Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.7 MB, 143 trang )

Header Page 1 of 137.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

PHẠM KHOA KHÁNH PHƢƠNG

GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƢỚC
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

Footer Page 1 of 137.


Header Page 2 of 137.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

PHẠM KHOA KHÁNH PHƢƠNG

GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƢỚC
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60220113

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngô Minh Oanh

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

Footer Page 2 of 137.


Header Page 3 of 137.

Công trình được hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Minh Oanh
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. Trần Văn Ánh
Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS. Phan Huy Xu

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, ngày 28 tháng 4 năm 2017
Thành phần Hội đồng Đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Phan An
2. PGS.TS. Trần Văn Ánh
3. PGS.TS. Phan Huy Xu
4. GS.TS. Ngô Văn Lệ
5. TS. Trần Minh Hường

Chuẩn y của Hội đồng Đánh giá luận văn
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

Footer Page 3 of 137.


VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


Header Page 4 of 137.

LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình thực hiện luận văn, ngoài những nỗ lực của bản thân và sự
giúp đỡ của gia đình, tôi rất biết ơn Quý Thầy Cô giảng dạy chương trình đào tạo
Cao học Việt Nam học, Quý Thầy Cô công tác tại Viện Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm
quý báu cho bản thân tôi, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Ngô Minh Oanh người tôi vô cùng kính trọng, ngưỡng mộ về năng lực và đức độ. Thầy đã tận tâm
hướng dẫn tôi hai học phần trong chương trình Cao học Việt Nam học và tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô công tác tại Phòng Giáo dục
và Đào tạo quận Gò Vấp, Trường Bồi dưỡng Giáo dục quận Gò Vấp cùng các đơn
vị được khảo sát thực trạng đã nhiệt tình cung cấp tư liệu và tạo điều kiện cho tôi
trong quá trình tìm hiểu thực tế tại địa bàn nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2017

Phạm Khoa Khánh Phương

Footer Page 4 of 137.


Header Page 5 of 137.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố.
Người thực hiện

Phạm Khoa Khánh Phương

Footer Page 5 of 137.


Header Page 6 of 137.

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................................ 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 8
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 10
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 11
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................................... 13
8. Bố cục của đề tài .............................................................................................................. 14
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................. 15
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.............. 15
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................. 15
1.1.1. Cơ sở lý luận về giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ................ 15
1.1.2. Cơ sở lý luận về truyền thống yêu nước ............................................................ 24
1.1.3. Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh tiểu học ..................................... 28
1.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu .................................................................................. 42

1.2.1. Khái quát về quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh ....................................... 42
1.2.2. Khái quát về ngành giáo dục và đào tạo quận Gò Vấp ..................................... 45
1.2.3. Khái quát về các trường tiểu học được khảo sát ............................................... 47
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................................. 49
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƢỚC CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................. 50
2.1. Định hướng công tác giáo dục truyền thống yêu nước của Đảng, Nhà nước, ngành
giáo dục và đào tạo .......................................................................................................... 50
2.2. Môi trường địa phương đối với việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh 52
2.3. Các hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong nhà trường tiểu
học .................................................................................................................................... 56
2.3.1. Hoạt động giảng dạy.......................................................................................... 56
2.3.2. Hoạt động ngoài giờ lên lớp .............................................................................. 64
2.4. Gia đình với việc giáo dục truyền thống yêu nước cho con em ............................... 70
2.5. Nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh trong việc kế thừa và phát huy truyền
thống yêu nước ................................................................................................................ 72
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................................. 77

Footer Page 6 of 137.


Header Page 7 of 137.
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƢỚC
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUẬN GÒ VẤP ............................................................ 78
3.1. Những yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống yêu nước cho học
sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay ............................................................................. 78
3.1.1. Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh tiểu học phải hướng tới việc xây
dựng nhân cách con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phải gắn
với thực tiễn địa phương và đất nước .......................................................................... 78
3.1.2. Nội dung và phương pháp giáo dục tinh thần yêu nước phải phù hợp với đặc

điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học ................................................................. 80
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh tiểu học ....................................................................................................... 82
3.2.1. Nhóm giải pháp về đổi mới nội dung, hình thức giáo dục truyền thống yêu nước
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh ......................................... 82
3.2.2. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, kết hợp quá trình
giáo dục với quá trình tự giáo dục truyền thống yêu nước của học sinh tiểu học....... 95
3.2.3. Nhóm giải pháp về xây dựng cơ chế tổ chức, quản lí và chỉ đạo theo hướng
lượng hóa nội dung giáo dục truyền thống yêu nước vào trong các hoạt động của nhà
trường ........................................................................................................................ 100
3.2.4. Nhóm giải pháp về kết hợp giáo dục tinh thần yêu nước truyền thống và hiện
đại .............................................................................................................................. 103
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................................ 104
PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................................... 106
1. Kết luận .......................................................................................................................... 106
2. Kiến nghị........................................................................................................................ 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 110
PHỤ LỤC............................................................................................................................... i

Footer Page 7 of 137.


Header Page 8 of 137.

DANH MỤC HÌNH
Số hình
1
2.1

Tên hình


Trang

Bản đồ Hành chính quận Gò Vấp

43

Đình Thông Tây Hội - Di tích Quốc gia

54

Một tiết dạy sử dụng bảng tương tác với phần mềm
2.2

ActivInspire, máy chiếu vật thể ActiView và bộ công cụ

62

trắc nghiệm ActiVote

2.3

Bài thi “Em viết đúng, viết đẹp” với ngữ liệu được chọn
là những bài thơ, bài văn giáo dục lòng yêu nước

63

2.4

Sinh hoạt chuyên đề “Đến với Trường Sa”


67

2.5

Đóng góp giúp đỡ đồng bào miền Trung ruột thịt

68

2.6

Một ngày trải nghiệm làm nông dân

68

2.7

Giáo dục truyền thống yêu nước qua phim tài liệu

69

2.8

Trang trí tiểu cảnh ngày xuân

69

2.9

Trang trí tiểu cảnh “Chúng em luôn hướng về biển đảo

quê hương”

70

2.10

Học làm bánh chưng – món ăn dân gian ngày Tết

70

2.11

Hội thi “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”

70

Footer Page 8 of 137.


Header Page 9 of 137.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số

Tên biểu đồ

biểu đồ
2.1

2.2


2.3

2.4

Footer Page 9 of 137.

Tỉ lệ giáo viên đạt trên chuẩn đào tạo
Đánh giá của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục
truyền thống yêu nước cho học sinh tiểu học
Đánh giá của phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của việc
giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh tiểu học
Đánh giá của phụ huynh học sinh về mức độ yêu nước con
mình đã đạt được

Trang

57

59

74

77


Header Page 10 of 137.

DANH MỤC BẢNG
Số bảng


2.1

Tên bảng
Thống kê các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng
của quận Gò Vấp

Trang

53

Kết quả đánh giá của giáo viên và phụ huynh học sinh về
2.2

nội dung giáo dục truyền thống yêu nước trong chương

60

trình sách giáo khoa hiện nay
Một số câu hỏi, đề bài mức độ vận dụng phản hồi đã
2.3

được sử dụng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho
học sinh

Footer Page 10 of 137.

64



Header Page 11 of 137.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thế kỷ 21, một định hướng của những nước đang phát triển là xây dựng
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc để hội nhập và phát triển,
xem nó là nguồn lực quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội.
Tại Việt Nam, Hội nghị Trung ương 9 khóa XI đã ra Nghị quyết số 33NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước, khi đề ra những nhiệm vụ xây dựng con người phát
triển toàn diện, đã khẳng định trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự
hào dân tộc, đạo đức lối sống và nhân cách. Điều này cho thấy giá trị văn hóa tinh
thần yêu nước được coi trọng đặc biệt khi xây dựng con người mới.
Năm 2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 29NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo. Trong đó, mục tiêu tổng quát xác định: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh
mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người
Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của
mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu
quả”. Như vậy, trong thời điểm hiện tại, việc giáo dục truyền thống nói chung, giáo
dục truyền thống yêu nước cho học sinh nói riêng là một trong những vấn đề được
ngành giáo dục dành cho sự quan tâm đặc biệt.
Trong hệ thống giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, lòng yêu
nước được xem là giá trị cốt lõi, giá trị luôn được xếp ở vị trí đầu tiên, giá trị định
hướng các giá trị khác. Yêu nước và lòng tự hào dân tộc không phải chỉ riêng có,
chỉ độc quyền của dân tộc Việt Nam mà đó còn là thuộc tính của mỗi quốc gia, dân
tộc trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, do lịch sử và những điều kiện của riêng
mình, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc đã trở thành sức mạnh, là động lực và
hơn nữa, nó được kết tinh thành truyền thống, triết lý phát triển của dân tộc. Có thể
khẳng định yêu nước là tình cảm thiêng liêng nhất của dân tộc ta từ xưa đến nay.


1
Footer Page 11 of 137.


Header Page 12 of 137.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của
quý, có khi được trưng bày trong tủ kính, đựng trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy
nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta
là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.” Muốn vậy, việc
giáo dục, khích lệ lòng yêu nước vô cùng quan trọng.
Nhìn nhận bối cảnh hiện nay, nước ta vẫn là một nước nghèo, đời sống của đại
bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, khoa học và
công nghệ còn lạc hậu. Trong khi đó, các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn
đang chống phá nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng. Xu thế
toàn cầu hóa đang có những tác động không nhỏ đến tinh thần yêu nước hiện nay
của nhân dân ta theo những chiều hướng khác nhau. Trước tình hình đó, nhiều
người tự thấy trách nhiệm của mình đối với đất nước, tinh thần yêu nước, lòng tự
hào dân tộc được đánh thức bởi “trông người lại nghĩ đến ta” và mong muốn làm
được một điều gì đó có ích cho dân tộc mình, đất nước mình. Nhưng mặt khác,
cũng đã xuất hiện không ít tư tưởng so sánh rồi bi quan về tình trạng nghèo nàn, lạc
hậu của nước ta so với các nước khác. Tinh thần sẵn sàng xả thân vì nước vốn có
trước kia bây giờ đã có dấu hiệu giảm sút. Sự tác động của cơ chế kinh tế thị trường
càng làm cho nhiều người dân chỉ mải mê kiếm tiền bằng mọi cách mà ít nghĩ đến
vận mệnh đất nước. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái
về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn
nghiêm trọng. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến lòng tin của quần chúng nhân dân
vào sự lãnh đạo của Đảng và phần nào làm mai một lòng yêu nước vốn có trong tâm
khảm mỗi người.
Đặc biệt hơn cả, những tháng gần đây, khi tình hình trong nước và thế giới

càng thêm đáng lo ngại bởi một số bất ổn xoay quanh sự kiện Formosa và việc
Trung Quốc âm mưu độc chiếm Biển Đông thì vấn đề phát huy lòng yêu nước của
mỗi người dân, biến chúng thành những hành động đúng đắn vì Tổ quốc, vì dân tộc
càng là vấn đề nên được quan tâm đặc biệt.
Nói cách khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tinh thần yêu nước
truyền thống phải được kế thừa và phát huy một cách cao độ hơn bao giờ hết. Muốn
vậy, việc giáo dục lòng yêu nước cho mỗi công dân Việt Nam phải được thực hiện
2
Footer Page 12 of 137.


Header Page 13 of 137.

từ rất sớm, nên bắt đầu ngay từ bậc tiểu học - bậc học phổ cập giáo dục. Nhưng trên
thực tế, công tác này chưa được quan tâm đúng mức, chưa được những nhà quản lý
giáo dục, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa thực sự xem trọng.
Xét nội dung dạy học và hoạt động giáo dục của bậc tiểu học, giáo dục văn
hóa truyền thống dân tộc đã được đưa thành một nội dung giáo dục quan trọng. Một
số giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam được tích hợp vào nhiều bài học ở các môn học và hoạt động giáo dục
của trường tiểu học. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc giáo dục văn
hóa truyền thống nói chung, giáo dục truyền thống yêu nước nói riêng ở các trường
tiểu học trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số bất cập như chưa cập nhật được
với những thay đổi của văn hóa trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, chưa
bắt kịp những đổi mới trong phương pháp, cách thức giáo dục văn hóa truyền thống
của khoa học giáo dục hiện đại.
Nhắc đến quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những thành tựu
đáng tự hào nhất là những kết quả vượt trội của ngành giáo dục và đào tạo. Xuất
phát điểm từ một quận vùng ven có nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, điều kiện dân
sinh, dân trí, sau gần 42 năm giải phóng, với truyền thống hiếu học, giáo dục Gò

Vấp đã vươn lên trở thành điểm sáng của giáo dục thành phố với nhiều thành quả
nổi bật. Tại đây, hầu hết lãnh đạo các trường khá quan tâm đến việc giáo dục lòng
yêu nước cho học sinh nên công tác này có nhiều ưu điểm nhất định nhưng cũng
còn một số hạn chế cần khắc phục để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục tiểu
học nói chung.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Giáo dục
truyền thống yêu nước cho học sinh tiểu học quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí
Minh” với mong muốn góp phần đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục truyền thống yêu nước - một giá trị văn hóa truyền thống cốt lõi - cho học
sinh không chỉ riêng ở trường tiểu học nơi học viên đang công tác mà còn hi vọng
có thể tham khảo áp dụng cho các trường tiểu học khác trên địa bàn quận Gò Vấp.

3
Footer Page 13 of 137.


Header Page 14 of 137.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Do đặc điểm của đề tài là nghiên cứu về giá trị văn hóa truyền thống lòng yêu
nước và việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh tiểu học tại quận Gò
Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh nên chúng tôi chủ yếu thông qua việc tìm hiểu tình
hình nghiên cứu trong nước để khái luận tình hình nghiên cứu có liên quan.
Nhìn chung, có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước đã đề cập
đến - ở các mức độ khác nhau - vấn đề mà đề tài luận văn nghiên cứu, cụ thể có các
hướng sau:
(1) Nghiên cứu về giá trị, giá trị văn hóa và các giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc Việt Nam (trong đó có giá trị văn hóa truyền thống lòng yêu nước)
Các công trình đã phân tích lịch sử quá trình hình thành, phát triển và nội dung
các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam trong mối quan hệ với bản sắc

văn hóa dân tộc; chỉ rõ các mặt tích cực cần kế thừa, phát huy và mặt hạn chế, lỗi
thời cần khắc phục, xóa bỏ.
Các tác giả tiêu biểu nghiên cứu vấn đề này là: Trần Văn Giàu (1980), Giá trị
tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Viện
Mác – Lênin, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học (1983), Về giá trị văn hóa tinh thần
Việt Nam, tập 1, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội; Hoàng Vinh (1997), Một số vấn đề
về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
Lê Hoài Việt (1998), Ngược dòng lịch sử : khảo luận, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà
Nội; Nguyễn Văn Huyên (1998), “Giá trị truyền thống – nhân lõi và sức sống bên
trong của sự phát triển đất nước, dân tộc”, Tạp chí Triết học, số 4; Trần Quốc
Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật,
Hà Nội; Lê Ngọc Trà (2001), Văn hóa Việt Nam đặc trưng và cách tiếp cận, Nxb
Giáo dục, Hà Nội; Hồ Sĩ Quý (2006), Về giá trị và giá trị châu Á, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội; Lê Văn Quán (2007), Nguồn văn hóa truyền thống Việt Nam,
Nxb Lao động, Hà Nội; Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2010), Những giá trị văn hóa
truyền thống Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4
Footer Page 14 of 137.


Header Page 15 of 137.

(2) Nghiên cứu, khai thác các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
Các công trình đã phân tích sâu sắc các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc;
chỉ rõ các thời cơ và thách thức của nó trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế
quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay; đề
ra những giải pháp phù hợp nhằm bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa

truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập.
Có thể nhắc đến những công trình nêu trên của các tác giả sau: Ngô Đức
Thịnh (1993), Truyền thống và đổi mới văn hóa trong sự phát triển xã hội, Báo cáo
Hội thảo quốc tế về văn hóa và phát triển tại Chiang Mai, Thái Lan; Phan Huy Lê,
Vũ Minh Giang (chủ biên) (1996), Các giá trị truyền thống con người Việt Nam
hiện nay, tập 2, Nxb Hà Nội; Phan Huy Lê (1996), Truyền thống dân tộc trong công
cuộc đổi mới và hiện đại hóa đất nước, mã số KX-07-02, Đề tài Khoa học công
nghệ cấp nhà nước, Trung tâm Hợp tác nghiên cứu Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội; Lương Gia Ban (1999), Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Văn Lý (2000),
Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay: Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện
Chính trị Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn
Trọng Chuẩn (chủ biên) (2001), Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn
Trọng Chuẩn (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu
hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Võ Văn Thắng (2005), Kế thừa và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam
hiện nay, Nxb Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Võ Văn Thắng
(2006), Xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay từ góc độ văn hóa truyền thống dân
tộc, Nxb. Hà Nội, Hà Nội; Nguyễn Thị Nga (2006), “Phát huy truyền thống yêu
nước trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 1; Ngô Đức Thịnh (chủ biên)
(2010), Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam
trong đổi mới và hội nhập, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; Tạp chí Văn hóa Nghệ
5
Footer Page 15 of 137.


Header Page 16 of 137.


thuật - Nhiều tác giả (2014), Hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong đổi mới, hội nhập
(nghiên cứu, tiểu luận), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội; Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật
- Nhiều tác giả (2014), Hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong đổi mới, hội nhập (nghiên
cứu, tiểu luận), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội; Trần Ngọc Thêm (2016), Hệ giá trị
Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai, Nxb Văn hóa –
Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.
(3) Nghiên cứu về giáo dục giá trị văn hóa truyền thống dân tộc nhằm xây
dựng lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ nói chung hoặc thanh niên, sinh viên, học
sinh nói riêng
Các công trình đã tập trung phân tích đặc điểm, những nhân tố tác động đến
chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống của thanh niên, sinh viên, học sinh, đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thanh niên, sinh viên, học sinh, xây
dựng môi trường văn hóa trong các trường học.
Đại diện có thể kể đến các tác giả: Nguyễn Hồng Hà (2001), Văn hóa truyền
thống dân tộc với việc giáo dục thế hệ trẻ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội; Dương
Tự Đam (2008), Tuổi trẻ Việt Nam với chủ nghĩa yêu nước trong lịch sử dân tộc,
Nxb Thanh niên, Hà Nội; Nguyễn Sỹ Quyết Tâm (2008), Giáo dục tinh thần yêu
nước xã hội chủ nghĩa cho học sinh trung học phổ thông ở miền Đông Nam bộ hiện
nay, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Nghiêm
Đình Vỳ (chủ biên) (2010), Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ ngày
nay, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội; Lê Cao Thắng (2010), “Giáo dục giá trị văn
hóa truyền thống cho thế hệ trẻ”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 309; Lê Cao
Thắng (2011), “Xây dựng môi trường giáo dục văn hóa truyền thống cho sinh viên”,
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 322; Lê Cao Thắng (2013), Hoạt động giáo dục giá
trị văn hóa truyền thống cho sinh viên hiện nay : Chuyên ngành: Văn hóa học, mã
số: 62310640: luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam,
Hà Nội; Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt (chủ biên) (2014), Giá trị văn hóa
truyền thống dân tộc với việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, Nxb
Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.


6
Footer Page 16 of 137.


Header Page 17 of 137.

(4) Nghiên cứu riêng về giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh
Có thể điểm qua được một số sản phẩm nghiên cứu khoa học, giải pháp trong
công tác của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý về giáo dục lòng yêu nước cho học
sinh thông qua môn Lịch sử, Giáo dục công dân, Văn – Tiếng Việt, thông qua các
hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Mai Thị Lý (2002), Giáo dục truyền thống yêu
nước, lòng tự hào dân tộc cho học sinh tiểu học thông qua giảng dạy phần Lịch sử,
môn Tự nhiên và xã hội lớp 4, 5, Trường Đại học Vinh; Hoàng Thị Nhân (2011),
Giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho học sinh thông qua giảng dạy các
truyện truyền thuyết trong chương trình Văn - Tiếng Việt ở tiểu học, Trường Tiểu
học Lê Lợi – Thành phố Vinh, Nghệ An; Lê Thị Kim Thư (2013), Giáo dục lòng
yêu nước cho học sinh từ văn học trung đại, THCS An Tiến, Mỹ Đức, Hà Nội;
Đặng Thị Thu Hà (2014), Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục lòng yêu nước cho học
sinh thông qua bài học Lịch sử, THPT Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh;
Phạm Thị Ngọc (2014), Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống yêu nước,
đạo đức cho học sinh thông qua công tác Đền ơn đáp nghĩa, Trường PTDT Nội tú
tỉnh Đồng Nai; Nguyễn Kim Dung (2014), Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục lòng
yêu nước, tinh thần dân tộc cho học sinh lớp 10 qua tiết Lịch sử địa phương,
Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Thành Trung,
(2015), Một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông, Trường THPT Xuân Thọ, Đồng Nai; Ngô
Văn Quí (2016), Giáo dục lòng yêu thương con người và tình yêu quê hương đất
nước cho học sinh trong dạy học đọc hiểu phần văn học dân gian ở trung học cơ sở,
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế.
Nhìn chung, các vấn đề có liên quan đến đề tài giáo dục giá trị văn hóa truyền
thống khá phong phú nhưng chưa có nhiều công trình tập trung nghiên cứu về hoạt

động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho học sinh tiểu học. Đặc biệt, đến thời
điểm này, chúng tôi chưa phát hiện ra công trình nào nghiên cứu về việc giáo dục
truyền thống yêu nước cho học sinh tiểu học thông qua khảo sát một số trường tiểu
học cụ thể ở địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để qua đó tìm hiểu, đánh giá thực
trạng và đề xuất những giải pháp phù hợp.

7
Footer Page 17 of 137.


Header Page 18 of 137.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những vấn đề lý luận về giá trị, giá trị văn hóa truyền thống dân
tộc, giá trị văn hóa lòng yêu nước và khảo sát đánh giá thực trạng giáo dục truyền
thống yêu nước cho học sinh tiểu học tại một số trường tiểu học trên địa bàn quận
Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động giáo dục lòng yêu nước cho học sinh tiểu học, qua đó bước
đầu xây dựng đội ngũ học sinh phát triển toàn diện về tư tưởng, đạo đức, lối sống,
góp phần vào việc thực hiện chiến lược con người, phát triển giáo dục - đào tạo, xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài có các nhiệm vụ là:
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc giáo dục lòng yêu nước cho học
sinh tại ba trường tiểu học trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
trong những năm qua.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh tiểu học trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những giá trị văn hóa truyền thống, giá trị văn hóa lòng yêu nước và việc giáo
dục truyền thống yêu nước cho học sinh tiểu học.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về truyền thống yêu
nước và việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh tiểu học. Đề tài đánh giá
hoạt động của các chủ thể giáo dục trong công tác giáo dục lòng yêu nước cho học
sinh, đánh giá về ý thức, thái độ của học sinh trong việc kế thừa và phát huy giá trị
văn hóa truyền thống cốt lõi này.

8
Footer Page 18 of 137.


Header Page 19 of 137.

4.2.2. Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành điều tra, khảo sát tại ba trường
tiểu học trên địa bàn quận Gò Vấp, gồm: Trường Tiểu học Kim Đồng, Trường Tiểu
học Lê Quý Đôn, Trường Tiểu học Nhựt Tân.
Lí do lựa chọn địa bàn nghiên cứu:
Trƣờng Tiểu học

Trƣờng Tiểu học

Trƣờng Tiểu học

Kim Đồng – P10

Lê Quý Đôn – P14


Nhựt Tân – P11

- Hình thành từ trước - Hình thành năm 2014, - Hình thành từ năm
30/4/1975 (từ năm 1979, là

một

trong

những 1995, là trường tiểu học

trường mang tên Kim trường tiểu học non trẻ tư thục lâu năm, có nhiều
Đồng).

nhất quận Gò Vấp.

uy tín của quận Gò Vấp.

- Có bề dày thành tích cả - Bước đầu còn trong quá - Có những hoạt động đặc
về phía nhà trường, học trình tạo dựng và phát trưng,
sinh và giáo viên.

triển.

sáng

tạo,

chất


lượng.

- Có hai cơ sở: cơ sở 1 - Có một cơ sở duy nhất - Có một cơ sở duy nhất
học 2 buổi/ngày, cơ sở 2 với 100% học sinh học 2 với 100% học sinh học 2
học 1 buổi/ngày.

buổi/ngày.

buổi/ngày.

- Vị trí trung tâm quận - Một trong những khu - Khu vực tương đối an
Gò Vấp, thuận lợi hơn so vực còn nhiều khó khăn ninh và ổn định.
với các phường khác.

nhất trong quận Gò Vấp.

- Học sinh hầu hết thuộc - Học sinh hầu hết thuộc - Học sinh đến từ nhiều
phường 10.

phường 14.

nơi trong và ngoài quận.

- Sĩ số học sinh đông, - Sĩ số học sinh khá phù - Sĩ số học sinh rất lí
thành phần phụ huynh đa hợp nhưng gia đình nhiều tưởng để tổ chức các hoạt
dạng, nhiều gia đình có học sinh diện nhập cư, từ động dạy học và giáo
đời sống kinh tế khá giả.

nơi khác chuyển về.


dục, thành phần đa dạng.

- Thường xuyên biến - 2/3 cán bộ quản lý vừa - Vừa có sự thay đổi bộ
động về nhân sự quản lí.

được bổ nhiệm lần đầu.

máy quản lí.

9
Footer Page 19 of 137.


Header Page 20 of 137.

4.2.3. Phạm vi thời gian: Tập trung nghiên cứu giai đoạn từ năm học 20142015 đến nay do tháng 11 năm 2013 là thời điểm Nghị quyết 29 của Hội nghị Trung
ương Đảng lần thứ 8 khóa XI ra đời, thời gian sau đó đã đánh dấu bước chuyển biến
của ngành giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng. Ngoài ra, đây
cũng là thời điểm chúng tôi bắt đầu về công tác tại Trường Tiểu học Kim Đồng,
quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh và là năm học đầu tiên Trường Tiểu học Lê
Quý Đôn được đưa vào hoạt động.
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Truyền thống yêu nước được giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh nhận
thức như thế nào?
- Thực trạng công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh tiểu học
quận Gò Vấp thời gian qua đối với mỗi môi trường giáo dục có những ưu điểm và
hạn chế nào?
- Đâu là những giải pháp phù hợp nhất để nâng cao chất lượng giáo dục
truyền thống yêu nước cho học sinh tiểu học quận Gò Vấp thời gian tới?

5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Truyền thống yêu nước - giá trị văn hóa truyền thống cốt lõi của dân tộc được giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh nhận thức khá tốt nhưng chưa thật
đầy đủ, toàn diện.
- Nội dung giáo dục truyền thống yêu nước trong chương trình sách giáo khoa
tiểu học được xây dựng đồng tâm, tích hợp trong nhiều môn học, khá phù hợp với
lứa tuổi học sinh tiểu học. Tuy nhiên, một số ít nội dung chưa gần gũi, thiếu thực tế,
chưa mang lại niềm tự hào dân tộc sâu sắc cho học sinh tiểu học, chưa kết hợp được
giữa giáo dục tinh thần yêu nước truyền thống và hiện đại.
- Các trường học tuy có nhiều nỗ lực tổ chức các nội dung, hoạt động giáo dục
truyền thống yêu nước cho học sinh tiểu học nhưng còn mang tính tự phát theo sáng
tạo và kinh nghiệm riêng.

10
Footer Page 20 of 137.


Header Page 21 of 137.

- Do đặc điểm lứa tuổi nên việc tiếp nhận, gìn giữ và phát huy truyền thống
yêu nước của học sinh tiểu học trong đời sống chưa thực sự chủ động; sự gắn kết
giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho
học sinh tiểu học vẫn còn mờ nhạt.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về văn
hóa, về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bồi dưỡng, giáo dục học sinh
phổ thông nói chung, học sinh tiểu học nói riêng.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu

Việc tìm hiểu, phân tích các công trình của các nhà khoa học đi trước về các
vấn đề: giá trị, giá trị văn hóa, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt
Nam, giá trị lòng yêu nước; về giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh tiểu
học ở các trường tiểu học hiện nay,… sẽ làm rõ tổng quan vấn đề nghiên cứu và
nhận ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận văn.
Việc nghiên cứu các văn bản chỉ đạo giáo dục của ngành, nghiên cứu chương
trình sách giáo khoa, nghiên cứu các nội dung lí thuyết có liên quan, nghiên cứu các
dữ liệu thứ cấp,… nhằm góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cần thiết
trong việc đánh giá thực trạng và đề ra những giải pháp phù hợp.
6.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học
- Phỏng vấn bằng bảng hỏi:
Bằng cách chọn mẫu thuận tiện, chúng tôi thiết kế phiếu khảo sát gồm 3 mẫu
bảng hỏi và sử dụng tất cả 145 bảng hỏi để thu thập thông tin từ 25 giáo viên, 60
phụ huynh học sinh, 60 học sinh (học sinh và phụ huynh khối 4, 5). Nguồn thông tin
thu thập được là toàn bộ các câu trả lời được mã hóa từ các câu hỏi trong 120 bảng
hỏi được lựa chọn.
Đối tượng được phỏng vấn đến từ ba trường tiểu học, số lượng cụ thể như sau:
11
Footer Page 21 of 137.


Header Page 22 of 137.

Đối tƣợng

Số

Trƣờng TH

Trƣờng TH


Trƣờng TH

Tổng

phiếu

Kim Đồng

Lê Quý Đôn

Nhựt Tân

cộng

Phát ra

12

9

4

25

Xử lí

10

7


3

20

Phát ra

28

18

14

60

Xử lí

25

15

10

50

Phát ra

28

18


14

60

Xử lí

25

15

10

50

Giáo viên

Phụ huynh

Học sinh

Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi rất cần thiết cho việc lượng hóa thông
tin về vấn đề nghiên cứu. Nguồn thông tin thu từ phương pháp này được sử dụng
làm tư liệu chính cho quá trình phân tích.
- Phỏng vấn sâu:
Chúng tôi dự kiến thực hiện khoảng 10 cuộc phỏng vấn các phụ huynh học
sinh, học sinh, cán bộ quản lý giáo dục, chuyên gia,… Đặc biệt, trong quá trình thu
thập thông tin, chúng tôi vận dụng quan điểm emic (quan điểm của người trong
cuộc) và etic (quan điểm của người ngoài cuộc) để đảm bảo độ tin cậy và tính khách
quan của thông tin.

6.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát học sinh ở Trường Tiểu học Kim Đồng, Trường Tiểu học Lê Quý
Đôn và Trường Tiểu học Nhựt Tân (quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh) trong
quá trình học tập, rèn luyện, giao tiếp ứng xử,…để biết thêm những thông tin về
cuộc sống thực tại của các em và nhất là thái độ ứng xử của các em đối với những
giá trị di sản văn hóa dân tộc hoặc những vấn đề thời sự nóng bỏng hiện nay.
6.2.4. Phương pháp nghiên cứu văn hóa học
Tổng hợp các phương thức, thao tác nghiên cứu của văn hóa học để phân tích
thực tiễn hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh tiểu học tại
12
Footer Page 22 of 137.


Header Page 23 of 137.

Trường Tiểu học Kim Đồng, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn và Trường Tiểu học
Nhựt Tân (quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh).
6.2.5. Phương pháp so sánh lịch sử
Đối chiếu, so sánh các đặc điểm của giá trị văn hóa truyền thống lòng yêu
nước trong quan niệm xưa kia với thời điểm hiện tại. Trên cơ sở đó, xác định những
nội dung, phương pháp, hình thức khả thi nhất, phù hợp nhất cần được xây dựng và
vận dụng để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh tiểu học trong giai đoạn
hiện nay.
6.2.6. Phương pháp xử lý thông tin khoa học xã hội bằng chương trình SPSS
Phương pháp này được sử dụng để tính tần suất và một số tương quan của
nguồn thông tin thu được từ bảng hỏi.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn có những kết quả và đóng góp cơ bản mang ý nghĩa khoa học và
thực tiễn là:
- Khái quát lại các vấn đề lý luận về giá trị, giá trị văn hóa, giá trị văn hóa

truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở đó, xác định truyền thống yêu nước
là giá trị văn hóa truyền thống cốt lõi cần được giáo dục cho học sinh tiểu học giai
đoạn hiện nay.
- Nhìn nhận lại vị trí của giáo dục tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân,
vị trí của học sinh tiểu học trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, khẳng định vai trò to lớn của việc giáo dục truyền thống yêu nước
nhằm phát huy tối đa sức mạnh nội sinh của dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc, nhằm phát triển toàn diện học sinh tiểu học trong bối cảnh đổi mới
và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh
tiểu học tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Việc phân tích và đánh giá chỉ
rõ những ưu điểm và hạn chế của việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục truyền
thống yêu nước cho học sinh tiểu học hiện nay nhằm xây dựng đội ngũ học sinh
13
Footer Page 23 of 137.


Header Page 24 of 137.

phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá
nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Qua
đó góp phần vào việc thực hiện chiến lược con người, phát triển giáo dục - đào tạo,
xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
8. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan địa bàn nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng hoạt động giáo dục lòng yêu nước cho học sinh tiểu học
quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Đề xuất giải pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh tiểu

học quận Gò Vấp.

14
Footer Page 24 of 137.


Header Page 25 of 137.

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở lý luận về giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam
1.1.1.1. Giá trị và giá trị văn hóa
Giá trị là một khái niệm của nhiều bộ môn khoa học như toán học, xã hội học,
triết học, nghệ thuật, văn hóa học… Dù vậy, trong mỗi bộ môn khoa học, khái niệm
này mang những hàm nghĩa khác nhau. Đặc biệt, từ đầu thế kỷ XX đến nay, khi giá
trị học tách ra thành một ngành khoa học độc lập thì khái niệm giá trị trở thành
trung tâm của giá trị học.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về giá trị. Một số định nghĩa coi giá trị như
là những động cơ và nhu cầu cơ bản của con người. Trong một số định nghĩa khác,
chúng được coi là khuynh hướng, định hướng ẩn đằng sau nhu cầu và động cơ, hoặc
theo một số định nghĩa, giá trị là những hoạt động có thể đo được chứ không phải là
xu hướng.
Nhìn chung, các khái niệm trên có thể nhấn mạnh mấy điểm sau: Giá trị là ý
nghĩa của những sự vật, hiện tượng vật chất hay tinh thần có khả năng thỏa mãn
những nhu cầu tích cực của con người, là những thành tựu góp phần vào sự phát
triển xã hội; giá trị luôn mang tính khách quan; giá trị được tạo nên bởi thực tế của
lịch sử xã hội và thực tiễn là tiêu chuẩn của mọi giá trị; giá trị mang tính lịch sử
khách quan - do yêu cầu của thực tiễn trong đó con người sống và hoạt động; giá trị
được xác định trong mối quan hệ thực tiễn của con người, được xác định bởi sự

đánh giá đúng đắn của con người, xuất phát từ thực tiễn và được kiểm nghiệm qua
thực tiễn. Như vậy, “nói đến giá trị tức là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính
diện, nghĩa là bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay,
cái đẹp; là nói đến cái có khả năng thôi thúc con người hành động và nỗ lực vươn
tới”1.

1

Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sỹ Quý (đồng chủ biên), Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống
trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

15
Footer Page 25 of 137.


×