MỞ ĐẦU
Đề tài Tự do báo chí đã và đang là một vấn đề đang gây nhiều tranh cãi
giữa các bên có liên quan. Tự do báo chí là vấn đề lúc nào cũng nóng hổi,
búc xúc được nhiều người quan tâm dưới nhiều phương diện khác nhau. Vì
báo chí là phương tiện thể hiện thường xuyên, liên tục nhất, là kênh truyền
thông quan trọng và thể hiện sự mạnh mẽ nhất sức mạnh xã hội của tự do
ngôn uận, tự do tư tưởng. Mặt khác, trong cuộc đấu tranh tư tưởng – chính
trị ngày nay trên thế giới, báo chí càng thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng,
là mặt trận nóng bỏng và hệ thống phương tiện hữu dụng nhất trong việc
thể hiện quyền lực và sức mạnh chính trị - xã hội mà các thế lực chính trị
muốn tìm cách nắm giữ và chi phối. Khái niệm “Tự do báo chí” cũng đang
là chủ đề nóng bỏng với các quan niệm khác nhau...
Tuy nhiên, với quan điểm nào thì khái niệm “ Tự do báo chí” cũng phải
được xem xét trong mối quan hệ với các quy luật tất yếu của xã hội và sự
phát triển của xã hội trong từng quan điểm lịch sử cụ thể.
Tự do báo chí không chỉ có thể bày tỏ, chia sẻ, tìm kiếm mà còn
truyền đạt và tiếp nhận những thông tin mà mình yêu cầu. Tự do báo chí có
thể nói đây là một vấn đề đáng được quan tâm nhất, vì nó là phương tiện,
kênh truyền dẫn quan trọng nhất của tự do ngôn luận và tự do tư tưởng.
Đây là một vấn đề quan trọng bởi vì nó mang tính “ tư do” nhưng vẫn
mang sự “hạn chế” vẫn bị sự áp đặt, chi phối của một tổ chức lãnh đạo, của
Nhà nước. Vì Tự do báo chí luôn tồn tại hai mặt : tích cực và tiêu cực. Vì
vậy, đề cập đến vấn đề này, chúng ta phải xem xét dưới nhiều bình diện với
cái nhìn khách quan, tế nhị.
Theo quan điểm của Mác-Lênin thì Tự do báo chí, Tự do ngôn luận,
Tự do sáng tác...là quyền lợi thiêng liêng của những người cầm bút.Cái
quyền đó không ai ban phát hoặc mua bán được mà phải những người cầm
bút cùng nhân dân đấu tranh để giành lấy. Ý nghĩa cao cả của quyền tự do
1
là ở chỗ họ hướng sự phục vụ của mình vào lợi ích của nhân dân lao động,
vào sự tiến bộ, giải phóng con người mọi sự áp bức và sự lệ thuộc vào giai
cấp Tư sản.
Là một nhà báo tương lai, em cũng rất phân vân, khó hiểu trước những
thuật ngữ “Tự do báo chí”. Vì theo em nghĩ, khái niệm “Tự do báo chi” có
thật là tự do hoàn toàn không, có tự do do báo chí tuyệt đối hay tự do báo
chí ở mức tương đối? Thích gì nói nấy hay vẫn phải dưới sự quản lí của cơ
quan chức năng nào đó...Vì vậy, em quyết định chọn đề tài “ Tự do báo chí
hiện nay ở Việt Nam” để làm đề tài cho bài tiểu luận này. Với việc chọn đề
tài này, em sẽ được nghiên cứu, nghiền ngẫm với những tài liệu tham khảo
trên mạng và trong các sách tham khảo để rút ra được sự nhận thức rõ ràng,
đúng đắn để sau này ra trường, trở thành 1 nhà báo không phải ngỡ ngàng
và tác nghiệp cho đúng với lương tâm của mình và phù hợp với Luật báo
chí Việt Nam và pháp luật của Đảng, Nhà nước. Vì vậy, em đã chọn đề tài
này làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình, mặc dù đây là đề tài
phức tạp, có nhiều vấn đề mang tính cứng nhắc. Nhưng để muốn khám phá,
tìm hiểu với một khái niệm rất báo chí này thì cũng phải không đơn giản vì
nó mang nhiều khía cạnh mà em không thể tiếp cận được.
Mỗi năm cứ đến ngày 3 tháng 5 toàn thế giới lại tổ chức kỉ niệm ngày “
Tự do báo chí thế giới”, ngày mà Liên Hợp Quốc xem là kết nối giữa các
nước với nhau và tôn vinh cho tự do báo chí trên toàn cầu. Thể hiện sự tôn
trọng sự tự do, dân chủ không chỉ đối với báo chí mà còn trên các lĩnh vực
khác. Ngày kỉ niệm nêu lên những mối đe dọa mới nổi cũng như cũng lâu
dài đối với quyề tự do báo chí và cũng để bày tỏ sự kính trọng tới những
nhà báo và những nhà hoạt động báo chí dám mạo hiểm sự an toàn của bản
thân để đem lại cho công chúng cơ hội được tiếp cận thông tin và tin tức.
Vậy tự do là gì? “ Tự do là quyền được làm tất cả những điều mà luật
cho phép” ( trong cuốn “ Tinh thần pháp luật” của tác giả Montesquyeu).
Như vậy, tự do ở đây phải theo cách hiểu: tự do nhưng phải trong vòng
2
pháp luật, không thể vượt ra phạm vi của pháp luật. Bởi vì không thể và
không bao giờ con người có tự do tuyệt đối bởi lẽ, con người không thể
sống không phụ thuộc vào tự nhiên, xã hội và không có mối liên hệ nào với
cá nhân hay nhóm xã hội khác.
Về tự do báo chí cũng đang còn có nhiều ý kiến khác nhau, chúng ta có
thể tham khảo một vài ý kiến dưới đây:
Năm 1991, trong bài thuyết trình “ Kế hoạch tự do” tại Hội nghị
UNESSCO tổ chuwca ở Nambia, GS, TS Paul Ansal giải thích : “ Tự do
báo chí thường được hiểu là tự do phổ biến thông tin và các quan điểm trên
các phương tiện thông tin đại chúng mà không chịu sự kiềm chế của Chính
Phủ. Nền báo chí tự do là phải đưa tin một cách trung thực những điều
đang xảy ra trong xã hội; là diễn đàn để công chúng bày tỏ ý kiến , quan
điểm, bình luận thậm chí là chỉ trích những vấn đề của đất nướclà công vụ
giám sát việc thức hiện quyề của con người”. ( nguồn: “ Báo chí truyền
thông hiện đại” của PGS. TS Nguyễn Văn Dững, trang 212, nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà nội).
Còn ủy ban Hutchins ( Hutchins Commissin) cho rằng: Một nền báo chí
tự do được giải phóng khỏi mọi sự cưỡng bức từ bất cứ lực lượng nào,
Chính phủ hay xã hội, bên trong hay bên ngoài. Một nền báo chí tự do
được phép bày tỏ quan điểm trên mọi phương diện. Đó là báo chí tự do cho
tất cả mọi người, có điều gì cần phải nói cho công chúng. Một nền báo chí
tự do được tôn trọng khi các ý kiến đáng để công chúng lắng nghe và sẽ
được công chúng lắng nghe”. (nguồn: “ Báo chí truyền thông hiện đại” của
PGS. TS Nguyễn Văn Dững, trang 212, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
nội).
GS William L.Rivers và TS Wilbur Schramm thừa nhân: “ Chúng ta nói
về tự do nhưng tự do bao giờ là tuyệt đối. Hầu như mọi hệ thống truyền
thông đều chịu sự kiểm soát nhất định về mặt luật pháp”. ( nguồn: “ Báo
3
chí truyền thông hiện đại” của PGS.TS Nguyễn Văn Dững, trang 213, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội).
Trên các ý kiến trên, PGS,TS Nguyễn Văn Dững đã tập hợp lại và có
phát biểu một ý kiến chung như sau: “ Tự do báo chí có thể được hiểu là
trạng thái không bị ràng buộc hay cưỡng bức, không bị hạn chế hay bị cấm
đoán trong quá trình trao đổi, giao tiếp, chia sẻ, tìm kiếm, phổ biến và
truyền bá thông tin, thể hiện ý chí và nguyện vọng của con người một cách
công khai trên các phương tiện đại chúng. Đó là quyền lợi chính đáng,
thiêng liêng và cao cả của con người, mỗi người cần được hưởng và vì mục
điích của chúng” (Trong cuốn“ Báo chí truyền thông hiện đại”)( nguồn: “
Báo chí truyền thông hiện đại”, trang 213, Nhà xuất bản Đại họ quốc gia
Hà nội).
Trong xã hội có giai cấp và còn sự khác biệt về lợi ích, báo chí với tư
cách là công cụ đấu tranh giai cấp, luôn thuộc về một giai cấp nhất định và
thường thuộc về giai cấp thống trị xã hội. Bởi vì việc giao tiếp, trao đổi,
chia sẻ và truyền bá thông tin, thể hiện y chí và nguyện vọng của con người
trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng luôn luôn và chủ
yếu nhằm mục đích của nó, ban đầu là mục đích mưu sinh, sau đó trước hết
là mục đích chính trị. Do đó, báo chí thuộc giai cấp và nhóm xã hội nào thì
đấu tranh và bảo vệ quyền và lợi ích cho giai cấp và nhóm xã hội ấy; nhà
báo thuộc nhóm xã hội nào thì lên tiếng bảo vệ lợi ích cho nhóm ấy. Do đó,
tự do báo chí luôn mang đậm tính giai cấp là điều dễ hiểu. Tính giai cấp,
mục đích của tự do báo chí đều được giới hạn bằng luật pháp.
Một nền báo chí tự do hay quyền tự do báo chí của con người không hề
bao hàm ý nghĩa danh lợi, không chứa đựng đầu óc vị kỉ, cơ hội mà là sự tự
giác cống hiến tài năng, cung cấp thông tin phục vụ cho lợi ích của đa số
thành viên trong xã hội. Đó là một nền báo chí tự do truyền bá, phổ biến
những kinh nghiệm hay, cung cấp những tri thức lành mạnh, trao đổi những
ý kiến trung thực. Nền tự do báo chí đó đem lại cho các nhà báo quyền
4
hành nghề, cống hiến phục vụ cho độc giả, quyền sáng tạo theo đúng lương
tâm và trách nhiệm của nhà báo chân chính vì sự tiến bộ của toàn xã hội và
hạnh phúc của nhân dân. Tuy nhiên, quyền tự do báo chí của người làm báo
chân chính không phải là sự tùy tiện muốn viết gì thì viết hoặc viết thế nào
thì viết mà là phải có trách nhiệm với xã hội của các nhà báo, sự giác ngộ
chính trị của họ, quan điểm giai cấp của họ sẽ chi phối hành vi và hoạt
động báo chí của các nhà báo. Nhà báo viết gì, viết cho ai đọc, viết như thế
nào, đều phải làm với ý đồ trong sáng, động cơ xây dựng, quan điểm phục
vụ, đúng với lương tâm và trách nhiệm của nhà báo, của nhân dân lao động.
Một người làm báo chân chính là người biết hướng ngòi bút vào mục đích
cao cả của xã hội, sử dụng quyền tự do báo chí một cách có hiệu quả nhất
và biết tự bảo vệ danh dự của mình trước độc giả. Khác với những người
làm báo chạy theo danh lợi và tiền tài, kẻ nô lệ của túi tiền bọn Tư bản,
người học báo cũng như các nhà báo chân chính chính là sự dám hy sinh
mình cho việc bảo vệ, chân lí và sự tiến bộ chung. Báo chí phải thông tin
trung thực,chính xác, phải phục vụ tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã
hội và đời sống văn hóa tinh thần của dân chúng. Báo chí hoạt động tự do
phải đi theo hướng vì tiến bộ của xã hội, vì lợi ích của nhân dân.
Tự do báo chí tùy thuộc chủ yếu vào quyền tự do chính trị của từng
thiết chế chính trị xã hội đối với đa số nhân dân trong bất cứ thiết chế chính
trị nào, dù là phong kiến, Tư bản hay Xã hội chủ nghĩa đều cần có luật
pháp để điều hành và quản lí các mặt trong các hoạt động xã hội. Dưới
chính thể, nhà nước nào cũng vậy, quyền tự do báo chí cũng chỉ mang tính
chất tương đối chứ không thể mang tính chất tuyệt đối được. Tự do báo chí
phải được thực hiện trong khuôn khổ của luật pháp, phù hợp với điều kiện
tất yếu của lịch sử cụ thể.
Ở đây, ta chỉ nghiên cứu về Tự do báo chí ở Việt Nam – thể chế Xã hội
chủ nghĩa. Hiến pháp nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xác lập quyền tự
do dân chủ đối với mọi công dân trong đó có quyền tự do báo chí, tự do
5
ngôn luận. Trong Luật báo chí cũng quy định quyền tự do báo chí, quyền tự
do ngôn luận... ở chương II thể hiện sự quan tâm đến báo chí, đến tự do báo
chí cho mọi công dân. Luật báo chí được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 – 12- 1989 đã khẳng định nguyên
tắc: “ (...) bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí
của công dân , phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân
dân”( nguồn: “ Cơ sở lý luận báo chí”, Nhà xuất bản lí luận chính trị, Hà
nội năm 2007). Các văn bản dưới luật của Nhà nước như nghị định, chỉ
thị,thông tư của Chính phủ, các bộ và các liên bộ hữu quan đã cụ thể hóa
các chính sách, chế độ, quyền tự do báo chí, trách nhiệm xã hội của cơ
quan báo chí và người làm báo. Đây là việc làm cần thiết để bảo đảm
quyền tự do báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích trong khuôn khổ của
pháp luật. Làm cho báo chí thực sự phục vụ lợi ích của quốc gi, dân tộc,
không để báo chí lợi dụng, bị hoen ố bởi những hành vi trái pháp luật, trái
với thuần phong mĩ tục.
Theo luật pháp và dựa trên thực tế của nước ta, bất kì ai cũng có thể phát
biểu trên báo chí nhưng những lời phát biểu ấy phải vì lợi ích của đất nước,
vì nhân dân vì lợi ích của nhóm công chúng mà cơ quan truyền thông địa
diện và phù hợp với tôn chỉ mục đích của cơ quan truyền thông – cơ quan
báo chí. Điều 4 và điều 5 của Luật Báo chí ban hành năm 1990 quy định cụ
thể:
“Điều 4: Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công
dân. Công dân có quyền:
1 – Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế
giới.
2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài
, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm soát nào của tổ
chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp về nội dung thông tin.
6
3- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới.
4- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng , pháp luật của Nhà nước.
5- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với
các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của
các tổ chức đó.
Điều 5: trách nhiệm của báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do
ngôn luận trên báo chí của công dân.
Cơ quan báo chí có trách nhiệm:
1- Đăng, phát sóng tác phẩm, ý kiến của công dân; trong trường hợp không
đăng, phát sóng phải trả lời và nói rõ lí do.
2- Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc trên
báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến”. ( Nguồn:
Sách “ Cơ sở lí luận báo chí”, trang 200, 201, Nhà Xuất bản Lí luận Chính
trị, năm 2007).
Như vậy, vấn đề tự do báo chí ở nước ta không chỉ được khẳng định về
mặt quan điểm tư tưởng mà còn được xác lập bằng những cơ sở cần thiết
để bảo đảm tự do báo chí trong toàn xã hội. Đảng và nhà nước ta xuất phát
từ quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về tự do báo chí và hoàn cảnh thực
tiễn của đất nước đang trong thời kì quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội để
hình thành các đường lối, chủ trương, chính sách để lãnh đạo công tác báo
chí.
Dù với cách nhìn nhận nào thì cũng không thể nói ở Việt Nam không có
tự do báo chí, đó là cách nói phiến diện và không có căn cứ. Thực tế quản lí
hoạt động báo chí bằng pháp luật ở Việt Nam đã thể hiện tự do báo chí ở
Việt Nam. Trong một xã hội dân chủ, tự do của người này không thể làm
mất tự do của người khác. Những hoạt động liên kết với nhau để vụ lợi, trái
với quy ước đạo đức nghề nghiệp báo chí đều bị xử lí dù người đó dang giữ
7
trong trách caotrong cơ quan của Đảng, Nhà nước. Những tờ báo hoạt động
xâm hại tôn chỉ mục đích, gây tác động xấu với xã hội đều bị xử phạt theo
các quy định của pháp luật.
Để nâng cao chất lượng hoạt động báo chí của nhà báo, Nhà nước Việt
Nam đã lập ra các trường Đại học báo chí, đào tạo nhà báo với trình độ ĐH
và cao học. Hàng năm có hàng trăm nhà báo ra trường, có trình độ, nghiệp
vụ chuyên môn cao, có năng lực và ý thức trách nhiệm xã hội. Các trường
đào tạo nhà báo ở Việt Nam đã có sự hợp tác, liên kết với các trường Đại
học báo chí của Pháp, Anh và một số nước phương Tây khác để bồi dưỡng
trao đổi kinh nghiệm làm báo. Việt Nam đã cử hàng trăm nhà báo đi bồi
dưỡng nghiệp vụ báo chí tại các trường Đại học ở Mỹ, Pháp, Thụy
Điển...Báo chí ở Việt Nam không đóng cửa, biệt lập với bên ngoài mà luôn
luôn mở rộng quan hệ với các đồng nghiệp trong nước cũng như nước
ngoài.
Để bảo vệ quyền lợi của các nhà báo, giúp nhau bồi dưỡng nghiệp vụ
báo chí, Việt Nam đã có Hội nhà báo Toàn quốc và các hội địa phương, thu
hút hơn 12.000 nhà báo là hội viên. Hội nhà báo Việt Nam là thành viên
của Hội nhà báo quốc tế
(OIJ) và Liên Đoàn Báo chí ASEAN (CAJ) trong nhiều năm qua, tham gia
tích cực và đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của báo chí khu vực và
thê giới vì mục tiêu hòa bình, ổn định, tiến bộ. Việt Nam đã mở cửa trong
hoạt động báo chí với thế giới để góp phần nâng cao trình độ báo chí của
mình, đáp ứng yêu cầu của thời kì đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, mở cửa, hội nhập và giao lưu kinh tế - văn hóa, bầu bạn với bốn
phương ( nguồn : báo điện tử Vietnamjournalism, bài viết của Hồng Vinh).
Thực tế đã chứng minh tại Việt Nam quyền tự do báo chí được quy
định rõ trong Hiến pháp, pháp luật được tôn trọng và được bảo đảm, được
cộng đồng quốc tế ghi nhận. Những ai đã và đang xuyên tạc tình hình “ tự
do báo chí” ở Việt Nam phải thấy rằng những năm qua báo chí Việt nam có
8
sự phát triển nhanh về số lượng người đọc, số lượng, loại hình ấn phẩm, đội
ngũ những người làm báo...cơ sở vật chất, kĩ thuật, công nghệ, năng lực tài
chính của các cơ quan báo chí truyền thông cũng như sự tác động và ảnh
hưởng xã hội của báo chí tăng nhanh. Báo chí thực sự là tiếng nói của
Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, là diễn đàn của nhân dân,
quyền tự do báo chí ở nước ta được bảo dảm vững chắc bằng pháp luật và
thể hiện cụ thể trong thực tiễn.
Báo chí Cách mạng Việt nam ngày nay đã thực sự trưởng thành vượt
bậc về mọi phương diện: tăng loại hình, số lượng cơ quan báo chí, số đầu
báo, tạp chí, chương trình, chất lượng nội dung, hình thức in ấn, phạm vi
phủ sóng...Thời điểm hiện nay, cả nước có trên 17.000 người được cấp thẻ
nhà báo ( tăng gấp 1,4 lần so với năm 2001); có 706 cơ quan báo chí in, 67
đài phát thanh – truyền hình ( gồm 3 đài Trung Ương và 64 đài địa
phương), 28 báo điện tử, 88 trang thông tin của các cơ quan báo chí và
hàng nghìn trang thông tin điện tử ( nguồn: báo Công an nhân dân).
Bên cạnh đó, trong công cuộc đổi mới hiện nay, chúng ta mở rộng các
quan hệ kinh tế quốc tế và có sự giao lưu văn hóa thông tin báo chí với các
nước, có nhiều nguồn tin có thể thâm nhập vào nước ta. Đương nhiên,
chúng ta không thể ra lệnh cấm được mà dòng báo chí chính thống của
chúng ta ngoài sự phê phán, phân tích ra còn phải có sự hướng dẫn xử lí
các nguồn thông tin không chính xác đó. Muốn đạt được kết quả đó trong
giai đoạn đổi mới hiện nay báo chí phải vươn lên mạnh mẽ để dùng các
nguồn thông tin xây dựng lành mạnh đủ sức chiếm linnnhx và hướng dẫn
dư luận xã hội, hạn chế các “ nọc độc” từ bên ngoài.
Có ý kiến cho rằng, có báo tư nhân mới là biểu hiện cụ thể của tự do báo
chí phải khẳng định rằng không có báo tư nhân thì không thể quy chụp là
không có
“ tự do báo chí”. Những người làm báo Việt Nam đã và đang phấn đấu vì
sự nghiệp độc lập dân tộc và tự do , hạnh phúc của nhân dân. Những tờ báo
9
hiện nay của các cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể chính trị, xã hội, tổ
chức nghề nghiệp đã phản ánh đầy đủ những ý kiến, những nguyện vọng
chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Vì vậy,vấn đề ra báo tư nhân hiện
nay cũng cần phải cân nhắc kĩ lưỡng. Những kiến nghị của những người
muốn thành lập báo tư nhân được công luận phản ánh đầy đủ và được
Đảng, Nhà nước tiếp thu trả lời qua báo, đài. Đó là sự thực hiện quền được
thể hiện thông tin cũng như quyền ngôn luận của nhân dân. Mặt khác, thực
tiễn của việc ra đời báo tư nhân ở nhiều nước đã gây nhiễu thông tin, thậm
chí làm vô hiệu hóa sự lãnh đạo của chính quyền, dẫn đến sự rối loạn chính
trị - xã hội ở nhiều nước vốn tự xưng là “ tự do báo chí” là bài học thấm
thía cho nhân dân ta.
Sỡ dĩ có đòi hỏi vô lí trên, có nguyên nhân từ nhận thức mơ hồ về
quyền tự do báo chí và nhiệm vụ của báo chí Việt Nam. Do cách hiểu phiến
diện hoặc cố tình hiểu sai về tự do báo chí. Họ còn cố công đấu tranh đòi “
tự do báo chí” theo cách của phương Tây, coi đó là sự biểu hiện của “ tinh
thần dân chủ”. Song họ không hiểu rằng: dân chủ là một thể chế chính trị,
trong đó quyền tự do báo chí của người này không được làm tổn hại đến
quyền tự do của người khác, đến lợi ích của toàn dân tộc. Sự sụp đổ của mô
hình Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông âu chính là một phần
cũng là hậu quả của những yêu cầu đòi tự do báo chí theo các nước phương
tây theo cách đó.
Mặt khác, trong một số người, tư tưởng nêu trên xuất phát từ những toan
tính liên quan đến lợi ích, quyền lực, động cơ cá nhân, từ sự bất mãn của họ
với Đảng, Nhà nước. Họ luôn luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của
đất nước; chính vì thế, họ có những ý kiến lạc lõng, cực đoan, phản xã hội.
Trong số những người có cơ hội chính trị, có người đã thực sự đối lập với
lợi ích Tổ quốc, liên kết những phần tử bất mãn ở bên trong cùng với thế
lực xấu ở bên ngoài để dùng báo chí chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt nam. Những bài báo, những hồi kí của họ đầy rẫy sự xuyên
10
tạc, vu cáo hèn hạ, bêu rếu những người dân Việt nam đang từng ngày ,
từng giờ cần cù lao động, sáng tạo, chắt chiu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thật trớ trêu khi họ cho rằng không có tự do báo chí như họ mong muốn thì
Việt nam vẫn sống trong “lạc hậu tối tăm”?? Đó là những ý kiến, những
quan điểm với cách nhìn phiến diện, mang tính bảo thủ, cố chấp và có thể
có một số phần tử mang tính phản động. Cần có cái nhìn khách quan và đa
chiều hơn về tình hình báo chí Việt nam hiện nay.
Thực tế đó đã cho ta thấy phép huyền hoặc về cái gọi là “tự do báo chí”
theo quan niệm của Chủ nghĩa tư bản. Toàn cầu hóa cùng kinh tế thị trường
đang bộc lộ cả yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực, tác động mạnh mẽ đến
đời sống mọi mặt của đất nước... Vì thế, hoạt động báo chí ở Việt nam phải
đương đầu với nhiều thử thách. Hơn lúc nào hết, người làm báo cần phải
nâng cao ý thức về tính Đảng của báo chí Cách Mạng, giữ gìn đọ đức nghề
nghiệp, bản lĩnh của người cầm bút – người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng.
Chính lúc này, tính Đảng đòi hỏi báo chí phải kiên quyết đấu tranh chống
các tư tưởng và mọi lí luận thù địch, đi ngược lại với lợi ích của giai cấp vô
sản và nhân dân lao động.
Ở Mỹ và một số nước phương Tây là những nước thường cho mình là có
“ tự do báo chi tuyệt đối” mà đã xảy ra những trường hợp đáng để cái mà
tự cho mình là “tự do báo chí tuyệt đối” nên suy ngẫm lại. Petter Arnett,
người vừa mới cho ra mắt độc giả Việt nam cuốn “ Từ chiến trường khốc
liệt”( NXB Thông tấn), là phóng viên “ruột” của truyền hình CNN. Bỗng
dưng bị sa thải vì đưa thông tin không phù hợp với quan điểm của Nhà
trắng. Gần đây, năm 2003 nhiều tờ báo, đài phát thanh, truyền hình ở Hoa
kì đã phát băng hình, phóng sự,phỏng vấn việc lính đặc nhiệm Mỹ giải cứu
thành công binh nhì Jesica Lynch tại một bệnh viện dã chiến ở Baghdad.
Họ vẽ lên hình ảnh người lính Mỹ quả cảm và đáng yêu đến Iraq để xóa bỏ
chế độ độc tài, đem tự do đến cho người dân Iraq. Nhưng khi về nước, “
người hùng” Jessica Lynch đã kể lại câu chuyện thực sự của mình và hàng
11
chục triệu người Mỹ đã bị “ sốc” khi biết câu chuyên của chị lại không
giống như báo chí Mỹ đưa tin. Như vậy, mới biết báo chí Mỹ đã bị phụ
thuộc vào các cơ quan chức năng của Nhà trắng như thế nào?
Tháng 9 năm 2009, cũng từ quan niệm “ tự do báo chí tuyệt đối’, tờ
Jylands Posten của Đan Mạch đã đăng 12 bức tranh vẽ nhà tiên tri
Mohammed và lập tức nhận phải phản ứng gay gắt từ các tín đồ đạo Hồi.
Đến đầu năm 2006, tờ báo trên cùng một số tờ báo khác ở Đan mạch và
Châu âu như Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Hà Lan... đăng lại 12 bức ttranh
ấy, lập tức dấy lên ở nhiều nơi một làn sóng công phẫn mạnh mẽ, rộng lớn
xảy ra các cuộc biểu tình, thậm chí xung đột giữa những người Hồi giáo và
Thiên chúa giáo. Ngay lập tức, ngày 4 – 2-2006 hàng ngàn người ở Syria
đã tấn công Đại sứ quán Đan Mạch và Nauy tại thủ đô Damassus, chọc
thủng hàng rào bảo vệ, châm lửa đòi đốt cháy tòa nhà Đại sứ. Đại sứ quán
Thụy Điển và Chile cũng nằm trong tòa nhà bị vạ lây. Sau đó, đám đông
kéo đến Đại sứ quán Nauy cách đó 6km. Cảnh sát phải dùng vòi rồng bảo
vệ các Đại sứ quán. Tại thủ đô Beriut ( Libang) ngày 5 -2, đám đông lại tấn
công Đại sứ quán Đan Mạch tại đây. Cuộc đụng độ đã phát triển thành bạo
lực và vẫn đang tiếp diễn từ Châu âu sang Châu Á dẫn đến nhiều người bị
chết và bị thương. Tòa thánh Vanticang ra thông điệp: “ Quyền tự do suy
nghĩ và diễn đạt không thể kèm theo quyền xúc phạm tín ngưỡng tôn giáo”.
Nhà chức trách Jordan đã bắt 2 chủ bút sau khi tờ báo của họ đăng lại tranh
biếm họa tiên tri Mohammed với mục đích cho người Hồi giáo biết rõ họ
đã bị báo chí Châu âu xúc phạm như thế nào? Vấn đề đặt ra là đâu là tự do
ngôn luận, đâu là tự do báo chí?. Thủ tướng Pháp Dominique De Villepin
đã kêu gọi mọi người phải biết dung hòa giữa quyền tự do và tôn trọng.
Tổng thống Pháp Jacques Chirac cũng nhắc lại rằng quyền tự do ngôn luận
là một trong những nền tảng của Cộng hòa pháp nhưng ông cũng kêu gọi
nên có một tinh thần trách nhiệm, tôn trọng, tránh làm tổn thương những
người khác. Nhưng Chính phủ Đan mạch vẫn dứt khoát bảo vệ quan điểm
12
tự do báo chí của mình (Nguồn: “ Truyền thông lý thuyết và kĩ năng cơ
bản”, PGS Nguyễn Văn Dững ( chủ biên), Thạc sĩ Đỗ Thị Thu Hằng, Nhà
xuất bản Lí luận chính trị, năm 2006, trang 124, 125,126).
Cuối năm 2010, cả thế giới thật sự “ choáng” trước những tài liệu mật
của Bộ ngoại giao Mỹ...., hơn 250.000 tài liệu mật được ông chủ trang web
Wilileaks công bố khiến Mỹ và các nước có liên quan phải “ tái mặt” và ra
sức truy tố và buộc tội ông chủ của trang web này là Anssge. Đây có phải là
sự kiện nói về sự tự do báo chí được không? Không thể trả lời có hay
không được, vì đây là sự kiện tồn tại 2 mặt của nó: tích cực và tiêu cực. Có
thể nói sự kiện này có thể giúp thế giới hiểu rõ những bí ẩn xung quanh các
sự việc của Nhà trắng và các nước khác có liên quan nhưng cũng không
nên lạm dụng quá khi có những thông tin rất tế nhị có thể làm ảnh hưởng
đến an ninh của quốc gia dẫn đến có thể những hệ lụy xảy ra sau đó. Vậy,
việc Mỹ ra lệnh truy nã ông chủ trang web Wilileaks Anssge chứng tỏ ở Mỹ
vẫn chưa có tự do báo chí? Không thể đưa sự việc này để đánh giá về tự do
báo chí ở một quốc gia được vì đây là sự việc có tính chất quá quan trọng
và nó có tính 2 mặt của nó. Vì vậy, không thể đưa vấn đề này ra để đánh giá
về sự tự do báo chí ở nước Mỹ được. Vì vậy, cần có cái nhìn đa chiều hơn
nữa về sự việc này và không nên đánh giá, quy chụp nó với mọt ý kiến chủ
quan được.
Đấy là những sự kiện của phương Tây – nơi được cho là “tự do báo chí
tuyệt đối” xảy ra. Mới biết vấn đề, khái niệm tự do báo chí vẫn là 1 quan
niệm chưa được triển khai đúng ý nghĩa của nó. Vậy phải có một cái nhìn
đa chiều, khách quan về vấn đề này, không hồ đồ, bảo thủ khi hiểu vấn đề
tự do báo chí một cách chủ quan, duy ý chí.
Sự khác nhau cơ bản giữa nền báo chí Xã hội chủ nghĩa với báo chí Tư
sản không phải ở mặt hình thức tờ báo, cách đăng tin bài, các hoạt động
mang tính nghiệp vụ àm chính là ở mục đích và phương thức hoạt động.
Báo chí của chúng ta hoạt động vì mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì
13
lợi ích của đa số nhân dân còn báo chí Tư sản thì có mục đíh hoàn toàn
không giống với chúng ta mà vì lợi ích các nhân của riêng họ. Hoạt động
báo chí của ta phù hợp với quy luật vận động của lịch sử là nhằm xây dựng
một xã hội mới tự do dân chủ, mọi người đều có quyền sống trong hạnh
phúc và công bằng. Còn hoạt động báo chí tư sản nhằm duy trì kéo dài chế
độ bóc lột để đem lại lợi nhuận cho giai cấp Tư Sản. Mục đích và phương
hướng hoạt động báo chí khác nhau thì tất yếu cũng không thể được quan
niệm thống nhất về báo chí, về tự do báo chí. Khi mục đích và lợi ích đối
lập thì việc sử dụng và thực hiện quyền tự do báo chí không thể đồng nhất.
Nền tự do báo chí mà chúng ta đang xây dựng và thực hiện là sự tự do sử
dụng báo chí như những công cụ của toàn xã hội để thông tin, trao đổi, cổ
vũ nhau thực hiện các mục tiêu Đổi mới theo hướng xã hội chủ nghĩa của
Đảng, nhà nước. Ai cũng có quyền viết báo, đọc báo, mua báo, có quyền
trao đổi, phê bình, góp ý trên báo. Báo chí thực sự trở thành diễn đàn của
quần chúng, quyền tự do báo chí càng được phát huy. Nền tự do báo chí
của chúng ta hình thành và xây dựng trên cơ sở có sự thống nhất về chính
trị trên phạm vi toàn xã hội là cơ bản. Trong xã hội có sự khác nhau về lợi
ích kinh tế nhưng có sự thống nhất về mục tiêu chính trị.
Nói đến sự tự do báo chí là nói đến sự phản biện trong báo chí. Báo chí
hiện nay, càng có sự phản biện tương đối nhanh chóng. Nói báo chí là kênh
phản biện thì đó đã có sự tự do báo chí. Vậy phản biện là gì? Bản thân của
phản biện là chỉ ra cái hay,cái đúng, để người ta cùng nhận thức và cùng
hành động; ngoài ra còn chỉ ra cái giở, cái bất hợp lý, bất cập những sai lầm
để khắc phục sửa chữa. “ Phản biện là dùng chứng cứ, lập luận để bác bỏ
những chứng cứ, lập luận để làm rõ đúng – sai , trong phản biện phải hội đủ
các luận cứ ( thực tiễn khoa học) để làm rod cái đúng, cái sai của vấn đề
đang tranh luận. Vì vậy, phản biện khác với góp ý kiến, phê bình, kiến nghị
( không đòi hỏi phải có đủ căn cứ khoa học thực tiễn). Là sự tranh luận,
phản biện bao hàm cả biện luận và phản biện luận chứ hông chỉ là “ một
14
chiều”. Trong phản biện không chỉ là bác bỏ, phủ định mà còn có thể có cả
sự bổ sung làm rõ hơn vấn đề ở góc độ, phương diện khác nhau. Do đó,
không thể đồng nhất giữa phản biện và phản bác, bài xích”. ( Nguồn: Thạc
sỹ : Vũ Thị Như Hoa, “ Như thế nào về phản biện xã hội”, khoa Chính trị
học, học viện Hành chính – chính trị khu vực 1). Chưa bao giờ báo chí
được phát huy quyền dân chủ, cởi mở, thông thoáng, rộng rãi như những
năm qua để tham gai phản biện, đóng góp tích cực vào việc hoạch định,
đường lối của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và
đấu tranh, phản bác các luận điệu thù địch, sai trái chống tham nhũng, và
những điều tiêu cực trong xã hội còn đảm nhiệm chức năng phản biện xã
hội.
Thực tế cho thấy, có khá nhiều vấn đề, nhất là những vấn đề phức tạp,
mới mẻ, các cơ quan chức năng và các nhà quản lí không dự báo , bao quát
đầy đủ. Song nhờ báo chí lên tiếng, phản ánh đúng lúc, kịp thời, thấu lí đạt
tình đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chuyên môn điều
chỉnh, bổ sung nhằm không ngừng hoàn thiện cơ chế, chính sách, đáp ứng
nhu cầu, lợi ích của tuyệt đại đa số nhân dân lao động. Mặt khác, do biết
cách khơi gợi vấn đề, khuyến khích, động viên đông đảo công chúng tham
gia ý kiến, nhiều cơ quan báo chí đã mở diễn đàn tập hợp ý kiến của các
nhà khao học, các chuyên gia và mọi người dân lao động góp ý vào văn bản
pháp luật, các sự kiện lớn nhỏ của quốc gia giúp các cơ quan chức năng
thay đổi cho phù hợp với thực tiễn của cuộc sống. Bám sát sự kiện, thông
tin nhanh nhạy, nắm đúng bản chất sự kiện, phân tích trúng vấn đề trọng
điểm và định hướng tư tưởng, hướng dẫn dư luận rõ ràng, các cơ quan,
thông tấn báo chí đã thực hiện chức năng của mình trong việc phản biện,
mang lại hiệu quả rõ rệt. Coi trọng phản biện trên báo chí thực chất là một
hình thức phát huy quyền dân chủ một cách công khai, minh bạch. Phản
biện không phải là bác bỏ, lại càng không phải cố tình ngụy biện để bác bỏ
15
bằng được. Vì vậy, phản biện góp phần quan trọng không thể thiếu trong sự
tự do báo chí hiện nay.
Về tự do báo chí, ta có thể khảo sát trên báo Vietnamnet về vấn đề “ Dự
án đường sắt cao tốc Bắc – Nam”. Đây là vấn đề có nhiều luồng ý kiến
không chỉ trong dư luận mà còn trong nội bộ Quốc hội, Chính phủ. Ta khảo
sát báo Vietnamnet để có thể xem có bao nhiêu bài báo nói về sự đồng ý,
bao nhiêu ý kiến nói về phản đối và bao nhiêu ý kiến trung lập về “ Dự án
đường sắt cao tốc Bắc -Nam”. Báo Vietnamnet là một trong những báo, cơ
quan báo chí cập nhật thời sự nhất, nhanh chóng nhất những tin tức liên
quan đến vấn đề nóng hổi và mang tính chất thời sự này.
Đây là dự án được Chính phủ đề cập từ năm 2006 và được bàn luận cho
tới nay, khi mà được Chính phủ Nhật bản tài trợ một phần chi phí. Tuy
nhiên, số vốn bỏ ra để xây dựng đường sắt cao tốc này quá lớn so với mức
GDP bình quân hằng năm của cả đất nước. Vì vậy, vấn đề này được Quốc
hội, Chính phủ và cơ quan chức năng xem xét rất kĩ lưỡng để đưa ra một
quyết định chính thức phù hợp với điều kiện kinh tế - tài chính của đất
nước.
Dưới đây, ta có thể khảo sát về đề tài “ dự án đường sắt cao tốc Bắc –
Nam” trên báo Vietnamnet trong vòng từ năm 2007 đến tháng 6 năm 2010
để thấy những luồng ý kiến khác nhau được báo đăng tải như thế nào’?
Theo khảo sát thì từ năm 2007 đến tháng 6 năm 2010 thì báo Vietnamnet
có tất cả các bài viết về dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam sau:
* Sau đây là những bài báo mang tính chất trung lập ý kiến:
1.“ Sau năm nữa Việt nam có đường sắt cao tốc?” ( ngày 5 tháng 2 năm
2007) với luận điểm chính:
- Dự án, thời gian quy hoạch của tàu cao tốc.
2.“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Yêu cầu lập dự án đường sắt cao
tốc”( ngày 3 -3-2007 với luận diểm chính:
16
- Thủ tướng giao cho Bộ ngành liên quan khẩn trương bắt tay vào lập báo
cáo đầu tư đường sắt cao tốc Bắc – Nam.
3.“Kiến ngị chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc”( ngày 22 tháng 1 năm
2007) với luận điểm:
- Lên kế hoạch xây dựng mọi mặt trong việc xây dựng đường sắt cao tốc
Thành phố Hồ Chí Minh đi Thành phố Nha Trang.
4.“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Khẩn trương quy hoạch đường sắt cao
tốc Bắc – Nam”( ngày 26 tháng 3 năm 2009) với luận điểm:
-Thủ tướng, Phó thủ tướng nêu những khó khăn của tuyến đường sắt hiện
nay ( cơ sở hạ tầng,năng suất lao động, khách hàng giảm, vận tải hàng hóa
giảm..). Vì vậy, phải có những biện pháp khắc phục cục diện mà đường sắt
phải vấp phải hiện nay.
*Những bài báo đưa ra mang tính chất ý kiến phản đối:
1. “Đường sắt cao tốc: Đừng cố ép hiệu quả kinh tế” ( ngày 11 tháng 5 năm
2010) với luận điểm:
- Tư vấn thiếu độ chính xác, thiếu độ tin cậy, chủ quan, không có cơ sở
thực tế.
- Tư vấn của VJC thiên vị đường sắt cao tốc hơn các loại đường khác.
2. “Nếu vỡ nợ, Nhật Bản có cứu chúng ta ?”( ngày 9 tháng 6 năm 2010)
với luận điểm :
-Là nguy hiểm nếu ta xây đường sắt cao tốc dựa chủ yếu vào ODA từ
Nhật.
- Xảy ra tình trạng tỉnh nào cũng “đòi nhà ga” để phát triển kinh tế.
- Thông tin thiếu tính phản biện (vì không ai chắc chắn được về thực tế
30-40 năm sau).
3. “Đường sắt cao tôc sẽ tăng gánh nặng nợ nần” ( ngày 20 tháng 5 năm
2010) với luận điểm :
17
-Không thể đáp ứng vốn đầu tư cho dự án và vốn thu nhập của nước ta chỉ
khoảng 110000 USD với tốc độ phát triển kinh tế 6-7% thì hiệu quả của dự
án sẽ không cao.
-Nâng cấp tuyến đường sắt hiện thời cũng là một giải pháp, xây dựng
đường sắt cao tốc có thể hủy hoại mội trường.
4. “ Nguyên bộ trưởng bộ GTVT: chưa nên làm đường sắt cao tốc”( ngày
21 tháng 5 năm 2010) với luận điểm:
-Nên xây dựng đường sắt cao tốc sau khi phát triển đường bộ cao tốc.
-Không thể đẩy lùi đường bộ để làm đường sắt.
-Không thể quyết định khi chưa có thông tin đầy đủ.
5. “Bấm nút thông qua con cháu sẽ khổ”( ngày 21 tháng 5 năm 2010) với
luận điểm :
-Các nhà khoa học còn đang phân vân.
-Không thực tế ( vì kế hoạch 5- 10 năm còn sai thì nói gì đến kế hoạch 40
năm), còn nhiểu dự án đang xếp hàng.
-Nợ nước ngoài lớn.
-Nên phát triển những tuyến giao thông hiện.
6. “Chầm chậm thôi, cao tốc” ( ngày 27 tháng 5 năm 2010) với luận điểm
đưa ra :
-Dư thừa về nhu cầu.
- Không nên vội vã vì bản thân ngành đường sắt cũng có nhiều phương án
phát phát triển khác.
7. “Quốc hội không thể quyết định tiêu hoang” (Bài ghi lại ý kiến của
chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan)( ngày 20 tháng 5 năm 2010) với luận
điểm đưa ra:
-Dự án chưa có những phân tích chi tiết về rủi ro và thiệt hại.
-Nếu dự án thiếu chi tiết quốc hội không thể thông qua được.
18
8. “Tôi tiếc cho đường sắt” ( bài ghi lại ý kiến của tiến sĩ Vương Đình
Khánh- phó Tổng Giám đốc công ty đường sắt Việt Nam)( ngày 21 tháng 6
năm 2011)với luận điểm đưa ra:
-Những người làm dự án đã quá nóng vội, quá tập trung vào việc xây dựng
đường sắt cao tốc mà không để ý đến những phương án phát triển khác đối
với nghành đường sắt.
-Đường sắt cuối cùng không được đầu tư gì cả.
-Quốc hội đã quyết định đúng đắn, hợp lòng dân.
9. “Nước ngoài viết chuyện đường sắt cao tốc bị bác bỏ” với luận điểm :bài
báo ghi lại những tin tức và phân tích của những tờ báo nước ngoài trước
sự kiện quốc hội Việt Nam bác bỏ dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam.
10.WB khuyến cáo nguy cơ “nhóm lợi ích của siêu dự án” (ghi lại những ý
kiến của chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng thế giới Martin Rama) .
11. “ Đường sắt cao tốc “đẩy lùi” đường bộ” (bài viết phân tích dựa trên ý
kiến của TS Phạm Sỹ Liêm (tổng hội xây dựng) và TS Khuất Việt Hùng)
( ngày 18 tháng 5 năm 2010) với luận điểm đưa ra:
-Vốn đầu tư trong ngành chiếm tỉ trọng lớn trong GDP.
-Có khả năng kìm hãm sự phát triển của ngành khác.
-Cần có thứ tự ưu tiên các ngành hợp lí hơn.
12. “Mỗi km đường sắt cao tốc Bắc Nam “ngốn” 680 tỷ đồng” với luận
điểm đưa ra :
-Vốn chủy yếu huy động từ ngân sách nhà nước
-Hiệu quả không cao do: giá vé lớn = 75% vé máy bay.
-Tờ trình chưa phân tích rủi ro.
-Phương án đầu tư, di dân rất sơ bộ.
13 “.Mỗi km đường sắt Bắc Nam “ngốn” 680 tỷ đồng”. PV Chí Hiếu( ngày
18 tháng 4 năm 2010) với luận điểm:
-Tiền xây dựng đường sắt chủ yếu trích từ ngân sách nhà ngước
-Đường sắt cao tốc Bắc Nam có cạnh tranh được với hàng không không?:
19
14.“ Đường sắt cao tốc Bắc Nam: chưa tính rủi ro kinh tế” ( ngày 12 tháng
5 năm 2010) với luận điểm :
-Số tiền đầu tư lớn: Mỗi km đường sắt cao tốc “ngốn” 680 tỷ đồng, đến
năm 2020 nếu chưa tính những rủi ro kinh tế là thiếu sót” .
15. “Đường sắt cao tốc đừng cố ép hiệu quả kinh tế” ( ngày 17 tháng 5 năm
2010) với luận điểm:
-Một số nhà kế hoạch về giao thông, kinh tế, môi trường hoài nghi về hiệu
quả của đường sắt cao tốc Bắc Nam .
-Nhưng theo GS Nguyễn Xuân Trực nghĩ rằng: báo cáo dựa vào
VITRANSS 2 có nhiều cái giả thiét, chủ quan, chỉ dựa vào kinh nghiệm
quốc tế mà không kết hợp với kinh nghiệm của ta thì chưa hẳn chính xác”.
16. “Đường sắt cao tốc đẩy lùi đường bộ”( ngày 18 tháng 5 năm 2010) với
luận điểm:
-Với quy mô đầu tư dự án, nếu thực thi thì liệu VN có đủ sức để làm đường
bộ cao tốc, đường sắt đô thị như đã vạch ra hay các dự án đó sẽ bị loại bổ
hoặc đẩy lùi. Tiến sỹ Phạm Sĩ Liên khẳng định : “Các nước lập quy hoạch
phát triển đô thị trước rồi mới làm đường sắt để kết nối, đằng này chúng ta
lại làm ngược lại”.
17. “Dự án cao tốc: ảo tưởng về nhu cầu khách hàng” ( ngày 19 tháng 5
năm 2010) với luận điểm:
-Theo các chuyên gia đường sắt, khi giả định tỉ lên phát triển hành khách
năm 2030 đạt 6. 59 % một năm. Đây có quá ảo tưởng không? ( theo ông
Phạm Công Hà- chủ tịch hội kinh tế và vận tải đường sắt) là “sai số quá
lớn” và ngay cả khi đạt được chỉ tiêu đó thì cũng chưa cần đường sắt cao
tốc ngay vì đường sắt thông thường cũng đáp ứng được.
18. “Đường sắt cao tốc sẽ làm tăng gánh nặng nợ nần” ( ngày 20 tháng 5
năm 2010) với luận điểm:
20
-Ủy ban khoa học- công nghệ và Quốc hội cho rằng: cần tính toán thời
điểm xây dựng đường sắt cao tốc hợp lý vì lo ngại gánh nặng nợ nần quốc
gia sẽ tăng .
-Quản lý không biết nên lựa chọn giá vé tàu như thế nào ?
19. Đường sắt cao tốc: lường hết nguy cơ với môi trường” ( ngày 23 tháng
5 năm 2010) với luận điểm:
-TS Nguyễn Đình Hòe: phá rừng nhưng chưa rõ là rừng gì: rrừng đầu
nguồn, rừng sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên hay vườn quốc gia.
-Dự án tính sẽ có 9 tác động tới môi trường: ô nhiễm không khí, nước mặt,
nước ngầm, đất, chất thái, ồn, rung, sụt lún đất, môi trường xã hội và 3 loại
tác động ở giai đoạn vận hành: chất thải, ồn và rung.
20. “ Nguyên bộ trưởng GTVT: “chưa nên làm đường sắt cao tốc Bắc
Nam” ( ngày 21 tháng 5 năm 2010) với luận điểm:
-“ Nên tập trung làm đường bộ cao tốc thay vì đường sắt cao tốc vào lức
này vì nhu cầu khách hàng, tiềm lực kinh tế ta chưa có (bộ trưởng GTVT
Đào Đinh Bình).
21. “Quốc hội bác dự án đường sắt cao tốc” ( ngày 19 tháng 6 năm 2010)
với luận điểm
-Sau kỳ họp quốc hội, quốc hội đã đưa ra 3 giả thiết để các thành viên trong
quốc hội bỏ phiếu. Đến lần thứ 3 thì có 37,5% các thành viên tán thành,
42,19% không tán thành việc quốc hội thông qua dự án
*Những bái báo có ý kiến tán thành:
1.“Thủ tướng: Khẩn trương quy hoạch đường sắt cao tốc Bắc- Nam” ( ngày
26 tháng 3 năm 2009) với luận điểm:
-Về chiến lược phát triển lâu dài đường sắt Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu
Tổng Công ty Đường sắt phối hợp với các ngành, các cấp khẩn trương làm
quy hoạch toàn tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - TP.HCM, làm rõ sự cần
thiết phải xây dựng tuyến đường cao tốc hiện đại, quan trọng này của đất
nước.
21
2.“Đào tạo gấp nhân lực quản lý đường sắt cao tốc Bắc-Nam) ( ngày 3
tháng 5 năm 2007) với luận điểm:
- 3/5 tại Trụ sở Chính phủ, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Thứ trưởng
Bộ Giao thông Đất đai Nhật Bản Mochizuku Yoshio . Thủ tướng đồng ý
với Nhật Bản ngay từ bây giờ phải xúc tiến đào tạo nguồn nhân lực quản lý
cho dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam.
3. “Yêu cầu lập Báo cáo dự án đường sắt cao tốc” ( ngày 13 tháng 3 năm
2007) với luận điểm:
- Thủ tướng giao Bộ trưởng KH&ĐT chủ trì thống nhất với Bộ GTVT và
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam làm việc khẩn trương với phía Nhật
Bản.
4.“Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Làm ngay từng đoạn?” ( ngày 31 tháng 3
năm 2007) với luận điểm:
- Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Vũ Xuân Hồng cho rằng tuyến
đường sắt cao tốc Bắc-Nam không nên chờ nghiên cứu hết các đoạn từ Hà
Nội đến TP.HCM rồi mới triển khai xây dựng mà cần tiến hành làm từng
đoạn ngay.
5.“Đường sắt cao tốc ở Việt Nam sẽ trở thành hiện thực” ( ngày 4 tháng 7
năm 2007) với luận điểm:
-Theo tiến độ đề ra trong quy hoạch, muốn có mạng ĐSCT vào năm 2020,
ngay bây giờ đã phải bắt tay xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội TP.HCM.
Qua sự khảo sát nhỏ trên, ta thấy ở đâu có phản biện thì là có tự do báo
chí, tự do ngôn luận. Vấn đề dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam là một ví
dụ điển hình cho sự phản biện trong báo chí. Có nhiều bào báo mang tính
chất trung lập, có nhiều bài báo mang tính chất đồng tình nhưng trong đó
cũng không ít có nhiều bài báo mang tính chất phản đối. Sự phản đối đấy
chính là tự do phản biện, tự do góp ý kiến cho vấn đề này được nhìn nhận
đa chiều hơn. Vậy, có thể nói tự do báo chí được thể hiện rất đa dạng,
22
phong phú, phản đối, góp ý kiến nhưng không có lập trường phản động. Tự
do báo chí phải ở trong khuôn khổ của Pháp luật, nhà nước. Cần tách biệt
rõ giữa phản biện và chống đối. Bởi vì chống đối, phản đối mang tính chất
1 chiều, tiêu cực còn phản biện thì mang tính đa chiều, tương hợp, tích cực
hơn. Vì vậy, cần có cái nhìn đúng đắn, cái nhìn đa chiều về tình hình tự do
báo chí ở Việt nam hiện nay để có những đánh giá khách quan đúng với
tình hình không để kẻ xấu lợi dụng để kích động nhân dân, làm tổn hại đến
nền an ninh quốc gia.
Tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí phải phù hợp với hệ thống
giá trị chuẩn mực văn hóa quần chúng. Những ai là nhà báo hoặc là những
nhà báo tương lai muốn “ thực hiện quyền tự do hoạt động báo chí và bảo
đảm quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, nhà báo cần phải có
kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp – tức là phải có năng lực
hành nghề tác nghiệp, năng lực sáng tạo” ( nguồn: “ Báo chí truyền thông
hiện đại” của PGS.TS Nguyễn Văn Dững, trang 226, Nhà xuất bản Đại học
quốc gia, năm 2011).
Là một sinh viên học báo thì chúng ta phải ý thức được trong mỗi bản
thân sự cao quý của nghề mà mình đang học, biết trân trọng nó, tự hào về
nó nhưng phải phấn đấu để xứng đáng với tư cách là nhà báo tương lai của
đất nước.
23