Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn khu vực mũi cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.94 MB, 218 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
____________________

Phạm Hạnh Nguyên

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO TỒN RỪNG NGẬP MẶN
KHU VỰC MŨI CÀ MAU

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

Hà Nội, 2016
i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
____________________

Phạm Hạnh Nguyên

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO TỒN RỪNG NGẬP MẶN
KHU VỰC MŨI CÀ MAU

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 62 85 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TS. Trƣơng Quang Hải
2. PGS.TS. Lê Kế Sơn

Hà Nội, 2016
ii


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận án

Phạm Hạnh Nguyên

i


LỜI CẢM ƠN
Luận án đƣợc hoàn thành tại Khoa Địa lý, Trƣờng Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội dƣới sự hƣớng dẫn của GS.TS. Trƣơng Quang Hải
và PGS.TS. Lê Kế Sơn. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy,
những ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, cố vấn khoa học, giúp đỡ, động viên tác giả
trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Địa lý, các thầy cô ở
Khoa Địa lý và Phòng Sau Đại học, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội, đã chỉ bảo, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hồn

thành luận án.
Tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn đến các thầy cô, các nhà khoa học ở Viện Địa
lý, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam, Khoa Địa lý - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu
Tài nguyên và Môi trƣờng - Đại học Quốc gia Hà Nội… đã góp ý, giúp đỡ tác giả
hoàn thành luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các anh, chị, bạn bè tại Cục Viễn thám Quốc
gia và Viện Khoa học đo đạc và Bản đồ - Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng; Sở Tài
nguyên và Môi trƣờng tỉnh Cà Mau; Vƣờn quốc gia Mũi Cà Mau; Trung tâm nghiên
cứu Rừng và Đất ngập nƣớc… đã cung cấp thông tin, tài liệu tham khảo giúp tác giả
hoàn thành luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Cục Bảo tồn
Đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trƣờng, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã giúp đỡ,
động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận án.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè,
những ngƣời đã ln giúp đỡ, động viên, khuyến khích tác giả trong suốt quá trình
thực hiện luận án. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến GS. TSKH. Phan
Nguyên Hồng, ngƣời đã truyền nhiệt huyết, sự nghiêm túc, nỗ lực trong nghiên cứu
khoa học, cung cấp cho tác giả nhiều thông tin và tài liệu tham khảo quý giá để
hoàn thành luận án.
Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô, các nhà khoa học,
gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2016
Tác giả luận án
Phạm Hạnh Nguyên

ii


MỤC LỤC

CÁC THUẬT NGỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .........................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH .........................................................................................................viii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 3
5. Những điểm mới của luận án ......................................................................................... 3
6. Luận điểm bảo vệ ............................................................................................................ 3
7. Cơ sở tài liệu thực hiện đề tài ........................................................................................ 4
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .................................................................. 4
9. Cấu trúc của luận án ....................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH
GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO TỒN
RỪNG NGẬP MẶN ........................................................................................................... 5
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN VEN BIỂN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO TỒN RỪNG NGẬP MẶN
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ................................................................................... 5
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu đánh giá cảnh quan ven biển phục vụ phát triển
kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn trên thế giới và Việt Nam ........................................ 5
1.1.1.1. Hƣớng nghiên cứu phân vùng, phân loại cảnh quan ven biển .............. 6
1.1.1.2. Hƣớng nghiên cứu cấu trúc, chức năng, biến đổi cảnh quan ven biển ...... 7
1.1.1.3. Hƣớng nghiên cứu sinh thái cảnh quan ven biển ................................ 10
1.1.1.4. Hƣớng nghiên cứu đánh giá CQ theo tiếp cận kinh tế sinh thái ......... 11
1.1.1.5. Hƣớng nghiên cứu sử dụng CQVB theo tiếp cận hệ sinh thái ............ 13
1.1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về khu vực Mũi Cà Mau ...................... 18
1.1.2.1. Các nghiên cứu thành phần cảnh quan ................................................ 18
1.1.2.2. Các nghiên cứu về phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn ........ 20
1.1.2.3. Các nghiên cứu tổng hợp khu vực ....................................................... 21

1.2. LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO TỒN RỪNG NGẬP MẶN KHU VỰC
MŨI CÀ MAU .................................................................................................................. 23
1.2.1. Quan niệm về cảnh quan trong luận án ........................................................... 23
1.2.2. Đối tƣợng và nguyên tắc nghiên cứu cảnh quan ven biển .............................. 24
1.2.3. Phân loại và phân vùng cảnh quan ven biển ................................................... 25
1.2.4. Phân tích cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan ven biển ..................... 26
1.2.5. Diễn thế sinh thái và biến đổi cảnh quan ven biển.......................................... 28
1.2.6. Đánh giá kinh tế sinh thái cảnh quan ven biển ............................................... 34
iii


1.2.7. Định hƣớng không gian phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn ........... 39
1.2.8. Đánh giá giá trị của rừng ngập mặn ................................................................ 41
1.3. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 43
1.3.1. Hƣớng tiếp cận nghiên cứu ............................................................................. 43
1.3.2. Quan điểm nghiên cứu .................................................................................... 44
1.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 46
1.3.4. Các bƣớc nghiên cứu ....................................................................................... 49
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................................... 50
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN KHU VỰC
MŨI CÀ MAU ................................................................................................................ 51
2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN ................................ 51
2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................ 51
2.1.2. Địa chất, địa mạo...................................................................................................... 52
2.1.3. Khí hậu, thủy hải văn ............................................................................................... 56
2.1.4. Thổ nhƣỡng .............................................................................................................. 60
2.1.5. Thảm thực vật và đa dạng sinh học......................................................................... 63
2.1.6. Con ngƣời và các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên .................................. 71
2.2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA CẢNH QUAN KHU VỰC

MŨI CÀ MAU ................................................................................................................. 74
2.2.1. Phân loại cảnh quan................................................................................................ 74
2.2.1.1. Hệ thống chỉ tiêu phân loại cảnh quan ................................................ 74
2.2.1.2. Bản đồ cảnh quan ................................................................................ 76
2.2.1.3. Đặc điểm cảnh quan ............................................................................ 77
2.2.1.4. Tính đặc thù trong cấu trúc đứng và quy luật phân hoá cảnh quan..... 80
2.2.2. Phân vùng cảnh quan ............................................................................................. 83
2.2.2.1. Cơ sở phân vùng cảnh quan ................................................................ 83
2.2.2.2. Các tiểu vùng cảnh quan ..................................................................... 84
2.2.3. Chức năng tự nhiên và động lực cảnh quan rừng ngập mặn ............................. 87
2.2.3.1. Chức năng tự nhiên của cảnh quan rừng ngập mặn ............................ 87
2.2.3.2. Động lực cảnh quan ............................................................................. 89
2.2.4. Diễn thế sinh thái cảnh quan rừng ngập mặn ...................................................... 90
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .................................................................................................... 94
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG
KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO TỒN RỪNG NGẬP MẶN
KHU VỰC MŨI CÀ MAU .............................................................................................. 95
3.1. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO CÁC MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VÀ BẢO TỒN RỪNG NGẬP MẶN KHU VỰC MŨI CÀ MAU ................................. 95
3.1.1. Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan cho mục đích phát triển kinh tế
và bảo tồn rừng ngập mặn ................................................................................................... 95
3.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 105
iv


3.1.2.1. Giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn ..................................................... 105
3.1.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình phát triển kinh tế ............................ 111
3.1.3. Đánh giá tính bền vững mơi trƣờng và xã hội của các loại hình PTKT ............. 117
3.1.3.1. Tính bền vững mơi trƣờng ............................................................................ 117
3.1.3.2. Tính bền vững xã hội ..................................................................................... 118

3.1.4. Đánh giá tổng hợp theo tiếp cận kinh tế sinh thái ................................................ 119
3.2. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI
CẢNH QUAN RỪNG NGẬP MẶN KHU VỰC MŨI CÀ MAU ........................ 122
3.2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các vấn đề kinh tế
xã hội, môi trƣờng liên quan .......................................................................................... 122
3.2.1.1. Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên ........................ 122
3.2.1.2. Các vấn đề kinh tế xã hội và môi trƣờng liên quan ........................... 125
3.2.1.3. Phân tích quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách
liên quan đến bảo tồn và phát triển kinh tế thực thi tại khu vực nghiên cứu . 130
3.2.2. Xu thế biến đổi cảnh quan khu vực Mũi Cà Mau ............................................. 134
3.2.2.1. Biến đổi cảnh quan rừng ngập mặn theo diễn thế sinh thái .............. 134
3.2.2.2. Sự biến đổi cảnh quan do tác động của con ngƣời ............................ 135
3.2.2.3. Sự biến đổi cảnh quan do tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu.... 140
3.3. ĐỊNH HƢỚNG KHƠNG GIAN VÀ CÁC GIẢI PHÁP KẾT HỢP PHÁT
TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO TỒN RỪNG NGẬP MẶN KHU VỰC MŨI CÀ MAU .. 147
3.3.1. Định hƣớng không gian phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn ............... 147
3.2.3.1. Cơ sở đề xuất định hƣớng ............................................................................. 147
3.2.3.2. Nguyên tắc đề xuất định hƣớng.................................................................... 149
3.2.3.3. Định hƣớng không gian phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn ..... 149
3.3.2. Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn.......................... 157
3.3.2.1. Quy hoạch sử dụng đất .................................................................................. 157
3.3.2.2. Giải pháp khoa học, kỹ thuật ........................................................................ 158
3.3.2.3. Giải pháp về chính sách................................................................................. 159
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .................................................................................................. 161
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 163
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 166
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 167
PHỤ LỤC......................................................................................................................... 182


v


CÁC THUẬT NGỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BCR

Tỷ suất lợi ích - chi phí (Benefit - Cost Ratio)

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CQ

Cảnh quan

CQVB

Cảnh quan ven biển

CSD

Đất chƣa sử dụng

DLST

Du lịch sinh thái

ĐDC


Đất dân cƣ

ĐGCQ

Đánh giá cảnh quan

ĐGTNSTCQ

Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan

ĐQP

Đất quốc phòng

HST

Hệ sinh thái

KTST

Kinh tế sinh thái

NPV

Giá trị hiện rịng (Net Present Value)

NTTS

Ni trồng thủy sản


NTTSCC

Ni trồng thủy sản chuyên canh

NTTSQCCT

Nuôi trồng thủy sản quảng canh cải tiến

PTKT

Phát triển kinh tế

PV

Giá trị hiện thời (Present Value)

RĐD

Rừng đặc dụng

RNM

Rừng ngập mặn

RPH

Rừng phòng hộ

STCQ


Sinh thái cảnh quan

TVCQ

Tiểu vùng cảnh quan

VQG

Vƣờn quốc gia

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các nhân tố khí hậu tại khu vực Mũi Cà Mau ................................... 56
Bảng 2.2: Diện tích các thảm thực vật khu vực Mũi Cà Mau ............................ 64
Bảng 2.3: Thống kê dân số lao động các xã khu vực Mũi Cà Mau .................... 72
Bảng 2.4: Hệ thống đơn vị phân loại cảnh quan khu vực Mũi Cà Mau .............. 75
Bảng 2.5: Đặc điểm các Nhóm dạng cảnh quan khu vực Mũi Cà Mau .............. 79
Bảng 2.6: Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan khu vực Mũi Cà Mau.................. 85
Bảng 3.1: Bảng cơ sở đánh giá riêng các chỉ tiêu của các dạng CQ cho các
mục đích PTKT và bảo tồn RNM khu vực Mũi Cà Mau .....................100
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả đánh giá thích nghi sinh thái các dạng CQ cho
mục đích PTKT và bảo tồn RNM ............................................................. 102
Bảng 3.3: Tổng diện tích mức độ thích nghi S1 và S2 theo các TVCQ ................. 104
Bảng 3.4: Trữ lƣợng gỗ của RNM khu vực Mũi Cà Mau ....................................... 106
Bảng 3.5: Thông tin về khai thác thủy sản của khu vực Mũi Cà Mau năm 2013 ... 107
Bảng 3.6: Giá trị tích luỹ Cacbon của một số lồi cây RNM tự nhiên khu vực
Mũi Cà Mau .............................................................................................. 108
Bảng 3.7: Giá trị tích lũy Cacbon của RNM khu vực Mũi Cà Mau ....................... 109

Bảng 3.8: Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của DLST ......................................... 113
Bảng 3.9: Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của NTTSCC ................................... 114
Bảng 3.10: Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế năm 2013 của NTTSQCCT theo
các hạng thích nghi .................................................................................... 115
Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế của các loại hình kinh tế ở hạng rất thích nghi ......... 115
Bảng 3.12: Phân cấp và cho điểm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế .............. 116
Bảng 3.13: Điểm đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình PTKT ở hạng
rất thích nghi ............................................................................................. 116
Bảng 3.14: Kết quả đánh giá tổng hợp tính bền vững xã hội và mơi trƣờng của
các loại hình kinh tế .................................................................................. 119
Bảng 3.15: Tổng hợp kết quả đánh giá kinh tế sinh thái cho NTTSQCCT ............ 121
Bảng 3.16: Hiện trạng RNM tại VQG Mũi Cà Mau năm 2011 .............................. 123
Bảng 3.17: Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực Mũi Cà Mau ................................. 124
Bảng 3.18: Khối lƣợng cát-sỏi bị khai thác trên dịng sơng Mê Kơng ................... 139
Bảng 3.19: Kịch bản mực nƣớc biển dâng trong thế kỷ XXI ................................. 141
Bảng 3.20: Mực nƣớc biển dâng tại một số tỉnh ven biển Nam Bộ ........................ 141
Bảng 3.21: Dự báo biến động diện tích CQ RNM theo mực nƣớc biển dâng ........ 146
Bảng 3.22: Đề xuất định hƣớng không gian PTKT và bảo tồn RNM khu vực
Mũi Cà Mau theo đơn vị CQ ..................................................................... 150
Bảng 3.23: Đề xuất định hƣớng không gian PTKT và bảo tồn RNM khu vực
Mũi Cà Mau theo các TVCQ .................................................................... 151
Bảng 3.24: Thống kê diện tích và phân bố khơng gian ƣu tiên PTKT và bảo tồn
RNM khu vực Mũi Cà Mau theo đơn vị hành chính cấp xã .......................... 156
vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ diễn thế sinh thái hệ sinh thái rừng ngập mặn ................................... 29
Hình 1.2: Sơ đồ các bƣớc nghiên cứu đánh giá CQ phục vụ PTKT và bảo tồn
RNM khu vực Mũi Cà Mau ........................................................................... 49

Hình 2.1: Bản đồ hành chính khu vực Mũi Cà Mau ............................................... 51a
Hình 2.2: Bản đồ độ sâu ngập triều địa hình khu vực Mũi Cà Mau ....................... 53a
Hình 2.3: Bản đồ địa mạo khu vực Mũi Cà Mau .................................................... 53b
Hình 2.4: Bản đồ thủy văn khu vực Mũi Cà Mau ................................................... 58a
Hình 2.5: Bản đồ thổ nhƣỡng khu vực Mũi Cà Mau .............................................. 60a
Hình 2.6: Biểu đồ cơ cấu thảm thực vật khu vực Mũi Cà Mau ................................... 64
Hình 2.7: Bản đồ thảm thực vật Mũi Cà Mau năm 2012 ........................................ 64a
Hình 2.8: Bản đồ cảnh quan khu vực Mũi Cà Mau ................................................ 77a
Hình 2.9: Sơ đồ cấu trúc đứng CQ khu vực Mũi Cà Mau ............................................ 81
Hình 2.10: Lát cắt cảnh quan khu vực Mũi Cà Mau ............................................... 82a
Hình 2.11: Bản đồ các Tiểu vùng CQ khu vực Mũi Cà Mau ................................. 85a
Hình 2.12: Sơ đồ diến thế sinh thái CQ RNM khu vực Mũi Cà Mau ....................... 91
Hình 3.1: Bản đồ thích nghi sinh thái của Mắm trắng (Avicennia alba) .............. 104a
Hình 3.2: Bản đồ thích nghi sinh thái của Đƣớc (Rhizophora apiculata) ............ 104b
Hình 3.3: Bản đồ thích nghi sinh thái của CQ khu vực Mũi Cà Mau cho NTTSQCCT. 104c
Hình 3.4: Bản đồ thích nghi sinh thái của CQ khu vực Mũi Cà Mau cho NTTSCC 104d
Hình 3.5: Bản đồ thích nghi sinh thái của CQ khu vực Mũi Cà Mau cho DLST. 104e
Hình 3.6: Giá trị hiện ròng theo chu kỳ sản suất của loại hình NTTSQCCT .......... 115
Hình 3.7: Diện tích các loại RNM theo mục đích sử dụng ........................................ 122
Hình 3.8: Cơ cấu diện tích RNM thuộc các phân khu của VQG Mũi Cà Mau ....... 123
Hình 3.9: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực Mũi Cà Mau năm 2012 .......... 124a
Hình 3.10: Xu thế biến đổi CQ khu vực Mũi Cà Mau theo diễn thế sinh thái ........ 135
Hình 3.11: Biến động diện tích RNM khu vực Mũi Cà Mau qua các năm .............. 136
Hình 3.12: Bản đồ diện tích Rừng ngập mặn khu vực Mũi Cà Mau năm 1965 ........ 138a
Hình 3.13: Bản đồ biến động diện tích Rừng ngập mặn khu vực Mũi Cà Mau
giai đoạn 1965 - 1989 ...............................................................................138b
Hình 3.14: Bản đồ biến động diện tích Rừng ngập mặn khu vực Mũi Cà Mau
giai đoạn 1989 - 2004 ............................................................................... 138c
Hình 3.15: Bản đồ biến động diện tích Rừng ngập mặn khu vực Mũi Cà Mau
giai đoạn 2004 - 2012 ...............................................................................138d

Hình 3.16: Bản đồ CQ RNM khu vực Mũi Cà Mau năm 2012.................................. 146a
Hình 3.17: Bản đồ dự báo biến động CQ RNM khu vực Mũi Cà Mau do mực
nƣớc biển dâng giai đoạn 2012 - 2040 .............................................. 146b
Hình 3.18: Bản đồ dự báo biến động CQ RNM khu vực Mũi Cà Mau do mực
nƣớc biển dâng giai đoạn 2012 - 2070 .............................................. 146c
Hình 3.19: Bản đồ tổ chức không gian lãnh thổ khu vực Mũi Cà Mau ..................... 152a
viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cảnh quan ven biển (CQVB) có độ nhạy cảm sinh thái cao và dễ bị tổn thƣơng
[15]. Trong những năm vừa qua dƣới áp lực của hoạt động phát triển, các giá trị
kinh tế và sinh thái quan trọng của các CQVB có xu hƣớng giảm, xung đột về lợi
ích giữa các nhóm ngƣời sử dụng có xu hƣớng tăng [138]. Khơng những thế, CQVB
còn bị ảnh hƣởng mạnh mẽ của các yếu tố thiên nhiên cực đoan nhƣ bão, sóng thần,
xói lở bờ, nƣớc biển dâng. Cảnh quan ven biển có nguy cơ bị biến đổi mạnh mẽ
trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay. Vì vậy, để phát triển bền vững
khu vực ven biển việc nghiên cứu cơ sở khoa học cho sử dụng hợp lý tài nguyên và
bảo vệ môi trƣờng khu vực này là nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Cảnh quan (CQ) học là bộ môn khoa học có tính tổng hợp cao nghiên cứu mối
quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau của các hợp phần tự nhiên cấu thành nên các quyển
Trái đất [27, 29, 158]. Kết quả nghiên cứu CQ là cơ sở để giải quyết tổng thể các vấn
đề lớn trong xã hội và là một công cụ mạnh để các nhà quản lý định hƣớng sử dụng
lãnh thổ hợp lý [97]. Việc nghiên cứu CQ phục vụ sử hợp lý tài nguyên và bảo vệ
môi trƣờng trở thành xu hƣớng nghiên cứu hiện nay [89, 97]... Tiếp cận CQ là hƣớng
nghiên cứu phù hợp nhất để thực hiện quy hoạch bền vững vì nó tích hợp các mối
quan tâm về việc bảo vệ tài nguyên môi trƣờng, bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo
sinh kế nông nghiệp và phát triển du lịch sinh thái của các khu vực ven biển [147].
Khu vực Mũi Cà Mau gồm 4 xã vùng đệm của Vƣờn quốc gia (VQG) Mũi Cà

Mau: Đất Mũi, Viên An, Đất Mới và Lâm Hải. Khu vực này là một vùng sinh thái
đặc thù, nơi xảy ra sự tƣơng tác liên tục giữa biển và lục địa, là vùng đất ngập nƣớc
chịu tác động đồng thời của hai chế độ thủy hải văn Biển Đơng và vịnh Thái Lan,
RNM có tính đa dạng sinh học và giá trị kinh tế - sinh thái cao. Khu vực này liên
tục đƣợc bồi đắp, mở mang đồng bằng ra phía biển do đó việc hình thành và phát
triển CQ ở đây cũng rất đặc thù, rất khác biệt so với các khu vực khác.
Khu vực Mũi Cà Mau có các điều kiện tự nhiên, mơi trƣờng sinh thái thích hợp
cho phát triển rừng ngập mặn (RNM). Vị trí khu vực này nằm gần với các khu vực
RNM khác của Malaysia và Indonesia, những trung tâm hình thành cây ngập mặn
trên thế giới [22, 107], từ các trung tâm này giống cây ngập mặn đƣợc vận chuyển
vào Việt Nam chủ yếu nhờ những dòng chảy đại dƣơng và dòng chảy ven bờ. Khu
vực Mũi Cà Mau là khu vực có RNM phát triển khơng những của bán đảo Cà Mau
nằm trong vùng ven biển Nam Bộ, mà còn của khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng
[22]. Rừng ngập mặn khu vực này có diện tích, số lƣợng lồi và kích thƣớc phát triển
mạnh nhất so với các khu vực khác của Việt Nam [11, 22, 59]. Sự phát triển của HST
1


RNM của khu vực Mũi Cà Mau đã góp phần làm phong phú CQ của vùng lãnh thổ
ven biển Việt Nam.
Vƣờn quốc gia Mũi Cà Mau đƣợc thành lập ngày 14 tháng 7 năm 2003 theo
Quyết định số 142/2003/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ trên cơ sở Khu Bảo tồn
Thiên nhiên Đất Mũi trƣớc đây. VQG Mũi Cà Mau đã đƣợc Tổ chức Văn hóa, Khoa
học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là khu dự trữ sinh quyển
thế giới vào ngày 26 tháng 5 năm 2009, đƣợc Ban thƣ ký Công ƣớc Ramsar công
nhận là Khu Ramsar thứ 5 của Việt Nam và là khu Ramsar thứ 2.088 trên thế giới
vào ngày 27 tháng 11 năm 2012. Có thể nói việc bảo tồn hệ sinh thái (HST) RNM
của khu vực Mũi Cà Mau có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế, đã trở thành chủ
trƣơng của Chính Phủ và tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, so với trƣớc đây diện tích RNM
khu vực Mũi Cà Mau đã bị giảm đi rất nhiều, kéo theo sự suy giảm về chất lƣợng

rừng và đa dạng sinh học. Áp lực phát triển kinh tế (PTKT), sự khai thác quá mức,
thiếu kiểm soát của con ngƣời và các tác động tiêu cực của thiên nhiên nhƣ bão,
sóng thần, lũ lụt, nƣớc biển dâng, BĐKH… là những nguyên nhân hàng đầu gây
suy giảm diện tích và chất lƣợng RNM. Vì vậy việc nghiên cứu cơ sở khoa học, đề
xuất các giải pháp PTKT đảm bảo sinh kế của ngƣời dân đồng thời bảo tồn giá trị
RNM là vấn đề cấp thiết.
Với cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu sinh lựa cho đề tài
“Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế và bảo tồn rừng
ngập mặn khu vực Mũi Cà Mau” nhằm xác lập cơ sở khoa học địa lý góp phần
phát triển bền vững khu vực Mũi Cà Mau.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập cơ sở khoa học dựa vào nghiên cứu đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) cho
định hƣớng không gian và đề xuất các giải pháp kết hợp PTKT với bảo tồn RNM
khu vực Mũi Cà Mau.
3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nêu trên các nội dung nghiên cứu đƣợc xác định bao gồm:
- Xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đánh giá CQ phục vụ PTKT và
bảo tồn RNM tại khu vực Mũi Cà Mau.
- Nghiên cứu các nhân tố thành tạo và đặc điểm cấu trúc CQ, làm rõ tính đặc
thù của sự phân hóa CQ của khu vực Mũi Cà Mau.
- Đánh giá kinh tế sinh thái (KTST) cảnh quan cho định hƣớng không gian
PTKT và bảo tồn RNM khu vực Mũi Cà Mau.
2


- Phân tích hiện trạng khai thác và xu hƣớng biến đổi CQ RNM tại khu vực
Mũi Cà Mau.
- Đề xuất định hƣớng không gian và các giải pháp kết hợp PTKT và bảo tồn
RNM tại khu vực Mũi Cà Mau.
4. Phạm vi nghiên cứu

4.1. Phạm vi không gian
Giới hạn trong phần đất liền lãnh thổ 4 xã vùng đệm VQG Mũi Cà Mau (Đất
Mới, An Viên, Đất Mũi, Lâm Hải) thuộc hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển, tỉnh Cà
Mau đến mức triều thấp nhất về phía biển. Ranh giới đƣợc xác định dựa trên tham
khảo Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 25.000 do Cục Đo đạc bản đồ, Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng thực hiện năm 2003.
4.2. Phạm vi khoa học
- Nghiên cứu ĐGCQ đƣợc thực hiện trong luận án trên cơ sở bản đồ tỷ lệ
1:25.000.
- Biến động diện tích RNM khu vực Mũi Cà Mau các năm 1965, 1989, 2004,
2012 qua nghiên cứu dữ liệu bản đồ, ảnh viễn thám Landsat và Spot 5.
- Sự biến đổi của CQ RNM dƣới tác động của BĐKH đƣợc phân tích theo
kịch bản nƣớc biển dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng năm 2011 ứng với mức
phát thải trung bình.
5. Những điểm mới của luận án
1) Nghiên cứu đánh giá CQ đƣợc thực hiện theo hƣớng tiếp cận CQ kết hợp với
tiếp cận HST; đã làm rõ đƣợc tính đặc thù trong thành tạo, đặc điểm cấu trúc, động
lực, diễn thế sinh thái của CQ khu vực Mũi Cà Mau nằm trong miền tác động trực
tiếp giữa đất liền và biển, vịnh bao quanh với hai chế độ thủy động lực khác nhau.
2) Đề xuất đƣợc định hƣớng không gian và hệ thống giải pháp kết hợp PTKT
và bảo tồn RNM khu vực Mũi Cà Mau trên cơ sở kết quả đánh giá kinh tế sinh thái
các CQ.
6. Luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1: Dƣới tác động qua lại giữa lục địa - biển và hoạt động của con
ngƣời với đặc trƣng kiểu địa hình đồng bằng thấp ven biển, chịu tác động trực tiếp
và đồng thời của hai chế độ thủy động lực khác nhau nên khu vực Mũi Cà Mau có
các hợp phần tự nhiên và CQ mang tính đặc thù về cấu trúc, động lực, diễn thế và
phân hóa đa dạng, khác biệt giữa bờ nam và bờ tây. Cảnh quan khu vực này thuộc
Kiểu CQ RNM trong Lớp CQ đồng bằng ven biển, gồm 6 Hạng CQ, 31 Loại CQ,
44 Dạng CQ và 7 Nhóm dạng CQ.

3


- Luận điểm 2: Kết quả đánh giá tổng hợp CQ theo hƣớng KTST, phân tích
hiện trạng sử dụng và xu hƣớng biến đổi CQ là cơ sở khoa học cho việc định hƣớng
không gian theo các dạng CQ và TVCQ, đề xuất các giải pháp kết hợp PTKT và
bảo tồn RNM tại khu vực Mũi Cà Mau.
7. Cơ sở tài liệu thực hiện đề tài
Luận án đƣợc thực hiện dựa trên các nguồn dữ liệu chính sau:
(i) Kết quả nghiên cứu và điều tra thực địa, phỏng vấn tại khu vực Mũi Cà
Mau của tác giả trong thời gian thực hiện luận án (các đợt điều tra thực địa đƣợc
thực hiện vào tháng 5/2012, tháng 11/2012 và tháng 3/2013).
(ii) Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 25.000 và một số bản đồ thành phần tự nhiên gồm:
thổ nhƣỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất (2010), bản đồ hiện trạng và bản đồ quy
hoạch VQG Mũi Cà Mau (2003, 2011), bản đồ thông tin về khu vực Mũi Cà Mau
(1965)...
iii) Ảnh viễn thám Landsat năm 1989 và Spot 5 năm 2004, 2011.
(iv) Số liệu, báo cáo kinh tế - xã hội liên quan của 4 xã khu vực nghiên cứu.
(v) Các cơng trình khoa học mang tính lý luận về ĐKTN, KT-XH, bảo tồn
RNM, lƣợng giá dịch vụ HST phục vụ cho PTKT và bảo tồn RNM khu vực Mũi Cà
Mau. Các đề tài khoa học, luận án và các cơng trình nghiên cứu khác có liên quan,
bổ sung kiến thức lý luận và thực tiễn cho đề tài.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần hồn thiện cơ sở lý luận, phƣơng pháp luận
nghiên cứu CQ học ứng dụng áp dụng cho một lãnh thổ đặc thù ven biển.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị
phục vụ công tác quản lý, quy hoạch PTKT và bảo tồn khu vực RNM Mũi Cà Mau.
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục

vụ phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn
Chƣơng 2: Phân tích đặc điểm cảnh quan khu vực Mũi Cà Mau
Chƣơng 3: Đánh giá cảnh quan và đề xuất định hƣớng không gian phát triển
kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn khu vực Mũi Cà Mau.

4


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH
GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO TỒN
RỪNG NGẬP MẶN
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN VEN BIỂN PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO TỒN RỪNG NGẬP MẶN TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu đánh giá cảnh quan ven biển phục vụ phát triển
kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn trên thế giới và Việt Nam
Cảnh quan học là bộ môn khoa học đƣợc ra đời từ thế kỷ 19, đã đƣợc hình
thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội. Nghiên cứu CQ đã tạo cơ sở
khoa học đáp ứng những nhu cầu thực tiễn trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trƣờng của con ngƣời. Ngày nay, CQ đƣợc nhìn nhận nhƣ
là một sự tổng hợp năng động giữa môi trƣờng tự nhiên và văn hóa [90]. Kết quả
nghiên cứu CQ là cơ sở để giải quyết tổng thể các vấn đề lớn trong xã hội và là một
công cụ mạnh để các nhà quản lý định hƣớng sử dụng lãnh thổ hợp lý [88, 97].
Khái niệm CQ đƣợc xuất hiện vào đầu thế kỷ XIX. Nhà địa thực vật và địa vật
lý Alexander von Humboldt là một trong những ngƣời đầu tiên đƣa ra khái niệm
CQ “Landschaft ist das Totalcharakter einer Erdgegend” nghĩa là tồn bộ đặc tính
của một vùng trên Trái đất. CQ đƣợc coi nhƣ một thực thể tự nhiên có tính thống
nhất cao và có một thuộc tính nhất định [90].
Các nhà địa lý Liên Xô (cũ) xây dựng khái niệm CQ rộng hơn bao gồm cả
nhân tố vô sinh lẫn hữu sinh và gọi khoa học nghiên cứu CQ theo quan điểm địa lý

là CQ phát sinh theo các quan niệm khác nhau:
―Cảnh quan địa lý là một tập hợp hay một nhóm các sự vật, các hiện tượng,
trong đó đặc biệt là địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ thực vật và giới động vật
cũng như hoạt động của con người hoà trộn với nhau vào một thể thống nhất hồ
hợp, lặp lại một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó của Trái đất”
(L.C.Beger, 1931) [15].
“Cảnh quan địa lý được gọi là một lãnh thổ đồng nhất về mặt phát sinh, trong
đó có sự lặp lại một cách điển hình và các quy luật của một và chỉ một tập hợp liên
kết tương hỗ gồm: cấu trúc địa chất, dạng địa hình, nước mặt và nước ngầm, vi khí
hậu, các biến chủng đất, các quần xã thực - động vật” (N.A. Xolsev, 1948) [15].
―Cảnh quan là một phần riêng biệt về mặt phát sinh của một phần CQ, một
đới CQ hay nói chung của một đơn vị phân vùng lớn bất kỳ, đặc trưng bằng sự
5


đồng nhất tương quan địa đới lẫn phi địa đới, có một cấu trúc riêng và một cấu tạo
hình thái riêng” (A.G Ixatrenko, 1965) [15].
Kế thừa các nghiên cứu của các nhà khoa học Liên xô, các nhà khoa học Việt
Nam đƣa ra khái niệm CQ cho vùng nhiệt đới gió mùa, điển hình là“CQ địa lý là
một tổng thể được phân hóa trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai
cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa
hình, kiểu khí hậu, kiểu thủy văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật và
bao gồm một tập hợp có qui luật của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo
nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất” (Vũ Tự Lập, 1976) [32].
Cảnh quan ven biển đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu dƣới các góc độ
khác nhau về địa lý, sinh thái, kinh tế và văn hóa [15, 138]. Cảnh quan ven biển
được hiểu là các CQ nằm trên dải đất ven biển được hình thành và tiến hóa do tác
động tương hỗ qua lại giữa các nhân tố từ biển và lục địa, cũng như hoạt động của
con người. Đây là CQ có độ nhạy cảm sinh thái cao, dễ bị tổn thƣơng và biến đổi do
các tác động của con ngƣời và điều kiện môi trƣờng tự nhiên thay đổi [15]. Với mục

đích phát triển bền vững khu vực ven biển, CQVB rất đƣợc quan tâm nghiên cứu
trên thế giới và Việt Nam. Cho đến nay, hƣớng nghiên cứu này đã đạt đƣợc những
thành công nhất định theo một số hƣớng nghiên cứu nêu dƣới đây:
1.1.1.1. Hướng nghiên cứu phân vùng, phân loại cảnh quan ven biển
Hƣớng nghiên cứu phân vùng và phân loại CQ là một trong những hƣớng
nghiên cứu nổi bật trong tiếp cận địa lý học, CQ học. Hƣớng nghiên cứu này đã
phát triển từ rất lâu, đƣợc chú trọng ở Nga và các nƣớc Đông Âu. Khu vực này
đƣợc xem là cái nôi của khoa học CQ truyền thống với các nhà CQ tiêu biểu nhƣ:
L.S. Becgơ, L.G. Ramenxki, N.A. Xôlntxev, B.B. Pôlƣnôp, A.I. Perelmen, A.G.
Ixatrenko, N.A. Gvozdexki, V.A. Nhicolaev,…
Các nghiên cứu phân vùng, phân loại CQVB chủ yếu phục vụ cho mục đích
quản lý, quy hoạch, lập kế hoạch bảo tồn, sử dụng bền vững các HST ven biển. Các
cơng trình nghiên cứu CQVB đƣợc thực hiện ở các quy mô, tỉ lệ khác nhau, có thể là
lãnh thổ rộng lớn nhƣ bán đảo Abrau thuộc bờ biển đen (Marina Petrooshina, 2003)
[160], khu vực ven biển Địa Trung Hải (Shaul Amir, 1987) [87], phục vụ bảo tồn tại
Úc (R.L. Pressey và nnk, 2000) [162], quản lý, giám sát các đặc điểm của CQ trong
vùng ven biển tại Mỹ (Kevin Richard Slocum và nnk, 2002) [172], hay lãnh thổ quy
mô vƣờn quốc gia tại Mỹ (Yuri Zharikov và nnk, 2005) [191], quy mô là một bang
Florida và Virginia của Mỹ (Rhodes W. Fairbridge, 2004; Lyle Varnell và nnk, 2010)
[117, 185]… Tại Việt Nam có Phạm Hồng Hải (2006) phân vùng sinh thái CQ cho
6


toàn dải ven biển Việt Nam [14]; Phạm Thế Vĩnh (2004) phân vùng, phân loại CQVB
ở tỷ lệ 1/100.000 cho dải ven biển đồng bằng sông Hồng [85]; Nguyễn Quang Tuấn
(2013) phân vùng, phân loại CQVB ở tỷ lệ 1:50.000 phục vụ nghiên cứu sử dụng hợp
lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng cho huyện miền núi ven biển (huyện
Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) [70]; Bùi Thị Thu (2014) phân vùng, phân loại CQVB tỷ lệ
1.100.000 phục vụ nghiên cứu phát triền nông – lâm nghiệp các huyện ven biển tỉnh
Quảng Nam [56]…

Ngồi các cơng trình phân vùng, phân loại CQVB theo tiếp cận địa lý học,
cảnh quan học cịn có các hệ thống phân loại đặc thù đối với vùng ven biển nhƣ: hệ
thống phân loại đất ngập nƣớc ven biển Hoa kỳ của Cowardin và nnk (1979), hệ
thống phân loại đất ngập nƣớc ven biển trong phân loại đất ngập nƣớc của Công
ƣớc về các vùng đất ngập nƣớc có tầm quan trọng quốc tế (Ramsar, 1971) và Tổ
chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN, 1999), hệ thống phân loại đất ngập nƣớc
Việt Nam của Cục Bảo vệ Môi trƣờng (nay là Tổng cục Mơi trƣờng) (2007)…
Theo thời gian, đã có nhiều phƣơng pháp tiếp cận khác nhau trong phân vùng,
phân loại CQVB đƣợc nghiên cứu với mục đích mơ tả các tính năng nổi trội về tính
chất vật lý, sinh học, sự tiến hóa hoặc sự cố về mơi trƣờng... Nhìn chung, các cơng
trình phân vùng, phân loại CQVB trƣớc đây tập trung nghiên cứu các không gian
rộng lớn, với nhiều đơn vị phân loại khác nhau. Với việc nghiên cứu toàn diện hơn
và thuận tiện của thông tin định dạng kỹ thuật số, đặc biệt là sự phát triển của GIS,
phƣơng pháp tiếp cận tích hợp trong phân vùng, phân loại ven biển ngày càng đƣợc
ƣa chuộng [119].
1.1.1.2. Hướng nghiên cứu cấu trúc, chức năng, biến đổi cảnh quan ven biển
Hƣớng nghiên cứu cấu trúc, chức năng CQVB đã đƣợc các nhà địa lý Nga và
Đông Âu đã chú trọng trong suốt thập kỷ 90 (thế kỷ XX) [29, 90, 184]. Một trong
những mục đích chính là phục vụ PTKT - xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo
vệ môi trƣờng. Cùng với sự phát triển trên nền tảng khoa học CQ truyền thống,
khoa học CQ ở Nga và Đông Âu đã đƣợc thừa nhận rằng có đóng góp to lớn vào sự
phát triển khoa học CQ thế giới (Oldfield và Shaw 2006) [184].
Đối với CQVB, đối tƣợng có độ nhạy cảm sinh thái cao thì hƣớng nghiên cứu
cấu trúc, chức năng CQ đáp ứng yêu cầu PTKT - xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên
và bảo vệ môi trƣờng càng phát huy vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu cấu
trúc, chức năng là cơ sở cho việc hoạch định, tổ chức hợp lý lãnh thổ sản xuất và
bảo vệ môi trƣờng. Do vậy, nội dung này đƣợc quan tâm, nghiên cứu ứng dụng
phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau với các cơng trình nghiên cứu khá đa dạng.
7



Nội dung nghiên cứu tập trung vào các vấn đề nhƣ: đặc điểm, mơ hình và biến đổi
cấu trúc, chức năng CQ…
- Đặc điểm cấu trúc cảnh quan ven biển:
Cảnh quan ven biển đƣợc thành tạo bởi các nhân tố thuộc nhóm nền rắn (mẫu
chất, địa hình), nhóm nền nhiệt - ẩm (khí hậu, thủy - hải văn) và các yếu tố động lực
ngoại sinh (động lực sông - biển, chế độ triều, chế độ nhiệt - muối), có tính kém ổn
định, ảnh hƣởng đến quá trình thành tạo, cấu trúc CQ và là nguyên nhân cơ bản
khiến CQVB dễ bị biến đổi [17, 85]. Theo một số tác giả, động lực biến đổi CQ là
sóng, nƣớc biển dâng và gió… nguyên nhân chung gây biến đổi cấu trúc CQ nhanh
chóng là do mực nƣớc biển dâng [93, 128]). Một số cơng trình tiêu biểu là: Tatyana
Glushko (1996) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc CQ của các cồn cát ven biển của Biển
Đông Caspian [128]. Tác giả nhận định sự khác biệt của cấu trúc CQ cồn cát ven
biển là do động lực biến đổi CQ ở Trung Caspian là sóng cịn ở phía nam Caspian là
do nƣớc dâng và gió. Nhƣng nguyên nhân chung gây biến đổi cấu trúc CQ nhanh
chóng là do mực nƣớc biển dâng. Corina Basnou và nnk (2015) đã khẳng định tầm
quan trọng của việc nghiên cứu cấu trúc và động lực CQ trong việc quản lý sinh vật
ngoại lai xâm lấn từ các đô thị ven biển, một vấn đề đang đƣợc quan tâm hiện nay
[96]. Ulrich Walz (2015) nghiên cứu các chỉ số giám sát đa dạng cấu trúc CQ với
mục đích ƣớc tính sự thay đổi sử dụng đất và tác động của nó về tình trạng mơi
trƣờng và đa dạng sinh học [187]...
Tại Việt Nam, về nghiên cứu cấu trúc, chức năng có hai hƣớng nghiên cứu
chính là chú trọng nhiều tới các đặc trƣng sinh thái và chú trọng nhiều đến đặc điểm
nhân sinh. Phạm Thế Vĩnh (2004) [85] nhận định cấu trúc khơng gian của CQVB có
độ ổn định thấp hơn so với cấu trúc không gian của CQ đồi núi, đồng bằng do phụ
thuộc chặt chẽ và các yếu tố động lực ngoại sinh (động lực sông - biển, chế độ triều,
chế độ nhiệt - muối). Nguyễn Cao Huần và nnk (2005) cho rằng khai thác và quản
lý CQ bắt buộc phải dựa trên sự tơn trọng tính đặc thù của lãnh thổ, nơi phải chịu
tác động tổng hợp một cách trực tiếp của các yếu tố tự nhiên, các hoạt động phát
triển và gián tiếp cả các chính sách [28]. Một cơng trình tiêu biểu khác nhƣ: Dƣơng

Thị Nguyên Hà, Nguyễn Đức Tôn (2013) nghiên cứu CQ dải ven biển tỉnh Quảng
Ngãi trong xu thế BĐKH [12]; Bùi Thị Thu (2014) nghiên cứu sự phân hóa CQ các
huyện ven biển tỉnh Quảng Nam cho phát triển nông – lâm nghiệp [56]; Đặng Văn
Thẩm và nnk (2013) nghiên cứu cấu trúc CQ phục vụ định hƣớng phát triển bền
vững kinh tế - xã hội huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình [51]; Nguyễn Quang Tuấn
(2013) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc CQ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh cho sử dụng
8


hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng [70]; Phạm Quang Tuấn (2006)
nghiên cứu đặc điểm CQVB phục vụ định hƣớng PTKT và bảo vệ môi trƣờng
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định [72]...
- Nghiên cứu mơ hình cảnh quan ven biển:
Một trong các nội dung nghiên cứu là việc xây dựng các mơ hình cảnh quan.
Các mơ hình cảnh quan đang ngày càng đƣợc sử dụng nhƣ công cụ để quản lý trong
lâm nghiệp, đánh giá sinh thái, kế hoạch phục hồi, và sự thay đổi khí hậu. Chính vì
tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực nên việc xây dựng mơ hình cảnh quan đƣợc
quan tâm và có nhiều phƣơng pháp tiếp cận xây dựng mơ hình cảnh quan nhƣ: tiếp
cận HST, hƣớng nghiên cứu định lƣợng, mơ hình hình thái… Một số cơng trình tiêu
biểu là: Weimin Xi và nnk (2009) đã rà soát các mơ hình CQ rừng, phân tích sự phát
triển, thành phần và các loại mơ hình, xem xét phƣơng pháp tiếp cận, tính ứng dụng,
những điểm mạnh và điểm yếu của các mơ hình. Tác giả đã nhận định rằng: các mơ
hình CQ rừng đang ngày càng đƣợc sử dụng nhƣ công cụ để quản lý lâm nghiệp,
đánh giá sinh thái, xây dựng kế hoạch phục hồi và ứng phó với BĐKH [190].
William J. Mitsch (1992) đã kết hợp phƣơng pháp tiếp cận HST và CQ xây dựng các
mơ hình HST, CQ cho không gian ven biển vùng tây nam hồ Erie Ohio, Mỹ phục vụ
quản lý đất ngập nƣớc [151]. Geir-Harald Strand (2011) đề xuất xây dựng mơ hình
CQ theo hƣớng nghiên cứu định lƣợng trong xây dựng bản đồ CQ ở Na Uy phục vụ
cơng tác phân tích tác động chính sách quốc gia [174]. Ngồi ra, Ida Brøker và nnk
(2007) cho rằng mơ hình hình thái là một cơng cụ tối ƣu hóa cấu trúc CQVB, có thể

giúp xây dựng kịch bản phát triển hình thái lịch sử nhằm giải quyết vấn đề bối lắng
tại các bến cảng ven biển [101]. Tại Việt Nam có cơng trình nghiên cứu mơ hình tính
tốn phân tích động lực biến đổi RNM khu vực Phù Long - Gia Luận, quần đảo Cát
Bà (Nguyễn An Thịnh và nnk, 2009) [54]…
- Biến đổi cấu trúc, chức năng cảnh quan ven biển:
Nhiều nghiên cứu CQVB đã nhận định CQVB dễ bị biến đổi [17, 85]. William
L. Baker và nnk (1991) khi nghiên cứu về mơ hình khơng gian sự tác động của
BĐKH vào các cấu trúc CQVB đã cho rằng cấu trúc CQVB luôn biến đổi theo thời
gian, tuỳ vào các tác động của con ngƣời hay các hiện tƣợng thiên nhiên cực đoan,
thiên tai… CQVB sẽ biến đổi theo các hƣớng khác nhau [93]. Một số cơng trình
tiêu biểu khác: Arantza Aranburua và nnk (2014) nghiên cứu về tiến hóa CQ Karst
trong khu vực ven biển của vịnh Biscay (phía Bắc bán đảo Iberia) [91]; Lidia S.
Bertolo va nnk (2012) xác định quỹ đạo thay đổi và các giai đoạn tiến triển của
CQVB tại Brazil [99]; Mita Drius và nnk, 2013 nghiên cứu xu hƣớng thay đổi của
9


cồn cát ven biển tại Ý [115]; M. Malavasi và nnk (2013) nghiên cứu biến đổi CQ
các cồn cát ven biển bằng phƣơng pháp phân tích CQ đa thời gian [148]… Tại Việt
Nam có Nguyễn Sơn (2006) đánh giá điều kiện địa chất cơng trình dải ven biển
Nam Trung Bộ và Nam bộ cho nghiên cứu xói lở bờ sơng, bờ biển [45]; Mai Thành
Tân, Phan Trọng Trịnh (2007) nghiên cứu biến động bờ biển Thừa Thiên - Huế
bằng viễn thám [49]...
Ngồi ra biến đổi CQ cịn do tác động của các hoạt động kinh tế xã hội. Hệ
thống chính sách đƣợc cho là một yếu tố quan trọng đối với quản lý và yếu tố gián
tiếp làm biến đổi CQ thông qua các hoạt động khai thác. Một số cơng trình tiêu biểu
là: Iain Brown (2006) nghiên cứu tác động từ chính sách quản lý đối với sự biến đổi
CQ do lũ lụt [102]; R. Otto và nnk (2007) nghiên cứu biến đổi CQ liên quan đến
chính sách sử dụng đất đai [159]; một số nghiên cứu biến đổi CQ cho một lãnh thổ
ven biển nhƣ: khu vực ven biển phát triển nhanh chóng của Ai Cập (Yasser M.

Ayad, 2005) [92]; vùng đất ngập nƣớc ven biển trong khu bảo tồn thiên nhiên quốc
gia Diêm Thành, Trung Quốc (Chang-Qing Ke và nnk, 2011) [106]; biến đổi CQ
RNM ở Bangladesh so với bốn quốc gia khác trong khu vực nhiệt đới (S. M. Mijan
Uddin và nnk, 2014) [183]… Tại Việt Nam có Phạm Quang Sơn và nnk (2007)
nghiên cứu diễn biến vùng ven biển các tỉnh Nam Định, Ninh Bình trƣớc và sau khi
có cơng trình thủy điện Hịa Bình [46]; Trƣơng Quang Hải và Vũ Hồng Lê (2010)
nghiên cứu biến đổi CQ khu vực ven biển Yên Hƣng (Quảng Ninh) trong thời kỳ
đổi mới [17]…
Hƣớng nghiên cứu cấu trúc, chức năng, biến đổi CQVB ngày càng phát triển
với sự hỗ trợ viễn thám và GIS. Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng phƣơng pháp
phân tích đa hình ảnh, đa thời gian và có sự trợ giúp của viễn thám và GIS. Ngày
nay với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, sự hiện đại của GIS các nghiên
cứu biến đổi CQ càng trở nên dễ dàng và chính xác.
1.1.1.3. Hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan ven biển
Các cơng trình nghiên cứu CQVB theo hƣớng tiếp cận sinh thái tập trung
nghiên cứu đặc trƣng sinh thái của các HST ven biển phục vụ công tác quy hoạch,
quản lý. Một số cơng trình tiêu biểu nhƣ: nghiên cứu cảnh quan sinh thái phục vụ
quy hoạch tại Malta, thuộc Địa Trung đã nhận định sinh thái cảnh quan có tiềm
năng để đóng góp một cách tiếp cận tồn diện trong kiến trúc cảnh quan
(Makhzoumi, J.M, 2000 [146]); đánh giá sự phân mảnh cảnh quan liên quan đến
quy hoạch hành lang xanh trên vùng ven biển của Trabzon và Rize là một phần của
Biển Đen (Nilgun Guneroglu và nnk, 2013 [129])... Tại Việt Nam, một số cơng trình
10


tiêu biểu là: nghiên cứu quy hoạch sử dụng hợp lý CQ và xác lập mơ hình hệ kinh tế
sinh thái nông hộ trên dải cát ven biển tỉnh Quảng Trị (Trần Anh Tuấn và nnk,
2008) [73]; nghiên cứu CQ sinh thái dải ven biển đồng bằng sông Hồng phục vụ
cho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ (Phạm Thế Vĩnh, 2004) [85]; tiếp cận STCQ
nghiên cứu, đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý các dải cát ven biển miền Trung

Việt Nam (Lại Vĩnh Cẩm, 2008) [4]; nghiên cứu các đơn vị sinh thái dải cát ven
biển miền trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận và định hƣớng sử dụng (Nguyễn
Thanh Tuấn và nnk, 2010) [71]…
Một nội dung khác theo hƣớng nghiên cứu này là nghiên cứu diễn thế sinh thái
và biến đổi CQ. Hƣớng nghiên cứu này đƣợc nghiên cứu từ những năm 1980 với
mục đích giải thích, dự báo quy luật phục hồi và phát triển của các CQ tự nhiện bị
phá huỷ do các tác động tự nhiên hoặc của con ngƣời [53]. Trong các nghiên cứu
này thảm thực vật là đối tƣợng đƣợc quan tâm nhiều nhất, ngoại trừ một số trƣờng
hợp đặc biệt đối với một số CQ khơng có thảm thực vật hoặc thực vật thƣa thớt nhƣ
CQ núi cao, CQ cồn cát ven biển, CQ sa mạc... Đến nay, hƣớng nghiên cứu này đã
đạt đƣợc một số thành tựu với các nghiên cứu về lý thuyết và nghiên cứu ứng dụng,
mơ hình hố và áp dụng cơng nghệ. Các cơng trình tiêu biểu theo hƣớng nghiên cứu
này là: Maldenoff và Baker (1999) (dẫn theo [53]); Ingegnoli (2002) [134];
McKenzie và nnk (2011) [149]... Tại Việt Nam có cơng trình nghiên cứu diễn thế
sinh thái RNM (Phan Nguyên Hồng, 1991, 1999; Lê Diên Dực, 2012) [11, 21, 22]...
Ngồi ra, hƣớng nghiên cứu mơ hình kinh tế - sinh thái cũng đƣợc nhiều nhà
khoa học quan tâm. Các mơ hình tích hợp sinh thái, kinh tế đƣợc xây dựng với mục
đích phục vụ quản lý, quy hoạch và bảo tồn. Các nghiên cứu cho thấy vai trị của
con ngƣời trong việc xây dựng mơ hình kinh tế sinh thái rất quan trọng, tiêu biểu là
các cơng trình nghiên cứu của N. Bockstael (1995) [100], R. Kerry Turner (2000)
[181]; FH Sklar (2001) [171], Florian V. Eppink (2004) [116], Edward B. Barbier
(2012) [95], VS-Avila Foucat (2009) [123]… Tại Việt Nam có Đặng Trung Thuận
và Trƣơng Quang Hải (1999) nghiên cứu các mơ hình kinh tế sinh thái phục vụ phát
triển nơng thơn bền vững, trong đó có vùng cửa sông Bạch Đằng [57]…
1.1.1.4. Hướng nghiên cứu đánh giá cảnh quan theo tiếp cận kinh tế sinh thái
Tiếp cận kinh tế sinh thái là một hƣớng đánh giá tổng hợp trong nghiên cứu
địa lý - CQ học ứng dụng. Theo hƣớng này, bất kỳ trƣờng hợp nào khi sử dụng CQ
cần phải xem xét tính thích nghi sinh thái, tính bền vững mơi trƣờng, tính hiệu quả
kinh tế và tính bền vững xã hội. Hƣớng nghiên cứu này đã đƣợc xem xét từ những
năm 70 của thế kỷ XX, trƣớc hết theo khía cạnh về tính thích nghi sinh thái (L.I.

11


Mukhina, 1973), hiệu quả kinh tế (K.B. Xvorƣvkin, 1968), ảnh hƣởng môi trƣờng
(L.B. Leopold, 1972; W. Hudson, 1984; T. Petermann, 1996) hoặc tổ hợp giữa
chúng (P.G. Shishenko, 1988; FAO, 1993) [27].
Đánh giá thích nghi sinh thái là xác định mức độ phù hợp, không phù hợp của
các CQ, các địa tổng thể đối với các mục đích sử dụng khác nhau. Đánh giá thích
nghi sinh thái CQ đƣợc xem là một bƣớc đánh giá rất quan trọng trong ĐGCQ theo
hƣớng kinh tế sinh thái, nhằm tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và
BVMT. Đánh giá thích nghi sinh thái CQ (hay còn gọi là đánh giá mức độ thuận lợi
(L.I. Mukhina,1973), đánh giá mức độ thích nghi (FAO, 1986) hay đánh giá tiềm
năng sản xuất trong nông nghiệp) là phƣơng pháp đánh giá truyền thống, đặc trƣng
của CQ ứng dụng [27]. Trên cơ sở phân loại CQ theo mức độ thích hợp của chúng
đối với một hay nhiều dạng sử dụng lãnh thổ, kết quả của đánh giá này là cơ sở
đáng tin cậy để đƣa ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng. Tiêu biểu là cơng trình nghiên cứu của
B.C. Wallace (1974) về ĐGCQ, trong đó làm rõ tiềm năng lãnh thổ, phục vụ việc
xây dựng chính sách, kế hoạch cho bờ biển Essex [186]; Julianna Priskin (2001) về
đánh giá tiềm năng tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch tại Úc [163];
Charles W. Finkl và Natalia Restrepo-Coupe (2007) đánh giá tiềm năng lãnh thổ
dựa trên đặc điểm đất đai cho mục đích bảo tồn trong khu đơ thị ven biển nhiệt đới
Đông Nam Florida [120]…
Đánh giá hiệu quả kinh tế của sử dụng CQ đƣợc tiến hành theo nhiều cách
nhƣng chủ yếu bằng phƣơng pháp phân tích chi phí - lợi ích. Điển hình là các nghiên
cứu của Hopkins (1986), K. B. Xvorƣvkin (1968) [27]. Đối với CQVB, đánh giá hiệu
quả kinh tế của sử dụng CQ thƣờng gắn liền với vấn đề dịch vụ HST và phục hồi HST
ven biển cho mục đích quy hoạch, bảo tồn. Tiêu biểu là các cơng trình nghiên cứu:
Rex H. Caffey (2014) phân tích chi phí - lợi ích đối với việc cải tạo đất ven biển
Louisiana, Mỹ, dựa trên phục hồi HST ven biển [104]; Donna J. Nickerson (1999) và

Wei Zheng và nnk (2009) phân tích lợi ích và chi phí phân tích NTTS dựa vào các
dịch vụ HST [157, 189]. H. Jack Ruitenbeek (1994) phân tích chi phí-lợi ích kết hợp
liên kết giữa chuyển đổi RNM, năng suất thủy sản xa bờ, sử dụng truyền thống và lợi
ích của việc kiểm sốt xói mịn và bảo tồn đa dạng sinh học chức năng trong RNM,
làm bằng chứng kinh tế để thúc đẩy bảo tồn trong vịnh Bintuni, Indonesia [166];
Lynette Cardoch và nnk (2000) và Jae-Young Ko và nnk (2004) phân tích kinh tế của
việc sử dụng đất ngập nƣớc để xử lý nƣớc thải trong sản xuất và nƣớc thải sinh hoạt
[105, 139]; Erica Brown Gaddis và nnk (2007) đánh giá chi phí do thảm họa gây ra
12


làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển lãnh thổ [124] ... Các nghiên cứu
cho thấy, hoạt động PTKT xã hội gắn liền với phục hồi và HST ln đạt đƣợc lợi ích
cao nhất, cho thấy lợi ích của việc sử dụng bền vững HST ven biển, giá trị của dịch vụ
HST ven biển mang lại. Nhƣ vậy, phân tích lợi ích và chi phí dựa trên các giá trị dịch
vụ HST là một công cụ thuận tiện và hiệu quả để so sánh chế độ khai thác khác nhau
của các HST biển, là bằng chứng kinh tế thúc đẩy bảo tồn, hoạch định chính sách.
Đánh giá ảnh hưởng môi trường là xác định và dự báo mức độ ảnh hƣởng của
các hoạt động sử dụng CQ tới môi trƣờng; xác định độ bền vững, khả năng mang
nhận của CQ đối với những hoạt động đó. Điển hình là các nghiên cứu của L.B.
Leopold (1972), T. Petermann (1996), P.G. Shishenko (1988) [27]. Nội dung đánh
giá tác động của hoạt động sử dụng CQVB đối với môi trƣờng chủ yếu là các
nghiên cứu về tác động của con ngƣời đối với CQVB, tiêu biểu nhƣ: R. Otto và nnk
(2007) và Kakisina T.J. (2015) nghiên cứu sự suy thoái, khô cằn của CQVB liên
quan đến việc thay đổi sử dụng đất đai tại miền Nam Tenerife (đảo Canary) [159]
và tỉnh Ambon Bay-mollucas Indonesia [135]; César Alejandro Berlanga-Robles và
nnk (2011) phân tích khơng gian bị tác động của hoạt động nuôi tôm trên vùng đất
ngập nƣớc ven biển trên bờ biển phía Bắc của Sinaloa, Mexico [98]; Michalis
Tzatzanis và nnk (2003) nghiên cứu tác động của con ngƣời đối với CQVB Hy Lạp
[182]… Nội dung nghiên cứu tính bền vững của CQ thƣờng là đối với các hiện

tƣợng thiên nhiên cực đoan (bão, lũ lụt, BĐKH…) và thảm họa thiên nhiên (sóng
thần, núi lửa, động đất…), tiêu biểu nhƣ: Larisa A. Ganzey và nnk (2011) nghiên
cứu ảnh hƣởng của các thảm họa tự nhiên đến sự phát triển CQ của đảo Nam Kuril
[125]; Roland Cochard và nnk (2008) nghiên cứu sự ảnh hƣởng của sóng thần đối
với HST ven biển [109]; William L. Baker và nnk (1991) nghiên cứu những tác
động của BĐKH vào các cấu trúc CQ [93]…
Tại Việt Nam, hƣớng nghiên cứu đánh giá kinh tế sinh thái CQ tại Việt Nam
cũng đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Các cơng trình tiêu biểu nhƣ: Nguyễn Cao
Huần và nnk về đánh giá kinh tế sinh thái các địa tổng thể cho quy hoạch phát triển
cây công nghiệp dải cồn cát ven biển xã Mỹ Thắng, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
[27]; Bùi Thị Thu (2014) đánh giá kinh tế sinh thái CQ cho phát triển nông - lâm
nghiệp các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam [56]…
1.1.1.5. Hướng nghiên cứu sử dụng cảnh quan ven biển theo tiếp cận hệ sinh thái
Tiếp cận HST đặt con ngƣời và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên là yếu tố
chính ảnh hƣởng đến việc ra quyết định. Vì vậy, tiếp cận HST là hƣớng nghiên cứu
có thể tìm ra giải pháp phát triển bền vững giữa việc bảo vệ và sử dụng tài nguyên
13


thiên nhiên ở những vùng có nhiều ngƣời sử dụng tài nguyên và các giá trị quan
trọng của thiên nhiên [170]. Chính vì vậy, tiếp cận HST nhận đƣợc sự quan tâm của
các nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, các vùng bảo
tồn, quy hoạch đô thị và nhiều lĩnh vực khác.
Theo hƣớng tiếp cận sinh thái, R.T.T. Forman (1995) đã định nghĩa ―CQ là
một khu vực địa lý chứa các HST gần gũi với nhau‖ [122]. Nhƣ vậy, các hoạt động
sử dụng CQ chính là hoạt động sử dụng các HST thuộc phạm vi CQ, giá trị kinh tế
sinh thái của HST chính là một phần giá trị của CQ. Hƣớng nghiên cứu sử dụng
CQVB theo tiếp cận HST với nội dung nổi bật là nghiên cứu giá trị kinh tế - sinh
thái của các HST ven biển và các mơ hình PTKT gắn với bảo tồn HST ven biển.
a) Hướng nghiên cứu đánh giá giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn

Đánh giá giá trị của HST RNM ven biển là một trong những nội dung của
đánh giá kinh tế tài nguyên mơi trƣờng, chủ đề mang tính chất khoa học - ứng dụng
ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây trên thế giới với mục đích
cung cấp thơng tin phục vụ quản lý. Nhìn chung trên thế giới hiện nay có ba cách
tiếp cận đánh giá giá trị kinh tế HST RNM: i) Đánh giá phân tích tác động (Impact
Analysis Valuation): đƣợc sử dụng để đánh giá thiệt hại của HST RNM khi có chịu
các tác động hay sốc (shock) bên ngồi nhƣ sự cố tràn dầu, ơ nhiễm công nghiệp,
thiên tai; ii) Đánh giá từng phần (Partial Valuation): đƣợc sử dụng để đánh giá giá
trị kinh tế của hai hay nhiều phƣơng án sử dụng HST RNM khác nhau (ví dụ: ni
tơm, phát triển du lịch hoặc bảo tồn); iii) Đánh giá tổng thể (Total Economic
Valuation): đƣợc sử dụng để đánh giá phần đóng góp tổng thể của HST RNM cho
hệ thống phúc lợi xã hội. Trong ba hƣớng tiếp cận đánh giá trên, đánh giá tổng thể
có vai trị quan trọng vì nó cung cấp thơng tin nền cho các hoạt động quản lý đồng
thời là dữ liệu đầu vào cho đánh giá phân tích tác động và đánh giá từng phần [68].
Giá trị của HST RNM đƣợc tính bằng tổng của giá trị sử dụng (use value) và giá trị
phi sử dụng (non - use value). Giá trị sử dụng bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá
trị sử dụng gián tiếp và giá trị lựa chọn. Giá trị phi sử dụng bao gồm giá trị tồn tại
và giá trị lƣu truyền [64].
Theo Mendoza-González G. và nnk (2007), trong vòng 100 km bờ biển của
các lãnh thổ trên thế giới bao gồm các khu vực bãi triều và đất liền kề, 72% vẫn
đƣợc bao phủ bởi các HST tự nhiên và 28% đã bị thay đổi do hoạt động của con
ngƣời (đô thị và đất canh tác). Tính tốn giá trị kinh tế của hàng hóa và dịch vụ do
các HST ven biển cung cấp, cho thấy, các HST ven biển đóng góp 77% giá trị của
HST dịch vụ tồn cầu [150]. Vì vậy việc nghiên cứu giá trị kinh tế, sinh thái, sử
14


dụng hợp lý các CQVB rất quan trọng. Các kết quả nghiên cứu giá trị HST về mặt
kinh tế giúp các nhà hoạch định chính sách thuận lợi hơn trong q trình ra quyết
định [64]. Giá trị HST nói chung và giá trị HST RNM nói riêng thể hiện sự đồng

tiến giữa kinh tế và sự hiểu biết về môi trƣờng tự nhiên của con ngƣời. Lĩnh vực
này ngày càng đƣợc quan tâm nghiên cứu do tác động nhiều mặt của các quá trình
PTKT lên hệ thống tự nhiên. Sự hiểu biết đó mang lại kiến thức về cấu trúc tự
nhiên, sinh học và xã hội cũng nhƣ mối liên hệ về mặt chức năng giữa kinh tế và
các HST tự nhiên. Làm rõ giá trị HST nói chung và HST RNM nói riêng chính là
góp phần tìm ra những giải pháp kinh tế thích hợp để bảo tồn các HST tự nhiên.
Điều này có ý nghĩa định hƣớng trong việc đề xuất các thể chế, hành vi và giải pháp
kinh tế - xã hội bền vững thông qua các nghiên cứu liên ngành giữa tự nhiên và kinh
tế cũng nhƣ tƣơng tác của các hệ thống này với nhau [64].
Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: Nghiên cứu của Costanza R.
(1997) về lƣợng giá dịch vụ các HST trên Trái đất, trong đó có HST RNM cho thấy
các dịch vụ HST cung cấp hầu hết nhu cầu quan trọng cho sự tồn tại của loài ngƣời
trên Trái đất. Các loại dịch vụ HST RNM bao gồm: Điều hịa khơng khí, điều hịa
khí hậu, điều hịa thích ứng HST, điều hịa dịng chảy, cung cấp nƣớc, tích lũy CO2,
lắng đọng trầm tích, hạn chế xói lở, hình thành đất, chu trình dinh dƣỡng, xử lý chất
thải, thụ phấn, điều chỉnh sinh học, mơi trƣờng cho lồi di cƣ, nguồn thực phẩm,
ngun liệu, nguồn gen, giải trí, văn hóa. Tổng giá trị dịch vụ HST của RNM toàn
cầu là 1.648 triệu USD/năm [111]. E.B. Barbier (2000) phân tích vai trị của RNM
trong việc duy trì nguồn lợi thủy sản kể cả đánh bắt và NTTS dựa trên các chuỗi
thức ăn tại RNM khu vực Đông Nam Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các lồi
giáp xác (tơm, cua), các loài động vật đáy đều sử dụng RNM nhƣ một nơi ở, nơi
nuôi dƣỡng con non và kiếm ăn. Giá trị thủy sản hàng năm trên mỗi ha RNM từ 750
đến 11.280 USD, riêng thủy sản đánh bắt là 850 - 16.750 USD/ha/năm [94]. P.N.
Lal (1990) phân tích chi phí - lợi ích của việc chuyển đổi RNM sang trồng mía và
NTTS tại Fiji. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc chuyển đổi RNM thành đất nông
nghiệp không mang lại hiệu quả kinh tế mà còn mất đi HST RNM tự nhiên. Bảo tồn
RNM không chỉ mang lại lợi ích HST rừng đƣợc duy trì mà cịn tiết kiệm đƣợc chi
phí hàng năm do chuyển đổi rừng sang đất nơng nghiệp. Kết quả nghiên cứu này có
ý nghĩa rất lớn đối với các quá trình ra quyết định của địa phƣơng trong những năm
đầu thập kỷ 90 [143]. Một số cơng trình nghiên cứu khác về lƣợng giá kinh tế RNM

tại Costa Rica, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippin và Việt Nam... cũng cho
thấy các giá trị kinh tế, sinh thái to lớn của HST RNM. Các kết quả nghiên cứu hầu
hết phục vụ cho việc xây dựng chính sách, quản lý và bảo tồn RNM [64, 127, 166].
15


×