Tải bản đầy đủ (.docx) (129 trang)

Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi nhiễm HIV và một số yếu tố liên quan tại cơ sở điều trị ngoại trú bệnh viện nhi trung ương, hà nội năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.21 KB, 129 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TT CNG

TìNH TRạNG DINH DƯỡNG CủA TRẻ DƯớI 5 TUổI
NHIễM HIV
Và MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN TạI CƠ Sở ĐIềU TRị
NGOạI TRú
BệNH VIệN NHI TRUNG ƯƠNG Hà NộI NĂM 2015
Chuyờn ngnh: Y t Cụng cng
Mó s

: 60720301

LUN VN THC S Y HC
NGI HNG DN KHOA HC:
1.

TS. TRN XUN BCH.

2.

TS. PHAN TH THU HNG.


HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN


Em xin trân trọng cảm ơn:
Ban Giám hiệu và phòng Đào tạo sau đại học-Trường Đại học Y Hà Nội.
Thầy/cô giáo viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
Đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành quá trình học tập và thực hiện
luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
TS. Trần Xuân Bách, người Thầy đã hướng dẫn em trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
TS. Phan Thị Thu Hương người Cô đã hướng dẫn tận tình và chia sẻ kinh
nghiệm quý báu của cô mà nhờ đó em có bài học nghiên cứu cho riêng mình.
Em xin trân trọng cảm ơn đội ngũ Y, Bác sĩ phòng khám Ngoại trú-Khoa
truyền nhiễm -Bệnh viện Nhi Trung ương đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong
quá trình lấy số liệu.
Cuối cùng, em xin gửi cảm ơn chân thành nhất tới bố mẹ, gia đình, bạn
bè đã động viên trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận
văn này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2015

Nguyễn Tất Cương


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
Phòng Đào tạo Sau đai học trường Đại học Y Hà Nội.
Phòng Đào tạo Sau đại học Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Tên em là: Nguyễn Tất Cương-học viên cao học khóa XXIItrường Đại học Y Hà Nội.
Em xin cam đoan các số liệu trong luận văn này là có thực, kết
quả trung thực, chính xác và chưa từng được công bố ở bất kỳ một công
trình nào.

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2015
Học viên

Nguyễn Tất Cương


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABS
CC/T
CN/CC
CN/T
HAZ

Ăn bổ sung
Chiều cao theo tuổi
Cân nặng theo chiều cao
Cân nặng theo tuổi
Height Age Z-score

SD

(Z-score chiều cao theo tuổi)
Standard deviation

SDD
SDDTE
TB
THPT

Độ lệch chuẩn

Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng trẻ em
Trung bình
Trung học phổ thông

TTDD
UNICEF

Tình trạng dinh dưỡng
United Nations Children’s Fund

WAZ

(Quỹ nhi đồng liên hợp quốc)
Weight Age Z-score

WHZ

(Z-score cân nặng theo tuổi)
Weight Height Z-score

WHO

(Z-score cân nặng theo chiều cao)
World Health Organzation
(Tổ chức Y tế thế giới)

MỤC LỤC

PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC SƠ ĐỒ


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc trẻ em, bảo vệ sức khỏe cho trẻ là một trong những mối quan
tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới cũng như khu vực, Việt Nam là
nước đầu tiên tại châu Á và nước thứ hai trên thế giới đã phê công ước về bảo
vệ trẻ em năm 1990 [1].
Đại dịch HIV/AIDS đã, đang là mối đe dọa toàn nhân loại, ảnh hưởng
đến mọi đối tượng, mọi khu vực. Trong đó, trẻ em là đối tượng chịu nhiều hậu
quả nặng nề nhất. Theo UNAIDS ước tính có 430.000 trẻ em bị nhiễm HIV
trên toàn thế giới trong năm 2008 (19% ca nhiễm mới), chủ yếu từ mẹ sang
con và thêm 65.000 ca lây nhiễm được ngăn chặn thông qua việc cung cấp
điều trị dự phòng kháng vi rút cho phụ nữ nhiễm HIV dương tính [2]. Tại Việt
Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2009, tổng số trẻ được phát hiện nhiễm
HIV/AIDS là 4.121 em, trong đó có 1.876 em đang được điều trị ARV và tỷ lệ
lây truyền từ mẹ sang con có thể tăng lên nếu không được can thiệp kịp thời.
Sớm nhận ra tầm quan trọng của thực phẩm, dinh dưỡng đối với người
nhiễm HIV/AIDS, năm 2005 tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra bằng chứng về sự cần
thiết của dinh dưỡng bao gồm cả chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng đối với
người nhiễm HIV/AIDS [3]. Hiện tại, trong khi xây dựng chiến lược quốc gia

về phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030, được Bộ Y tế đúc rút kinh nghiệm, chỉ đạo và xây dựng có mục tiêu
chăm sóc và điều trị HIV/AIDS toàn diện mà tư vấn và hỗ trợ dinh dưỡng là
một trong những nội dung của chương trình chăm sóc giảm nhẹ.
Việt Nam đã và đang dần từng bước hoàn thiện dần dịch vụ chăm sóc
và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS. Cùng với việc thúc đẩy các can thiệp
giảm tác hại hành vi nguy cơ, chăm sóc dinh dưỡng là một phần không thể
thiếu của việc chăm sóc và điều trị toàn diện cho bệnh nhân HIV/AIDS. Số


8

lượng trẻ nhiễm HIV vẫn còn ở mức cao do vậy nhu cầu điều trị và chăm sóc
dinh dưỡng ngày càng lớn. Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn
về thuốc điều trị, phương pháp điều trị và hơn nữa việc cắt giảm viện trợ của
các tổ chức phi chính phủ đã gây nên khó khăn về cả mặt tài chính khi điều
trị, vì vậy việc chăm sóc dinh dưỡng tại nhà vẫn là chủ đạo trước mắt. Trong
giai đoạn này, rất cần có những bằng chứng nghiên cứu về tình trạng dinh
dưỡng, cũng như sự liên quan của chăm sóc dinh dưỡng với các đầu ra sức
khỏe trên bệnh nhân đặc biệt trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Bệnh viện Nhi Trung ương là nơi khám và điều trị hàng đầu của cả
nước về các bệnh của Nhi khoa nói chung và HIV/AIDS nói riêng. Một số
nghiên cứu về suy dinh dưỡng tại bệnh viện Nhi Trung ương cho các kết quả
khác nhau [4], [5], [6]. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến chức năng và sự hồi
phục của hệ thống các cơ quan trong cơ thể, làm suy giảm miễn dịch [4],
thời gian điều trị ở nhóm trẻ suy dinh dưỡng mức độ vừa và nặng kéo dài
hơn khi điều trị trên cùng một loại bệnh [6]. Tuy nhiên, nghiên cứu ở trẻ em
bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV trong nước cũng như bệnh viện Nhi còn rất
hạn chế. Để có bằng chứng khoa học làm cơ sở cho việc chăm sóc dinh dưỡng
cho trẻ em bị nhiễm HIV, góp phần trong điều trị có hiệu quả, chúng tôi

nghiên cứu đề tài:
“Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi nhiễm HIV và một số yếu
tố liên quan tại cơ sở điều trị ngoại trú bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội
năm 2015” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi nhiễm HIV tại cơ sở
điều trị ngoại trú bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội, năm 2015.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5
tuổi nhiễm HIV tại cơ sở điều trị ngoại trú bệnh viện Nhi Trung ương, Hà
Nội, năm 2015.


9

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. MỘT SỐ NÉT VỀ HIV VÀ DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM NHIỄM HIV.

1.1.1. Một số nét về HIV.
HIV là tên viết tắt của từ tiếng anh (HIV- Human Immuno Deficiency
Virus): Vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.
AIDS là những chữ cái viết tắt theo tiếng Anh của cụm từ Accquired
Immino Deficiency Syndorome (viết tắt theo Pháp là SIDA), được dịch ra
tiếng Việt là “Hội suy giảm miễn dịch suy giảm mắc phải”. AIDS là giai đoạn
cuối cùng của quá trình nhiễm HIV.
1.1.1.1. Tình hình HIV/AIDS trên thế giới.
HIV/AIDS được biết đến như một đại dịch toàn cầu. Từ khi phát hiện
ra HIV vào năm 1981 cho đến năm 2006, HIV/AIDS đã giết chết 25 triệu
người [7]. Trong năm 2005, ước tính ở châu Phi có khoảng 90 triệu người bị
nhiễm HIV và ước tính tối thiểu có khoảng 18 triệu trẻ mồ côi [8]. Khoảng
0,6% dân số trên thế giới bị nhiễm HIV [9]. HIV/AIDS đang có xu hướng

giảm, năm 2009 toàn thế giới có 1,8 triệu người mắc AIDS, giảm so với đỉnh
điểm 2,1 triệu người trong năm 2004 [7].
Ở những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, HIV/AIDS làm giảm kỳ
vọng sống của quốc gia đó đến 20 năm, làm chậm phát triển của kinh tế và
dẫn đến cảnh nghèo đói của những người phải chịu ảnh hưởng [10]. Việc đẩy
lùi nạn dịch HIV/AIDS vẫn đang được tiến hành như một nhiệm vụ trọng tâm
trong công tác Y tế của các quốc gia trên thế giới, thể hiện qua những cam kết
chính trị và hỗ trợ một cách mạnh mẽ. Năm 2010, Liên hợp quốc đã đưa ra
các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ, trong mục tiêu 6 nhấn mạnh đến năm


10

2015, thế giới sẽ không còn người nào mắc HIV/AIDS thêm nữa [11]. Trên
thế giới, tỷ lệ mắc và mới mắc đã có dấu hiệu cho thấy bắt đầu có xu hướng
giảm dần, nhờ các hoạt động can thiệp hiệu quả [12].
Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO) [12] đến cuối năm 2010,
ước tính khoảng 34 triệu người thế giới phải sống chung với HIV/AIDS, bao
gồm 3-4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi, tăng gấp 17% so với năm 2001 [12] . Cũng
theo báo cáo này, số ca mới mắc thêm ước tính khoảng 2,7 triệu ca, trong đó
bao gồm 390 nghìn trường hợp trẻ em dưới 15 tuổi [13]. Các thống kê trên
được nhận định rằng các can thiệp sử dụng thuốc kháng vetrovirus cần phải
mở rộng một cách đáng kể, giúp làm giảm các trường hợp tử vong liên quan
đến HIV/AIDS, đặc biệt trong những năm tới [12].
Theo báo cáo cập nhật tình hình đại dịch HIV/AIDS toàn cầu năm 2013
do UNAIDS thực hiện, trên thế giới, có khoảng 35,5 triệu người nhiễm HIV
vào cuối năm 2012. Trong đó, số lượng mới mắc là 2,3 triệu người. Tính đến
năm 2012, tổng số người tử vong do HIV/AIDS được báo cáo khoảng 3,9
triệu người. Đặc biệt, các nước có thu nhập thấp, kinh tế còn khó khăn tỷ lệ
nhiễm HIV/AIDS và gánh nặng bệnh tật ngày càng gia tăng.

Trên thế giới, Vùng cận Sahara ở châu Phi vẫn được coi là vùng chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch HIV/AIDS trong những năm qua. Ước
tính khoảng 68% người dân chung sống với HIV/AIDS thuộc khu vực này,
trong khi đó tổng số dân trong vùng chỉ chiếm 12% dân số thế giới [13].
Tại châu Á, mái nhà của 60% dân số thế giới, đứng thứ hai chỉ sau Hạ
Sahara châu Phi về số lượng người sống chung với HIV. Năm 2008, trong số 4,7
triệu người sống chung với HIV ở châu Á có 350 000 người mới nhiễm HIV, số
tử vong ước tính là 330 000 người. Giữa năm 2004 và năm 2006, tỷ lệ nhiễm
HIV ở Trung Á và Đông Á tăng 21%, tuy vậy tại Đông Nam Á, tỷ lệ người mới
mắc HIV giảm 40% so với năm 1996, tại Nam Á tỷ lệ này là 56% [13].


11

Theo báo cáo của WHO cho thấy, nhờ việc điều trị ARV, số lượng ca
tử vong do AIDS dự phòng được là 2,5 triệu ca ở các nước có thu nhập
trung bình từ năm 1995, trong đó vùng Cận Sahara chiếm phần lớn với 1,8
triệu người [12].
Tuy vậy, tỷ lệ nhiễm ở nhiều nước phát triển vẫn ổn định, và một số
nước đang phát triển cũng đạt được những thành tựu đáng kể trong việc kiểm
soát và thậm chí đảo ngược tác động của dịch HIV do số nhiễm mới giảm.
Vào cuối năm 2005, ước tính có khoảng 450.000 trẻ em Đông Á và
Thái Bình Dương bị mồ côi cha mẹ do AIDS và cũng có khoảng ít nhất từng đó
em phải sống với cha mẹ bị ốm do đau ốm quanh năm. Khoảng 31.000 em bị
nhiễm HIV, trong đó gần 11.000 em mới bị nhiễm năm 2005. Ước tính có hàng
triệu em có nguy cơ nhiễm HIV cao hoặc bị kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc vì
nghèo đói do các em sống với gia đình bị ảnh hưởng đến HIV/AIDS [14].
1.1.1.2. Tình hình HIV/AIDS tại Việt Nam.
Tại Việt Nam tính đến hết 31/5/2013, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn
sống là 213.413 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 63.373 và

65.133 trường hợp tử vong do AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc theo báo cáo
là 243 người trên 100.00 dân, tỉnh Điện Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ nhiễm
HIV trên 100.000 dân cao nhất nước (1015,8), tiếp đến là thành phố Hồ Chí
Minh (667), thứ là Thái Nguyên (610,6). Riêng năm tháng đầu năm 2013, cả
nước xét nghiệm phát hiện mới 4.376 trường hợp nhiễm HIV, 2.029 bệnh
nhân AIDS và 733 người tử vong do AIDS [15].
So sánh số trường hợp được xét nghiệm phát hiện và báo cáo nhiễm
HIV năm tháng đầu năm 2012 với năm tháng đầu năm 2013, số trường
nhiễm HIV giảm 32% (2050 trường hợp), số bệnh nhân AIDS giảm 50%
(1994 trường hợp), tử vong do AIDS giảm 49% (708 trường hợp), 17 tỉnh có
số người nhiễm HIV được mới xét nghiệm phát hiện tăng hơn so với cùng


12

kỳ năm 2012 và 46 tỉnh có số người nhiễm HIV được xét nghiệm phát hiện
giảm. Phân bố người HIV phát hiện trong 5 tháng đầu năm 2013 ở nam giới
chiếm 66,3% giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2012, ở nữ giới chiếm 33,7%
tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước [15].
Tính đến 31/05/2013, toàn quốc đã phát hiện người nhiễm HIV tại 78%
xã/phường, gần 98% quận/huyện, 63/63 tỉnh/thành phố và cả nước có thêm 14
xã/phường và 2 huyện mới phát hiện được người nhiễm HIV so với cuối năm
2012 [15].
Tình hình điều trị kháng vi rút ART (Antireviral Therapy): Tại Việt
Nam, theo ước tính của Bộ Y tế, số trẻ nhiễm HIV tính đến cuối năm 2010 là
khoảng 5100 em, trong đó số được điều trị kháng vi rút ART (Antireviral
Therapy) chỉ chiếm khoảng 31% [16]. Tại Sóc Trăng, theo số liệu của trung
tâm phòng chống HIV/AIDS tính đến ngày 6/6/2011 có khoảng 142 trường
hợp trẻ em bị nhiễm HIV và hơn 1.130 trường hợp có nguy cơ cao, số trẻ em
này không được sự giúp đỡ từ gia đình, gần 20% mồ côi cha hoặc mẹ hoặc do

AIDS [17]. Cục phòng chống HIV/AIDS đã ước tính số trẻ em nhiễm HIV
trong năm 2011 là 5.208 trường hợp, chiếm khoảng 2,6% tổng số người sống
chung với HIV/AIDS. Đến năm 2015, con số này sẽ tăng lên thành 6.342
(ước tính cao: 7.527, ước tính thấp: 4.965), thêm khoảng 1.200 trường hợp so
với năm 2011. Cũng trong năm 2013, ước tính có khoảng 3.800 trẻ được điều
trị kháng vi rút ARV, chiếm xấp xỉ 60% tổng số trẻ nhiễm HIV.
1.1.1.3. Thuốc ARV và điều trị ARV.

-

Phân loại:

Nhóm ức chế men sao chép ngược (NRTI): bao gồm ức chế men sao chép
ngược nucleoside và nucleotide.


13

-

Nhóm ức chế men sao chép ngược không phải nucleoside (NNRTI).

-

Thuốc ức chế men protease (PI).

-

Thuốc ARV không làm cho HIV dương tính trở thành âm tính. Điều trị có sử
dụng kết hợp các nhóm kháng vi rút được gọi ARV (Antiretroviral treatment).

Để điều trị có hiệu quả cần tuân thủ thuốc nghiêm ngặt.
Hiệu quả điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng retrovirus (ARV):

-

Làm giảm tối đa và ngăn chặn lâu dài sự nhân lên của vi-rút HIV.

-

Phục hồi chức năng miễn dịch.

-

Giảm tần suất mắc và tử vong do các bệnh liên quan đến HIV.

-

Cải thiện sức khỏe và kéo dài thời gian sống.

-

Làm giảm sự lây truyền HIV và ngăn ngừa sự lây nhiễm HIV sau phơi nhiễm.

-

Điều trị kháng vi-rút là một phần trong tổng thể các biện pháp chăm sóc và hỗ
trợ về y tế, tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV.

-


Bất cứ phác đồ nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc ARV.

-

Sự tuân thủ là yếu tố quan trọng quyết định thành công của điều trị ARV.

-

Các thuốc kháng vi-rút chỉ tác dụng ức chế sự nhân lên của vi-rút HIV nhưng
không chữa khỏi hoàn toàn bệnh AIDS nên người bệnh phải được điều trị kéo
dài suốt cuộc đời và vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phòng để tránh lây
truyền vi-rút HIV cho người khác.

-

Người bệnh điều trị kháng vi-rút khi tình trạng miễn dịch chưa được phục hồi
vẫn phải điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
1.1.1.4. Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV ở trẻ em.
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn điều trị ARV
Tuổi
<24 tháng

Bắt đầu ARV
Bắt đầu điều trị ARV càng sớm càng tốt
(bất kể giai đoạn lâm sàng hoặc CD4)


14

24-60 tháng


Giai đoạn lâm sàng 3, 4 bất kể số lượng CD4
CD4% ≤25% hoặc CD4 ≤750 tế bào/mm3 bất kể giai

đoạn lâm sàng.
1.1.1.5. Phác đồ điều trị ARV.
Bảng 1.2. Phác đồ điều trị ARV cho trẻ em dưới 5 tuổi.
Đối tượng
Trẻ em≥ 3 tuổi

Phác đồ ưu tiên
ABC + 3TC+ EFV

Phác đồ thay thế
ABC+3TC+ NVP
AZT+3TC+EFV (hoặc NVP)
TDF+3TC (hoặc FTC)+ EFV

Trẻ em <3 tuổi

ABC (hoặc AZT) +3TC+

(hoặc NVP)
AZT (hoặc ABC) + 3TC+ NPV

LPV/r

- Trong quá trình điều trị ARV, nhân viên y tế tại phòng khám phải xây
dựng và triển khai: 1) Kế hoạch tái khám; 2) Kế hoạch cấp phát thuốc; 3)
Theo dõi tiến triển về lâm sàng; 4) Theo dõi xét nghiệm; 5) Theo dõi tuân thủ

điều trị; 6) Đánh giá thành công hay thất bại điều trị ARV.

1.1.2. Dinh dưỡng đối với người nhiễm HIV.
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em dưới 5 tuổi rất quan trọng vì đó là thời kỳ
phát triển, hoàn thiện các cơ quan và chức năng của cơ thể, đối với trẻ bị
nhiễm HIV chế độ dinh càng quan trọng, nó giúp họ duy trì, cân nặng, tăng
cường miễn dịch, do vậy giúp cơ thể chống lại được virus HIV và các bệnh
nhiễm trùng cơ hội. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dinh dưỡng kém là
nguyên nhân đẩy nhanh tiến triển của HIV dẫn đến sự suy giảm miễn dịch
ngày càng trầm trọng trên bệnh nhân. Ngoài ra, tình trạng này diễn biến kéo
dài còn làm suy yếu sự tuân thủ cũng như đáp ứng với điều trị kháng virus,


15

đồng thời làm trầm trọng thêm tác động kinh tế xã hội do HIV (như giảm khả
năng và năng suất lao động, tăng chi phí và gánh nặng y tế...) [18], [19],[20].
-

Về nhu cầu năng lượng: Tăng hơn so với trẻ bình thường nhưng tăng theo các
giai đoạn của bệnh. Khi bị HIV chưa có triệu chứng thì nhu cầu cần tăng thêm
10%; những người ở giai đoạn AIDS cần tăng thêm 20-30%, nhưng khi có
nhiễm trùng cơ hội thì tăng 50-100% so với nhu cầu khuyến nghị cho người

-

khỏe mạnh cùng lứa tuổi [21], [22].
Nhu cầu về protein: Chiếm từ 12-15% tổng số năng lượng của khẩu phần,
nhưng vì nhu cầu năng lượng tăng nên lượng protein cao hơn so với người
không nhiễm HIV, đặc biệt cần cung cấp các protein có giá trị dinh dưỡng cao


-

cho sự hồi phục cơ thể và tăng miễn địch [21],[22].
Nhu cầu về chất béo: Nhu cầu khuyến nghị cho trẻ nhiễm HIV không khác so
với trẻ không nhiễm HIV: tỷ lệ 25-40 % (ở trẻ 2-3 tuồi) và 25% (ở trẻ từ 4-5
tuổi), do nhu cầu năng lượng cao nên lượng lipid tuyệt đối trong khẩu phần
cũng cao. Tuy nhiên trong tùy từng trường hợp của bệnh nhân điều trị HIV có

-

ỉa chảy kéo dài mà sử dụng lượng chất béo cho phù hợp [21],[22].
Về vitamin và chất khoáng: Trẻ bị nhiễm HIV thường bị thiếu các vitamin A,
C, E, B6 và B12 và các chất khoảng như kẽm, selen, sắt do mất qua nước tiểu
và do thay đổi chuyển hóa khi dùng thuốc điều trị HIV. Do vậy cần cung cấp

-

đầy đủ vitamin và chất khoáng [21],[22].
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng đầy dủ, cần phải chăm sóc về tinh thần thoải mái
cho trẻ, cho trẻ hoạt động, vui chơi, cùng ăn uống với gia đình bạn bè…; chia
sẻ và thể hiện tình yêu thương và chăm sóc về sinh bản thân trẻ sạch sẽ, giữ

-

các vật dụng trong nhà và khu vực quanh nhà sạch sẽ [21],[22].
Như vậy người nhiễm HIV/AIDS cần phải theo một chế độ dinh dưỡng giúp
cải tạo các tế bào, khối lượng các chất đã bị mất do tình trạng suy giảm miễn
dịch mang đến người bệnh. Trẻ em khả năng miễn dịch còn yếu, nhiễm HIV
gây ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, đặc biệt đối tượng từ 2-



16

6 tuổi. Đây là giai đoạn rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển về tinh
thần và thể chất của trẻ. Những trẻ nhiễm/phơi nhiễm với HIV cần được ăn đủ
lượng dinh dưỡng kể các vi chất để đáp ứng được nhu cầu chuyển hóa gia
tăng do bệnh và để trẻ tăng cường và phát triển bình thường. Chăm sóc dinh
dưỡng cần phải là một bộ phận của chăm sóc và hỗ trợ toàn diện cho trẻ
nhiễm HIV nhằm tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn và tăng cường
hiệu quả của điều trị ARV [21].

Dinh dưỡng kém
Sút cân, teo cơ, suy mòn,
thiếu dinh dưỡng

Tăng nhu cầu năng
lượng

HIV

Tăng sử dụng và giảm
hấp thu các chất dinh
dưỡng

Suy giảm hệ miễn dịch
Giảm khả năng chống lại
HIV và các bệnh nhiễm
trùng cơ hội hội, tăng tác
dụng phụ của thuốc


Tăng nguy cơ mắc các
nhiễm trùng
(Tiêu chảy, lao, cúm…)
Tăng quá trình tiến triển
bệnh và tăng tử vong

Sơ đồ 1.1. Mối liên quan giữa dinh dưỡng và HIV.
(Nguồn: Sống tốt với HIV/AIDS: Hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ dinh dưỡng cho người
sống chung với HIV/AIDS, Rome: FAO, 2002)[21]


17

1.2. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI.

1.2.1. Tình trạng dinh dưỡng (TTDD): Là tập hợp các đặc điểm về chức
phận, cấu trúc và hóa sinh, phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của
cơ thể.
TTDD là kết quả tác động của một hay nhiều yếu tố như: Tình trạng an
ninh thực phẩm của hộ gia đình, thu nhập thấp, điều kiện vệ sinh môi trường,
công tác chăm sóc trẻ em, gánh nặng công việc lao động của bà mẹ [23],[24].
TTDD tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn vào tình trạng sức khỏe.
Khi cơ thể có TTDD không tốt (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng) là thể hiện có
vấn đề sức khỏe hoặc dinh dưỡng hoặc cả hai [25],[23],[24].
1.2.2. Suy dinh dưỡng Protein-Năng lượng (PEM): Là loại thiếu dinh
dưỡng quan trọng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng đối với trẻ dưới 5 tuổi ở các
nước đang phát triển. Suy dinh dưỡng Protein-Năng lượng không chỉ là tình
trạng thiếu hụt protein và năng lượng mà còn thường kết hợp với nhiều chất
dinh dưỡng khác, đặc biệt là các chất vi dinh dưỡng, biểu hiện ở nhiều mức

độ khác nhau, nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần
và vận động của trẻ [26],[27].
1.2.3. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng.
Ở thời kỳ đầu, để đánh giá TTDD người ta chỉ dựa vào các nhận xét
đơn giản như gầy, béo, tiếp đó là một số chỉ tiêu nhân trắc như Brock,
Quetelet, Pignet,.. Hiện nay sử dụng các số đo nhân trắc trong đánh giá TTDD
là phương pháp dễ làm và được áp dụng rộng rãi.
1.2.3.1. Phương pháp nhân trắc học.


18

Sử dụng các chỉ số nhân trắc trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng là
phương pháp làm phổ thông và được áp dụng rộng rãi. Các chỉ số nhân trắc
của cơ thể cung cấp sơ lược sự phát triển hay kích thước cơ thể đạt được, là
sự thay đổi các kích thước này qua thời gian. Chúng được dùng để mô tả tình
trạng dinh dưỡng của cá thể hay cộng đồng, phản ánh kết quả cuối cùng của
việc cung cấp thực phẩm ăn vào, hấp thu, chuyển hóa dinh dưỡng của cơ thể.
Nhân trắc học dinh dưỡng có mục đích đo các biến đổi về kích thước và cấu
trúc cơ thể theo đuổi và tình trạng dinh dưỡng [28],[29],[30]. Thu thập các
kích thước về nhân trắc là bộ phận quan trọng trong cuộc điều tra dinh dưỡng
và là các chỉ số trực tiếp đánh giá TTDD ở trẻ em.
Khi đánh giá chỉ số nhân trắc, từng chỉ số riêng lẻ về chiều cao hay cân
nặng sẽ không nói lên được điều gì, chúng chỉ có ý nghĩa khi kết hợp tuổi,
giới hoặc kết hợp các số đo của trẻ với nhau và phải được so sánh với giá trị
quần thể tham khảo. Theo WHO khuyến cáo có ba chỉ số nhân trắc nên dùng
là cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao [24],
[26].
- Cân nặng theo tuổi (CN/T):
Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất. Cân nặng của trẻ được so

sánh với cân nặng của trẻ cùng tuổi, cùng giới của chuẩn tăng trưởng WHO, lấy
điểm ngưỡng dưới 2 độ lệch chuẩn (-2SD) được coi là SDD thiếu (nhẹ) cân.
Ở một số nước, chỉ số này được dùng để hỗ trợ xác định ngày sinh của
trẻ, chỉ số này có thể được sử dụng rộng rãi để ước tính tỷ lệ suy dinh
dưỡng ở trẻ em vì nó không dựa vào chiều cao. Trẻ em có di truyền thấp,
hoặc trẻ bị thấp còi sẽ có cân nặng theo tuổi thấp nhưng không nhất thiết
phải thể gầy còm, trọng lượng của họ có thể thích hợp cho vóc người thấp
bé của mình [28].


19

Suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân phản ánh tình trạng cân nặng của trẻ
không đạt tiêu chuẩn tuổi, tuy nhiên không cho biết chính xác đây là SDD
trong quá khứ hay hiện tại.
-

Chiều cao theo tuổi (CC/T):
Chỉ số này đã khuyến cáo sử dụng của WHO để phát hiện ra trẻ “thấp

còi” kết hợp với cân nặng theo chiều cao. Thấp còi là một nguyên nhân làm
chậm tăng trưởng xương và tầm vóc, được định nghĩa là kết quả cuối cùng
giảm tốc độ tăng trưởng tuyến tính. Chiều cao theo tuổi thấp phản ánh tình
trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc trong quá khứ làm cho đứa trẻ bị thấp còi
và làm gia tăng khả năng mắc bệnh [26].
SDD thể thấp còi phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc
thuộc về quá khứ làm cho đứa trẻ có chiều cao thấp hơn chiều cao đáng lẽ
phải có theo tuổi. SDD thẻ thấp còi thường gặp trong trường hợp thiếu dinh
dưỡng kéo dài trong quá khứ.
-


Cân nặng theo chiều cao (CN/CC):
Chỉ số này đã khuyến cáo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thay vì cân nặng

theo tuổi, vì nó phân biệt được suy dinh dưỡng thể thấp còi và gầy còm. Đối
với trẻ em chỉ số này tương đối độc lập trong độ tuổi từ 1 đến 10 tuổi và
nhóm người dân tộc từ 1-5 tuổi. Tuy nhiên, khi trẻ bị phù thì chỉ số này không
còn chính xác.
Cân nặng theo chiều cao thấp cho thấy sự thiếu nguồn thực phẩm xảy ra
trong khoảng thời gian gần đây làm cân nặng của trẻ giảm nhanh.
Các chỉ số nhân trắc còn được WHO sử dụng để đánh giá mức độ trở
thành vấn đề sức khỏe có ý nghĩa cộng đồng khi dựa vào tỷ lệ thiếu cân, thấp
còi và gầy còm của trẻ em trong cộng đồng ấy.
1.2.3.2. Cách nhận định kết quả.


20

Trước đây, WHO dựa trên số liệu NCHS của Mỹ đã đưa ra quần thể tham
khảo (NCHS/WHO international reference population), làm giá trị tham chiếu
để nhận định TTDD trẻ em cho các quốc gia thành viên. Tuy nhiên WHO
cũng khuyến cáo không nên coi quần thể tham khảo là chuẩn mà chỉ là cơ sở
để đưa ra nhận định, thuận tiện cho các so sánh trong nước và quốc tế. Sử
dụng quần thể tham khảo NCHS với điểm ngưỡng thấp hơn âm 2 độ lệch
chuẩn (< -2SD) và chia ra các mức độ sau [31].
- Cân nặng theo tuổi:
+ Từ dưới - 2SD đến + 2SD: Bình thường.
+ Từ dưới - 2SD đến - 3SD: Suy dinh dưỡng vừa (độ I).
+ Từ dưới - 3SD đến - 4SD: Suy dinh dưỡng nặng (độ II).
+ Từ dưới - 4SD: Suy dinh dưỡng rất nặng (độ III).

+ Trên + 2SD: Thừa cân, đây là ngưỡng để sàng lọc, còn để xác định
béo phì cần phải đo bề dày lớp mỡ dưới da và sử dụng chỉ tiêu cân nặng theo
chiều cao.
- Chiều cao theo tuổi:
+ Từ - 2SD trở lên: Bình thường.
+ Từ dưới - 2SD đến - 3SD: Suy dinh dưỡng độ I (thấp còi độ I).
+ Từ dưới -3SD: Suy dinh dưỡng độ II (thấp còi độ II).
- Cân nặng theo chiều cao: Các điểm ngưỡng giống 2 chỉ tiêu trên:
+ Từ - 2SD đến + 2SD: Bình thường
+ Từ dưới -2SD đến - 3SD: Suy dinh dưỡng cấp vừa (gầy còm độ I).
+ Từ dưới - 3SD đến - 4SD: Suy dinh dưỡng cấp nặng (gấy còm độ II).


21

+ Trên + 2SD là trẻ có biểu hiện thừa cân. Để chẩn đoán béo phì ở
nhóm tuổi này cần kết hợp với đo dự trữ mỡ.
Khi cả 2 chỉ tiêu chiều cao/tuổi và cân nặng/chiều cao đều thấp dưới
ngưỡng (-2SD) thì đứa trẻ đó bị SDD thể phối hợp (mạn tính và cấp tính), vừa
gầy còm vừa thấp còi.
Để so sánh với số liệu quốc gia hoặc cộng đồng khác, WHO đã đưa ra
bảng phân loại ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của thiếu dinh dưỡng như sau:
Bảng 1.3. Phân loại mức độ suy dinh dưỡng trẻ em ở cộng đồng [32].
Chỉ tiêu
SDD thể nhẹ cân
SDD thể thấp còi
SDD thể gầy còm

Thấp
< 10

< 20
<5

Mức độ thiếu dinh dưỡng (%)
Trung bình
Cao
Rất cao
10 - 19
20 - 29
≥ 30
20 – 29
30 - 39
≥40
5–9
10 - 14
≥15

Năm 1993, WHO đã tiến hành xem xét lại một cách toàn diện việc sử dụng
và giải thích của quẩn tham chiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ và kết
luận quần thể tham khảo (NCHS: National Centre for Health Statistics) không
đầy đủ và không đại diện cho tăng trưởng trẻ em ở giai đoạn đầu, và việc xây
dựng một chuẩn tăng trưởng mới là cần thiết. Hội đồng Y tế Thế giới đã thông
qua đề nghị này năm 1994, chuẩn tăng trưởng mới MGRS (Multicentre Growth
Reference Study) đã được thực hiện từ năm 1997 đến năm 2003 trên 8440 trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ khỏe mạnh được nuôi bằng sữa mẹ từ nhiều quốc gia, sắc tộc và
nền văn hóa khác nhau (Brazil, Ghana, Ấn Độ, Nauy, Mỹ..).
SDD thể gầy còm phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính, làm
cho trẻ ngừng lên cân hoặc tụt cân, trong khi chiều cao không đổi. SDD thể
gầy còm thường gặp trong trường hợp trẻ mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính như
tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp cấp.



22

Năm 2006 tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) khuyến cáo sử dụng quần
thể chuẩn để đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của trẻ gọi là chuẩn
WHO 2005. Các chỉ số cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng
theo chiều cao của một trẻ, được so sánh với các giá trị trung bình của quần
thể được nuôi dưỡng cùng tuổi cùng giới [33],[34].
Một trẻ được coi là SDD nhẹ cân, SDD thấp còi và gầy còm khi các
chỉ số Z-score tương ứng cân nặng theo tuổi (WAZ), chiều cao theo tuổi
(HAZ) và cân nặng theo chiều cao (WHZ) nhỏ hơn -2SD. Các chỉ số Z-score
được tính theo công thức sau:
Nếu dựa vào Z-score (điểm Z), có thể tính theo công thức:
Z-Score =

Kích thước đo được-Số TB của quần thể tham chiếu
Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu

Bảng 1.4: Bảng phân loại suy dinh dưỡng theo các chỉ số Z-score.
Z-score
≥ -2
< -2
< -3

Cân nặng theo tuổi Chiều cao theo tuổi Cân nặng theo chiều cao
WAZ
Không SDD
Nhẹ cân
Nhẹ cân nặng


HAZ
Không SDD
Thấp còi
Thấp còi nặng

WHZ
Không SDD
Gầy còm
Gầy còm nặng

1.2.3.3. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng khác:
Bên cạnh phương pháp nhân trắc, để đánh giá tình trạng dinh dưỡng
người ta còn sử dụng các phương pháp sau đây:
+ Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống.
+ Các thăm khám thực thể/dấu hiệu lâm sàng, đặc biệt chú ý tới các

triệu chứng thiếu dinh dưỡng kín đáo hoặc rõ ràng.
+ Các xét nghiệm cận lâm sàng như: xét nghiệm máu, phân, dịch tiêu

hóa…để phát hiện mức bão hòa chất dinh dưỡng.


23

+ Các kiểm nghiệm chức phận để xác định các rối loạn chức phận do

thiếu hụt dinh dưỡng.
+ Điều tra tỷ lệ bệnh tật và tử vong. Sử dụng các thống kê y tế để tìm


hiểu mối liên quan giữa tình hình bệnh tật và tình trạng dinh dưỡng.
+ Đánh giá các yếu tố sinh thái liên quan đến tình hình bệnh tật sức

khỏe.
Tùy theo các nghiên cứu mà có thể dùng phương pháp nhân trắc đơn
thuần hoặc kết hợp phương pháp nhân trắc cùng với 1 hay nhiều phương pháp
trên trong việc đánh giá.
1.2.4. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi nói chung và trẻ nhiễm
HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam.
1.2.4.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi chung và trẻ em
nhiễm HIV trên thế giới.
Trong vòng 15 năm trở lại đây, suy dinh dưỡng trẻ em (SDDTE) có xu
hướng giảm trên phạm vi toàn cầu. Thống kê của Quỹ Nhi đồng liên hiệp
quốc (UNICEF), WHO và Ngân hàng thế giới năm 2011 về SDDTE dưới 5
tuổi thấy châu Á vẫn là châu lục đứng đầu về tỷ lệ 19,3% nhẹ cân (69,1 triệu)
và tỷ lệ 10,1% gầy còm (36,1 triệu). Riêng trẻ thấp còi, châu Phi trở thành
châu lục chiếm tỷ lệ cao nhất với 35,6% (56,3 triệu); tiếp theo là châu Á:
26,8% (98,4 triệu). Hai châu lục này chiếm trên 90% trẻ thấp còi trên toàn cầu
[35].
Nghiên cứu của UNICEF năm 2011 khu vực châu Á-Thái Bình Dương
cũng thấy sự chênh lệch lớn giữa các tộc người. Tỷ lệ trẻ 18-23 tháng ở
Campuchia bị thấp còi 50,0% và nhẹ cân 45,0%, chủ yếu ở trẻ em dân tộc
thiểu số. Tương tự, tỷ lệ tương ứng ở Lào là 40,0% và 37,0%. Ở Phillippines,
trẻ nhẹ cân sống vùng thủ đô 15,7%, thấp hơn nhiều so với 36,1% trẻ sống ở


24

vùng khó khăn Bitol. Theo kết quả nghiên cứu trẻ em dưới 5 tuổi của tổ chức
Cứu trợ trẻ em Mỹ năm 2012, trên thế giới còn hơn 100 triệu (15,7%) nhẹ cân,

171,0 triệu (27,0%) thấp còi và hơn 60 triệu (10,0%) gầy còm. Các khu vực
Nam Á, cận hoang mạc Sahara có tỷ lệ SDDTE cao nhất [36]. Những quốc gia
còn tỷ lệ SDDTE cao và rất cao cả 3 thể nhẹ cân, thấp còi, gầy còm tương ứng
như Đông Timor năm 2010 (44,7%, 58,1%, 18,6%); Niger năm 2011 (38,5%,
51,0%, 12,3%); Pakistan năm 2011 (31,5%, 43,7%, 15,1%); Bangladesh năm
2011 (36,4%, 41,3%, 15,6%), Điều tra của Hatlekk M. năm 2012 thấy tỷ lệ
thấp còi trẻ em khác nhau giữa các tộc người vùng Nam Á: Tộc người Bà la
môn (Brahmin) 45,1%; Hill Dalits 56,1%; Yadav (70,7%); Newar 72,3% và
Hồi giáo (Muslim) 72,8% [37].
-

Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em nhiễm HIV/AIDS trên thế giới.
Trên Thế giới đã có một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ

em nhiễm HIV/AIDS đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Theo một nghiên cứu tại Nam Phi chỉ ra rằng, tình trạng suy dinh dưỡng
ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bệnh nhân HIV/AIDS, những người có hệ miễn
dịch giảm theo thời gian, đồng thời nó cũng làm giảm hiệu quả điều trị của trẻ
nhiễm HIV/AIDS [38].
Tại vùng nông thôn của Uganda, Agnes Nalwoga và cộng sự đã cho thấy,
trong số 5951 trẻ em được nghiên cứu, có khoảng 30% trẻ em bị nhẹ cân,
42% ở thể còi cọc và 10% gầy còm, và tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ nhiễm HIV
cao hơn so với trẻ bình thường (52% và 30%), cũng như thể còi cọc trẻ em
nhiễm HIV/AIDS chiếm tỷ lệ cao hơn một chút (68% và 42%) [39].


25

Nghiên cứu tại tỉnh Nyanza của Kenya của Berger và cộng sự (2008) cho
thấy trong số 170 trẻ dưới 5 tuổi bị suy giảm miễn dịch, có 31,2% trẻ ở thể

thấp còi, nhẹ cân chiếm 14,1%, và tỷ lệ gầy còm chiếm 5,9% [40].
Một nghiên cứu khác ở trẻ em vùng nông thôn châu Phi, tỷ lệ suy dinh
dưỡng thể thấp còi chiếm 18%. Trẻ em nhiễm HIV có tỷ lệ suy dinh dưỡng
cao hơn so với trẻ em không nhiễm HIV [41].
Theo nghiên cứu của Costa Kazadi Mwadianvita và cộng sự của trẻ nhiễm
HIV tại vùng Lubimbshi tỷ lệ thể gầy còm chiếm 20,5%, 8,4% trẻ có tình
trạng suy sinh dinh dưỡng thể thấp còi [42].
Trẻ em nhiễm HIV có nguy cơ cao với tình trạng suy dinh dưỡng, châu Phi
là một đại diện trong số đó và là một châu lục có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất
nước. Theo nghiên cứu mới nhất 2014 của Brono và cộng sự cho thấy, tỷ lệ
trẻ em ở thể thấp còi, nhẹ cân, gầy còm lần lượt là 61,9%, 38,7%, 26%.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trẻ em nhiễm HIV/AIDS suy dinh dưỡng cũng
phần là do thành phần dinh dưỡng trong thức ăn, kiến thức về an toàn thực
phẩm, chất dinh dưỡng trong thành phần thức ăn vẫn còn hạn chế [43].
1.2.4.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi nói chung và trẻ em
nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam.
Ở nước ta trong những năm qua nhờ triển khai chương trình quốc gia
phòng chống suy dinh dưỡng đạt hiệu quả, tình trạng suy dinh dưỡng dần
được cải thiện, từ 43,9% năm 1995 [44], còn 16,8% năm 2012 [45]. Tuy
nhiên mức độ chưa đồng đều giữa các vùng, khu vực. Ở những nơi có điều
kiện kinh tế khó khăn như Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc, Nam Trung Bộ
tỷ lệ trẻ suy sinh dưỡng vẫn còn cao hơn so với các vùng khác [45],[46],[47].
Tình trạng dinh dưỡng ảnh hướng rất lớn đến quá trình phát triển tâm
sinh lý của trẻ em sau này. Trẻ sẽ chậm phát triển về trí tuệ cũng như tầm vóc
khi trưởng thành, giảm khả năng lao động và ảnh hưởng tới thu nhập [48].


×