Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH HÀNG TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN HOSE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 105 trang )

Header Page 1 of 137.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
-----------------------------------------

TRẦN LÂM DUY

QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN TÁC ĐỘNG
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH
HÀNG TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN HOSE

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016

Footer Page 1 of 137.


Header Page 2 of 137.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
-----------------------------------------

TRẦN LÂM DUY

QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN TÁC ĐỘNG
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH


HÀNG TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN HOSE
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số : 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HOÀNG GIANG

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016

Footer Page 2 of 137.


Header Page 3 of 137.

CHUẨN Y CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN

Luận văn đề tài: “QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN TÁC ĐỘNG ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH HÀNG
TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN HOSE”, công trình được học viên Trần Lâm Duy
thực hiện và nộp nhằm thỏa một phần yêu cầu tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành
Quản trị Kinh doanh.

Giảng viên hướng dẫn
Tác giả đã chỉnh sửa theo đúng ý kiến
đóng góp của hội đồng

TS. Nguyễn Hoàng Giang
Trường Đại học Lao Động – Xã Hội
Ngày


tháng

năm

Ngày bảo vệ luận văn, TP.HCM, ngày 29 tháng 12 năm 2016
Viện Đào tạo sau Đại học

Footer Page 3 of 137.


Header Page 4 of 137.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: Trần Lâm Duy
Hiện đang công tác: Công Ty TNHH Cuộc Sống Quốc Tế
Tên đề tài: “QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ
NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH HÀNG TIÊU
DÙNG NIÊM YẾT TRÊN HOSE”
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HOÀNG GIANG
Luận văn này được thực hiện tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả của chính cá nhân tôi dưới sự hướng
dẫn của TS. NGUYỄN HOÀNG GIANG.
Để hoàn thiện luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu
của nhiều cá nhân và tập thể. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tập thể Giảng
viên trường tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã giảng dạy, hướng dẫn và
trang bị cho tôi các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực quản trị kinh doanh.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn người hướng dẫn khoa học Thầy NGUYỄN HOÀNG
GIANG đã hết sức nhiệt tình trong quá trình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn

nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự ủng hộ của công ty và gia đình đã tạo điều kiện
cho tôi mọi mặt để tôi chuyên tâm nghiên cứu, cùng với sự giúp đỡ của bạn bè đã
bổ sung các kiến thức còn thiếu của tôi trong lĩnh vực nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện và trình bày kết quả luận văn nghiên cứu, do hạn
chế về mặt thời gian, số liệu cũng như kiến thức và kinh nghiệm của chính tôi nên
không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự hướng dẫn thêm từ
Quý thầy cô; sự chia sẻ, đóng góp của người thân, bạn bè và các đọc giả để tôi có
thể nghiên cứu tốt hơn nữa.
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016
TRẦN LÂM DUY

Footer Page 4 of 137.


Header Page 5 of 137.

TÓM TẮT
Tài sản ngắn hạn được gọi là nguồn sống cho cho bất kỳ đơn vị kinh tế, vì vậy
quản trị tài sản ngắn hạn được coi là một trong những chức năng quan trọng nhất
của quản trị doanh nghiệp. Và đó lý do nghiên cứu. Phương pháp dữ liệu bảng được
sử dụng để kiểm tra tác động của quản trị tài sản ngắn hạn đến khả năng sinh lời,
với các kỹ thuật ước lượng như hồi quy bình phương nhỏ nhất (Pool OLS), phương
thức tác động cố định (FEM), phương thức tác động ngẫu nhiên (REM), bình
phương tối thiểu tổng quát (GLS).
Luận văn nghiên cứu 29 doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng niêm yết
trên Sở giao dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chính Minh (HOSE) trong giai đoạn
5 năm (2011-2015). Kết quả từ hồi quy dữ liệu bảng cho thấy kỳ thu tiền bình quân
(ACP) có mối quan hệ nghịch biến với khả năng sinh lời (ROA), và tỷ trọng tài sản
ngắn hạn trong tổng tài sản (CATAR) có mối quan hệ đồng biến với khả năng sinh

lời. Nghĩa là rút ngắn kỳ thu tiền bình quân (ACP) và tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn
trong tổng tài sản (CATAR) sẽ làm tăng khả năng sinh lời được đo lường bởi tỷ suất
sinh lời trên tổng tài sản (ROA).
Vì vậy, quản trị tài sản ngắn hạn luôn là một trong những vấn đề mà doanh
nghiệp phải quan tâm vì sự ảnh hưởng của nó đến hiệu quả quản trị tài chính, đảm
bảo sự tồn tại, lợi nhuận, tính thanh khoản, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Footer Page 5 of 137.


Header Page 6 of 137.

ABSTRACT
Current assets known as the source of life for any economic unit, so the shortterm asset management is considered to be one of the most important functions of
corporate governance. And that reason research. Panel data methods used to
examine the impact of short-term asset management to profitability, with techniques
such as regression Pooled Ordinary Least Square (OLS Pool), fixed effects method
(FEM), random effects methods (REM), generalized least squares (GLS).
Thesis using 29 consumer goods enterprises that listed on Ho Chi Minh City
Securities Exchange (HOSE) in the 5-year period (2011-2015). Results from the
regression data table shows the average collection period (ACP) have negatively
relationship with profitability (ROA), and the proportion of short-term assets in
total assets (CATAR) with relationship positively with profitability. Means
shortening the average collection period (ACP) and increasing the proportion of
short-term assets in total assets (CATAR) will increase profitability as measured by
return rate on assets (ROA).
Therefore, short-term asset management is always one of the issues that
enterprises should care because of its impact on the efficiency of financial
management, to ensure the survival, profitability, liquidity, ability solvency of the

business, and business activities of enterprises.

Footer Page 6 of 137.


Header Page 7 of 137.

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 3
1.3. Những nghiên cứu trước ....................................................................................... 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài .............................................................. 5
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 5
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 6
1.7. Kết cấu đề tài nghiên cứu .................................................................................... 6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................... 8
2.1. Giới thiệu............................................................................................................... 8
2.2. Lý thuyết tổng quan .............................................................................................. 8
2.2.1. Khái niệm ....................................................................................................... 8
2.2.2. Quản trị tiền mặt........................................................................................... 10
2.2.3. Quản trị khoản phải thu khách hàng ............................................................ 15
2.2.4. Quản trị hàng tồn kho................................................................................... 21
2.3. Yếu tố quyết định hiệu suất tài chính ................................................................. 23
2.3.1. Số ngày thu tiền bình quân........................................................................... 23
2.3.2. Số ngày tồn kho bình quân........................................................................... 23
2.3.3. Số ngày trả tiền bình quân ........................................................................... 23
2.3.4. Thanh khoản ................................................................................................. 24
2.3.5. Quy mô công ty ............................................................................................ 24
2.3.6. Đòn bẩy tài chính ......................................................................................... 25

2.4. Mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và khả năng sinh lời của doanh nghiệp ..... 26
2.4.1. Khả năng sinh lời ......................................................................................... 26

Footer Page 7 of 137.


Header Page 8 of 137.

2.4.2. Tỷ suất sinh lời ............................................................................................. 27
2.4.3. Mối quan hệ giữa quản trị tài sản ngắn hạn và khả năng sinh lời ............... 28
2.5. Những nghiên cứu thực nghiệm về tác động của quản trị tài sản ngắn hạn
hay vốn lưu động đến khả năng sinh lời của công ty ................................................ 30
2.6. Mô hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu ...................................................... 39
2.6.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................ 39
2.6.2. Giả thiết nghiên cứu ..................................................................................... 42
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................... 45
3.1. Giới thiệu............................................................................................................. 45
3.2. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu .................................................................. 45
3.3. Mẫu nghiên cứu .................................................................................................. 46
3.4. Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình ...................................................... 48
3.5. Phân tích và xử lý số liệu .................................................................................... 49
3.5.1. Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng .............................................................. 50
3.5.2. Các phương pháp kiểm định ........................................................................ 53
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 56
4.1. Giới thiệu............................................................................................................. 56
4.2. Thực trạng tài sản ngắn hạn các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng ...... 56
4.3. Phân tích thống kê mô tả .................................................................................... 61
4.4. Phân tích tương quan .......................................................................................... 63
4.5. Phân tích hồi quy với Pooled OLS, FEM và REM ............................................ 64
4.4.1. Mô hình hồi quy dựa trên biến phụ thuộc ROA .......................................... 65

4.4.2 Kiểm định kết quả hồi quy ............................................................................ 66
4.6. Phân tích hồi quy bằng phương pháp GLS ........................................................ 68
4.5.1. Kết quả hồi quy bằng GLS ........................................................................... 68

Footer Page 8 of 137.


Header Page 9 of 137.

4.5.2. Kiểm tra hiện tượng nội sinh giữa các biến ................................................. 69
4.7. Kết quả từ mô hình nghiên cứu .......................................................................... 69
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 73
5.1. Giới thiệu............................................................................................................. 73
5.2. Kết luận quản trị tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp .................................. 73
5.3. Kiến nghị quản trị tài sản ngắn hạn các doanh nghiệp....................................... 74
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 78
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................... 82
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................... 90

Footer Page 9 of 137.


Header Page 10 of 137.

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH DANH MỤC CÁC BẢNG
Hình 2.1: Chu kỳ luân chuyển của tiền mặt ................................................................... 10
Hình 2.2. Mô hình quản trị tiền mặt của Baumol .......................................................... 12
Hình 2.3. Mô hình quản trị tiền mặt của Miller & Orr ................................................. 13
Hình 2.4. Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu ........................................................... 18

Hình 2.5. Mô hình thắt chặt chính sách bán chịu .......................................................... 18
Hình 2.6. Mô hình mở rộng thời gian bán chịu ............................................................. 19
Hình 2.7. Mô hình rút ngắn thời gian bán chịu.............................................................. 19
Hình 2.8. Mô hình tăng tỷ lệ chiết khấu ........................................................................ 20
Hình 2.9. Mô hình giảm tỷ lệ chiết khấu ....................................................................... 20
Hình 2.10. Sơ đồ biểu diễn mô hình EOQ ..................................................................... 22
Bảng 2.1: Các biến độc lập ảnh hưởng đến khả năng sinh lời ...................................... 40
Bảng 2.2: Các biến điều khiển ảnh hưởng đến khả năng sinh lời ................................. 41
Bảng 2.3: Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 43
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ............................................................................ 45
Bảng 3.1: Danh sách doanh nghiệp................................................................................ 46
Bảng 3.2: Cách tính các biến .......................................................................................... 48
Hìnnh 4.1: Số ngày thu tiền bình quân ACP từ 2011 đến 2015 .................................... 56
Hình 4.2 : Số ngày tồn kho bình quân ICP từ 2011 đến 2015....................................... 57
Hình 4.3: Số ngày trả tiền bình quân APP từ 2011 đến 2015 ....................................... 58
Hình 4.4: So sánh biến động của số ngày thu tiền bình quân (ACP), số ngày tồn
kho bình quân (ICP), số ngày trả tiền bình quân (APP) ................................................ 58
Hình 4.5: Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) của các doanh nghiệp kinh doanh
hàng tiêu dùng năm 2011 đến 2015 ............................................................................... 59
Hình 4.6: Kỳ chuyển đổi tiền mặt và kỳ kinh doanh liên tiếp qua 3 chu kỳ ................. 60
Hình 4.7: Đòn bẩy tài chính LEV từ 2011 đến 2015 ..................................................... 60
Hình 4.8: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản CATAR từ 2011 đến 2015 ....... 61
Bảng 4.1: Thống kê mô tả .............................................................................................. 62
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ....................................................... 64
Bảng 4.3 Kết quả mô hình với biến phụ thuộc ROA..................................................... 65

Footer Page 10 of 137.


Header Page 11 of 137.


Bảng 4.4: Kiểm định xttest0 về phương sai thay đổi cho phương pháp REM ............. 66
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy VIF với biến phụ thuộc ROA ............................................. 67
Bảng 4.6: Kiểm định Wooldridge test về tự tương quan ............................................... 68
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy GLS mô hình với biến phụ thuộc ROA............................... 68
Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra nội sinh với biến phụ thuộc ROA ..................................... 69
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy GLS của bảng 4.7 ............................................................... 70

Footer Page 11 of 137.


Header Page 12 of 137.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu từ viết tắt
ACP
APP
CATAR
CR
EBIT
FEM
FFAR
GLS
GMM
GROWTH
HOSE
ICP
LEV
LNS

Pool OLS
REM
ROA

Footer Page 12 of 137.

Diễn giải
Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thanh toán cho người bán
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản
Hệ số thanh toán ngắn hạn
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Phương thức tác động cố định
Tỷ số đầu tư tài chính dài hạn trên tổng tài sản
Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát
Phương pháp sai phân theo phương pháp tác động cố định
Tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng
Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho
Đòn bẩy tài chính
Quy mô công ty
Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất
Phương thức tác động ngẫu nhiên
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản


Header Page 13 of 137.

1


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước đây, nhiều nhà nghiên cứu tài chính đã tập trung vào tài chính dài hạn,
nghiên cứu cấu trúc vốn công ty, định giá công ty và các khoản đầu tư khác trong
lĩnh vực tài chính. Nhưng đầu tư ngắn hạn chiếm ưu thế trong bảng cân đối của
nhiều tổ chức doanh nghiệp đặc biệt là vừa và nhỏ. Vốn lưu động trực tiếp ảnh
hưởng đến giá trị của doanh nghiệp bởi ảnh hưởng của nó đối với lợi nhuận và rủi
ro (Smith, 1980). Theo ghi nhận của Blinder & Munccini (1991) duy trì mức tồn
kho cao có thể ngăn cản tổn thất kinh doanh do hết hàng; tránh sự gián đoạn của
quá trình sản xuất và hàng rào chống lại sự biến động về giá cả. Bán hàng tín dụng
hoạt động như một tác nhân kích thích tăng doanh thu trong một số cách. Theo
Brennan; Maksimovic & Zenchner (1988); Petersen & Rajan (1997) bán hàng tín
dụng có thể hoạt động như một chiến lược giảm giá. Nó cũng kích thích nhu cầu
ngay cả khi nhu cầu mua sản phẩm thấp (Emery, 1987). Ngược lại, đầu tư quá mức
thì công ty mất cơ hội để đầu tư vào các hoạt động có lợi nhuận khác (Brigham &
Houston, 2007). Hiệu quả trong việc quản lý các khoản phải thu, phải trả và hàng
tồn kho là động lực chính cho việc kinh doanh thành công (Filbeck & Krueger,
2005).
Các tài sản ngắn hạn của bất kỳ doanh nghiệp cũng bao gồm các hạng mục
như cổ phiếu và hàng tồn kho, các khoản phải thu, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
Trong khi đó, tổng tài sản là sự kết hợp của cả hai tài sản ngắn hạn và dài hạn (các
hạng mục như nhà máy và máy móc thiết bị, đồ nội thất, đồ đạc, phụ kiện, xe cơ
giới,…). Ngày nay toàn bộ các khía cạnh của quản trị vốn lưu động đã trở thành
phân tích tài sản ngắn hạn liên quan đến tiền mặt và thành phần của tài sản ngắn
hạn. Do đó, việc thảo luận về quản trị vốn lưu động của bất cứ doanh nghiệp luôn
đồng nghĩa với khía cạnh quản trị tài sản ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn được gọi là nguồn sống cho cho bất kỳ đơn vị kinh tế, do đó
quản trị của nó được coi là một trong những chức năng quan trọng nhất của quản trị
doanh nghiệp (Raheman, Afza, Qayyum & Bodla, 2010). Tất cả các tổ chức, với


Footer Page 13 of 137.


Header Page 14 of 137.

2

mục đích lợi nhuận hay phi lợi nhuận, không có quy mô và tính chất của doanh
nghiệp, điều cần một lượng tài sản ngắn hạn. Do đó, nó là yếu tố quan trọng nhất để
đảm bảo sự tồn tại, lợi nhuận, tính thanh khoản và khả năng thanh toán của doanh
nghiệp (Raheman và cộng sự, 2010).
Tài sản ngắn hạn đã được nhiều nhà nghiên cứu chứng minh là thành phần
quan trọng của toàn bộ tài sản, vì nó đóng một vai trò cơ bản trong toàn bộ chiến
lược doanh nghiệp cho việc tạo ra giá trị cho cổ đông và có thể ảnh hưởng rất lớn
đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tỷ trọng lớn trong bảng cân đối của một
doanh nghiệp được tạo thành từ các khoản đầu tư ngắn hạn và những nguồn lực
khác có kỳ hạn ngắn (Pedro, 2007). Duy trì sự cân bằng giữa các thành phần tài sản
ngắn hạn và nợ ngắn hạn thúc đẩy khả năng sinh lời của một doanh nghiệp
(Kesseven, 2006), do đó phải được quản trị một cách cẩn thận. Quản trị tài sản ngắn
hạn là quá trình thiết lập sự kết hợp tối ưu của hàng tồn kho, các khoản phải thu và
tiền mặt.
Về mặt lý thuyết các mức độ đầu tư vào tài ngắn hạn ảnh hưởng đến hoạt động
của công ty. Các doanh nghiệp có tính thanh khoản cao thì lợi nhuận thấp. Quản trị
vốn lưu động hiệu quả là điều cần thiết cho các doanh nghiệp, điều này là do một
phần lớn tài sản của họ là các tài sản ngắn hạn (Home & Wachowitz, 2000). Nếu
không có sự cân bằng hợp lý giữa lợi nhuận và tính thanh khoản của một doanh
nghiệp, thì doanh nghiệp rất có khả năng rơi vào phá sản (Kargar & Krueger, 2005).
Trong năm qua thị trường thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, kinh
tế thế giới phục hồi chậm, nhu cầu của thị trường thế giới giảm lại dẫn đến sự suy
giảm của một số mặt hàng của Việt Nam, các khó khăn của doanh nghiệp về chiến

lược và định hướng phát triển, về vốn, về chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ...
ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực cạnh tranh và hạn chế của một số cơ chế chính
sách, điều kiện về cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng cửa khẩu...Với những khó khăn
và tầm quan trọng đã nêu trên, việc quản trị tài sản ngắn hạn của một doanh nghiệp
là cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn. Khi một doanh nghiệp
không quản trị tốt tài sản ngắn hạn, sẽ xảy ra tình trạng thiếu tiền mặt và kết quả là
vấn đề mất khả năng thanh toán khi đến hạn. Thật vậy, thiếu tài sản ngắn hạn được

Footer Page 14 of 137.


Header Page 15 of 137.

3

ghi nhận là một nguyên nhân chính của sự thất bại doanh nghiệp nhỏ ở nhiều nước
phát triển và đang phát triển (Rafuse, 1996). Quản trị tài sản ngắn hạn là quan trọng
bởi vì tác động của nó đối với lợi nhuận và rủi ro của công ty, và kết quả là giá trị
của công ty (Smith, 1980). Đầu tư vào các tài sản ngắn hạn chiếm một vị trí rất lớn
trong tổng tài sản các doanh nghiệp. Quản trị tài sản ngắn hạn là rất quan trọng cho
tất cả các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, vì họ không có khả năng đầu
tư tài chính dài hạn nhưng họ phải đầu tư cho các tài sản ngắn hạn. Ngoài ra, có sự
đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, vì vậy đòi hỏi một sự cân bằng tối ưu giữa lợi
nhuận và khả năng thanh toán bằng cách giảm thiểu tổng chi phí thanh khoản và chi
phí thiếu tính thanh khoản, mục tiêu quản trị tài sản là tăng cường khả năng sinh lời
và tính thanh khoản (Pandey, 1997).
Vì vậy việc nghiên cứu tác động của tài sản ngắn hạn lên khả năng sinh lời
giúp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị tài sản ngắn hạn cho các doanh nghiệp là
cần thiết, kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho học viên và
các nhà quản trị doanh nghiệp. Cho nên tôi đã chọn đề tài “QUẢN TRỊ TÀI SẢN

NGẮN HẠN TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP KINH DOANH HÀNG TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN HOSE” làm
luận văn tốt nghiệp cho mình. Nghiên cứu này cố gắng đo lường ảnh hưởng của tỷ
trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản, các thành phần của tài sản ngắn hạn như
khoản phải thu, khoản phải trả, tồn kho đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này
được thúc đẩy bởi thực tế ít nghiên cứu được thực hiện cụ thể để đo lường ảnh
hưởng của của tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản đến khả năng sinh lời của
các công ty đặc biệt là Việt Nam. Vì vậy nghiên cứu này dự kiến sẽ điền vào
khoảng trống này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích quản trị tài sản ngắn hạn tác
động như thế nào đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu
dùng niêm yết trên HOSE (Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh). Từ
đó, đề xuất giải pháp liên quan đến quản trị tài sản ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu

Footer Page 15 of 137.


Header Page 16 of 137.

4

quả hoạt động quản trị tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu
dùng. Mục tiêu cụ thể là:
-

Phân tích tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản tác động đến khả năng
sinh lời của các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng.

-


Phân tích kỳ luân chuyển hàng tồn kho tác động đến khả năng sinh lời của
các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng.

-

Phân tích kỳ thanh toán cho người bán tác động đến khả năng sinh lời của
các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng.

-

Phân tích kỳ thu tiền bình quân tác động đến khả năng sinh lời của các
doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng.

-

Gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị tài sản
ngắn hạn để tăng khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp kinh doanh hàng
tiêu dùng.

1.3. Những nghiên cứu trước
Trước đây đã có rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về
mối quan hệ của quản trị tài sản ngắn hạn hay quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận
kinh doanh, hay khả năng thanh khoản và sinh lợi của công ty với nhiều ngữ cảnh
khác nhau. Như Aminu Yusuf (2016) viết về “Quản trị tài sản ngắn hạn và khả
năng sinh lời của công ty”. Agha (2014) đã tiến hành nghiên cứu để kiểm tra tác
động của quản lý vốn lưu động và khả năng sinh lời của công ty dược phẩm Glaxo
Smithline đăng ký trên sàn chứng khoán Karachi trong giai đoạn 1996-2011. Tác
giả Nyabenge (2014) viết về “Sự ảnh hưởng của quản lý vốn lưu động đến hoạt
đông tài chính của các công ty sản suất ở Kenya”. Gul, Khan, Raheman, Khan

(2013) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc quản lý vốn lưu động đến hiệu suất của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) ở Pakistan. Gakure, Cheluget, Onyango &
Keraro (2012) đã phân tích mối quan hệ giữa quản lý vốn lưu động và hiệu suất của
15 hãng sản xuất liệt kê ở NSE trong giai đoạn 2006-2010. Tác giả Mathuva (2010)
viết về “Sự ảnh hưởng của các thành phần quản trị vốn lưu động lên khả năng sinh
lời của công ty”. Bài viết về “Mối quan hệ giữ quản trị nguồn vốn lưu động với khả
năng sinh lời” của tác giả Amaijit Gill, Nahum Biger & Neil Mathur (2010). Tác

Footer Page 16 of 137.


Header Page 17 of 137.

5

giả Ioannis Lazaridis & Dimitrios Tryfonidis (2006) nghiên cứu về “Mối quan hệ
giữa quản lý vốn lưu động và khả năng sinh lợi của các công ty”.
Trong nước cũng có rất nhiều đề tài luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vai trò của
quản trị vốn lưu động cụ thể như đề tài “Quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và
hiệu quả tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam” năm 2012 của tác giả Nguyễn Tùng Bá Khôi; “Tác động của quản trị vốn
lưu động tới khả năng sinh lợi và giá trị thị trường của các công ty cổ phẩn tại Việt
Nam” năm 2012 của tác giả Nguyễn Thị Việt Thủy; “Quản trị vốn lưu động trong
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TPHCM” của Phạm Trinh Hiếu; “Tác động của quản
trị vốn lưu động đến tỷ suất sinh lợi của các Công ty Thủy sản trên thị trường
chứng khoán Việt Nam” năm 2012 của Nguyễn Ngọc Hân. Và cho đến nay, đề tài
vẫn giữ được tính thực tiễn của nó, nhất là trong khi Việt Nam đang hội nhập kinh
tế quốc tế, các doanh nghiệp luôn tìm nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng
tài sản ngắn hạn đem lại hiệu quả trong kinh doanh.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Quản trị tài sản ngắn hạn tác động đến khả
năng sinh lời của các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng.
Phạm vi nghiên cứu đề tài:
-

Về không gian: Các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng niêm yết trên
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

-

Về thời gian: Luận văn chỉ giới hạn trong khoảng thời gian 5 năm gần đây,
năm 2011 đến năm 2015.

1.5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phần mềm Stata thống kê mô tả dữ liệu, sau đó thực hiện mô hình hồi
qui, tùy vào giá trị kiểm định mà chọn phương pháp ước lượng hồi quy phù hợp:
Pool OLS, FEM (Fixed effect method) hay REM (Radmon effect method). Sau khi
xác định phương pháp hồi quy nào hiệu quả hơn sẽ tiếp tục kiểm định phương sai
thay đổi, hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan, hiện tượng nội sinh
giữa các biến của mô hình. Nếu có hiện tượng này xảy ra, nghiên cứu sẽ áp dụng

Footer Page 17 of 137.


Header Page 18 of 137.

6

phương pháp hồi quy GLS (Generalize lest square) hoặc phương pháp GMM để giải
quyết những lỗi này.

1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Những phát hiện của nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ làm nổi bật tầm quan
trọng của chính sách quản lý tài sản ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của
các doanh nghiệp như thế nào. Nghiên cứu này nhằm xác định sự cần thiết cho công
tác quản lý tài sản ngắn hạn trong xây dựng chiến lược của công ty nói chung, tác
động của việc quản lý tài sản ngắn hạn đến khả năng sinh lời và mở rộng ra là giá trị
của các doanh nghiệp. Các đối tượng sau đây sẽ được hưởng lợi lớn nhất của những
phát hiện của nghiên cứu:
Doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng: Những phát hiện này sẽ cung cấp
một khuôn khổ về chiến lược quản lý tài sản ngắn hạn cho các tổ chức doanh nghiệp
tập trung vào việc tạo ra giá trị cho các cổ đông của họ. Quản lý doanh nghiệp sẽ
đánh giá cao những giá trị nằm trong quản lý hiệu quả các thành phần của tài sản
ngắn hạn.
Nhà đầu tư: Các doanh nghiệp đưa ra các chính sách quản lý tài sản ngắn hạn
có hiệu quả sẽ được xem như các công ty có lợi nhuận với triển vọng tạo ra giá trị
trong tương lai. Các công ty đó sẽ cung cấp cổ phiếu hấp dẫn với lợi nhuận đầy hứa
hẹn liên quan đến tăng vốn và cổ tức.
Lĩnh vực ngân hàng: Những phát hiện từ nghiên cứu này sẽ giúp các ngân
hàng thương mại thẩm định tín dụng cho các doanh nghiệp tìm nguồn tài trợ. Những
công ty có chính sách quản lý tài sản ngắn hạn tốt được giả định có khả năng thanh
khoản vì thế cho phép họ để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn.
Nhà nghiên cứu: Các nhà nghiên cứu về quản lý tài sản ngắn hạn sẽ được
hưởng lợi từ nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết từ nghiên cứu này; nghiên cứu
này sẽ làm cơ sở cho các nghiên cứu xa hơn về quản trị tài sản ngắn hạn.
1.7. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu gồm có năm chương:
Chương 1: Trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu liên quan và đề xuất mô hình.

Footer Page 18 of 137.



Header Page 19 of 137.

7

Chương 3: Trình bài phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và đề xuất giải pháp.

Footer Page 19 of 137.


Header Page 20 of 137.

8

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu
Chương này sẽ trình bài các lý thuyết liên quan đến nghiên cứu như khái niệm
tài sản ngắn hạn, lý thuyết quản trị tiền mặt, quản trị hàng tồn kho, quản trị khoản
phải thu, lý thuyết thanh khoản, quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, lý thuyết khả
năng sinh lời, khái niệm các tỉ suất sinh lời, giới thiệu Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Cuối cùng sẽ trình bài các nghiên cứu trước liên
quan đến nghiên cứu này.
2.2. Lý thuyết tổng quan
2.2.1. Khái niệm
2.2.1.1. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) được thành lập
tháng 7 năm 2000, là một đơn vị trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và quản

lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam. Chỉ số giá cổ phiếu
trong một thời gian nhất định (phiên giao dịch, ngày giao dịch) của các công ty
niêm yết tại trung tâm này được gọi là VN-Index. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh hoạt động như một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Nhà nước với số vốn điều lệ là một nghìn tỷ đồng. Tên tiếng Anh của sở giao dịch
này là Ho Chi Minh Stock Exchange, được biết đến với tên viết tắt là HOSE.
2.2.1.2. Khái niệm hàng tiêu dùng
Theo Global Industry Classification Standard (GICS) được phát triển bởi
Morgan Stanley Capital International (MSCI) và Standard & Poor's vào năm 1999,
Hàng tiêu dùng (Consumer Discretionary) bao gồm những nhóm hàng tiêu dùng
nhạy cảm với chu kì của nền kinh tế như: xe hơi, hàng gia dụng lâu bền (đồ điện tử
gia dụng), hàng may mặc và các thiết bị giải trí, giáo dục. Nhóm dịch vụ bao gồm
khách sạn, nhà hàng, trung tâm giải trí, truyền thông. Và Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng bộ chỉ số ngành theo chuẩn phân ngành quốc tế
GICS.

Footer Page 20 of 137.


Header Page 21 of 137.

9

2.2.1.3. Khái niệm tài sản ngắn hạn
Một công ty có tài sản và có lợi nhuận lớn nhưng thiếu thanh khoản nếu tài sản
không dễ dàng được chuyển đổi thành tiền mặt. Sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả
là cần thiết để đảm bảo đủ khả năng đáp ứng nợ ngắn hạn và chi phí hoạt động sắp
tới (Githinji, 2013). Tài sản ngắn hạn là một thuật ngữ cơ bản tương tự như tài sản
lưu động là một khoản mục trong bảng cân đối kế toán bao gồm tất cả loại tài sản có
thể dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt trong vòng 1 năm hay trong một chu kỳ sản

xuất kinh doanh. Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương
tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn
kho và những tài sản có tính thanh khoản khác (Trần Ngọc Thơ, 2007). Tài sản
ngắn hạn là các khoản đầu tư ngắn mà vẫn tiếp tục được chuyển đổi thành các loại
tài sản khác (Rao, 1989). Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: tiền mặt và
các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải
thu ngắn hạn, hàng tồn kho, các tài sản ngắn hạn khác (chi phí trả trước ngắn hạn)
sử dụng để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh
nghiệp (Teruel & Solano, 2006; Brigham & Houston, 2007). Như vậy, tài sản ngắn
hạn được hiểu là những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của công ty được
chuyển đổi qua tất cả các dạng, từ tiền mặt đến hàng tồn kho, khoản phải thu và trở
về trạng thái ban đầu là tiền mặt (Richards & Laughlin, 1980). Tuy nhiên, nợ phải
trả là trách nhiệm của các công ty và được thực hiện kịp thời. Do đó, việc tính toán
mức độ khác nhau của các thành phần tài sản ngắn hạn trở nên thường xuyên, lặp đi
lặp lại và tốn nhiều thời gian của các nhà quản trị tài chính.
Quản trị tài sản ngắn hạn liên quan đến việc lập kế hoạch và kiểm soát các tài
sản ngắn hạn và các khoản nợ hiện tại, cách để loại bỏ nguy cơ mất khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn của một công ty và để tránh đầu tư quá mức vào những tài sản
khác (Eljelly, 2004). Việc xem xét một cách cẩn trọng các hoạt động quản lý tài sản
ngắn hạn sẽ vô cùng có lợi cho bất cứ ai có quyết định tiến hành đầu tư. Quyết định
tối đa hóa lợi nhuận có xu hướng giảm thiểu khả năng thanh khoản. Ngược lại tập
trung hoàn toàn vào thanh khoản có thể sẽ làm giảm lợi nhuận tiềm năng của công
ty (Deloof, 2003). Việc quản trị tài sản ngắn hạn liên quan đến quản trị tiền mặt,

Footer Page 21 of 137.


Header Page 22 of 137.

10


hàng tồn kho, các khoản phải thu và phải trả. Sự tăng tài sản ngắn hạn có thể cho
thấy các doanh nghiệp đã tăng các khoản phải thu, hàng tồn kho hoặc các tài sản
hiện tại khác.
2.2.2. Quản trị tiền mặt
Sagan (1955) nhấn mạnh sự cần thiết phải quản trị các tài khoản vốn lưu động
và cảnh báo rằng nó có thể cực kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe của một công ty. Thảo
luận chủ yếu của ông là vai trò của người quản trị tiền mặt. Ông lưu ý rằng các hoạt
động quản trị tiền mặt chủ yếu là các dòng tiền phát sinh từ các giao dịch kinh
doanh thông thường. Ông ám chỉ rằng người quản trị tiền mặt phải hiểu rõ những gì
đang được thực hiện với hàng tồn kho, các khoản phải thu và phải trả vì tất cả đều
ảnh hưởng đến lượng tiền mặt. Sagan tập trung chủ yếu vào các thành phần vốn lưu
động. Ông đề nghị rằng người quản trị tiền mặt nên đưa ra quyết định dựa trên ngân
sách tiền mặt và tổng số tài sản hiện tại chứ không phải trên cơ sở tỷ lệ vốn lưu
động truyền thống, cách này người quản trị sẽ tránh được khoản vay không cần thiết
ngay cả khi lượng vốn lưu động ròng thấp. Nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết
việc thu gom các khoản phải thu mà không cung cấp một phương pháp để đạt được
nó.
Hình 2.1: Chu kỳ luân chuyển của tiền mặt

Quản trị tiền mặt với mục tiêu chính là phải đảm bảo đủ dòng tiền để các
doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh một cách bình thường trên cơ sở giảm

Footer Page 22 of 137.


Header Page 23 of 137.

11


thiểu rủi ro mất khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong ngắn hạn. Sự thiếu
hụt tiền mặt có thể gây trục trặc cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh
nghiệp như đầu tư quá nhiều vào khoản tồn kho, khoản phải thu hay các khoản khác
thì lại làm giảm khả năng thanh toán, sẽ làm tăng chi phí cơ hội của đầu tư, đặc biệt
khi doanh nghiệp dùng nguồn vốn từ bên ngoài để tài trợ cho các khoản này.
Quản trị tiền mặt có sự giống nhau với mô hình quản trị hàng tồn kho (EOQ).
Về hình thức, tiền mặt cũng giống như hàng tồn kho vì cả hai đều là nguyên vật liệu
dùng trong quá trình sản xuất. Để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra suôn sẻ, các
doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền mặt dự trữ. Nếu dự trữ quá nhiều so với
nhu cầu thực tế sẽ làm vốn tiền mặt bị ứ đọng. Ngược lại, nếu dự trữ quá ít sẽ làm
giảm khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Để xác định
lượng dự trữ tiền mặt hợp lý, hạn chế rủi ro phát sinh, các doanh nghiệp có thể xem
xét những nghiên cứu nổi tiếng nhất trong lĩnh vực này: Nghiên cứu đầu tiên của
Baumol (1952), và Miller & Orr (1966) về một mô hình quản trị tiền mặt, Các giả
định của các mô hình này sẽ thông báo cho các nhà quản lý biết các vấn đề liên
quan với phương pháp quản lý tài sản ngắn hạn.
Mô hình Baumol
Mô hình này được thiết kế để giảm thiểu tổng chi phí cơ hội liên quan đến việc
nắm giữ tiền mặt và chi phí giao dịch liên quan đến chuyển đổi tiền mặt. Các thủ
thuật này rất giống với mô hình quản lý tồn kho EOQ, nhưng nó phù hợp hơn với
các biến khác nhau. Mô hình này giả định rằng công ty nắm giữ một danh mục đầu
tư thị trường chứng khoán thì có thể dễ dàng được chuyển đổi thành tiền mặt
(Baumol, 1952). Theo mô hình này, tiền mặt được giả định là khởi đầu, và sau đó
thì giảm suốt về giá trị không.

Footer Page 23 of 137.


Header Page 24 of 137.


12

Hình 2.2. Mô hình quản trị tiền mặt của Baumol

Nguồn Pandey, I.M. (2010). Financial Management (10Th Edition)
Trong mô hình Baumol, người quản trị tài chính phải quyết định về việc phân
bổ lại ngồn vốn giữa tiền mặt và chứng khoán thị trường (Pandey, 2010). Một lần
nữa, sự đánh đổi này tạo thành cơ sở cho việc tính toán. Tuy nhiên, sự đánh đổi này
có liên quan đến chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt tăng lên theo mức tiền
mặt và các chi phí phát sinh giao dịch giảm khi tăng mức tiền mặt với mỗi giao dịch
(Cornett và cộng sự, 2009).
Các chi phí cơ hội thể hiện sự mất đi lợi ích khi nắm giữ tiền mặt thay vì được
đầu tư. Các chi phí giao dịch tương ứng với chi phí phát sinh khi một doanh nghiệp
quyết định mua hoặc bán chứng khoán (Pandey, 2010). Nếu một doanh nghiệp
quyết định duy trì một mức tiền mặt thấp, nó sẽ phải thực hiện nhiều giao dịch dẫn
đến chi phí giao dịch cao nhưng chi phí cơ hội thấp vì có rất ít quỹ tiền mặt nhàn
rỗi. Nếu doanh nghiệp vẫn duy trì một lượng lớn tiền mặt, thì chi phí cơ hội của
công ty sẽ cao hơn do số lượng tiền mặt không đầu tư tương đối lớn nhưng các chi
phí giao dịch sẽ giảm vì chỉ có một vài giao dịch sẽ là cần thiết (Pandey, 2010).
Mô hình Miller & Orr
Miller & Orr (1966) trong một nỗ lực tạo ra mô hình quản lý tiền mặt thực tế
hơn dựa trên mô hình Baumol. Miller & Orr phát triển một mô hình số dư tiền mặt
với dòng tiền vào và ra biến động ngẫu nhiên từ ngày này sang ngày khác. Trong
mô hình Miller-Orr bao gồm cả dòng tiền vào và dòng tiền ra, mô hình này giả định

Footer Page 24 of 137.


Header Page 25 of 137.


13

rằng sự phân bố của các dòng tiền ròng hàng ngày (dòng tiền vào trừ dòng tiền ra)
được phân phối bình thường. Trên mỗi ngày dòng tiền ròng có thể là giá trị ở mức
kỳ vọng hoặc một số giá trị cao hơn hoặc thấp hơn. Mô hình này giả định rằng dòng
tiền ròng ở mức kỳ vọng sẽ là số không.
Hình 2.3. Mô hình quản trị tiền mặt của Miller & Orr

Nguồn Pandey, I.M. (2010). Financial Management (10Th Edition)
Hình 2.3 cho thấy cách mô hình Miller-Orr hoạt động. Mô hình này hoạt động
trong điều kiện giới hạn kiểm soát trên (U) và dưới (L) và chỉ tiêu số dư tiền mặt
(Z). Các doanh nghiệp cho phép số dư tiền mặt của mình để biến động một cách
ngẫu nhiên trong giới hạn trên và dưới. Miễn là số dư tiền mặt là giữa U và L, thì
các doanh nghiệp sẽ không có giao dịch. Khi số dư tiền mặt đạt đến U, chẳng hạn
như tại điểm A, thì doanh nghiệp mua (U – Z) đồng chứng khoán để giảm số dư tiền
mặt trở về Z. Ngược lại, khi số dư tiền mặt giảm xuống L, chẳng hạn như tại điểm B
(giới hạn dưới), các doanh nghiệp nên bán (Z – L) đồng chứng khoán và tăng số dư
tiền mặt đến Z.
Cũng giống như mô hình Baumol, mô hình Miller-Orr phụ thuộc vào chi phí
giao dịch và chi phí cơ hội. Chi phí giao dịch liên quan đến việc mua, bán chứng
khoán, F,được giả định là cố định. Chi phí cơ hội do việc nắm giữ tiền mặt, R, là lãi
suất hàng ngày trên chứng khoán thị trường. Không giống như trong mô hình
Baumol, số lượng giao dịch mỗi giai đoạn là một biến ngẫu nhiên thay đổi tùy thuộc
sự biến động các dòng tiền vào và ra. Như vậy, chi phí giao dịch cho mỗi giai đoạn

Footer Page 25 of 137.


×