A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
- Thơ Đường không chỉ có vị trí đặc biệt trong thơ ca Trung quốc
mà còn có vị trí độc đáo trong lịch sử thơ ca thế giới.
- Thơ văn Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Đường thi cả về
nội dung và hình thức nghệ thuật.
- Hoàng Hạc Lâu là một bài thơ Đường xuất sắc được tiếp nhận ở
Việt Nam trên mọi phương diện, dịch thuật cũng như nội dung, tư
tưởng của nó.
- Tuy nhiên, mặc dù Hoàng Hạc Lâu xuất hiện hầu hết trong các
tuyển tập về thơ Đường nhưng phần lớn mang tính chất nhỏ lẻ,
ngắn gọn, không thành hệ thống. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài
nghiên cứu là “Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam” để cung
cấp cái nhìn toàn diện về tác phẩm này.
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Khi thực hiện đề tài này tôi đi sâu vào tìm hiểu quá trình dịch
thuật, nghiên cứu Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam, tổng hợp một
cách có hệ thống những nghiên cứu về tác phẩm này, khảo sát
mối liên hệ giữa tác phẩm và người tiếp nhận, giữa tác phẩm với
tác phẩm từ đó đóng góp một chút ít vào việc tìm hiểu quá trình
tiếp nhận kiệt tác của Thôi Hiệu nói riêng và Đường thi nói
chung ở Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phạm vi tư liệu
Đối tượng chủ yếu của đề tài này là quá trình tiếp nhận và diễn
dịch Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam. Theo đó phạm vi nghiên cứu
của tôi là những vấn đề xung quanh tác phẩm này.
Về phạm vi tư liệu, tôi chủ yếu dựa vào các tư liệu thành văn
bằng chữ quốc ngữ (Sách, báo, tạp chí,…) từ đầu thế kỉ XX đến
nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Ở đề tài này tôi tiếp nhận tác phẩm này từ góc độ mĩ học tiếp
nhận với các thao tác cụ thể như thống kê, thu thập tài liệu, mô tả
quá trình tiếp nhận tác phẩm và lí giải, phân tích các vấn đề đặt ra
khi tiếp nhận tác phẩm, so sánh, đối chiếu để làm rõ đặc điểm
tiếp nhận cũng như vị trí của đối tượng với chủ thể tiếp nhận.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì phần nội
dung đề tài của tôi có 3 đề mục lớn và với 10 đề mục nhỏ tương
ứng.
CHƯƠNG I: Vấn đề dịch thuật Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam
CHƯƠNG II: Vấn đề nghiên cứu Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam
CHƯƠNG III: Sự ảnh hưởng của Hoàng Hạc Lâu đối với thi
hứng của các tác giả đương thời và thế hệ sau
1. Nguyễn Du tỏ lòng tri âm với Thôi Hiệu
2. Các bài thơ viết khi đi qua lầu Hoàng Hạc
3. Lời nhắn gửi của Vũ Hoàng Chương
4. Tiểu kết
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ DỊCH THUẬT HOÀNG HẠC LÂU Ở
VIỆT NAM
- Dịch thuật là công việc rất khó đòi hỏi người dịch phải hiểu
được nguyên lí dịch thuật nắm rõ được văn bản tác phẩm và phải
thấm được vào hồn mình cái hồn của nó có nghĩa là phải yêu nó.
-Thơ Đường cô đọng hàm súc nhiều điển tích điển cố gây khó
khăn cho việc dịch thơ của tác phẩm.
- Theo tài liệu mà tôi thu thập được thì cho đến nay ở Việt Nam
số lượng bản dịch của Hoàng Hạc Lâu không dưới 40 bản.
1. Bản dịch Hoàng Hạc Lâu đầu tiên của Tùng Vân Nguyễn
Đôn Phục.
- Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục (1878-1954) được đánh giá là
một dịch giả không chỉ dịch nhiều thơ văn cổ Trung Quốc mà
còn luôn thể hiện rõ ý thức dịch thuật của mình.
- Theo hệ thống tư liệu mà tôi thu thập được thì chính Tùng Vân
Nguyễn Đôn Phục là dịch giả đầu tiên của Việt Nam dịch Hoàng
Hạc Lâu ra tiếng việt. Ông đã dịch thi phẩm này theo đúng thể
Đường luật
- Tuy nhiên vì quá coi trọng nguyên thể và niêm luật nên ông đã
dịch bài thơ này có phần gượng ép. Ví dụ từ “khứ” nghĩa là đi thì
lại dịch thành “cút”.
- Bản dịch này ít được khen ngợi từ các học giả và người đọc.
2. Bản dịch của Tản Đà và những ý kiến xung quanh bản
dịch này
2.1. Bản dịch của Tản Đà
- Đây là bản dịch được biết đến đánh giá cao và yêu thích nhất.
Bản dịch này được đăng trên báo Ngày Nay, số 80, ngày 10-101937. Bản dịch bằng thể thơ lục bát được đánh giá là có thần thái
không thua kém gì nguyên tác của Thôi Hiệu.
- Tản Đà đã thổi vào bản dịch một luồng gió “ Việt hóa” làm cho
bài thơ trở nên gần gũi, dễ tiếp cận với mọi thế hệ người đọc.
2.2. Những ý kiến xung quanh bản dịch của Tản Đà
- Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu được viết theo thể thất ngôn
nhưng Tản Đà lại dịch theo thể lục bát, một thể thơ truyền thống
của dân tộc ta. Bàng Bá Lân thì khen bản dịch này tuy nhiên ông
vẫn không “thỏa mãn” do Tản Đà đã chọn thể thơ lục bát.
- Nguyễn Hiếu Lê lại tiếc cho bản dịch của Tản Đà đã dịch bằng
thể lục bát nên làm mất đi tính ngẫu đối của bài thơ nhất là trong
hai liên 2 và 3.
- Nguyễn Tuyết Hạnh cho rằng “ Tản Đà chưa dịch được cái
thảng thốt, đột ngột của bài thơ: Nhật mộ hương quan hà xứ thị?.
Thật ra là một câu hỏi nhưng câu dịch của Tản Đà lại là một câu
kể, miêu tả”.
- Như vậy một bản dịch được đánh giá là hay nhất, thành công
nhất, truyền tải được cái thần của bài thơ như bản dịch của Tản
Đà cũng không tránh được những ý kiến phê bình khen chê của
độc giả.
3. Tiểu kết
- Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu là một tuyệt tác. Với gần 40 bản
dịch về Hoàng Hạc lâu ở Việt Nam cho thấy thi phẩm này được
tiếp cận một cách rầm rộ ở nước ta.
- Ngoài bản dịch xuất sắc của Tản Đà còn có các bản dịch khác
của: Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, Khương Hữu Dụng,… nhưng
bản dịch của Tản Đà vẫn được đánh giá là hay nhất, thành công
nhất.
- Theo tôi, để hiểu một bài thơ Đường đã khó, để dịch được nó
còn khó hơn nhiều vì thế cần nhìn nhận một cách chính xác với
các bản dịch của các nhà thơ và không nên quá cứng nhắc khi
đánh giá vì môic bản dịch sẽ có sự tinh tế, sâu sắc, tài hoa của
dịch giả.
CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU HOÀNG HẠC LÂU
Ở VIỆT NAM
- Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu được tiếp nhận có phần muộn
màng và việc nghiên cứu bài thơ không trở thành một trào lưu,
một hệ thống như các tác phẩm khác. Viết về Hoàng Hạc Lâu
phần lớn là những bài nhỏ, dung lượng ít và hầu như không có “
bút chiến”.
1. Một hướng khai thác chung về Hoàng Hạc Lâu
- Tác phẩm là sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại, giữa thực và
mộng, thế giới thiên nhiên và thế giới nội tâm con người. Trong
quá trình tìm hiểu tác phẩm, các nhà nghiên cứu, độc giả chủ yếu
đi vào các vấn đề sau: Sự xuất hiện của yếu tố thần thoại, sự phá
cách niêm luật Đường thi của Thôi Hiệu, sự biến chuyển nhịp
thơ,…
- Yếu tố thần thoại được coi là nút mở ra không gian của bài thơ,
làm cho bài thơ mang ý vị hoài cổ, khơi nguồn cảm hứng cho tác
giả và thể hiện cảm xúc từ sâu thẳm tâm hồn nhà thơ – một lữ
khách xa quê.
- Sự phá cách niêm luật Đường thi trong bài thơ được đánh giá là
“ đệ nhất luật Đường” (Nghiêm Vũ).
- Về sự chuyển biến nhip thơ từ liên 3 xuống liên 4 và hai câu thơ
cuối trong quá trình nghiên cứu, hầu hết đều đưa chúng vào
phương diện biểu hiện của cái tình bên trong nhà thơ và lột tả rõ
tâm trạng của Thôi Hiệu.
Như vậy, vấn đề nghiên cứu Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam tôi chỉ
đưa ra những lý thuyết cơ bản thống kê phân tích và đưa ra dẫn
chứng những công việc này chúng tôi sẽ thực hiện trong đề tiếp
theo là nghiên cứu khoa học lâu trong sách báo tạp chí và các tài
liệu khác.
2. Hoàng Hạc Lâu trong sách, báo, nghiên cứu và các tài liệu
khác
- Các bài viết về Hoàng Hạc lâu không nhiều dung lượng không
đủ lớn mà còn khá giống nhau. Chúng tôi tìm được các bài viết
về các tác phẩm này chủ yếu trong các sách bình giảng một số
bài nhỏ trên báo hay trên những trang web tin cậy
- Một bài thơ Đường thất ngôn bát cú nguyên tắc niêm luật phải
chặt chẽ phải tuân theo luật đối ngẫu 2 liên giữa phải đối nhau
hài hòa cả thanh lẫn ý nhưng bài Hoàng Hạc lâu của thôi hiệu là
một ngoại lệ. Đây là một bài thơ tiêu biểu cho vấn đề phá cách
thêm vào trong thơ Đường. Bốn câu thơ đầu không theo đúng
quy luật bằng trắc làm ta tưởng chừng như đó là một bài thơ bài
thơ cổ phong.
-Trong “những bài thơ Đường nổi tiếng” Nguyễn Khắc Phi phân
tích: việc phá cách không gieo vần ở câu thứ nhất, việc dùng liền
ba thanh chắc ở câu câu thứ 3, việc dùng lối tam bình điệu ở câu
thứ tư, việc dùng kiểu liền 3 từ “Hoàng Hạc”, hai chữ “không”,
Hai chữ “khứ”, việc sử dụng cả hình thức đối ngẫu ở cặp đôi đầu
và ở cả cặp đôi đầu lẫn cặp câu 2, đối ngẫu đều có chỗ không
chỉnh (khứ-lâu, bất phục phản-không du du), tất cả đều phục vụ
đắc lực cho việc thể hiện nội dung, làm nổi bật được những sắc
thái tình cảm phong phú tinh tế của tác giả.
- Bài thơ là một chỉnh thể, mới đọc xong ta tưởng như có một sự
phân chia rất rõ ràng giữa 4 câu đầu và 4 câu sau nhưng thực chất
lại không phải như vậy. Bốn câu đầu vừa giải thích tên lầu vừa
định vị lầu trong thời gian thể hiện một nhận thức tình cảm nhân
sinh mang tính chất triết lý, vừa đặt nền móng vững chắc cho
cảnh thơ ở 4 câu cuối nhiều người cho rằng giữa 4 câu đầu và 4
câu cuối có một bước chuyển khá đột ngột về nhiều mặt.
- Trong Hoàng Hạc Lâu có thể nói hai câu thơ cuối được tách
riêng với văn bản để đánh giá bình luận nhiều nhất. Có lẽ bởi nó
là sự cô độc cảm xúc của nhà thơ theo dòng chảy toàn bài, những
cảm xúc thực chất trước thiên nhiên đất trời, trước thời gian
không gian và nó gây được sự đồng cảm sâu sắc với các thế hệ
bạn đọc:
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu”
- Chữ “sầu” trong bài thơ là một “điểm nhãn” nhưng lại được đặt
cuối bài thơ làm cho nỗi sầu của thời gian không gian dồn tụ tất
cả vào trong nó tạo nên một nốt trầm gieo xuống chĩu nặng cả
tâm hồn. Hóa ra bài thơ 56 chữ thì 55 chữ là bước chuẩn bị tất
yếu cho một chữ “sầu” đặt xuống kết đọng trong tâm (Trần Thị
Bích Hải). Hai phần “âu” trong chữ “sầu” là âm đóng và có sự
ngân dài như một nốt trầm chĩu nặng xuống tâm hồn ( Lê Xuân
Soạn)
- Về bản thân hai chữ “yên ba” cũng gây một chút tranh cãi
trong người đọc. Có người cho đó là tác giả nói đến con sông
“Yên Ba” gần lầu Hoàng Hạc có người cho “yên ba” ở đây là
khói sóng trên sông. Tác giả thấy có sóng mà chạnh lòng nhớ quê
hương. Đây là cách hiểu của số đông là đúng hơn cả. Trong “Về
một ý trong bài Hoàng Hạc Lâu” trên báo Văn nghệ thành phố
Hồ Chí Minh, Hòa Lạc đã đưa ra một cách hiểu về ý “Yên ba
giang thượng sử nhân sầu” trong bài thơ. Theo tìm hiểu của ông
thì trên báo văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, các tác giả giải
thích hai chữ “yên ba” là hơi nước bốc lên mù mịt trên mặt song.
Có ý kiến lại cho rằng phiên bản “giang thượng” là mây chiều
bảng lảng chiếu xuống mặt sông gợn sóng.”
Như vậy thống kê mô tả lại ý kiến của người đọc về những vấn
đề xung quanh Hoàng Hạc Lâu thực chất cũng là để một lần nữa
thể hiện cho bạn đọc thấy cái hay, cái đẹp, tinh tế và sâu sắc của
bài thơ. Từ đó người đọc có thể tự lý giải vì sao bài thơ này của
Thôi Hiệu lại được đánh giá là bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa
muôn sắc của thơ Đường.
3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Hoàng Hạc Lâu ở Việt
Nam
- Về cái tên Hoàng Hạc Lâu cũng có nhiều ý kiến khác nhau về
sự ra đời của nó. Sách Hoàn Vũ ký chép: “ Ngày trước có một
ông tiên tên Phí Văn Vĩ thường cưỡi hạc đi ngao du và có lần
dừng chân tại lầu này, do vậy lầu được cải danh là Hoàng Hạc
Lâu, Sách Tề Hài Chí lại chép: “Núi Hoàng Hạc, người tiên là Tứ
An thường cưỡi Hạc bay qua. Ngoài ra theo sử liệu Lý Kiết Phủ
đời Đường trong tập “Nguyên Hòa Quận Huyện Chí có ghi chép:
Năm thứ hai Ngô Hoàng Vũ, thành Giang Hạ là thành trì trấn giữ
chống sự xâm lược của các bộ tộc phía tây. Phía tây thành này
gần sông lớn, góc Tây Nam là cồn cát đá nên lập lập lầu canh gọi
là Hoàng Hạc Lâu.
- Về văn bản tác phẩm có một vài cách ghi chép khác, ở hai câu
đầu có bản ghi là “ Tích nhân dĩ thừa bạch vân khứ”.
- So sánh Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu với Kim Lăng Phượng
Hoàng Đài của Lí Bạch. Tiên thơ Lí Bạch đã từng gác bút trước
Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu nưng lại chịu ảnh hưởng của tuyệt
tác này khi sáng tác Kim Lăng Phượng Hoàng Đài.
CHƯƠNG III: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA HOÀNG HẠC LÂU
ĐỐI VỚI THI HỨNG CỦA CÁC TÁC GIẢ ĐƯƠNG THỜI
VÀ THẾ HỆ SAU
- Một tác phẩm để lại âm vang của mình không chỉ bởi những tài
hoa của thi nhân gửi lại trong đó mà còn bởi những ảnh hưởng
của nó đối với thi hứng của các tác giả đương thời và thế hệ sau.
Ở Việt Nam, Hoàng Hạc Lâu được tiếp nhận rất sớm, cũng từ đó
có niều tác phẩm lấy thi hứng từ tác phẩm này mà ra đời.
1. Nguyễn Du tỏ lòng tri âm với Thôi Hiệu
- Nguyễn Du khi đi xứ Trung Quốc có đi qua lầu Hoàng Hạc, ông
đã sáng tác hai bài thơ là “Hoàng Hạc Lâu” và “Hán Dương Vãn
Diêu”.
- Hai bài thơ này có nhan đề khác nhau nhưng cảm hứng của tác
giả đều bắt nguồn từ những điều quan sát được khi đến thăm lầu
Hoàng Hạc và vãn cảnh chiều ở Hán Dương. Đồng thời không ít
chi tiết trong bài thơ của Thôi Hiệu được Nguyễn Du cảm nhận
và thể hiện tinh tế trong hai bài thơ của mình.
2. Các bài thơ viết khi đi qua lầu Hoàng Hạc
- Trong quá trình tìm hiểu, tôi thu thập được 8 bài thơ của các tác
giả Việt Nam (trừ hai bài thơ của Nguyễn Du) viết về lầu Hoàng
Hạc và tất cả được viết khi các nhà ngoại giao đi xứ qua đây.
- Thời nhà Trần có Phạm Sư Mạnh với bài thơ “ Họa Đại Minh
sử Dư Quý” nói lên vẻ đẹp của bãi Anh Vũ và lầu Hoàng Hạc.
- Thời Tây Sơn có hai nhà thơ đi xứ qua lầu Hoàng Hạc là Phan
Huy Ích và Ngô Thì Nhậm. Phan Huy Ích có hẳn 3 bài thơ về đề
tài này đó là “Vũ Xương dịch thứ phụ quốc thư ký Ngô binh bộ,
Du Hoàng Hạc Lâu hữu thi ký Ngô binh bộ” và Hán Thủychu
trình. Ngô Thì Nhậm có hai bài thơ là “Chu trung vọng Hoàng
Hạc Lâu” và “Đăng Hoàng Hạc Lâu phú”
- Nhà Nguyễn có Nguyễn Du và Ngô Thì Vị đi xứ. Nguyễn Du
đã có hai bài thơ nói trên là “Hoàng Hạc Lâu” và “Hán Dương
Vãn Diêu”. Ngô Thì Vị có bài “Hoàng Hạc Lâu”.
- Tất cả đều ca ngợi vẻ đẹp tuyệt vời của lầu Hoàng Hạc và
phong cảnh xung quanh và mỗi người có một tâm trạng riêng gửi
vào bài thơ của mình.
3. Lời nhắn gửi của Vũ Hoàng Chương
- Vũ Hoàng Chương không chỉ dịch Hoàng Hạc Lâu của Thôi
Hiệu mà còn có những lời nhắn gửi đến thi nhân đời trước. Bài
thơ của Vũ Hoàng Chương được làm một tháng trước khi qua đời
cũng có thể coi như là bài luận sự đời của ông. Bài thơ này có lẽ
hay nhất trong 4 câu thơ giữa tưởng: “Tưởng hạc vàng đi mây
trắng ở/ Lầm Thôi Hiệu trước Nguyễn Du sau/ Hạc chưa thoát
khỏi mê hồn tịch/ Tiên vẫn nằm trong vạn cổ sầu”.
4. Tiểu kết
Vậy là một vùng danh lam thắng cảnh để lại một bài thơ hay
cho đời sau để rồi cuốn hút biết bao nhiêu tại thơ vào cuộc. Họ
viết và lầu Hoàng Hạc, viết về Hoàng Hạc Lâu và họ bày tỏ nỗi
niềm tri âm cùng người muôn năm trước, bài thơ của Thôi Hiệu
sống cũng một phần ở đó.
C. PHẦN KẾT LUẬN
- Bao nhiêu thế kỷ đã trôi qua, cuộc đời đổi thay, sự vật biến rời
nhưng có một sự thật không thể thay đổi là sức sống của Đường
thi trong nền văn học Việt Nam và vẻ đẹp lung linh của Hoàng
Hạc lâu trong tâm hồn mỗi người yêu thơ Đường.
- Những phá cách niêm luật, những đổi thay và nhịp điệu, lặp ý,
một chữ “sầu” dai dẳng ở cuối bài thơ hay cả những vấn đề nhỏ
xung quanh nó, tất cả chỉ làm tôn lên vẻ đẹp quyến rũ của Hoàng
Hạc lâu và khẳng định bút pháp thi hoa của “thi sĩ một bài thơ”
Thôi Hiệu.
- Việt Nam là đất nước của thơ Đường thi. Yêu mến thơ Đường
bao nhiêu thì có lẽ cũng yêu mến Hoàng Hạc Lâu bấy nhiêu, bởi
lẽ đó mới có nhiều bản dịch, có những phê bình tâm huyết và có
những bài thơ bày tỏ lòng tri âm cùng nhà thơ của ngàn năm
trước ấy.
- Mãi mãi Hoàng Hạc lâu sẽ còn đẹp trong lòng người bởi lầu
Hoàng Hạc và Thôi Hiệu còn sống mãi cùng thời gian trong lòng
người đất Việt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đào Duy Anh (1988), Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Văn
học, H.
[2]. Trần Lê Bảo (2006), Từ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu đến
Hoàng Hạc Lâu của Nguyễn Du, Nxb Văn Học, H.
[3]. Hư Chu (2004), Để hiểu thơ Đường, Nxb Văn học, H.
[4]. Vũ Hoàng Chương (2003), Thơ Vũ Hoàng Chương, Nxb
Kim Đồng, H.
[5]. Tản Đà (1937), Bản dịch Hoàng Hạc Lâu, “báo Ngày Nay”.
[6]. Nguyễn Tuyết Hạnh (1996), Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt
Nam, Nxb Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
[7]. Dương Hữ Nam - Huân Phong (2011), Tuyển tập thơ
Đường,Nxb Văn học, H.
[8]. Nguyễn Thị Nương (2007), Con người Nguyễn Du qua thơ
chữ Hán, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, H.
[9]. Lê Xuân Soạn (2006), Dạy – học tác phẩm thơ Đường ở
trường THCS và THPT, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh.
[10]. Nguyễn Hữu Tuyển (2006), Những bài thơ Đường nổi
tiếng, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.