Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trường mầm non phúc diễn, quận bắc từ liêm, hà nội theo chuẩn nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.6 KB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
_____________

______________

NGUYỄN THỊ HOA

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN
TRƯỜNG MẦM NON PHÚC DIỄN QUẬN BẮC TỪ LIÊM HÀ NỘI
THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Lam Hồng

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc ñến các Thầy Cô giáo khoa Quản lý giáo dục, phòng Sau ñại học và
Ban lãnh ñạo trường ðại học Sư phạm Hà Nội ñã hết sức tạo ñiều kiện ñể em
có thể học tập và nghiên cứu.
Em cũng xin gửi lời biết ơn sâu sắc ñến cô TS. Hồ Lam Hồng - Người ñã
chỉ bảo, hướng dẫn em một cách tận tâm, chu ñáo giúp em hoàn thành luận văn.
Qua ñây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, các giáo
viên viên ở các trường Mầm non quận Bắc Từ Liêm, ñặc biệt là trường Mầm


non Phúc Diễn quận Bắc Từ Liêm thành phố Hà Nội ñã hợp tác, tạo ñiều kiện
giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu tại trường.
Xin cảm ơn gia ñình, anh chị ñồng nghiệp, bạn bè ñã luôn ủng hộ và
giúp ñỡ mọi mặt ñể tôi hoàn thành luận văn.
Do thời gian và khả năng nghiên cứu của bản thân còn có hạn nên luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất ñịnh. Tôi mong sẽ nhận ñược
những ý kiến ñóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn ñồng nghiệp ñể
luận văn ñược hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Thị Hoa


MỤC LỤC
MỞ ðẦU ....................................................................................................... 8
Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG
NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO ðỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON ........ 12
1.1. Tổng quan về vấn ñề nghiên cứu ........................................................... 12
1.1.1. Ở nước ngoài...................................................................................... 12
1.1.2. Ở trong nước ...................................................................................... 15
1.2. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................... 19
1.2.1. Quản lý............................................................................................... 19
1.2.2 Quản lý giáo dục ................................................................................. 22
1.2.3. Bồi dưỡng và bồi dưỡng sau ñào tạo .................................................. 23
1.2.4. Nghiệp vụ sư phạm ............................................................................. 23
1.2.5. Nghiệp vụ sư phạm của GVMN........................................................... 24
1.2.6. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho GVMN.......................................... 25
1.3. Lao ñộng sư phạm của người GVMN.................................................... 26
1.3.1. ðặc ñiểm lao ñộng sư phạm của người GVMN................................... 26

1.3.2. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên mầm non ......................... 27
1.4. Chuẩn nghề nghiệp GVMN ................................................................... 27
1.5. Quản lý hoạt ñộng bồi dưỡng NVSP theo chuẩn nghề nghiệp ............... 28
1.5.1. xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn,kế hoạch nhóm, lớp trong
trường MN ................................................................................................... 28
1.4.2. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục trẻ ...................................... 29
1.4.3. Chỉ ñạo ñổi phương mới phương pháp dạy học .................................. 32
1.4.4. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm .............................................. 33
1.4.5. Kiểm tra, ñánh giá giáo viên mầm non ............................................... 34
1.4.6. Tạo môi trường, ñộng lực ñể thúc ñẩy giáo viên bồi dưỡng NVSP theo


chuẩn nghề nghiệp ....................................................................................... 35
1.5. Những thuận lợi khó khăn trong thực hiện biện pháp quản lý bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm ....................................................................................... 35
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng ñến biện pháp quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm theo chuẩn nghề nghiệp ...................................................................... 36
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ
PHẠM CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON QUẬN BẮC TỪ LIÊM
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................ 40
2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng........................................... 40
2.1.1. ðặc ñiểm mẫu khách thể khảo sát....................................................... 40
2.1.2. Mục ñích nghiên cứu .......................................................................... 40
2.1.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 40
2.1.4. Khảo sát ñộ tin cậy của thang ño ........................................................ 41
2.2. Thực trạng quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho ñội ngũ giáo viên
theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường Mầm non quận Bắc Từ Liêm ............. 42
2.2.1. Nhận thức của CBQL và GV về bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm........... 42
2.2.2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho ñội ngũ giáo viên........... 45
2.2.3. Kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho ñội ngũ giáo viên ............. 48

2.4. Thực trạng các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ................................................................. 51
2.3. Thực trạng các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ................................................................. 51
2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng NVSP theo chuẩn nghề nghiệp cho ñội ngũ
giáo viên ở trường Mầm non Phúc Diễn....................................................... 54
2.4.1. Mức ñộ thực hiện bồi dưỡng NVSP theo chuẩn nghề nghiệp cho ñội ngũ
GV................................................................................................................ 54
2.4.2. Kết quả bồi dưỡng NVSP theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên........ 55


2.4.3. Mức ñộ sử dụng các biện pháp quản lý bồi dưỡng NVSP theo chuẩn
nghề nghiệp.................................................................................................. 56
2.5. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện quản lý bồi dưỡng NVSP cho ñội
ngũ giáo viên................................................................................................ 58
2.5.1. Thuận lợi ............................................................................................ 58
2.5.2. Khó khăn ............................................................................................ 59
2.6. Các yếu tố ảnh hưởng ñến bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và biện pháp
quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho ñội ngũ giáo viên ....................... 61
2.6.1. Yếu tố khách quan .............................................................................. 62
2.6.2. Yếu tố chủ quan .................................................................................. 63
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ
PHẠM THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆPCHO ðỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRƯỜNG MẦM NON PHÚC DIỄN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI ..... 67
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
cho ñội ngũ giáo viên trường Mầm non Phúc Diễn....................................... 67
3.1.1. Nguyên tắc ñảm bảo tính hệ thống...................................................... 67
3.1.2. Nguyên tắc ñảm bảo tính thực tiễn ..................................................... 68
3.1.3. Nguyên tắc ñảm bảo tính kế thừa........................................................ 68
3.1.4. Nguyên tắc ñảm bảo tính khả thi ........................................................ 68

3.1.5. Nguyên tắc ñảm bảo tính khoa học ..................................................... 69
3.2. ðề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho ñội ngũ
giáo viên trường mầm non Phúc Diễn quận Bắc Từ Liêm theo chuẩn nghề
nghiệp .......................................................................................................... 69
3.2.1. Biện pháp 1: Tiếp tục nâng cao nhận thức về bồi dưỡng NVSP
choGVMN trong bối cảnh ñổi mới GDMN ................................................... 69
3.2.2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch bồi dưỡng NVSP dựa trên nhu cầu và nhiệm
vụ bồi dưỡng NVSP theo chuẩn nghề nghiệp................................................ 70


3.2.3.Biện pháp 3: Phát triển nội dung chương trình bồi dưỡng NVSP theo
chuẩn nghề nghiệp ñể phù hợp với thực tiễn ................................................ 72
3.2.4. Biện pháp 4: ðổi mới phương pháp bồi dưỡng NVSP cho GVMN ...... 75
3.2.5. Biện pháp5: ða dạng hóa các hình thức bồi dưỡng NVSP theo chuẩn
nghề nghiệp cho ñội ngũ GVMN................................................................... 77
3.2.6. Biện pháp 6: Quản lý có hiệu quả ñiều kiện CSVCphục vụ bồi dưỡng
NVSP theo chuẩn nghề nghiệp cho GVMN ................................................... 79
3.2.7. Biện pháp 7: ðổi mới kiểm tra ñánh giá kết quả bồi dưỡng NVSP theo
chuẩn nghề nghiệp cho GVMN..................................................................... 80
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................ 82
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL bồi dưỡng
NVSP theo chuẩn nghề nghiệp cho GV trường MN Phúc Diễn....................... 84
3.4.1. Mục tiêu khảo nghiệm ........................................................................ 84
3.4.2. ðối tượngkhảo nghiệm ....................................................................... 84
3.4.3. Cách thức khảo nghiệm ...................................................................... 84
3.4.4. Thời gian khảo nghiệm ....................................................................... 84
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm.......................................................................... 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO



BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

Viết ñầy ñủ

Viết tắt

1. Cán bộ quản lý

: CBQL

2. Cán bộ quản lý giáo dục

:CBQLGD

3. Chăm sóc – Giáo dục

: CS-GD

4. Công nghiệp hóa – hiện ñại hóa

: CNH – HðH

5. Cơ sở vật chất

: CSVC

6. Giáo dục

: GD


7. Giáo dục – ñào tạo

: GD-ðT

8. Giáo dục mầm non

: GDMN

9. Giáo viên

: GV

10. Giáo viên mầm non

: GVMN

11. Khoa học – Công nghệ

: KH-CN

12. Mầm non

: MN

13. Nghiệp vụ sư phạm

: NVSP

14. Quản lý


: QL

15. Sư phạm

: SP

16. Trung bình

: X , TB


MỞ ðẦU
1. Lý do chọn ñề tài
GDMN là bậc học ñầu tiên trong hệ thống GD quốc dân, là giai ñoạn tiền ñề,
ñặt nền móng quan trọng ñối với sự phát triển cá nhân. Mục tiêu của GDMN là giúp
trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố ñầu
tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Muốn ñạt ñược mục tiêu trên,
trước hết chúng ta là phải chăm lo phát triển năng lực SP cho ñội ngũ GV, bởi GV
chính là người biến mục tiêu GD thành hiện thực.
Trong vài năm gần ñây, ngành GD nói chung và GDMN nói riêng ñã có
những ñịnh hướng ñổi mới chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học, công tác kiểm tra ñánh giá… những ñiều này buộc GVMN không ngừng học
tập nâng cao trình ñộ chuyên môn và năng lực sư phạm của bản thân.
ðể hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc nuôi dạy trẻ, người GV không chỉ phải có
kiến thức văn hóa cơ bản, mà còn phải ñược trang bị một hệ thống tri thức khoa học
về CS-GD trẻ. Trong quá trình tổ chức, hướng dẫn hoạt ñộng CS-GD trẻ có hiệu
quả, ñòi hỏi người GV phải có những năng lực SP như: Năng lực quan sát và hiểu
trẻ (ñối tượng GD của mình); Năng lực thiết kế và lập kế hoạch GD; Năng lực tổ
chức thực hiện chương trình CS-GD trẻ; Năng lực kiểm tra ñánh giá trẻ; Năng lực

quản lý trẻ và lớp học; Năng lực tự học tự bồi dưỡng chuyên môn...
ðội ngũ GVMN là người ñóng vai trò quyết ñịnh ñến chất lượng CS-GDtrẻ.
Do ñó muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả CS-GD trẻ ñáp ứng với yêu cầu và xu
thế hội nhập của toàn ngành GD hiện nay, vấn ñề mang tính chiến lược hàng ñầu là
phải nâng cao chất lượng ñội ngũ GV cả về trình ñộ, phẩm chất nghề nghiệp và
năng lực SP. Nếu một người GV có phẩm chất nghề nghiệp tốt (yêu trẻ và công việc
CS-GD, có tinh thần trách nhiệm...) và năng lực nghiệp vụ sư phạm GDMN thì chắc
chắn sẽ là người GV mẫu mực, thực hiện tốt công tác CS-GD trẻ.
Chuẩn nghề nghiệp GVMN ñược ban hành áp dụng vào thực tiễn từ năm
2008. Chuẩn nghề nghiệp GVMN như chiếc kim chỉ nam giúp cho CBQLGD có
công cụ ñể thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn, còn ñội ngũ GV có ñịnh
8


hướng phấn ñấu nâng cao trình ñộ của bản thân theo những tiêu chuẩn nhất ñịnh.
Tuy nhiên ñối chiếu thực tế năng lực của GVMN với chuẩn nghề nghiệp vẫn còn
cần phải tiếp tục bồi dưỡng ñể ñáp ứng yêu cầu ñổi mới của ngành GD và chuẩn
nghề nghiệp của GVMN.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn ñề: “Quản lý bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trường mầm non Phúc Diễn quận Bắc Từ Liêm
Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp” làm ñề tài cho luận văn tốt nghiệp.
2. Mục ñích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho
ñội ngũ GV các trường MN quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội nhằm ñề xuất một số biện
pháp quản lý bồi dưỡng NVSPcho ñội ngũ GV tại Trường MN Phúc Diễn, ñáp ứng
yêu cầu phát triển của nhà trường và yêu cầu ñổi mới GD hiện nay.
3. Khách thể và ñối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt ñộng bồi dưỡng chuyên môn NVSP cho ñội ngũ GV Trường mầm non
Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

3.2. ðối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV Trường MN Phúc Diễn, Quận
Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
NVSP của ñội ngũ GV ñóng vai trò quan trọng trong tổ chức thực hiện công
tác CS và ñổi mới hoạt ñộng GD trẻ ở trường MN theo ñịnh hướng ñổi mới lấy trẻ
làm trung tâm. Nếu các biện pháp quản lý ñi sâu vào bồi dưỡng NVSP theo chuẩn
nghề nghiệp của GVMN thì sẽ nâng cao nhận thức của CBQL và GVMN về sự cần
thiết phải học tập bồi dưỡng chuyên môn NVSP; nâng cao kiến thức và kĩ năng về
NVSP của GVMN; nâng cao năng lực quản lý của CBQLGD, góp phần thay ñổi
chất lượng CS-GD trẻ tại trường MN Phúc Diễn theo quan ñiểm GD lấy trẻ làm
trung tâm, tạo ñiều kiện cho trẻ có nhiều cơ hội học tập tích cực, phát huy tính chủ
ñộng sáng tạo của trẻ, ñáp ứng ñược yêu cầu ñổi mới của GDMN hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về biện pháp quản lý bồi dưỡng NVSP cho ñội
ngũ GV ở trường MN theo chuẩn nghề nghiệp.
9


5.2. Khảo sát thực trạng năng lực sư phạm của ñội ngũ GV, các biện pháp
quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV trường MN Phúc Diễn, Hà Nội.
5.3. ðề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV Trường MN
Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung
Biện pháp quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV tại Trường MN Phúc Diễn,
Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Cụ thể là:
- Khảo sát thực trạng về QL chuyên môn NVSP của hiệu trưởng ở một số
trường MN trong Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
- Khảo sát thực trạng về biện pháp QL bồi dưỡng NVSP cho GVMN của

hiệu trưởng ở một số trường MN trong Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
6.2. Giới hạn khách thể
Khách thể ñiều tra thực trạng ở các trường MN trong quận Bắc Từ Liêm:
Số lượng GVMN tham gia khảo sát là 124 người;
Số lượng CBQL tham gia khảo sát là 38 người;
Số lượng trường MN tham gia khảo sát thực trạng là 13 trường.
Khách thể khảo nghiệm ở trường MN Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm:
Số lượng GVMN là 45 người.
6.3. Giới hạn ñịa bàn
- Khảo sát thực trạng về QL chuyên môn NVSP và biện pháp QL bồi dưỡng
NVSP cho GVMN của hiệu trưởng một số trường MN trong Quận Bắc Từ Liêm,
Hà Nội tại một số trường MN trên ñịa bàn thuộc quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà
Nội.
- Khảo nghiệm về biện pháp quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV tại Trường
MN Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
ðể thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu của mình, chúng tôi kết hợp linh hoạt
các nhóm phương pháp sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Nghiên cứu các văn bản chủ trương, chính sách của ðảng và Nhà nước ñối
với GDMN và bồi dưỡng NVSPcho ñội ngũ GVMN.
10


- Nghiên cứu phân tích và tổng hợp các công trình khoa học của các nước
trên thế giới và trong nước có liên quan ñến bồi dưỡng NVSP cho ñội ngũ GVMN.
- Nghiên cứu phân tích và khái quát hóa các khái niệm có liên quan ñến vấn
ñề nghiên cứu ñể xây dựng khung lý luận của vấn ñề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- ðiều tra thực trạng bằng hệ thống phiếu và bảng hỏi

- Quan sát thực tế về học tập bồi dưỡng NVSP của ñội ngũ GV và các biện
pháp quản lý bồi dưỡng NVSP cho ñội ngũ GV của hiệu trưởng các trường MN
quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
- Phỏng vấn sâu ñội ngũ hiệu trưởng và GVMN.
- Nghiên cứu sản phẩm như tài liệu học tập của GV, giáo án về ñổi mới
phương pháp dạy học.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 ñể xử lý số liệu thu ñược.
8. ðóng góp của ñề tài nghiên cứu
- Làm phong phú cơ sở lí luận và sáng tỏ biện pháp bồi dưỡng NVSPcho ñội
ngũ GV của hiệu trưởng các trường MN.
- ðề xuất một số biện pháp bồi dưỡng NVSPcho ñội ngũ GV của hiệu trưởng
các trường MN.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở ñầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về biện pháp quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
cho ñội ngũ GVMN.
Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo chuẩn
nghề nghiệp cho ñội ngũ GVMN quận Bắc Từ Liêm thành phố Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp quản lý bồi dưỡng NVSP theo chuẩn nghề nghiệp cho
ñội ngũ GV trường MN Phúc Diễn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

11


Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG
NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO ðỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON
1.1. Tổng quan về vấn ñề nghiên cứu

1.1.1. Ở nước ngoài
Từ 0-6 tuổi là giai ñoạn vàng của sự phát triển, bởi ñây là thời kì mà trẻ
thu nhận thông tin nhanh và nhiều nhất so với cả quá trình phát triển của ñời
người. Nếu bỏ qua giai ñoạn này tức là chúng ta ñã ñánh mất cơ hội học tập
thành công sau này của trẻ. Chính vì vậy mà nhiều nước trên thế giới ñã ñề cao
phát triển GDMN, trong ñó họ ñã ñánh giá cao vai trò quan trọng của chất
lượng ñội ngũ GV, có liên quan ñến ñào tạo và công tác bồi dưỡng NVSP cho
GVMN ñang làm việc tại các trường MN.
Bồi dưỡng chuyên môn dành cho GV ñang ñứng lớp là việc làm cần
thiết. Các nước rất chú trọng ñến công tác phát triển chuyên môn liên tục
(continuing professional development) ñối với GVMN. Trong công trình
nghiên cứu ‘Phát triển chuyên môn cho GV: ñánh giá quốc tế về văn hóa’, tác
giả Eleonora Villegas Reimers có phân tích‘‘Việc phát triển chuyên môn liên
tục ñã ñược ñặt từ khâu ñào tạo ban ñầu ở trường SP, tuyển dụng sau ñào tạo
và bồi dưỡng nhằm nâng cao tay nghề và cập nhật kiến thức mới’’.
ðể thúc ñẩy chất lượng bồi dưỡng chuyên môn NVSP cho GVMN, thì
ñiều kiện ñầu tiên cần ñược quan tâm ñến - ñó là chứng chỉ hành nghề, bởi
ñây là ñiều kiện cần thiết ñể mỗi cá nhân luôn phấn ñấu nâng cao năng lực
của bản thân trong suốt quá trình hành nghề ở lĩnh vực GDMN. Tác giả
Richard M. Ingersoll ñã phân tích khá sâu sắc quan niệm của mình về mục
ñích bồi dưỡng chuyên môn NVSP trong công trình “nghiên cứu so sánh về
việc chuẩn bị và chất lượng GV của 6 nước”. Tác giả phân tích về quan niệm
12


phát triển chuyên môn liên tục cho GV, công tác ñào tạo và bồi dưỡng chuyên
môn ñể ñảm bảo chất lượng GV lành nghề - ñây thực sự là quá trình phấn ñấu
liên tục trên cơ sở tự xác ñịnh mục ñích phấn ñấu của mỗi GV.
Một số nước ñã xây dựng danh mục các kĩ năng cụ thể và bắt buộc ñối
với GVMN theo yêu cầu mang tính ñặc thù về GDMN của từng nước như: ở

Malaysia, GVMN phải: Biết tiếng Anh và sử dụng tốt ngôn ngữ tiếng mẹ ñẻ
(tiếng Malay; tiếng Trung của người hoa; tiếng Hidu của người Ấn ñộ…); Có
khả năng làm việc trong một môi trường ña dân tộc, ña văn hóa; Hiểu trẻ và
tổ chức các hoạt ñộng dạy học cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo; Có khả năng phát
triển kế hoạch GD trẻ; Có khả năng sử dụng thành thạo các công cụ ñánh giá,
thực thi các quy tắc và giao tiếp hiệu quả với trẻ nhỏ.
ðối với GVMN của Úc thì cần: Sự kiên nhẫn, sự hiểu biết công việc
hàng ngày của họ; Hiểu cách lựa chọn vật liệu và thiết bị phù hợp với phát
triển và làm việc hợp tác với phụ huynh ñể phát triển kế hoạch GD; Phải biết
cách sử dụng các công cụ ñánh giá, thực thi các quy tắc và giao tiếp hiệu quả
với trẻ nhỏ; Biết cách sử dụng và kết hợp công nghệ vào lớp học.
Từ các yêu cầu về NVSP ñối với GVMN, nhiều nước ñã xây dựng
chuẩn nghề nghiệp ñể lấy ñó làm căn cứ ñịnh hướng cho công tác bồi dưỡng
NVSP thường xuyên cho GV.
Trước hết, họ xây dựng hệ thống năng lực nghề của GVMN, vị trí chức
danh ñối với GV, xây dựng bộ Tiêu chuẩn mô tả công việc ñối với một Giáo
viên chuyên nghiệp (như Úc), hoặc mức ñộ ñào tạo ñội ngũ nhân viên, GV
(như Malaysia) ñể có căn cứ ñối chiếu. Khung năng lực nghề của GVMN
hoặc Chuẩn nghề nghiệp GVMN ñược xây dựng ñể làm căn cứ ñối chiếu với
năng lực nghề nghiệp của mỗi GV (như Úc, Hàn Quốc, Mỹ…), ñiều này ñược
thể hiện qua công trình “Nghiên cứu về GV trong GDMN Hàn Quốc: sáng
kiến mới về phát triển chuyên môn” của tác giả Mina Kim San. ðồng thời,
13


trong cuốn “Kiến thức sư phạm GV và chuyên môn giảng dạy (OECD) cũng
ñưa ra những yêu cầu chuẩn ñối với GV”, ñể từ ñó ñịnh hướng chương trình
bồi dưỡng chuyên môn NVSP. Mỗi nước có những chiến lược phát triển
chuyên môn riêng ñể ñáp ứng yêu cầu ñổi mới của GDMN [61]. Các khóa
học thường ñược mở ra ñể giúp GV có cơ hội tiếp cận và học hỏi, ñặc biệt khi

có những ñổi mới trong GDMN. Trong công trình “chính sách và chiến lược
ñể nâng cao chất lượng GDMN”, các tác giả Jin Sun, Nirmala Rao and Emma
Pearson ñã phân tích những chiến lược cần thiết nâng cao chất lượng ñội ngũ
GV ñáp ứng yêu cầu mới của XH.
Những nội dung ñược chú trọng bồi dưỡng chuyên môn sâu trong vài
năm gần ñây ở Hàn Quốc, ñược tác giả Eunhye Park (trường ñại học nữ sinh
Ewha- Hàn Quốc) phân tích “GV ñều phải tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên
môn theo yêu cầu chung, ñặc biệt từ khi triển khai thực hiện ñại trà chương
trình GD Nuri năm 2013 thì việc bồi dưỡng cho tất cả GVMN về chương
trình và phương pháp GD, ñáp ứng yêu cầu mới trong GDMN”.
Các khóa học về “Các kĩ năng giảng dạy dành cho GVMN” của
Malaysia thực hiện vào những ngày nghỉ trong năm học. Sau khóa học, học
viên có ñược chứng nhận khóa học với các chuyên ñề: (i) phát triển tình cảm
xã hội; (ii) giáo dục GVMN; (iii) quản lý/ quản trị trường MN; (iv) phát triển
thể chất; (v) chương trình MN quốc gia; (vi) GD ñạo ñức; (vii) tâm lý của trẻ;
(viii) ngôn ngữ và giao tiếp; (ix) sáng tạo và thẩm mỹ; (x) phát triển nhận
thức… các lớp này ñược mở ra cho GV có nhu cầu học thực sự nhằm bù ñắp
vào những thiếu hụt kiến thức của cá nhân. Việc tham gia các lớp học hoàn
toàn theo tự nguyện của GV, sao cho họ ñảm bảo những hiểu biết ñể phục vụ
công tác CS – GD trẻ và vượt qua ñược những kì sát hạch, chuyển ngạch bậc
GV chính thức.

14


Việc sử dụng chuẩn vào ñánh giá GV của từng nước có khác nhau. Các
nước sử dụng chuẩn nghề nghiệp ñể xây dựng chuẩn ñầu ra cho quá trình ñào
tạo; ñể GVMN tự ñánh giá năng lực nghề nghiệp của bản thân nhằm lập kế
hoạch phát triển chuyên môn liên tục về NVSP trong quá trình hành nghề, học
tập chuyên môn; ñể làm căn cứ tuyển chọn GV mới vào nghề. Việt Nam cũng

ñã xây dựng mục tiêu của chuẩn theo ñược xu hướng chung, song thực tế sử
dụng chuẩn nghề nghiệp GVMN không ñúng như mục ñích ban hành chuẩn
ban ñầu, ñó là dùng ñể ñánh giá thi ñua hằng năm. Mục ñích sử dụng chuẩn
nghề nghiệp không ñúng làm cho ñánh giá không phản ánh ñược năng lực
thực có của GVMN. Phát triển chuyên môn liên tục của GVMN ở một số
nước vẫn chưa ñược coi là một quá trình phấn ñấu liên tục từ khi bắt ñầu vào
học nghề, tuyển chọn và sử dụng, hành nghề và học tập rèn luyện tay nghề
cho ñến tận kết thúc sự nghiệp hành nghề. ðôi khi quá trình vẫn bị cắt khúc
tách biệt: học trong cơ sở ñào tạo GV là một giai ñoạn, chưa ñược coi là khởi
ñiểm tiếp cận với nghề; coi thời ñiểm ñi làm mới là bắt ñầu vào nghề.
1.1.2. Ở trong nước
Có nhiều công trình nghiên cứu về bồi dưỡng chuyên môn NVSP dành
ñội ngũ GV ở trong các cơ sở ñào tạo từ bậc MN ñến ñại học. ðiển hình là
các công trình: “Nghiên cứu xây dựng một quy trình ñào tạo GV chất lượng
cao trong ñại học ña ngành, ña lĩnh vực” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc
(2004) [41]; “ðào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam” của tác giả Phan Văn Kha (2007) [32]. Hầu hết các công trình này ñều
ñi sâu phân tích vai trò của nguồn nhân lực ñối với phát triển kinh tế - xã hội,
ñồng thời ñưa ra các quan ñiểm về vai trò của ñội ngũ cán bộ, các phương
thức bồi dưỡng nâng cao trình ñộ chuyên môn và phẩm chất chính trị của ñội
ngũ cán bộ trí thức. Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, các tác giả
ñã rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoạch ñịnh các
chính sách bồi dưỡng cán bộ nhằm ñáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH –
15


HðH ñất nước. Các công trình này chưa ñi sâu nghiên cứu về QL hoạt ñộng
bồi dưỡng ñội ngũ GV, bởi vậy chưa thấy rõ ñược vai trò của công tác
QLtrong việc tổ chức và thực hiện các chương trình bồi dưỡng NVSP cho ñội
ngũ GV ở các trường MN.

Công trình nghiên cứu của tập thể tác giả Viện Khoa học GD Việt Nam
xuất bản (2008): “Kinh nghiệm của một số nước về phát triển GD – ðT, KHCN gắn với xây dựng ñội ngũ trí thức” [57] dành nhiều nội dung phân tích kinh
nghiệm các nước phát triển trong việc gắn hoạt ñộng GD – ðT và KH-CN với
bồi dưỡng và phát triển ñội ngũ trí thức. Hầu hết các nước phát triển ñều không
tổ chức các chương trình bồi dưỡng riêng cho GV và cán bộ khoa học. ðào tạo
cán bộ trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy (Learning by doing) là hình
thức phổ biến nhất hiện nay ở các trường ñại học tiên tiến trên thế giới. Vì vậy,
ở công trình này, tác giả chủ yếu ñề cấp ñến chính sách phát triển GD – ðT ở
các nước gắn với chính sách phát triển ñội ngũ trí thức. Có rất nhiều kinh
nghiệm quý giá mà Việt Nam có thể học tập và vận dụng ñể nâng cao trình ñộ
và năng lực ñội ngũ GV. Mặc dù cuốn sách dành một chương nói về xây dựng
ñội ngũ trí thức ở Việt Nam thông qua phát triển GD-ðT và KH-CN nhưng chủ
yếu vẫn tập trung vào chính sách vĩ mô, vẫn chưa ñề cập ñến các giải pháp tổ
chức và QL ñối với hoạt ñộng bồi dưỡng NVSP của ñội ngũ GV, ñặc biệt là
GV ở bậc MN.
Luận án tiến sĩ của Phạm Ngọc Long (2011) [38] ñã ñưa ra 17 tiêu chí
với 100 chỉ số ñể ñánh giá chương trình ñào tạo NVSP. Tác giả sử dụng
C.I.P.O ñể làm mô hình ñánh giá chất lượng chương trình NVSP. Vì mô hình
C.I.P.O cho phép kết hợp ñánh giá thẩm ñịnh văn bản chương trình, ñánh giá
kết quả ñào tạo, ñánh giá quá trình và nguồn lực ñào tạo, ñánh giá hoàn cảnh
tiến hành chương trình, ñánh giá hình thành và ñánh giá tổng kết. Những dữ
liệu này cho phép ñánh giá ñầy ñủ về chương trình ñào tạo NVSP.
16


Liên quan ñến vấn ñề bồi dưỡng ñội ngũ cán bộ GV ñã có một số luận
án tiến sĩ chuyên ngành quản lý GD và GD học ñề cập nghiên cứu, bước ñầu
ñã có những ñóng góp nhất ñịnh về mặt lý luận và thực tiễn như: “Mô hình
quản lý ñào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong GD ñại học Việt Nam”
(2012) tác giả Trịnh Ngọc Thạch ñề cập giải pháp bồi dưỡng GV thông qua

một số hình thức khác nhau, trong ñó có ñề cập ñến một số phương thức bồi
dưỡng GV thông qua thực hành (Learning by doing) hoặc kết hợp ñào tạo với
nghiên cứu, thống nhất quá trình ñào tạo, bồi dưỡng GV với quá trình nghiên
cứu trong các ñề tài, dự án nghiên cứu khoa học.
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thành Vinh (2006) [55] ñề cập ñến tổ chức
dạy học theo quan ñiểm SP tương tác trong các trường CBQLGD. Tác giả ñã
ñưa ra ñược các phương pháp nhằm ñổi mới quá trình dạy học cho ñối tượng
là CBQLGDvà ñã chứng minh việc vận dụng quan ñiểm SP tương tác tại các
trường ñào tạo học viên QLGD ñã có hiệu quả bước ñầu nhằm phát huy tính
tích cực của người học và góp phần nâng cao chất lượng kết quả học tập trong
các trường ñào tạo CBQLGD hiện nay. Phương pháp SP tương tác là sự kết
hợp của 3 yếu tố: Người dạy – người học – môi trường học là sự áp dụng các
giải pháp linh hoạt mang lại cho tất cả người học một khả năng thành công
lớn hơn trong việc học. ðối với học viên là là CBQLGD ñương chức tham gia
quá trình học tập thì ñó vừa là một kỹ thuật vừa là một nghệ thuật dựa trên
toàn bộ các phương tiện và phương pháp gắn liền với mục tiêu có thể ñược
nhận ra, ñược giới hạn và ñược ñịnh hướng một cách rõ ràng.
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Kiều Oanh (2014) [46] ñề cập ñến các giải
pháp quản lý hoạt ñộng bồi dưỡng NVSP cho ñội ngũ giảng viên ñại học theo
hướng tiếp cận CDIO; luận án ñã làm sáng tỏ bức tranh về thực tiễn hoạt ñộng
và QL hoạt ñộng bồi dưỡng NVSP cho giảng viên tại một số trường ñại học ở
Việt Nam. Từ ñó ñề xuất các giải pháp QL hoạt ñộng bồi dưỡng NVSP cho
giảng viên ñại học.
17


Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004) ñã phân tích một cách sâu sắc khái
niệm về “Nghề và Nghiệp của người GV”: Dạy học phải là “Nghiệp” của
người GV. Người GV phải có lý tưởng SP, tạo nên ñộng cơ cho việc thực
hành nghề dạy học… Tư tưởng SP là ý ñồ ñạt ñến sự hoàn thiện quá trình SP

với cảm xúc ñam mê của sự cống hiến tự nguyện và ñầy ñủ nhất toàn bộ sức
lực, trí tuệ, tình cảm cho việc GD-ðT lớp người hậu sinh [40 –tr.6]. Cũng
theo tác giả, một GV làm việc có hiệu quả, cần ñáp ứng các yêu cầu sau ñây:
(1) Sự hiểu biết về nội dung môn học; (2) Tri thức SP: GV biết truyền thụ các
ý tưởng cho học sinh, có khả năng nhận biết sự hiểu thấu của học sinh; (3) Tri
thức về sự phát triển: GV biết hình thành nên các kinh nghiệm học tập có kết
quả, thông qua việc hiểu rõ tư duy, hành vi, hứng thú và tri thức hiện có của
học sinh cũng như những phiền toái mà lứa tuổi các em thường mắc phải; (4)
Hiểu biết về sự khác biệt: GV có khả năng giao tiếp một cách tin cậy với học
sinh; (5) Hiểu biết về ñộng cơ: GV có khả năng ñề ra nhiệm vụ và cung cấp
thông tin phản hồi ñể khuyến khích, cổ vũ những nỗ lực của học sinh mà
không nên tạo áp lực; (6) Có tri thức về việc học tập: GV có khả năng giúp
ñỡ, hỗ trợ việc học tập cụ thể bằng các chiến lược dạy học khác nhau, sử dụng
những phán ñoán về loại hình học tập nào là cần thiết nhất trong các bối cảnh
khác nhau; (7) Làm chủ ñược các chiến lược, phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học; (8) Hiểu biết về ñánh giá học sinh; (9) Hiểu biết về các nguồn của
chương trình và công nghệ; (10) Am hiểu và ñánh giá cao sự cộng tác: GV
phải biết sử dụng sự tương tác, giao tiếp của học sinh với nhau ñể nâng cao
kết quả của việc dạy và học, cũng như cải thiện sự hợp tác với các GV khác
và với phụ huynh học sinh; (11) GV phải có khả năng phân tích và phản ánh
trong thực tiễn dạy học: GV cần biết ñánh giá hiệu quả của hoạt ñộng dạy học
của mình và cải tiến, nâng cao hiệu quả của hoạt ñộng ñó. Dường như ẩn chứa
trong mỗi yêu cầu ñối với GV trong thời ñại hiện nay ñều có một cái
18


“Nghiệp” mà tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc ñã phân tích ở trên. ðối với lực
lượng GVMN cần ñược tổ chức bồi dưỡng cho họ những kỹ năng SP mà họ
ñang thiếu hụt, giúp cho GV hoàn thành tốt sứ mạng của mình, ñáp ứng ñược
yêu cầu GD của các cơ sở GDMN.

Nghiên cứu về bồi dưỡng NVSP cho GV, có một số công trình khác
như: tác giả Nguyễn Hữu Long với ñề tài “Xây dựng và hoàn thiện quy trình
rèn luyện kỹ năng SP theo quy trình ñào tạo mới” [37] và Nguyễn Hữu Dũng
với cuốn “Hình thành kỹ năng SPcho sinh viên” [12]… ñã nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc bồi dưỡng NVSP cho ñội ngũ GV và cách rèn luyện kỹ
năng SPsao cho hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên mới chỉ nêu lên tầm quan
trọng của việc bồi dưỡng NVSP cho GV giảng dạy ở các trường trung học
phổ thông, các trường cao ñẳng, ñại học, chưa có công trình nào ñề cập ñến
hoạt ñộng bồi dưỡng NVSP cho ñội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp ở
các trường MN.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
1.2.1.1. Khái niệm quản lý
Hoạt ñộng QL bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao ñộng khi XHphát
triển, nó ñóng vai trò quan trọng trong ñiều khiển các hoạt ñộng XH. QL là
một dạng lao ñộng ñặc biệt ñiều khiển các hoạt ñộng lao ñộng, có tính khoa
học và nghệ thuật cao, ñồng thời cũng là sản phẩm có tính lịch sử, tính ñặc
thù của xã hội.
- Thuật ngữ quản lý (từ Hán – Việt) nêu rõ bản chất của hoạt ñộng này
trong thực tiễn. “Quản lý” là có sự trông coi, chăm sóc, sửa sang, sắp xếp làm
cho sự vật hiện tượng ổn ñịnh và phát triển.

19


- Trong tác phẩm “Những vấn ñề cốt yếu của quản lý” tác giả Harold
Kontz viết: “QL là một hoạt ñộng thiết yếu, nó ñảm bảo phối hợp những nỗ
lực cá nhân nhằm ñạt ñược các mục ñích của nhóm về thời gian, tiền bạc và
sự bất mãn cá nhân ít nhất” [17; 33].

- Theo tác giả Trần Kiểm: “QL là những tác ñộng của chủ thể QL trong
việc huy ñộng phát huy, kết hợp, sử dụng, ñiều chỉnh, ñiều phối các nguồn lực
(nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài nước một cách tối ưu nhằm ñạt mục
ñích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [28; 29].
- Các tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc ñưa ra quan niệm:
“QL là sự tác ñộng có chủ ñích của chủ thể QL ñến ñối tượng nhằm ñạt ñược
mục tiêu của tổ chức”. [8;1].
Có thể khái quát: QL là quá trình tác ñộng có ñịnh hướng phù hợp quy
luật khách quan của chủ thể QL lên ñối tượng QL nhằm khai thác phát huy tiềm
năng và cơ hội của ñối tượng QL, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và cơ hội
của tổ chức/hệ thống... trên cơ sở ñó ñảm bảo cho tổ chức/hệ thống vận hành
(hoạt ñộng) tốt, ñạt ñược các mục tiêu ñã ñặt ra với chất lượng và hiệu quả tối
ưu trong các ñiều kiện biến ñộng của môi trường.
1.2.1.2. Chức năng quản lý
QL là một dạng lao ñộng ñặc biệt ñiều khiển các hoạt ñộng lao ñộng,
với 4 chức năng cơ bản sau:
a. Chức năng lập kế hoạch
ðây là quá trình thiết lập các mục tiêu của hệ thống các hoạt ñộng và
ñiều kiện ñảm bảo thực hiện ñược các mục tiêu ñó. Kế hoạch QL bao gồm:
xác ñịnh chức năng, nhiệm vụ và các công việc của ñơn vị; dự báo, ñánh giá
triển vọng; ñề ra mục tiêu, chương trình; xác ñịnh tiến ñộ; xác ñịnh ngân sách;
xây dựng các nguyên tắc tiêu chuẩn, xây dựng các thể thức thực hiện.
Khi thực hiện chức năng này cần chú ý ñến nguyên tắc tính mục ñích và
hệ thống các văn bản chỉ ñạo của ngành, chính sách pháp luật của Nhà nước.
20


b. Chức năng tổ chức
Tổ chức là quá trình hình thành cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên
giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các

kế hoạch và ñạt mục tiêu, mục ñích của tổ chức.
Tổ chức là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và
quyền lực cho các thành viên của tổ chức ñể họ có thể hoạt ñộng và ñạt ñược
mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả. Xây dựng các cơ cấu nhóm, tạo sự
hợp tác liên kết, xây dựng các yêu cầu, lựa chọn, sắp xếp, bồi dưỡng cho phù
hợp, phân công giữa nhóm và cá nhân.
c. Chức năng chỉ ñạo (lãnh ñạo, ñiều khiển)
Chỉ ñạo là quá trình tác ñộng ñến các thành viên của tổ chức làm họ
nhiệt tình, tự giác, nỗ lực phấn ñấu ñạt ñược các mục tiêu. Trong chỉ ñạo chú
ý kích thích ñộng viên, thông tin hai chiều ñảm bảo sự hợp tác trong thực tế.
Trong quá trình lãnh ñạo phải luôn luôn liên kết, liên hệ với mọi thành viên
trong hệ thống và ñộng viên họ hoàn thành nhiệm vụ nhất ñịnh ñể ñạt tới mục tiêu
của kế hoạch. ðồng thời, ñúc kết lại những thành công, thất bại giúp nhà QL rút ra
bài học kinh nghiệm cho quá trình QL sau này.
d. Chức năng kiểm tra
Kiểm tra ñể phát hiện cái ñúng, cái sai trong quá trình thực hiện kế hoạch
và kịp thời ñiều chỉnh hoặc có biện pháp ñể thực hiện tốt mục tiêu ñã ñề ra trong
kế hoạch.
Kiểm tra là quá trình hoạt ñộng của chủ thể QL nhằm ñánh giá và xử lý
những kết quả của quá trình vận hành tổ chức. Xây dựng ñịnh mức và tiêu chuẩn,
các chỉ số công việc, phương pháp ñánh giá, rút kinh nghiệm và ñiều chỉnh.
Kiểm tra là chức năng của nhà QL, nhằm mục ñích thực hiện tốt nhất
ba công việc phát hiện, ñiều chỉnh và khuyến khích. Kiểm tra nhằm xác ñịnh
kết quả thực hiện kế hoạch kịp thời, kiểm tra không hẳn là giai ñoạn cuối khi
công việc ñã hoàn thành có kết quả mà nó diễn ra trong suốt quá trình thực
21


hiện kế hoạch. Vậy kiểm tra là chức năng thực sự quan trọng của nhà QL, nó
là khâu ñặc biệt quan trọng của chu trình QL, giúp người QL ñiều chỉnh theo

hướng ñích.
Bên cạnh ñó, cần lưu ý rằng, trong mọi hoạt ñộng của QL, thông tin có
vai trò vô cùng quan trọng, nó ñược coi như “mạch máu” của hoạt ñộng QL.
Chính vì vậy, trong nhiều nghiên cứu gần ñây ñã coi thông tin như một chức
năng trung tâm liên quan ñến các chức năng QL khác. Các chức năng QL tạo
thành một chu trình khép kín, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau..
Trong quá trình QL thì yếu tố thông tin luôn có mặt trong tất cả các giai ñoạn
với vai trò vừa là ñiều kiện, vừa là phương tiện ñể chủ thể QL thực hiện các
chức năng QL và ñưa ra ñược các quyết ñịnh kịp thời.
1.2.2 Quản lý giáo dục
Theo tác giả Trần Kiểm: “QLGD là hoạt ñộng tự giác của chủ thể nhằm
huy ñộng, tổ chức, ñiều phối, ñiều chỉnh, giám sát… một cách có hiệu quả các
nguồn lực GD (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển GD,
ñáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội” [28].
QLGD thực chất là QL quá trình hoạt ñộng của người dạy, người học
và QL các tổ chức SP ở các cơ sở khác nhau trong việc thực hiện các kế
hoạch và chương trình GD-ðT nhằm ñạt ñược các mục tiêu GD ñề ra.
Tác giả ðặng Quốc Bảo nhấn mạnh ñến “QLGD là QL mọi hoạt ñộng
trong XH, tác ñộng một cách có mục ñích và có kế hoạch vào toàn bộ các lực
lượng GD, nhằm tổ chức và phối hợp hoạt ñộng của chúng, sử dụng một cách
ñúng ñắn các nguồn lực và phương tiện, thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu phát
triển về số lượng và chất lượng của sự nghiệp GD theo phương hướng của
mục tiêu GD” [3; tr.38]. ðây ñược xem như là khái niệm quan trọng về
QLGD.
Như vậy, QLGD trong nhà trường là những tác ñộng có ñịnh hướng
của ngành GD, nhà QL vận dụng những nguyên lý, phương pháp chung nhất
22


của khoa học QLtác ñộng lên ñối tượng ñể ñạt ñược những mục tiêu GD ñã

ñề ra.
1.2.3. Bồi dưỡng và bồi dưỡng sau ñào tạo
Theo quan niệm của Unesco: Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao nghề
nghiệp, quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao
kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm ñáp ứng
nhu cầu lao ñộng nghề nghiệp.
Tác giả Nguyễn Minh ðường cùng nhóm tác giả cho rằng: Bồi dưỡng
có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc ñã lạc hậu
trong một số cấp học, bậc học và thường xuyên ñược xác nhận bằng một
chứng chỉ.
Mục ñích của hoạt ñộng bồi dưỡng là nhằm nâng cao phẩm chất và
năng lực chuyên môn ñể người lao ñộng có cơ hội củng cố, bổ sung, mở
mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn, nghiệp
vụ ñã có sẵ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc mà họ ñang làm,
nhờ ñó mà chất lượng của tổ chức ñược nâng cao.
Hoạt ñộng bồi dưỡng thực chất là bổ sung “bồi ñắp” những thiếu hụt về
tri thức, cập nhật cái mới trên cơ sở “nuôi dưỡng” những cái cũ còn phù hợp
ñể mở mang có hệ thống những tri thức, kỹ năng, NVSP, làm giàu vốn hiểu
biết, nâng cao hiệu quả lao ñộng.
1.2.4. Nghiệp vụ sư phạm
Theo các chuyên gia giáo dục, NVSP chính là công việc chuyên môn
của nghề dạy học, là những hoạt ñộng GD và phương pháp dạy học môn học
cụ thể nào ñó của người GV. Người GV có NVSP là người có phẩm chất nhà
giáo và hệ thống các năng lực sau:
- Năng lực hiểu ñối tượng học sinh/ người học ñể có thể phát triển chương
trình GDphù hợp với nhu cầu và hứng thú của người học, với khả năng riêng về
học tập, tốc ñộ học, phong cách học của cá nhân và nhóm học sinh.
23



- Năng lực phân tích và hiểu biết về chương trình hoạt ñộng và GD;
- Năng lực thiết kế hoạt ñộng dạy học và GD;
- Năng lực triển khai thực hiện kế hoạch dạy học và GD;
- Năng lực giải quyết các vấn ñề nảy sinh trong thực tiễn dạy học và GD;
- Năng lực giám sát, kiểm tra ñánh giá kết quả học tập và rèn luyện của
học sinh;
- Năng lực tổ chức các hoạt ñộng dạy học và GDphù hợp;
- Năng lực học tập chuyên môn, nâng cao năng lực NVSP của bản thân
và không ngừng tự hoàn thiện mình.
NVSP là những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp dạy học. NVSP có thể
hiểu là khả năng tác nghiệp của người GV với người học; GV với GV nhằm
tạo ra sản phẩm ñặc biệt là nhân cách của học sinh. Khả năng “tác nghiệp”
ñược ñúc kết từ kiến thức cơ bản, kĩ năng, tình cảm, thái ñộ ñối với nghề dạy
học của người GV và ñảm bảo cho người GV biết cách xây dựng kế hoạch, tổ
chức thực hiện và kiểm soát có hiệu quả các quá trình GD theo ñúng yêu cầu,
chức năng, nhiệm vụ ñược xã hội giao. Hay nói cách khác, NVSP của người
GV chính là hệ thống các năng lực SP và những phẩm chất cần thiết nhằm
triển khai có hiệu quả hoạt ñộng GD, dạy học và tự hoàn thiện. ðây chính là
những thành tố ñan kết với nhau tạo thành cấu trúc NVSP.
1.2.5. Nghiệp vụ sư phạm của GVMN
NVSP của GVMN chính là khả năng hoạt ñộng SP khi tác nghiệp nghề
của mình, là một dạng lao ñộng ñặc thù mà người GV dạy học ở bậc học mầm
non. Do vị trí, ñối tượng lao ñộng của người GVMN là trẻ nhỏ nên kỹ năng
SP và tình cảm thái ñộ ñối với nghề nghiệp của họ rất quan trọng ñòi hỏi họ
phải rèn luyện và bồi dưỡng thường xuyên mới hoàn thiện ñược. ðể tiến hành
hoạt ñộng dạy học và GD có hiệu quả, người GVMN nhất thiết phải có một
trình ñộ NVSP nhất ñịnh, phù hợp với ñặc ñiểm của bậc học MN, ñó là CSGD trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.
24



Các năng lực NVSP của GVMN cần có ñó là:
- Năng lực hiểu ñối tượng trẻ em dưới 6 tuổi về ñặc ñiểm phát triển tâm
sinh lý lứa tuổi, phong cách học, nhu cầu và hứng thú cá nhân, và những ñặc
ñiểm riêng của cá nhân.
- Năng lực hiểu sâu sắc về chương trình GDMN và phát triển chương
trình GD cụ thể cho ñối tượng trẻ theo từng ñộ tuổi;
- Năng lực thiết kế các hoạt ñộng dạy học và GD theo từng ñộ tuổi mà
mình ñược phân công;
- Năng lực tổ chức và triển khai thực hiện kế hoạch dạy học và GD theo
ñúng tiến ñộ và phù hợp với trẻ theo từng ñộ tuổi, ñảm bảo thời gian thực
hiện trong năm học;
- Năng lực giải quyết các vấn ñề nảy sinh, tình huống SP trong thực
tiễn dạy học và GD;
- Năng lực quan sát, ghi chép, phân tích so sánh và ñánh giá thành tựu
phát triển của trẻ thường xuyên và theo từng giai ñoạn; nhận ra những thiếu
sót của bản thân trong quá trình dạy học và GD ñể có ñiều chỉnh kịp thời.
- Năng lực QL lớp học, bao gồm QLtrẻ, QLchương trình GD, QLmôi
trường GD phù hợp, QLsổ sách và tài sản…
- Năng lực học tập chuyên môn phát triển năng lực NVSP của bản thân và
không ngừng tự hoàn thiện mình. Ở ñây, bao gồm kĩ năng học tập và rèn luyện
nâng cao năng lực nghề, kĩ năng QL bản thân về thực hiện kế hoạch học tập.
1.2.6. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho GVMN
Bồi dưỡng NVSP cho GVMN chính là quá trình tác ñộng nhằm bổ
sung và hoàn thiện thêm kỹ năng, tình cảm, thái ñộ cho người GV giúp họ
ñáp ứng ñược yêu cầu trong bối cảnh ñổi mới GDMN. Rèn luyện ñể nâng cao
năng lực NVSP cho GVMN ñể thực hiện chủ trương ñổi mới phương pháp
dạy học trong các cơ sở GDMN.

25



×