BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----------***----------
PHẠM VĂN SOẠN
NGHI£N CøU VÒ KhèI U BuåNG TRøNG XO¾N
NGOµI ThêI Kú THAI NGHÐN T¹I BÖNH VIÖN PHô
S¶N Hµ NéI TRONG 5 N¡M (2011-2015)
Chuyên ngành : Sản phụ khoa
Mã số : 62721303
LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA II
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHẠM THỊ THANH HIỀN
HÀ NỘI – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phạm Văn Soạn, học viên chuyên khoa II khóa 28 Trường Đại
học Y Hà Nội, chuyên ngành Sản phụ khoa, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của cô PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hiền.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở
nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2016
Người viết cam đoan:
Phạm Văn Soạn
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn này, ngoài
sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và tận tình
giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và người thân. Nhân dịp hoàn thành luận văn
tốt nghiệp, với lòng biết ơn sâu sắc, cho tôi được gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới:
Ban giám hiệu, Phòng Đào Tạo Sau Đại học, Bộ Môn Phụ Sản, Trường
Đại Học Y Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập
để hoàn thành các nhiệm vụ của khóa học.
Ban Giám Đốc, Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp, các khoa phòng bệnh
viện Phụ Sản Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu, thu thập số liệu để hoàn thành luận văn đúng
thời hạn.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hiền Người thầy đã trực tiếp tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi, dạy tôi những kiến
thức, phương pháp luận quý báu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng đã dạy bảo, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và đóng góp nhiều ý
kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn tập thể bác sĩ và nhân viên khoa A2 bệnh viện
Phụ Sản Hà Nội cùng toàn thể các bác sĩ lớp CKII khóa 28 đã giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong công việc của khoa, phòng cũng
như trong quá trình học tập và thu thập số liệu để tôi hoàn thành luận văn
đúng thời hạn.
Kính tặng cha, mẹ, vợ và các con thân yêu!
Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2016
Phạm Văn Soạn
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN
CA- 125
Cs
CT
FSH
GFBL
GnRH
LH
LNMTC
MRI
Ns
Bệnh nhân
Cancer antigen 125
Cộng sự
Computed Tomography
Follicle-stimulating hormone
Giải phẫu bệnh lý
Gonadotropin - releasing hormone
Luteinizing hormone
Lạc nội mạc tử cung
Magnetic resonance imaging
Nội soi
SA
T2W
UBT
UBTX
Siêu âm
T2-weighted images
U buồng trứng
U buồng trứng xoắn
XN
β – HCG
Xét nghiệm
Beta - human chorionic gonadotropin
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................3
1.1.Giải phẫu và chức năng buồng trứng..................................................3
1.1.1.Giải phẫu buồng trứng....................................................................................................................3
1.1.2.Chức năng của buồng trứng...........................................................................................................5
1.2. U buồng trứng.......................................................................................6
1.2.1.Nguyên nhân hình thành u buồng trứng.........................................................................................6
1.2.2.Phân loại các khối u buồng trứng...................................................................................................7
1.3. Khối u buồng trứng xoắn.....................................................................9
1.3.1.Định nghĩa.......................................................................................................................................9
1.3.2.Tỷ lệ UBTX......................................................................................................................................9
1.3.3.Một số yếu tố thuận lợi gây xoắn..................................................................................................10
1.3.4.Biến chứng của UBTX...................................................................................................................12
1.4. Chẩn đoán khối u buồng trứng xoắn................................................13
1.4.1.Đặc điểm lâm sàng........................................................................................................................13
1.4.2.Đặc điểm cận lâm sàng.................................................................................................................14
1.4.3.Chẩn đoán.....................................................................................................................................20
1.5.Xử trí khối u buồng trứng xoắn.........................................................20
1.5.1.Nguyên tắc: chỉ định phẫu thuật cấp cứu.....................................................................................20
1.5.2.Tỷ lệ bảo tồn..................................................................................................................................21
1.5.3.Theo dõi sau điều trị bảo tồn........................................................................................................22
1.5.4.Phương pháp phẫu thuật u buồng trứng xoắn..............................................................................23
Chương 2........................................................................................................27
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................27
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................27
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu...................................................................................................................27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.......................................................................................................................27
2.2. Địa điểm nghiên cứu...........................................................................27
2.3. Thời gian nghiên cứu..........................................................................27
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................27
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................................................27
2.4.2.Cỡ mẫu nghiên cứu.......................................................................................................................27
2.4.3.Kỹ thuật thu thập số liệu...............................................................................................................27
2.4.4.Công cụ thu thập thông tin............................................................................................................27
2.4.5.Các biến số/chỉ số nghiên cứu......................................................................................................28
2.4.6.Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................................................29
2.5.Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu......................................................29
Chương 3........................................................................................................29
3.1Một số đặc điểm đối tượng nghiên cứu..............................................30
3.1.1.Tỷ lệ phẫu thuật UBTX/ UBT trong 5 năm....................................................................................30
3.1.2.Đặc điểm về tuổi...........................................................................................................................31
3.1.3.Đặc điểm về số con.......................................................................................................................31
3.1.4.Thời gian từ khi vào viện đến khi phẫu thuật................................................................................32
3.1.5.Triệu chứng cơ năng.....................................................................................................................32
3.1.6.Triệu chứng sốt..............................................................................................................................33
3.1.7.Triệu chứng thực thể.....................................................................................................................33
3.1.8.Triệu chứng cận lâm sàng.............................................................................................................34
3.2Tỷ lệ khối UBTX...................................................................................35
3.2.1.Tỷ lệ UBTX theo vị trí khối u........................................................................................................35
3.2.2.Tỷ lệ UBTX theo vị trí xoắn..........................................................................................................36
3.2.3.Tỷ lệ UBTX theo mức độ tổn thương của BT................................................................................37
3.2.4.Tỷ lệ UBTX theo số vòng xoắn của khối u....................................................................................37
3.3Thái độ và phương pháp xử trí...........................................................38
3.3.1.Thái độ và phương pháp xử trí theo thời gian..............................................................................38
3.3.2.Thái độ và phương pháp xử trí UBTX với các yếu tố liên quan...................................................40
Chương 4........................................................................................................46
BÀN LUẬN....................................................................................................46
4.1. Một số đặc điểm đối tượng nghiên cứu............................................46
4.1.1.Đặc điểm về tuổi...........................................................................................................................46
4.1.2.Đặc điểm về số con.......................................................................................................................46
4.1.3.Thời gian vào viện đến khi phẫu thuật..........................................................................................47
4.2.Tỷ lệ khối UBTX..................................................................................47
4.2.1.Tỷ lệ UBTX được phẫu thuật trong 5 năm....................................................................................47
4.2.2.Tỷ lệ UBTX theo vị trí khối u và vị trí xoắn..................................................................................47
4.2.3.Tỷ lệ UBTX theo mức độ xoắn và số vòng xoắn u........................................................................48
4.3.Lâm sàng và cận lâm sàng của UBTX...............................................49
4.3.1.Triệu chứng lâm sàng....................................................................................................................49
4.3.1.1.Triệu chứng cơ năng..................................................................................................................49
4.3.1.2.Triệu chứng sốt...........................................................................................................................50
4.3.1.3.Triệu chứng thực thể..................................................................................................................51
4.3.2.Triệu chứng cận lâm sàng.............................................................................................................51
4.4.Thái độ và phương pháp xử trí UBTX..............................................54
4.4.1.Thái độ và phương pháp xử trí theo thời gian..............................................................................54
4.4.2.Thái độ và phương pháp xử trí UBTX với các yếu tố liên quan...................................................57
KẾT LUẬN....................................................................................................62
KIẾN NGHỊ...................................................................................................62
DANH MỤC BẢNG
Hình 1.1. Buồng trứng và các cấu trúc liên quan.........................................4
Bảng 3.9. Tỷ lệ khối UBTX theo vị trí khối u.............................................35
.........................................................................................................................36
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ khối UBTX theo vị trí xoắn............................................36
Bảng 3.10. Tỷ lệ khối UBTX theo mức độ tổn thương của BT..................37
Bảng 3.11. Tỷ lệ khối UBTX theo số vòng xoắn của khối u.......................37
.........................................................................................................................38
Biểu đồ 3.4. Thay đổi về thái độ xử trí qua các năm..................................38
Biểu đồ 3.5. Thay đổi về phương pháp xử trí qua các năm.......................39
Bảng 3.12. Liên quan giữa thái độ và phương pháp xử trí........................39
Bảng 3.13. Kích thước khối u và phương pháp phẫu thuật......................40
Bảng 3.14. Kích thước khối u với thái độ xử trí.........................................40
Bảng 3.15. Khoảng thời gian từ lúc vào viện đến khi được phẫu thuật và
phương pháp phẫu thuật..............................................................................41
Nhận xét: Trong nghiên cứu, BN được phẫu thuật mổ mở và mổ NS
không có sự khác biệt về thời gian từ khi vào viện đến khi phẫu thuật có
ý nghĩa thống kê với p >0,05.........................................................................41
Bảng 3.16. Khoảng thời gian từ lúc vào viện đến khi được phẫu thuật và
thái độ xử trí..................................................................................................41
Bảng 3.57. Mức độ xoắn của buồng trứng và phương pháp phẫu thuật. 42
Bảng 3.68. Mức độ xoắn của buồng trứng và thái độ xử trí......................42
Bảng 3.79. Số vòng xoắn và phương pháp phẫu thuật...............................43
Bảng 3.20. Số vòng xoắn và thái độ xử trí...................................................43
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tuổi và thái độ xử trí..................................44
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa số con và thái độ xử trí..............................44
Bảng 3.23. Các biến chứng trong mổ và sau mổ với phương pháp mổ....45
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Buồng trứng và các cấu trúc liên quan.........................................4
Bảng 3.9. Tỷ lệ khối UBTX theo vị trí khối u.............................................35
.........................................................................................................................36
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ khối UBTX theo vị trí xoắn............................................36
Bảng 3.10. Tỷ lệ khối UBTX theo mức độ tổn thương của BT..................37
Bảng 3.11. Tỷ lệ khối UBTX theo số vòng xoắn của khối u.......................37
.........................................................................................................................38
Biểu đồ 3.4. Thay đổi về thái độ xử trí qua các năm..................................38
Biểu đồ 3.5. Thay đổi về phương pháp xử trí qua các năm.......................39
Bảng 3.12. Liên quan giữa thái độ và phương pháp xử trí........................39
Bảng 3.13. Kích thước khối u và phương pháp phẫu thuật......................40
Bảng 3.14. Kích thước khối u với thái độ xử trí.........................................40
Bảng 3.15. Khoảng thời gian từ lúc vào viện đến khi được phẫu thuật và
phương pháp phẫu thuật..............................................................................41
Nhận xét: Trong nghiên cứu, BN được phẫu thuật mổ mở và mổ NS
không có sự khác biệt về thời gian từ khi vào viện đến khi phẫu thuật có
ý nghĩa thống kê với p >0,05.........................................................................41
Bảng 3.16. Khoảng thời gian từ lúc vào viện đến khi được phẫu thuật và
thái độ xử trí..................................................................................................41
Bảng 3.57. Mức độ xoắn của buồng trứng và phương pháp phẫu thuật. 42
Bảng 3.68. Mức độ xoắn của buồng trứng và thái độ xử trí......................42
Bảng 3.79. Số vòng xoắn và phương pháp phẫu thuật...............................43
Bảng 3.20. Số vòng xoắn và thái độ xử trí...................................................43
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tuổi và thái độ xử trí..................................44
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa số con và thái độ xử trí..............................44
Bảng 3.23. Các biến chứng trong mổ và sau mổ với phương pháp mổ....45
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Buồng trứng và các cấu trúc liên quan.........................................4
Hình 1.2..........................................................................................................16
Siêu âm cắt dọc buồng trứng bình thường hình elip với các cấu trúc nang
noãn phân bố ngẫu nhiên..............................................................................16
Hình 1.3..........................................................................................................16
Siêu âm cắt dọc buồng trứng bình thường lát cắt dọc chỉ ra nang noãn
vượt trội..........................................................................................................16
Hình 1. 4. Lát cắt dọc buồng trứng xoắn lớn >7cm với nhiều nang ngoại
vi......................................................................................................................18
Hình 1. 5. Doppler: mất hoàn toàn dòng chảy trong buồng trứng...........18
Bảng 3.9. Tỷ lệ khối UBTX theo vị trí khối u.............................................35
.........................................................................................................................36
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ khối UBTX theo vị trí xoắn............................................36
Bảng 3.10. Tỷ lệ khối UBTX theo mức độ tổn thương của BT..................37
Bảng 3.11. Tỷ lệ khối UBTX theo số vòng xoắn của khối u.......................37
.........................................................................................................................38
Biểu đồ 3.4. Thay đổi về thái độ xử trí qua các năm..................................38
Biểu đồ 3.5. Thay đổi về phương pháp xử trí qua các năm.......................39
Bảng 3.12. Liên quan giữa thái độ và phương pháp xử trí........................39
Bảng 3.13. Kích thước khối u và phương pháp phẫu thuật......................40
Bảng 3.14. Kích thước khối u với thái độ xử trí.........................................40
Bảng 3.15. Khoảng thời gian từ lúc vào viện đến khi được phẫu thuật và
phương pháp phẫu thuật..............................................................................41
Nhận xét: Trong nghiên cứu, BN được phẫu thuật mổ mở và mổ NS
không có sự khác biệt về thời gian từ khi vào viện đến khi phẫu thuật có
ý nghĩa thống kê với p >0,05.........................................................................41
Bảng 3.16. Khoảng thời gian từ lúc vào viện đến khi được phẫu thuật và
thái độ xử trí..................................................................................................41
Bảng 3.57. Mức độ xoắn của buồng trứng và phương pháp phẫu thuật. 42
Bảng 3.68. Mức độ xoắn của buồng trứng và thái độ xử trí......................42
Bảng 3.79. Số vòng xoắn và phương pháp phẫu thuật...............................43
Bảng 3.20. Số vòng xoắn và thái độ xử trí...................................................43
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tuổi và thái độ xử trí..................................44
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa số con và thái độ xử trí..............................44
Bảng 3.23. Các biến chứng trong mổ và sau mổ với phương pháp mổ....45
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau bụng cấp tính ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân gây ra, nhiều trường
hợp đòi hỏi phải can thiệp cấp cứu. Trong các nguyên nhân, có nguyên nhân
về ngoại khoa, có nguyên nhân về sản khoa, có nguyên nhân về phụ khoa.
Các nguyên nhân về phụ khoa thường gặp là viêm nhiễm tiểu khung, chửa
ngoài tử cung, xoắn phần phụ, vỡ hoặc chảy máu nang hoàng thể trong đó
xoắn phần phụ là cấp cứu hay gặp đứng hàng thứ tư, chiếm 3% các cấp cứu
phụ khoa [1], [2]. Trong các trường hợp xoắn phần phụ thì đa số là xoắn u
buồng trứng.
Việc chẩn đoán khối u buồng trứng xoắn (UBTX) đôi khi cũng gặp
nhiều khó khăn, nếu chậm trễ trong chẩn đoán và can thiệp phẫu thuật dẫn
đến các biến chứng nặng như hoại tử buồng trứng, viêm phúc mạc tiểu khung
hoặc viêm phúc mạc toàn thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Phần lớn các khối UBTX là khối u lành tính, tỷ lệ ác tính trong UBTX
là 2 – 5%. U buồng trứng xoắn gặp chủ yếu trên phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ
(chiếm đến 70 – 75%), khoảng 15% UBTX gặp ở độ tuổi dậy thì. Hậu quả
UBTX thường gây tổn thương thiếu máu, hoại tử ở vòi tử cung và buồng
trứng, thường phải phẫu thuật cắt bỏ làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản,
ảnh hưởng sức khỏe và hạnh phúc người bệnh [3], [4], [5]. Tuy nhiên nếu
UBTX được chẩn đoán sớm để điều trị bảo tồn thì có thể tránh được những
hậu quả nặng nề này.
Trong một số nghiên cứu gần đây, chẩn đoán sớm để điều trị bảo tồn đạt
kết quả 75 – 81% các trường hợp [6], [7]. Tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trong
những năm gần đây, việc chẩn đoán sớm UBTX và điều trị bảo tồn buồng
trứng bằng phương pháp mổ mở và phẫu thuật nội soi (NS) đã được áp dụng
đạt kết quả cao, bảo tồn chức năng sinh sản và nội tiết cho người phụ nữ.
2
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu về chẩn đoán và xử trí khối u buồng trứng xoắn ngoài thời kỳ
thai nghén tại bệnh viện Phụ sản Hà nội trong 5 năm (2011 – 2015)” với 2
mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của khối u buồng trứng
xoắn tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội trong 5 năm.
2. Nhận xét về xử trí khối u buồng trứng xoắn và một số yếu tố liên
quan đến xử trí khối u buồng trứng xoắn.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu và chức năng buồng trứng
1.1.1. Giải phẫu buồng trứng
Buồng trứng là tuyến sinh dục của nữ nằm trên thành chậu hông bé, hai
bên tử cung, dính vào lá sau dây chằng rộng, phía sau vòi tử cung, dưới eo
chậu trên 10 mm, đối chiếu lên thành bụng, điểm buồng trứng là điểm giữa
đường nối gai chậu trước trên với khớp mu.
Buồng trứng có hình hạt đậu dẹt màu hồng nhạt, dài khoảng 3,5cm,
rộng 1,5 cm và dày 1cm. Vị trí thay đổi tùy thuộc vào số lần đẻ nhiều hay ít
của người phụ nữ. Buồng trứng có hai mặt: mặt trong và mặt ngoài, hai bờ: bờ
tự do và bờ mạc treo, hai đầu: đầu vòi và đầu tử cung [8].
Liên quan của buồng trứng
+ Mặt ngoài: buồng trứng nằm trên phúc mạc thành bên chậu hông bé,
trong một hố lõm gọi là hố buồng trứng ở giữa chỗ phân chia các mạch chậu.
+ Mặt trong: tiếp xúc với các tua của phễu vòi tử cung và liên quan với
các quai ruột.
+ Bờ tự do: lồi, quay ra sau, liên quan với các quai ruột.
+ Bờ mạc treo: hướng ra trước, có mạc treo dính vào.
+ Đầu vòi tử cung: hướng lên trên, là nơi bám của dây chằng treo
buồng trứng. Trong dây chằng có mạch và thần kinh buồng trứng. Đầu vòi tử
cung còn có tua vòi úp vào.
+ Đầu tử cung: hướng về phía tử cung và là nơi bám của dây chằng
riêng buồng trứng.
4
Hình 1.1. Buồng trứng và các cấu trúc liên quan.
(Trích dẫn từ: Atlas giải phẫu người)
Phương tiện giữ buồng trứng
Buồng trứng được giữ trong ổ phúc mạc nhờ một hệ thống dây chằng:
+ Mạc treo buồng trứng: là nếp phúc mạc nối buồng trứng vào lá sau
dây chằng rộng. Buồng trứng không được phúc mạc bao phủ hoàn toàn như
các tạng khác. Phúc mạc chỉ dính vào buồng trứng theo một đường dọc theo
bờ mạc treo.
+ Dây chằng treo buồng trứng: Bám vào đầu vòi của buồng trứng, từ đó
chạy lên trên dưới phúc mạc thành, bắt chéo bó mạch chậu ngoài để tận hết ở
thành chậu hông. Dây chằng chủ yếu được cấu tạo bởi mạch và thần kinh
buồng trứng.
+ Dây chằng riêng buồng trứng: là một dải mô liên kết nằm giữa hai lá
dây chằng rộng, đi từ đầu tử cung của buồng trứng tới góc bên của tử cung
ngay phía sau và dưới vòi tử cung.
5
+ Dây chằng vòi buồng trứng: là một dây chằng ngắn đi từ đầu vòi của
buồng trứng tới mặt ngoài của phễu vòi tử cung.
Mạch và thần kinh của buồng trứng
Động mạch: Buồng trứng được cấp máu bởi động mạch buồng trứng
và nhánh buồng trứng của động mạch tử cung.
+ Động mạch buồng trứng: tách ra từ động mạch chủ bụng, dưới
nguyên ủy của động mạch thận. Khi tới eo trên, động mạch bắt chéo phần trên
của động mạch và tĩnh mạch chậu ngoài rồi vào trong chậu hông. Động mạch
chạy bên trong dây chằng treo buồng trứng, giữa hai lá của dây chằng rộng và
nằm dưới vòi tử cung. Từ đó động mạch chạy ra sau giữa hai lá của mạc treo
buồng trứng, phân ra các nhánh: nhánh vòi, nhánh buồng trứng và nhánh nối
tiếp với nhánh cùng tên của động mạch tử cung.
+ Động mạch tử cung: tách ra từ động mạch chậu trong, cho nhánh nối
với nhánh của động mạch buồng trứng.
Tĩnh mạch: Tĩnh mạch chạy theo động mạch, tạo thành đám rối hình
dây cuốn ở gần rốn buồng trứng.
Bạch huyết: Mạch bạch huyết của buồng trứng đổ vào các hạch bạch
huyết cạnh động mạch chủ.
Thần kinh: Từ đám rối buồng trứng đi theo động mạch buồng trứng
vào buồng trứng.
1.1.2. Chức năng của buồng trứng
Buồng trứng là một tuyến kép vừa có chức năng nội tiết vừa có chức
năng ngoại tiết, hai chức năng này liên quan mật thiết với nhau, trong đó
chức năng nội tiết đóng vai trò quan trọng quyết định chức năng ngoại tiết
[9], [10], [11].
6
Chức năng ngoại tiết
Buồng trứng có rất nhiều nang noãn. Khi mới đẻ, mỗi buồng trứng có
khoảng 100.000 noãn nguyên bào, số lượng nang noãn này giảm rất nhanh
theo thời gian, đến tuổi dậy thì số lượng nang noãn chỉ còn khoảng 20.000 –
30.000 nang, từ tuổi dậy thì đến mãn kinh chỉ có 400 – 450 là trưởng thành,
còn phần lớn thoái hóa và teo đi. Trong mỗi vòng kinh, dưới tác dụng của
FSH thường chỉ có một nang noãn phát triển và trưởng thành được gọi là
nang chín hay nang De-Graff. Dưới tác dụng của LH, nang noãn chín rồi vỡ,
giải phóng noãn ra ngoài đó là hiện tượng phóng noãn. Buồng trứng không có
khả năng sản sinh ra những nang noãn mới [10], [11].
Chức năng nội tiết
Chức năng nội tiết của buồng trứng được điều hòa bởi trục dưới đồi tuyến yên thông qua các yếu tố: GnRH, FSH, LH. Buồng trứng tạo ra hormon
sinh dục chính là Estrogen, Progesteron và Androgen. Các hormon này có
nhân steroid nên còn được gọi là steroid sinh dục.
+ Các tế bào hạt của vỏ nang trong chế tiết Estrogen.
+ Các tế bào hạt của hoàng thể chế tiết Progesteron.
+ Các tế bào của rốn buồng trứng chế tiết Androgen.
Các hormon của nang noãn và của hoàng thể đủ để làm thay đổi niêm
mạc tử cung giúp cho trứng làm tổ và nếu người phụ nữ không thụ thai thì
cũng đủ để gây được kinh nguyệt [10], [11].
1.2. U buồng trứng
1.2.1. Nguyên nhân hình thành u buồng trứng
Buồng trứng vừa là cơ quan sinh sản, vừa là tuyến nội tiết có một quá
trình hình thành phức tạp. Vì buồng trứng luôn có những thay đổi rất rõ rệt về
mặt hình thái cũng như chức năng trong suốt cuộc đời người phụ nữ, những
7
thay đổi đó có thể dẫn tới những rối loạn không hồi phục, phát triển thành
bệnh lý, đặc biệt là sự hình thành các khối u.
1.2.2. Phân loại các khối u buồng trứng
Các nang cơ năng
Các nang cơ năng sinh ra do rối loạn chức phận của buồng trứng [9].
Nang thường lớn nhanh nhưng mất sớm không cần điều trị gì, chỉ tồn tại vài
chu kỳ kinh. Nang thường có vỏ mỏng, kích thước thường không vượt quá 5 –
6 cm, có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Có ba loại nang cơ năng (nang bọc
noãn, nang hoàng tuyến và nang hoàng thể).
+ Nang bọc noãn
Nang bọc noãn là nang noãn đã trưởng thành nhưng không phóng noãn
do nang De-Graff vỡ muộn, tiếp tục tiết estrogen, hoàng thể không được
thành lập. Dịch trong nang thường có màu vàng chanh và chứa nhiều estrogen
[11]. Người ta có thể thấy nang bọc noãn trong trường hợp quá sản tuyến nội
mạc tử cung.
+ Nang hoàng tuyến
Nang hoàng tuyến lớn hơn nang bọc noãn, nhiều thùy, gặp ở một hoặc
hai bên buồng trứng, kích thước to, nhiều múi, vỏ dày. Trong lòng nang chứa
nhiều lutein. Nang hoàng tuyến hay gặp ở bệnh chửa trứng hoặc ung thư
nguyên bào nuôi, do nồng độ β-hCG quá cao [9].
+ Nang hoàng thể
Nang hoàng thể sinh ra từ hoàng thể, chỉ gặp trong thời kỳ thai nghén
nhất là trong trường hợp chửa đa thai hoặc nhiễm độc thai nghén do hoàng thể
không teo đi mà lại phát triển quá mức. Thành nang thường dày hơn nang bọc
noãn. Nang chế tiết nhiều estrogen và progesteron.
8
Các nang thực thể (phân loại theo mô bệnh học)
Các nang thực thể có kích thước thay đổi từ vài cm đến vài chục cm,
trọng lượng từ vài trăm gam đến chục kilogam, thường là lành tính nhưng vẫn
có tỷ lệ ác tính. Nang thực thể được phân thành 5 loại sau đây:
U từ tế bào biểu mô buồng trứng
Trong quá trình hình thành, liên bào bề mặt buồng trứng có thể bị vùi
vào trong nhu mô và về sau phát triển thành các loại u nang hay khối u tổ
chức vỏ buồng trứng (chiếm 80% số trường hợp) [12], [13], [14], [15]. U từ tế
bào biểu mô buồng trứng có những loại u nang sau:
U nang tuyến nước: dịch u thường trong
U nang tuyến nhầy: dịch u thường nhầy
U nang dạng niêm mạc tử cung lành tính chứa dịch nâu đen
U Brenner (u tế bào chuyển tiếp)
U tế bào sáng (Clear cell)
Đối với tất cả các u loại biểu mô, khi thấy vỏ u mất tính nhẵn bóng, mặt
trong vỏ u có những nhú sùi, có các vùng nát đỏ thẫm như thịt tươi hay những
sùi li ti như trứng ếch, hạt kê thì có nhiều khả năng ác tính.
Các u từ tế bào mầm
Các tế bào mầm buồng trứng cũng có thể phát triển thành những khối u
buồng trứng. U các tế bào mầm buồng trứng chiếm 10% các khối UBT.
Các u từ tế bào đệm của dây sinh dục
Ngoài tế bào mầm còn có tế bào đệm của dây sinh dục cũng phát triển
thành u chiếm tỷ lệ 6% các khối UBT. Những u này thường gây rối loạn nội
tiết làm rối loạn sự phát triển giới tính hay kinh nguyệt. Đối với các loại u này
chỉ có thể đánh giá được tính chất lành hay ác tùy theo mô bệnh học.
Các u của tổ chức liên kết ở buồng trứng
Hiếm gặp: u xơ lành tính hoặc Sarcoma ác tính.
Các u di căn đến buồng trứng
9
U Krukenberg di căn từ những khối u tiêu hóa, thường gặp nhất là ung
thư dạ dày. U này có thể ở một hoặc hai bên buồng trứng, thể đặc và có mặt
cắt mềm, ánh vàng, có hốc nhỏ chứa nhầy.
1.3. Khối u buồng trứng xoắn
1.3.1.
Định nghĩa
Xoắn buồng trứng được định nghĩa là sự xoay bất thường của cuống
mạch buồng trứng gây cản trở lưu thông của dòng động mạch đến hoặc dòng
tĩnh mạch đi. Xoắn buồng trứng thường liên quan với một nang hoặc khối
UBT thường là lành tính, hay gặp nhất là u quái trưởng thành. Xoắn phần phụ
là tình trạng một phần hay toàn bộ phần phụ xoắn một hoặc nhiều vòng quanh
một trục, điều này gây tắc hệ mạch máu nuôi dưỡng dẫn đến tổn thương thiếu
máu, ứ trệ tuần hoàn ở vòi tử cung và buồng trứng. Các trường hợp này đòi
hỏi phải phẫu thuật cấp cứu [16], [17], [18].
1.3.2.
Tỷ lệ UBTX
Trong nghiên cứu 10 năm (1974 – 1983) tại bệnh viện Phụ sản Los
-Angeles, tác giả Hibbar T.I nhận thấy tỷ lệ xoắn phần phụ chiếm 2,7% các
trường hợp mổ cấp cứu do nguyên nhân phụ khoa, đứng thứ 4 trong các
nguyên nhân phụ khoa thường gặp sau chửa ngoài tử cung, vỡ nang hoàng thể
và nhiễm khuẩn tiểu khung [3].
Tỷ lệ khối UBTX/khối UBT điều trị hàng năm theo Sommerville M và
Cs là 11% [4], theo Trịnh Hùng Dũng tổng kết 10 năm tại bệnh viện 103 là
14,7% [19]. Tỷ lệ này thay đổi tùy theo tác giả và độ tuổi bệnh nhân. Koonigs
PP và Cs thấy tỷ lệ này là 6% [20].
Xoắn phần phụ có thể xảy ra ở phụ nữ trẻ, độ tuổi trung bình trong y
văn thế giới là khoảng 26 tuổi. 70 – 75% xảy ra ở phụ nữ ≤ 30 tuổi, 15% xảy
ra trước tuổi dậy thì, 17% ở độ tuổi mãn kinh [21], [22], [23], [24].
10
Phần lớn các khối u xoắn xảy ra ở phần phụ bên phải, với tỷ lệ phải/trái
là 2/1. Rất hiếm khi xảy ra xoắn ở cả hai bên, kể từ trường hợp đầu tiên xoắn
cả hai bên được mô tả vào năm 1895, cho đến nay y văn thế giới mới ghi nhận
được khoảng 13 trường hợp [25], [26].
Thể xoắn tái phát thường do các dây chằng lỏng lẻo và giãn làm phần
phụ bị xoắn và tự tháo xoắn một cách tự nhiên.
1.3.3.
Một số yếu tố thuận lợi gây xoắn
1.3.3.1. Tăng trọng lượng và kích thước buồng trứng
Khối UBT: chiếm 60% các trường hợp theo Herbst L.A và Cs có hai
giả thuyết liên quan đến khối UBTX [6].
Do đường đi dài và ngoằn ngoèo của hệ thống tĩnh mạch trong các
cuống mạch nuôi dưỡng làm cho chúng có xu hướng xoắn khi có phù nề và
xung huyết (viêm nhiễm, hành kinh), đặc biệt khi có khối u kèm theo. Sự kết
hợp thường thấy giữa thời điểm xuất hiện cơn đau và chu kỳ kinh nguyệt
trong các trường hợp xoắn được nhiều tác giả cho rằng là kết quả thứ phát sau
hiện tượng xung huyết các mạch máu chậu hông tại thời điểm đó điển hình là
khối u bì buồng trứng (20 – 25%) [14]. Các khối u bì buồng trứng thường
nặng, có cuống dài và ngoằn ngoèo. Theo Mashiach S và Cs, xoắn khối u bì
chiếm 11% các khối UBT [27].
Theo Stock J.R liên quan tới lực xoay của cơ thể, do sự hiện diện của
khối u phần phụ làm phân cực phần phụ, một cực là khối u, cực kia là các
phương tiện chằng giữ, làm khối u có xu hướng xoắn khi kết hợp với lực xoay
của cơ thể. Một số loại thường gặp là các nang cơ năng, u nang nước, nang
cạnh vòi tử cung, ứ nước vòi tử cung, có kích thước không lớn lắm nhưng gây
phân cực và làm thay đổi đáng kể trọng lượng và động học của buồng trứng.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào nêu lên mối liên quan giữa kích thước
khối u và tần suất xoắn [28], [29].
11
Các khối u ác tính ít bị xoắn hơn các khối u lành tính 13 lần. Tỷ lệ này
với các khối u có độ ác tính giới hạn là 8.7. Sở dĩ có hiện tượng này do các
khối u ác tính hiếm gặp hơn, chúng thường gây viêm và dính do xâm lấn vào
các cấu trúc bên cạnh [4].
Tăng trọng lượng và kích thước buồng trứng không do khối UBT:
nhiều tác giả đã nêu lên mối liên quan giữa hội chứng quá kích buồng trứng
và xoắn phần phụ. Trong nghiên cứu 10 năm, Mashiach S và Cs ghi nhận tỷ lệ
bị quá kích buồng trứng là 3,3%, trong đó 37,3% có thai và 16% bị xoắn phần
phụ trong khi tỷ lệ này ở nhóm không có thai là 2,3% [27]. Theo Chin O.N và
Cs dưới ảnh hưởng của một số thuốc kích thích phóng noãn như hMG/hCG
buồng trứng có thể tăng kích thước lên 2 – 4 lần kích thước bình thường, ngay
cả khi đã chọc hút trứng . Việc tăng đáng kể trọng lượng và kích thước buồng
trứng có thể tạo điều kiện cho xoắn phần phụ xảy ra, nhất là khi kết hợp với
thai nghén. Các trường hợp có nguyên nhân thuận lợi gây xoắn tương tự là
buồng trứng đa nang trong bối cảnh không có phóng noãn hoặc kèm theo một
bệnh lý khác như thiểu năng tuyến giáp.
1.3.3.2. Các bất thường ở vòi tử cung
Krissi H và Cs chia các bất thường làm hai nhóm [30]:
+ Nguyên nhân ngoài vòi tử cung bao gồm: các thay đổi tổ chức lân cận
(u phần phụ, dính vòi tử cung, thai nghén), yếu tố cơ học (vận động bất
thường, chấn thương, xung huyết ở chậu hông).
+ Nguyên nhân ở tại vòi tử cung. Gồm hai yếu tố:
- Các bất thường bẩm sinh: dị dạng vòi tử cung, vòi tử cung quá dài,
mạch máu mạc treo vòi tử cung dài và ngoằn ngoèo. Với các trường hợp này,
xoắn phần phụ thường xảy ra ở độ tuổi trước dậy thì [9], [30], [31], [32].
- Các bất thường mắc phải: ứ nước, ứ máu, viêm nhiễm vòi tử cung, các
phẫu thuật ở vòi tử cung, khối u vòi tử cung hoặc các bất thường về chức
12
năng như co thắt vòi tử cung hoặc vòi tử cung có các nhu động bất thường
[9], [27].
Bernadus E.R và Cs [33] cho rằng khởi đầu là các tổn thương ở: các
tĩnh mạch đổ về tĩnh mạch tử cung và buồng trứng trong khi đó dòng máu
động mạch đến nuôi dưỡng không thay đổi dẫn đến giãn mạch và phù nề làm
tăng trọng lượng của vòi tử cung phía loa vòi và có thể cả buồng trứng. Hiện
tượng xoắn có thể khởi phát tại điểm tắc nghẽn do dính, do dây chằng buồng
trứng hoặc do các tổn thương trước đó. Bằng chứng của giả thuyết này là các
quan sát đại thể cũng như vi thể qua sinh thiết ở vòi tử cung và buồng trứng
bên đối diện (không bị xoắn), cũng cho thấy hiện tượng phù nề và giãn mạch.
Garmel G.M [34] nghiên cứu 201 trường hợp xoắn vòi tử cung thấy 24% vòi
tử cung bình thường, 18% ứ nuớc, 13% viêm nhiễm vòi tử cung, 55% là do
khối u phần phụ.
1.3.3.3. Xoắn phần phụ và thai nghén
Xoắn phần phụ ở phụ nữ có thai chiếm tỉ lệ 6,9 - 18% các trường hợp
xoắn phần phụ [35], [36], [37], [38], [39], [40]. Phần lớn các trường hợp xảy
ra vào quý I thời kỳ thai nghén, một số ít trường hợp lẻ tẻ xảy ra ở quý II và
quý III của thời kỳ thai nghén và thời kỳ hậu sản. Thai nghén làm tăng nguy
cơ xoắn phần phụ, các tác giả cho rằng trong quá trình thai nghén tử cung to
dần kéo theo buồng trứng lên cao dễ di động hơn. Đồng thời các dây chằng
buồng trứng dài ra, mềm làm hiện tượng xoắn dễ xảy ra, còn quý II và quý III
tử cung to làm cản trở tính di động của khối u.
1.3.4.
Biến chứng của UBTX
1.3.4.1. Chảy máu
Chảy máu thường gặp sau xoắn. Biểu hiện lâm sàng là: đau hạ vị, sốc,
đôi khi thiếu máu cấp, phản ứng thành bụng và đau khi khám qua âm đạo.