Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

XAY DUNG QUY TRINH CHAN DOAN DIEN O TO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.65 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Chương 1

DẪN NHẬP
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học
kỹ thuật, ngành công nghiệp ô tô đã có những sự phát triển vượt bậc. Các tập đoàn
ôtô trên thế giới đã và đang cố gắng chế tạo ra những chiếc ôtô không những hoàn
hảo về mặt kỹ thuật mà còn đảm bảo tính an toàn và tiện nghi cho tài xế và hành
khách.
Đặc biệt, hệ thống điện thân xe đã có những cải tiến mạnh mẽ, chẳng hạn
như ôtô được trang bị hệ thống khóa cửa dùng điều khiển từ xa, hệ thống chống
trộm, hệ thống cân bằng điện tử, hệ thống điều khiển đèn tự động, hệ thống túi khí
(SRS)… Do vậy, hệ thống điện thân xe trên ô tô đời mới ngày nay thật sự rất phức
tạp, nó được trang bị nhiều chủng loại thiết bị điện và điện tử khác nhau. Từng
nhóm các thiết bị điện có cấu tạo và tính năng riêng, phục vụ một số mục đích nhất
định, tạo thành những hệ thống riêng biệt trong mạch điện ôtô.
Nhưng hầu hết các mạch điện đều liên quan với nhau do chúng sử dụng
chung cầu chì, công tắc hay điểm nối mass... Hơn nữa, mỗi mạch của hệ thống điện
thân xe bao gồm nhiều bộ phận, cảm biến và giắc nối khác nhau. Chúng nằm ở
những vị trí khác nhau trên xe nên rất khó để tiếp cận chúng. việc tìm pan hệ thống
điện thân xe không phải là việc làm đơn giản. Biết được cách đọc sơ đồ mạch điện
và quy trình chẩn đoán hệ thống điện trên ôtô sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian
cho việc gian chẩn đoán và sửa chữa hệ thống điện thân xe.
Chính vì vậy, đề tài “Xây dựng quy trình chẩn đoán điện ôtô” có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình chẩn đoán và sửa chữa hệ thống điện thân xe. Cũng như
là cung cấp một tài liệu thiết thực phục vụ cho công tác giảng dạy hệ thống điện
thân xe.


1.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
Đề tài có bốn nội dung chính là:
1. Viết hướng dẫn đọc sơ đồ điện xe Toyota.
2. Viết hướng dẫn đọc sơ đồ điện xe Ford.

Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô

Trang 1


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3. Giới thiệu quy trình 6 bước xử lý hư hỏng.
4. Giới thiệu một vài chuẩn đoán hư hỏng điện thân xe thường gặp.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu:
1. Viết hướng dẫn đọc sơ đồ điện xe Toyota và Ford.
2. Xây dựng qui trình chẩn đoán hệ thống điện trên ôtô.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để đề tài được hoàn thành, chúng em đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu. Trong đó đặc biệt là phương pháp nghiên cứu lý thuyết từ bước tìm tài liệu đến
phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống lý thuyết. Ngoài ra nhóm còn tham khảo
các tài liệu liên quan đến đề tài.
1.5 CÁC BƯỚC THỰC HIỆN.
Đề tài được hoàn thành qua các bước sau:
 Tìm tài liệu.

 Phân loại, tổng hợp và hệ thống lý thuyết.

 Dịch tài liệu sang tiếng Việt.
 Biên soạn tài liệu.

Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô

Trang 2


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Chương 2

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN XE TOYOTA

NỘI DUNG CHÍNH:
1. Giới thiệu những đặc điểm của mỗi phần trong sơ đồ mạch.
2. Hướng dẫn sử dụng sơ đồ mạch điện hệ thống.
3. Giải thích họat động mạch điện, cùng các phần hỗ trợ khác được cung cấp
trong các sơ đồ mạch.
4. Chỉ cách áp dụng sơ đồ mạch điện hệ thống và phần hỗ trợ trong quá trình
chẩn đoán.

Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô

Trang 3


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN CỦA TOYOTA.
2.1.1 Giới thiệu:
Một trong những bí quyết để có một chẩn đoán nhanh và thành công là sử
dụng chính xác sơ đồ mạch điện. Sơ đồ mạch điện không phải chỉ là một cuốn sách
vẽ các mạch điện mà nó còn là một nguồn thông tin cho tất cả mọi thiết bị trên xe.
Tất cả mọi thứ từ chỉ số của mối nối, vị trí của các chi tiết trên mạch điện, các đầu
cắm, các điểm nối mass đều chứa trong cuốn sách này.
Để xử lý lượng thông tin lớn như vậy người sử dụng sơ đồ cần phải được
luyện tập nhằm có thể xác định vị trí các chi tiết thuộc hệ thống điện trên ôtô, ý
nghĩa những ký hiệu trên mạch điện vv... Người sử dụng sơ đồ mạch điện cần phải
hiểu thật chi tiết về tất cả các đặc điểm này và cách sử dụng chúng trong quá trình
chẩn đoán một hư hỏng của mạch điện.

…..hệ thống sẽ
làm quá trình
chẩn đoán diễn
ra nhanh hơn

Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô

Trang 4


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Hình 2.1: Những phần của sơ đồ mạch điện (kiểu xe 1998 MY)

Hình 2.2: Những phần của sơ đồ mạch điện (bắt đầu từ kiểu xe 2000 MY)
2.1.2 Bảng mục lục.
Với một lượng lớn các trang và các thành phần trong sơ đồ mạch điện, cách
nhanh nhất để tìm kiếm một mạch điện hoặc thông tin mà bạn cần là sử dụng là
bảng mục lục.
Có hai bảng mục lục có thể có. Một ở trang tựa đề của cuốn sách bao gồm tất
cả các phần (1998 MY = A-K; 2000 MY= A-M) và nó cũng có một danh sách tương
tự ở phần I. Phần sơ đồ của các mạch điện (phần I) là “trọng tâm” của toàn tài liệu
sơ đồ mạch và là nơi mà chúng ta bắt đầu khi chẩn đoán một hư hỏng mạch điện.

Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô

Trang 5


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trang 6


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

2.2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.3: Bảng mục lục
PHẦN I: HỆ THỐNG SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN (SYSTEM CIRCUITS)

Sơ đồ mạch điện (phần I trước1998 MY, phần H bắt đầu từ model 1999
MY). Có các ưu điểm sau

• Nhiều thông tin: Có rất nhiều thông tin được viết ra (như là số ID của thiết
bị). Các ký hiệu sử dụng các hình vẽ sẽ cho bạn biết thông tin về các thiết bị, các
mối nối, hoặc các sợi dây. Hiểu được đầy đủ ý nghĩa của các ký hiệu và chỉ số ID sẽ
tiết kiệm được cho bạn thời gian tìm kiếm vị trí hoặc xác định những thiết bị trên
xe.

• Dễ dàng sử dụng : Một bản vẽ chỉ biểu diễn một hệ thống tại một thời điểm.
Các mối nối song song tới các mạch điện khác được thể hiện có chung nguồn điện
và nối mass. Theo dõi dòng điện chạy trong mạch cũng sẽ dễ dàng hơn vì trong sơ
đồ mạch nguồn điện được bố trí ở phía trên và điểm nối mass nằm ở duới mỗi sơ
đồ.

• Được in màu: Sơ đồ mạch điện được in màu nên việc xác định các dây biểu
diễn trên sơ đồ mạch điện trong các bối dây hoặc tại các mối nối sẽ dễ dàng hơn rất
nhiều.

Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô

Trang 7


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.4: Sơ đồ mạch điện của hệ thống quạt điều hòa không khí.

Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô

Trang 8


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.5: Những ký hiệu đặc biệt trên sơ đồ mạch điện

Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô

Trang 9


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

2.3

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

HIỂU BIẾT VỀ SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN.

Trên mỗi một sơ đồ mạch điện có rất nhiều thông tin được đưa ra thông qua

việc sử dụng các ký hiệu, màu sắc, chỉ số vị trí khác nhau. Sự am hiểu ý nghĩa của
mỗi ký hiệu đó là rất quan trọng trong việc sử dụng có hiệu quả sơ đồ mạch điện.
Bên cạnh việc biểu diễn bằng màu sắc, màu sắc của các sợi dây cũng được
ký hiệu bằng các mã chữ cái nằm bên cạnh mỗi sợi dây. Chữ cái đầu tiên chỉ màu cơ
sở của sợi dây và ký tự thứ 2 để chỉ màu “sọc” trên sợi dây.
2.3.1

Màu sắc dây.

• Màu xanh dương: Như bạn nhìn thấy ở bảng dưới, lưu ý màu xanh dương
được ký hiệu bằng chữ “L” để phân biệt với chữ “B” được sử dụng để ký hiệu cho
màu “ Đen ”. Cũng cần lưu ý là không có màu xanh nhạt được sử dụng trên xe của
TOYOTA. Nếu có bất kỳ một màu liên quan tới màu xanh thì nó chính là màu xanh
dương , ký hiệu “L”.
• Cụm thiết bị: Màu dây của các “thành phần thiết bị” (như trên bộ phận đánh
lửa) thì không được biểu diễn trong sơ đồ mạch điện, màu của các dây dẫn (trên sơ
đồ mạch) được ghi bằng chữ cái ngay vị trí của dây dẫn nối vào thiết bị.
• Những dải bạc trên vỏ dây: Trên một vài dây dẫn bạn sẽ tìm thấy những
“dải” bạc nhỏ. Những dải này (nó không được biểu diễn trên sơ đồ mạch điện) xác
định rằng những sợi dây đó sử dụng lớp vỏ cách điện PVC. Lớp cách điện này nhẹ
hơn về trọng lượng và mỏng hơn lớp cách điện thông thường, làm cho sợi dây có
đường kính nhỏ hơn bình thường.

Hình 2.6: Nhận dạng dây

Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô

Trang 10



ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

2.3.2

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Các hộp nối dây ( Join box )

Các hộp nối dây được sử dụng để chia nguồn điện và mass tới những mạch điện
khác nhau. Một hộp nối dây nối các mạch điện bằng cách sử dụng các lớp chất cách
điện, các thanh kim loại, để ngăn cách và tạo thành các giắc nối để cải thiện tính tin
cậy.
Đặc điểm chính:

• Bóng mờ màu xám: Mỗi một hộp nối dây được biểu diễn trên sơ đồ mạch
điện đều đi kèm với bóng mờ màu xám. Nếu như có nhiều hơn một hộp nối dây
được biểu diễn trong một mạch điện, mỗi một dạng bóng khác nhau có thể được sử
dụng cho mỗi hộp nối dây.

• Chỉ số ID: Các giắc nối được minh họa bằng một hình oval. Chỉ số của hộp
nối dây và chỉ số của giắc nối nằm trong hình oval, cùng với chỉ số của chân nằm
phía bên trái. Sử dụng chỉ số ID cùng với bảng vị trí của hộp nối dây và các đầu dây
nối trong phần trợ giúp cùng với mỗi sơ đồ mạch điện. Các bảng này được viết để
miêu tả vị trí của hộp nối dây, và số trang nằm trong phần F vị trí các relay nơi mà
có một sơ đồ đầy đủ các vị trí của các hộp nối dây.

Hình 2.7: Hộp nối dây

Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô


Trang 11


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

2.3.3

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Các hộp Relay.

Hộp relay là một vị trí tập trung của các relay, mối nối giữa các bối dây, và các
cầu chì. Mặc dù giống như các hộp nối dây, nhưng các hộp relay có sự khác biệt bởi
vì nó không có những mạch điện bên trong để phân phối nguồn điện hay mass như
một hộp nối dây.
Đặc điểm chính:

• Chỉ số ID: Chỉ số ID nằm bên trong hình oval (tương tự một khối giắc cắm)
sẽ cho bạn biết relay đó nằm trong khối relay nào (khối relay1 hoặc 2..). Giắc cắm
tới một relay chỉ được xác định bằng relay được gắn vào (không có chỉ số của từng
chân như là một khối giắc cắm). Lưu ý là thứ tự chỉ số ID được kết nối cũng giống
như thứ tự chỉ số ID của khối giắc cắm.

• Không có phần tô mờ: Khối relay không có phần tô mờ trên sơ đồ mạch điện
như một khối giắc cắm.

• Vị trí trên xe: Vị trí của một khối relay có thể được tìm thấy thông qua chỉ số
ID trong bảng vị trí khối relay trong phần trợ giúp đi theo mỗi sơ đồ mạch điện. Nó
sẽ hướng dẫn bạn tới một sơ đồ vị trí khối relay (trong phần F) của sơ đồ mạch điện.


Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô

Trang 12


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.8: Hộp relay
2.3.4

Các cụm thiết bị.

Tất cả các tải, các công tắc, các bộ điều khiển ECU, các tụ (các bộ lọc nhiễu)
và các diode nắn dòng đều được coi là phần thiết bị trong mạch
Đặc điểm chính:

• Chỉ số ID: Mỗi chân của thiết bị đều có một chỉ số ID. Chỉ số ID này thường
bắt đầu với ký tự đầu tiên của thiết bị (nó không giống với các mối nối và các giắc
nối thường sử dụng ký tự E (Engine), I (Intrusment panel) và B (Body) để xác định
khoang động cơ, bảng táp lô, hoặc các bối dây nằm ở thân xe) sử dụng chỉ số ID
cùng vói bảng vị trí của nó ta biết được vị trí các chi tiết (bằng cách tra cứu tiếp ở
phần G). Các cụm thiết bị-thiết bị thường được tô màu xanh nhạt.

• Phần tô mờ “màu xanh nhạt”: Khi 2 phần của mạch điện sử dụng chung một
giắc nối (như là mạch đèn đầu và xi nhan sử dụng mối nối công tắc tổ hợp). Tên của
các mối nối được sử dụng trong phần G sơ đồ đường đi của dây và được biểu diễn
trong những dấu ngoặc bên dưới tên của thiết bị.


Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô

Trang 13


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.9: Các thiết bị điện
2.3.5

Chỉ số của chân cắm và giắc cắm.

Đặc điểm chính:
• Chỉ số giắc nối: Các giắc nối tại các thiết bị được xác định bằng các chỉ số
ID chân của thiết bị đó.
• Màu sắc giắc nối: Màu sắc giắc nối thường được ghi ngay cạnh giắc, trường
hợp giắc không ghi màu cho thấy giắc nối màu trắng sữa.
• Số chân: Chỉ số chân của giắc nối luôn luôn được biểu diễn theo vị trí trên
giắc “cái” (hướng nhìn từ phía giắc- ngược với hướng từ bó dây). Trường
hợp khi kiểm tra điện thế từ các chân này về phía bó dây chú ý ví trí chân số
1 phải nằm ở phía bên phải của giắc nối.
Gợi ý:

Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô

Trang 14



ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Sử dụng màu sắc của sợi dây trên sơ đồ để thực hiện một “kiểm tra kép” để bảo
đảm việc xác định đúng chân.
• Dấu chấm (●) trong giắc nối (xuất hiện trong sơ đồ mạch điện trước 2000
MY) một (●) trong đầu nối để biểu diễn cho đầu nối đó được sử dụng bởi
một mạch điện khác.
• X trong giắc nối (xuất hiện trong sơ đồ mạch điện trước 2000 MY) một
“X” trong giắc nối chứng tỏ đó không có dây điện.
• Qui ước về vị trí chân trên các cực male (đực) và female (cái).

Khóa phía trên

Hình 2.10: Cách đếm số chân của giắc cắm
• Hàng chân thứ 2 được đếm ngược lại phía dưới chân 1.
• Trên một thiết bị nếu có nhiều giắc cắm, (như ở TCCS ECM), mỗi một
giắc cắm sẽ được cấp thêm “chỉ số ID riêng”, dưới dạng một chữ cái viết hoa
trong vòng tròn. Các ký tự này được sử dụng kèm theo chỉ số ID của giắc cắm, và
nó được viết thành cặp cạnh nhau trên hỉnh vẽ của thiết bị. Các dây dẫn nối về các
giắc của thiết bị có ghi một chữ cái ở trong vòng tròn, chỉ cụ thể giắc nối (lúc này
các giắc sử dụng “chỉ số ID riêng”)

Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô

Trang 15


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM


Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trang 16


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

2.3.6

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.11: Xác định chân trên sơ đồ mạch điện
Giắc nối giữa dây điện và dây điện

Chỉ số giắc nối được bố trí giữa hai sợi dây, giắc này không cắm trực tiếp lên
trên thiết bị hay cụm thiết bị.
• Chỉ số ID: Chỉ số ID sẽ bắt đầu bằng chữ E cho động cơ, chữ I cho
bảng táp lô, và B cho thân xe. Sử dụng chỉ số ID để tìm vị trí mối nối trong phần G
(Electrical wiring routing) của sơ đồ mạch điện.
• Sơ đồ các mối nối: Sơ đồ các giắc nối không nằm tại vị trí các thiết bị
trong sơ đồ mạch điện. Vì các giắc nối được sử dụng cho một số mạch điện khác,
Các thông in về chúng đều nằm trong phần G. Để tra cứu vị trí của giắc trên ôtô và
trang thể hiện vị trí này cần xem ở bảng liệt kê phía sau mỗi sơ đồ mạch.
• Giắc đực (male) và giắc cái (female): Được biểu diễn bằng ký hiệu.
Male
Female


Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô

Trang 17


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

Hình 2.12:

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Giắc nối từ dây điện tới dây điện

Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô

Trang 18


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

2.3.7

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.13: Xác định vị trí của giắc nối từ dây tới dây
Công tắc và relay.

Trên các sơ đồ mạch điện thì công tắc được kí hiệu rất đơn giản nó chỉ gồm
một tiếp điểm dùng để liên kết giữa hai đầu sợi dây. Đối với công tắc có nhiều cực
(hơn một cực được chuyển dổi) hoặc kiểu công tắc kép (là một công tắc mà sự

chuyển động của nó qua các nấc sẽ làm nhiều công tắc đóng hoặc mở) ký hiệu được
sử dụng trên sơ đồ mạch điện có thể khó hiểu hơn.
Đặc điểm chính
• Công tắc thường được biểu diễn ở vị trí normal (công tắc máy ở vị trí off,
cửa đóng nhưng không bị khóa):
Tất cả các công tắc và relay được biểu diễn ở vị trí normal hoặc không làm việc.
Nếu là một relay, thì cuộn dây relay không được cấp điện.
• Công tắc nhiều chân:
Đối với các công tắc nhiều vị trí như là một công tắc đèn, hoặc công tắc quạt
giàn nóng, Trên sơ đồ mạch công tắc sẽ được thể hiện như một hình vuông, các
vòng tròn và đoạn thẳng nối các các vòng tròn này thể hiện các cực được nối với
nhau trên công tắc. Trên công tắc của giàn nóng có một “thanh trượt” di chuyển
được, ở mỗi vị trí của công tắc số chân liên kết với thanh trượt sẽ thay đổi.
• Kiểu công tắc kép:
Nếu như là một công tắc kép sẽ có một đường chấm ở bên trong công tắc nối hai
“vị trí” của công tắc với nhau.

Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô

Trang 19


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

Hình 2.14:
2.3.8

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Các công tắc


Dây chống nhiễu

Ở trên những sợi dây cho dòng điện/điện áp nhỏ chạy qua (như những sợi dây sử
dụng cho cảm oxy, cảm biến chống kích nổ và phần phối tín hiệu G và NE…) lớp
chống nhiễu được sử dụng. Khi sợi dây được bọc lớp chống nhiễu điều có có nghĩa
là có thêm một lưới kim loại được bọc thêm bên ngoài lớp cách điện của sợi dây đó
để hấp thụ nhiễu từ trường. Trong sơ đồ mạch điện, lớp bọc chống nhiễu này được
minh họa bằng đường gạch gạch quanh sợi dây. Không được nhầm lẫn đường chấm
này với đường gạch gạch sử dụng trong công tắc kép nhiều chân.
Lưu ý:
Khi kiểm tra điện áp trong mạch sử dụng dây chống nhiễu, không được chọc
thủng lớp cách điện với một đầu que đo! Nó sẽ làm chạm mass sợi dây của cảm
biến.

Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô

Trang 20


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.15: Dây chống nhiễu
2.3.9

Các điểm nối.

Trong trường hợp yêu cầu phân phối nguồn và mass tới nhiều mạch điện, điểm

nối giữa các sợi dây được sử dụng. Một hình lục giác cùng chỉ số ID (một lần nữa
sử dụng E cho động cơ, B cho thân xe và I cho bảng điều khiển cùng với một và số
thứ tự) để minh họa cho điểm nối. Chỉ số ID này tương đương với chỉ số trong bảng
vị trí các mối nối đi cùng sơ đồ mạch điện. Bảng này bao gồm cả phần miêu tả vị trí
của mối nối và số trang trong phần G sơ đồ vị trí.
Lưu ý:
Khi tiến hành kiểm tra trên xe thì lựa chọn đầu tiên là sử dụng giắc nối và
khớp nối giữa 2 dây để tiến hành kiểm tra. Vì điểm nối rất khó tìm trong bối dây vì
nó được bọc trong băng keo hay các ống nhựa. Cũng như thế sơ đồ vị trí ở trong
phần G chỉ đưa cho bạn một ý tưởng tổng quát về vị trí của mối nối. Tiến hành kiểm
tra một điểm nối, chỉ khi kiểm tra giắc nối “chỉ ra” mối nối chính là điểm bắt đầu
hư hỏng.

Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô

Trang 21


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.16: Ký hiệu mối nối

Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô

Trang 22


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.17: Xác định vị trí một mối nối

Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô

Trang 23


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

2.3.10

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Sự phân phối nguồn và mass.

Nếu có một lỗi là nguyên nhân làm cho toàn bộ mạch điện ngưng hoạt động,
thì hai vị trí đầu tiên mà bạn cần kiểm tra là cầu chì của mạch và điểm nối mass. Sơ
đồ mạch điện có thể đưa bạn bạn thẳng đến phần cấp nguồn từ cầu chì hoặc mass
của mạch hư hỏng. Bằng cách kích hoạt những mạch này bạn có thể kiểm tra tình
trạng của cầu chì hay điểm tiếp mass mà không phải tiến hành một chẩn đoán. Việc
này sẽ tiết kiệm thời gian cho bạn. Các phần kèm theo mỗi sơ đồ mạch điện sau sẽ
giúp bạn làm điều này.
2.3.10.1 Sự phân phối nguồn.
Tìm tới sơ đồ mạch điện của hệ thống tương ứng khi gặp hư hỏng. Mỗi sơ đồ
mạch đều bố trí cầu chì phía trên cùng, bên trái. Để tìm các mạch khác dùng chung
một cầu chì hãy sử dụng một biểu đồ thứ 2 nằm trong phần H (Power source). Biểu
đồ trên các trang này liệt kê tất cả các tải trên xe, cùng với cái cầu chì mà nó được

nối tới.
Đặc điểm chính:
• Sơ đồ nguồn điện:
Nếu như bạn tìm thấy một cầu chì không được cung cấp nguồn +B, sử dụng
sơ đồ nguồn điện hệ thống trong phần I (phần H bắt đầu cho xe 2000 MY) để tìm
những thông tin về cái cầu chì đó. Màu sắc sợi dây trong sơ đồ chứa đựng tất cả các
thông tin về đặc điểm và vị trí được tìm thấy trong mỗi sơ đồ. Bạn cũng có thể sử
dụng nguồn điện (bảng sơ đồ đường đi của dòng điện) trong phần H (phần K trong
1999 MY; và phần J bắt đầu năm 2000 MY). Bảng đường đi của dòng điện nằm
trong phần đầu của phần H và nó cũng vẽ phần nguồn +B của các cầu chì nối tới
nguồn. Nhưng, bởi vì nó không có các đặc điểm của nguồn điện trong sơ đồ nguồn
điện hệ thống (như chỉ số ID của giắc nối, của mối nối, màu sắc các sợi dây, phần
trợ giúp), nên nó không hữu dụng.

Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô

Trang 24


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.18: Phần I: Nguồn điện

Xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống điện ôtô

Trang 25



×