Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của các tỷ lệ bột lá keo giậu đến năng suất và chất lượng trứng chim cút

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG TÔ HOÀ NG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA
CÁC TỶ LỆ BỘT LÁ KEO GIẬU ĐẾN NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CHIM CÚT

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG TÔ HOÀ NG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA
CÁC TỶ LỆ BỘT LÁ KEO GIẬU ĐẾN NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CHIM CÚT
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã ngành: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TỪ TRUNG KIÊN

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số
liệu, kết quả trình bầy trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình luận văn nào trước đây. Các thông tin, tài liệu trích
dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả

Dương Tô Hoàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự lỗ lực của bản thân, tôi đã luôn
nhận được sự giúp đỡ quý báu, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong

suốt quá trình thực hiện luận văn.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo hướng dẫn PGS. TS Từ Trung Kiên, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận
tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Ban đào tạo Sau đại học Đại
học Thái Nguyên, Ban Giám hiệu, Phòng quản lý và đào tạo Sau đại học,
khoa Chăn nuôi thú y, Viện Khoa học sự sống Trường Đại học Nông lâm
thuộc Đại học Thái Nguyên, cùng gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, ngày 16 tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Dương Tô Hoàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
NHỮ NG TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU TRONG LUẬN VĂN ....................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mu ̣c tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ......................................................... 3
1.1.1. Giới thiệu về cây keo giậu ................................................................... 3
1.1.2. Giới thiệu chung về sắc tố.................................................................... 9
1.1.3. Vài nét giới thiệu về chim cút ............................................................ 11
1.2. Kết quả nghiên cứu bổ sung bột lá keo giậu làm thức ăn chăn nuôi ....... 13
1.3. Tổng quan kết quả nghiên cứu chăn nuôi chim cút ................................. 15
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................. 15
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................. 16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 18
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 18
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 18
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ......................................................................... 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 18
2.3.1. Nội dung 1: Ảnh hưởng của khẩ u phầ n bổ sung BLKG đế n năng
suất trứng chim cút ....................................................................................... 18
2.3.2. Nội dung 2: Ảnh hưởng của khẩ u phầ n bổ sung BLKG đến một
số chi tiêu lý học và hóa học của trứng ........................................................ 20

2.3.3. Nội dung 3: Ảnh hưởng của khẩ u phầ n bổ sung BLKG đế n chất
lượng trứng giống......................................................................................... 21
2.3.4. Phương pháp theo dõi và tính các chỉ tiêu ......................................... 21
2.2.5. Xử lý số liệu ....................................................................................... 23
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 24
3.1. Nội dung 1: Ảnh hưởng của khẩ u phầ n bổ sung BLKG đế n năng
suất trứng chim cút .......................................................................................... 24
3.1.1. Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................... 24
3.1.2. Khối lượng cơ thể .............................................................................. 25
3.1.3. Tỷ lệ đẻ............................................................................................... 26
3.1.4. Năng suất, sản lượng trứng và tỷ lệ trứng giống của chim cút
thí nghiệm .................................................................................................... 29
3.1.5. Hiệu quả sử dụng thức ăn .................................................................. 33
3.1.6. Chi phí thức ăn ................................................................................... 36
3.2. Nội dung 2: Ảnh hưởng của khẩ u phầ n bổ sung BLKG đế n một số
chi tiêu lý học và hóa học của trứng ............................................................... 38
3.2.1. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu lý, hóa học của trứng ................... 38
3.2.2. Điểm số quạt của lòng đỏ trứng chim cút .......................................... 44
3.3. Nội dung 3: Ảnh hưởng của khẩ u phầ n bổ sung BLKG đế n kết quả
ấp nở trứng chim cút ....................................................................................... 46
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHI ...........................................................................
48
̣
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v


NHỮ NG TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU TRONG LUẬN VĂN
BLKG

Bô ̣t lá keo giậu

CP

Protein thô

Cs

Cô ̣ng sự

ĐC

Đố i chứng

KL

Khố i lươ ̣ng

KLTB

Khố i lươ ̣ng trung biǹ h

KPCS

Khẩ u phầ n cơ sở


KPTN1

Khẩ u phầ n thí nghiêm
̣ 1

KPTN2

Khẩ u phầ n thí nghiêm
̣ 2

KPTN3

Khẩ u phầ n thí nghiêm
̣ 3

ME

Năng lươ ̣ng trao đổ i

NL

Năng lượng

SS

Sơ sinh

SLTG

Sản lượng trứng giống


TLTG

Tỷ lệ trứng giống

TCPTN

Tiêu chuẩ n phòng thí nghiê ̣m

TCVN

Tiêu chuẩ n Viê ̣t Nam

TTTĂ

Tiêu tố n thức ăn

VCK

Vâ ̣t chấ t khô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.


Sản lượng thịt chim cút tại một số nước trên thề giới
năm 2007 .................................................................................... 16

Bảng 2.1.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................ 19

Bảng 2.2.

Chế độ dinh dưỡng cho chim cút thí nghiệm .............................. 19

Bảng 2.3.

Khẩu phần thức ăn cho chim cút thí nghiệm............................... 20

Bảng 3.1.

Tỷ lệ nuôi sống của chim cút thí nghiệm (%) ............................. 24

Bảng 3.2.

Khối lượng cơ thể chim cút thí nghiệm (g) ................................. 25

Bảng 3.3.

Tỷ lệ đẻ của chim cút thí nghiệm (%) ......................................... 27

Bảng 3.4.


Sản lượng trứng của chim cút thí nghiệm (quả/mái) .................. 30

Bảng 3.5.

Tỷ lệ trứng giống (%) và sản lượng trứng giống (quả/mái)
của chim cút thí nghiệm .............................................................. 31

Bảng 3.6.

Lượng thức ăn tiêu thụ (g/con/ngày) ........................................... 33

Bảng 3.7.

Tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng (kg) ............................................. 34

Bảng 3.8.

Tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng giống (kg) ................................... 35

Bảng 3.9.

Chi phí thức ăn cho 10 trứng và 10 trứng giống (đồng) ............. 37

Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu lý học của trứng .................................................. 39
Bảng 3.11. Kết quả phân tích thành phần hóa học của trứng ........................ 42
Bảng 3.12. Độ đậm màu lòng đỏ ở các giai đoạn thí nghiệm ....................... 44
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của tỷ lệ BLKG đến khả năng ấp nở của trứng
chim cút ....................................................................................... 46

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1:

Tỷ lệ đẻ của chim cút ở các tuần thí nghiệm .............................. 28

Hình 3.2:

Sản lượng trứng và trứng giống của chim cút thí nghiệm .......... 32

Hình 3.3:

Thành phần hóa học của lòng trắng trứng chim cút.................... 42

Hình 3.4:

Thành phần hóa học của lòng đỏ trứng chim cút ........................ 43

Hình 3.5:

Độ đậm màu của trứng chim cút tại các thời điểm khảo sát............ 45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, thức ăn chiếm vi ̣trí quan tro ̣ng cả về
mă ̣t sinh ho ̣c cũng như về mă ̣t kinh tế . Thức ăn cung cấ p dinh dưỡng cầ n thiế t
để gia cầm duy trì và hoàn thiê ̣n cơ thể của thời kỳ đầ u đẻ trứng và mô ̣t phầ n
quan tro ̣ng là để sản xuấ t trứng (Maynard L.A. và cs, 1994)[43]. Thức ăn
chiế m khoảng 65 - 70% tổ ng chi phí sản xuất. Vì vâ ̣y, viêc̣ xác đinh
̣ chế đô ̣
dinh dưỡng hơ ̣p lý sẽ có ảnh hưởng rấ t lớn đế n năng suấ t và hiê ̣u quả kinh tế
cho người chăn nuôi.
Nguồn nguyên liệu cung cấp thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm đa
dạng phong phú. Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ ngày nay, nhiều loại
thức ăn cho gia súc gia cầm đã được sản xuất như: thức ăn tổng hợp, thức ăn
đậm đặc, thức ăn viên, premix khoáng, premix vitamin... Tuy nhiên, vấn đề
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi đang được các nhà khoa
học, các nhà chăn nuôi quan tâm hàng đầu. Do đó, chúng ta không chỉ quan
tâm đến số lượng mà chúng ta còn đặc biệt quan tâm đến chất lượng của sản
phẩm chăn nuôi. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã chỉ
ra rằng khi bổ sung thức ăn có nguồn gốc từ lá thực vật vào thức ăn cho gia
cầm đã làm tăng khả năng sinh trưởng và sức sản xuất so với khẩu phần ăn
không có bổ sung bột lá thực vật. Một số nước trên thế giới đã sử dụng bột lá
thực vật để bổ sung vào khẩu phần ăn của gia cầm như: Thái Lan, Philippine,
Ấn Độ sử dụng bột lá keo giậu, Braxin, Colombia sử dụng bột lá sắn.
Cây keo giậu (Leucaena) là cây họ đậu có tiềm năng về dinh dưỡng, cải
tạo và chống xói mòn cho đất dốc. Vì vậy, từ lâu keo giậu đã được các nhà
khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu để ứng dụng vào sản xuất.

Những nghiên cứu ban đầu cho thấy, cây keo giậu là một cây dễ trồng, có
năng suất chất xanh và hàm lượng chất dinh dưỡng cao giàu protein, vitamin,
khoáng chất và các chất sắc tố, đặc biệt là caroten, protein thô trung bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
trong bột lá keo giậu là 29,2% vật chất khô từ 24,0 - 34,4% (Nguyễn Đăng
Khôi, 1979) [12]. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu bổ sung bột lá keo giậu vào
thức ăn cho chim cút nuôi sinh sản.
Xuất phát từ thực tiễn sản xuất chúng tôi tiến hành triển khai đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của các tỷ lệ bột lá keo giậu đến năng suất và chất
lượng trứng chim cút”.
2. Mu ̣c tiêu của đề tài
- Xác định ảnh hưởng của khẩ u phầ n bổ sung BLKG đế n năng suất trứng.
- Xác định ảnh hưởng của khẩu phầ n bổ sung BLKG đến một số chi
tiêu lý học và hóa học của trứng.
- Xác định ảnh hưởng của khẩ u phầ n bổ sung BLKG đế n chất lượng
trứng giống.
- Đề tài góp phầ n thông tin khoa ho ̣c cho người chăn nuôi khi lựa cho ̣n
thức ăn thích hơ ̣p cho chim, để sử du ̣ng trong chăn nuôi chim cút.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cho ngành khoa học thức
ăn và dinh dưỡng gia cầm những thông tin cơ bản về việc sử dụng BLKG
trong chăn nuôi chim cút đẻ bố mẹ.
- Những thông tin này, có thể đươ ̣c sử du ̣ng để giảng da ̣y và làm tài liêụ
tham khảo cho các đề tài khác cùng liñ h vực.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Việc bổ sung BLKG vào công thức thức ăn hỗn hợp của chim cút bố
mẹ sẽ nâng cao hiêụ quả kinh tế chăn nuôi chim cút.
- Phố i hơ ̣p BLKG vào thức ăn hỗn hợp cho chim cút làm tăng năng
suất, chấ t lươ ̣ng trứng.
- Kế t quả nghiên cứu của đề tài còn có ý nghiã góp phầ n thúc đẩ y viê ̣c sử
du ̣ng bô ̣t lá thực vâ ̣t vào trong chăn nuôi, ta ̣o nên các sản phầ m sa ̣ch, sản phẩ m
có chấ t lươ ̣ng cao và hướng tới sự phát triể n nông nghiê ̣p bề n vững ở nước ta.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
Chương 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Giới thiệu về cây keo giậu
* Tên gọi
Keo giậu thuộc giới thực vật (Botany), ngành thực vật có hoa (Flowering
Botany), lớp 2 lá mầm (Dicotyledom), họ Đậu (Leguminosales), phân họ trinh
nữ (Mimosacea), chi Leucaena, loài Leucaena leucocephala là quan trọng
nhất. Trước năm 1961, keo giậu có tên khoa học là Leucaena glaucca (Wind)
Benth. Đến năm 1961, dựa trên cơ sở hình thái quả, nhị và một số đặc tính khác,
De-Wit đặt tên khoa học mới cho keo giậu là Leucaena leucocephala (Lam) deWit, từ đó tên khoa học mới của keo giậu do De-Wit đặt được cả thế giới công
nhận và tên gọi “Leucaena” là danh pháp quốc tế đặt chung cho loài cây này.
Ngoài ra keo giậu còn có các tên gọi khác như: Mimosa leucocephala Lam,
Mimosa glauca L., Acacia glauca (L.) Moenth. Ở các quốc gia khác nhau, keo
giậu còn có tên gọi khác nhau. Ở Trung Mỹ, keo giậu còn có tên gọi là

Huakin; Mexico và Tây Ban Nha gọi là Guaje; Ấn Độ gọi là Kubabul hoặc
Subabul, Hawaii gọi là Kao haole, Philippine gọi là Ipil-ipil; Trung Quốc gọi
là Yin hue huan, Indonesia gọi là Lamtoro…
Ở Việt Nam, keo giậu được phân bố khắp nơi từ Bắc vào Nam, tỉnh nào
cũng có keo giậu và keo giậu đã trở thành cây mọc tự nhiên ở một số địa
phương (Nguyễn Đăng Khôi, 1979) [12]. Ở các vùng miền khác nhau keo
giậu cũng có nhiều tên gọi khác nhau. Miền Bắc gọi là Keo giậu, miền Trung
gọi là Táo nhơn, miền Nam gọi là Bình linh.
* Nguồn gốc, phân bố
Keo giậu được xác định có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Mexico. Năm
1565, Người Tây Ban Nha đưa keo giậu từ Mexico vào Philippin để trồng
làm thức ăn cho dê. Cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, keo giậu đã được
đưa tới các nước nhiệt đới ven bờ biển Thái Bình Dương: Indonesia,
Malaysia, Paypua New Guinea, Tây và Nam Phi NAS, (1984) [46]. Keo giậu
được nhập vào Hawaii, Fijii, bắc Australia, Ấn Độ, Đông Phi, vùng biển
Caribbean. Đông Nam Á là vùng phát triển keo giậu tương đối sớm và
nhiều. Trong những năm 70 của thế kỷ XX, các nước Ấn Độ, Indonesia,
Philippin, Thái Lan đã trồng nhiều keo giậu và sử dụng chúng như một
nguồn thức ăn trong chăn nuôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
Ở Việt Nam, keo giậu được phân bố khắp nơi từ Bắc vào Nam. Hiện
nay, một số địa phương đã chú ý trồng keo giậu nhằm khai thác các tiềm năng
của nó, đặc biệt là tiềm năng cải tạo đất, chống xói mòn và phủ xanh đất
trống, đồi núi trọc. Giống keo giậu mọc hoang ở nước ta thuộc kiểu Hawaii,
năng suất không cao.

* Năng suất chất xanh
Năng suất chất khô của keo giậu hàng năm dao động từ 2 - 20 tấn/ha
(Jones, RJ, 1979) [37]. Những giống keo giậu tốt, được trồng trên đất có độ
phì cao có thể cho năng suất VCK hàng năm lên tới 12 - 20 tấn/ha tương
đương với 2,4 đến 6,4 tấn protein/ha/năm. Năng suất và chất lượng keo giậu
tươi đạt mức tối ưu ở chế độ gieo trồng và thu hoạch như sau: mật độ là
100.000 - 140.000 cây/ha; độ cao thu hoạch của cây là 60 - 70 cm; chu kì thu
hoạch 50 - 60 ngày. Với chế độ gieo trồng và thu hoạch như trên, trong điều
kiện thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất keo giậu đạt 12 - 14 tấn chất
khô/ha/năm NAS, (1984) [46].
Nhìn chung, năng suất chất xanh của keo giậu phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, như: pH, độ phì của đất, lượng mưa, cường độ bức xạ mặt trời, nhiệt độ...
và các đặc tính của từng loài, giống keo giậu. Mặc dù keo giậu là cây chịu hạn
nhưng không phải keo giậu tiêu thụ ít nước. Để tạo 1 tấn VCK, cây keo giậu
cần 5,4 tấn hơi nước thoát qua lá.
Keo giậu trồng tại Việt Nam cũng cho năng suất chất xanh và vật chất
khô khá cao. Theo Lê Thị Hòa Bình và cs (1990) [1] thì năng suất chất xanh
của 3 giống keo giậu Ba Vì hạt lớn, Ấn Độ là 45,05; 43,35 và 40,20
tấn/ha/năm. Theo Nguyễn Bách Việt (1994) [18] thì năng suất chất khô của lá
keo giậu Peru là 10,12 tấn ở năm đầu và 12,46 tấn ở năm thứ hai. Theo
Nguyễn Ngọc Hà (1996) [6] thì năng suất chất khô trung bình của các giống
keo giậu đạt 11,5 tấn/ha/năm, giống Peru - Cunningham có năng suất cao hơn
cả, đạt 11,36 tấn/ha/năm.
* Thành phần hóa học
- Protein
Hàm lượng protein thô trung bình trong bột lá keo giậu (BLKG) là
29,2% vật chất khô (VCK) (biến động từ 24,0 - 34,4%), trong hỗn hợp cành
và lá cây là 23,0% VCK (biến động từ 10,0 - 30,0%). Hàm lượng protein bột
lá keo giậu là khá cao và có thể so sánh với hàm lượng protein trong bột lá cỏ
Medicago (là một loại cây họ đậu có hàm lượng protein xếp vào loại cao)

(Garcia và cs, 1996) [29].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
Theo Chandrasekaran, N.R. (1981) [22] thì những lá ở đỉnh ngọn có hàm
lượng protein là cao nhất với giá trị đạt từ 28,4 - 30,0% VCK, tiếp theo đến các
lá phân bố ở giữa với hàm lượng protein 23,8 - 28,2% VCK và cuối cùng là
những lá nằm ở bên dưới, hàm lượng protein chỉ đạt 17,7 - 24,1% VCK.
Theo Ronia và cs (1979) [49] thì hàm lượng protein trong lá non cao
gấp 1,5 lần so với lá trưởng thành (34,6% so với 21,1% VCK).
Hàm lượng protein của keo giậu cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
mùa vụ, vị trí địa lý nơi cây sinh sống, giai đoạn sinh trưởng của cây và
khoảng cách giữa các lần thu hoạch.
Người ta nhận thấy, protein của lá và hạt keo giậu khá giàu các axit
amin không thay thế, như là isoleucin, leucin, phenylalanin và histidin, trong
khi đó hàm lượng lysin và methionin lại ở mức tương đối thấp so với một số
loại thức ăn động vật. Nhưng nhìn chung, hàm lượng các axit amin trong bột
lá keo giậu có thể tương đương với thành phần và hàm lượng các axit amin
trong khô dầu đậu tương. Các axit amin chứa lưu huỳnh trong lá và hạt keo
giậu ở mức hạn chế. Sự thiếu hụt về các axit amin chứa lưu huỳnh này phải
được bù đắp bằng cách bổ sung chúng vào khẩu phần ăn của động vật, đặc
biệt là động vật dạ dày đơn và gia cầm.
- Lipit
Các kết quả nghiên cứu của Viện chăn nuôi quốc gia (1995) [17] cho
thấy, BLKG chế biến bằng phương pháp phơi khô dưới ánh nắng mặt trời có
4,30% lipit và giá trị năng lượng trao đổi của 1 kg BLKG là 2195 Kcal.
Thành phần lipit của cây keo giậu được trồng ở một số nước trên thế

giới như sau: Indonesia 5,0%; Philippin 6,4%; Thái Lan 4,6%; Malawi 4,7%;
Việt Nam 4,1% và trung bình trên thế giới là 5,3%.
Nguyễn Ngọc Hà và cs (1993) [7] cũng cho biết, loài keo giậu Leucaena
leucocephala trồng tại Viện chăn nuôi quốc gia, được chế biến bằng phương pháp
phơi kết hợp với sấy, cho thấy trong 1 kg vật chất khô BLKG có 48 g lipit.
Từ Quang Hiển và cs (2008) [9] cho biết, thành phần lipit của BLKG
Leucaena leucocephala ở các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam có sự
biến động tương đối thấp. Ví dụ như: Hà Nội 4,05%; Huế 3,93%; thành phố
Hồ Chí Minh 5,58%; Thái Nguyên 4,71%.
- Chất xơ
Keo giậu có hàm lượng chất xơ khá cao so với các loại hạt ngũ cốc
khác nhưng lại thấp hơn nhiều so với các loại thức ăn xanh khác. Do hàm
lượng chất xơ cao nên đã hạn chế tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng có trong
keo giậu, đặc biệt là đối với động vật dạ dày đơn và gia cầm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
Theo Garcia và cs (1996) [29] thì hàm lượng chất xơ thô trong hỗn hợp
cành, lá keo giậu trung bình là 35% (biến động từ 32 - 38% VCK), trong
BLKG là 19,2% VCK (biến động từ 18,0 - 20,4% VCK).
Nguyễn Ngọc Hà (1996) [6] cho biết, BLKG trồng tại Việt Nam có
hàm lượng xơ trung bình từ 8,41 - 10,37% VCK, tương đương với công bố
trước đó của Viện chăn nuôi quốc gia Việt Nam, là hàm lượng xơ trung bình
của BLKG chiếm 9,20%.
Hàm lượng chất xơ trong keo giậu cũng thay đổi theo giống và các
phần khác nhau của cây. Damothiran và Chandrasekaran (1982) [24] cho biết,
hàm lượng xơ thô trong lá keo giậu biến đổi từ 19,8% VCK ở giống Hawaii

lớn đến 23,2% VCK ở giống Jhansi và hàm lượng xơ trong hạt tươi của keo
giậu là thấp nhất (6,45% VCK). Ngay trong cùng một giống Peru, hàm lượng
xơ thô trong BLKG thu hoạch tại Thái Lan lớn hơn hàm lượng xơ thô trong
BLKG thu hoạch tại Malawi (12,4 so với 7,3% VCK).
- Các chất khoáng
Keo giậu là loài cây giàu các chất khoáng đặc biệt là trong thân và lá,
hàm lượng các chất khoáng là khá cao, có nhiều biến động, nó phụ thuộc vào
các loài keo giậu và ngay trong cùng một loài cũng có sự biến động giữa các
giống, các phần, các giai đoạn sinh trưởng của cây, mùa vụ, giai đoạn thu
hoạch, vị trí địa lý và hàm lượng khoáng có trong đất nơi cây sinh sống.
Garcia và cs (1996) [29] đã tổng hợp kết quả nghiên cứu của 65 báo
cáo khoa học cho biết, hàm lượng trung bình các chất khoáng có trong keo
giậu như sau: canxi là 1,80% (biến động từ 0,88 - 2,90%); photpho là 0,26%
(biến động 0,14 - 1,38%); lưu huỳnh là 0,22% (biến động 0,14 - 0,29%);
magie là 0,33% (biến động từ 0,17 - 0,48%); natri là 1,34% (biến động 0,22 2,66%); kali là 1,45% (biến động từ 0,79 - 2,11%).
- Độc tố
Keo giậu là loại cây thuộc bộ đậu giàu dinh dưỡng như: protein, vitamin,
các sắc tố, khoáng vi lượng…có lợi cho cơ thể động vật. Bên cạnh đó keo giậu
cũng chứa nhiều độc tố dẫn đến hạn chế sử dụng keo giậu trong khẩu phần ăn
của động vật. Đó là các chất như: mimosin; 3,4 - Dihydroxypyridine (DHP);
tanin; anti-trypsin; saponin…
* Độc tính, cơ chế gây độc và liều lượng gây độc của mimosin đối
với động vật
Theo Ter Meulen và cs (1981) [56] thì mimosin là tác nhân gây ra các
hội chứng như: chứng rụng lông, chán ăn, tiết nước bọt quá mức, sưng tuyến
giáp trạng, sinh trưởng chậm và làm giảm khả năng sinh sản khi khẩu phần có
quá nhiều keo giậu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





7
Theo Ter Meulen và cs (1981) [56] thì cấu trúc giống nhau giữa
mimosin và L-thyrosin có thể gây ra các tác động tương tự như thyrosin
hoặc ngược lại với thyrosin. Những tác động ngược này ức chế quá trình
sinh tổng hợp protein trong cơ thể và gây nên các triệu chứng độc, như là
làm chậm sinh trưởng.
Mimosin tồn tại dưới dạng axit amin tự do trong cây keo giậu. Trong
các chất độc của keo giậu, mimosin được coi là một trong những chất độc có
ảnh hưởng to lớn đến giá trị dinh dưỡng của keo giậu và cũng là một trong
những nguyên nhân cơ bản hạn chế số lượng keo giậu có trong khẩu phần ăn
của động vật. Cơ chế gây độc của mimosin khá phức tạp. Đã có nhiều giả
thuyết đưa ra để giải thích cơ chế này. Tuy nhiên, một số giả thuyết được
nhiều người thừa nhận, gồm các giả thuyết sau:
Do sự giống nhau về cấu trúc giữa mimosin và L-thyrosin hoặc ngược lại
với tyrosin. Những tác động ngược này làm ức chế quá trình sinh tổng hợp protein
trong cơ thể sống và gây nên các triệu chứng độc như làm chậm sinh trưởng.
Khả năng gây độc của mimosin là do “cái càng” của nhóm chức 3 hydroxy - oxy của vòng pyridin trong mimosin gây ra (Tsai và Ling, 1972) [57].
“Cái càng” này có thể làm xáo trộn tác động của các enzym có liên quan tới kim
loại, nhất là enzym có chứa cation sắt, làm ức chế một số phản ứng sinh học.
Mimosin có tác động tương tự như chất đối kháng của vitamin B6 (Lin
và Ling, 1962) [40]. Điều này gây ức chế một số lớn enzym, mà sự hoạt động
của nó đòi hỏi phải có phốt phát pyridoxal (Fowden và cs, 1967) [28]; Grove
và cs (1978) [33], như là enzym synthetas cystathionaza của gan chuột, những
enzym này tham gia vào quá trình tổng hợp cystein từ methionin (Hylin,
1969) [36]. Sự ức chế hệ thống tổng hợp cystein từ methionin là rất quan
trọng vì protein của lông chứa một lượng lớn cystein. Toàn bộ quá trình ức
chế tổng hợp axit amin này có tác động đến số lượng và chất lượng của lông.
Trong hệ thống sinh học ADN, ARN và sự tổng hợp protein bị ức chế

bởi sự có mặt của mimosin (Tsai và Ling, 1972) [57].
Theo Tang và Ling (1975) [53] thì mimosin có ảnh hưởng xấu đến quá
trình sinh tổng hợp collagen trong sụn bào thai gà do ức chế sự tổng hợp
hydro-prolin. Sự suy giảm hàm lượng collagen làm cho sụn mềm, dễ gẫy
trong các tổ chức khác nhau có thể gây ra các triệu chứng như: Xuất huyết các
mao mạch, protein niệu và thủng tử cung ở động vật.
Ảnh hưởng độc của mimosin đối với hệ thần kinh (Ter Meulen và cs,
1979) [56] những chuột được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 25% keo giậu
đã có biểu hiện rõ rệt ở các chân sau và ảnh hưởng này có thể khắc phục bằng
cách cho ăn khẩu phần không có keo giậu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
Theo Proverbs (1984) [47] thì mimosin có thể gây ra những tác động
xấu đối với động vật dạ dày đơn khi khẩu phần ăn có một lượng keo giậu lớn
hơn 10%, trong khi đối với động vật nhai lại, mimosin chỉ có ảnh hưởng độc
khi keo giậu trong khẩu phần lớn hơn 30%.
Theo Szyszka và cs (1984) [52] thì liều lượng mimosin không gây độc
biến động theo loài động vật cụ thể là: gà thịt 0,16 g/kg thể trọng/ngày; gà đẻ
là 0,21 g/kg thể trọng/ngày; bò và dê là 0,18 g/kg thể trọng/ngày; cừu là 0,14
g/kg thể trọng/ngày.
Theo D’Mello và Acamovic (1989) [23] thì tốc độ sinh trưởng và khả
năng tiêu thụ thức ăn của gà thịt được nuôi với khẩu phần chứa 3,3 g
mimosin/kg thức ăn bị giảm rõ rệt.
- Các phương pháp hạn chế và loại bỏ các chất độc của keo giậu
Hạn chế và loại bỏ các chất hạn chế tiêu hóa của keo giậu là hết sức
quan trọng và cần thiết để có thể sử dụng keo giậu làm thức ăn trong chăn

nuôi với một tỷ lệ lớn. Có rất nhiều phương pháp loại bỏ và hạn chế độc tính
của keo giậu như: sấy khô, phơi dưới ánh nắng mặt trời, đun nóng, dùng vi
sinh vật, ngâm trong nước… Mimosin là chất độc có hàm lượng và độc tính
cao nhất của keo giậu; việc xử lý, loại bỏ và hạn chế độc tính của mimosin,
cũng làm cho các chất hạn chế tiêu hóa khác như: anti-trypsin, tanin, saponin,
gôm galactan,… cùng bị đào thải hoặc bị hạn chế tính độc. Trong các chất
hạn chế tiêu hóa của keo giậu, mimosin có hàm lượng và độc tính cao nhưng
lại dễ dàng bị phá hủy bởi các yếu tố lý, hóa học và vi sinh vật. Trong tự
nhiên, mimosin có thể bị loại bỏ bởi ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao và một số
loài vi sinh vật (Murthy và cs, 1994) [44]. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu một
số phương pháp loại bỏ độc tính của keo giậu.
Phương pháp sấy khô và phơi dưới ánh nắng mặt trời và ngâm keo giậu
trong nước là những phương pháp đơn giản nhất. Theo NAS (1977) [45] thì
hàm lượng mimosin trong thân, lá keo giậu giảm khi được sấy khô ở nhiệt độ
700C. Theo Soedarjo và Bortharkur (1996) [51] khi xử lý lá keo giậu bằng
nước sôi có thể loại bỏ được toàn bộ mimosin. Theo Akbar và Gupta (1984)
[21] thì sấy lá keo giậu ở nhiệt độ cao hoặc phơi dưới ánh nắng mặt trời đã
làm giảm đáng kể lượng mimosin trong bột lá.
Theo Murthy và cs (1994) [44] thì xử lý keo giậu trong nước ở nhiệt độ
phòng trong 12 giờ và sấy khô ở nhiệt độ 1000C làm giảm hàm lượng
mimosin trong BLKG giống Sababul nhiều hơn so với xử lý bằng cách phơi
khô dưới ánh nắng mặt trời và xử lý bằng Fe2SO4 2% hoặc NaOH 0,05M. Ngâm
chìm keo giậu trong nước trong 48 giờ có thể loại thải hầu hết mimosin (Wee và
Wang, 1987) [59].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9

Người ta có thể sử dụng một số hóa chất để loại bỏ và hạn chế độc
tính của mimosin. Theo Tawata và cs (1986) [55], khi dùng dung dịch axetat
natri là một trong những chất hóa học hiệu quả nhất có thể chiết xuất tới
95% mimosin trong keo giậu. Theo Tsai và Ling (1972) [57], thì sự giảm
độc tính của mimosin trong ion sắt có thể do sự tạo thành những phức chất
bền vững của ion Fe3+ với mimosin sau khi oxy hóa những ion Fe2+ tạo
thành những ion Fe3+. Cho thêm các muối khoáng như Fe 2+ và Zn2+ cũng
làm giảm độc tính của mimosin.
Theo Tangendjaja và cs (1984) [54], thì chọn lọc và tạo các giống
mới có hàm lượng mimosin thấp cũng là một giải pháp để hạn chế hàm
lượng và độc tính của mimosin trong keo giậu. Người ta đã thành công
trong việc tạo ra các cây lai có hàm lượng mimosin thấp và protein cao từ
những giống keo giậu khác nhau. Cây lai giữa 2 giống L.leucocephala và
L.pulverulenta là một thí dụ.
Các xử lý sau thu hoạch keo giậu như làm héo và phơi dưới ánh nắng
mặt trời có tác dụng làm giảm hàm lượng mimosin trong lá keo giậu (D’Mello
và Acamovic, 1989) [23],
Ủ xanh là một phương pháp rất hiệu quả làm giảm hàm lượng mimosin
trong keo giậu. Hàm lượng mimosin trong thân, lá keo giậu giảm liên tục với
sự tăng lên của thời gian ủ từ 1 - 60 ngày (Khatta và cs, 1987) [38], thì
mimosin của keo giậu loài L.glauca bị biến mất sau khi bị lên men bởi vi
khuẩn lactic.
Như vậy, để sử dụng keo giậu nhiều hơn trong khẩu phần của động
vật mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng, người ta đã tìm được
rất nhiều phương pháp khác nhau để loại bỏ độc tính của keo giậu. Điều
này đã mở ra một hướng thuận lợi cho việc sử dụng keo giậu trong khẩu
phần ăn của động vật.
1.1.2. Giới thiệu chung về sắc tố
* Nguồn gốc của sắc tố
Carotenoid là sắc tố hữu cơ được tìm thấy ở thực vật và các loại vi sinh

vật khác có thể tiến hành tự quang hợp được như tảo, một số loài nấm và vi
khuẩn. Các sắc tố này đóng hai vai trò là (1) hấp thụ năng lượng từ ánh sáng
mặt trời trong quá trình quang hợp; (2) bảo vệ tế bào cây trồng khỏi thối rữa.
Hiện nay người ta đã tìm được 750 loại carotenoid. Do sự có mặt hay
không có của phân tử oxy, carotenoid được chia thành hai nhóm là caroten
(Beta caroten, lycopen hay alpha caroten) và xanthophyll (astaxanthin, lutein
và zeaxanthin).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
Carotenoid không phải là tên riêng của một chất nào mà là tên của một
nhóm các hợp chất hữu cơ có công thức cấu tạo tương tự nhau và tác dụng bảo
vệ cơ thể động thực vật cũng tương tự nhau. Carotenoid được biết đến sớm
nhất và có vai trò lớn trong đời sống là beta-caroten hay còn gọi là tiền vitamin
A. Trong những năm gần đây, người ta mới biết thêm về vai trò của các
carotenoid khác như astaxanthin, lycopen, lutein, và zeaxanthin; đó là những
sắc tố quan trọng nhất có tác động đến sức khỏe con người và động vật. Chúng
có hoạt tính gấp 10 lần so với beta caroten. Nó có tác động tốt đến não và hệ
thần kinh trung ương và có tác động rất tốt trong quá trình miễn dịch của cơ
thể, làm giảm 1000 lần tác động của tia cực tím so với beta caroten.
Carotenoid là sắc tố tự nhiên tạo ra màu vàng, da cam, đỏ của rất nhiều
các loại quả (gấc, chanh, đào, mơ…), rau (cà rốt, cà chua…), nấm và hoa.
Chúng cũng có mặt trong các sản phẩm động vật như trứng, tôm hùm, cá…
Ngày nay, các hợp chất carotenoid rất được quan tâm nghiên cứu.
Carotenoid là chất màu tự nhiên, chúng được tìm thấy trong lục lạp của
thực vật bậc cao, mặc dù trong mô quang hợp những màu sắc này được che
đậy bởi chất diệp lục. Những chất này cũng được tìm thấy trong tảo, vi khuẩn,

nấm và nấm men.
* Vai trò của sắc tố đối với vật nuôi
Động vật không có khả năng tự tổng hợp carotenoid nên bắt buộc phải
được cung cấp từ thức ăn (Marusich, 1981) [42], Đối với khẩu phần ăn
thông thường thì nguồn carotenoid sử dụng để tạo màu da và lòng đỏ trứng
gia cầm là xanthophyll hay oxycarotenoid của ngô, gluten ngô và bột lá thực
vật (Latscha, 1990) [39], Khi cho gia cầm ăn thức ăn giàu xanthophyll thì có
thể tìm thấy xanthophyll ở trong máu, cơ, gan, chất béo, da, lông của chúng
(Goodwin, 1986) [31], Ở gà đẻ, xanthophyll tích trữ ở cơ, da sẽ được huy
động mạnh mẽ vào buồng trứng khi thành thục và một phần được chuyển
vào lòng đỏ (Gouveia và cs, 1996) [32]; (Goodwin, 1986) [31], Sau khi thu
nhận được sắc tố có từ thức ăn thì gà đẻ có thể huy động từ 20-60% tổng
lượng sắc tố thu nhận vào lòng đỏ. Do đó màu sắc tự nhiên của lòng đỏ
chính là màu sắc của xanthophyll (Sirri và cs, 2007) [50], Ngày nay các
oxycarotenoid được phân lập từ thực vật, tảo và nấm được sử dụng nhiều
trong khẩu phần ăn của gia cầm và được đánh giá là rất tốt (Gierhart, 2002)
[30]; (Lorenz, 2002a) [41], còn các loại sắc tố tổng hợp thì ít được sử dụng
và thậm chí còn bị cấm ở một số nước.
Trong khối EU, màu sắc lòng đỏ trứng là một tiêu chí quan trọng cho
người tiêu dùng lựa chọn trứng. Màu sắc được sử dụng như một công cụ để
đánh giá chất lượng của trứng. Màu sắc lòng đỏ thực sự ở vị trí thứ ba trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
thuộc tính chất lượng trứng (Hernandez và Blanch, 2000a) [34]; (Hernandez
và Blanch, 2000b) [35], Ngoài màu sắc thì tính đồng nhất màu sắc của lòng
đỏ là quan trọng và gắn liền với chất lượng trứng tốt.

Màu lòng đỏ trứng trực tiếp phản ánh sự tập trung của sắc tố trong khẩu
phần ăn của gà mái đẻ. Nó thường được đo theo thị hiếu của người tiêu dùng
với cấp độ khác nhau của màu sắc (từ vàng nhạt đến màu cam và màu đỏ) và
phản ánh các kết hợp khác nhau của màu vàng và màu đỏ của carotenoid
trong khẩu phần ăn.
Sắc tố không chỉ phụ thuộc vào tổng số lượng sắc tố mà còn phụ thuộc
vào tỷ lệ các chất carotenoid màu vàng và màu đỏ được hấp thụ vào trong cơ
thể. Thức ăn có hàm lượng các sắc tố đỏ thấp nếu được thêm vào sắc tố màu
vàng với hàm lượng cao kết quả làm màu sắc lòng đỏ đậm hơn (De Groote,
1970) [26], khi bổ sung vào khẩu phần cơ sở asthaxanthin làm cho lòng đỏ
trứng có màu sắc vàng nhạt thành màu đỏ tươi.
Nói chung mức bổ sung carotenoid tổng hợp trong thức ăn chăn nuôi
có thể thay đổi từ 0 đến 8 mg/kg thức ăn cho cả bột màu vàng và đỏ, tổng cả
hai loại là từ 10-15 mg/kg khẩu phần.
1.1.3. Vài nét giới thiệu về chim cút
* Nguồn gốc, vị trí phân loại
- Nguồn gốc: Chim cun cút, gọi tắt là chim cút, có nguồn gốc ở châu Á,
chúng sống thích hợp ở những vùng khí hậu ấm áp và hơi nóng. Lần đầu tiên
nhóm này được thuần hóa ở Nhật Bản từ thế kỷ XI (Coturnix coturnix japonica).
Chim cút thuộc nhóm chim bay (Carinatae), gồm 25 bộ, trong đó có bộ
gà (Galliformes) gồm những loài chim như gà, gà lôi, công, trĩ, chim cút,...
chúng có cánh ngắn tròn nên bay kém, chân to, khỏe, móng cùn. Mỏ ngắn,
thích nghi với bới đất tìm thức ăn.
* Sự thuần hóa chim cút
Lúc đầu, người ta thuần hóa chúng để nuôi như một loài chim cảnh và
chim hót, mãi đến năm 1900, chim cút Nhật Bản mới được nuôi để lấy thịt và
trứng ăn, sau đó lan sang nhiều nước trên thế giới. Chim cút có nhiều giống
khác nhau, chuyên thịt hoặc chuyên trứng, có giống chuyên nuôi để phục vụ
săn bắn, như giống cút Bobwhile. Sự thuần hóa cút của con người đã chứng
minh cho khả năng sáng tạo không giới hạn của con người, từ loài động vật

cực kì nhút nhát, sống chui lủi, cực kỳ hoang dã đã được thuần hóa, chọn lọc
và tạo ra giống cút hiện đại, chỉ 5-6 tuần tuổi bắt đầu đẻ trứng và có thể đẻ
350 trứng/năm. Vì những ưu điểm đó cút được nuôi ở nhiều vùng trên thế giới
(Bùi Hữu Đoàn, (2010)) [3],
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
Cút Nhật Bản nuôi ở nước ta, con trống lông ngực có màu hồng gạch,
con mái lông ngực có màu xám hồng, có những chấm đen (Tô Du và Đào
Đức Long, 1996) [3], Để phân biệt chim cút mái (từ tuần tuổi thứ 3) bằng
cách dựa vào màu lông ở dưới cổ và ức, cụ thể là cút trống toàn bộ lông ở
dưới cổ và ức có màu đỏ verni, cút mái có lông ngực và ức lốm đốm đen như
hạt cườm (Võ Thị Ngọc Lan và Trần Thông Thái, 2006) [13].
* Đặc điểm sinh học
- Đặc điểm về ngoại hình
Chim cút, đầu màu vàng nghệ có các vết sọc đen chạy dọc trên lưng và
cánh. Lông bụng, lông cổ dưới ức có màu vàng nhạt. Chân xám hồng có chấm
đen, mỏ xám đá. Mắt đen, đôi khi có con có màu sắc lạ như hung, đen, trắng.
Chim trưởng thành lông ống phủ kín thân, lông lưng, đầu, cổ, đuôi có
màu xám lẫn đen.
- Phân biệt trống, mái
Chim trống lông mặt cổ dưới diều và ngực có màu vàng nâu lẫn ít trắng.
Chim mái màu lông mặt cổ dưới xám lẫn ít đen, lông bụng trắng xám,
mỏ đen xám, chân trắng xám và hơi hồng, mắt đen. Chim cút trống trưởng
thành hậu môn có một u lồi, chim mái không có. Chim cút trống biết gáy còn
chim mái không biết gáy. Chim trống bé hơn chim mái (chim mái có khối
lượng 197g, chim trống có khối lượng 175g).

- Tập tính của chim cút
Chim cút có thị giác rất phát triển nên có khả năng nhận biết và chon lọc
thức ăn cao, nhưng vị giác và khứu giác kém phát triển nên khó nhận biết mùi
vị thức ăn. Vì vậy, cút rất dễ bị ngộ độc thức ăn do ăn phải thức ăn ôi mốc.
Mặc dù chim cút đã được thuần hóa và nuôi dưỡng từ lâu nhưng chim cút vẫn
sợ tiếng động, tiếng ồn, thường bay lên và va đầu vào thành chuồng chết. Cút
có tốc độ sinh trưởng nhanh, lúc 35 ngày tuổi chim cút trống có khối lượng
trung bình là 153 g/con, tăng 18,8 lần khối lượng mới nở. Khi vào đẻ cút mái
có khối lượng 140 g, 6 tháng tuổi nặng 150-170 g/con, cá biệt có con nặng đến
250g Nguyễn Đức Hưng, (2009) [11], Theo Võ Thị Ngọc Lan và Trần Thông
Thái (2006) [13], thì nếu có giống cút tốt, dinh dưỡng hợp lý và những điều
kiện khác được thỏa mãn, cút mái cho quả trứng đầu tiên vào 42- 45 ngày tuổi.
Tỷ lệ tăng dần, đạt đến cao điểm và giảm dần theo thời gian. Phần lớn cút đẻ
mỗi ngày một quả không nghỉ trong một thời gian.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
* Giá trị của chim cút
- Giá trị về kinh tế
Hiện nay, chim cút đang được nuôi rất phổ biến ở nước ta, nuôi chim
cút có nhiều ưu điểm sau: Vốn đầu tư ít, không cần nhiều diện tích để xây
chuồng trại, thời gian để có sản phẩm bán ra thị trường nhanh: nuôi cút thịt
sau 30 ngày, cút đẻ 42 ngày. Chim cút giống trứng được nuôi rộng rãi là giống
chim cút Nhật Bản, tên khoa học là "Corturnix Japonica".
- Giá trị về y học
Chim cút dùng làm thuốc chữa bệnh, dùng trong y học cổ truyền. Y
dược học cổ truyền dùng thịt chim và trứng chim làm thuốc. Thịt chim

chứa nhiều protit, lipit và muối khoáng. Trứng chim có nhiều chất lecithin
hơn các trứng khác.
Thịt chim cút có tác dụng bổ hư ích khí, thanh lợi thấp nhiệt. Dùng cho
các chứng lao, suy nhược, tiêu chảy, kiết lỵ, suy dinh dưỡng và phong thấp.
Trứng chim cút: Bổ ngũ tạng, bổ trung ích khí. Dùng cho các trường
hợp sau khi bị bệnh lâu ngày làm khí huyết hư nhược, tiêu hóa kém, sản phụ
sau đẻ bị suy nhược.
Do tác dụng bổ dưỡng tăng lực rõ rệt nên ở Trung Quốc, có nơi gọi
chim cút là nhân sâm động vật.
1.2. Kết quả nghiên cứu bổ sung bột lá keo giậu làm thức ăn chăn nuôi
Hiện nay, bột lá keo giậu được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi gia cầm
để làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Người ta đã sử dụng lá
và hạt keo giậu làm thức ăn bổ sung protein và vitamin trong khẩu phần ăn.
Những thí nghiệm của keo giậu không qua xử lý và qua xử lý bằng các
phương pháp khác nhau được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới.
Theo Acamovic và DMello (1980) [20], khi bổ sung thêm FeSO4 hoặc
Al2(SO4)3 vào các khẩu phần chứa bột lá keo giậu có thể đào thải được 88 100% lượng mimosin ăn vào theo đường bài tiết qua phân và nước tiểu.
Rakhee và cs (1996) [48], cũng nhận thấy, không có sự khác nhau nào
về năng suất sinh trưởng giữa những gà Leghorn trắng được nuôi với các
khẩu phần chứa 5 và 10 % BLKG và những gà mái cùng giống được nuôi
dưỡng với khẩu phần không có BLKG.
Ngoài ra, BLKG cũng ảnh hưởng tới tuổi thành thục và năng suất trứng
của gà mái. Những khẩu phần có tỷ lệ BLKG cao quá mức đã làm chậm tuổi
thành thục về tính và giảm năng suất trứng của gà mái. Rakhee và cs (1996)
[48], đã có báo cáo cho biết, mimosin trong keo giậu là một nhân tố ức chế sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





14
thành thục về tính của gà mái. Tuy nhiên, ở tỷ lệ 5 % trong khẩu phần, BLKG
không có ảnh hưởng xấu đến tuổi thành thục về tính của gà mái (Usape và
Jadhav, 1994) [58], Các tham số khác phản ánh chất lượng trứng như độ dày
của vỏ trứng cũng không bị ảnh hưởng lớn bởi khẩu phần chứa keo giậu.
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử dụng keo
giậu trong khẩu phần ăn của gà còn ít. Tuy nhiên, đã có một số nghiên cứu sử
dụng BLKG trên gà.
Nguyễn Ngọc Hà và cs (1993) [7], đã tiến hành thí nghiệm trên 400 gà
Rhode - Ri, nuôi trên lồng tầng, được chia thành 5 nhóm: I, II, III, IV và V
nuôi dưỡng với các khẩu phần lần lượt chứa 42 % ngô trắng, 42 % ngô đỏ, 42 %
ngô trắng + 3 % BLKG, 42 % ngô trắng + 5 % BLKG và 42 % ngô trắng + 7
% BLKG. Các khẩu phần dùng trong thí nghiệm đảm bảo đồng đều về mức
năng lượng trao đổi và protein. Kết quả cho thấy, gà ở nhóm III được nuôi
dưỡng với khẩu phần chứa 42 % ngô trắng + 3 % BLKG, có tỷ lệ đẻ tăng từ 3
- 4 % so với nhóm I và II mà trong khẩu phần ăn của chúng không có BLKG.
Tỷ lệ đẻ trứng của nhóm V (trong khẩu phần ăn chứa 42 % ngô trắng + 7 %
BLKG) có xu hướng giảm, nhưng hàm lượng β caroten trong lòng đỏ trứng
tăng từ nhóm I đến nhóm V. Lòng đỏ trứng gà của nhóm được nuôi dưỡng
với khẩu phần ăn chứa 42 % ngô trắng + 3 % BLKG, có hàm lượng β caroten
tăng 1,7 lần so với nhóm II (được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 42 % ngô
đỏ) và 19,8 lần so với nhóm I (được nuôi dưỡng với khẩu phần ăn chỉ 42 %
ngô trắng và không có BLKG); chi phí thức ăn/10 trứng giảm 100 g so với
nhóm I và giảm 50 g so với nhóm II.
Nguyễn Ngọc Hà và cs (1993) [7], cũng đã tiến hành thí nghiệm trên
300 gà giống Rhode - Ri, được chia thành 2 nhóm, nuôi dưỡng với khẩu
phần cơ sở có ngô trắng chứa 0 và 3 % BLKG. Kết quả cho thấy, tỷ lệ
trứng có phôi, tỷ lệ ấp nở và hàm lượng β caroten trong lòng đỏ trứng ở
nhóm gà được nuôi dưỡng với khẩu phần ăn chứa 3 % BLKG tăng lần lượt
là 7,6 %; 16,6 % và 12,2 % lần so với nhóm gà được nuôi dưỡng với khẩu

phần ăn không chứa BLKG.
Từ kết quả thu được của 2 thí nghiệm trên, tác giả khuyến cáo nên sử
dụng 3% BLKG trong khẩu phần ăn của gà đẻ trứng thương phẩm và trứng
giống không những không làm ảnh hưởng xấu tới sức sản xuất của gà mà
còn có tác dụng nâng cao sức sản xuất, phẩm chất, tỷ lệ có phôi và tỷ lệ ấp
nở của trứng. Ở tỷ lệ 3 % BLKG trong khẩu phần, trong 1 kg thức ăn hỗn
hợp chứa tới 11.500 UI vitamin A, cao gần gấp 2 lần nhu cầu vitamin A của
gà đẻ và hàm lượng mimosine là 0,6 g, chỉ bằng 1/4 mức cho phép (2,4 g/kg)
đối với gà đẻ trứng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15
Nguyễn Đức Hùng (2009) [10], đã tiến hành thí nghiệm trên 440 gà bố
mẹ ISAJA57, chia thành 8 nhóm mỗi nhóm được nuôi dưỡng với khẩu phần
cơ sở dựa trên thức ăn hỗn hợp C24 của hãng proconco chứa 0, 3, 6 và 9 %
BLKG không xử lý; 6, 9 % BLKG ngâm nước trong 24 giờ và chứa 6 và 9 %
BLKG xử lý với FeSO4. 7H2O. Kết quả cho thấy, tỷ lệ đẻ trứng của gà tăng
cao nhất ở khẩu phần chứa 6 % BLKG không xử lý và xử lý BLKG bằng cách
ngâm nước không làm giảm tỷ lệ đẻ trứng của gà, nhưng xử lý BLKG bằng
0,5 % FeSO4. 7H2O đã làm giảm tỷ lệ đẻ trứng của gà.
Theo Nguyễn Ngọc Hà và cs (1994) [8], Viện Chăn nuôi trong thời
gian từ 1991 - 1993 đã nghiên cứu sử dụng bột lá keo giậu để nuôi gà đẻ
trứng. Kết quả cho thấy ở lô sử dụng 3% bột lá keo giậu tỷ lệ trứng có phôi
tăng 7,6%; tỷ lệ ấp nở tăng 16,6%; hàm lượng caroten trong trứng cao hơn
12,2 lần so với gà ở lô đối chứng không sử dụng bột lá keo giậu.
Tác giả Từ Quang Hiển và cs (2008) [9], sử dụng bột lá keo giậu
cho gà đẻ đã làm tăng tỷ lệ lòng đỏ, hàm lượng β-caroten, tỷ lệ trứng có

phôi và tỷ lệ ấp nở.
1.3. Tổng quan kết quả nghiên cứu chăn nuôi chim cút
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, sản lượng thịt chim cút rất khiêm tốn so với thịt gia cầm,
nhưng lại có tốc độ phát triển tương đối nhanh. Nuôi chim cút lấy trứng phổ
biến hơn chim cút lấy thịt. Theo Lin Qilu (dẫn theo Bùi Hữu Đoàn, (2010))
[3], trường đại học Nông Nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc là nước chăn nuôi
chim cút lớn nhất thế giới. Chim cút thịt được nuôi bốn tuần rồi giết mổ, khi
khối lượng đạt khoảng 200g. Mỗi năm, Trung Quốc thịt khoảng 1040-1360
triệu con (13-17 lứa/năm/trang trại). Trung bình tỷ lệ thân thịt 70% thì mỗi
năm Trung Quốc sản xuất khoảng 146.000-190.000 tấn. Một mình nước này
sản xuất 85% sản lượng thịt chim cút trên toàn thế giới. Nếu kể cả chim cút
“thanh lý” sau 10 tháng đẻ, vào khoảng 315-350 triệu con, thì sản lượng thịt
chim cút của Trung Quốc còn lớn hơn nữa.
Tây Ban Nha là nước xuất khẩu chim cút tương đối lớn, năm 2004 sản
xuất 9.300 tấn, đến năm 2007 đã sản xuất 9.300 tấn, trong đó 75% dành cho
xuất khẩu, đối thủ chính của họ là Pháp và Trung Quốc. Nước Pháp năm 2005
sản xuất 8.938 tấn, năm 2006 là 8.197 tấn, năm 2007 là 8.200 tấn, xuất khẩu
khoảng 2000 tấn mỗi năm, riêng năm 2007 đã xuất khẩu tới 3.782 tấn. Các
nước thuộc EU như Bỉ và Đức là những nhà nhập khẩu chủ yếu của Pháp và
Tây Ban Nha (Bùi Hữu Đoàn, 2010) [3],
Trong 6 năm qua, mỗi năm nước Ý giết thịt khoảng 20-24 triệu con
(3.300-3.600 tấn thân thịt chim cút), xuất khẩu được 600-650 tấn/năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




16
Tại Mỹ, năm 2002 có 1.907 trang trại nuôi chim cút, với trên 19 triệu

con. Nếu khối lượng xuất chuồng là 200-300g/con với sản lượng là 2.6744.011 tấn. Bang Georgia sản xuất nhiều nhất, tiếp theo là Carolia, Texas và
Alabama. Ngoài ra, Mỹ cũng nhập chim cút thịt chủ yếu là từ Canada, Bồ
Đào Nha cũng chăn nuôi chim cút với số lượng khiêm tốn. Trong bảy năm
qua, đã giết thịt 8-13 triệu con, sản lượng 960-1.600 tấn. Nước Úc trong
năm 2001- 2002 đã thịt trên 6,5 triệu con (trên 17 triệu chim đẻ). Trong
năm 2007, canada đã xuất khẩu 628 tấn thịt chim cút vào Hoa Kỳ. Braxin
luôn là một đối thủ mạnh trong lĩnh vực gia cầm, trong đó có chim cút.
Trong năm 2007, sản xuất 1200 tấn chim cút, với tốc độ phát triển
10%/năm. Phần lớn sản phẩm dùng trong nước và xuất khẩu tới Trung
Đông (Bùi Hữu Đoàn và cs, 2010) [4].
Bảng 1.1. Sản lượng thịt chim cút tại một số nước trên thề giới năm 2007
Nước
Sản lượng (tấn)
Trung Quốc
163.000
Tây Ban Nha
9.300
Pháp
8.200
Italia
3.800
Hoa Kỳ
3.400
Úc
1.800
Bồ Đào Nha
1.200
Brazil
1.100
Nhật Bản

200
Cộng
192.000
Nguồn: Worldpoultry, Vol. 25 số 2; WWW //: Quail meat - an undiscovered
alternative, 01 tháng 2 năm 2009
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở nước ta, chăn nuôi cút phát triển khá muộn, cút được nhập và phát
triển ở miền Nam nước ta trong những năm 1971-1972. Phong trào nuôi cút bắt
đầu nở rộ vào những năm 1985-1990 với cút giống Pharaoh, có khối lượng từ
180 - 200g. Đến khoảng 1980 thì nhập thêm giống cút Pháp, con trưởng thành
nặng 250- 300g, có màu lông trắng hơn cút Pharaoh. Ngoài ra trên thị trường
còn có một số giống cút Anh, khối lượng trung gian giữa cút Pharaoh và cút
Pháp, trung bình nặng từ 220- 250g, có lông màu nâu sẫm rất khó phân biệt
trống mái, chỉ phân biệt được khi trưởng thành (Bùi Hữu Đoàn, 2010) [4].
Năm 1971 Miền Bắc nước ta cũng nhập trứng cút từ Pháp về để nhân
giống, được nuôi ở viện chăn nuôi, đàn giống cút của chúng ta hiện nay cũng
có nguồn gốc từ đàn cút này. Có thể dựa vào màu sắc vỏ trứng để phân biệt
cút giống mẹ. Trứng cút Pharaoh có nền vỏ trắng và các đốm đen to. Trứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





×