Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đặc điểm hình ảnh siêu âm và cắt lớp vi tính trong hội chứng fitz – hugh – curtis

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 108 trang )

1

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
-------******-------

Lấ VIT DNG

ĐặC ĐIểM HìNH ảNH SIÊU ÂM Và CắT LớP VI TíNH
TRONG HộI CHứNG FITZ HUGH CURTIS
Chuyờn ngnh : Chn oỏn hỡnh nh
Mó s

: 60720311

LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS Bựi Vn Lnh
H NI 2014


2

LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm gắn bó học tập tại mái trƣờng Đại học Y Hà Nội thân yêu, tôi
đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiều của các thầy cô, các anh chị, các bạn
đồng nghiệp và gia đình, giờ đây khi luận văn đã hoàn thành, tôi xin bày tỏ lòng
kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:


PGS. TS. Bùi Văn Lệnh - Phó Giám đốc, Trƣởng khoa chẩn đoán hình ảnh
bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Thầy đã chỉ bảo cho tôi kiến thức và kinh nghiệm
chuyên môn, đồng thời cũng tạo ra môi trƣờng học tập tích cực đầy hứng khởi cho
tất cả học viên; thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong quá
trình hoàn thành luận văn này.
PGS. TS. Nguyễn Duy Huề - Chủ nhiệm Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh
Trƣờng Đại học Y Hà Nội, Trƣởng khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Hữu Nghị
Việt Đức. Thầy đã truyền đạt cho tôi kiến thức quý báu về chuyên môn, Thầy luôn là
tấm gƣơng sáng về học tập và làm việc không chỉ cho riêng tôi mà còn cho tất cả
các học viên khác.
Ths Lê Tuấn Linh - Giảng viên Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh Trƣờng Đại
học Y Hà Nội, Phó Trƣởng khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Thầy đã dẫn dắt và chỉ bảo cho tôi những kiến thức cơ bản và phƣơng pháp tƣ duy
quan trọng trong tiếp cận và chẩn đoán, thầy rất nhiệt tình trong giảng dạy và đã
hình thành cho tôi một tác phong làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm. Thầy luôn
quan tâm động viên, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập tại khoa.
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong hội đồng chấm luận văn
đã góp ý, chỉ bảo cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu đễ tôi có thể
vững bƣớc hơn trên con đƣờng học tập và nghiên cứu sau này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bác sỹ, kỹ thuật viên và học viên
sau đại học đã và đang công tác, học tập tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, khoa Khám
- Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, những ngƣời đã giúp đỡ tôi rất nhiều cũng
nhƣ chia sẻ với tôi những khó khăn trong quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học và Bộ
môn Chẩn đoán hình ảnh trƣờng Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong thời gian
học tập tại trƣờng.
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám Hiệu, Bộ môn Chẩn đoán hình
ảnh trƣờng Cao đẳng Y tế Thanh Hóa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa học này.
Cuối cùng, tôi xin dành tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, anh chị

và vợ con tôi, những ngƣời đã luôn ở bên tôi, quan tâm, động viên và chia sẻ những
niềm vui cũng nhƣ nỗi buồn trong cuộc sống.

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2014
Lê Viết Dũng


3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Lê Viết Dũng, Cao học khóa 21, Trƣờng Đại học Y Hà Nội,
chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh, xin cam đoan.
1. Đây là Luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn
của thầy PGS.TS. Bùi Văn Lệnh.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
đƣợc công bố tại Việt Nam
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã đƣợc xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2014
Ngƣời viết cam đoan

Lê Viết Dũng


4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHT

Cộng hƣởng từ

CLVT

Cắt lớp vi tính

CRP

C-reactive protein

EIA

Enzyme Immunoassay

ELISA

Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay

FHCS

Fitz – Hugh – Curtis Syndrome

IUD

Dụng cụ đặt tử cung

PCR:


Polymerase Chain Reation

PID

Viêm vùng chậu



Siêu âm

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


5

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 13
1.1. Giải phẫu ............................................................................................... 13
1.1.1. Giải phẫu bao gan, khoang quanh gan và hình ảnh siêu âm cùng cắt
lớp vi tính. ...................................................................................... 13
1.1.2. Giải phẫu về tử cung và phần phụ.................................................. 16
1.2. Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis ................................................................. 18
1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh ................................................. 18
1.2.2. Đặc điểm lâm sàng của hội chứng Fitz – Hugh – Curtis. .................... 24
1.2.3. Đặc điểm cận lâm sàng của hội chứng Fitz Hugh Curtis. .............. 24
1.3. Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng................................................................... 27
1.3.1. Vai trò của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán FHCS. ........................ 27

1.3.2. Hình ảnh chụp CLVT trong hội chứng FHC. ................................ 27
1.4. Chẩn đoán và điều trị FHCS ................................................................. 30
1.4.1. Chẩn đoán xác định hội chứng FHC .............................................. 30
1.4.2. Chẩn đoán phân biệt:...................................................................... 30
1.4.3. Điều trị FHCS ................................................................................ 31
1.5. Một số nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc..................................... 33
1.5.1. Trên thế giới ................................................................................... 33
1.5.2. Ở Việt Nam .................................................................................... 38
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 40
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 40
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 40
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân ........................................................... 40
2.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ..................................................................... 40


6

2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ ......................................................................... 40
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 41
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................ 41
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ......................................................................... 42
2.3.3. Phƣơng tiện nghiên cứu ................................................................. 42
2.3.4. K thuật siêu âm ổ bụng ................................................................. 43
2.3.5. Quy trình chụp cắt lớp vi tính ........................................................ 43
2.3.6. Phƣơng pháp thu thập thông tin ..................................................... 44
2.3.7. Các chỉ số và biến số cần quan tâm trong nghiên cứu ................... 44
2.4. Xử lý số liệu .......................................................................................... 47
2.4.1. Sai số ............................................................................................... 47
2.4.2. Cách khắc phục sai số ..................................................................... 47
2.4.3. Xử lý số liệu .................................................................................... 48

2.5. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 48
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 49
3.1. Thông tin chung .................................................................................... 49
3.1.1. Phân bố theo tuổi ............................................................................ 49
3.1.2. Phân bố theo nghề nghiệp ............................................................... 50
3.1.3. Phân bố theo quê quán .................................................................... 50
3.2. Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của bệnh nhân FHCS ..................... 51
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng .......................................................................... 51
3.2.2. Xét nghiệm ...................................................................................... 54
3.3. Đặc điểm hình ảnh siêu âm và CLVT trong hội chứng FHCS. ........... 57
3.3.1. Đặc điểm hình ảnh siêu âm trong hội chứng FHC. ........................ 57
3.3.2. Đặc điểm hình ảnh CLVT trong hội chứng FHC. .......................... 61
3.4. Vai trò của siêu âm và CLVT trong hƣớng dẫn điều trị hội chứng FHC. .... 69
3.4.1. Phát hiện tổn thƣơng bao gan và khoang quanh gan ...................... 69


7

3.4.2. Chẩn đoán xác định FHCS.............................................................. 72
3.4.3. Tƣơng quan giữa chẩn đoán FHCS đối chiếu với kết quả điều trị nội
khoa phác đồ FHCS. ...................................................................... 73
3.4.4 Tƣơng quan giữa chẩn đoán FHCS từ hình ảnh của siêu âm và CLVT
........................................................................................................ 73
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 74
4.1 Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu ...................................................... 74
4.2. Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của bệnh nhân FHCS ..................... 75
4.2.1 Đặc điểm lâm sàng ........................................................................... 75
4.2.2. Đặc điểm xét nghiệm ...................................................................... 77
4.3. Đặc điểm của hình ảnh siêu âm trong hội chứng FHC ......................... 81
4.3.1. Đặc điểm hình ảnh siêu âm bao gan và khoang quanh gan ............ 81

4.4. Đặc điểm của hình ảnh CLVT trong hội chứng FHC ........................... 83
4.4.1. Đặc điểm hình ảnh CLVT bao gan và khoang quanh gan .............. 83
4.5. Vai trò của siêu âm và CLVT trong hƣớng dẫn điều trị hội chứng FHC ... 88
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


8

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.
Bảng 3.18.
Bảng 3.19.

Bảng 3.20.
Bảng 3.21.

Phân bố bệnh nhân FHCS theo các nhóm tuổi......................... 49
Phân bố bệnh nhân FHCS theo quê quán .................................. 50
Phân bố bệnh nhân FHCS theo lí do vào viện .......................... 51
Phân bố bệnh nhân FHCS theo thời gian mắc bệnh ................. 52
Các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân FHCS ........................ 53
Dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhân FHCS .................................. 53
Số lƣợng bạch cầu, nồng độ CRP, nồng độ men gan, máu lắng
của bệnh nhân FHCS ................................................................. 55
Giá trị trung bình số lƣợng bạch cầu, nồng độ CRP, nồng độ
men gan, máu lắng của bệnh nhân FHCS ................................. 56
Độ dày bao gan, mức độ dày bao gan và vị trí dày bao gan của
bệnh nhân FHCS ....................................................................... 57
Độ dày bao gan của bệnh nhân FHCS ...................................... 61
Trung bình chiều dày bao gan của những bệnh nhân nghiên cứu ....62
Đặc điểm hình ảnh ranh giới bao gan và nhu mô gan; phân bố
mạch máu trong nhu mô gan của bệnh nhân FHCS.................. 64
Đặc điểm hình ảnh bờ gan và tỷ trọng nhu mô gan của bệnh
nhân FHCS ................................................................................ 65
Đặc điểm hình ảnh CLVT vùng chậu của bệnh nhân FHCS .... 67
Phát hiện hình ảnh tổn thƣơng viêm bao gan và khoang quanh
qua siêu âm và chụp CLVT ....................................................... 69
So sánh sự phát hiện viêm nhiễm phần phụ thông qua hình ảnh
siêu âm và CLVT. ..................................................................... 70
Phát hiện hình ảnh viêm vùng chậu qua siêu âm và chụp CLVT.....71
Thời gian điều trị FHCS ............................................................ 72
Chẩn đoán xác định FHCS đối chiếu kết quả điều trị ............... 72
Tƣơng quan giữa của lâm sàng và xét nghiệm với kết quả chẩn

đoán CLVT ................................................................................ 73
Tƣơng quan giữa chẩn đoán FHCS từ hình ảnh của siêu âm và CLVT ... 73


9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân FHCS theo nghề nghiệp ........................... 50
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân FHCS theo tiền sử bệnh ........................... 51
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ vi khuẩn xét nghiệm của bệnh nhân FHCS .................... 54
Biểu đồ 3.4.

Tỷ lệ hình ảnh siêu âm tụ dịch ổ bụng của bệnh nhân FHCS..... 59

Biểu đồ 3.5.

Tỷ lệ hình ảnh siêu âm vùng chậu của bệnh nhân FHCS ............ 60

Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ đặc điểm ngấm thuốc của bao gan trên CLVT............... 63
Biểu đồ 3.7.

Đặc điểm hình ảnh CLVT tụ dịch ổ bụng của bệnh nhân FHCS . 66

Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ hình ảnh chụp CLVT phần phụ ...................................... 68


10

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Giải phẫu bao gan và các dây chằng của gan. ............................... 13

Hình 1.2: Hình: A bao gan bình thƣờng B bao gan dày và ngấm thuốc cản quang 15
Hình 1.3: Hình CT tái tạo coronal (a trƣớc; b sau) chỉ ra các khoang phúc
mạc và dây chằng........................................................................... 16
Hình 1.4: Thiết đồ cắt ngang và cắt dọc cạnh giữa của tử cung .................... 17
Hình 1.5: Ảnh hƣởng của C. Trachomatis lên đƣờng sinh dục nữ ................ 20
Hình 1.6: Hình ảnh viêm dính bao gan vào thành bụng trƣớc qua nội soi ổ bụng . 25
Hình 1.7: Dày bao gan và ngấm thuốc đối quang từ .................................... 26
Hình 1.8: Hình ảnh ứ mủ vòi trứng trên siêu âm ........................................... 27
Hình 1.9: Hình ảnh dày bao gan dạng dải và ngấm thuốc sau tiêm trên CLVT . 28
Hình 1.10: Hình minh họa đo chiều dày bao gan ........................................... 29
Hình 1.11: Hình ảnh áp-xe buồng trứng trái trên CLVT ................................ 29
Hình 2.1: Máy CLVT 6 dãy đầu dò “Somatom Emotion” của hãng Siemens
của Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. ...... 42
Hình 4.1: Hình ảnh siêu âm dày bao gan và tăng sinh mạch ngoại vi gan .... 81
Hình 4.2: Hình ảnh siêu âm ứ mủ vòi trứng hai bên ..................................... 82
Hình 4.3: Hình ảnh siêu âm tụ dịch rãnh thành đại tràng phải và túi cùng Douglas... 83
Hình 4.4: Hình ảnh CLVT dày hỗn hợp và ngấm thuốc bao gan mặt trƣớc . 84
Hình 4.5: Hình ảnh CLVT dày bao gan và rối loạn tƣới máu nhẹ ngoại vi gan... 86
Hình 4.6: Hình ảnh CLVT Viêm phần phụ hai bên và thâm nhiễm tổ chức
mỡ trong tiểu khung ....................................................................... 88
Hình 4.7: Hình ảnh siêu âm bao gan trƣớc và sau điều trị ............................ 90
Hình 4.8: Hình ảnh CLVT bao gan trƣớc và sau điều trị 14 ngày ................ 90


11

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng Fitz-Hugh–Curtis (FHCS) là tình trạng viêm bao gan liên kết
nhiễm trùng với viêm vùng chậu (PID), đồng thời không có sự tổn thƣơng thực
thể của nhu m gan. Đây là bệnh lành tính, chủ yếu gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh

đẻ và xảy ra ở 12,0% -13,8% trong các trƣờng hợp nhiễm tr ng ở v ng chậu
[1], [2],[3],[4]. Nguyên nhân gây bệnh ch nh đã đƣợc xác định là Chlamydia
Trachomatis [5],[6],[7].
Triệu chứng lâm sàng kh ng đặc hiệu, hay gặp nhất là đau bụng vùng
hạ sƣờn phải, đau tăng lên khi thay đổi tƣ thế, khi h t sâu, có trƣờng hợp lại
không có triệu chứng đau v ng hạ sƣờn phải mà chỉ biểu hiện đau ở vùng
bụng dƣới. Vì vậy trên lâm sàng rất dễ nhầm với một số bệnh khác nhƣ viêm
túi mật cấp, viêm màng phổi, viêm bể thận phải, viêm ruột thừa [8],[9].
Chẩn đoán FHCS phải kết hợp nhiều phƣơng pháp: lâm sàng, cận lâm
sàng và nội soi ổ bụng; trong đó tiêu chuẩn vàng là dựa vào phƣơng pháp nội
soi ổ bụng hoặc phẫu thuật bụng mở để xác định hiện tƣợng bám dính của bao
gan vào cơ hoành hoặc thành bụng trƣớc kết hợp với x t nghiệm thể hiện tình
trạng viêm của dịch ổ bụng [3], tuy nhiên các phƣơng pháp này có những hạn
chế nhất định nhƣ: gây xâm lấn, chi ph cao và nhiều tai biến. Ngày nay, với
những hiểu biết sâu sắc về bệnh học c ng với sự tiến bộ vƣợt bậc của khoa
học k thuật ứng dụng trong y học, hội chứng FHC đã đƣợc chẩn đoán bằng
các phƣơng pháp kh ng xâm lấn nhƣ các thăm dò chẩn đoán hình ảnh (XQ,
siêu âm, chụp CLVT và CHT) và các x t nghiệm kháng huyết thanh đặc hiệu
với tác nhân gây bệnh, EIA, ELISA, PCR… [10],[11],[12].
Siêu âm là phƣơng pháp đầu tay, dễ thực hiện và rẻ tiền, nhƣng thƣờng
ít phát hiện đƣợc tổn thƣơng trong viêm bao gan. Tuy nhiên siêu âm bụng là
phƣơng tiện rất tốt chẩn đoán loại trừ một số bệnh gan mật nhƣ sỏi đƣờng
mật, viêm túi mật, các bệnh lý viêm ruột nhƣ viêm ruột thừa, viêm túi thừa
đại tràng. Ngoài ra siêu âm bụng còn cho thấy hình ảnh viêm phần phụ nhƣ ứ
dịch, ứ mủ, áp xe vòi trứng và buồng trứng [10].


12

CHT cho thông tin khá tốt về tổn thƣơng của bao gan cũng nhƣ độ nhạy

b n trong đánh giá các tổn thƣơng viêm nhiễm vùng chậu. Theo Wang và cộng
sự, đối với hiện tƣợng dày và viêm d nh bao gan đƣợc thể hiện trên ảnh cộng
hƣởng từ cũng tƣơng tự nhƣ trên cắt lớp vi tính. Tuy nhiên k thuật này phải
đƣợc thực hiện ở máy cộng hƣởng từ có từ lực cao 1.5Tesla và thời gian thăm
khám dài, giá thành còn cao, khó áp dụng rộng rãi đặc biệt ở tuyến cơ sở [12].
Chụp cắt lớp vi t nh kết hợp với tiêm thuốc cản quang kh ng những
gi p xác định tình trạng dày d nh và ngấm thuốc bao gan với các tổ chức lân
cận nhƣ cơ hoành và thành bụng trƣớc mà còn đánh giá đƣợc mức độ lan rộng
của tổn thƣơng. Với thời gian thăm khám nhanh và giá thành hợp l , CLVT
vừa có giá trị trong chẩn đoán xác định, vừa gi p chẩn đoán phân biệt các
bệnh l khác nhƣ: dày bao gan do các tổn thƣơng tại gan, viêm túi mật cấp,
sỏi túi mật. Ngoài ra CLVT còn gi p đánh giá sau điều trị [11],[12].
Hiện nay hệ thống chụp CLVT đã khá phổ biến ở nhiều bệnh viện.
Việc áp dụng k thuật chụp CLVT cho những phụ nữ độ tuổi sinh đẻ vào
bệnh viện vì triệu chứng đau bụng hạ sƣờn phải có đặc điểm mà lâm sàng
nghi ngờ hội chứng Fitz- Hugh - Curtis cần đƣợc xem xét vì nó cung cấp một
chẩn đoán nhanh và ch nh xác [13]. Ở Việt nam hiện chƣa thấy có nghiên cứu
chính thức nào đề cập đến chẩn đoán hội chứng Fitz – Hugh – Curtis, điều
này gây khó khăn cho các bác sĩ lâm sàng trong việc chẩn đoán và điều trị.
Để hiểu biết sâu sắc và đầy đủ hơn vai trò của siêu âm và chụp cắt CLVT
trong hội chứng Fitz-Hugh-Curtis, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đặc điểm hình ảnh siêu âm và cắt lớp vi tính trong hội chứng Fitz-HughCurtis” với hai mục tiêu:
1.

Mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm và cắt lớp vi tính của hội chứng
Fitz-Hugh-Curtis.

2.

Đánh giá vai trò của siêu âm và cắt lớp vi tính trong hướng dẫn

điều trị hội chứng Fitz-Hugh-Curtis.


13

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu
1.1.1. Giải phẫu bao gan, khoang quanh gan và hình ảnh siêu âm cùng cắt
lớp vi tính.
1.1.1.1. Giải phẫu bao gan
Gan đƣợc bao bọc bởi các bao gan gồm hai lớp:
- Lớp thanh mạc: là lớp phúc mạc gan, bao bọc gần toàn bộ gan, trừ
một số nơi nhƣ: diện trần, hố túi mật, và có những chỗ bám của các dây chằng
gan và mạc nối nhỏ.
- Lớp xơ: là một lớp m xơ liên kết mỏng nhƣng chắc, dính chặt vào
giữa lớp thanh mạc ở ngoài và nhu mô gan ở trong. Lớp xơ bọc quanh toàn bộ
bề mặt gan, và tới cửa gan thì chui theo các bó mạch mật, thần kinh từ cuống
gan vào trong gan, tạo thành một „bao xơ quanh mạch‟. Bao xơ quanh mạch
khá dày, bao quanh các đƣờng mạch mật của bộ ba cửa trong gan và phân
chia theo toàn bộ ba ở trong gan cho tới tận các khoang gian tiểu thùy gan. Cả
lớp xơ của gan lẫn bao xơ quanh mạch đƣợc gọi chung là „bao Glisson‟.

Hình 1.1: Giải phẫu bao gan và các dây chằng của gan. [14]


14

1.1.1.2. Khoang bao gan
Khoang quanh gan đƣợc chia thành các phân nhóm theo các dây chằng

quanh gan bao gồm:
- Dây chằng liềm là một nếp gấp kép của phúc mạc nối kết gan với
thành bụng trƣớc và cơ hoành. Khi dây chằng liềm đến gần cơ hoành, nó tách
ra để bao quanh vùng trần của gan. Lá bên trái của dây chằng liềm trở thành
lá trên của dây chằng vành trái, liên tục với dây chằng tam giác trái. Đối với
bên phải, nó liên tục với lá trên của dây chằng vành phải, chạy xuống dƣới để
hình thành dây chằng tam giác phải.
- Lá dƣới của dây chằng tam giác phải gặp lá phải của mạc nối nhỏ sau
khi đi qua ph a trƣớc của rãnh tĩnh mạch chủ dƣới và rồi đi qua một đƣờng
nửa vòng tròn ở ph a trƣớc th y đu i.
- Lá dƣới của dây chằng tam giác trái liên tục với lá trái của mạc nối nhỏ.
1.1.1.3. Hình ảnh bao gan, khoang quanh gan trên siêu âm và cắt lớp vi tính.
 Hình ảnh siêu âm:
Siêu âm bao gan đƣợc thực hiện với đầu dò convert 3.5 MHz có kết
hợp với đầu dò Liner 7.5 MHz.
Gan đƣợc ph c mạc tạng bao phủ ngoại trừ v ng trần, giƣờng t i mật,
cửa gan.
Hình ảnh siêu âm bao gan là đƣờng tăng âm bao phủ hầu nhƣ toàn bộ
bề mặt gan, Chiều dày bao gan bình thƣờng <1mm.
Khoang quanh gan đƣợc chia thành các phân nhóm theo các dây chằng
quanh gan tạo nên các khoang: khoang dƣới hoành phải, khoang dƣới hoành
trái, khoang gan thận, khoang lách thận... Các khoang quanh gan đƣợc quan
sát rõ trên siêu âm khi có sự hiện diện của dịch ổ bụng.


15

 Hình ảnh cắt lớp vi tính:
Bình thƣờng bao gan kh ng quan sát thấy trên CLVT bởi tỷ trọng của
bao gan tƣơng đƣơng nhu m gan ở cả thì trƣớc tiêm và sau tiêm thuốc cản

quang tĩnh mạch; trong một số trƣờng hợp đặc biệt nhƣ gan nhiễm mỡ có thể
thấy bao gan, chiều dày bình thƣờng trên CLVT <1mm.

Hình 1.2: Hình: A bao gan bình thường
B bao gan dày và ngấm thuốc cản quang [13]
Dây chằng liềm phân tách khoang dƣới hoành phải và trái. Cả hai
khoang quanh gan đƣợc chia thành khoang dƣới hoành và khoang dƣới gan
bởi dây chằng tam giác, và các khoang này th ng thƣơng với nhau. Mạc nối
nhỏ tạo thành bờ giữa khoang dƣới gan phải và hậu cung mạc nối, hậu cung
mạc nối đƣợc nối kết với khoang ph c mạc ch nh bằng lỗ Winslow.


16

Hình 1.3: Hình CT tái tạo coronal (a trước; b sau) chỉ ra các khoang phúc
mạc và dây chằng [15]
Hình ảnh đƣợc thực hiện với thuốc cản quang trong phúc mạc ở bệnh
nhân thẩm phân phúc mạc di động liên tục.
1.1.2. Giải phẫu về tử cung và phần phụ
1.1.2.1. Tử cung
Tử cung nằm trong chậu hông b , trên đƣờng giữa, có hình nón cụt,
đỉnh quay xuống dƣới, đáy ở trên, dẹt theo chiều trƣớc sau. Tử cung gồm ba
phần là thân tử cung, cổ tử cung và phần eo tử cung ở giữa. Tử cung liên quan
ph a trƣớc với bàng quang, phía sau với trực tràng, ph a dƣới với âm đạo, phía
trên với các quai ruột non và đại tràng sigma.
Trên CLVT, cổ tử cung có chiều dài khoảng 2-2,5cm trên mặt cắt ngang
có hình bầu dục, tỷ trọng m mềm, đƣờng k nh dƣới 3cm. Sau tiêm, cổ tử cung
ngấm thuốc cản quang đồng nhất, ranh giới rõ với các tổ chức xung quanh.
Hình dáng thân tử cung t y thuộc vào độ căng bàng quang. Khi bàng
quang căng, trục tử cung đẩy cao, ở ngƣời chƣa sinh tử cung dài khoảng 6,57cm, chỗ rộng nhất khoảng 4,5cm, dày 2-2,5cm, trọng lƣợng khoảng 40-50g.

Khi bàng quang xẹp, tử cung ngả xuống mặt phẳng nằm ngang khó xác định
ch nh xác k ch thƣớc tử cung. Sau tiêm thuốc cản quang, lòng tử cung phân


17

biệt rõ hơn dạng hình chữ T. Ở lát cắt ngang các t i c ng bàng quang tử cung
và tử cung trực tràng khó đánh giá.

Hình 1.4: Thiết đồ cắt ngang và cắt dọc cạnh giữa của tử cung [14].
1.1.2.2. Vòi trứng
Vòi trứng gồm hai ống ở hai bên sừng tử cung. Vòi trứng nằm trong bờ
bên của dây chằng rộng, một đầu mở vào góc trên buồng tử cung, đầu kia mở
vào ổ phúc mạc và liên quan chặt chẽ với buồng tử cung.
Vòi trứng dài khoảng 10-12cm, đƣợc chia làm bốn đoạn: đoạn kẽ, đoạn
eo, đoạn bóng, đoạn loa vòi.
Bình thƣờng không quan sát thấy hình ảnh vòi trứng trên siêu âm
đƣờng bụng và CLVT ổ bụng, trong trƣờng hợp viêm, áp-xe, có hình ảnh dày
thành và ngấm thuốc cản quang kh ng đều của vòi trứng, ứ nƣớc hay ứ mủ
vòi trứng, thâm nhiễm viêm lan rộng vùng chậu và kh ng xác định rõ đƣợc
ranh giới với các quai ruột trong tiểu khung.
1.1.2.3. Buồng trứng
Buồng trứng có hình hạt đậu dẹt k ch thƣớc trung bình khoảng
3x2x1cm. Mặt ngoài buồng trứng nằm trên ph c mạc ở thành bên chậu h ng
trong hố buồng trứng. Hố buồng trứng là chỗ lõm ph c mạc đƣợc giới hạn bởi
động mạch chậu trong và động mạch chậu ngoài.


18


Mặt trong buồng trứng liên quan với các tua của vòi trứng và các quai
ruột. Ở bên trái buồng trứng còn liên quan với đại tràng sigma, bên phải liên
quan với manh tràng và ruột thừa.
Buồng trứng đƣợc giữ tại chỗ trong ổ ph c mạc nhờ hệ thống các dây
chằng: mạc treo buồng trứng, dây chằng treo buồng trứng, dây chằng riêng
buồng trứng, dây chằng vòi buồng trứng.
1.2.Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis
Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis là một biến chứng hiếm gặp của bệnh
viêm vùng chậu (PID: pelvic inflammatory disease) đƣợc đặt tên theo hai bác
sĩ là Thomas Fitz-Hugh và Arthur Hale Curtis - ngƣời đầu tiên báo cáo tình
trạng này trong năm 1930 và 1934.
Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis - viêm bao gan liên quan với nhiễm khuẩn
đƣờng sinh dục xảy ra trên 1/4 bệnh nhân bị bệnh viêm v ng chậu (PID)
nhƣng cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ kh ng có PID và ở nam giới. Triệu
chứng điển hình là cơn đau nhói nhƣ trong viêm màng phổi bắt đầu ở hạ sƣờn
phải, thƣờng đi kèm với các dấu hiệu viêm vòi tử cung, có thể bị nhầm lẫn với
nhiều bệnh l phổ biến khác nhƣ viêm t i mật hoặc viêm bể thận.
Hội chứng này là một tình trạng viêm bao gan liên kết nhiễm tr ng v ng
chậu – đặt ra một thách thức lớn trong chẩn đoán lâm sàng, đặc biệt là khi bệnh
nhân có triệu chứng đau hạ sƣờn phải chiếm ƣu thế, gây nhầm lẫn với các bệnh t i
mật cấp t nh, viêm màng phổi, viêm bể thận phải, viêm ruột thừa [8],[9].
1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
1.2.1.1. Mối liên quan với bệnh lậu
Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis đƣợc m tả lần đầu tiên vào năm 1920 bởi
Carlos Stajano, ng ghi nhận lại sự d nh của bao gan vào thành bụng trƣớc ở
những bệnh nhân bị nhiễm lậu và có triệu chứng đau ở hạ sƣờn phải [16].


19


Trong những năm 1930, Thomas Fitz-Hugh và Arthur Curtis [17, 18]
cũng miêu tả hội chứng và cho thấy sự liên hệ giữa các cơn đau cấp hạ sƣờn
phải sau một nhiễm tr ng v ng chậu và hiện tƣợng d nh bao gan gan kèm với
hình ảnh “violin string” đƣợc tìm thấy ở bệnh nhân nữ đã bị viêm vòi trứng
trƣớc đó. Curtis đã m tả vài trƣờng hợp d nh rất điển hình giữa gan và thành
bụng ở những bệnh nhân bị bệnh lậu và sự d nh tƣơng tự kh ng tìm thấy
trong những nguyên nhân gây viêm ph c mạc khác, điều đó cho thấy đây một
hội chứng duy nhất. Fitz-Hugh cho rằng Neisseria gonorrhoeae là nguyên
nhân sau khi ng tìm thấy song cầu gram (-) trên phết tế bào gan ở những
bệnh nhân có hội chứng này.
Kể từ đó, việc chẩn đoán hội chứng Fitz-Hugh-Curtis đã đƣợc phổ biến
rộng rãi, dựa trên bệnh sử, khám thực thể và cấy mầm bệnh dƣơng t nh. Từ
khi đƣợc biết đến nhiều hơn, hội chứng Fitz-Hugh-Curtis bắt đầu đƣợc chẩn
đoán thƣờng xuyên hơn khi phẫu thuật thăm dò các bệnh l khác nhƣ v sinh
hoặc viêm t i mật. Phẫu thuật nội soi ra đời gi p tăng khả năng phát hiện hội
chứng và là một trong những lựa chọn khi việc cắt d nh là cần thiết nhằm làm
giảm triệu chứng của bệnh nhân [19],[20],[21].
1.2.1.2. Mối liên quan với C. Trachomatis
Trong nhiều năm, các nhà lâm sàng cho rằng lậu cầu là nguyên nhân duy
nhất gây ra viêm bao gan. Tuy nhiên vào năm 1978, Muller-Schoop và cộng
sự đã tìm thấy bằng chứng miễn dịch của việc nhiễm Chlamydia Trachomatis
ở 9/11 bệnh nhân đƣợc chẩn đoán viêm ph c mạc qua nội soi ổ bụng, trong
đó có 6 bệnh nhân viêm bao gan [22]. C. Trachomatis đƣợc thử nghiệm nuôi
cấy từ cổ tử cung, ống dẫn trứng, và đã có một vài bệnh nhân đƣợc ghi nhận
có tình trạng viêm bao gan. Vào năm 1985, Lopes-Zeno và cộng sự cho thấy
Chlamydia Trachomatis là tác nhân gây bệnh chính chứ không phải là
Neisseria gonorrhoeae [23] Hầu hết các nhà khoa học sau đó tin rằng


20


C.Trachomatis là thủ phạm thật sự hơn là N. Gonorrhoeae vì đó là lời giải
thích hợp lý nhất cho hầu hết các trƣờng hợp nuôi cấy âm t nh trƣớc khi
nhiễm trùng C. Trachomatis đƣợc công nhận có thể lây truyền qua đƣờng tình
dục. Các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra rằng Chlamydia Trachomatis là
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm bao gan: nghiên cứu tại bệnh viện
St.Marry (Hàn Quốc) năm 2006 đã chỉ ra 18/22 bệnh nhân đƣợc chẩn đoán
viêm bao gan có xét nghiệm dƣơng t nh với Chlamydia Trachomatis [13].
Ngoài ra theo tổ chức y tế thế giới WHO, C.Trachomatis là vi khuẩn
thƣờng gặp nhất gây ra các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục tại M , Anh,
và các nƣớc đang phát triển. Do vậy, hầu hết các chuyên gia tin rằng
C.Trachomatis là thủ phạm gây ra viêm bao gan hơn là lậu cầu. Điều này có
vẻ hợp lý khi giải thích cho những trƣờng hợp lậu cầu âm t nh trƣớc đây.

Hình 1.5: Ảnh hưởng của C. Trachomatis lên đường sinh dục nữ [73]
Một số tác giả cho rằng: viêm bao gan là do đáp ứng quá mức của hệ
thống miễn dịch với C.Trachomatis. Một vài nghiên cứu gần đây chỉ ra hiện
tƣợng tăng nồng độ kháng thể (IgG) chống lại C.Trachomatis ở những bệnh
nhân viêm bao gan kết hợp với viêm vòi trứng cao hơn so với những bệnh
nhân bị viêm vòi trứng đơn thuần. Tuy vậy, vẫn chƣa thể khẳng định đƣợc
viêm bao gan là do đáp ứng miễn dịch quá mức với C.Trachomatis [13].


21

1.2.1.3. Mối liên quan với lao màng bụng
Đối với lao màng bụng, đó là một trang tình trạng phổ biến của bệnh
phổi gây ra bởi vi khuẩn lao. Nguy cơ tăng ở bệnh nhân bị xơ gan,
HIV/AIDS, tiểu đƣờng, ung thƣ, chống yếu tố hoại tử khối u sau điều trị và
bệnh nhân đang cấp cứu liên tục lọc thận qua màng bụng. Trên lâm sàng,

bệnh nhân có khởi đầu âm ỉ đau bụng, tràn dịch màng bụng và sốt [25].
Viêm quanh gan là một biến chứng hiếm gặp của bệnh lao phổ biến khi
có sự tham gia của màng bụng và bộ phận sinh dục. Trƣớc kia yếu tố gây nên
hội chứng FHC đƣợc cho là N.Gonorrhoeae, tuy nhiên trong những năm gần
đây C. Trachomatis đã đƣợc phát hiện với tần số ngày càng tăng.
C.Trachomatis và N.Gonorrhoeae thƣờng liên quan đến các bệnh viêm vùng
chậu, mặc dù vi khuẩn âm đạo cũng đóng một vai trò quan trọng [26, 27]. Tuy
nhiên, có một số báo cáo trong các tài liệu của hội chứng này liên quan đến
nhiễm vùng chậu do vi khuẩn lao [28, 29]. Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis có
những biểu hiện lâm sàng giống nhƣ bệnh lao màng bụng, đã đƣợc báo cáo
trong một bài thuyết trình không điển hình của bệnh này [30]. Viêm mô tế bào
vùng chậu và áp xe sau khi phẫu thuật, nhiễm trùng vùng chậu khi mang thai
có liên quan đến sự lây lan của một bệnh nhiễm trùng (viêm ruột thừa, khối u,
lao màng bụng...) tạo ra một hình ảnh và những dấu hiệu lâm sàng rất giống
nhau, và trên thực tế nó gọi là bệnh viêm vùng chậu bệnh [18, 31].
Các mô tả đầu tiên về hội chứng Fitz-Hug-Curtis liên quan đến bệnh lao
đã đƣợc thực hiện vào năm 2003 bởi Sharma và cộng sự đã báo cáo ba trƣờng
hợp [28]. Trong năm 2007, cũng Sharma và cộng sự đã m tả 40 trƣờng hợp
hội chứng này trong cuộc điều tra nội soi trên đối tƣợng là 82 bệnh nhân bị
bệnh lao bộ phận sinh dục và nghiên cứu cho thấy rằng một tỷ lệ cao viêm
quanh gan ở những bệnh nhân bị bệnh lao bộ phận sinh dục (48,7%) [29].


22

Năm 2010, theo Hong DG và cộng sự thực hiện nghiên cứu “Hội chứng
Fitz Hugh Curtis: Kinh nghiệm của một trung tâm” cho kết quả: tìm thấy 101
trƣờng hợp (2,7%) đƣợc chẩn đoán mắc hội chứng FHC có tổn thƣơng viêm
quanh gan bằng phƣơng pháp nội soi ổ bụng, trong đó có 2 bệnh nhân mắc bị
lao màng bụng [32].

Năm 2013, một nghiên cứu khác của Fabio Freire Jose và cộng sự báo
cáo kết quả một trƣờng mắc hội chứng FHC có liên quan đến lao màng bụng
ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch [33].
Tuy nhiên để chẩn đoán bệnh lao bộ phận sinh dục thƣờng khó khăn và
trên lâm sàng thƣờng còn tồn tại nghi ngờ cao vì vậy phải có cách tiếp cận
cho phép chẩn đoán có ảnh hƣởng xâm lấn [34, 35].
1.2.1.4. Các yếu tố nguy cơ
Tuổi trẻ, điều kiện kinh tế xã hội thấp, quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn
tình, tình trạng không kết hôn, tiền sử nạo hút thai, mắc các bệnh lây truyền
qua đƣờng tình dục. [36, 37].
Nếu kh ng đƣợc điều trị hoặc điều trị không triệt để, 20-40% nhiễm
C.Trachomatis dẫn đến viêm vùng chậu và gây hậu quả nhƣ đau v ng chậu
mãn tính, viêm bao gan, vô sinh, thai ngoài tử cung… [38-40].
1.2.1.5. Cơ chế bệnh sinh
Cơ chế sinh bệnh của viêm bao gan hiện nay chƣa đƣợc hiểu rõ. Tuy
nhiên có một số giả thuyết đƣợc đƣa ra:
 Lây truyền trực tiếp tới gan [41]:
Khởi đầu từ viêm nhiễm vùng tiểu khung, vi khuẩn qua vòi trứng rồi
ngƣợc lên theo đại tràng đến bao gan và gây ra tình trạng viêm bao gan và các
cấu trúc xung quanh. Mối liên hệ giữa các phủ tạng từ cơ quan sinh dục, vòi
trứng, đại tràng và gan cùng với sự lƣu th ng giữa tiểu khung và ổ bụng qua


23

vòi trứng góp phần hỗ trợ cho giả thuyết trên. Tuy nhiên có một số điểm chƣa
giải th ch đƣợc nếu nhƣ vi khuẩn lây lan qua con đƣờng này:
 Thứ nhất, có một số trƣờng hợp chỉ phân lập đƣợc vi khuẩn hoặc từ
dịch vòi trứng hoặc từ tổn thƣơng xung quanh gan.
 Thứ hai, nếu vi khuẩn xâm nhập tới gan theo con đƣờng này thì

chúng ta phải thấy tình trạng viêm và nhiễm trùng của các cấu trúc giữa tiểu
khung và gan nhƣng trong tất cả các nghiên cứu trƣớc đây chƣa thấy mô tả
tình trạng này.
 Thứ ba, viêm bao gan cũng đã đƣợc phát hiện ở nam giới. Mà cấu
trúc giải phẫu của nam giới thì kh ng có th ng thƣơng giữa tiểu khung và ổ
bụng nhƣ nữ giới. Do đó phải có một cơ chế khác gây lây lan vi khuẩn.
 Lây truyền qua đƣờng máu:
Trên thế giới có một số nhà nghiên cứu cho rằng vi khuẩn đã xâm nhập
vào máu trƣớc khi gây tổn thƣơng bao gan do đã chỉ ra một số tổn thƣơng
trong nhu mô gan ở những bệnh nhân viêm bao gan. Tuy nhiên, trên lâm sàng
bệnh nhân không có biểu hiện của nhiễm trùng huyết, cũng nhƣ khi cấy máu
không tìm thấy vi khuẩn trong đa số trƣờng hợp. Do vậy chƣa thể khẳng định
chắc chắn vi khuẩn gây tổn thƣơng bao gan lây lan qua đƣờng máu [23].
 Lây truyền qua đƣờng bạch huyết:
Nhiều tác giả cho rằng vi khuẩn từ tiểu khung xâm nhập vào bao gan
qua đƣờng bạch huyết. Điều này giải th ch vì sao đa số bệnh nhân viêm bao
gan không có bằng chứng viêm nhiễm trong ổ bụng cũng nhƣ trong máu. Tuy
nhiên không có mối liên hệ về mặt giải phẫu giữa hệ thống bạch huyết từ
vùng tiểu khung đến bao gan [42].
 Đáp ứng miễn dịch quá mức:
Một số tác giả cho rằng: Viêm bao gan là do đáp ứng quá mức của hệ
thống miễn dịch với Chlamydia Trachomatis. Một vài nghiên cứu gần đây chỉ


24

ra hiện tƣợng tăng nồng độ kháng thể (IgG) chống lại C.Trachomatis ở những
bệnh nhân viêm bao gan kết hợp với viêm vòi trứng cao hơn so với những
bệnh nhân bị viêm vòi trứng đơn thuần. Tuy vậy, vẫn chƣa thể khẳng định
đƣợc viêm bao gan là do đáp ứng miễn dịch quá mức với C.Trachomatis [42].


1.2.2. Đặc điểm lâm sàng của hội chứng Fitz – Hugh – Curtis [1], [43], [44].
- Triệu chứng cơ năng:
 Đau hạ sƣờn phải dữ dội, đau tăng lên khi ho, h t sâu, khi cử động,
đau có thể lan lên vai phải hoặc cánh tay phải. Một số bệnh nhân có thể kèm
theo đau bụng vùng hạ vị hoặc hố chậu phải.
 Đa số bệnh nhân có dấu hiệu viêm nhiễm sinh dục trƣớc đó hoặc
đồng thời với đau bụng nhƣ: ngứa vùng sinh dục, ra kh hƣ …
 Ngoài ra một số bệnh nhân có dấu hiệu toàn thân nhƣ: sốt, đau đầu,
mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn.
- Triệu chứng thực thể:
 Khám bụng: bụng mềm, kh ng trƣớng, có phản ứng thành bụng khu
trú vùng hạ sƣờn phải, không có dấu hiệu cảm ứng phúc mạc.
 Ấn đau tức vùng hố chậu và hạ vị.
 Khám tiểu khung có đau phần phụ kèm ra kh hƣ…
1.2.3. Đặc điểm cận lâm sàng của hội chứng Fitz Hugh Curtis.
a. Xét nghiệm:
- Men gan: SGOT, SGPT bình thƣờng hoặc chỉ tăng nhẹ. Chỉ số này
nhằm loại trừ tình trạng viêm gan.[13]
- Tốc độ máu lắng: thƣờng tăng cao. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho
rằng mối liên hệ giữa tăng tốc độ máu lắng với viêm bao gan là không cao. [13]
- Số lƣợng bạch cầu: bình thƣờng hoặc tăng nhẹ.
- CRP: Protein phản ứng C. Định lƣợng CRP có thể cung cấp các
thông tin hữu ch nhƣ mức độ tiến triển của phản ứng viêm và theo dõi đáp
ứng với điều trị của các tình trạng nhiễm trùng.


25

- Xét nghiệm vi sinh: PCR, ELISA, Test EIA xác định sự có mặt của

C.trachomatis trong dịch âm đạo.

b. Nội soi ổ bụng
Phƣơng pháp này gi p chẩn đoán ch nh xác hiện tƣợng dày và dính bao
gan vào cơ hoành, d nh vào ph c mạc thành bụng trƣớc qua dấu hiệu “violon
string”. Trƣớc đây nội soi ổ bụng là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán viêm bao gan.
Tuy nhiên ngày nay phƣơng pháp này t đƣợc áp dụng vì có tính xâm phạm
cao, bệnh nhân phải gây mê và phụ thuộc vào chủ quan của ngƣời làm.

Hình 1.6: Hình ảnh viêm dính bao gan vào thành bụng trước qua nội soi ổ
bụng [45]
c. Chụp X quang
X quang bụng không chuẩn bị: phƣơng pháp này t có giá trị chẩn đoán
viêm bao gan mà chủ yếu chẩn đoán loại trừ một số các nguyên nhân gây đau
bụng cấp t nh nhƣ sỏi tiết niệu, sỏi mật…
X quang ngực: giúp chẩn đoán viêm phổi, loại trừ các nguyên nhân gây
đau do viêm th y dƣới phổi phải, tràn dịch màng phổi.
d. Cộng hƣởng từ
Cộng hƣởng từ (CHT) trong thăm khám ổ bụng là k thuật mới để đánh
giá nhiều bệnh lý của ổ bụng nói chung, và trong hội chứng Fitz - Hugh -Curtis
nói riêng. Hiện đang còn đang đƣợc nghiên cứu. K thuật hiện nay là sử dụng
các chuỗi xung nhanh T2W và xung Echo gradient, T1 xóa mỡ trƣớc và sau tiêm


×