Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị nhiễm mycoplasma đường sinh dục bằng doxycyclin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 101 trang )

B Y T
TRNG I HC Y H NI

BI QUANG HO

ĐặC ĐIểM LÂM SàNG, CáC YếU Tố LIÊN QUAN
Và HIệU QUả ĐIềU TRị NHIễM MYCOPLASMA
ĐƯờNG SINH DụC bằng DOXYCYCLIN
Chuyờn ngnh: Da liu
Mó s: CK.62723501

LUN VN BC S CHUYấN KHOA CP II

Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. NGUYN VN THNG

H NI 2015


LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
PGS.TS. Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương,
Chủ nhiệm Bộ môn Da liễu trường Đại học Y Hà Nội – người thầy đã trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và công tác để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Trần Hậu Khang,
nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, nguyên Chủ nhiệm
Bộ môn Da liễu trường Đại học Y Hà Nội-Thầy đã gợi mở cho tôi ý
tưởng nghiên cứu và luôn quan tâm, động viên tôi trong suốt quá trình học
tập, hoàn thành luận văn.
Các thầy, cô trong hội đồng chấm luận văn, đã nhận xét và đóng góp


những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới:
- Ban Giám hiệu, phòng Quản lý Đào tạo sau đại học trường ĐH YHN;
- Các thầy, các cô Bộ môn Da liễu, Bộ môn Vi sinh trường Đại học YHN;
- Cán bộ, nhân viên khoa Khám bệnh, khoa Xét nghiệm, phòng Kế hoạch
Tổng hợp và các Khoa, Phòng khác thuộc Bệnh viện Da liễu Trung ương
Đã tạo điều kiện tốt nhất, giúp tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn dành cho tôi sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và công tác.
Hà Nội, tháng 12 năm 2015

Bùi Quang Hào


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Bùi Quang Hào học viên lớp bác sĩ chuyên khoa 2, khóa 26,
chuyên ngành Da Liễu, Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Nguyễn Văn Thường.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở
nơi nghiên cứu cho phép lấy số liệu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Người viết cam đoan


Bùi Quang Hào


CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Âm đạo

AIDS

Acquired Immune Deficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)

BLTQĐTD

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

BN

Bệnh nhân

BV

Bacterial vaginosis (Viêm âm đạo do vi khuẩn)

HCTDAĐ

Hội chứng tiết dịch âm đạo

HCTDNĐ


Hội chứng tiết dịch niệu đạo

HIV

Human Immunodeficiency Virus
(Virus gây suy giảm miễn dịch ở người)

KSĐ

Kháng sinh đồ

M

Mycoplasma



Niệu đạo

NTLTQĐTD

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục

PCR

Polymerase chain reaction (phản ứng chuỗi men)

QHTD


Quan hệ tình dục

STI

Sexually transmitted infection
(Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục)

TW

Trung ương

U

Ureaplasma

VSV

Vi sinh vật


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. HỘI CHỨNG TIẾT DỊCH NIỆU ĐẠO, TIẾT DỊCH ÂM ĐẠO .......... 3
1.1.1. Một số khái niệm .............................................................................. 3
1.1.2. Một số căn nguyên và biểu hiện lâm sàng của hội chứng tiết dịch
niệu đạo, tiết dịch âm đạo ................................................................. 4
1.2. NHIỄM MYCOPLASMA ĐƯỜNG TIẾT NIỆU, SINH DỤC ............... 9
1.2.1. Lịch sử bệnh do Mycoplasma .......................................................... 9
1.2.2. Đặc điểm sinh vật học của Mycoplasma .......................................... 9

1.2.3. Khả năng gây bệnh ......................................................................... 15
1.2.4. Điều trị nhiễm trùng tiết niệu – sinh dục do Mycoplasma ............. 22
1.3.KHÁNG SINH DOXYCYCLIN ........................................................... 23
1.3.1. Dược lý và cơ chế tác dụng ............................................................ 23
1.3.2. Dược động học ............................................................................... 23
1.3.3. Chỉ định .......................................................................................... 24
1.3.4. Chống chỉ định ............................................................................... 24
1.3.5. Tương tác thuốc .............................................................................. 24
1.3.6. Tác dụng không mong muốn.......................................................... 24
1.3.7. Dạng thuốc và hàm lượng .............................................................. 25
1.3.8. Liều dùng........................................................................................ 25
1.4. NGHIÊN CỨU MYCOPLASMA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM . 25
1.4.1. Trên thế giới ................................................................................... 25
1.4.2. Ở Việt Nam .................................................................................... 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 27


2.1.1. Bệnh nhân ....................................................................................... 27
2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ..................................................................... 27
2.1.3. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ..................................................... 27
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ........................................................ 28
2.2. THIẾT BỊ, VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................... 28
2.2.1. Hóa chất, sinh phẩm, dụng cụ ........................................................ 28
2.2.2. Trang thiết bị .................................................................................. 29
2.2.3. Thuốc .............................................................................................. 29
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 29
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 29
2.3.2. Cỡ mẫu ........................................................................................... 29
2.3.3. Các bước tiến hành ......................................................................... 30

2.3.4. Kỹ thuật nuôi cấy Mycoplasma và làm KSĐ trên môi trường IST 2 ... 31
2.3.5. Các chỉ số nghiên cứu .................................................................... 37
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU .................................................................................. 39
2.5. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ..................................... 39
2.5.1. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 39
2.5.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 39
2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU .................................................................. 40
2.7. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 40
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 41
3.1. TỶ LỆ NHIỄM, CÁC CHỦNG MYCOPLASMA ĐƯỜNG SINH DỤC;
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ................. 41
3.1.1. Tỷ lệ nhiễm Mycoplasma đường sinh dục ..................................... 41
3.1.2. Các chủng Mycoplasma đường sinh dục........................................ 44
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nhiễm Mycoplasma ................ 47
3.1.4. Các yếu tố liên quan trên bệnh nhân TDNĐ, AĐ do nhiễmMycoplasma. 52


3.1.5. Mức độ nhạy cảm với kháng sinh .................................................. 57
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM MYCOPLASMA BẰNG DOXYCYCLIN. 60
3.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ..................................................... 60
3.2.2. Hiệu quả điều trị Mycoplasma bằng Doxycyclin ........................... 60
3.2.3. Tác dụng không mong muốn.......................................................... 63
Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 65
4.1. TỶ LỆ NHIỄM VÀ CÁC CHỦNG MYCOPLASMA ĐƯỜNG SINH DỤC . 65
4.1.1. Tỷ lệ nhiễm Mycoplasma ............................................................... 65
4.1.2. Các chủng Mycoplasma ................................................................. 67
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN .............. 67
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng ......................................................................... 67
4.2.2. Các yếu tố liên quan đến nhiễm Mycoplasma................................ 70
4.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ........................................................................... 76

4.3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu điều trị ........................................ 76
4.3.2. Hiệu quả điều trị nhiễm Mycoplasma bằng Doxycyclin ................ 76
4.3.3. Kết quả điều trị theo chủng Mycoplasma....................................... 77
4.3.4. Kết quả điều trị liên quan đến thời gian bị bệnh ............................ 78
4.3.5. Kết quả điều trị liên quan đến dùng kháng sinh trước đó .............. 78
4.3.6. Tác dụng không mong muốn khi điều trị bằng Doxycyclin .......... 78
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.

Bảng 3.18.
Bảng 3.19.
Bảng 3.20.
Bảng 3.21.
Bảng 3.22.
Bảng 3.23.
Bảng 3.24.
Bảng 3.25.
Bảng 3.26.
Bảng 3.27.
Bảng 3.28.
Bảng 3.29.

Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm Mycoplasma trên tổng số bệnh nhân khám .. 41
Tỷ lệ nhiễm Mycoplasma trên bệnh nhân NTLTQĐTD ............. 42
Tỷ lệ nhiễm Mycoplasma trên bệnh nhân có HCTDNĐ, AĐ ..... 42
Tỷ lệ nhiễm Mycoplasma trên bệnh nhân TDNĐ, AĐ dai dẳng 42
Tỷ lệ nhiễm các vi sinh vật ......................................................... 43
Phân bố tỷ lệ nhiễm các chủng Mycoplasma .............................. 44
Tỷ lệ lượt nhiễm mỗi chủng Mycoplasma .................................. 45
Tỷ lệ lượt nhiễm các chủng Mycoplasma theo giới tính............. 46
Thời gian mắc bệnh ..................................................................... 47
Triệu chứng khởi phát bệnh ........................................................ 48
Triệu chứng cơ năng hiện tại ...................................................... 49
Số lượng dịch tiết trong nhiễm Mycoplasma .............................. 50
Màu sắc dịch tiết ......................................................................... 51
Các thương tổn sinh dục trong nhiễm Mycoplasma ................... 51
Phân bố nhiễm Mycoplasma theo nhóm tuổi .............................. 53
Phân bố bệnh nhân nhiễm Mycoplasma theo trình độ học vấn .. 54
Phân bố bệnh nhân nhiễm Mycoplasma theo tình trạng hôn nhân. 55

Phân bố bệnh nhân nhiễm Mycoplasma theo địa dư .................. 55
Phân bố bệnh nhân nhiễm Mycoplasma theo nguồn lây............. 56
Kết quả kháng sinh đồ của M. hominis ....................................... 57
Kháng sinh đồ của U. urealyticum .............................................. 58
Kháng sinh đồ của bệnh nhân đồng nhiễm 2 chủng ................... 59
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu .................................................. 60
Đánh giá kết quả điều trị theo khỏi bệnh .................................... 60
Kết quả điều trị theo chủng Mycoplasma ................................... 61
Kết quả điều trị theo thời gian mắc bệnh .................................... 62
Kết quả điều trị liên quan với sử dụng kháng sinh trước đó ....... 63
Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng ............................... 63
Chỉ số xét nghiệm men gan ......................................................... 64


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Tỷ lệ nhiễm VSV trên BN có hội chứng TDNĐ, AĐ dai dẳng .....43

Biểu đồ 3.2.

Tỷ lệ các chủng Mycoplasma ................................................. 44

Biểu đồ 3.3.

Tỷ lệ lượt nhiễm chủng Mycoplasma ..................................... 45

Biểu đồ 3.4.

Tỷ lệ lượt nhiễm chủng Mycoplasma theo giới tính............... 46


Biểu đồ 3.5.

Thời gian ủ bệnh sau khi nhiễm Mycoplasma ........................ 47

Biểu đồ 3.6.

Tỷ lệ thời gian mắc bệnh ........................................................ 48

Biểu đồ 3.7.

Triệu chứng cơ năng khởi phát bệnh ...................................... 49

Biểu đồ 3.8.

Triệu chứng cơ năng hiện tại .................................................. 50

Biểu đồ 3.9.

Tỷ lệ các tổn thương thực thể trong nhiễm Mycoplasma ....... 52

Biểu đồ 3.10. Phân bố nhiễm Mycoplasma theo giới tính ............................ 52
Biểu đồ 3.11. Theo nhóm tuổi ....................................................................... 53
Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ phân bố theo nghề nghiệp .............................................. 54
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ nhiễm Mycoplasma theo địa dư .................................... 56
Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ nhiễm bệnh theo nguồn lây ........................................... 57
Biểu đồ 3.15. Kết quả điều trị theo đánh giá khỏi bệnh ................................ 61
Biểu đồ 3.16. Kết quả điều trị Mycoplasma theo chủng ............................... 62



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Lậu cấp ở nam giới ....................................................................... 6

Hình 1.2.

Viêm niệu đạo do Chlamydia ....................................................... 6

Hình 1.3.

Viêm âm đạo do trùng roi ............................................................. 7

Hình 1.4.

Viêm âm đạo do Candida albicans .............................................. 8

Hình 1.5.

Khuẩn lạc M. hominis trên môi trường nuôi cấyA7 ................... 12

Hình 1.6.

Khuẩn lạc U. urealyticum trên môi trường nuôi cấy A7 ............ 12

Hình 1.7.

M. hominis âm tính ..................................................................... 21

Hình 1.8.


M. hominis dương tính ................................................................ 21

Hình 1.9.

Hình ảnh dương tính của U. Urealyticum................................... 22

Hình 2.1.

Kỹ thuật nuôi cấy Mycoplasma trên môi trường IST 2 .............. 33

Hình 2.2.

Phiên giải kết quả nuôi cấy Mycoplasma ................................... 33

Hình 2.3.

Kỹ thuật tiến hành thử nghiệm độ nhạy cảm của Mycoplasma với
kháng sinh ................................................................................... 35

Hình 2.4.

Nuôi cấy âm tính cả 2 loài .......................................................... 36

Hình 2.5.

Dương tính của M. hominis và U. urealyticum .......................... 36

6,7,8,12,21,22,33,35,36,43,44,45,46,47,48,49,50,52,53,54,56,57,61,62
1-5,9,10,11,13-20,2


3-32,34,37-42,51,55,58-60,63-


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (NTLTQĐTD) do nhiều
căn nguyên khác nhau, có xu hướng ngày một gia tăng. Theo báo cáo của Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) mỗi ngày có khoảng một triệu người mắc các
NTLTQĐTD (bao gồm cả nhiễm HIV) tương đương 360 - 400 triệu người/năm
[1]. Riêng khu vực châu Á – Thái Bình Dương con số này là 36 triệu người.
Ở Việt Nam, theo thống kê của ngành Da liễu, số người mắc NTLTQĐTD
tăng lên hàng năm, trung bình 200.000 – 300.000 bệnh nhân/năm. Tuy nhiên,
con số này thấp hơn nhiều so với thực tế là do đa số các phòng khám tư nhân và
một số cơ sở y tế khác mặc dù có khám và điều trị các NTLTQĐTD nhưng
không gửi báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ.
Điều đặc biệt nghiêm trọng là sự gia tăng các NTLTQĐTD luôn phối
hợp và đồng hành cùng đại dịch HIV/AIDS. Bệnh lây truyền qua đường tình
dục làm tăng khả năng mắc và lây truyền HIV; một số bệnh như: lậu,
Chlamydia, Trichomonas làm HIV tăng gấp 2 đến 5 lần; các bệnh gây loét
sinh dục như: hạ cam, giang mai, herpes làm HIV tăng gấp 3 đến 11 lần [2].
Có nhiều căn nguyên gây NTLTQĐTD, nhưng chủ yếu được chia làm 3
nhóm chính: nhóm bệnh do vi khuẩn (Lậu, Chlamydia, Mycoplasma, hạ cam,
giang mai,…), nhóm bệnh do virus (Herpes, HPV, HIV…) và nhóm bệnh do
ký sinh trùng (trùng roi, nấm, rận mu, ghẻ,…). Trong nhóm gây bệnh do vi
khuẩn thì Mycoplasma hominis (M. hominis) và Ureaplasma urealyticum
(U. urealyticum) là căn nguyên chưa được biết đến nhiều.
Mycoplasma là loại vi khuẩn nhỏ nhất, không có vách; được phân lập lần
đầu tiên vào năm 1898 và được phát hiện trên người vào năm 1937 [3] bởi

Dienes và Edsall. Mycoplasma gây nhiễm khuẩn đường hô hấp chủ yếu do
M. pneumoniae. Đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra vai trò


2

gây bệnh của M. hominis và U. urealyticum trong các NTLTQĐTD. Bowie
(1976) tìm hiểu trên bệnh nhân viêm niệu đạo không thấy lậu cầu nhưng lại
có cả Chlamydia và Ureaplasma [4]. Nghiên cứu của Mardh và Collen
(1975) cho thấy có khoảng 10% những bệnh nhân bị viêm tiền liệt tuyến do
nhiễm M. hominis [5].
Tại Việt Nam, theo Nguyễn Minh Hằng (2011), ghi nhận tỷ lệ nhiễm
Mycoplasma trên bệnh nhân có HCTDNĐ, AĐ đến khám tại Bệnh viện Da liễu
Trung ương chiếm 8,64% [6] và đưa ra phác đồ điều trị bằng azithromycin. Một
vài nghiên cứu khác cho thấy, tỷ lệ nhiễm M. hominis ở âm đạo và cổ tử cung
trên những người bị viêm âm đạo cao hơn nhiều so với người bình thường [7],
[8], [9], [10], [11], [12], [13].
Một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy Mycoplasma
còn nhạy cảm với kháng sinh nhóm Cyclin, nhóm Macrolid, nhóm Quinolone
[14], [15], [16], [17], [18], [19]. Theo Lâm Thị Hậu (2013) nghiên cứu tỷ lệ
nhiễm và mức độ nhạy cảm với kháng sinh của M. hominis và U. urealyticum
là 100% nhạy cảm với kháng sinh nhóm Cyclin [20] nhưng chưa đưa ra phác
đồ điều trị cụ thể.
Vì vậy, để góp phần chẩn đoán và điều trị nhiễm Mycoplasma đường
sinh dục, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị
nhiễm Mycoplasma đường sinh dục bằng Doxycyclin”
với 2 mục tiêu:
1.


Khảo sát tỷ lệ nhiễm, chủng gây bệnh, đặc điểm lâm sàng và các yếu tố
liên quan của Mycoplasma đường sinh dục tại Bệnh viện Da liễu Trung
ương từ tháng 4/2014 - 8/2015.

2.

Đánh giá hiệu quả điều trị nhiễm Mycoplasma đường sinh dục bằng
uống Doxycyclin.


3

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1.HỘI CHỨNG TIẾT DỊCH NIỆU ĐẠO, TIẾT DỊCH ÂM ĐẠO
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Hội chứng tiết dịch niệu đạo
- Là hội chứng bao gồm triệu chứng tiết dịch từ lỗ niệu đạo có hoặc
không kèm các triệu chứng như đái buốt, đái rắt, tiểu khó hoặc cảm giác ngứa
hay nóng dọc niệu đạo. Dịch niệu đạo có thể nhiều hoặc ít, dịch trong, dịch
mủ, dịch nhầy mủ, có khi lẫn máu [4].
- Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng này, trong đó thường gặp là do
lậu cầu, Chlamydia trachomatis [9].
- Là hội chứng thường gặp nhất trong các bệnh lây truyền qua đường tình
dục (BLTQĐTD), nếu không được điều trị kịp thời, đầy đủ có thể dẫn đến
những biến chứng như viêm tinh hoàn - mào tinh hoàn, viêm cổ tử cung, chít
hẹp niệu đạo, viêm khớp, vô sinh…[21], [22]
1.1.1.2. Hội chứng tiết dịch âm đạo
- Là hội chứng bao gồm triệu chứng có dịch âm đạo bất thường (khí hư)

có hoặc không kèm các triệu chứng khác như: ngứa, đau rát ở sinh dục, đau
khi giao hợp, đau tiểu khung, đái khó…
- Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng này, trong đó nguyên nhân
thường gặp nhất là nấm men (gây viêm âm hộ, âm đạo); trùng roi, vi khuẩn
âm đạo (gây viêm âm đạo); lậu cầu và Chlamydia trachomatis (gây viêm cổ
tử cung mủ nhầy và hoặc viêm niệu đạo); Mycoplasma [21].


4

- Nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng: viêm tiểu
khung, chửa ngoài tử cung, vô sinh, sẩy thai, đẻ non, viêm kết mạc trẻ sơ sinh…[22]
1.1.1.3. Hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo dai dẳng, tái phát
- Là hội chứng TDNĐ, AĐ kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm; gây
nên do vi khuẩn đường niệu đạo hoặc do kháng thuốc, biến chứng hay tái nhiễm
các tác nhân gây BLTQĐTD (hay gặp là lậu cầu, Chlamydia trachomatis,
Mycoplasma; một số trường hợp là do nhiễm Trichomonas vaginalis, vi khuẩn
kỵ khí).
- Bệnh nhân thường đã được khám và điều trị ở nhiều cơ sở y tế, dùng
nhiều loại thuốc khác nhau nhưng các dấu hiệu lâm sàng không cải thiện hoặc
cải thiện ít.
1.1.2. Một số căn nguyên và biểu hiện lâm sàng của hội chứng tiết dịch
niệu đạo, tiết dịch âm đạo
1.1.2.1. Lậu cầu
- Căn nguyên
+ Vi khuẩn lậu (Neisseria gonorrhoea) là song cầu khuẩn gram âm, hình
hạt cà phê, nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân trung tính, không di động,
không tạo nha bào, đứng thành đôi quay mặt dẹt vào nhau [3].
+ Xét nghiệm chẩn đoán bằng nhuộm Gram và nuôi cấy phát hiện khuẩn
lạc lậu cầu, chẩn đoán bằng PCR [23], [24].

- Lâm sàng
+ Ở nam giới: sau một lần quan hệ tình dục với người bệnh qua đường
âm đạo có khoảng 25% nam bị mắc bệnh. Thời gian ủ bệnh từ 1 đến 14 ngày
(trung bình từ 2–5 ngày). Có khoảng 85% nam giới bị viêm niệu đạo do lậu sẽ
biểu hiện cấp tính với các triệu chứng: mủ chảy từ trong niệu đạo, số lượng


5

nhiều, màu vàng hoặc vàng xanh; kèm theo đái buốt, đái rắt, viêm phù nề và
đỏ miệng sáo. Lậu mãn chỉ có ít dịch màu trong ở miệng sáo, cảm giác nóng
rát khi đi tiểu [23].
+ Ở nữ giới: tỷ lệ nữ bị mắc bệnh lậu sau một lần quan hệ tình dục với
đàn ông bị lậu khoảng 60-80%. Thời gian ủ bệnh không rõ ràng (thường trên
10 ngày). Triệu chứng thường thấy là ra khí hư nhiều, đái khó, ra máu giữa kỳ
kinh, rong kinh…[25]
Khám: niệu đạo viêm đỏ, cổ tử cung phù nề có mủ hoặc dịch chảy ra.
Tuyến Skene, Bartholin có thể sưng nề, đau.
Tuy nhiên, đa số không biểu hiện triệu chứng hoặc triệu chứng nghèo
nàn, có thể đái buốt, khí hư màu vàng sẫm, đau tức bụng dưới.
1.1.2.2. Chlamydia trachomatis
- Chlamydia trachomatis là vi khuẩn nội tế bào bắt buộc, có khả năng
gây bệnh mắt hột (trachoma-serovars A, B và C),gây viêm đường sinh dục,
tiết niệu (viêm niệu đạo, cổ tử cung, viêm vòi trứng, viêm trực
tràng…serovars D→K) và biến thể bệnh hột xoài (serovars L1, L2, L3) có
cùng nhóm huyết thanh với bệnh mắt hột nhưng có bệnh cảnh lâm sàng xâm
nhập lan tràn gây tổn hại nhiều hơn ở vùng sinh dục – tiết niệu [24].
- Triệu chứng lâm sàng
+ Nam giới: gần giống như bệnh lậu. Thời gian ủ bệnh khá dài (từ 7-21
ngày). Biểu hiện bằng đái khó, đái buốt, đái rắt. Khám thấy miệng sáo đỏ,

viêm nề. Dịch niệu đạo màu trong hay trắng đục, số lượng ít đến vừa. Nhiều
trường hợp không có triệu chứng rõ ràng, chỉ tiết ít dịch niệu [26]. Ngoài
viêm niệu đạo, C. trachomatis còn gây viêm mào tinh hoàn, tuyến tiền liệt,
viêm đại tràng…


6

Hình 1.1. Lậu cấp ở nam giới

Hình 1.2. Viêm niệu đạo do Chlamydia


7

+ Nữ giới: triệu chứng lâm sàng nghèo nàn, 70% là viêm cổ tử cung và
viêm niệu đạo không điển hình; có thể ngứa âm đạo, đi tiểu khó, dịch tử cung
màu vàng hoặc xanh, số lượng vừa. Khám thấy cổ tử cung viêm đỏ, phù nề,
chạm vào dễ chảy máu [25], [27].
- Xét nghiệm chẩn đoán: ELISA, PCR, TMA (Transcription mediated
amplification) hoặc nuôi cấy phân lập
1.1.2.3. Trùng roi
- Là một loại ký sinh trùng hình quả mơ, có 3 - 5 roi; thường sống ở
trong âm đạo nữ giới, đôi khi ở niệu đạo, túi tinh và tiền liệt tuyến của
nam [12].
- Lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục, ngoài ra còn có thể lây qua
bồn tắm, khăn tắm ẩm ướt bị nhiễm ký sinh vật [24].
- Ủ bệnh thường từ 1- 4 tuần, có khoảng 50% người lành mang ký sinh
trùng nhưng không biểu hiện triệu chứng, đặc biệt ở nam giới.
* Ở phụ nữ: khí hư nhiều, loãng, có bọt màu vàng xanh, mùi hôi, kèm theo

ngứa, đi tiểu khó và đau khi giao hợp. Âm hộ, âm đạo, cổ tử cung đỏ, phù nề, có
nhiều khí hư màu vàng xanh loãng, có bọt ở cùng đồ [28].

Hình 1.3. Viêm âm đạo do trùng roi
* Ở nam giới: hầu hết không có triệu chứng. Khoảng 5-10% các trường hợp
có biểu hiện viêm niệu đạo không đặc hiệu [29].
- Xét nghiệm: soi tươi, nuôi cấy.


8

1.1.2.4. Nấm men Candida albicans
- Triệu chứng lâm sàng
+ Nữ giới: khí hư có màu trắng đục như váng sữa, không hôi. Có thể kèm
theo tiểu khó, đau khi giao hợp. Bệnh nhân ngứa nhiều, gãi trầy xước âm hộ.
Bệnh rất thường gặp ở phụ nữ [12], [24].

Hình 1.4. Viêm âm đạo do Candida albicans
+ Nam giới: có thể viêm quy đầu, hội chứng tiết dịch niệu đạo qua quan
hệ tình dục với phụ nữ bị viêm âm đạo do Candida.
Biểu hiện cấp hoặc mạn tính. Bệnh nhân thấy ngứa ở miệng sáo, khó chịu
dọc niệu đạo kèm viêm đỏ, giả mạc trắng ở quy đầu, rãnh quy đầu. Dịch niệu
đạo trắng như nhũ tương. Trường hợp mạn tính thì dịch niệu đạo ít hơn, nặn dọc
niệu đạo có ít mủ chảy ra hoặc có giọt mủ ban mai.
- Xét nghiệm chẩn đoán: nhuộm soi hoặc nuôi cấy.
1.1.2.5.Vi khuẩn khác
- Viêm niệu đạo còn có thể gây nên bởi một số vi khuẩn khác, trong đó
phần lớn là Gardnerella vaginalis, M. hominis và U. urealyticum [30], [31].



9

- Ngoài ra, một số vi khuẩn khác có thể phân lập được ở viêm niệu đạo,
viêm âm đạo như Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), Staphylococcus
epidermitis (tụ cầu da), Streptococcus hemolytic ß (liên cầu tan máu ß),
Streptococcus hemolytic α (liên cầu tan máu α) [12], [22], [24].
1.2. NHIỄM MYCOPLASMA ĐƯỜNG TIẾT NIỆU, SINH DỤC
1.2.1. Lịch sử bệnh do Mycoplasma
- Năm 1898: Mycoplasma được phân lập lần đầu tiên từ một con bò bị
viêm phổi - màng phổi truyền nhiễm.
- Năm 1937: Dienes và Edsall mô tả trường hợp mắc bệnh đầu tiên ở
người (phân lập được Mycoplasma. hominis từ tuyến bactholin của một phụ
nữ bị viêm đường sinh dục).
- Năm 1954: Shepard đã phân lập được Mycoplasma từ đường sinh dục,
tiết niệu, đó là Mycoplasma tạo khuẩn lạc nhỏ được gọi là chủng T (tiny nghĩa
là nhỏ) ngày nay được biết đó là Ureaplasma.
- Năm 1962: Chanock, Hayflick và Barile đã nuôi cấy được M.
pneumoniae gây viêm phổi không điển hình trên môi trường nhân tạo không
cần tế bào sống.
- Năm 1981: Mycoplasma genitalium được phân lập từ dịch niệu đạo của
một bệnh nhân nam bị viêm tiết niệu không do lậu [3].
1.2.2. Đặc điểm sinh vật học của Mycoplasma
1.2.2.1. Phân loại
- Mycoplasma là loại vi khuẩn sống tự do nhỏ nhất, hoàn toàn không có vách và
được xếp vào lớp Mollicutes (lớp da mềm), chia thành 4 bộ gồm: Mycoplasmatales,
Entomoplasmatales, Acholesplasmatales, Anaeroplasmatales [3].


10


- Mycoplasma có khoảng 150 loài khác nhau, trong đó có khoảng 15 loài
gây bệnh cho người, các loài khác gây bệnh cho động vật và một số loài gây
bệnh ở thực vật.
- Những loài phân lập ở người chủ yếu nằm trong bộ Mycoplasmatales
họ Mycoplasmataceae. Trên bệnh nhân, có 4 loài gây bệnh quan trọng là
M. Pneumoniae gây viêm phổi, Mycoplasma (gồm M. hominis, M. genitalium)
và Ureaplasma gây bệnh chủ yếu ở đường niệu, sinh dục [26].
- Mycoplasma có quan hệ họ hàng gần với trực khuẩn Gram dương, kỵ
khí – Clostridia.
1.2.2.2. Hình thể
Mycoplasma là một vi khuẩn gram âm, có kích thước rất nhỏ (0,2 - 0,3 μm),
bị biến dạng qua bước cố định tiêu bản thông thường nên thường được quan
sát sống trong môi trường lỏng. Dưới kính hiển vi phản pha thấy Mycoplasma
đa hình thái, dạng hình cầu hoặc dạng sợi tùy từng loài và tùy điều kiện nuôi
cấy. Dưới kính hiển vi điện tử thấy rõ chúng có một cấu trúc tận cùng đặc
biệt, ví như các "chi" có vai trò quan trọng để bám vào tế bào chủ và để di
động [3], [32].
1.2.2.3. Cấu tạo
Mycoplasma hoàn toàn không có vách nên đa hình thái, có thể qua được
màng lọc vi khuẩn. Tất cả các loài của chi Mycoplasma và Ureaplasma đều
có cholesterol trong màng bào tương, chất này hầu như chỉ có ở màng tế bào
nhân thật. Không thấy Mycoplasma có mesosom, pili, lông và vỏ; sinh sản
theo kiểu song phân giống như vi khuẩn nhưng không nhờ vách ngang mà do
màng bào tương thắt lại [3].


11

1.2.2.4. Di truyền
Bộ gen của các loài thuộc chi Mycoplasma có kích thước rất nhỏ, chỉ từ

580 đến 1360 kb (kilo base pair - nghìn cặp base) và thuộc chi Ureaplasma từ
750 đến 1170 kbp. Vì Mycoplasma là vi khuẩn nhỏ nhất có khả năng tự sao
chép, nên việc nghiên cứu di truyền phân tử ở chúng có vai trò đặc biệt nhằm
tìm hiểu hoạt động của những gen tối thiểu cần thiết cho sự sống.
1.2.2.5. Sức đề kháng
Mycoplasma nhạy cảm với các điều kiện bên ngoài như khô hanh, vì
không có vách; nhưng cũng vì vậy đề kháng các kháng sinh lớp beta-lactam
có tác dụng ức chế sinh tổng hợp vách của vi khuẩn [3].
1.2.2.6. Tính chất nuôi cấy
- Mycoplasma và vi khuẩn sống ký sinhnhưng có thể nuôi cấy được trên
môi trường nhân tạo. Khả năng sinh tổng hợp chất của Mycoplasma hạn chế
là do bộ gen nhỏ bé của nó [3].
- Nhu cầu dinh dưỡng: Mycoplasma cần các tiền chất acid nucleic, acid
amin, acid béo và cholesterol, vì vậy chúng phải ký sinh.
- Nhu cầu khí trường: khác nhau tùy loài. M. pneumoniae và M. genitalium
hiếu khí. M. hominis và Ureaplasma spp. không có nhu cầu nhưng phát triển
tốt hơn trong khí trường có 5% CO2.
- Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp là 36-38oC
- Thời gian giữa hai lần phân chia: trong môi trường lỏng, khoảng cách một
thế hệ thay đổi từ 1 giờ cho Ureaplasma spp. đến 6 giờ cho M. Pneumoniae và
nhiều hơn cho M. genitalium.
- Trong canh thanh, chúng thường không làm đục môi trường. Trên
môi trường thạch, khuẩn lạc được hình thành chậm (sau 2-8 ngày) và rất


12

nhỏ (15-300 µm). Khuẩn lạc hình tròn, trung tâm màu tối nổi gồ lên, xung
quanh khuẩn lạc bờ mỏng và lấn sâu vào bề mặt thạch. Hình dạng khuẩn lạc có
khác nhau nhưng điển hình là dạng “trứng ốp lếp” vì vi khuẩn ăn sâu vào thạch ở

vùng trung tâm. Khuẩn lạc của Ureaplasma spp. rất nhỏ và không đều [26].

Hình 1.5. Khuẩn lạc M. hominis trên môi trường nuôi cấyA7

Hình 1.6. Khuẩn lạc U. urealyticum trên môi trường nuôi cấy A7


13

1.2.2.7. Tính chất sinh vật hóa học
- Mycoplasma không có hệ cytochrom. Chúng tạo năng lượng bằng
chuyển hóa glucose, phân hủy acid amin hoặc oxy hóa acid béo.
- Dựa vào chuyển hóa glucose, Mycoplasma phân lập từ người được xếp
thành hai nhóm: lên men và không lên men.
+ Nhóm lên men glucose gồm: M. Pneumoniae, M. genitalium, M. fermentans
và M. Penetrans.
+ Nhóm không lên men gồm: M. hominis (lấy năng lượng từ thủy phân
arginin), M. fermentans và M. Penetrans (sử dụng cả arginin và glucose),
Ureaplasma spp. (lấy năng lượng từ phân hủy ure). Những đặc điểm này
được sử dụng để xác định Mycoplasma có nguồn gốc từ người [3].
1.2.2.8. Cấu trúc kháng nguyên
- Kháng nguyên màng có thể đóng vai trò thiết yếu trong đáp ứng miễn
dịch của cơ thể cảm thụ. Protein P1 (170 kDa) có nhiều ở đầu tận cùng, là
chất bám dính chính cùng với sự tham gia của các protein khác như P30,
HMW1-3 (high molecular weight).
- Protein bám dính P1 của các chủng khác nhau nên được chia thành hai
nhóm: M. pneumoniae là loài đồng gen (homogenous), M. hominis dị gen
(heterogenous) nhiều hơn nhưng không có các thứ loài (subspecies) hoặc các
type huyết thanh (serovars) trong các chủng M. hominis. Loài U. urealyticum
có các type huyết thanh 2, 4, 5 và 7-13.

1.2.2.9. Nơi sinh sống
- Dựa vào nơi cư trú, Mycoplasma được chia thành hai nhóm: đường hô
hấp và đường sinh dục - tiết niệu.
- Hầu hết Mycoplasma phân lập từ họng miệng là những vi khuẩn hội sinh đơn
thuần, chỉ có M. pneumoniae cư trú ở đường hô hấp dưới là có khả năng gây bệnh.


14

- Có bảy loài được xem là Mycoplasma đường sinh dục, hai trong số đó:
Ureaplasma spp. và M. hominis là thành viên của vi khuẩn hội sinh thuộc vi hệ ở
đường sinh dục đa số người bình thường. Tỷ lệ mang hai loài này thay đổi theo
lứa tuổi, yếu tố nội tiết, chủng tộc và hoạt động tình dục. Ở phụ nữ có thể tới
50% có Ureaplasma spp. ở âm đạo trong khi M. hominis có thể thấp hơn 10%.
Cả hai loài này đều có khả năng gây bệnh.
- Mười sáu loài Mycoplasma tìm thấy ở người, được liệt kê trong bảng
dưới đây:
Bảng tổng hợp một số đặc điểm sinh học của Mycoplasma phân lập từ người
Nơi cư trú
Tên loài

Họng,
miệng

Chuyển hóa

Vai trò
Đường tiết niệuGlucose Arginin gây bệnh
sinh dục


M. pneumoniae

+

-

+

-

(+)

M. salivarium

+

-

-

+

(-)

M. orale

+

-


-

+

(-)

M. buccale

+

-

-

+

(-)

M. faucium

+

-

-

+

(-)


M. lipophilum

+

-

-

+

(-)

M. hominis

-

+

-

+

(+)

M. genitalium

-

+


+

-

(+)

M. fermentans

+

+

+

+

(?)

M. penetrans

-

+

+

+

(?)


M. primatum

-

+

-

+

(-)

M. spermatophilum

-

+

-

+

(-)

M. pirum

?

?


+

+

(-)

Ureaplasma spp

-

+

-

-

(+)

A. laidlawii

+

-

+

-

(-)


A. oculi

?

?

+

-

(-)

(+): đã được chứng minh; (?): chưa rõ; (-): không gây bệnh


15

1.2.3. Khả năng gây bệnh
1.2.3.1. Nhiễm khuẩn đường hô hấp
- Cơ chế gây bệnh
+ Do đa hình thái, nhỏ và cơ chế bám dính, M. pneumoniae gắn vào biểu
mô đường hô hấp, gây tổn thương tế bào tại chỗ và gây rối loạn bệnh lý có thể
dẫn tới thương tổn cả ở những nơi khác ngoài đường hô hấp. M. pneumoniae
bám vào tế bào hồng cầu, tế bào biểu mô đường hô hấp và có thể bám được
vào chất nền, chất dẻo, thủy tinh. Bằng cách này, in vivo M. pneumoniae tiếp
xúc gần gũi với màng tế bào và lẩn tránh được sự chuyển động của nhung mao.
+ Việc bám dính làm cản trở hoạt động của nhung mao và gây biến đổi
tế bào do M. pneumoniae sản sinh ra peroxide, superoxide có tác dụng như
haemolysin.
- Hình ảnh lâm sàng: Nhiễm trùng thường có khởi đầu như một viêm khí

– phế quản. Biểu hiện: sốt, các triệu chứng đường hô hấp trên như ho khan và
có tổn thương trên X.quang. Bệnh tiến triển chậm, tăng dần nhưng thường là
bệnh nhẹ. Các triệu chứng khác đi kèm: tổn thương ở da (hội chứng StevenJohnson và ban đa dạng), viêm tai giữa, viêm họng, có thể có cả triệu chứng
thần kinh.
- Dịch tễ học
M. pneumoniae lây truyền trực tiếp hay gián tiếp qua các giọt nhỏ trong
không khí. Nguồn bệnh duy nhất là người bị bệnh. M. pneumoniae gây nhiễm
khuẩn hô hấp cấp, rất hay gặp ở trẻ từ 4 tuổi tới thanh niên, song cũng có thể
xảy ra ở trẻ nhỏ hơn và người cao tuổi. Bệnh có thể gây thành dịch nhỏ ở từng
vùng, đỉnh điểm có thể cứ sau mỗi 4 - 7 năm.


×