Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Tiếp cận vấn đề dạy và học đối với học sinh dân tộc thiểu số xã Vạn Thủy, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Nghiên cứu giai đoạn 2010 – 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.06 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƢU THI ̣NHUNG

TIẾP CẬN VẤN ĐỀ DA ̣Y VÀ HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH
DÂN TỘC THIỂU SỐ XÃ VẠN THỦY,
HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN HỌC

Dm - vân - 3q

Hà Nội - Năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƢU THI ̣NHUNG

TIẾP CẬN VẤN ĐỀ DA ̣Y VÀ HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH
DÂN TỘC THIỂU SỐ XÃ VẠN THỦY,
HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

Chuyên ngành: Nhân ho ̣c
Mã số : 60.31.03.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN TRƢỜNG GIANG

Hà Nội - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Lưu Thi ̣Nhung, tác giả luận văn “Tiế p cận vấ n đề dạy và học
đố i với học sinh dân tộc thiểu số xã Vạn Thủy, huyê ̣n Bắ c Sơn, tỉnh Lạng Sơn
(Nghiên cứu giai đoạn 2010 – 2015)”. Tôi xin cam đoan đây là kế t quả nghiên
cứu qua quá trin
̀ h làm viê ̣c nghiêm túc.Tôi xin chiụ trách nhiê ̣m hoàn toàn về
nô ̣i dung trong bài luâ ̣n văn.
Hà nội, ngày 16 tháng 8 năm 2016

Lƣu Thi Nhung
̣


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luâ ̣n văn này , tôi nhâ ̣n đươc̣ sự giúp đỡ của rấ t nhiề u
tổ chức, cá nhân, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắ c tới:
TS. Nguyễn Trường Giang , người thầ y đã diù dắ t , hướng dẫn tôi tâ ̣n
tình trong quá trình nghiên cứu . Thầ y chỉ da ̣y cho tôi những hướ ng nghiên
cứu cơ bản và cách vâ ̣n du ̣ng các lý thuyế t nghiên cứu và cách sử du ̣ng các
phương pháp nghiên cứu phù hơ ̣p , hiê ̣u quả để hoàn thành luâ ̣n văn này .Thầ y
cũng là người định hướng và động viên tôi , cho tôi quyế t tâm và đô ̣ng lực để
thực hiê ̣n và hoàn thành công triǹ h nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đế n các thầ y cô đang công tác ở khoa Nhân ho ̣c ,
trường Đa ̣i ho ̣c khoa ho ̣c xã hô ̣i và Nhân văn đã chỉ da ̣y tâ ̣n tiǹ h , nhiê ̣t huyế t
mang đế n cho tôi những kiế n thức trong quá triǹ h theo ho ̣c.

Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đế n các cán bô ̣ , giáo viên trường PTDTBT
TH & THCS xã Va ̣n Thủy, trường THPT huyê ̣n Bắ c Sơn; các cán bộ công tác
ở UBND xã Vạn Thủy, phụ huynh học sinh và người dân xã Vạn Thủy đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu . Đặc biệt là cám ơn các em học
sinh đang theo ho ̣c và đã từng theo ho ̣c ở trường PTDTBT TH

& THCS xã

Vạn Thủy đã cộng tác nhiệt tình và chân thành để tôi có thể hoàn thành công
trình nghiên cứu.
Cuố i cùng tôi xin cám ơn gia đình tôi, bạn bè và những người thân luôn
ở bên tôi, đô ̣ng viên tôi để tôi có quyế t tâm thực hiê ̣n và hoàn thành Luâ ̣n văn
này.


DANH MỤC CÁC CHƢ̃ VIẾT TẮT
DTTS

Dân tô ̣c thiể u số

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

PTDTBT

Phổ thông dân tô ̣c bán trú

THCS


Trung ho ̣c cơ sở

THPT

Trung ho ̣c phổ thông

TH

Tiể u ho ̣c

MN

Mầ m non

HS

Học sinh

GV

Giáo viên

CBQL

Cán bộ quản lý

SGK

Sách giáo khoa


DTNT

Dân tô ̣c nô ̣i trú

DBDT

Dự bi dân
tộc
̣

LĐTB&XH

Lao đô ̣ng thương binh và xã hô ̣i


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Danh mục bảng
Bảng 3.1: Các nguồn nước mà nhà trường đang sử du ̣ng ............................... 46
Bảng 3.2: Tỷ lệ góc học tập theo nhóm dân tộc, giới tiń h .............................. 49
Bảng 3.3. Thời gian ho ̣c ở nhà theo mô ̣t số đă ̣c điể m..................................... 53
Bảng 3.4. Các hình thức ho ̣c tâ ̣p trên lớp ........................................................ 54
Bảng 4.1. Các nguyên nhân không cho con em đi học ................................... 59
Bảng 4.2. Học sinh theo học các bậc học sau khi tốt nghiệp THCS............... 60
Bảng 4.3: Số lươ ̣ng giáo viên, cán bộ giáo dục qua các năm ......................... 69
Danh mục biểu đồ
Biể u đồ 3.1. Thời gian đế n trường của các em ho ̣c sinh ................................. 41
Biể u đồ 3.2. Tỷ lệ có các đồ dùng học tập tại gia đình................................... 48
Biể u đồ 3.3. Thời gian ho ̣c bài ở nhà .............................................................. 53
Biểu đồ 4.1. Biể u đồ thể hiê ̣n sự quan tâm của bố me ̣ đế n viê ̣c ho ̣c của ca
ḿ c....

e 63
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ có góc học tập và trình độ học vấn của bố........................ 65


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
5. Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 7
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8
CHƢƠNG 1: ĐIA
̣ BÀ N NGHIÊN CƢ́U ...................................................... 11
1.1. Điều kiêṇ tƣ̣ nhiên .................................................................................. 11
1.2. Đặc điểm dân cƣ ..................................................................................... 12
1.2.1. Dân tộc Nùng ........................................................................................ 12
1.2.2. Dân tộc Tày ............................................................................................ 14
1.2.3. Dân tộc Dao ........................................................................................... 16
1.3. Vài nét về tình hình giáo dục huyện Bắc Sơn....................................... 17
Tiể u kế t chƣơng 1:.......................................................................................... 19
CHƢƠNG 2: BỐI CẢNH CHÍ NH SÁCH TRONG ĐINH
HƢỚNG GIÁO
̣
DỤC CỦA ĐỊA PHƢƠNG............................................................................. 20
2.1. Các chính sách của Nhà nƣớc ............................................................... 20
2.1.1. Các chính sách tác động trực tiếp ......................................................... 21
2.1.2. Chính sách tác động gián tiếp................................................................ 26
2.2. Vâ ̣n du ̣ng chính sách ta ̣i điạ phƣơng.................................................... 28
2.2.1. Chính quyền địa phương thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nướ

c. ... 28
2.2.2. Hiê ̣u quả của viê ̣c tiế p cận chính sách................................................... 33
Tiể u kế t chƣơng 2:.......................................................................................... 38
CHƢƠNG 3: THƢ̣C TRẠNG TIẾP CẬN VẤN ĐỀ DA ̣Y VÀ HỌC CỦ A
HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ .............................................................. 40


3.1. Khả năng tiếp cận trƣờng lớp, môi trƣờng ho ̣c tâ ̣p ............................ 40
3.2. Tiế p câ ̣n điều kiêṇ ho ̣c tâ ̣p..................................................................... 43
3.2.1. Điề u kiê ̣n vật chấ t................................................................................... 43
3.2.2. Điều kiện thời gian học tập .................................................................... 51
3.2.3. Tham gia các hoạt động học tập............................................................ 54
Tiể u kế t chƣơng 3:.......................................................................................... 56
CHƢƠNG 4: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VẤ N ĐỀ TIẾP CẬN
DẠY VÀ HỌC................................................................................................. 58
4.1. Gia đình ................................................................................................... 58
4.1.1. Điều kiện kinh tế..................................................................................... 59
4.1.2. Sự quan tâm của gia đình....................................................................... 63
4.2. Nhà trƣờng .............................................................................................. 67
4.2.1. Giáo viên ................................................................................................ 67
4.2.2. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 73
4.3. Bản thân các học sinh ............................................................................ 75
4.4. Yế u tố điạ lý và phong tu ̣c tâ ̣p quán của điạ phƣơng .......................... 78
4.1.1. Nhân tố đi ̣a lý ......................................................................................... 78
4.4.2. Phong tục tập quán ................................................................................ 80
Tiể u kế t chƣơng 4 ........................................................................................... 83
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 88
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 92



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng, vừa là chìa khóa và là động
lực trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Là điều kiện tiên quyết
góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội và đặc biệt là nâng cao
nhận thức, chỉ số phát triển của con người. Do đó, các chính sách về giáo dục
đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặt lên hàng đầu. Đặc biệt,
trong cộng đồng các dân tộc thiểu số thì việc phát triển giáo dục là nhiệm vụ
chiến lược được xác định bởi Đảng và Nhà nước ta nhằm đưa các dân tộc sớm
thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu, tiến tới công bằng trong xã hội.
Trong những thập kỷ qua, Đảng và Nhà nước đã và đang nỗ lực thực thi hàng
loạt chủ trương, chính sách giáo dục và đào tạo nhằm xây dựng đội ngũ lao
động, tri thức là người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ủy ban
Dân tộc gần đây, nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số còn thiếu về số lượng
và yếu về chất lượng. Tỉ lệ học sinh bỏ học giữa chừng ở các cấp vẫn còn phổ
biến và tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số được tiếp xúc với giáo dục bậc cao còn
rất thấp, mặc dù số lượng học sinh được đến trường ở các bậc Tiểu học,
Trung học cơ sở khá cao. Do vâ ̣y, đã ta ̣o nên khoảng cách trong giáo du ̣c giữa
vùng miền núi và các vùng khác rất lớn

. Nguồ n nhân lực là người dân tô ̣c

thiể u số làm viê ̣c trong các cơ quan sự nghiê ̣p còn rấ t ít

, đã ta ̣o nên sự thiê ̣t

thòi và sự m ất cân bằng trong xã hội . Các nghiên cứu chỉ ra rằng, giá trị và
vai trò của tri thức có thể khác nhau ở các nền văn hóa, nhưng một nền giáo
dục tốt thì có tầm quan trọng đặc biệt ở nền văn hóa và các cấp độ giáo dục.

Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự tăng trưởng của quốc gia. Vậy vai trò
của giáo dục rất quan trọng. Nhưng trong thực tế, việc tiếp cận với hệ thống
giáo dục hiện nay ở các vùng miền có sự khác nhau.Tỉ lệ học sinh ở các vùng
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nạn bỏ học cao hơn so với các vùng kinh tế
trọng điểm và các khu đô thị. Số liệu Tổ ng điề u tra dân số cho thấy tỷ lệ dân
1


số từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao tương đối thấp, vào
năm 2009 chỉ có 1,6% tốt nghiệp cao đẳng, 4,2% tốt nghiệp đại học và 0,21%
tốt nghiệp thạc sỹ trở lên. Có 18,9% dân số Việt Nam từ 25 tuổi trở lên có
trình độ học vấn bậc trung theo chuẩn phân loại quốc tế về giáo dục của
UNESCO, trong khi đó, chỉ có 5,4% dân số từ 25 tuổi trở lên có trình độ học
vấn bậc cao (đại học hoặc cao hơn). Sự khác biệt lớn trong lĩnh vực giáo dục
giữa dân tộc Kinh và các nhóm dân tộc ít người. Dân tộc Kinh có tỷ lệ biết
đọc biết viết cao nhất (95,9%) và dân tộc Hmông có tỷlệ biết đọc biết viết
thấp nhất (37,7%). Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn vẫn tồn tại trong
lĩnh vực giáo dục. Số liệu phân tích theo thời gian cho thấy có sự cải thiện về
tỷ lệ dân số tốt nghiệp THPT trở lên trong vòng 20 năm qua. Tuy nhiên,
khoảng cách giữa thành thị và nông thôn (ở cả nam và nữ) có xu hướng gia
tăng theo thời gian.
Như vậy, giữa các vùng kinh tế - xã hội cũng có sự khác biệt. Vùng
Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng tiến bộ hơn so với các
vùng còn lại, đặc biệt là so với hai vùng Trung du và miền núi phía Bắc và
Tây Nguyên. Sự khác biệt giữa nam và nữ trong giáo dục vẫn còn khá lớn .
Bởi hai vùng này có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và điều kiện
kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn . Đặc biệt là tỉnh Lạng Sơn , là một
tỉnh miền núi có thành phần người dân tộc thiểu số rất cao , và mức sống còn
thấ p, chấ t lươ ̣ng giáo du ̣c vẫn còn thấ p và đáng đươ ̣c quan tâm


. Trong luâ ̣n

văn của mình , tôi cho ̣n xã Va ̣n Thủy , huyê ̣n Bắ c Sơn , tỉnh Lạng Sơn để
nghiên cứu. Bởi đây là mô ̣t xã điể n hình có 99,5% người dân tô ̣c thiể u số sinh
số ng và mức số ng còn rấ t khó khăn so với mă ̣t bằ ng chung của toàn tỉnh.
Như vậy, tìm hiểu thực trạng và tìm ra đâu là những nhân tố ảnh hưởng
đến sự tiếp cận giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số, nhằm góp phần
phản ánh những tồn tại và đưa ra những khuyến nghị, giải pháp để nâng cao
chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số. Đề tài “Tiếp cận vấ n đề daỵ và
2


học đối với học sinh dân tộc thiểu số xã Vạn Thủy , huyê ̣n Bắ c Sơn , tỉnh
Lạng Sơn giai đoaṇ 2010 - 2015 nhằm nghiên cứu thực trạng giáo dục cũng
như tìm hiểu những rào cản, khó khăn nào trong việc tiếp cận giáo dục và
giáo dục bậc cao của học sinh dân tộc thiểu số nơi đây. Qua đó, có được
những đánh giá cơ bản đối với việc thực thi chính sách của Nhà nước ở địa
phương đã đầy đủ, phù hợp với điều kiện địa lý, không gian xã hội đặc thù
của của địa phương. Từ đó, góp phần đưa ra khuyến nghị giúp các nhà quản
lý giáo dục, các nhà làm chiń h sách , các cấp chính quyền có những biện pháp
cụ thể, phù hợp và hiệu quả hơn nữa cho giáo dục dân tộc thiểu số.
2. Mục tiêu nghiên cứu
1) Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về khả n ăng tiế p cận việc dạy
và học của học sinh ta ̣i vùng đồ ng bà o DTTS và miề n núi ở xã Va ̣n Thủy ,
huyê ̣n Bắ c Sơn, tỉnh Lạng Sơn
2) Đánh giá thực tra ̣ng khả n ăng tiế p c ận với việc dạy và học của học
sinh DTTS, những ưu điểm và hạn chế thông qua hệ thống chính sách.
3) Khuyế n nghi ̣các giải pháp n ăng cao khả n ăng tiế p c ận dạy và học
đối với học sinh dân tộc thiểu số tại địa bàn nghiên cứu.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Giáo dục là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá trình độ phát
triển kinh tế - xã hội của một đất nước, và là một trong ba tiêu chí trong chỉ số
phát triển của con người. Do vậy, giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục
vùng dân tộc thiểu số nói riêng được nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học
quan tâm và có nhiều công trình đề cập đến vấn đề này.
Trong cuốn “Vài nét về sự phát triển văn hóa giáo dục ở các tỉnh miền
núi phía Bắc” của nhà nghiên cứu La Công Ý vào năm 1985, khảo sát tại tỉnh
Lạng Sơn và Lai Châu đã có những thống kê cụ thể, chỉ ra số lượng học sinh
ở các dân tộc ít người thấp hơn so với số lượng học sinh ở các dân tộc có quy
mô dân số lớn hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, số lượng học sinh đến
3


trường ngày càng tăng nhưng tỉ lệ nghịch với chất lượng đào tạo do kinh tế
vật chất còn gặp nhiều khó khăn. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng chỉ ra
những biện pháp để khắc phục tình trạng này như xây dựng trường học gần
dân và quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số.
Trong đề tài nghiên cứu “Một số vấn đề về chính sách giáo dục ở vùng
cao miền núi phía Bắc Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Thanh nghiên cứu
trong năm 2007 đến năm 2009, khảo sát tại địa bàn các tỉnh Lai Châu, Hà
Giang và Cao Bằ ng đã đánh giá thực trạng và những tác động của chính sách
giáo dục đối với một số dân tộc ở vùng cao miền núi phía Bắc Việt Nam
(Cống, Mảng, Si La, Tày, Hmông, Dao) chỉ rõ những bất cập giữa chính sách
và thực tiễn đời sống tộc người hiện nay. Ở nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra
rằng cơ sở vật chất đối với giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, đời sống
của và điều kiện sinh hoạt của giáo viên còn rất khó khăn. Song song với đó là
tình trạng thiếu lớp, thiếu giáo viên phải xây dựng mô hình lớp ghép ở bậc
Trung học, dẫn đến hiệu quả học tập không cao. Từ đó, tác giả đề xuất các giải
pháp, khuyến nghị như xây dựng mô hình “bán trú dân nuôi” để phù hợp với
từng đặc thù vị trí địa lý và dân tộc ở vùng cao miền núi phía Bắc Việt Nam.

Công trình “Những đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc miền núi phía
Bắc” của tác giả Khổng Diễn năm 1996 nhận định rằng, tình trạng xuống cấp
của cơ sở vật chất cùng với rào cản ngôn ngữ là những nguyên nhân khách
quan khiến cho giáo dục vùng cao còn gặp nhiều khó khăn, thử thách. Trong
nghiên cứu, tác giả đưa ra những dẫn chứng cho thấy rằng tình trạng trẻ mù
chữ, chậm độ tuổi đến trường và số lượng học sinh bỏ học cuối cấp đang ở
mức báo động và có xu hướng gia tăng ở các dân tộc thiểu số như H’mông,
Dao, Mảng…
Trong công trình nghiên cứu “Học không được hay học để làm gì? Trải
nghiệm học tập của học sinh dân tộc thiểu số” của Nguyễn Thu Hương ,
Nguyễn Trường Giang (2013) thuộc Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi
4


trường (iSEE) nghiên cứu cộng đồng các dân tộc Thái, Dao, Hmông và Pà
Thẻn tại ba tỉnh miền núi phía Bắc là Hà Giang, Điện Biên và Yên Bái.
Nghiên cứu đã tập trung phân tích và lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng
thiếu và yếu trong giáo dục tại vùng dân tộc, miền núi, trong khi các chính
sách ưu đãi của Nhà nước cho sự phát triển giáo dục thì ngày càng tăng. Đồng
thời, nhóm tác giả cũng đặt vấn đề học tập của các em trong mối tương quan
với gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội và đưa ra những suy nghĩ, thái
độ của học sinh và gia đình các em về vấn đề học tập. Qua đó, chỉ ra những
tiêu cực còn tồn tại trong cách thức vận hành của hệ thống chính quyền nhà
nước như hiện tượng chạy việc, không tuyên truyền rộng rãi các chính sách
ưu đãi của Nhà nước dành cho con em dân tộc, hay ưu tiên cho con em cán bộ
xã, huyện được hưởng những chính sách đó. Điều này dẫn tới việc bức xúc và
sự lo ngại sâu sắc của học sinh và phụ huynh trong vấn đề tiếp cận với học tập
và các bậc học cao. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra những kiến nghị, giải pháp về
việc cải thiện chất lượng giáo dục tại vùng dân tộc, miền núi.
Công trình “Họ nói đồng bào không biết quý sự học” Những mâu thuẫn

trong giáo dục ở vùng đa dân tộc, Tây Nguyên Việt Nam, của tác giả Trương
Huyền Chi nghiên cứu địa bàn tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn từ năm 2004 –
2006, đã đánh giá thực trạng của những thực hành văn hóa truyền thống của
người M’Nông, đặc biệt là trong giáo dục. Công trình nghiên cứu đã chỉ ra
những mâu thuẫn bắt nguồn từ mối quan hệ giữa người nhập cư đa số và cư
dân bản địa thiểu số, mà ở đó họ không tìm thấy tiếng nói chung, dẫn đến
những hiểu lầm trong cách giáo dục. Từ đó vô hình chung đã tạo nên những
rào cản trong sự tiếp cận với giáo dục của học sinh dân tộc thiểu số, mà đại
diện là người M’Nông.
Nghiên cứu mới đây trong bài luâ ̣n văn cao ho ̣c của Nguyễn Ngọc Trìu
“Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc” năm 2013 tại xã Púng Luông, huyện
Mù Cang Chải, Yên bái đã phản ánh những thực trạng trong giáo dục đó là
5


chất lượng giáo dục tại vùng dân tộc thiểu số phía Bắc vẫn còn khoảng cách
rất lớn đối với mặt bằng giáo dục chung trong cả nước. Điều đó phản ánh
những chính sách đầu tư cho giáo dục của Nhà nước tuy nhiều nhưng chưa
thực sự hiệu quả. Qua đó, tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục tại địa phương, như thực hiện mô hình bán trú cho học sinh
tiểu học, hoặc cho học sinh nghỉ đông vì thời tiết rét đậm, thay vì nghỉ hè như
thông thường.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục ở vùng dân tộc
thiểu số và các công trình đã nghiên cứu, luận bàn ở nhiều bình diện và góc
độ khác nhau. Mỗi nghiên cứu đều có những đóng góp đáng kể cho tri thức
chung về vấn đề giáo dục, đều hướng đến làm rõ những vấn đề nổi bật trong
tiếp cận giáo dục. Qua đó, đã đề xuất những biện pháp cụ thể cho từng vùng,
từng địa phương thực hiện nghiên cứu. Những nghiên cứu này rất hữu ích cho
những định hướng trong nghiên cứu của tôi. Tuy nhiên, các công trình này chỉ
tập trung nghiên cứu ở những địa phương khác nhau hay chỉ nghiên cứu một

bậc học. Đó là gợi ý cho tôi thực hiện nghiên cứu của mình ở cả ba cấp học và
những học sinh đã ra trường, tại một địa phương có 100% học sinh là người
dân tộc thiểu số . Hi vọng của luâ ̣n văn này sẽ phản ánh đúng thực trạng của
giáo dục hiện nay, đó là điều kiện kinh tế còn khó khăn của đồng bào và mô ̣t
số bấ t câ ̣p trong khâu tuyển dụng việc làm của nhà nước… đã dẫn đến tình
trạng bỏ học và có ít học sinh được tiếp cận giáo dục bậc cao. Từ đó có thể
đưa ra những kiến nghị của mình, góp phần cùng địa phương xây dựng mô
hình giáo dục phù hợp và hiệu quả hơn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu tại xã Vạn Thủy, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Với dân số là 1.790 người1 và có 99,5% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống, bao gồm các dân tộc: Tày, Nùng, Dao. Đây là một xã nằm trong diện xã
1

Số liệu của Ủy ban nhân dân xã Vạn Thủy năm 2010

6


vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong chương trình 135 của Chính
phủ. Do địa hình đồi núi và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên gây khó khăn
rất lớn cho sự phát triển kinh tế hạ tầng và giao thông đi lại.
5. Cơ sở lý thuyết
a. Lý thuyết cấu trúc chức năng
Lý thuyết cấu trúc chức năng là lý thuyết mô tả các cấu trúc xã hội và
các chức năng tương ứng với mỗi loại hình cấu trúc đó. Lý thuyết cấu trúc
chức năng nhìn xã hội như một hệ thống các tương tác qua lại giữa các bộ
phận, mỗi bộ phận có thể liên quan đến những bộ phận khác. Đại diện điển
hình tiêu biểu cho thuyết cấu trúc - chức năng phải kể đến August Comte,
Herbert Spencer, Malinowski, Lévi-Strauss, hay Emile Durkheim, Parsons,

George Murdock... Theo George Murdock, khi giải quyết các vấn đề về bản
chất của cấu trúc xã hội phải đặt trong mối quan hệ tương tác với hệ quả của
cấu trúc xã hội đó. Trong đó, hành vi của con người luôn nằm trong một cấu
trúc nhất định, dù các cá nhân con người có sự lựa chọn ứng xử trong một
tình huống cụ thể.
Vận dụng lý thuyết cấu trúc – chức năng vào nghiên cứu sự tiếp cận
giáo dục của học sinh dân tộc thiểu số để lý giải những nguyên nhân ảnh
hưởng đến sự tiếp cận giáo dục như gia đình, nhà trường và các thiết chế xã
hội. Đặt sự tiếp cận giáo dục của các em trong mối tương quan với các thiết
chế đó để thấy sự ảnh hưởng, sự tác động đó. Cụ thể, các thiết chế xã hội
cùng với gia đình và nhà trường thực hiện chức năng của mình đối với trách
nhiệm và quyền lợi học tập của các em.Việc đến trường của các em chịu tác
động rất lớn từ phía gia đình, nhà trường và xã hội. Hơn nữa, sự biến đổi của
xã hội và những thay đổi trong gia đình, nhà trường sẽ kéo theo sự thay đổi về
nhận thức và hành động của các em khi đến trường.

7


b. Lý thuyết mâu thuẫn
Trường phái lý thuyết mâu thuẫn chịu ảnh hưởng của học thuyết Mác
xít và có kết hợp với hậu cấu trúc luận của Michel Foucoult và lý thuyết hậu
hiện đại. Theo trường phái lý thuyết này thì hệ thống văn hóa, xã hội, kinh tế
và chính trị không nhất thiết là một thể thuần nhất, và tự trong hệ thống có
những mâu thuẫn từ nhiều góc độ khác nhau (giới, giai cấp…) 2. Theo lý
thuyết này, thì sự bất công bằng trong xã hội tạo nên những xung đột về lợi
ích và sự phát triển.
Vận dụng lý thuyết mâu thuẫn vận dụng vào trong đề tài nghiên cứu
nhằm lý giải những mâu thuẫn trong xã hội đã ảnh hưởng, tác động đến việc
tiếp cận học tập của các em. Theo lý thuyết này, sự khác nhau về giới tính, về

dân tộc, về điều kiện gia đình…giữa các cá nhân đã tạo nên sự bất bình đẳng
trong việc tiếp cận giáo dục và giáo dục bậc cao, cũng như trong vấn đề việc
làm như thế nào.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
a. Phƣơng pháp quan sát tham gia ( Participant Observion)
Đây là phương pháp cơ bản và chủ yếu trong nghiên cứu nhân học .Tôi
số ng tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian là sáu tháng và chia thành hai đợt
chính. Đợt 1: từ ngày 10/5/2015 đến ngày 20/8/2015; đợt 2: từ ngày
20/9/2015 đến ngày 20/12/2015.
Đợt 1: Từ ngày 10/5/2015 đến ngày 20/8/2015: Tôi đế n điạ bàn và làm
quen với thực điạ . Trong thời gian ở đây tôi liên hê ̣ với UBND xã Va ̣ n Thủy,
Phòng Đào tạo huyện Bắc Sơn và trường PTDTBT TH & THCS xã Va ̣n Thủy
để thu thập các số liệu , báo cáo và những công trình nghiên cứu về kinh tế ,
văn hóa, giáo dục của địa phương. Đây vào thời điểm nghỉ hè của các em học
sinh, tôi tiế p câ ̣n với các em ho ̣c sinh và phu ̣ huynh ho ̣c sinh và tim
̀ hiể u , ghi
2

Lương Văn Hy, Trương Huyền Chi, Những thành tựu nghiên cứu bước đầu của khoa Nhân học, NXB Đại
học Quốc gia TP. HCM, tr.240

8


chép lại các hoạt động của các em trong đợt nghỉ hè . Dựa trên những số liê ̣u
và các thông tin ghi chép được trong quá trình quan sát , tham gia cùng cô ̣ng
đồ ng. Tôi xử lý sơ cấ p các số liê ̣u và thông tin ban đầ u để chuẩ n bi ̣cho đơ ̣t
điề n dã tiế p theo.
Đợt 2: Từ ngày 20/9/2015 đến ngày 20/12/2015: Qua các số liê ̣u và
những hiể u biế t qua đơ ̣t điề n dã đầ u tiên , tôi sẽ tiến hành điều tra, phát bảng

hỏi và phỏng vấn các em học sinh , giáo viên, phụ huynh và người dân ở đây .
Sau đó tôi tổ ng hơ ̣p la ̣i tấ t cả các thông tin mà qua quá triǹ h nghiên cứu đã thu
thâ ̣p đươ ̣c để viế t bản thảo sơ cấ p.
Phương pháp quan sát tham gia l à phương pháp trọng tâm trong các
nghiên cứu nhân ho ̣c .Qua phương pháp này , các mô tả dân tộc học được
làm nổi bật và nêu bật lên những vấn đề cần nghiên cứu

. Tôi đã có thời

gian làm quen với thực điạ , gầ n gũi với các em ho ̣ c sinh và người dân nơi
đây thông qua viê ̣c quan sát và cùng tham gia các hoa ̣t đô ̣ng của ho ̣ trong
cuô ̣c số ng . Từ đó tôi thu thâ ̣p đươ ̣c những thông tin cơ bản và thiế t thực
cho nghiên cứu của mình .
b. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu ( Indeep Interview )
Khi thực hiện nghiên cứu tại địa bàn, tôi sử dụng phương pháp phỏng
vấn sâu trong nghiên cứu của mình. Do đối tượng nghiên cứu có học sinh,
phụ huynh, giáo viên và các cấp chính quyền, nên tôi sử dụng phương pháp
chọn mẫu phân tầng. Tôi chia thành các nhóm khác nhau để phỏng vấn.Đối
với nhóm học sinh và phụ huynh, tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên có hệ thống. Còn với giáo viên và các cấp chính quyền, tôi sử dụng
phương pháp chọn mẫu có chủ đích. Dựa trên những phương pháp chọn mẫu
đã nêu, tôi sẽ tiến hành phỏng vấn sâu theo danh sách chọn mẫu đưa ra.
Phương pháp phỏng vấ n sâu là kỹ thuâ ̣t nghiên cứu đinh
̣ tiń h hàng đầ u
trong nghiên cứu nhân ho ̣c . Dựa trên những câu hỏi mở và câu hỏi đóng mà
tôi đưa ra thì sẽ dẫn dắ t đến những câu chuyện, những thông tin rấ t hữu ić h và
9


chân thực thông qua viê ̣c phỏng vấ n sâu . Các cuộc phỏng vấn, nói chuyện với

các em học sinh, giáo viên, phụ huynh và người dân nơi đây tôi đều ghi âm và
có ghi chú cụ thể, rõ ràng và chi tiết để thuận lợi cho quá trình biên tâ ̣p la ̣i và
viế t nghiên cứu.
Trong quá trin
̀ h viế t luâ ̣n văn tôi còn sử du ̣ng bảng hỏi để tiế n hành lấ y
số liê ̣u đinh
̣ lươ ̣ng , lâ ̣p bảng biể u . Viê ̣c sử du ̣ng bảng hỏi có kế t quả, sau khi
phân tić h đã kế t hơ ̣p giữa số liê ̣u đinh
̣ tiń h và đinh
̣ lươ ̣ng làm cho nghiên cứu
của mình chính xác và toàn diện hơn.

10


CHƢƠNG 1: ĐIA
̣ BÀ N NGHIÊN CƢ́U
1.1. Điều kiêṇ tƣ ̣ nhiên
Vạn Thủy là xã miền núi vùng III, nằm ở phía Tây Nam của huyện Bắc
Sơn, Lạng Sơn. Phía Đông giáp với xã Long Đống, phía Tây giáp với xã Vũ
Sơn và Tân Tri, phía Nam giáp với xã Đồng Ý , Phía bắc giáp xã Tân Hòa và
xã Hòa Bình huyện Bình Gia, xã Vạn Thủy huyện Bắc Sơn cách trung tâm
huyện 16 km. Tổng diện tích tự nhiên 4.048,63 ha. Đất sản xuất nông nghiệp
353,57 ha, đất trồng cây hàng năm 261,79 ha, đất trồng lúa 146,59 ha, đất
chuyên trồng lúa nước 75,59 ha, đất trồng lúa nước còn lại 71,00 ha, đất trồng
cây hàng năm khác 115,20 ha, đất bằng trồng cây hàng năm khác 66,07 ha,
đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác 49,13 ha; đất trồng cây lâu năm 91,78
ha; tổng đất lâm nghiệp 3503,60 ha, đất rừng sản xuất 2985,25 ha, đất rừng
phòng hộ 518,35 ha, đất nuôi trồng thủy sản 4,08 ha. Với địa hình chủ yếu là
đồi núi, trong đó có hai tuyến đường thông thương qua hai xã: xã Tân Hòa và

xã Hòa Bình của huyện Bình Gia thuận tiện cho giao lưu kinh tế hàng hóa với
các xã bạn3.
a. Địa hình
Xã Vạn Thủy chủ yếu là đồi núi, đồi núi chiếm 84,9% tổng diện tích tự
nhiên, độ cao trung bình 150m – 500m so với mặt nước biển, dân cư sống
không tập trung, nền kinh tế chủ yếu là phát triển nông lâm nghiệp.
b. Khí hậu
Xã Vạn Thủy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có bốn mùa rõ
rệt: mùa xuân ấm áp có nhiều mưa phùn, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa
thu, mùa đông. Mùa đông trời lạnh, mưa ít thường có sương muối, mùa hè
nhiệt độ khá cao nhiêt độ trung bình năm là 20,80C.Độ ẩm bình quân trong
năm là 82%.Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 lượng mưa bình quân
trong năm từ 1500 đến 1600 mm/năm.
3

UBND xã Va ̣n Thủy, Báo cáo về điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, 2015

11


c. Thổ nhưỡng:
Xã có 3 nhóm đất chính: Đất phù sa, đất bạc mầu và đất đỏ vàng nhạt.
Tài nguyên nước: Xã Vạn Thủy có hệ thống khe suối, khe dọc khá dày
đặc, có con suối nhỏ chảy qua trung tâm xã, có nước chảy quanh năm, chảy ra xã
Hòa Bình và xã Thiện Thuật huyện Bình Gia qua Tràng Định chảy ra sông Kỳ
Cùng, lưu lượng nước thay đổi theo mùa, vào mùa khô lượng nước ít, mùa mưa
lượng nước tương đối lớn dễ gây ngập úng ruộng vườn ở vùng trũng bờ suối.
ngoài ra còn một số nguồn nước chảy từ chân đồi tạo thành khe dọc nhỏ…
1.2. Đặc điểm dân cƣ
Hiê ̣n nay, ở xã Vạn Thủy có 4 dân tô ̣c cùng cư trú , đó là : Tày, Nùng,

Dao, Kinh. Trong đó dân tô ̣c Nùng có số dân đông nhấ t, sau đó là dân tô ̣c Tày
và tiếp theo là dân tộc Dao và Kinh . Xã Vạn Thủy được chia thành 6 thôn với
357 hộ, có 1.619 nhân khẩu, gồm 4 dân tộc cùng nhau làm ăn sinh sống: Dân
tộc Tày 537 nhân khẩu = 35,16% tổng dân số trong toàn xã; dân tộc Nùng 944
nhân khẩu = 58,3% tổng dân số trong toàn xã; dân tộc Dao: 129 nhân khẩu
7,97% tổng dân số trong toàn xã; dân tộc Kinh 09 nhân khẩu = 0,55% tổng
dân số trong toàn xã4. Người dân nơi đây có những nét văn hóa đặc trưng vẫn
được lưu truyền từ đời này qua đời khác: Như hát sli, lượn, hát then, và
những phong tục, lễ nghi trong việc cưới và lễ hội…thể hiện qua phong tục
tập quán sinh hoạt hàng ngày. Các phong tục tập quán của người dân trong xã
cơ bản vẫn được lưu giữ bản sắc vốn có trong sinh hoạt hàng ngày như việc
tang, việc cưới và lễ hội.
1.2.1. Dân tộc Nùng
Dân tô ̣c Nùng là dân tộc có số dân đông nhất là 944 nhân khẩu = 58,3%
tổng dân số trong toàn xã . Dân tô ̣c Nùng ở xã có hai nhóm là Nùng Phàn
Slình và Nùng Cháo. Người Nùng sinh số ng ở những vùng đồ i thấ p , khe suố i,
thung lũng, theo từng bả n hoă ̣c từng nhà riêng rẽ ở các quả đồ i thấ p . Người
4

Lịch sử Đảng bộ xã Vạn Thủy, Tài liệu lưu hành nội bộ, năm 2015

12


Nùng thường làm nhà sàn để sinh sống . Nhà sàn là một công trình văn hóa ,
đồ ng thời còn là nơi diễn ra các sinh hoa ̣t thường nhâ ̣t , cũng là nơi sinh hoạt
tâm linh của gia đ ình. Người Nùng ở xã Va ̣n Thủy chủ yế u sinh số ng bằ ng
nghề trồ ng tro ̣t , chăn nuôi.Trồ ng tro ̣t từ xa xưa đã trở thành nghề chiń h của
đồ ng bào Nùng. Do môi trường điạ lý tự nhiên quy đinh
̣ , nên ho ̣ trồ ng tro ̣t lúa

nước ở những vùng bằng phẳng , với điạ hiǹ h chân đồ i hoă ̣c vùng dố c thoai
thoải, khai khẩ n thành những đám ruô ̣ng bâ ̣c thang và vùng thung lũng lòng
chảo. Ngoài ra, họ còn trồng những cây lương thực khác như ngô , khoai lang,
khoai so ,̣ sắ n…ở những vùng đấ t cằ n cỗi hơn đấ t ruô ̣ng . Trước đây , người
Nùng xã Vạn Thủy còn trồng cây thuốc lá vào các vụ nông nhàn khi mà đất
ruô ̣ng để trố ng, nhưng mà những năm gầ n đây, nhâ ̣n thấ y viê ̣c trồ ng cây thuố c
lá không đem lại lơ ̣i nhuâ ̣n cao nên ho ̣ đã bỏ trồ ng . Hiê ̣n nay, có một số nhà
còn trồng nhưng không đáng kể . Ngoài cây lúa nước là cây lương thực chính ,
người Nùng còn trồ ng các cây công nghiê ̣p như là cây chè

, cây bong , cây

trám, cây hồ i… Đă ̣c b iê ̣t, cây chè đươ ̣c người Nùng trồ ng với diê ̣n tić h lớn ,
đươ ̣c coi là cây trồ ng quan tro ̣ng sau cây lúa nước . Bởi cây chè có thể phát
triể n đươ ̣c ở những vùng núi cao , đấ t khô cằ n và ngoài phu ̣c vu ̣ cho nhu cầ u
trong gia đình thì cây chè còn mang la ̣i nguồ n thu nhâ ̣p ổ n đinh
̣ cho các hô ̣ gia
đình. Họ thường hái chè vào những vụ nông nhàn hoặc xen kẽ giữa các mùa
vụ để mang ra ngoài thị trấn bán . Chè của người Nùng Vạn Thủy đã trở thành
mô ̣t sản phẩ m thiế t yế u và có tiế ng trong huyê ̣n . Ngoài trồng trọt thì chăn
nuôi cũng là mô ̣t công viê ̣c không thể thiế u của người Nùng

. Họ chăn nuôi

đa ̣i gia súc cung cấ p sức kéo và phân bón cho trồ ng tro ̣t như trâu

, bò, dê….

Ngoài ra , người Nùng cũng chú tro ̣ng viê ̣c chăn nuôi các con mang la ̣i lơ ̣i
nhuâ ̣n kinh tế giúp cho gia đình có nguồ n thu đó là chăn nuôi lơ ̣n


, gà, ngan

ngỗng…Ngoài viê ̣c cải thiê ̣n bữa ăn hàng ngày thì chúng còn là con vâ ̣t để
bán, đem la ̣i nguồ n lơ ̣i nhuâ ̣n khá lớn cho người dân.

13


Về đời số ng tinh thầ n , người Nùng là mô ̣t dân tô ̣c có đời số ng văn hóa
tinh thầ n phong phú và đă ̣c sắ c . Bên ca ̣nh những yế u tố vâ ̣t chấ t , người Nùng
cũng đã xây dựng , lưu giữ đươ ̣c mô ̣t đời số ng tinh thầ n còn bảo lưu đâ ̣m nét
các yếu tố về tiếng nói , về các thể loa ̣i dân ca và các quan niê ̣m , tín ngưỡng
tâm linh…người Nùng nói tiế ng thuô ̣c ngữ hê ̣ Thái – Ka đai, nhóm ngôn ngữ
Tày – Nùng, tiế ng Nùng giố ng ti ếng Tày trong sinh hoạt giao tiếp thông
thường, chỉ khác về ngữ điệu và một số âm . Gia điǹ h của người Nùng là gia
điǹ h tiể u phu ̣ hê ̣ . Trong gia điǹ h , dòng dõi được tính theo cha . Người Nùng
rấ t coi tro ̣ng các dip̣ lễ trong năm . Họ chuẩn bị đầy đủ và chu đáo trong tất cả
các dịp lễ , mong mỏi có đươ ̣c mô ̣t cuô ̣c số ng ổ n đinh
̣ , mùa màng bội thu…
Trong quan niê ̣m của người Nùng , nổ i bâ ̣t là có quan niê ̣m tâm linh về linh
hồ n, về phi (tạm dịch là ma ), về các thế lực siêu nhiên , thầ n thánh…rấ t sâu
sắ c.Theo đa thầ n , người Nùng thờ cúng trong nhà , thờ ở bế p và thờ cúng ở
ngoài miếu.
Trong cuô ̣c số ng tinh thầ n của người Nùng còn có vố n văn ho ̣c nghê ̣
thuâ ̣t dân gian vô cùng p hong phú , nổ i bâ ̣t là shi , lươ ̣n… Bên ca ̣nh đó là kho
tàng tục ngữ, câu đố , dân ca, truyê ̣n cười, ngụ ngôn, truyê ̣n cổ tích phong phú
và đặc sắc.
1.2.2. Dân tộc Tày
Dân tô ̣c Tày là dân tô ̣c có số dân đứng thứ hai sau dân tô ̣c Nùng


, có

537 nhân khẩu = 35,16% tổng dân số trong toàn xã . Cũng như người Nùng ,
người Tày số ng chủ yế u bằ ng nghề trồ ng tro ̣t , trong đó chủ yế u là trồ ng cây
lương thực để phu ̣c vu ̣ nhu cầ u số ng .Các nghề chăn nuôi , thủ công, trao đổ i
buôn bán hàng hóa đề u là ngành kinh tế phu ̣ , chỉ mang tính chất hỗ trợ trong
quá trình phát triển đời sống .Cây lương thực chủ yế u của ho ̣ là cây lúa nước ,
cây lúa nước đươ ̣c trồ ng ở những thửa ruô ̣ng nằ m trong thung lũng dưới chân
đồ i hay trong bản làng hoă ̣c là những thửa ruô ̣ng bâ ̣c thang

. Đất nương, đấ t

ruô ̣ng đươ ̣c đồ ng bào phân chia thành ba loa ̣i : đấ t tố t, đấ t trung biǹ h, đấ t xấ u .
14


Từ đó để phân chia trồ ng các loa ̣i cây lương thực cho phù hơ ̣p với

từng loa ̣i

đấ t. Ngoài ra, người Tày cũng trồ ng các loa ̣i cây công nhiê ̣p , cây ăn quả như
cây quýt , cây hồ i , cây tre , cây vầ u , cây thuố c lá… Viê ̣c trồ ng các loa ̣i cây
công nghiê ̣p, cây ăn quả bước đầ u đã đem la ̣i hiê ̣u quả kinh tế và nâng cao đời
số ng cho người dân .Tuy nhiên , viê ̣c trồ ng cây và sản xuấ t vẫn còn nhỏ lẻ

,

mang tin
̣ . Bên ca ̣nh viê ̣c trồ ng tro ̣t , đồ ng bào

́ h chấ t gia đin
̀ h , không ổ n đinh
dân tô ̣c Tày cũng tâ ̣p trung chăn nuôi gia súc , gia cầ m để lấ y ph ân bón , sức
kéo hoặc để cải thiện bữa ăn gia đình như nuôi trâu, bò, lơ ̣n, gà, dê…bên ca ̣nh
đó, người Tày còn nuôi cá dưới ao , ngoài ruộng, nuôi ong mâ ̣t dưới mái hiên
nhà, gố c cây hay ngoài vườn.
Người Tày về cơ bản cũng giố ng như người Nùng , họ sống chủ yếu ở
các vùng đồi núi thấp , các thung lũng và sống theo làng bản , có một số hộ
số ng tách riêng theo sự phân chia của đấ t đai thành từng hô ̣ riêng biê ̣t ở các
quả đồi. Người Tày thường làm nhà sàn, mô ̣t số it́ bô ̣ phâ ̣n người Tày làm nhà
đấ t, đắ p bằ ng vôi hoă ̣c xây bằ ng ga ̣ch ba banh . Trong mô ̣t bản thường có 10
đến 20 nóc nhà.Trong bản thường có nhiề u dòng ho ̣ cùng sinh số ng , thâ ̣m chí
trong bản có cả hai dân tô ̣c Tày, Nùng cùng cư trú.
Xưa kia đời số ng của đồ ng bào thường khép kín , theo chu trình mang
tính tự cấp tự túc . Trong những năm gầ n đây , đời số ng kinh tế của đồ ng bào
đã có chút đổ i thay, thời kỳ nề n kinh tế thi ̣trường phát triển cũng đã thổi một
luồ ng sinh khí vào cuô ̣c số ng của ho ̣ . Tuy nhiên , người Tày vẫn giữ đươ ̣c
những đă ̣c điể m văn hóa chính của mình . Ý thức về dân tộc của đồng bào rất
mạnh mẽ, đă ̣c biê ̣t là trong sinh hoa ̣t văn hó a tâm linh như then, tào, pựt…hát
Then là sản phẩ m sáng ta ̣o của rấ t nhiề u thế hê ̣ đồ ng bào dân tô ̣c Tày , Nùng,
đã trở thành món ăn tinh thầ n không thể thiế u của đồ ng bào nơi đây. Then của
người Tày không những đươ ̣c coi là mô ̣t yế u tố tâm linh xua tan ma quỷ, đươ ̣c
thể hiê ̣n trong các đơ ̣t cúng , tế ...mà Then Tày còn được coi là nghệ thuật biểu
diễn, trở thành mô ̣t điể m sáng trong văn hóa của đồ ng bào.
15


1.2.3. Dân tộc Dao
Vạn Thủy là một xã có số ít người dao sinh sống , có 129 nhân khẩu =
7,97% tổng dân số trong toàn xã. Người Dao ở xã Va ̣n Thủy đươ ̣c go ̣i là Dao

Lù Giang , đến cư trú tại địa bàn xã sau năm

19455.Họ chủ yếu cư trú tại

những khu vực núi cao , hiể m trở hoă ̣c t rong vùng sâu , xa so với điạ bàn của
người Tày , Nùng. Trước đây , do đời số ng kinh tế còn la ̣c hâ ̣u

, thiế u thố n ,

người Dao chủ yế u sinh số ng, sản xuất và canh tác nương rẫy theo lối “tự cấp,
tự túc” . Nguồ n số ng chin
́ h của ho ̣ là từ việc trồng các cây lương thực trên
nương rẫy , chăn nuôi mô ̣t số loa ̣i gia súc , gia cầ m như trâu , bò, lơ ̣n, gà…và
thu hái lâm , thổ sản . Người Dao thường trồ ng trên nương rẫy nhiề u loa ̣i cây
lương thực đan xen nhau như ngô cùng với đỗ, hoă ̣c dưa với đỗ tương… Hiê ̣n
nay, người Dao cũng giố ng như người Tày , Nùng, họ cũng canh tác lúa nước
và trồng các loại cây công nghiệp như quế, hồ i, thuố c lá…Những nguồ n lơ ̣i từ
trồ ng tro ̣t mang la ̣i đã góp phầ n khô ng nhỏ vào viê ̣c ổ n đinh
̣ và duy trì đời
số ng của đồ ng bào . Ngoài trồng trọt và chăn nuôi , thì người Dao còn chú
trọng đến nghề thủ công truyền thống . Các nghề thủ công của đồng bào chủ
yế u tâ ̣p trung xoay quanh viê ̣c chế t ác công cụ và sản xuất các sản phầm phục
vụ cho nhu cầu may mặc là chính , thường xoay quanh các nghề rèn , dê ̣t, đan
lát, làm giấy bản ... Đặc biệt là nghề dệt rất được người Dao chú trọng . Trước
đây, để phục vụ cho nhu cầu mă ̣c, người Dao luôn chú ý đế n viê ̣c trồ ng bông ,
se sơ ̣i, dê ̣t vải , cắ t may và tự thêu trang phu ̣c cho mình . Các cô gái trước khi
về nhà chồ ng đề u tự phải cắ t may và thêu cho mình mô ̣t bô ̣ trang phu ̣c cô dâu
đe ̣p nhấ t . Đây là mô ̣ t công trình nghê ̣ thuâ ̣t sáng ta ̣o và đô ̣c đáo của người
Dao nơi đây. Những năm gầ n đây, họ đã hòa nhập vào xu thế thị trường, nghề
dê ̣t và tự thêu không còn phổ biế n như trước nữa , họ thường mua vải về cắt

may và thêu trang phục.
5

Bàn Tuấn Năng, Hoàng Tuấn Cư, Bản sắc và truyền thống văn hó a các dân tô ̣c huyê ̣n Bắ c Sơn, NXB Văn
hóa dân tộc, 2014, Tr.228

16


Bên ca ̣nh những yế u tố vâ ̣t chấ t thì yế u tố văn hóa tinh thầ n của người
Dao cũng rấ t phong phú , đa da ̣ng và đă ̣c sắ c .Trong đời số ng , người Dao
thường sử du ̣ng hai ngôn ngữ , đó là ngôn ngữ ba ̣ch thoa ̣i sử du ̣ng hàng ngày
và ngôn ngữ văn chương được sử dụng trong các văn bản cổ

, các bài cúng ,

tích truyện… Ngoài ra , vì sống gần địa bàn của người Tày , Nùng nên người
Dao còn có khả năng sử du ̣ng tiế ng Tày , Nùng khi giao tiếp với hai dân tộc
này. Có một số bộ phận người Dao cũng sử dụng được thành thạo tiếng Phổ
thông nhưng còn it́ .Tín ngưỡng của người Dao là tín ngưỡng bái vật giáo , đa
thầ n giáo .Họ quan niệm rằng vạn vật trong trời đất đều có linh hồn

, đều có

thầ n hô ̣ mê ̣nh và yể m trơ ̣ . Quan niê ̣m đó đươ ̣c thể hiê ̣n qua nhiề u nghi lễ liên
quan đế n lao đô ̣ng sản xuấ t và các nghi lễ chu kỳ đời người , đă ̣c biê ̣t là nghi
lễ cấ p sắ c, đó là nghi lễ trở thành nét đă ̣c trưng của dân tô ̣c.
Dù mới đến cư trú trên mảnh đất Vạn Thủy hơn nửa thế kỷ , nhưng với
kho tàng văn hóa truyề n thố ng đă ̣c sắ c của miǹ h , người Dao đã mang đế n
mô ̣t diê ̣n ma ̣o văn hóa với nhiề u nét đă ̣c trưng truyề n thố ng . Cùng với sự phát

triể n đời số ng, người Dao luôn phát huy truyề n thố ng đoàn kế t , gắ n bó, tương
trơ,̣ giúp đỡ nhau và gắn kết với các dân tộc anh em như Tày , Nùng để cùng
nhau sinh số ng và phát triể n.
1.3.

Vài nét về tình hình giáo dục huyện Bắc Sơn

Trong năm học 2010 – 2011 toàn huyện có 48 trường học: 8 trường Mầm
non, 20 trường Tiểu học, 15 trường THCS, 03 trường PTCS, 01 trường phổ
thông có nhiều cấp học và 01 trường PTDT Nội trú THCS; 02 trường THPT.
Tổ ng số ho ̣c sinh là 15.129 HS, trong đó cấp MN: 3339 HS; cấ p TH: 5032 HS;
cấ p THCS: 3908 HS; cấ p THPT: 2850 HS. Trong năm 2011 toàn ngành GDĐT
có: 1477 người, trong đó: Quản lý nhà nước về GDĐT: 08 người; Chuyên môn:
08 người; Cán bộ quản lý các cấp học: 139 (MN: 25, TH: 48, THCS: 34, THPT:
32); Giáo viên các cấp học: 996. Trong đó: Giáo viên MN: 207; Giáo viên TH:
460; Giáo viên THCS: 376; Giáo viên THPT: 2096.
6

Phòng GD&ĐT huyê ̣n Bắ c Sơn, Báo cáo tổng kết năm học 2010 - 2011

17


×