta tự nguyện và mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho xã hội. Chỉ có
từ chức một cách tự nguyện, tự giác, có thái độ trung thực với chính mình,
biết xấu hổ khi làm điều trái với đạo lý, đi ngược lại nguyện vọng của cơ
quan, tổ chức và cộng đồng mới được gọi là văn hóa từ chức.
"Từ chức” không phải là vấn đề thuộc phạm trù luật pháp. Luật pháp
cấm người ta làm điều ác, chứ không cấm người ta làm điều thiện. Chẳng có
tội phạm nào gọi là "Tội từ chức”... Từ chức là một nét văn hóa đẹp và cần
thiết trong đời sống xã hội, là một trong những cơ chế xã hội tự điều chỉnh
mình. Những người lãnh đạo luôn phải tự biết, tự thấy trách nhiệm của mình
trên hết là vì cái chung. Khi họ nhận thấy việc mình nắm giữ vị trí đó không
có lợi cho cái chung của xã hội nữa, mà chỉ có lợi cho bản thân mình thôi, thì
tự nguyện xin từ chức, rời khỏi vị trí mà mình đang nắm giữ. Cách ứng xử ấy
đã được nâng lên thành tầm văn hoá, và được gọi là văn hóa từ chức.
1.2.Qúa trình hình thành văn hóa từ chức ở nước ta
Ở Việt Nam, trước đây không phải không có văn hóa từ chức. Ví như
cụ Chu Văn An, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... và biết bao nhiêu
bậc nho sĩ khác đã trả ấn, từ quan lui về ở ẩn, sống cuộc đời thanh bạch. Các
ông từ chức không phải không làm tròn chức trách, không mang lại ấm no,
hạnh phúc cho nhân dân, hay gây hại cho dân. Mà phần lớn họ từ quan bởi
không đồng tình với quan điểm của vua, là vì lòng tự trọng cao. Thời phong
kiến có cụ Nguyễn Công Trứ, ông ta ba lần mất chức và ba lần phục chức. Có
lần vua hỏi: “Ta phục chức cho nhà ngươi, nhà ngươi có mừng không?”. “Khi


Tiểu luận chính trị học nâng cao

bệ hạ cách chức thần, thần có buồn đâu mà khi phục chức thần mừng cơ
chứ?”. Đó là một con người coi chức tước nhẹ như lông hồng, mất không
buồn, được không mừng thật đáng kính phục.
Trong lịch sử Việt Nam, vua Trần Thái Tông (1218-1277) là vị vua đầu
tiên của nhà Trần lên ngôi ngày 10/12 năm Ất Dậu (1226), niên hiệu là Kiến
Trung. Đến năm 1236, sau 10 năm ở ngôi Hoàng Đế, do ưu tư trước thế sự,
nghĩ về sự nghiệp đế vương đời trước hưng phế bất thường nên nhà vua quyết
định từ bỏ ngai vàng, quyền lực lên Yên Tử tham kiến thiền sư Trúc
Lâm theo con đường tu hành. Nhà vua muốn “nghe lời dân, biết được chí dân
mới thấu hiểu được nỗi khó khăn của trăm họ”.
Trần Thái Tông đã rời bỏ ngôi vua trong lúc “Lòng dân đang trông đợi
Bệ hạ như con đỏ trông đợi cha mẹ… sỹ thức trong nước ai nấy đều vui vẻ
phục tùng, đến đứa trẻ lên bảy cũng biết Bệ Hạ là cha mẹ dân”. Đó là lời Thái
sư Trần Thủ Độ cùng các quan lên Yên Tử mời đón Nhà Vua trở lại ngai vàng
để lo việc quốc gia, xã tắc. Nghe lời Quốc sư nói: Phàm làm đấng quân vương
phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình. Nay thiên hạ muốn đón
Bệ hạ trở về, Bệ hạ không trở về sao được? Nghe vậy, Nhà vua cùng mọi
người trở về kinh, miễn cưỡng mà lên ngôi báu.
Năm 1257, vua Trần Thái Tông đích thân chỉ huy nhiều trận, có mặt ở cả
nơi nguy hiểm khiến quân sĩ đều nức lòng chiến đấu và đánh tan quân Mông
xâm lược, đội quân mạnh nhất thế giới bấy giờ (đầu năm 1258) đem lại thái
bình cho đất nước, nhường ngôi cho con là Trần Thánh Tông và lên làm Thái
Thượng Hoàng, sau đó lại về am Thái Vi ở vùng núi Vỹ Lâm, cố đô Hoa Lư
để an dân, lập ấp và tu hành (lúc 40 tuổi) – theo bản soạn dịch của Hòa
Thượng Thích Thanh Tứ - Thiền Viện Trúc lâm Yên Tử 2006.
Trần Thái Tông đích thực là người có tài, có đức, hết lòng vì nước vì
dân, không tham quyền, cố vị, tự giác rời ngai vàng, quyền lực trở về đời


Tiểu luận chính trị học nâng cao

thường, gắn bó với dân. Tuy nhiên, cái hạn chế của chế độ phong kiến bấy giờ
là cha truyền, con nối mà Trần Thái Tông không làm khác được.
Trước đây, trong cơ chế quan liêu bao cấp, cơ hội của đời người chỉ tập
trung vào một dãy ghế, cơ hội nhiều hơn ở những ghế cao hơn. Chúng ta đang
chuyển sang cơ chế thị trường nhưng giai đoạn đầu, cơ hội do thị trường
mang lại chưa nhiều. Chức tước vẫn đưa lại nhiều cơ hội hơn. Do vậy, họ cố
bám lấy cái ghế đến suốt đời, rồi quyền lợi đi theo. Hiện nay, không ít trường
hợp cán bộ chỉ có kỹ năng hoạt động chính trị chuyên nghiệp, khi lên vị trí
cao thì chỉ có kỹ năng làm quan. Nếu anh ra ngoài xin việc đâu có dễ vì
không có chuyên môn giỏi, từ chức xong lấy gì để sống. Nếu là kỹ sư hoặc có
chuyên môn giỏi về một lĩnh vực thì không làm quan anh cũng sẽ có công
việc tốt.
1. 3. Văn hóa từ chức và văn hóa chính trị
Văn hóa từ chức và văn hóa chính trị có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Có địa vị chính trị, có chức, có quyền mới có việc từ chức. Như vậy văn hóa
từ chức luôn gắn liền với văn hóa chính trị.
Nếu việc biết từ chức là một thứ văn hóa thể hiện thái độ trách nhiệm cá
nhân của quan chức đối với việc làm sai trái hoặc chỉ là không đúng mực của
chính mình hoặc của thuộc cấp trong hệ thống do mình phụ trách thì ngược
lại, việc không biết hoặc không dám từ chức gắn liền với một thứ văn hóa
chính trị trong đó trách nhiệm cá nhân không được đề cao, mọi sai trái, yếu
kém đều được đổ cho tập thể, mặc dù khi có thành tích thì người ta vẫn có thể
vơ vào cho riêng mình để tiếp tục thăng quan tiến chức.
Đó là một thứ văn hóa chính trị gắn liền với cơ chế trong đó quan chức
chủ yếu chỉ phải chịu trách nhiệm trước tổ chức, trước cấp trên đã cất nhắc,
đề bạt, bổ nhiệm họ chứ không phải trước người dân. Trong thứ văn hóa chính
trị ấy, người dân nhiều lúc cảm thấy mình đứng ngoài những quá trình chính
trị chính thức mà họ không sao tác động tới được. Sự bất bình của họ, nếu có,



Tiểu luận chính trị học nâng cao
cũng không tác động gì được tới sự vận hành của những quá trình ấy. Hệ quả
là, nói theo ngôn ngữ lý thuyết văn hóa chính trị, tính tham dự của người dân
và lòng tin của họ vào hệ thống chính trị, nhân tố chủ yếu trong văn hóa chính
trị, dựa trên sự thỏa mãn ngày càng nhiều các giá trị vật chất (như sự an toàn
kinh tế và thân thể) và hậu vật chất (như sự bình đẳng xã hội) ngày càng suy
giảm.
“Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị”, “Cần sự góp sức của toàn
xã hội”… Thường nghe các quan chức của ta phát biểu như vậy khi xảy ra
những vụ việc, sai phạm nghiêm trọng khiến công luận bức xúc. Và rồi bắt
đầu kịch bản đổ lỗi: ngành dọc đổ cho địa phương, cấp trên đổ cho cấp dưới,
bộ đổ cho sở, sở đổ cho phòng. Trái bóng trách nhiệm cứ thế lăn, ngày càng
mù mờ, thậm chí cuối cùng trách nhiệm không còn biết là của ai, mà là của
“toàn xã hội”.
Tất nhiên, trong nhiều trường hợp, xã hội có thể có tác động lên hành xử
của con người trong bộ máy công quyền. Nhưng xã hội là một khái niệm quá
rộng để có thể nói là phải chịu trách nhiệm về hành xử của một con người
trong bộ máy. Bởi khi được tuyển dụng vào làm việc trong bộ máy, được đặt
để vào một vị trí nào đó, họ đã được giao nhiệm vụ, với quyền hạn và trách
nhiệm tương đối rõ ràng, với những điều phải làm và những điều phải tránh,
không được làm.
Như vậy, việc thiếu dũng cảm nhận lãnh trách nhiệm cá nhân, thiếu văn
hóa từ chức của quan chức trước những sai phạm nghiêm trọng cuối cùng chỉ
làm tổn hại cho văn hóa chính trị của cả hệ thống. Để có được lòng tin của
người dân, một hệ thống với văn hóa chính trị lành mạnh phải dám đối diện
và nhận lãnh trách nhiệm đối với những yếu kém, sai phạm của chính mình.
1.4. Văn hóa từ chức ở một số quốc gia trên thế giới
1.4.1 Văn hóa từ chức ở Nhật Bản



Tiểu luận chính trị học nâng cao
Từ trước giờ giới lãnh đạo Nhật Bản đã có nhiều tấm gương tự ý thức
khả năng của mình hay có một chút sai lầm nhứt thời nào đó là từ chức
nhường chỗ cho người khác tài đức hơn để đảm trách việc dân, việc nước
ngay mà không có một chút đắn đo. Thậm chí nếu có sai phạm đáng kể khó
tha thứ là tự xử theo tinh thần "Võ sĩ đạo" nữa là khác.
Mới đây ngày 28/9/2012 bộ trưởng GTVT Nhật Bản Nariaki Nakayama
đã đệ đơn xin từ chức chỉ vì một câu nói hớ là đã chỉ trích công đoàn giáo dục
Nhật Bản là một "tổ chức ung thư" trong ngành giáo dục vì có những vấn đề
lớn đi ngược lại đạo đức nghề giáo. Dù gì lời phát biểu trên cũng có tác dụng
tiêu cực cho xã hội. Do đó ông xin từ chức.
Ở đất nước Nhật Bản, chỉ trong vòng 5 năm qua mà có tới 6 vị thủ
tướng. Gần đây nhất, vào tháng 8/2011, Thủ tướng Naoto Kan đã từ chức vì
những chỉ trích rằng ông đã chỉ đạo sai lầm trong thảm họa kép động đất sóng thần hồi tháng 3, gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ ở Fukushima.
Tháng 9/2011, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật
Bản Yoshio Hachiro, đã từ chức vì các bình luận không đúng mực liên quan
tới vụ rò rỉ phóng xạ ở tỉnh Fukushima. Báo chí Nhật nói rằng ông Yoshio
Hachiro, người mới được bổ nhiệm cách nay một tuần vào nội các của tân
Thủ tướng Yoshihiko Noda, đã gây phẫn nộ khi gọi các khu vực xung quanh
nhà máy điện Fukushima Daiichi đang gặp sự cố là "shi no machi" (thị trấn
chết). Các nhân chứng còn nói rằng sau chuyến thăm nhà máy điện hạt nhân,
ông Hachiro còn làm bộ như đang quẹt chiếc áo khoác của ông vào một
phóng viên và dọa rằng sẽ khiến anh này nhiễm phóng xạ. Tuyên bố và hành
động của Hachiro được xem là thiếu nhạy cảm.
Vài năm trước, sau khi xảy ra một vụ tai nạn đường sắt, Bộ trưởng Giao
thông Nhật Bản đã nhận lỗi và xin từ chức. Hoặc cao hơn nữa là cựu Thủ
tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đã phải từ chức vì không thực hiện được
cam kết di dời căn cứ quân sự Futenma của Mỹ ở đảo Okinawa. Và còn rất rất
nhiều ví dụ về chuyện các quan chức trên thế giới tự nguyện từ chức.



Tiểu luận chính trị học nâng cao
Ở Nhật, một vị lãnh đạo cao cấp dù đã làm việc hết sức nhưng trong mắt
người dân không thấy hiệu quả thì vẫn phải tự từ chức, để nhường chỗ cho
người khác lên thay. Một ông bộ trưởng chỉ vì một câu nói hớ hênh chưa ảnh
hưởng đến ai nhưng không hợp lý cũng phải từ chức vì cảm thấy xấu hổ.
Quan chức luôn phải xin lỗi người dân một cách công khai vì những việc
người dân phản ánh mà mình chưa làm tốt... Dù quan chức to lớn nhưng có
những rắc rối liên quan, dính dáng đến tên tuổi mình một cách trực tiếp hay
gián tiếp cũng tự cảm thấy xấu hổ mà từ chức và công khai xin lỗi. Xã hội
luôn không thiếu người tài, không có người này thì ắt sẽ có người khác, đừng
biện minh rằng chỉ có tôi mới làm được, nếu ai làm được hơn tôi thì tôi sẽ
xuống sau khi hết nhiệm kỳ hay về hưu.
1.4.2 Văn hóa từ chức ở Mỹ.
Ở các nước phát triển, việc từ chức là khá dễ dàng, vì văn hóa từ chức đã
trở thành một phần của đời sống công. Văn hóa này lại được nuôi dưỡng
trong một môi trường xã hội thuận lợi. Không làm quan, thì người ta có thể
làm rất nhiều việc khác. Cựu Tổng thống Mỹ B.Clinton- khi còn đương chứclương bình quân chỉ khoảng 200.000USD/năm. Nhưng khi thôi chức, ông có
thể kiếm tới 300.000USD/giờ bằng cách làm diễn giả.
Như vậy, một giờ làm việc bằng lương tổng thống trong cả một năm
rưỡi. Một vị bộ trưởng của Nhật từ chức cũng không có vấn đề gì quá lớn, vì
vị này có thể ra làm chủ tịch cho một tập đoàn nào đó hoặc tham gia giảng
dạy. Thực ra, kinh tế thị trường tạo ra muôn vàn những cơ hội cho những
người có năng lực thật sự.
Tháng 6/2012, Bộ trưởng Thương mại Mỹ John Bryson đã đệ đơn xin từ
chức lên Tổng thống Mỹ Barack Obama.Ông đưa ra quyết định này sau khi


Tiểu luận chính trị học nâng cao
xảy ra vụ tai nạn ôtô liên hoàn ở California hồi đầu tháng mặc dù vụ tai nạn

này không có bất cứ một nạn nhân nào ngoài chính “thủ phạm.
1.4.3 Văn hóa từ chức ở Hàn Quốc
Ngày 9/4/2012 người đứng đầu ngành cảnh sát Hàn Quốc Cho Hyun Oh,
người tương nhiệm với ông Trần Đại Quang, bộ trưởng bộ công an CSVN đã
xin từ chức vì một vụ án mạng xảy ra cho một cô gái 28 tuổi. Ở đây người
đứng đầu ngành cảnh sát nhận thức rằng trong đó có một phần tắc trách của
nhân viên cảnh sát dưới quyền là xử lý chậm trễ thông tin để xảy ra sự việc
đáng tiếc kể trên. Lỗi này có phần của người đứng đầu, do đó ông xin từ chức,
thể hiện tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng cao, thể hiện văn hoá tôn trọng
nhân dân, xã hội.
Chỉ trong vòng hơn một tháng mà Tổng Thống Hàn Quốc Lee-MyungBak phải cúi đầu xin lỗi nhân dân hai lần vì các nguyên nhân sau:
- Ngày 25/7/2012 Tổng Thống Hàn Quốc cúi đầu xin lỗi nhân dân trên truyền
hình và các phương tiện truyền thông đại chúng vì người anh trai của ông có
dính liếu đến một vụ bê bối tài chính. TT nói "Tất cả đều là lỗi của tôi. Tôi xin
sẵn sàng nhận mọi lời phê phán".
Cảnh tượng một cựu Tổng Thống Hàn Quốc như ông Roh-Moo-Hyun
nhiệm kỳ 2003-2008 đã tự xử bằng cách lấy cái chết để chứng minh và tự làm
trong sạch cho mình vào ngày 23/5/2009 khi ông đã về hưu. Lúc này tai tiếng
về vụ một doanh nhân đã đưa tiền cho vợ ông, sau đó đã được xác minh rằng
doanh nhân đó đưa tiền cho bà chỉ là giúp cho bà thanh toán nợ nần! Trong đó
tất nhiên không tránh khỏi động cơ tiêu cực. Nhưng dù gì cũng là một tai
tiếng không thể chối cãi ở một đất nước văn minh.


Tiểu luận chính trị học nâng cao
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA TỪ CHỨC Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY VÀ NGUYÊN NHÂN.
2.1. Thực trạng văn hóa từ chức ở nước ta hiện nay
Gần đây, văn hóa từ chức được nhiều người bàn đến, mới nhất là việc
nộp đơn xin từ chức sau khi để cho kế toán dưới quyền ôm 42 tỷ đồng công

quỹ bỏ trốn. Từ sự việc này, nhiều người so sánh với những thông tin tương tự
ở nước ngoài, và có những nhìn nhận, đánh giá khác nhau.
Thông tin xung quanh vụ việc thất thoát ở Cục Điện ảnh không phải là
mới. Đây cũng không phải là vụ thụt két lớn nhất từ trước đến nay. Nhưng
nhiều người quan tâm đến vụ việc nay vì điện ảnh vốn luôn là tâm điểm văn
hóa - xã hội. Điện ảnh là nghệ thuật thứ 7, ra đời sau và hội tụ tinh hoa trong
cách thức biểu hiện văn hóa của các loại hình nghệ thuật có trước đó. Những
người làm nghệ thuật luôn phải đắm mình vào cuộc sống để tìm tòi, tôn vinh
cái đẹp, đấu tranh chống lại cái xấu và cái ác, trong đó có nạn tiêu cực, tham
nhũng.
Trước sức ép từ dư luận về việc để thất thoát 42 tỷ đồng, Cục trưởng,
Cục phó Cục Điện ảnh đã gửi đơn từ chức. Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch
đã thành lập đoàn thanh tra và tuần sau sẽ có báo cáo, kết luận. Trách nhiệm
của các cá nhân liên quan rồi sẽ được pháp luật phân minh. Tuy nhiên từ đây,
dư luận lại so sánh, luận bàn nhiều, với nhiều ý kiến đa chiều về văn hóa từ
chức.
Nói về văn hóa từ chức tức là nói về văn hóa chính trị. Khi thấy mình có
thiếu sót, khuyết điểm, hay nói cách khác là không còn xứng đáng đảm nhận
được nhiệm vụ thì nên từ chức. Hành động đó được đánh giá cao vì nó thể
hiện tự trọng cá nhân, sự tự ý thức về trách nhiệm cá nhân của những người
xin từ chức. Để có một xã hội thực sự tốt đẹp thì danh dự, lòng tự trọng cần


Tiểu luận chính trị học nâng cao
phải luôn được đặt ở vị trí cao nhất trong thang giá trị làm người. Bởi vậy,
những hành động ấy rất đáng được tôn trọng. Trong lịch sử của chế độ ta,
Đảng ta trong quá trình hình thành và phát triển, đi liền với công tác cán bộ.
Trong công tác cán bộ có 3 loại người. Có cán bộ làm rất tốt, có cán bộ làm
không tốt nhưng mà họ đã cố gắng hết mình, còn có cán bộ làm rất kém, hư
hỏng, tham nhũng, gây thất thoát lớn, nhân dân oán trách. Đảng ta nhận thức

rõ điều đó, không phải chỉ trong chiến tranh mà cả hòa bình, xây dựng đất
nước.
Chúng ta vẫn nhớ ông Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú thời chống
Mỹ. Ông đã để lại tấm gương sáng trong nhân dân, táo bạo, dám nghĩ, dám
đổi mới làm, dám chịu trách nhiệm. Lúc đó, ông bị kỷ luật nhưng sau này
chân lý sáng rõ thuộc về ông. Đây là điển hình của loại cán bộ tài năng và tâm
huyết. Ngược lại, có loại cán bộ yếu kém, hư hỏng, điển hình như lãnh đạo vụ
Vinashin, Vinaline,... Họ đã gây thất thoát hàng nghìn tỉ, gây nên những tác
hại vô cùng lớn cho, cho đất nước, cho nhân dân. Vậy ai chịu trách nhiệm?
Công tác cán bộ quan trọng như vậy, nên trong Văn kiện của Đảng cũng
đã nêu: Công tác cán bộ có ra có vào, có lên có xuống, coi đó là việc bình
thường trong Đảng”. Song, thực hiện thì rất khó khăn, lên thì dễ xuống thì vô
cùng khó.
Cho nên văn hóa từ chức là văn hóa rất hay. Lịch sử đã thực nghiệm
trường hợp ông Lê Huy Ngọ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, xin từ chức sau vụ
Lã Thị Kim Oanh (năm 2004). Tôi đã khuyên ông Ngọ tốt nhất là nên chủ
động từ chức, đừng để bị bãi miễn, đừng để ra Quốc hội buộc từ chức mà bản
thân mình xin từ chức vì không làm tròn nhiệm vụ, Quốc hội sẽ chấp nhận.
Hành động từ chức của ông Ngọ được Quốc hội và nhân dân hoan nghênh.
Tôi nghĩ, trong Đảng, trong nhà nước ta, thực hiện văn hóa từ chức là rất hay,
nhân dân rất đồng tình.


Tiểu luận chính trị học nâng cao
Nhưng vì sao văn hóa từ chức chưa thành phổ biến, mới chỉ là kêu gọi
thôi. Đấy là vấn đề phải suy nghĩ. Chưa thành hiện thực là vì sao. Mới có
trường hợp ông Lê Huy Ngọ. Không phải mình muốn có người từ chức,
nhưng trong một nhiệm kỳ nhiều yếu kém mà không có ai từ chức là trái quy
luật tự nhiên.
Cuộc sống không hoàn toàn giống như phim ảnh. Từ chức, hay làm đơn

xin thôi đảm nhận nhiệm vụ cũng có nhiều lý do khác nhau. Có người không
còn lựa chọn nào khác. Có người coi đó là cách để giữ thể diện. Cũng không
ít người cho rằng đã hết thời nên không thể bấu víu… Tóm lại là dù với lý do
nào, văn hóa từ chức cũng biểu hiện sự tất yếu của cuộc sống.
Sẽ không cùng hiểu giống nhau về điều này nếu chỉ luận bàn dựa trên sự
so sánh. Nào là trong thế giới văn minh, việc từ chức là quá bình thường. Nào
là từ chức chẳng qua cũng để trốn trách nhiệm, để thoát tội, để hạ cánh cho an
toàn… Đó là những cách luận bàn chủ quan, phiến diện. Bởi từ trước đến
nay, “cán bộ” giữ chức vụ do Quốc Hội (QH), HĐND bầu hoặc phê chuẩn là
coi như yên vị. Cho dù người đó làm việc tốt hay không, hiệu quả hay không,
thậm chí gây hậu quả xấu thì vẫn kéo dài chức vụ cho đến hết nhiệm kỳ, thậm
chí trúng tiếp nhiệm kỳ sau. Có những người giữ chức vụ quan trọng, nhưng
tài ít đức mỏng, không hoàn thành trách nhiệm, nhưng không có cơ chế để bãi
miễn. Nói rõ hơn là không có luật lệ, không có quy định nào tước cái chức vị
của ông cán bộ đã được bầu đó. Bởi các ông ấy được “nhân dân” bầu chứ
không phải cho “thủ trưởng” cơ quan hoặc cấp trên chỉ định. Hai chữ “nhân
dân” gắn trên ngực áo ông lúc này có một quyền lực như bất khả xâm phạm.
Còn nếu không từ chức thì bài thuốc “kiểm điểm nghiêm túc” là phương
thuốc “chữa cháy” rất hiệu quả. Nghe mãi trên truyền hính, đọc mãi trên báo
chí, người dân Việt đến phát ốm vì những điệp khúc cũ mèm này. Cứ có họp
hành, có phê bình “kiểm thảo” là có bài ca con cá “kiểm điểm nghiêm túc”.
Nó thường được mở đầu bằng những hàng rào chắn rất kỹ, trước hết kể lể


Tiểu luận chính trị học nâng cao
thành tích “công tác đã đạt được những kết quả tốt đẹp rất khả quan nhưng
bên cạnh đó vẫn còn những yếu kém tồn tại. Hội nghị đã nghiêm túc kiểm
điểm, nhận… thiếu sót và kiên quyết khắc phục”. Dù cho tội lỗi có tầy đình
cũng “huề cả làng”. Điển hình như vụ vi phạm ở Chùa Trăm Gian. Đến nay,
vụ phá hoại di tích lịch sử chùa Trăm gian đã kết thúc, kỷ luật nghiêm những

người vi phạm cứ như chuyện “xem qua rồi bỏ”. Thật ra hình thức kỷ luật này
cũng chẳng khác mấy với các vụ vi phạm nghiêm trọng khác, vụ việc đã có
hình thức kỷ luật rất… quen thuộc là “Kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh
nghiệm sâu sắc”! Cụ thể là UBND huyện Chương Mỹ nghiêm túc kiểm điểm
sâu sắc, UBND xã Tiên Phương bị khiển trách. Về cá nhân, nghiêm khắc phê
bình Phó Chủ tịch phụ trách văn xã Vũ Văn Đông. Hai vị Trưởng phòng phó
Phòng Văn hóa Thông tin là Hoàng Minh Hiến và Trịnh Văn Ban nhận mức
khiển trách. Các ông Vũ Văn Doãn -Chủ tịch UBND xã, ông Tống Bá Lương
– Phó Chủ tịch UBND xã, ông Nguyễn Xuân Chít – Cán bộ Văn hóa xã cùng
nhận mức cảnh cáo. Người duy nhất “đen đủi” bị cho thôi giữ chức là Trưởng
ban Quản lý di tích. Và hết!
Thực ra không phải chỉ vụ việc này mà gần đây, nhiều vụ việc khi đưa ra
kết luận xử lý đều khiến dư luận ngỡ ngàng bởi vụ việc thì lớn, hậu quả thì
nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng. Thế nhưng cái “roi” kỷ luật giơ lên rất
cao song khi hạ xuống thì rất khẽ, nhẹ đến giật mình.
Không chỉ những vụ việc nhỏ mà cả những vụ án hình sự nghiêm trọng,
số tài sản thất thoát ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước cũng được xử lý rất…
tình cảm.
Cho nên, những vụ được gọi là tiêu cực, là tham nhũng, hống hách, chèn
ép… ở các ngành, các địa phương trong nhiều năm qua cho thấy nguyên nhân
chính là do cán bộ lãnh đạo yếu kém, người dân biết rõ điều đó nhưng phải
chấp nhận các ông quan bất tài vô dụng.


Tiểu luận chính trị học nâng cao
Nhiều người cho rằng, chức vụ đi liền với quyền lợi, trong khi lẽ ra phải
thấy chức vụ đi liền với trách nhiệm, với tinh thần, thái độ cống hiến, hy sinh.
Vậy nên, không ít người coi đó là việc của tổ chức, còn bản thân chỉ cố gắng
làm không sai, không hỏng, chỉ chờ đợi tổ chức phân công việc gì thì làm,
không giao việc thì không làm. Bởi thế, khi nào tổ chức bảo “nghỉ” thì

“nghỉ”, không nhiều người có đủ tự trọng và can đảm để xin từ chức khi tự
thấy mình không còn xứng đáng nữa.
Những cách nghĩ đó đi ngược lại tư duy phát triển và văn hóa chính trị
hiện đại.
Từ chức là thái độ trung thực với chính mình, là biểu hiện của sự dũng
cảm, của lòng tự trọng. Mong rằng, từ chức sớm trở thành cách ứng xử bình
thường trong hoạt động công vụ ở nước ta
Trong một xã hội văn minh, khi người được giao trách nhiệm đã cố tình
hay không đủ khả năng làm tròn thì với lòng tự trọng của mình người đó
thường tự nguyện xin từ chức. Văn hóa từ chức là một thứ văn hóa phổ biến ở
các nước có nền dân chủ thật sự.
Còn ở nước ta, văn hóa từ chức vẫn còn khá mông lung, mơ hồ và vẫn
chưa thực sự trở thành, một hiện tượng phổ biến. Việc từ chức quả thật là quá
hiếm ở VN cho dù thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ làm thất thoát tài sản quốc
gia “động trời” làm chấn động dư luận. Bên cạnh các nguyên nhân như văn
hóa từ chức, lòng tự trọng của cán bộ…, còn do nguyên nhân không kém
phần quan trọng là cơ chế “tập thể chỉ huy” chồng chéo nên nhiều khi trách
nhiệm cũng lại đổ cho “tập thể”, không rõ ràng, cứ như không có cá nhân nào
chịu trách nhiệm nên không đổ tội cho đích danh quan nào được. Theo dõi các
phiên chất vấn tại Quốc hội VN về các vụ thất thoát kinh hoàng xảy ra tại
Vinashin hay Vinalines, có thể thấy rất rõ điều này. Từ chức và “bị bãi miễn”


Tiểu luận chính trị học nâng cao
là hai vấn đề khác nhau. Một đằng là sự tự nguyện bởi lòng tự trọng hay nói
cho đúng là phải có “văn hóa xấu hổ” mới có “văn hóa từ chức”. Một đằng là
bị buộc phải rời bỏ chức vụ, hay nói cho đúng bị xa thải, bị bãi miễn. Nếu đã
bị bỏ phiếu bất tín nhiệm rồi mới từ chức thì chẳng khác nào nhận được một
ân huệ “giảm khinh” sau khi phạm tội. Cũng chẳng vinh dự gì. Tưởng như nó
ở giữa tính liêm sỉ và không liêm sỉ, nhưng thật ra ai cũng hiểu nó là một. Vậy

thì tốt nhất hãy nhìn lại mình, can đảm từ chức nếu thấy nó cần thiết cho
lương tâm thanh thản
Từ chức là thái độ trung thực với chính mình, là biểu hiện của sự dũng
cảm, của lòng tự trọng. Mong rằng, từ chức sớm trở thành cách ứng xử bình
thường trong hoạt động công vụ ở nước ta.
2.2. Nguyên nhân của việc văn hóa từ chức vẫn còn kém phát triển ở
nước ta:
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng trong bài viết "Vì thiếu văn hóa từ chức" của
mình đã cho rằng: "Tại nhiều nước, những nhân vật có tiềm năng kinh tế sau
đó mới đi vào con đường chính trị ví dụ Thủ tướng Italy, Thủ tướng Thái
Lan... Với họ việc làm chính trị như một sự thôi thúc chứ không phải lẽ kiếm
sống. Họ đã có nền tảng kinh tế rất tốt, chuyện từ chức với họ sẽ dễ dàng hơn
rất nhiều. Còn ở Việt Nam, không khéo người ta làm chính trị vì mục đích
kinh tế, điều đó dẫn tới tệ tham nhũng. Ban đầu anh là lãnh đạo tốt nhưng
quyền lực có thể làm tha hoá con người. Khi lên hàm Thứ trưởng anh có ôtô.
Ngoài ra còn chuyện ơn huệ, lại quả." Và dường như cũng chính vì vậy mà
đã có không ít người Việt cho rằng từ chức là loại hình văn hóa xa xỉ ở Việt
Nam. Điều này là một minh chứng cho thấy vì sao văn hóa từ chức có một ý
nghĩa to lớn đối với vấn đề phát triển đất nước như vậy mà nó vẫn là một hiện
tượng kém phát triển ở Việt Nam.
Ở Việt Nam ta, những quan chức mất chức ( rất hiếm khi là do từ chức)
vì nhiều lí do thường không tiếp tục làm việc, hoạt động nữa, cuộc sống


Tiểu luận chính trị học nâng cao
thường ngày của họ và gia đình cũng bị ảnh hưởng và hay gặp khó khăn hơn.
Trong một thời gian khá dài, dư luận xã hội thường quen nhìn một chiều và
hay có những đánh giá thái quá. Ca ngợi hay phê phán thường là đơn giản
một chiều, chỉ là hoặc tốt hoặc xấu. Khi khen thì khen hết lời, cái gì cũng ngợi
ca là tốt đẹp. Khi chê thì cũng “ nhiệt tình” chẳng kém, phê phán dìm xuống

tận bùn đen tất thảy..Trong nhiều trường hợp, danh tiếng, sinh mạng chính trị
của những người mất chức, đôi khi kể cả của một số người thân của họ, bị ảnh
hưởng khá nghiêm trọng. Theo một cách nói khá thông dụng hiện nay, trong
nhiều trường hợp có vẻ như việc từ chức thường tìm mọi cách “ giữ ghế” và
kèm theo đó là bổng lộc béo bở của mình bằng mọi giá. Đối với nhiều người
trong số họ, việc từ nhiệm, từ chức khi cần thiết là một điều thật xa lạ. Nhiều
người dù có khuyết điểm, sai phạm hay thiếu năng lực nhưng lại được thuyên
chuyển sang công tác khác với khác với cấp bậc tương đương, thậm chí còn
được đá lên. Vì vậy, đi đôi với văn hóa từ chức, đã đến lúc chúng ta cũng cần
xây dựng văn hóa ứng xử với việc từ chức và những người từ chức. Chúng ta
hiểu rằng thực ra từ chức khi cần thiết cũng là một việc bình thường, hay
đúng ra chỉ có nhậm chức mà không có từ chức mới là bất bình thường, trái
quy luật! Nói như vậy hoàn toàn không có nghĩa chúng ta chần chừ đấu tranh
chống những việc làm xấu xa, những hành vi tham nhũng trắng trợn, những
lối sống sa đọa coi thường đạo lý, coi thường pháp luật như đã được đưa ra
ánh sáng công luận và được kiên quyết xử lý như vụ bê bôi PMU 18 hiện nay.
Việc từ chức quả thật là quá hiếm ở VN cho dù thời gian qua đã xảy ra
nhiều vụ làm thất thoát tài sản quốc gia “động trời” làm chấn động dư luận.
Bên cạnh các nguyên nhân như văn hóa từ chức, lòng tự trọng của cán bộ…,
còn do nguyên nhân không kém phần quan trọng là cơ chế “tập thể chỉ huy”
chồng chéo nên nhiều khi trách nhiệm cũng lại đổ cho “tập thể”, không rõ
ràng, cứ như không có cá nhân nào chịu trách nhiệm nên không đổ tội cho
đích danh quan nào được.


Tiểu luận chính trị học nâng cao
Từ chức và “bị bãi miễn” là hai vấn đề khác nhau. Một đằng là sự tự
nguyện bởi lòng tự trọng hay nói cho đúng là phải có “văn hóa xấu hổ”
mới có “văn hóa từ chức”. Một đằng là bị buộc phải rời bỏ chức vụ, hay nói
cho đúng bị xa thải, bị bãi miễn. Nếu đã bị bỏ phiếu bất tín nhiệm rồi mới từ

chức thì chẳng khác nào nhận được một ân huệ “giảm khinh” sau khi phạm
tội. Cũng chẳng vinh dự gì. Tưởng như nó ở giữa tính liêm sỉ và không liêm
sỉ, nhưng thật ra ai cũng hiểu nó là một. Vậy thì tốt nhất hãy nhìn lại mình,
can đảm từ chức nếu thấy nó cần thiết cho lương tâm thanh thản.
Còn nếu không từ chức thì bài thuốc “kiểm điểm nghiêm túc” là phương
thuốc “chữa cháy” rất hiệu quả. Nghe mãi trên truyền hính, đọc mãi trên báo
chí, người dân Việt đến phát ốm vì những điệp khúc cũ mèm này. Cứ có họp
hành, có phê bình “kiểm thảo” là có bài ca con cá “kiểm điểm nghiêm túc”.
Nó thường được mở đầu bằng những hàng rào chắn rất kỹ, trước hết kể lể
thành tích “công tác đã đạt được những kết quả tốt đẹp rất khả quan nhưng
bên cạnh đó vẫn còn những yếu kém tồn tại. Hội nghị đã nghiêm túc kiểm
điểm, nhận… thiếu sót và kiên quyết khắc phục”. Dù cho tội lỗi có tầy đình
cũng “huề cả làng”.


Tiểu luận chính trị học nâng cao
CHƯƠNG 3: GIÁI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỪ CHỨC
Ở VIỆT NAM
3.1. Thực hiện tốt công tác “lấy phiếu tín nhiệm” với những cán bộ,
quan chức.
Chính vì chúng ta chưa quen với văn hóa từ chức nên việc xây dựng thế
chế Bỏ phiếu tín nhiệm những cán bộ do Quốc hội hay Hội đồng nhân dân các
cấp bầu ra hoặc phê chuẩn đang được chuẩn bị để Quốc hội thông qua vào
tháng 12 tới.
Đây là một việc làm hết sức cần thiết, vừa phản ánh tính dân chủ của chế
độ ta, vừa khắc phục những tồn tại , bất cập và khuyết điểm kéo dài. Thực ra
trước đây đã có quy chế này rồi nhưng hoàn toàn bất khả thi. làm gì có
chuyện tự nhiên mà có tới 20% đại biểu Quốc hội đồng loạt đề nghị bỏ phiếu
tín nhiệm một cán bộ nào đó do Quốc hội phê chuẩn hoặc trực tiếp bầu ra.
Quy chế mà bất khả thi thì đề ra làm gì. Chúng ta đừng quên lới nhắc nhủ của

Bác Hồ : “Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của
mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó
sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với
Đảng" (HCM toàn tập, 1995, t5, tr.250)
Bỏ phiếu tín nhiệm “các quan” và “văn hóa” từ chức đang là đề tài nóng
đang được nhiều người dân Việt Nam quan tâm. Chuyện râm ran từ ông “trí
thức thành thị” nhanh chóng lan đến những “khách cà phê” ở những quán
trung bình và những công tư chức lúc rảnh việc. Đây là một đề tài không mới
đối với thế giới “các quan” trên thế giới, nhưng ở VN lại là một nét mới trong
sinh hoạt chính trị, có ảnh hưởng lớn trong đời sống bình thường của người
dân mỗi khi nhìn lên tư cách, đạo đức, tài năng của những vị đang trực tiếp
chi phối cuộc sống của mình về mọi mặt.


Tiểu luận chính trị học nâng cao
Mục đích xây dựng đề án bỏ phiếu tín nhiệm là nhằm cụ thể hóa quy
định của Hiến pháp, luật tổ chức QH, luật giám sát QH về việc QH bỏ phiếu
tín nhiệm với các chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn. Ngoài ra, Nghị quyết
TƯ 4 cũng đề ra yêu cầu hàng năm lấy phiếu tín nhiệm đối với những người
giữ các chức danh mà QH bầu hoặc phê chuẩn.
Nội dung đề án vì vậy phải xử lý được cả 2 yêu cầu này. Nếu thu hẹp đối
tượng lấy phiếu tín nhiệm thì sẽ không “ôm” được hết các nhiệm vụ. Tuy
nhiên, nếu mở rộng tất cả các đối tượng theo tinh thần nghị quyết TƯ 4 thì dễ
dẫn đến nguy cơ việc lấy phiếu tín nhiệm trở thành hình thức.
Để xử lý vấn đề này, dự thảo Nghị quyết đã đưa ra hướng phân loại gồm
2 nhóm. Thứ nhất là nhóm những cán bộ có địa vị pháp lý, chức trách rõ ràng.
Những quyết sát của họ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội
(gồm 49 người). Nhóm này do Quốc hội lấy phiếu... Nhóm thứ 2 là cấp phó
hoặc ủy viên các ủy ban, do các ủy ban lấy phiếu.
Cách làm như vậy đáp ứng được cả 2 yêu cầu mà vẫn đảm bảo tập trung

vào nhóm 49 người. Việc đánh giá sẽ đi vào thực chất hơn.
Kết quả lấy phiếu là căn cứ để lãnh đạo đo lường uy tín của mình. Mỗi
người nếu uy tín thấp sẽ phải tự nâng cao phẩm chất, đạo đức, cung cách điều
hành để đáp ứng đòi hỏi của dân. Phải quan niệm rõ ràng, hành vi từ chức là
hành vi văn hóa, thể hiện lòng tự trọng của con người. Tín nhiệm thấp, làm
không được việc mà cứ khư khư bám lấy cái ghế để cho dân chúng khinh
thường thì làm người bình thường còn chưa xứng đáng huống nữa làm quan
to.
Cho nên bỏ phiếu tín nhiệm hay không tín nhiệm thì người bỏ phiếu phải
công tâm, có bản lãnh, trung thực thì lá phiếu mới có giá trị thực chất, còn xuê


Tiểu luận chính trị học nâng cao
xoa cho qua hay phe cánh nâng đỡ nhau thì mục đích ban đầu của bỏ phiếu tín
nhiệm sẽ là vô ích.
Mục tiêu của việc lấy phiếu chủ yếu là để thăm dò uy tín. Việc này được
làm thường xuyên và không nặng nề. Tuy nhiên, để đưa ai đó ra bỏ phiếu tín
nhiệm thì phải căn cứ vào kết quả thăm dò hàng năm đó. Quy trình bỏ phiếu
này tác động nhiều đến nhóm 49 người hơn là nhóm dưới.
Mục đích việc lấy phiếu tín nhiệm có ý nghĩa như sự cảnh báo cho các
cán bộ giữ vị trí lãnh đạo biết được uy tín của mình đến đâu. Đó là cơ sở để
người đó phải đặt vấn đề tự xem lại mình, cân nhắc nên từ chức hay không.
Bỏ phiếu tín nhiệm nếu minh bạch, công khai, công bằng thì tốt nhưng ở
nước ta lâu nay vấn nạn chạy chức, chạy quyền; ê kíp, bao che thấy rõ. Cấp
dưới “mang ơn” cấp trên do cơ chế bổ nhiệm kiểu “đề cử” từ một số người.
Trong các doanh nghiệp (DN) nhà nước, cơ quan công quyền, tình trạng “con
ông, cháu cha” và “bạn bè thân hữu” luôn chiếm số đông.
Có lẽ việc lấy phiếu tín nhiệm hàng năm này sẽ đặt nền móng cho văn
hóa từ chức để có cơ sở thực hiện. Trước đây chúng ta cũng đã đặt vấn đề từ
chức nhưng chưa có căn cứ nên chính người cần từ chức cũng còn thấy lơ mơ,

có những ảo tưởng cho rằng tình hình không đến mức như thế.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm chính là một chỉ số khách quan để người đó
phải đặt vấn đề giải pháp tốt nhất cho mình, trong danh dự, văn hóa - đấy là
tuyên bố từ chức. Việc này khơi mào cho văn hóa từ chức thực sự trong nhóm
người có chức có quyền.
3.2. Thực hiện tốt, gương mẫu “ văn hóa từ chức” từ cấp trên
Từ chức có nhiều mặt tích cực như: Củng cố uy tín nhân dân vào Đảng
và Nhà nước; làm trong sạch bộ máy; nâng cao năng lực quản lý của bộ,


Tiểu luận chính trị học nâng cao
ngành, cơ quan, đơn vị. Cũng như câu chuyện trật tự an toàn giao thông, mặc
dù có quy phạm điều chỉnh rất nhiều nhưng một khi ý thức người dân chưa
chuyển biến cũng khó lòng hạn chế được hành vi vi phạm pháp luật giao
thông.
Từ chức cũng vậy, cần phải thể hiện tính gương mẫu, làm gương của cấp
trên đối với cấp dưới thì mới có thể thực hiện được và đương nhiên khi đó
việc từ chức là chuyện bình thường. Một vần đề đặt ra là xuất phát từ chuyện
từ chức thì việc bố trí quản lý cán bộ từ chức như thế nào? Có thể chuyển
công tác sang cơ quan khác; hoặc khi từ chức xuống làm nhân viên cũng
trong một cơ quan đó hay về nghỉ hưu, mặc dù chưa đến tuổi. Vấn đề này thì
cũng cần phải bàn thận trọng và cần thiết phải có văn bản pháp luật điều chỉnh
về trường hợp bố trí, sắp xếp công tác cán bộ sau khi từ chức.
Thiết nghĩ, việc từ chức cần được xem là chuyện đương nhiên trong lộ
trình cải cách hành chính trong thời gian tới, đặc biệt là cải cách nền công vụ
ở nước ta. Nhưng để mạnh dạn từ chức trước hết cần phải có người làm
gương; ý thức trách nhiệm đối với nhà nước và nhân dân của bản thân những
người đứng đầu bộ, ngành và địa phương là yếu tố quyết định.
Riêng việc bố trí, sắp xếp, cán bộ sau khi từ chức thì vấn đề cần nghiên
cứu và cần thiết phải có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vừa có tình,

vừa có lý để động viên, khuyến khích việc từ chức khi không hoàn thành
nhiệm vụ, có hành vi tiêu cực hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra các hành vi
tiêu cực của những cá nhân lãnh đạo, đứng đầu cơ quan đơn vị ở nước ta hiện
nay.


Tiểu luận chính trị học nâng cao
KẾT LUẬN
Văn hóa nói chung và văn hóa từ chức nói riêng là không phải tự nhiên
mà có, hơn nữa đó lại là thứ văn hóa đặc biệt quý giá. Trong thời kì quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, việc phát triển kinh tế phải gắn liền
với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, phải tạo ra những điều kiện cho con
người có điều kiện phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, xây
dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Và những con người “ xã
hội chủ nghĩa” ấy, không chỉ phải có tinh thần cống hiến hết mình với nhân
dân, với tổ quốc mà còn phải học được “ văn hóa từ chức” khi cần thiết. Văn
hóa từ chức nếu được thực hiện tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội nói
chung, nâng cao hiệu quả của công việc và đem lại niền tin cho nhân dân. Bài
tiểu luận với những đóng góp nhỏ bé của mình đã phần nào làm rõ những
quan niệm về văn hóa từ chức ở Việt Nam, phân tích thực trạng cũng như từ
đó đưa ra một số giải pháp nhất định để tiếp tục hoàn thiện văn hóa từ chức ở
Việt Nam. Hi vọng vấn đề này sẽ tiếp tục được nghiên cứu ở những cấp độ
cao hơn để làm sáng rõ vấn đề, góp phần đưa văn hóa từ chức ngày càng trở
nên phổ biến ở nước ta, đóng vai trò quan trọng trọng việc xây dựng nền văn
hóa xã hội chủ nghĩa.


Tiểu luận chính trị học nâng cao
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Chính trị học nâng cao, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,

Hà Nội 2013
2. Vũ Hồng Anh: Tổ chức và hoạt động của chính phủ một số nước trên
thế giới, Nxb CTGG, Hà Nội, 1997.
3. Hoàng Chí Bảo, Hệ thống chính trị và ổn định chính trị trong những
năm đổi mới – thành quả và kinh nghiệm, TC Lý luận chính trị (2005) số 42.
4. Một số Website
-
-


Tiểu luận chính trị học nâng cao
MỤC LỤC



×