Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố cẩm phả tỉnh quảng ninh (2001 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

VY QUANG THANH

CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
Ở KHU DÂN CƢ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
TỈNH QUẢNG NINH (2001 – 2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

VY QUANG THANH

CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
Ở KHU DÂN CƢ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
TỈNH QUẢNG NINH (2001 – 2015)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
MÃ SỐ 60.22.03.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Minh

Thái Nguyên, năm 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả
nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, chưa được công bố.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017
Ngƣời thực hiện
Vy Quang Thanh

i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tác giả Luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.
Nguyễn Xuân Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tác giả trong quá
trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong
Khoa Lịch Sử Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã chỉ bảo
tận tình, động viên khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành Luận văn này.
Trong thời gian thực hiện Luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh, Thành ủy, UBND thành phố Cẩm
Phả, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
thành phố Cẩm Phả, cùng các phòng, ban, đoàn thể trong thành phố Cẩm Phả
đã cung cấp tư liệu để tác giả hoàn thành Luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn những nhận xét, đánh giá, góp ý quý báu
của Hội đồng Khoa học đánh giá Luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn
thành Luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017

Tác giả

Vy Quang Thanh

ii


MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cam đoan ............................................................................................................ i
Lời cảm ơn...............................................................................................................ii
Mục lục ...................................................................................................................iii
Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt ......................................................................... iv
Danh mục các bảng, biểu đồ ................................................................................... v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài ..................................... 6
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 7
5. Đóng góp của Luận văn ...................................................................................... 8
6. Bố cục của Luận văn. .......................................................................................... 8
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ TỈNH
QUẢNG NINH..................................................................................................... 10
1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên ....................................................................... 10
1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ................................................................ 10
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................................ 13
1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ................................................................................ 16
1.2.1. Đặc điểm kinh tế ......................................................................................... 16
1.2.2. Đặc điểm xã hội........................................................................................... 18
Tiểu kết chương 1.................................................................................................. 24

Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƢ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
TỈNH QUẢNG NINH (2001 - 2015) .................................................................. 25
2.1. Chủ trương của Trung ương về việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư .. 25
2.1.1. Khái niệm văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ............... 25
2.1.2. Chủ trương xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ................................ 29
2.2. Sự vận dụng của địa phương và quá trình thực hiện cuộc vận động xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Cẩm Phả .................................... 37
iii


2.2.1. Sự vận dụng của địa phương ....................................................................... 37
2.2.2. Quá trình thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư thành phố Cẩm Phả .................................................................................... 39
Tiểu kết chương 2.................................................................................................. 54
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƢ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ TỈNH QUẢNG
NINH (2001 - 2015) ............................................................................................. 55
3.1. Những kết quả đạt được ................................................................................. 55
3.1.1. Tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế được tăng cường ........ 55
3.1.2. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng lành mạnh, phong phú ........ 58
3.1.3. Tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong cộng đồng và các phong trào
Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn ngày càng được phát huy ................... 64
3.1.4. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế ở địa phương được đẩy mạnh và đem
lại nhiều kết quả .................................................................................................... 68
3.1.5. Môi trường và cảnh quan đô thị được quan tâm cải tạo xanh - sạch - đẹp ..... 72
3.1.6. Các cơ sở chính trị được xây dựng vững mạnh; tinh thần dân chủ, tôn
trọng pháp luật trong nhân dân được phát huy ..................................................... 75
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ................................................. 78
3.2.1. Những hạn chế ............................................................................................ 78

3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................ 80
Tiểu kết chương 3.................................................................................................. 82
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 86
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
KÍ HIỆU

NỘI DUNG

BCĐ

Ban Chỉ đạo

BCH

Ban Chấp hành

BHYT

Bảo hiểm y tế

BTV

Ban Thường vụ


BVĐ

Ban Vận động

CLB

Câu lạc bộ

HĐND

Hội đồng Nhân dân

UBMTTQ

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

UBND

Ủy ban Nhân dân

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1. Số cặp vợ chồng sinh con thứ 3 ở thành phố Cẩm Phả từ năm 2005
đến năm 2010 ....................................................................................... 21
Bảng 1.2. Số trường và số giáo viên phổ thông ở thành phố Cẩm Phả ................ 21
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế thành phố Cẩm Phả qua các năm 2011, 2013, 2015 .... 56
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên thành phố Cẩm Phả qua các năm 2007,
2011, 2015............................................................................................ 71


v


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống. Nó là nền tảng
tinh thần xã hội, là mục tiêu, là động lực phát triển kinh tế, xã hội. Trong xã hội
có 2 nền tảng: nền tảng vật chất (kinh tế) và nền tảng tinh thần (văn hoá). Hai
nền tảng này bổ sung cho nhau, cùng phát triển. Không có nền tảng vật chất, con
người không thể tồn tại như một sinh thể, nhưng không có nền tảng tinh thần thì
con người cũng không thể tồn tại như một nhân cách văn hoá. Văn hoá có trách
nhiệm kích thích mỗi con người phát huy mặt tốt, kiềm chế mặt xấu. Như Chủ
tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện, Tỉnh dậy phân ra
kẻ dữ, hiền” Ở đây, văn hoá có vai trò điều tiết hành vi, mối quan hệ giữa người
với người bằng giá trị và chuẩn mực xã hội, bằng văn hoá. Với tính lịch sử, các
giá trị, chuẩn mực đó được truyền bá, lưu giữ, chắt lọc và phát triển trong tiến
trình lịch sử của dân tộc, trở thành hệ thống các giá trị đặc trưng cho một dân
tộc, bao gồm chính trị, đạo đức, luật pháp, khoa học, văn học, nghệ thuật, các
thể chế, thiết chế văn hóa, tập quán, lối sống, tạo nên cái cốt, cái hồn, bản sắc
văn hóa của mỗi dân tộc.
Quan điểm của Đảng trong thời kì đổi mới đất nước là phải xây dựng một
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng nền văn hóa dân tộc
trong thời kì mới là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp
nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với chức năng phối hợp hành động của các tổ
chức thành viên và phối hợp với các cơ quan Nhà nước nhằm phát huy sức mạnh
đoàn kết toàn dân, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người dân.
Hội nghị lần thứ hai Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IV đã
quyết định mở cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu

dân cư; đồng thời ban hành Thông tri số 04-TT/MTTW ngày 3/5/1995 để hướng
dẫn thực hiện cuộc vận động. Sau 4 năm thực hiện, tháng 1/1999, Ban Thường
trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Thông tư số 01TT/MTTW hướng dẫn tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động
1


Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, bổ sung và cụ thể hóa
6 nội dung toàn diện để hướng dẫn khu dân cư thực hiện.
Sau khi có Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII Về xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, trên địa bàn khu dân cư có nhiều
cuộc vận động với những tên gọi khác nhau. Để thống nhất trong tổ chức thực
hiện, ngày 12/6/2001, Chính phủ và Ban Thường trực Đoàn Chủ tịch Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thống nhất cuộc vận động Toàn dân
đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư với phong trào Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa thành tên gọi mới là Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư do Mặt trận Tổ quốc các cấp chủ trì, nối
tiếp cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư
trước đây.
Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư góp phần đẩy
mạnh việc phối hợp giữa chức năng quản lí của Nhà nước với vai trò làm chủ
của nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc
phòng, xây dựng cơ sở vững mạnh về mọi mặt làm nền tảng vững chắc cho công
cuộc đổi mới đất nước. Cuộc vận động phát huy ý chí tự lực, tự cường, khơi dậy
mọi tiềm năng và sức mạnh của mỗi người, một gia đình, một tập thể và của cả
cộng đồng, tạo thành sức mạnh to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Động lực của cuộc vận động là sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân trên cơ sở lấy lợi ích chung của cộng đồng dân cư làm điểm
tương đồng, lấy sự tiến bộ và quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống ở khu dân
cư làm mục đích, chìa khóa để giải quyết một vấn đề dân sinh, dân chủ, dân trí ở
khu dân cư là đoàn kết. Với những ý nghĩa quan trọng đó, ngay khi mới triển

khai, cuộc vận động đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia hiệu quả của mọi
tầng lớp nhân dân trong xã hội theo đúng phương châm Dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra.
Nhận thức sâu sắc các nội dung của cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây
dựng cuộc sống mới ở khu dân cư (từ năm 2001 là cuộc vận động Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ), được sự chỉ đạo của Ủy ban
2


MTTQ tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban MTTQ thành phố Cẩm Phả (trước ngày
21/2/2012 là Ủy ban MTTQ thị xã Cẩm Phả) đã ban hành các văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn triển khai thực hiện cuộc vận động. Qua cuộc vận động, nhiều
chương trình kinh tế - xã hội có liên quan trực tiếp đến đời sống của các tầng lớp
nhân dân được hướng dẫn và triển khai đến cơ sở, khu dân cư và lồng ghép vào
các nội dung của cuộc vận động, làm tăng tính thiết thực, góp phần tập hợp,
đoàn kết nhân dân, phát huy tinh thần tự quản của nhân dân như lời Bác Hồ đã
dạy: “Lấy sức dân để xây dựng cuộc sống cho dân”. Cuộc vận động đã đạt nhiều
kết quả quan trọng, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội thành phố
Cẩm Phả. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện cuộc vận động vẫn còn một số hạn
chế, thiếu sót cần phải được khắc phục.
Nghiên cứu cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư là
một việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học khi nêu lên tầm quan trọng của
văn hóa trong gian đoạn phát triển hiện nay, lại vừa có giá trị thực tiễn khi làm
rõ quá trình triển khai cuộc vận động ở địa phương, trên cơ sở đó đánh giá kết
quả, tác động, hạn chế của cuộc vận động đối với công cuộc xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Xuất phát từ nhận thức trên, tôi quyết định chọn vấn đề "Cuộc vận động
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng
Ninh (2001 - 2015)" làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Lịch sử
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa mới ở Việt Nam từ trước tới nay đã
từng được đề cập dưới nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau. Đầu năm 1930,
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và đó cũng là lúc những quan điểm cách mạng
về văn hóa được xác định
Năm 1945, ngay sau khi giành được độc lập dân tộc, bên cạnh những
nhiệm vụ xây dựng kinh tế, xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính quyền cách
mạng đã rất quan tâm đến vấn đề xây dựng đời sống văn hóa mới. Ủy ban Vận
động đời sống mới Trung ương được thành lập năm 1946. Sau đó một năm,
ngày 20/3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm Đời sống mới. Tác phẩm
3


này được Ủy ban Vận động đời sống mới Trung ương cho xuất bản, coi đây là
tài liệu tuyên truyền học tập của các cấp chỉ đạo và của toàn dân. Khái niệm Đời
sống mới được Hồ Chí Minh nêu ra bao gồm cả “đạo đức mới, lối sống mới và
nếp sống mới”. Ba nội dung ấy có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức
đóng vai trò chủ yếu. Đạo đức gắn liền với lối sống và nếp sống. Chính vì vậy,
việc xây dựng đạo đức mới phải được tiến hành đồng thời với việc xây dựng lối
sống mới và nếp sống mới. Có dựa trên cái nền đạo đức mới thì mới xây dựng
được lối sống mới, nếp sống mới lành mạnh, vui tươi, hướng con người tới tầm
cao của văn hóa, của một đất nước độc lập và xã hội chủ nghĩa.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, từ ngày 16 đến ngày 20/7/1948,
Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ 2 được triệu tập, thông qua bản báo cáo Chủ
nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Đảng Trường Chinh trình bày.
Bản báo cáo nêu rõ lập trường văn hóa Mácxít, tính chất và nhiệm vụ văn hóa
dân tộc dân chủ; phê phán những khuynh hướng và quan điểm văn hóa thực dân,
phong kiến, tư sản; xác định thái độ đúng đắn của những người làm công tác văn
hóa kháng chiến. Mọi hoạt động văn hóa trong kháng chiến đều hướng theo
phương châm “văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa”.
Trong những năm gần đây, vấn đề xây dựng đời sống văn hóa đã được

các học giả trong và ngoài nước quan tâm.
Năm 2002, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia phối hợp
với Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bàn bộ Kỉ yếu: Việt Nam trong thế kỉ XX,
gồm 4 tập. Tập III của bộ Kỉ yếu gồm các báo cáo tham luận thuộc hai chủ đề:
1- Thế giới với cách mạng Việt Nam, cách mạng Việt Nam với thế giới; 2- Phát
triển và giao lưu văn hóa của Việt Nam trong thế kỉ XX.
Ở chủ đề thứ hai, tập III bộ Kỉ yếu đăng tải một số bài tham luận của các
nhà khoa hoc; trong đó đáng chú ý là các tham luận sau đây:
- Văn hóa truyền thống và hiện đại hóa xã hội ở Việt Nam trong thế kỉ XX
của Tiến sĩ khoa học Lương Việt Hải (Viện Triết học);
- Tác động của giao lưu văn hóa đối với sự phát triển của con người Việt
Nam trong thế kỉ XX của PGS.TS Đỗ Long (Viện Tâm lí học);
4


- Những thành quả xây dựng và phát triển nền văn hóa mới ở Việt Nam
trong thế kỉ XX của GS Đỗ Huy;
- Hội nhập văn hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc của PGS.TS
Nguyễn Văn Huyên (Phó Viện trưởng Viện Triết học);
- Bản sắc dân tộc và giao lưu văn hóa của GS Đinh Gia Khánh;
- Văn hóa gia đình Việt Nam của Phan Ngọc…
Các bài tham luận nêu trên đã khẳng dịnh văn hóa Việt Nam là nèn tảng
tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển; trên cơ
sở đó, Việt Nam đã không ngừng phát huy, phát triển nền văn hóa của dân tộc
mình; đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới nhằm xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần vào sự phát triển chung
của nền văn hóa thế giới.
Năm 2010, tác giả Chu Thái Thành có bài viết Mở rộng và nâng cao hiệu
quả xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở đăng trên Tạp chí Cộng sản - số 818
(tháng 12/2010). Tác giả đã nhấn mạnh: "Mở rộng và nâng cao chất lượng xây

dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là góp phần phan trọng để xây dựng khố đoàn
kết toàn dân tộc, phong trào thi đua yêu nước, thực hành tiết kiệm, chống tham
nhũng, lãng phí, góp phần tích cực để phát triển kinh tế, xã hội trên mỗi làng,
bản, phương, xã, cộng đồng dân cư"[40].
Các Luận văn về vấn đề xây dựng đời sống văn hóa gồm có: Công cuộc
vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long tỉnh
Quảng Ninh (2001 - 2013) của Phạm Thị Kiều Giang (2015) [23]; Công cuộc
vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Phú Lương tỉnh Thái
Nguyên (2001 - 2013) của Nguyễn Thu Hằng (2015) [24]; Công cuộc xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (2001 2013) của Phùng Trung Kiên (2016) [26]…
Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu cũng được đề cập trong một số bài viết đăng
trên Báo Quảng Ninh điện tử. Trong đó đáng chú ý là bài Xây dựng đời sống văn
hoá ở thành phố công nghiệp than của tác giả Thu Nguyên, đăng trên Báo
Quảng Ninh điện tử ngày 15/9/2013; bài: Xây dựng đời sống văn hoá trong công
5


nhân ngành Than: Cần đa dạng và hấp dẫn hơn nữa" của tác giả Duy Linh,
đăng trên Báo Quảng Ninh điện tử ngày 7/5/2016. Các bài viết trên đã ít nhiều
đề cập đến công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành
phố Cẩm Phả. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ đề cập đến một khía cạnh của vấn
đề hoặc một phạm vi hẹp trong không gian nghiên cứu của Luận văn.
Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về công
cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Cẩm Phả tỉnh
Quảng Ninh. Những công trình, tài liệu được công bố là nguồn tư liệu quý giúp
tôi phương hướng tiếp tục đi sâu nghiên cứu để hoàn thành đề tài Luận văn
Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Cẩm Phả
tỉnh Quảng Ninh (2001-2015).
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận văn đi sâu làm rõ khái niệm đời sống văn hóa ở
khu dân cư; quá trình thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh (vấn đề đoàn kết giúp nhau phát
triển kinh tế, đời sống văn hóa tinh thần, giáo dục – đào tạo, môi trường - cảnh
quan đô thị...).
- Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề từ năm 2001 là
năm bắt đầu thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư trên cơ sở thống nhất cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây
dựng cuộc sống mới ở khu dân cư và phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa, đến năm 2015. Tuy nhiên, đế làm rõ vấn đề, Luận văn đề cập
quá trình xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn Cẩm Phả trong những năm
trước đó.
- Phạm vi không gian: Thị xã (từ năm 2012 là thành phố) Cẩm Phả, thuộc
tỉnh Quảng Ninh, gồm 13 phường và 3 xã. Để dễ theo dõi, trong Luận văn, tác
6


giả xin được phép thống nhất dùng cụm từ Thành phố Cẩm Phả thay cho cụm từ
Thị xã Cẩm Phả.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Khái quát về địa giới hành chính, điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã
hội của thành phố Cẩm Phả.
- Làm rõ quá trình triển khai cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư thành phố Cẩm Phả.
- Đánh giá những kết quả và hạn chế của công cuộc vận động xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư ở thành phố Cẩm Phả.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn tài liệu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả Luận văn tham khảo các tài liệu
sau đây:
- Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện cuộc vận động của
Chính phủ, UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của các bộ, ban, ngành Trung ương.
- Các văn bản chỉ đạo, văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện cuộc vận
động của Tỉnh ủy, UB Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ninh và thành phố Cẩm Phả.
- Các báo cáo thường niên, báo cáo theo từng giai đoạn cuộc vận động của
UB Mặt trận Tổ quốc thành phố Cẩm Phả.
-Các công trình khoa học, các bài viết đăng trên các báo, tạp chí có liên
quan đến đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp lịch sử kết
hợp với phương pháp logic là chủ yếu. Bằng phương pháp lịch sử, dựa trên các
nguồn tư liệu có chọn lọc, chúng tôi sẽ trình bày có hệ thống quá trình xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Cẩm Phả. Trên cơ sở phân tích các sự
kiện, hiện tượng lịch sử, sẽ rút ra những nhận xét, đánh giá thành tựu và hạn chế
của cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Cẩm Phả.
Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng
hợp, thống kê… để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra, trong quá
trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp điền dã, phỏng vấn trực
tiếp các nhân chứng lịch sử để làm phong phú thêm nội dung đề tài.
7


5. Đóng góp của Luận văn
- Đây là công trình trình bày một cách có hệ thống, toàn diện về cuộc vận động
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh.
- Luận văn đánh giá những thành công và hạn chế trong quá trình thực
hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư ở thành phố Cẩm

Phả tỉnh Quảng Ninh; phân tích nguyên nhân của những hạn chế;
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu và giảng
dạy ở các trường phổ thong trên địa bàn thành phố Cẩm Phả
6. Bố cục của Luận văn.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
Luận văn được cấu trúc thành ba chương:
Chương 1: Khái quát về thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh
Chương 2: Qúa trình thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa
ở khu dân cư thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh (2001 - 2015)
Chương 3: Đánh giá cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh (2001 - 2015)

8


Bản đồ hành chính thành phố Cẩm Phả
Nguồn:

9


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ TỈNH QUẢNG NINH
1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Thời trước, Cẩm Phả là một xã trong tổng Hà Môn thuộc châu Tiên Yên.
Đó là một nơi rộng rãi (Phổ, Phả) và đẹp như gấm vóc (Cẩm) mà thành tên.
Năm 1831, Vua Minh Mạng tách Cẩm Phả thành một tổng thuộc huyện Hoành
Bồ, gồm 5 phố: Hạ Lâm (Hà Lầm), Núi Trọc, Ngã Hai, Mông Dương, Vạn Hoa
và 3 xã: Cẩm Phả, Đại Lộc, Quang Hanh. Năm 1936, chính quyền thực dân

phong kiến tách 3 tổng: Cẩm Phả, Hà Gián, Vân Hải thành lập châu Hà Tu; năm
1940 đổi thành châu Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Yên, bao gồm: Phố Mới, Phố
Cũ, Núi Trọc, Cửa Ông và các xã: Quang Hanh, Cẩm Bình, Thi Đua (sau đổi
thành xã Thắng Lợi), Độc Lập (sau đổi thành xã Hùng Thắng) và các xã thuộc
huyện Cẩm Phả (huyện Vân Đồn ngày nay).
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Cửa Ông được tách khỏi châu Cẩm Phả
trở thành đơn vị hành chính độc lập; lúc này Cẩm Phả và Cửa Ông trực thuộc
khu đặc biệt Hòn Gai. Năm 1946, châu Cẩm Phả thuộc Khu đặc biệt Hòn Gai;
Cửa Ông lại được sáp nhập vào tỉnh Quảng Yên. Tháng 12/1948, cùng với việc
chia Liên tỉnh Quảng Hồng thành tỉnh Quảng Yên và Đặc khu Hòn Gai trực
thuộc Liên khu I, Ủy ban Kháng chíến Hành chính Liên khu I quyết định tách
một số xã ven châu Cẩm Phả để thành lập huyện Cẩm Phả trực thuộc Đặc khu
Hồng Gai. Năm 1949, châu Cẩm Phả trực thuộc Đặc khu Hồng gai (tương
đương cấp tỉnh). Năm 1950, xã Hùng Thắng được tách khỏi châu Cẩm Phả nhập
vào thị xã Hồng Gai.
Ngày 22/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập khu Hồng
Quảng bao gồm đặc khu Hồng Gai và tỉnh Quảng Yên. Thị xã Cẩm Phả và thị
xã Cửa Ông đều trực thuộc khu Hồng Quảng. Cuối năm 1956, thị xã Cửa Ông
lại được sáp nhập vào thị xã Cẩm Phả.
10


Ngày 10/9/1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 63/HĐBT
về việc phân vạch địa giới một số xã, phường và thị trấn thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Theo đó, tại thị xã Cẩm Phả: Giải thể thị trấn Mông Dương để thành lập phường
Mông Dương và xã Cẩm Hải; giải thể thị trấn Cửa Ông để thành lập phường
Cửa Ông (trừ phần đất của phân khu 6 cắt cho xã Thái Bình); giải thể thị trấn
Cọc 6 và xã Thái Bình để thành lập hai phường Cẩm Phú và Cẩm Thịnh.
Ngày 6/1/2005, theo Quyết định số 13-QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng, thị xã Cẩm Phả được công nhận là đô thị loại III. Ngày 21/2/2012, Chính

phủ ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP về việc thành lập thành phố Cẩm Phả
thuộc tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Cẩm
Phả. Ngày 17/4/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 505/QĐTTg về việc công nhận thành phố Cẩm Phả là đô thị loại II trực thuộc tỉnh
Quảng Ninh.
Tính đến thời điểm năm 2015, thành phố Cẩm Phả có 16 đơn vị hành chính
cấp xã, trong đó có 13 phường: Cẩm Bình, Cẩm Đông, Cẩm Phú, Cẩm Sơn, Cẩm
Tây, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Thịnh, Cẩm Thủy, Cẩm Trung, Cửa Ông,
Mông Dương, Quang Hanh và 3 xã: Cẩm Hải, Cộng Hòa, Dương Huy.
Thành phố Cẩm Phả có toạ độ từ 20°58’10’’ đến 21°12’ vĩ Bắc, 107 °10’
đến 107°23’50’’ kinh Đông, cách thành phố Hạ Long 30km; phía bắc giáp
huyện Ba Chẽ, phía đông giáp huyện Vân Đồn, phía tây giáp huyện Hoành Bồ
và thành phố Hạ Long, phía nam giáp vịnh Bắc Bộ. Vùng vịnh thuộc Thành phố
là vịnh Bái Tử Long. Cẩm Phả có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh, là
tuyến phòng thủ phía Đông Bắc của Tổ quốc, nằm trong vùng động lực phát
triển miền Bắc, là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Quảng Ninh với các
tuyến đường bộ, đường thuỷ, cảng biển thuận tiện cho giao thông.
Thành phố Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 486 km2, trong đó diện tích đất
liền là 343 km2. Địa hình phần lớn là đồi núi, chiếm 55,4% tổng diện tích, vùng
trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng biển chiếm 13,3%. Ngoài biển là
hàng trăm hòn đảo nhỏ, hầu hết là đảo đá vôi.
11


Thành phố Cẩm Phả có nhiệt độ trung bình năm 23°C, độ ẩm trung bình
84,6%, lượng mưa hằng năm 2.307mm, mùa đông thường có sương mù.
Thành phố Cẩm Phả chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa
và ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu biển. Theo số liệu của Trạm Khí tượng thủy
văn Quảng Ninh, khí hậu thành phố Cẩm Phả được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Sông ngòi ở Cẩm Phả phụ thuộc vào chế độ thủy văn của các con sông

chính là sông Diễn Vọng, sông Mông Dương, sông Đồng Mỏ; các con sông này
đều ngắn, nhỏ và dốc. Ngoài các con sông chính, chảy qua địa bàn thành phố
Cẩm Phả và địa phận các xã ven biển còn có sông Voi Lớn, sông Voi Bé, sông
Thác Thầy.
Với vị trí nằm ở cửa ngõ phía Đông của tỉnh Quảng Ninh, thành phố Cẩm
Phả là đầu mối giao thông, giao thương quan trọng với các địa phương lân cận
và biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Thành phố Cẩm Phả nằm cách Thủ đô Hà
Nội khoảng 180 km, cách thành phố Hải Phòng khoảng 100 km về phía đông
bắc và cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 30 km. Thành phố Cẩm Phả
có 2 trục giao thông chính. Trục giao thông thứ nhất là Quốc lộ 18 từ Đèo Bụt
(nằm giữa Hạ Long và Cẩm Phả) đến Cầu Ba Chẽ (nằm giữa Cẩm Phả và Tiên
Yên). Trục giao thông thứ hai là đường nội thành kéo dài từ phường Cẩm Thạch tới
phường Cẩm Đông, song song với trục giao thông thứ nhất. Ngoài ra còn có Đường
326, thường gọi là Đường 18B, từ Ngã Hai đến Mông Dương dài 25 km, chủ yếu
dùng cho lâm nghiệp và vận tải mỏ. Tuyến xe buýt Quảng Ninh 01 chạy xuyên
suốt nội thành Cẩm Phả. Cẩm Phả còn có đường sắt dùng để vận chuyển than.
Ngoài cảng Cửa Ông phục vụ các tàu lớn, chủ yếu là tàu than và các bến
tàu nhỏ phục vụ cho du lịch, tham quan vịnh Bái Tử Long, thành phố Cẩm Phả
có hệ thống cảng biển chuyên dụng như: Cảng Cẩm Phả và bến tổng hợp phục
vụ chủ yếu cho công nghiệp khai thác than và một số cơ sở công nghiệp tập
trung khác trong khu vực; cảng Hòn Nét có khả năng tiếp nhận tàu 70.000DWT;
bến xi măng Cẩm Phả, cảng Cẩm Phả, mạng lưới băng tải, xà lan và các tuyến
12


đường dành riêng cho xe tải chở than… cùng hệ thống cảng nội địa và đường
thủy nội bộ rất thuận tiện cho việc giao thông đối nội, đối ngoại.
Cẩm Phả được xác định là đô thị phát triển công nghiệp, dịch vụ theo
hướng hiện đại, bền vững với môi trường và có vị trí đặc biệt về quốc phòng, an
ninh nằm trong hệ thống phòng thủ phía Đông Bắc của Tổ quốc. Đây là những

điều kiện thuận lợi để Cẩm Phả thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng đô thị và có
những bước tiến dài, vững chắc trên hành trình đô thị hóa.
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên lớn nhất ở Cẩm Phả là than đá.
Tổng tiềm năng khoảng trên 3 tỉ tấn, trữ lượng có thể khai thác 2,5 tỉ tấn (trong
tổng số 8,4 tỉ tấn trữ lượng than Quảng Ninh). Mật độ chứa than trong khối kiến
trúc mỏ có hệ số cao nhất, nhiều vỉa dầy, chất lượng than tốt. Sản lượng khai
thác than trên địa bàn Cẩm Phả chiếm khoảng 50 - 55% sản lượng than toàn
quốc. Cẩm Phả có hệ thống cảng biển tương đối hoàn chỉnh trong đó có một
cảng nước sâu tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu than. Sản lượng than
sạch tăng từ năm 2010 đến năm 2011, nhưng sau đó giảm dần còn 16,2 triệu tấn
vào năm 2012 và 15,2 triệu tấn vào năm 2013. Cẩm Phả có hệ thống đường sắt
dùng chuyên chở than chạy dọc Thành phố đến Nhà máy tuyển than Cửa Ông.
Các mỏ Cọc Sáu, Ðèo Nai, Cao Sơn, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy,
Thống Nhất đều là những mỏ than lớn của thành phố Cẩm Phả.
Ngoài than, Cẩm Phả còn có antimoan ở Khe Chim - Dương Huy, đá vôi
ở Quang Hanh, nước khoáng ở Quang Hanh đều là những tài nguyên quý. Vùng
núi đá vôi ở Cẩm Phả là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc phát triển các
ngành sản xuất xi măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng. Nguồn tài nguyên đá
vôi của Cẩm Phả tập trung chủ yếu trên địa bàn phường Quang Hanh. Đây là
nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Nhà máy
Xi măng Cẩm Phả là nhà máy xi măng lớn nhất Việt Nam với công suất khoảng
2,3 triệu tấn/năm.

13


Bên cạnh tài nguyên về biển đảo, Cẩm Phả còn sở hữu nguồn nước
khoáng quý hiếm. Nguồn nước khoáng này bao gồm nguồn nước khoáng uống
được và nguồn khoáng nóng phục vụ trị liệu và du lịch.

- Tài nguyên đất: Tính đến hết năm 2000, Cẩm Phả có 15.015 ha đất
nông, lâm nghiệp, thủy sản; trong đó đất nông nghiệp, khoảng 1.196ha; đất có
mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản là 315ha. Đất lâm nghiệp là 13.504ha, trong
đó rừng tự nhiên là 12.094ha, đất có rừng trồng là 1.410ha [49]. Tính đến hết
năm 2014, tổng diện tích đất tự nhiên của toàn Thành phố là 34.322,72 ha, trong
đó đất nông, lâm, nghiệp, thủy sản là 16.732,56 ha (chiếm 48,75%); đất chưa sử
dụng là 9767.14 ha (chiếm 28,45%) [76].
- Tài nguyên rừng: Theo kết quả thống kê đất đai ngày 1/1/2014, diện tích
đất lâm nghiệp của Thành phố là 21.197,60 ha; chiếm 93,74% diện tích đất tự
nhiên; tỉ lệ che phủ của rừng là 62,73%; trong đó đất rừng sản xuất là 18.971,42
ha và đất rừng phòng hộ là 2.226,18 ha, tập trung chủ yếu ở các phường Mông
Dương, Quang Hanh và các xã Cộng Hòa, Cẩm Hải, Dương Huy.
- Tài nguyên biển: Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50km bờ
biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt ven bờ, sản lượng thấp, đang đóng thêm tầu có
công suất lớn để đánh cá tuyến khơi. Giống như các địa phương khác của tỉnh
Quảng Ninh, Cẩm Phả cũng có những đặc sản giá trị như: hải sâm, bào ngư,
tôm, cua, sò, ngán, hầu hà, sá sùng, rau câu...
- Tài nguyên nước:
Nước mặt: Tài nguyên nước mặt của Thành phố bao gồm các sông chính
như hệ thống sông Diễn Vọng, sông Mông Dương, sông Đồng Mỏ và các sông
nhỏ khác như sông Voi Lớn, sông Voi Bé, song Thác Thầy. Bên cạnh đó, trên
địa bàn Thành phố còn có 28 hồ, đập lớn nhỏ nằm rải rác; 1 nhà máy nước Diễn
Vọng lấy nước từ các hồ Cao Vân và sông Diễn Vọng để xử lí, cung cấp nước
cho toàn Thành phố với tổng công suất khai thác là 200.000m3/ngđ.
Nước ngầm: Tài nguyên nước ngầm trên địa bàn thành phố Cẩm Phả có
trữ lượng lớn, đã đưa vào khai thác 9 giếng khoan nước ngầm với tổng công suất
5080m3/ngđ. Ở vùng đồi núi phía Bắc Thành phố, nước có chất lượng tốt, nhân
14



dân sử dụng nước bằng cách đào và khoan giếng để lấy nước sinh hoạt. Ở những
vùng đất thấp và ven biển, nước bị nhiễm phèn, nên ít được sử dụng trong sinh hoạt.
- Tài nguyên du lịch và văn hóa: Bái Tử Long là một trong những vị

đẹp: Đền Cửa Ông hằng năm thường mở hội vào tháng Giêng, thu hút hàng vạn
khách tham quan; Động Hang Hanh có cửa vào từ vịnh đi thuyền suốt lòng núi.
Khu đảo Vũng Đục có nhiều hang động, rất hấp dẫn đối với khách du lịch trong
và ngoài nước đến tham quan.
Ngoài Hòn Hai, đảo Nêm trong vịnh Bái Tử Long đã hình thành một khu
nghỉ ngơi của công nhân mỏ. Cẩm Phả còn có đảo Rều, một cơ sở nuôi thả hàng
nghìn con khỉ vừa là nguồn nguyên liệu cho y dược, vừa là một địa chỉ tham
quan rất hấp dẫn. Cẩm Phả đang sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển du lịch,
nghỉ dưỡng cao cấp. Đặc biệt với việc sở hữu nguồn nước khoáng nóng tự
nhiên, có độ mặn và nhiệt độ cao, tỉ lệ Brom chiếm tới 49% tổng độ khoáng đã
giúp nguồn khoáng nóng này trở thành một trong ba địa điểm nước khoáng
Brom nổi tiếng nhất trên thế giới. Thành phố vừa đưa thêm loại hình du lịch mỏ
than vào hoạt động.
Với vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, hệ
thống giao thông thuận lợi, người dân cần cù, trình độ dân trí ngày càng được
nâng cao, Cẩm Phả có điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển nền kinh tế
đa dạng nhiều ngành nghề. Đây chính là một nhân tố quan trọng góp phần xây
dựng thành công đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.

15


1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), VII (1991), VIII (1996), nền kinh tế thành phố

Cẩm Phả có nhiều chuyển biến cả về quy mô, tốc độ và cơ cấu ngành nghề.
Đến hết năm 2015, Cẩm Phả có 1.041 doanh nghiệp. Trong đó, số doanh
nghiệp Trung ương là 27, doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước là 1.014 (647
công ti TNHH, 326 công ti cổ phần, 31 doanh nghiệp tư nhân, 10 hợp tác xã).
Hằng năm, khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước đóng góp vào ngân sách Nhà
nước trên 200 tỉ đồng, chiếm trên 1/4 tổng thu ngân sách trên địa bàn Thành phố
(năm 2015 đóng góp 235 tỉ đồng, bằng 20% tổng thu ngân sách Thành phố), giải
quyết việc làm cho trên 1 vạn lao động [38].
Nhằm phát huy những tiềm năng và lợi thế của mình, đồng thời duy trì tốc
độ tăng trưởng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, Cẩm Phả tập trung
đẩy mạnh phát triển kinh tế trên tất cả các lĩnh vực; ưu tiên nguồn vốn cho công
tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị và một số công trình trọng điểm phục vụ việc
xây dựng Thành phố. Tuy nhiên, nếu chỉ trông chờ vào những nguồn tài nguyên
có sẵn, Cẩm Phả sẽ không thể bứt phá được. Nhận thức được điều này, trong
giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, Cẩm Phả đã tập trung vào nhiều giải pháp
lớn nhằm xây dựng hình ảnh Cẩm Phả năng động trong xu thế phát triển; thực
hiện những chiến lược quan trọng để thu hút đầu tư. Đặc biệt, kể từ khi được
Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị quyết công nhận là Thành phố (21/2/2012),
thì Cẩm Phả đã tích cực thực hiện các giải pháp đồng bộ về nâng cấp hạ tầng,
phát triển các ngành nghề kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng nếp
sống văn minh đô thị... Thành phố đã được công nhận là đô thị loại II vào năm
2015. Diện mạo về một thành phố công nghiệp cảng biển hiện đại ngày một rõ
nét hơn.
Cẩm Phả là địa phương đầu tiên trong tỉnh Quảng Ninh hoàn thành các
quy hoạch chiến lược quan trọng, như Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch xây dựng thành phố đến
16


năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Công tác quản lí đất đai, xây dựng, trật tự đô

thị, tài nguyên và bảo vệ môi trường, giải phóng mặt bằng tiếp tục được tăng cường
chỉ đạo. Các công trình, dự án trọng điểm của Thành phố được đẩy nhanh tiến độ
và đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Thành phố đã triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cải
cách hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hành
chính công Thành phố. Tính đến hết năm 2015, 100% thủ tục hành chính thuộc
thẩm quyền giải quyết của Thành phố được đưa vào thực hiện tại Trung tâm
Hành chính công, với 261 thủ tục của 16 lĩnh vực; hằng tháng tiếp nhận và giải
quyết trên 2.000 hồ sơ, tỉ lệ giải quyết đúng và trước hạn luôn đạt trên 98%. Đặc
biệt đã hoàn thành và đưa bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại tại Ủy ban
Nhân dân các phường, xã vào hoạt động với hệ thống trang thiết bị hiện đại,
đồng bộ. Kết quả này đã thể hiện sự quyết tâm rất lớn của Thành phố trong công
tác cải cách hành chính, được nhân dân, các doanh nghiệp đồng tình ủng hộ và
đánh giá cao. Năm 2015, tỉnh Quảng Ninh thực hiện thí điểm đánh giá năng lực
cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương. Việc đánh giá được thực hiện thông qua
cuộc khảo sát đánh giá chất lượng hoạt động của sở, ngành và địa phương từ 700
doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh với 7 điểm
chỉ số thành phần gồm: Tiếp cận thông tin, tính năng động, chi phí thời gian, chi
phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp
lí. Kết quả thành phố Cẩm Phả là địa phương đứng thứ tư (sau thành phố Uông
Bí, thành phố Móng Cái và thị xã Quảng Yên).
Đặc biệt Cẩm Phả đã tập trung triển khai các nhiệm vụ và giải pháp cải
thiện môi trường đầu tư và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh; trong đó tập
trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn
cho doanh nghiệp, tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp và người dân.
Năm 2015 và quý I/2016, Thành phố đã tổ chức 2 hội nghị hỗ trợ, tháo gỡ khó
khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn.
Nhờ những cố gắng trong quản lí điều hành của chính quyền các cấp, sự
nỗ lực của các doanh nghiệp và nhân dân, đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng
17



×