Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Đánh giá hiệu quả vô cảm và khả năng kiểm soát đường thở khi gây mê bằng sevofluran trong nội soi can thiệp đường hô hấptrẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 103 trang )

1

B Y T
TRNG I HC Y H NI

PHM TH HIN HO

Đánh giá hiệu quả vô cảm và
khả năng kiểm soát đờng thở
khi gây mê bằng sevofluran trong nội soi
can thiệp đờng hô hấp trẻ em

LUN VN BC S CHUYấN KHOA II

H NI - 2016
B Y T


2

TRNG I HC Y H NI

PHM TH HIN HO

Đánh giá hiệu quả vô cảm và
khả năng kiểm soát đờng thở
khi gây mê bằng sevofluran trong nội soi
can thiệp đờng hô hấp trẻ em
Chuyờn ngnh : Gõy mờ hi sc
Mó S
: 62.72.33.01


LUN VN BC S CHUYấN KHOA II
Ngi hng dn khoa hc:
GS.TS. Nguyn Hu Tỳ

H NI - 2016

LI CM N


3

Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Hữu Tú
người thầy luôn động viên giúp đỡ chỉ bảo cho tôi trong công việc và đã dành
nhiều thời gian tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành được luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới giáo sư Nguyễn Thụ thầy đã truyền
cho chúng tôi lòng say mê nhiệt huyết và trách nhiệm trong nghề nghiệp cũng
như niềm tin để vượt qua những trăn trở trong suốt những năm tháng dài
nhiều khó khăn thử thách của con đường gây mê hồi sức
Xin được cảm ơn GS.TS. Nguyễn Quốc Kính với những kiến thức khoa
học uyên thâm, sâu sắc cùng sự tận tình vô tư mà thầy đã luôn dành cho tôi trong
từng bước đường tôi phấn đấu học tập và trưởng thành trong nghề nghiệp.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Công quyết
Thắng, PGS.TS. Trịnh văn Đồng, TS. Cao Thị Anh Đào cùng các thầy cô
trong Bộ môn Gây Mê Hồi Sức đã dạy dỗ, dìu dắt và hướng dẫn tôi từ những
ngày đầu bước vào nghề cho đến ngày hôm nay và trong suốt quá trình làm
việc sau này.
Xin cảm ơn PGS.TS. Đào Minh Tuấn các BS chuyên khoa Hô hấp và
Nội soi hô hấp bệnh viện Nhi trung ương đã luôn giúp đỡ chia sẻ, sát cánh
cùng tôi trong suốt quá trình làm nghiên cứu và trong công việc điều trị tại
bệnh viện.

Xin Cảm ơn BGĐ bệnh viện Nhi Trung ương, khoa PTGMHS và các anh
chị em đồng nghiệp, các bạn cùng lớp CK2 - 28 đã luôn động viên giúp đỡ và
chia sẻ mọi lúc khó khăn vui buồn để tôi có thể hoàn thành được khóa học
này, và cuối cùng xin hứa sẽ luôn cố gắng trong công việc, học tập và nghiên
cứu để luôn xứng đáng với những niềm tin yêu sự giúp đỡ to lớn quý báu này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2016
Bác sỹ Phạm Thị Hiền Hòa


4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Phạm Thị Hiền Hòa, học viên lớp CKII khóa 28, chuyên ngành
Gây mê hồi sức, Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1

Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn

của GS.TS. Nguyễn Hữu Tú.
2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi
nghiên cứu cho phép lấy số liệu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2016
Tác giả

Phạm Thị Hiền Hòa



5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
VIẾT TẮT

NỘI DUNG

BN

: Bệnh nhân

ĐK

: Đường kính

FiO2

: Nồng độ Oxy trong khí thở vào

FQ

: Phế quản

GMHS

: Gây mê hồi sức

HA


: Huyết áp

HATB

: Huyết áp trung bình

HH

: Hô hấp

HR

: Tần số tim mạch

KQ

: Khí quản

N

: Số bệnh nhân

NKQ

: Nội khí quản

NS

: Nội soi


P

: Phải

PQ

: Phế quản

SA

: Siêu âm

SHH

: Suy hô hấp

T

: Trái

TQ

: Thanh quản

Vt

: Thể tích khí thở vào

XQ


: Chụp X quang


6

BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT
Viết tắt

Tiếng Anh
American Society of

Tiếng Việt
Hiệp hội gây mê hồi sức

BAL

Anesthesiologists
Broncho-alveolar lavage

EtCO2

End tidal CO2

Hoa Kỳ
Kỹ thuật rửa phế quản
Nồng độ khí cacbonic

ASA


Monitor
EtCO2

Capnography

CMRO2

Cerebral metabolic rate of oxygen

CT Scan
CVS
EEG
Fib
Grade
HFJV
MRI

Computerized tomography scan
Closed- valve system
Electroencephalogram
Fiber optic
Grade
High frequency jet ventilation
Magnetic resonance imaging

MAC

Minimum alveolar concentration

awake


awake

MAC

Minimum alveolar concentration

Mask

Face mask

MAO

Enzyme monoamine oxidase

Mal

Malapaty

TCI

Target controlled infusion

TIVA

Total intravenous Anesthesia

YAG

Neodymium-doped yttrium


cuối thì thở ra
Thán đồ
Tốc độ tiêu thụ oxy của
não
Chụp cắt lớp điện toán
Hệ thống van đóng
Điện não đồ
Ống soi mềm
Nhóm phân loại
Thông khí cao tần áp lực
Chụp cộng hưởng từ
Nồng độ khí mê tối
thiểu trong phế nang mà
ở đó có 50% thức tỉnh
Nồng độ khí mê tối
thiểu trong phế nang
Mặt nạ gây mê
Men oxy hóa khử nhóm
amin
Phân độ tiên lượng nội
khí quản khó
Kiểm soát nồng độ đích
Gây mê tĩnh mạch toàn
bộ
Laser thể rắn gồm nhôm


7


hồng ngọc và một lượng
aluminium garnet; Nd:Y3Al5O12

rất nhỏ nguyên tố hiếm
Neodymium.
(%) mức bão hoà oxy

SpO2
WHO

Pulse oxymetrie

của hemoglobin máu

World Health Organization

động mạch ngoại vi
Tổ chức y tế thế giới


8

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


9


DANH MỤC HÌNH ẢNH


10

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nội soi hô hấp là một kỹ thuật cho phép thám sát can thiệp trực tiếp vào
sâu trong hệ thống hô hấp, rất có giá trị trong chẩn đoán và điều trị. Đây là
một kỹ thuật mới, ít xâm lấn nên khá an toàn khi can thiệp trên nhóm các
bệnh nhân có bệnh lý hô hấp nguy cơ cao.
Thực hiện kỹ thuật nội soi hô hấp ở người trưởng thành có thể có hoặc
không gây mê nhưng đối với trẻ em thì không thể thực hiện được nếu không
có gây mê hỗ trợ. Vì các bệnh lý hô hấp cần nội soi ở trẻ em có rất nhiều điểm
khác biệt so với người lớn, tranh chấp đường thông khí với dụng cụ soi nhiều
hơn nên vấn đề làm thế nào để đảm bảo gây mê nội soi hô hấp an toàn khi tiến
hành trên trẻ em hiện nay đã và đang được nhiều tác giả ở nước ngoài quan
tâm nghiên cứu. Tuy nhiên ở Việt nam vấn đề này vẫn còn chưa được quan
tâm thỏa đáng.
Tại bệnh viện Nhi Trung ương, nơi đón nhận điều trị những bệnh nhi có
các vấn đề hô hấp phức tạp, cùng với nhiệm vụ đào tạo phát triển và chuyển
giao kỹ thuật nội soi hô hấp cho các bệnh viện tuyến trước thì có khoảng 500
trường hợp nội soi hô hấp được thực hiện hàng năm. Nhiều bệnh lý hô hấp rất
khó khăn đã và đang được tiếp cận điều trị thông qua nội soi hô hấp như bệnh
lý dị dạng bẩm sinh đường thở, kìm động mạch gây hẹp khí quản hay u trung
thất chèn ép đường thở, do đó quá trình áp dụng các kỹ thuật mới trong nội
soi hô hấp đòi hỏi sự phát triển đồng bộ về năng lực gây mê trong nội soi hô
hấp trẻ em.
Khi thực hành gây mê nội soi hô hấp trên trẻ em một trong những vấn
đề khó khăn được đặt ra là làm thế nào để chủ động kiểm soát được hô hấp

của người bệnh tối đa trong khi phải chia sẻ đường thở với các dụng cụ và
người soi. Không chỉ là đảm bảo chức năng thông khí mà còn phải chủ động
phối hợp được khi cần quan sát di động của đường thở, giảm bớt các phản xạ
bảo vệ gây co thắt khi ống soi xâm nhập dọc khí phế quản mà vẫn duy trì
được hoạt động bù trừ của hệ thống hô hấp, giảm thiểu tối đa nguy cơ thiếu


11

oxy trong khi soi cũng như đảm bảo thông khí hỗ trợ nhanh chóng ngay khi
xảy ra suy hô hấp cấp, bởi vì đây cũng là nhóm bệnh nhân tiềm ẩn nguy cơ
suy hô hấp cấp rất cao.
Chính vì vậy các các tài liệu gây mê hồi sức nhi khoa gần đây [1],[2],
[3] đều nhấn mạnh gây mê nhanh tỉnh nhanh và hô hấp hỗ trợ đồng thì như
một giải pháp an toàn trong gây mê nội soi hô hấp. Lựa chọn thuốc gây mê
nào đáp ứng được những yêu cầu này trong điều kiện gây mê của Việt nam là
một câu hỏi được đặt ra trong thực hành gây mê trẻ em, nếu gây mê propofol
được nhiều nhà gây mê sử dụng cho nội soi hô hấp người lớn thì ứng dụng
thuốc mê này trên nhóm trẻ nhỏ và rất nhỏ lại gặp khó khăn vì thuốc đủ liều
ngủ sẽ khó chủ động tự thở và không cắt được đau. Cũng là một thuốc gây mê
có đặc tính mê nhanh tỉnh nhanh, Sevofluran cung cấp khá đầy đủ các yếu tố
cấu thành gây mê [4] rất dễ dung nạp trên trẻ em, ít kích ứng đường hô hấp,
tương đối an toàn cho nhóm bệnh nhân nguy cơ cao, hiện đang được sử dụng
trong gây mê nội soi tại nhiều bệnh viện Nhi, tuy nhiên khi sử dụng loại
thuốc gây mê đường hít này qua hệ thống nội soi hô hấp một lượng thuốc bị
thất thoát ra ngoài có vẻ sẽ ảnh hưởng đến mức vô cảm khi gây mê nội soi có
tranh chấp trên đường hô hấp. Việc ứng dụng gây mê Sevofluran trong nội soi
hô hấp với các phương tiện hỗ trợ nội soi hô hấp mới hiện nay có đáp ứng
được nhu cầu duy trì an thần cần thiết và đảm bảo thông khí chủ động trong
suốt quá trình nội soi hô hấp trên trẻ em hay không là một câu hỏi được đặt ra.

Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả vô cảm và khả năng kiểm soát đường thở khi
gây mê bằng sevofluran trong nội soi can thiệp đường hô hấp trẻ em”.
Nghiên cứu của chúng tôi nhằm các mục đích sau:
1- Đánh giá hiệu quả vô cảm và khả năng kiểm soát đường thở trong
quá trình nội soi hô hấp ở trẻ em khi gây mê bằng thuốc mê
sevoflurane.
2- Đánh giá một số tác dụng không mong muốn khi gây mê nội soi hô
hấp bằng thuốc mê sevoflurane.


12

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. CẤU TRÚC GIẢI PHẪU, SINH LÝ HỆ THỐNG HÔ HẤP TRẺ EM
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý hô hấp trẻ em
Các khác biệt so với người lớn:
- Đầu trẻ em thường to, cổ ngắn, có xu hướng gập cổ, lưỡi to so với
miệng và Amidal to ở trẻ lớn dễ gây cản trở hô hấp, đường thở dễ bị phù nề và
tăng tiết hơn ở người lớn đặc biệt là vùng mũi hầu.
- Do nắp thanh môn hình móng ngựa và nghiêng về phía sau 45 0 nên
khó đặt NKQ, thanh quản của trẻ nhỏ ở vị trí cao và ngả ra trước cần chú ý
khi đặt NKQ sử dụng đèn lưỡi thẳng sẽ dễ hơn ở trẻ nhỏ. Sụn nhẫn là phần
hẹp nhất của đường hô hấp trên. Điểm hẹp cắt ngang tại sụn nhẫn kết hợp với
sụn nhẫn được phủ bởi lớp tế bào biểu mô có lông giả tầng lỏng lẻo bao
quanh tổ chức rỗ làm cho sụn nhẫn dễ bị phù nề nặng hơn nữa là gây ra tình
trạng sẹo hẹp sau tổn thương hạ thanh môn.Vì bóng ống NKQ có xu hướng

nằm ở vị trí hẹp này nên nếu dùng ống NKQ không bóng sẽ tốt hơn cho trẻ ở
trước tuổi dậy thì.
Do khí quản ngắn và mềm nên nếu ngửa cổ quá mức có thể gây ép khí
quản. Khí quản ngắn và góc Carina đối xứng không chỉ làm cho ống NKQ dễ
bị dịch chuyển mà còn làm cho ống hoặc dị vật đường thở có thể dịch chuyển
vào bên trái cũng như phế quản gốc bên phải.
- Hô hấp trẻ em chủ yếu nhờ cơ hoành đảm nhiệm. Sức chịu đựng của
các cơ hô hấp kém vì ở trẻ em sợi cơ típ 1 so với người lớn. Cả đường hô hấp
trên và dưới đều nhỏ, do vậy dễ bị tắc nghẽn. Vì sức cản đối với lưu lượng thở


13

tỷ lệ nghịch 4 lần so với luỹ thừa bậc 4 của bán kính đường thở (sức cản tăng
16 lần khi bán kính giảm một nửa) nên chỉ một sự tắc nghẽn nhỏ đã gây ảnh
hưởng đến lượng khí vào ở trẻ em.
- Trẻ em do tốc độ chuyển hoá cao nên nhu cầu sử dụng Oxy cũng cao:
Trẻ sơ sinh 6-7ml/kg/phút.
Trẻ nhỏ

5ml/kg/phút

Người lớn 3ml/kg/phút
Do vậy trẻ rất nhạy cảm với tình trạng thiếu Oxy, trong các truờng hợp
có suy hô hấp ngừng thở thì độ bão hoà Oxy- Hemoglobin giảm xuống rất
nhanh. Đây cũng là lý do tăng tần số thở, tuy nhiên thể tích khí lưu thông/phút
theo trọng lượng cơ thể vẫn giữ nguyên tương đối (5-7ml/kg) cho đến tuổi
trưởng thành. Công hô hấp cũng tương đối ổn định, giữ ở khoảng 1% tốc độ
chuyển hoá, mặc dù công hô hấp tăng ở trẻ đẻ non.
- Thể tích khoảng chết trên thể tích khí lưu thông so với trọng lượng

cơ thể trẻ em tương tự người lớn, thông khí phổi, thông khí phế nang so với
trọng lượng cơ thể lớn gấp 2 lần người lớn nhưng so với diện tích da thì
bằng người lớn.
- Hệ thống gây mê hô hấp có thể làm tăng sức cản hô hấp với khoảng
chết toàn phần, vì vậy phải chọn các hệ thống mê thích hợp để sức cản hệ
thống là nhỏ nhất.
- Ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi: Tỷ lệ nước cơ thể cao, kích thước lòng phế
quản bé nên dễ bị phù nề và khi phù nề rất dễ bị hẹp, ngoài ra những bệnh lý
bất thường bẩm sinh của đường hô hấp rất thường bộc lộ triệu chứng trong
thời khoảng này đe dọa tính mạng đứa trẻ.


14

- Một số chỉ số hô hấp theo tuổi như sau:
Trọng lượng

Nhịp thở

Vt

RFC

(Kg)

(lần/ phút)

(ml/kg)

(ml/kg)


1-11tháng

6-9

30

6

25

1 tuổi

10

24

6

25

5 tuổi

18

20

6

35


23 tuổi

70

15

6

45

Tuổi

Kích thước NKQ theo tương ứng theo tuổi các bé cũng rất khác nhau:
Tuổi
Đẻ non 1000gr

Size mmID Uncuff

Size mm ID cuff

2.5

1000-2000gr

2.5 - 3.0

Sơ sinh- 6 tháng

3.0 - 3.5


3.0 - 3.5

6 tháng- 1 tuổi

3.5 - 4.0

3.5 - 4.0

1-2 tuổi

4.0 - 5.0

3.5 - 4.0

>2 tuổi

(Tuổi (năm)+16): 4

Tuổi (năm)/4 + 3

Độ sâu ống = 10 + tuổi/2


15

1.1.2. Hình ảnh giải phẫu cây phế quản và hình ảnh phế quản gốc trái,
phải dưới nội soi
- Ảnh phế quản dưới nội soi hô hấp:



16

a

b

c

Hình 1.1. Phế quản gốc dưới nội soi: a)Carina PQ; b) PQ gốc T; c) PQ gốc

Hình 1.2. Hình ảnh dưới nội soi tại các vị trí trong lòng khí phế quản


17


18

1.2. HỆ THỐNG ỐNG NỘI SOI ĐƯỜNG HÔ HẤP MỀM VÀ CỨNG
1.2.1. Lịch sử phát triển [5],[6]
- Năm 1897 Gustav Killian “cha đẻ của soi phế quản” lần đầu tiên sử dụng ống soi
phế quản cứng để lấy mảnh xương lợn ra khỏi phế quản gốc phải.
- 1907 Chevalier Jackson xuất bản quấn sách soi phế quản thực quản đầu tiên.
- 1955 Euler tiến hành sinh thiết hút xuyên thành phế quản vào khối u trung
thất qua ống soi cứng.
- 1965 Anderson tiến hành sinh thiết xuyên thành phế quản.
- 1966 Ikeda giới thiệu ống soi phế quản mềm.
- 1967 áp dụng thông khí Jet ventilation khi soi phế quản bằng ống cứng.
- 1974 Kỹ thuật rửa phế quản phế nang ra đời.

- 1978 Sử dụng Lase Nd: YAG (neodymium-doped yttrium aluminium garnet;
Nd:Y3Al5O12) lase qua ống soi phế quản.
-

1980 Điều trị chít hẹp đường thở bằng Lase Nd: YAG.

- 1987 Ra đời ống soi phế quản mềm có gắn video cho phép quan sát lòng phế
quản trên màn hình.
- 1990 Đặt Stent đường thở.
- 1991 Ra đời nội soi phế quản huỳnh quang chẩn đoán sớm ung thư phổi.
- 1999 Becker giới thiệu siêu âm qua nội soi phế quản.
- 2002 Soi phế quản ánh sáng hẹp.
- 2002 Ra đời nội soi phế quản cắt lớp quang học “Endoscopic optical
coherence tomography”.
- 2003 Nội soi phế quản định vị điện từ trường.
- 2005 Điều trị xạ với u phổi qua nội soi.
- 2007 Chỉnh hình phế quản bằng nhiệt “Bronchial themoplasty”.
- 2007 Đặt van đường thở gây giảm thể tích phổi điều trị khí phế thũng.
- 2015 Đặt stent điều trị hẹp đường thở do kìm động mạch trẻ em.


19

1.2.2. Trang thiết bị kỹ thuật nội soi hô hấp:
Những năm 1927-1930, Baird (người Anh) và Hansell (Bắc mỹ) đề xuất
rằng những đặc tính quang học của sợi thủy tinh có thể được ứng dụng, tác
giả Heel (Hà lan) và O’Brien (Mỹ) đã phát triển gương phủ để ánh sáng có thể
được truyền qua sợi kể cả khi nó được vặn hay bẻ cong, Hopkins và Kapany
(Người Anh) đã phát triển bó sợi được sắp xếp về mặt quang học và nhờ đó đã
mang đến sự ra đời của thế giới nội soi ống mềm.

Tại hội nghị thế giới về bệnh lồng ngực lần 9 tổ chức tại Copenhagen,
1966. Shigeto Ikeda người Nhật bản đã lần đầu giới thiệu ống nội soi phế
quản ống mềm.
Năm 1904 Chevalier Jackson, một bác sĩ nổi tiếng về tai mũi họng của
bắc Mỹ tại Philadelphia đã sản xuất ra ống soi cứng có đầu xa chiếu sáng.
Và từ đó đến nay thiết bị nội soi ống cứng và mềm đã liên tục được cải
tiến và phát triển [7].

Hình 1.3. Hình ảnh ống soi cứng và mềm


20

Hình 1.4. Hệ thống olympus và máy gây mê hỗ trợ nội soi hô hấp
1.2.3. Hệ thống và kỹ thuật nội soi hô hấp trẻ em:
Có 2 loại ống soi có cấu tạo khác nhau là ống soi cứng và ống soi mềm
Ở trẻ em kích thước ống phụ thuộc lứa tuổi tương ứng với kích thước
giải phẫu hệ hô hấp của đứa trẻ.


21

1.2.3.1. Kích thước ống soi dùng cho trẻ em: [8],[9],[10]
Bảng 1.1. Kích thước ống soi cứng tương ứng giải phẫu khí quản

Tuổi

Đk thanh
quản mm


Chiều
dài ống
(cm)

Cỡ khí quản

Cỡ ống soi cứng

ID mm

ED mm

Cỡ

ID

ED

mm

mm

Non yếu

4.0

20

2,5 -3


3,5 -4

2,5

3,2

4.0

Sơ sinh

4,5

20, 26

3 -3,5

4,0 -4,9

3

4,2

5,0

6 tháng

5,0

20, 26


3,5 -4,0

4,9 -5,4

3,0

4,2

5,0

1 tuổi

5,5

20, 26, 30

4,0 -4,5

5,4- 6,2

3,5

4,9

5,7

2 tuổi

6,0


20, 26, 30

4,5 -5,0

6,2 -6,9

3,5

4,9

5,7

3 tuổi

7,0

26, 30

5,0 -5,5

6,9 -7,4

4,0

5,9

6,7

5 tuổi


8,0

30

5,5 -6,0

7,4 -7,9

5,0

7,0

7,8

10 tuổi

9,0

6,5 cuff

5,0*

14 tuổi

11,0

6,5 cuff

5,0*


(Nguồn:” Bronchoscopy in children” Indian Journal of Clinical Practice, Vol. 24, No. 11, April 2014)

Có 2 loại ống soi mềm dùngcho trẻ em:
- Loại ống soi mềm siêu lọc dùng cho sơ sinh và trẻ nhỏ, đường kính ngoài khoảng
1,3 -2,7mm
- Loại ống soi mềm đường kính lớn hơn từ 3- 3,6mm có kèm kênh hút và sinh thiết
[10].


22

Bảng 1.2. Kích thước các loại ống soi mềm
Loại ống
LFV
LF-DP; LF-GP;
LF-TP
LF-P
Olympus

MAF-GM, TM
BF-XP60, BF3C40; BF-MB60;
BF-P60; BFIT60;BF-XT40
Một số loại BF
khác
F1-7BS; F1-7RBS

Pentax

Karl
Storz


Ambu

Vision
sciences
BRS-4000
BRS5000

F1-9BS; F110BS; F1-13BS;
F1-16BS
F1-9RBS; F110QRBS; F113RBS; F116RBS
EB-1570K; EB1970K
K.S.1130AB;
K.S.11302BD;
K.S.11301BN

Ambu ascope

Dạng thức di
chuyển
Điều chỉnh
ống (degrees)
120/120
120-180/120130
120/120

Ứng dụng

Nguồn
sáng


Đường
kính ngoài
(mm)

Đường
kính ống
(mm)

Chiều
dài (cm)

Đầu xoay
(degrees)

Fib; CCD

Điện

4,1

1,2

60

120

Fib

Pin/điện


3,1 -5,2

1,2-2,6

60

90

Fib; sơ sinh
Fib; có kèm
màn hình
camera

Điện

2,2

-

60

75

Pin

4,1 – 5,2

1,5 -2,6


60

90

120-180/120130

Điện

2,8 -5,9

1,2 -3

55 -60

90-120

180/130

Fib;Thiết kế
cho nội soi
chẩn đoán
Một số CCD
Fib; sơ sinh,
eyepiece;
CVS
Fib;
eyepiece;
CVS

Thường dùng trong hỗ trợ điều trị như đặt NKQ môt số dạng có khả năng tiệt trùng tự

động
pin

2,4

Pin và cắm
điện

3,1-5,1

Fib;
eyepiece;
CVS

Pin / điện

Fib; CCD;
CVS

Điện

Fib; CCD

Pin / điện

60

95

130/130


1,2 -2,6

60

90 -95

130-160/130

3,1 -5,1

1,2 -2,6

60

90 -95

130-160/130

5,1-6,3

2,0 -2,8

60

120

180-210/130

2,8 – 5,0


1,2- 2,3

50 -65

80 -110

120-160/120160

CMOS;
không có
kênh hút,
1Disposable
57

Pin

5,3

0,8

63

80

120/120

Fi57b có sẵn
EndoSheath
kèm kênh

hút

Pin / Điện

Đặt ống
nkq, 1,52,1+ kênh,
5,2-5,8

1,5-2,1

57

90

215/135

Đặt ống
nkq, 1,52,1+ kênh,
5,2-5,8

1,5-2,1

57

120

215/135

Fib có sẵn
EndoSheath

kèm kênh
hút

(CCD: Charge coupled device; CMOS: complementary metal-oxide semiconductor; CVS closed- valve system; Fib:
Fiber optic)(Nguôn “Bronchoscopy in children” Indian Journal of Clinical Practice, Vol. 24, No. 11, April 2014”)


23

1.2.3.2. Chỉ định nội soi hô hấp ở trẻ em:[11]
- Chỉ định soi hô hấp bằng ống soi cứng:
CHẨN ĐOÁN

ĐIỀU TRỊ

+ Tắc nghẽn đường thở

+ Lấy dị vật đường thở

+ Viêm phổi tái diễn, kéo dài

+ Hút rửa phổi bởi mủ, dich

+ Ho, khò khè kéo dài cần tìm nguyên nhân

nhày, dưỡng chấp
+ Chảy máu phổi

+ Rò khí-thực quản


+ Hỗ trợ đặt NKQ trong thông

+ Đánh giá phân loại u trung thất

khí 1 phổi, Đặt NKQ khó

+ Đánh giá thương tổn bỏng hóa chất hay

+ Khí phế thũng

nhiệt

+ Chít hẹp đường thở

+ CĐ tế bào học: hút tế bào, sinh thiết

+ Lase điều trị

+ Nghi ngờ dị vật, nghi ngờ hẹp KQ

+ Nong khí phế quản bằng bóng

+ Khó cai máy thở, xẹp thùy phổi

+ Đặt stent đường thở

+ Chảy máu phổi
+ Chấn thương lồng ngực
- Chỉ định nội soi hô hấp bằng ống mềm cho trẻ em:


+ Khò khè, khó thở
+ Xẹp phổi kéo dài
+ Có hình ảnh thâm nhiễm tồn tại kéo dài
+ Viêm phổi không rõ nguyên nhân
+ Ho mãn tính
+ Cháy máu trong phổi
+ Lấy bỏ một số dạng dị vật hô hấp
+ Hỗ trợ đặt NKQ khó
+ Xác định vị trí cho NKQ 2 nòng hay đặt sâu NKQ trong phẫu thuật
cắt phổi.
+ Hỗ trợ dẫn lưu phổi màng phổi tối thiểu.
+ Đánh giá các thương tổn đường hô hấp và thông khí
+ Lấy bệnh phẩm


24

+ Sinh thiết phổi
+ Hút bỏ dịch và nút nhày
+ Điều trị BAL (Broncho-alveolar lavage): nội soi rửa phế nang
1.2.3.3. Tai nan biến chứng thường gặp:
- Nhiễm trùng từ người này sang người khác
-

Phơi nhiễm mẫu bệnh phẩm hoặc ống soi

- Xuất huyết phổi, tràn máu, tràn khí màng phổi
- Thiếu Oxy, tăng CO2 máu
-


Phản vệ với thuốc

- Tăng sức cản đường thở
- Co thắt thanh, khí, phế quản
- Xanh tím
- Chấn thương đường hô hấp
- Tăng huyết áp do soi
- Loạn nhịp tim
- Thủng rách khí phế quản, trung thất
- Chảy máu đường thở
- Ngập máu phổi
- Tổn thương môi, răng, lưỡi, thanh môn, chảy máu cam do dụng cụ nôi soi
- Tổn thương lớp màng nhày.
- Ngừng tim, ngừng thở, chết
1.2.3.4. Tiềm năng phát triển của nội soi hô hấp trẻ em:


25

Việc nâng cao năng lực và trang bị kỹ thuật cho các trung tâm nội soi hô
hấp trẻ em tại trung ương và địa phương cùng với sự phát triển của các ứng
dụng khoa học kỹ thuật mới đã tạo ra nhiều bước tiến trong can thiệp nội soi hô
hấp Nhi khoa. Các dụng cụ mới cho nội soi hô hấp ứng dụng trong lâm sàng
đang được cập nhật, kỹ thuật đặt stent loại có thể giãn dần khi trẻ lớn lên và
không gây kích ứng, các ứng dụng lase điều trị, điện nhiệt phế quản đã và đang
được triển khai ứng dụng. Không chỉ điều trị bệnh lý đường hô hấp đơn thuần
mà can thiệp nội soi hô hấp còn tiến đến điều trị hỗ trợ các bệnh lý có liên quan
hô hấp khác như điều trị u trung thất trước chèn ép hô hấp cấp trong và ngoài
phẫu thuật, điều trị bệnh lý kìm động mạch nhằm giảm nguy cơ phải phẫu thuật
tim hở. Ngoài ra nhiều dạng bệnh lý nội khoa, truyền nhiễm, dịch tễ học gần

đây mới xuất hiện do sự biến đổi của điều kiện môi trường, cũng yêu cầu sự
góp mặt của nội soi hô hấp trong nghiên cứu khoa học và chẩn đoán.
Có thể thấy nhu cầu phát triển và tiềm năng các kỹ thuật không xâm
nhập nói chung cũng như nội soi hô hấp nói riêng là rộng lớn và có ý nghĩa
trong điều trị bệnh lý trẻ em.


×