Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Nghiên cứu tử vong do tai nạn lao động ghi nhận tại tỉnh lạng sơn giai đoạn 2011 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.15 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LƯU VĂN NGHĨA

NGHIÊN CỨU TỬ VONG DO TAI
NẠN LAO ĐỘNG GHI NHẬN TẠI TỈNH
LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011-2014

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LƯU VĂN NGHĨA

NGHIÊN CỨU TỬ VONG DO TAI
NẠN LAO ĐỘNG GHI NHẬN TẠI TỈNH
LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011-2014

Chuyên ngành : Y tế công cộng
Mã số



: 60 72 03 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

Giảng viên hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. LÊ TRẦN NGOAN

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội,
Ban Lãnh đạo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Phòng Quản
lý đào tạo đại học Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo, Nghiên cứu
khoa học, Hợp tác quốc tế -Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập và
nghiên cứu để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Lê Trần Ngoan, giảng
viên bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp, người thầy đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo em
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong bộ môn Sức khỏe
nghề nghiệp, các chuyên gia đã tạo điều kiện và đóng góp ý kiến quan trọng
giúp em hoàn chỉnh luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ tại Cục thống kê tỉnh
Lạng Sơn, các cán bộ tại Sở Lao động Thương binh & xã hội tỉnh Lạng Sơn,
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lạng Sơn, Sở tử pháp Lạng Sơn, Lãnh đạo Trung tâm y
tế dự phòng tỉnh, các đồng nghiệp và các cán bộ y tế của các trạm y tế xã trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thu thập số
liệu.

Cuối cùng em xin cảm ơn bạn bè, gia đình và tập thể lớp CH24 -Y tế
công cộng đã động viên, cổ vũ và giúp em trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2017
Lưu Văn Nghĩa


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng Quản lý đào tạo sau Đại học Trường Đại học Y Hà Nội.
- Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Em tên là Lưu Văn Nghĩa, học viên Cao học khóa 24 – Chuyên ngành
y tế công cộng, niên khóa 2015-2017 - Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam
đoan:
Đây là luận văn do em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Lê Trần Ngoan. Các số liệu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên
cứu nào khác đã được công bố. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là
hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được chấp thuận tại cơ sở
nghiên cứu.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Học viên

Lưu Văn Nghĩa

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BLĐTB&XH


Bộ lao động thương binh và xã hội

CBYT

Cán bộ y tế

ICD-10

International Classification of Diseases, Revision 10
( Phân loại Quốc tế về bệnh tật)

ILO

International Labour Organization
( Tổ chức lao động Quốc tế)

PAHO

Pan American Health Organization
(Tổ chức sức khỏe Hoa Kỳ PAN)

QLMTYT

Quản lý Môi trường Y tế

TNGT

Tai nạn giao thông

TNTT


Tai nạn thương tích

TNLĐ

Tai nạn lao động

TP

Thành phố


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Mục tiêu:........................................................................................................2
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN.................................................................................................3
1.1 Giới thiệu chung......................................................................................3
1.2. Tai nạn lao động trên thế giới và Việt Nam..........................................13
1.3. Một số nghiên cứu về yếu tố nguy cơ của TNLĐ.................................16
1.4. Giới thiệu tỉnh Lạng Sơn......................................................................18
Chương 2........................................................................................................21
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................21
2.1. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................21
2.2. Thời gian nghiên cứu............................................................................21
2.3. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................21
2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................22
2.5. Sai số và các biện pháp khống chế sai số.............................................27
2.6. Nhập, quản lý và phân tích...................................................................27

2.7. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................28
Chương 3........................................................................................................29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................29
3.1 Thực trạng, phân bố tử vong do tai nạn lao động..................................29
3.2 Thực trạng ghi nhận tử vong do tai nạn lao động..................................44
Chương 4........................................................................................................47
BÀN LUẬN...................................................................................................47
4.1. Thực trạng, phân bố tử vong do tai nạn lao động.................................47
4.2. Hoạt động của hệ thống ghi nhận tử vong do tại nạn lao động............55
KẾT LUẬN....................................................................................................60
1. Thực trạng, phân bố tử vong do tai nạn lao động....................................60
2. Hoạt động của hệ thống ghi nhận tử vong do TNLĐ..............................60
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................1


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3. 1: Phân bố TV do TNTT theo huyện và giới , 2011-2014.............29
Bảng 3.2: Phân bố TVdo TNLĐ theo huyện và giới, 2011-2014................31
Bảng 3.3: Phân bố TV do TNTT theo nhóm tuổi và giới, 2011-2014........32
Bảng 3.4: Phân bố TV do TNLĐ theo nhóm tuổi và giới, 2011-2014........33
Bảng 3.5: Tỉ suất tai nạn thương tích /100.000...........................................34
Bảng 3.6: Tỉ suất tai nạn lao động /100.000................................................34
Bảng 3. 7: Mô hình tử vong do tai nạn thương tích...................................36
Bảng 3. 8: Mô hình tử vong do TNLĐ.........................................................38
Bảng 3. 9: Tai nạn thương tích theo năm và giới, 2011-2014.....................40
Bảng 3. 10: Tai nạn lao động theo năm và giới, 20 11-2014.......................41
Bảng 3.11: Tai nạn thương tích theo thời gian và giới, 2011-2014............42
Bảng 3.12: Tai nạn lao động theo thời gian và giới, 2011-2014.................43

Bảng 3.13: Bổ sung tai nạn lao động sau khi thẩm định............................44
Bảng 3.14: Ghi nhận bởi Sở Lao động Thương binh& xã hội..................45
Bảng 3. 15: Ghi nhận bởi Bảo hiểm xã hội tỉnh..........................................46


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn..............................................18
Hình 2.2. Sơ đồ thẩm định và mã ICD-10 đối với tai nạn lao động..........23


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoạt động sản xuất đang hàng ngày, hàng giờ tạo ra của cải vật chất,
phục vụ tốt hơn những nhu cầu ngày càng cao của con người, tuy nhiên trong
quá trình sản xuất người lao động vẫn thường xuyên phải tiếp xúc với những
yếu tố có hại ảnh hưởng đến sức khỏe và những nguy cơ về tai nạn trong lao
động. Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế(ILO) cứ 15 giây có một
vụ tai nạn lao động (TNLĐ) và 1 công nhân chết từ một TNLĐ hoặc bệnh tật.
Mỗi ngày, có khoảng 6.300 người chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề
nghiệp liên quan - hơn 2,3 triệu người chết mỗi năm, 317 triệu vụ tai nạn lao
động xảy ra hàng năm . TNLĐ đã gây ra những thiệt hại lớn về sinh mạng
cũng như thời gian làm việc. Theo báo cáo của PAHO năm 2007 có 7,6 triệu
vụ TNLĐ tại châu Mỹ . Theo báo cáo của ILO, năm 2010 Mỹ có gần 1,2 triệu
vụ TNLĐ, năm 2013 có 4585 vụ tai nạn chết người. Năm 2013, Mexico có
gần 550.000 vụ TNLĐ, 1314 vụ chết người . Số vụ TNLĐ có xu hướng tăng
dần qua các năm. Tại hàng loạt nước công nghiệp phát triển như Hàn Quốc,
Nhật Bản,... tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đã có thể coi như “đại
dịch”.

Theo báo cáo của Bộ Lao động–Thương binh và Xã hội, năm 2014 cả
nước đã xảy ra 6.709 vụ TNLĐ làm 6.941 người bị nạn trong đó: 592 vụ
TNLĐ chết người, 630 người chết, 1.544 người bị thương nặng và 2.136 nạn
nhân là lao động nữ . Qua các số liệu thống kê về tình hình TNLĐ năm 2014 so
với năm 2013 cho thấy số nạn nhân nữ được thống kê trong năm 2014 giảm so
với năm 2013 nhưng số vụ, số nạn nhân và số người chết do TNLĐ tăng lên. Số
vụ TNLĐ tăng từ 6.695 vụ (năm 2013) lên 6.709 vụ (năm 2014), và số vụ có
người chết tăng từ 562 người (năm 2013) lên 592 người (năm 2014) . Số vụ


2

TNLĐ tăng lên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà còn ảnh
hưởng đến kinh tế của người lao động và quốc gia.
Lạng sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam . Kinh tế, kỹ
thuật và phương tiện lao động còn nhiều hạn chế. Không thực sự lợi thế về
thu hút đầu tư, cho nên các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chủ yếu
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nhiều chủ doanh nghiệp chưa quan tâm
đúng mức tầm quan trọng của công tác an toàn lao động cho nên tiềm ẩn
nhiều nguy cơ mất an toàn trong lao động, đặc biệt lao động trong lĩnh vực
nông lâm nghiệp, người nông dân vừa là chủ vừa là người trực tiếp lao động
chưa có nhận thức đầy đủ và thực hành đúng để đảm bảo an toàn trong quá
trình lao động nên một số tai nạn thương tâm vẫn xảy ra trên địa bàn. Tuy
nhiên việc thống kê những trường hợp tại nạn gây tử vong xảy ra trong quá
trình lao động ở cộng đồng đôi khi lại thống kê theo nguyên nhân tai nạn
( như ngã, bỏng, đuối nước… ) nên được ghi nhận là tai nạn thương tích khác
không ghi nhận là tai nạn lao động dẫn đến việc có nguy cơ bỏ sót các trường
hợp tử vong do tai nạn lao động. Vì vậy em có tiến hành nghiên cứu TV do
TNLĐ trên địa bàn tỉnh “Nghiên cứu tử vong do tai nạn lao động ghi nhận
tại tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2014”

Mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng, phân bố tử vong do tai nạn lao động ghi nhận tại
tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2014
2. Phân tích hệ thống ghi nhận tử vong do tai nạn lao động tại tỉnh
Lạng Sơn


3

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1 Giới thiệu chung
1.1.1 Một số khái niệm về nguyên nhân tử vong
Nguyên nhân tử vong có 3 nhóm chính: nguyên nhân chính
(Underlying cause), nguyên nhân trực tiếp (Immediate cause) và nguyên nhân
phụ (Contribute cause) .
“ Nguyên nhân chính gây tử vong ” được Tổ chức Y tế Thế giới định
nghĩa như sau:
a) Bệnh hoặc một tai nạn thương tích khởi đầu chuỗi các nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến tử vong. Hoặc
b) Tình huống của tai nạn hoặc bạo lực mà dẫn đến tai nạn chết người.
Nguyên nhân tử vong trực tiếp là các bệnh, tình trạng bệnh hoặc biến
chứng mà xuất hiện lúc sắp tử vong, gây ngừng thở, ngừng tim.
Nguyên nhân phụ: Là bệnh hoặc tình trạng bệnh không phụ thuộc vào
chuỗi các sự kiện nguyên nhân (bắt đầu bằng nguyên nhân chính và kết thúc
bằng nguyên nhân trực tiếp).
1.1.2 Các khái niệm về tai nạn thương tích
* Khái niệm về thương tích:
Thương tích là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tác

động của những năng lượng (bao gồm cơ học, nhiệt, điện, hóa học hoặc
phóng xạ) với mức độ, tốc độ khác nhau, quá sức chịu đựng của cơ thể người.


4

Ngoài ra thương tích còn là sự thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sự sống như
trong trường hợp đuối nước, bóp nghẹt hoặc đông lạnh.
* Khái niệm về vụ tai nạn:
Là những vụ việc xảy ra do va chạm , đổ xe, lật thuyền, sập nhà, hầm
lò.... Một vụ tai nạn có thể dẫn đến hậu quả thiệt hại về vật chất hoặc người.
Một vụ tai nạn có thể có nạn nhân hoặc có thể có nhiều hơn một nạn nhân.
* Nguyên nhân tai nạn thương tích theo hoàn cảnh môi trường bao
gồm:
Tai nạn thương tích khi tham gia giao thông
Tai nạn gây thương tích trong lao động
Tai nạn thương tích trong trường học
Tai nạn thương tích do bị ngã
Tai nạn thương tích do súc vật cắn, đốt, húc
Tai nạn thương tích do bị đuối nước/ ngạt
Tai nạn thương tích do bị bỏng
Tai nạn thương tích do bị ngộ độc
Tai nạn thương tích do tự tử
Tai nạn thương tích do bao lực trong gia đình, xã hội
Tai nạn thương tích khác như: sét đánh, sặc bột, hóc xương.... [8]
1.1.3. Định nghĩa và phân loại tai nạn lao động
Định nghĩa tai nạn lao động


5


* Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức
năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong bao gồm :
- Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực
hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
- Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ
khác theo sự phân công của người sử dụng lao động hoặc người được người
sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động.
- Tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động khi đang thực hiện các
nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà Bộ luật Lao động và nội quy cơ sở cho phép
(nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, cho
con bú, tắm rửa, đi vệ sinh)
* Những trường hợp tai nạn lao động xảy ra tại địa điểm và thời gian
hợp lý, bao gồm:
- Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm
việc, từ nơi làm việc về nơi ở;
- Tai nạn xảy ra cho người lao động Việt Nam trong khi thực hiện
nhiệm vụ ở nước ngoài do người sử dụng lao động giao (tham dự hội nghị,
hội thảo, học tập ngắn hạn, nghiên cứu thực tế). [9].
Phân loại mức độ tổn thương
a) Phân loại theo số ngày nghỉ việc
- Loại tai nạn lao động nhẹ: nghỉ việc từ 1-14 ngày.
- Loại tai nạn lao động nặng: nghỉ việc từ 14 ngày trở lên[10]
b) Phân loại theo mức độ tổn thương


6

Tai nạn lao động chết người:
Người lao động bị tai nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn, chết trên

đường đi cấp cứu, trong thời gian cấp cứu hoặc trong quá trình đang điều trị,
chết do tái phát chính vết thương do TNLĐ gây ra (Nguyên nhân chính).
Tai nạn lao động nặng: là người lao động bị các chấn thương
+ Chấn thương vùng đầu, mặt, cổ.
+ Chấn thương vùng ngực, bụng.
+ Chấn thương phần chi trên.
+ Chấn thương phần chi dưới.
+ Tổn thương do bỏng.
+ Nhiễm độc các chất ở mức độ nặng.
Tai nạn lao động nhẹ: là người bị tai nạn không thuộc 2 loại TNLĐ nói
trên .
Ngoài ra TNLĐ còn được phân theo:
TNLĐ theo thương tích chú ý và không chú ý.
TNLĐ nguyên nhân bên ngoài.
TNLĐ theo bản chất của thương tích.
TNLĐ theo bộ phận cơ thể bị thương tích.
TNLĐ theo địa điểm xảy ra thương tích.
TNLĐ theo hoạt động của nạn nhân khi bị thương tích.


7

1.1.4. Nguyên nhân tai nạn lao động
Nguyên nhân kỹ thuật
* Nguyên nhân cơ học do các mảnh văng từ máy đang chạy, do con
thoi bắn ra khỏi máy lao vào người. Có thể do phoi bào, phoi tiện bắn vào
mắt, vào tay… Có thể do các lưỡi dao, lưỡi cưa cắt vào tay hoặc dây cu roa
quấn lôi vào máy…
Kết cấu máy móc không phù hợp với nhân trắc người lao động.
Kết cấu máy móc không đảm bảo độ bền cơ-lý-hóa.

* Nguyên nhân do thiết kế do máy móc thiếu bộ phận che chắn (máy
mài, máy cưa, tuốt lúa).
Thiếu các bộ phận phòng ngừa quá tải: phanh, khóa, van, thiết bị khống
chế vận hành…
Thiếu các phương tiện cơ giới hóa, tự động hóa tại nơi làm việc nặng
nhọc, độc hại và nguy hiểm.
Các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn không được
đăng kiểm định kỳ, thiếu giấy phép vận hành nên không đảm bảo an toàn cho
người vận hành.
* Nguyên nhân liên quan đến năng lượng gây cháy nổ, chất nổ tồn lưu
trong sắt thép phế thải chiến tranh (đạn, lựa đạn, mìn nhỏ…), điện giật.
Các nguyên nhân do tổ chức lao động:
Tổ chức chỗ làm việc thiếu khoa học, không hợp lý, chật hẹp, gò bó…
Bố trí lắp đặt, sắp xếp máy móc thiết bị không đúng nguyên tắc an toàn
nếu xảy ra sự cố tại một máy có thể gây sự cố cho các máy lân cận.


8

Bố trí mặt bằng sản xuất, đường đi lại, vận chuyển không an toàn,
chồng cao, lẫn lộn các hóa chất dễ gây cháy nổ…
Thiếu nghiêm túc trong việc thực hiện các quy trình, quy phạm an toàn
khi vận hành máy móc và sử dụng các thiết bị.
Không sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân hoặc có sử dụng nhưng
chiếu lệ hoặc các phương tiện đã bị hư hỏng, không đúng tiêu chuẩn.
Thiếu việc tổ chức học tập và huấn luyện về an toàn-vệ sinh lao động
cho công nhân. Không tổ chức huấn luyện định kỳ, huấn luyện khi thay đổi
công nghệ hoặc có sự luân chuyển công nhân, do đó công nhân thiếu hiểu biết
về an toàn lao động, không thực hiện đúng quy trình lao động, nội quy về an
toàn lao động.

Thiếu sự kiểm tra về an toàn-vệ sinh lao động thường xuyên tại các vị
trí lao động.
Cho phép công nhân vào làm việc tại những nơi thiếu an toàn hoặc làm
các công việc vi phạm quy tắc an toàn.
Thiếu giám sát của lãnh đạo trong quá trình sản xuất.
Do ý thức về an toàn lao động chưa tốt, coi thường các thủ tục kỹ thuật
an toàn-vệ sinh lao động.
Bản thân cán bộ có trách nhiệm vi phạm quy tắc an toàn trong trường
hợp làm thay cho công nhân và lý do nào đó.
Nguyên nhân về vệ sinh công nghiệp


9

Vi phạm các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp, bố trí các nguồn phát sinh
bụi, hơi, khí độc ở đầu hướng gió chính hoặc ở tầng dưới, thiếu thiết bị khử
độc lọc bụi trước khi phát thải.
Phát sinh bụi, hơi khí độc trong không gian sản xuất: rò rỉ từ các thiết bị
bình chứa, đường ống dẫn truyền, không có các thiết bị thu hồi khử độc ngay
tại nơi phát sinh.
Không đảm bảo điều kiện vi khí hậu theo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
Không đảm bảo tiêu chuẩn ánh sáng, tiếng ồn, độ rung…
Phương tiện bảo vệ cá nhân không đảm bảo yêu cầu vệ sinh, bất tiện
cho người sử dụng.
Vệ sinh công nghiệp tại máy, nơi làm việc và trong phân xưởng không
đúng quy định. [10]
1.1.5. Các ngành nghề có nhiều tai nạn lao động
Tại Việt Nam các ngành nghề có nhiều TNLĐ:
Công nghiệp điện và điện dân dụng
Công nghiệp xây dựng và vật liệu xây dựng

Giao thông vận tải
Khai thác mỏ
Du lịch
Luyện kim
Công nghiệp hóa chất. [11]
Ngoài ra còn có các tai nạn thường xảy ra trong lao động nông nghiệp :


10

+ Các tai nạn do máy móc nông nghiệp : như vật cứng, bụi, thóc bắn
vào mắt xảy ra khi tuốt lúa, làm đất; bị cuốn, cán kẹp vào động cơ và các bộ
phận chuyển động của máy nông nghiệp; thiếu thiết bị che chắn như đai dây
chuyền, trục máy của máy cày, máy xay xát, máy bơm, máy tuốt lúa; tai nạn
do đổ máy cày, công nông trong khi vận hành.
+ Tai nạn do động vật: Trâu húc, rắn cắn….
+ Tai nạn điện giật: do dây dẫn điện bị hở hoặc các bộ phận của máy móc
nông nghiệp, thiết bị vận hành bị rò rỉ điện. Trong nông thôn hiện nay vẫn phổ
biến phương pháp diệt chuột, đánh bắt cá bằng điện rất dễ gây điện giật.
+ Các tai nạn khác: ngã, sét đánh, tai nạn giao thông…. [12]
1.1.6. Hậu quả của tai nạn lao động
TNLĐ không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe công nhân mà
còn gây thiệt hại về kinh tế do hậu quả của TNLĐ gây ra. Các số liệu thống
kê tại Cộng đồng Châu Âu cho thấy, trong số 115 triệu người lao động của
Cộng đồng Châu Âu đã có hơn 10 triệu người bị tai nạn lao hoặc bệnh nghề
nghiệp hàng năm. Số người chết vì tai nạn lao động là hơn 8000 người/ năm.
Thiệt hại kinh tế khoảng 26 tỉ euro/năm. Ở Đức, điều kiện lao động xấu gây
thiệt hại là 52 tỉ mác/năm. Ở Anh, chi phí cho người bị tai nạn bằng 4 - 8%
tổng lợi nhuận của các công ty thương mại và công nghiệp của Anh. Tại Hà
Lan, chi phí cho bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động bằng khoảng 4% GNP.

Tại Mỹ, mỗi ngày có khoảng 9.000 người bị thương tật do tai nạn lao động và
153 người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thiệt hại kinh tế hàng
năm do tai nan lao động xảy ra trong công nghiệp là 190 tỉ đô la Mỹ.


11

Theo báo cáo của Bộ LĐTB&XH, năm 2016 cả nước xảy ra 7588 vụ
tai nạn lao động làm 711 người chết; chi phí do tai nạn lao động là 171,63 tỷ
đồng, thiệt hại về tài sản là 7,8 tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động
là gần 98.176 ngày [13].
1.1.7. Giới thiệu sơ lược về Bảng Phân loại quốc tế về bệnh tật (ICD-10)
1.1.7.1. Cấu trúc ICD-10
Bảng Phân loại quốc tế về bệnh tật ICD-10 có 21 chương, trong đó cá
mã tai nạn thương tích. Nhiều trường hợp mắc tai nạn thương tích khi đang
lao động (Tai nạn lao động), để lại di chứng nặng, gây biến chứng mắc các
bệnh nhiễm trùng bị tử vong (Nguyên nhân trực tiếp). Việc mã các bệnh của
toàn bộ các chương có liên quan với tai nạn thương tích, các chương của ICD10 là:
Chương I: Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng
Chương II: Bướu tân sinh
Chương III: Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan
đến cơ chế miễn dịch
Chương IV: Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa
Chương V: Bệnh tâm thần
Chương VI: Bệnh hệ thần kinh
Chương VII: Bệnh mắt và phần phụ của mắt
Chương VIII: Bệnh tai và xương chũm
Chương IX: Bệnh hệ tuần hoàn



12

Chương X: Bệnh hệ hô hấp
Chương XI: Bệnh hệ tiêu hóa
Chương XII: Bệnh da và mô dưới da
Chương XIII: Bệnh hệ cơ – xương – khớp và mô liên kết
Chương XIV: Bệnh hệ sinh dục – Tiết niệu
Chương XV: Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản
Chương XVI: Vết thương ngộ độc và hậu quả của một số nguyên nhân
bên ngoài
Chương XVII: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tiếp
xúc dịch vụ y tế
Chương XVIII: Các triệu chứng, dấu hiệu và những biểu hiện lâm sàng
và cận lâm sàng bất thường, không phân loại ở phần khác
Chương XIX: Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên
nhân bên ngoài
Chương XX: Nguyên sinh ngoại sinh của bệnh tật và tử vong
Chương XXI: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tiếp
xúc dịch vụ y tế.[14]
1.1.7.2. Nhóm tai nạn lao động theo ICD-10
Bảng Phân loại quốc tế về bệnh tật ICD-10 phân loại nguyên nhân tử
vong do TNTT nói chung và TNLĐ nói riêng, bao gồm 13 nhóm sau đây:
V01-V99: Tai nạn giao thông
W01-W19: Tai nạn do ngã


13

W20-W29: Tai nạn do bị tác động cơ học
W35-W49: Tai nạn do nổ vỡ có áp lực

W50-W64: Tai nạn do bị súc vật tấn công
W65-W74: Tai nạn do đuối nước
W75-W84: Tai nạn do ngạt thở, sặc, vùi lấp
W85-W99: Tai nạn do điện, phóng xạ
X00-X19: Tai nạn do bỏng
X20-X29: Tai nạn do động vật-thực vật có độc cắn, chích, đốt
X30-X39: Tai nạn do thiên tai
X40-X49: Ngộ độc hóa chất
X85-Y09: Tai nạn bị hành hung, bạo lực, xung đột [15].
1.2. Tai nạn lao động trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tai nạn lao động trên thế giới
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mỗi ngày, có khoảng 6.300
người chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp liên quan - hơn 2,3
triệu người chết mỗi năm, 317 triệu vụ tai nạn lao động xảy ra hàng năm. Cứ
15 giây, 153 công nhân có một vụ tai nạn lao động và 1 công nhân chết từ một
TNLĐ hoặc bệnh tật .Các tai nạn nghề nghiệp hay TNLĐ là nguyên nhân
đứng thứ ba (chiếm 19%) dẫn đến tử vong nghề nghiệp trên toàn cầu. Các
nghiên cứu tình hình TNLĐ hàng năm trên thế giới cho thấy các quốc gia
đang phát triển, tần suất TNLĐ chết người là 30-43/100.000 lao động.
Công bố của PAHO năm 2007 ước tính có khoảng 7,6 triệu TNLĐ ở
châu Mỹ. Gánh nặng về kinh tế do TNLĐ là rất lớn đối với các nước. Tại Mỹ,


14

mỗi ngày có khoảng 9.000 người bị thương tật do tai nạn lao động và 153
người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thiệt hại kinh tế hàng năm
do tai nan lao động xảy ra trong công nghiệp là 190 tỉ đô la Mỹ . Trong năm
2012, chi phí cho TNLĐ chiếm từ 1,8% đến 6% tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) trên toàn thế giới, theo ILO, nhưng tỷ lệ này có thể tăng lên đến 15%

do chi phí nghỉ hưu trước tuổi không tự nguyện. Hệ thống y tế chịu một phần
lớn gánh nặng này thông qua các chi phí cung cấp dịch vụ y tế.
Theo báo cáo của ILO, năm 2010 Mỹ có gần 1,2 triệu TNLĐ, năm
2013 có 4585 TNLĐ gây chết người. Năm 2013, Mexico có gần 550.000
TNLĐ, 1314 TNLĐ chết người. Malaysia có gần 42.000 TNLĐ, có 274
TNLĐ chết người. TNLĐ có thể coi như là “đại dịch” tại các nước công
nghiệp phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản...
1.2.2. Tai nạn lao động ở Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Lao động–Thương binh và Xã hội, năm 2016 cả
nước đã xảy ra 7588 vụ TNLĐ làm 7806 người bị nạn trong đó: 655 vụ
TNLĐ chết người, làm 711 người chết, 1855 người bị thương nặng và 2291
nạn nhân là lao động nữ . Qua các số liệu thống kê về tình hình TNLĐ năm
2016 so với năm 2015 cho thấy số nạn nhân nữ được thống kê trong năm
2016 giảm so với năm 2015 nhưng số vụ, số nạn nhân và số người chết do
TNLĐ tăng lên. Số vụ TNLĐ tăng từ 7620 vụ (năm 2015) lên 7588 vụ (năm
2016), và số vụ có người chết tăng từ 629 người (năm 2015) lên 655 người
(năm 2016). Số vụ tai nạn lao động có từ 02 người chết tăng lên từ 79 vụ
( năm 2015) lên 95 vụ ( năm 2016) [13]
Một số tỉnh/thành có nhiều vụ TNLĐ chết người trong năm 2016 như
TP Hồ Chí Minh (1.721 vụ), Đồng Nai ( 1283 vụ) , Quảng Ninh (563 vụ),
Bình Dương (534 vụ) [13]. Các tỉnh/thành xảy ra nhiều vụ TNLĐ chủ yếu là


15

các tỉnh/thành đông dân cư và có nhiều khu công nghiệp phát triển. Các lĩnh
vực có tỷ lệ xảy ra TNLĐ chết người cao nhất là: xây dựng chiếm 23,8% tổng
số vụ tai nạn và 24,5% tổng số người chết, khai thác khoáng sản chiếm 11,4%
tổng số vụ và 12,9% tổng số người chết; sản xuất vật liệu xây dựng 7,4% và
7,9% tổng số người chết; cơ khí chế tạo chiếm 5,9 % tổng số vụ và 5,6% tổng

số người chết; lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm 4,5% tổng số vụ và 4,2%
tổng số người chết [13].
Thống kê tình hình TNLĐ tại cộng đồng và các cơ sở y tế cho thấy
hằng năm có khoảng 2000 trường hợp tử vong và 160.000 trường hợp chấn
thương do TNLĐ phải đến cấp cứu ở các cơ sở y tế. Tuy nhiên theo báo cáo
từ các cơ sở lao động (theo quy định của Bộ LĐ-TB và XH) mỗi năm chỉ có
tử 500-600 trường hợp tử vong và khoảng 5000-6000 trường hợp bị TNLĐ
nặng. Như vậy, nhiều trường hợp TNLĐ ở khu vực không chính thức ( không
có hợp đồng lao động) không được báo cáo theo quy định mà chỉ được ghi
nhận trong hệ thống thống kê, báo cáo của các cơ sở y tế [16].
TNLĐ không chỉ gây thiệt hại về con người mà còn gây thiệt hại nặng
nề về kinh tế. Theo số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiệt hại về vật
chất do TNLĐ xảy ra năm 2016 như sau: chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi
thường cho gia đình người chết và những người bị thương,... là 90,78 tỷ đồng;
thiệt hại về tài sản là 7,76 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là
80.944 ngày [13]. Các số liệu này cung cấp các thông tin có giá trị về sự
nghiêm trọng của TNLĐ với số mắc và tử vong của công nhân mỗi năm, gây
thiệt hại không chỉ về sức khỏe công nhân, mà còn gây thiệt hại về kinh tế do
hậu quả của TNLĐ gây ra. Để phòng tránh các hậu quả của TNLĐ cần phải


16

có nhiều nghiên cứu khoa học tiếp theo để tìm nguyên nhân và các giải pháp
cho vấn đề này.
1.3. Một số nghiên cứu về yếu tố nguy cơ của TNLĐ
Nghiên cứu của A. Rahmani và cộng sự về TNLĐ của công nhân làm
việc tại một công ty phân phối điện ở Iran giai đoạn 2005-2012 cho thấy có
119 công nhân bị chấn thương do TNLĐ trong thời gian 8 năm. Độ tuổi trung
bình tại thời điểm chấn thương là 36 tuổi (21-72 tuổi). Hầu hết các công nhân

đã lập gia đình (63%) và trên 55% công nhân có bằng tốt nghiệp trung học
hoặc được đào tạo đại học. Hầu hết các tai nạn xảy ra vào mùa hè (31,1%),
vào tháng sáu (14,3%) và có tới 50% vụ TNLĐ xảy ra trước 12 giờ trưa.
Trong số các công nhân bị tai nạn lao động có tới 54,5% nhập viện do thiếu
các thiết bị bảo hộ lao động. Kết quả cho thấy tỷ lệ tai nạn cao nhất xảy ra đối
với người lao động có kinh nghiệm từ 1-5 năm và thấp nhất là những người
lao động với 16-20 năm và hơn 25 năm kinh nghiệm.
Trong một nghiên cứu thuần tập hồi cứu về TNLĐ ở công nhân xây
dựng ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2012 và 2013, có khoảng 400 công nhân tử vong và
hàng trăm người bị tàn tật vĩnh viễn. Kết quả nghiên cứu cho thấy TNLĐ và
tử vong do TNLĐ có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Các tai nạn
chủ yếu là do vật liệu xây dựng rơi vào người và gây ra các tổn thương là
các vết rách, đụng dập,... Mắt, ngón tay, bàn chân, bàn tay là những cơ
quan bị tổn thương thường gặp nhất. Nhóm tuổi chịu ảnh hưởng của TNLĐ
nhiều nhất là 18-24 (44%) và 25-39 (52%). Nghiên cứu cũng cho thấy,
phần lớn các tai nạn thường xảy ra vào ngày thứ Hai, trong những tháng
mùa hè và vào thời điểm 4 đến 6 giờ chiều. Lý do quan trọng nhất của
TNLĐ là do không tuân thủ các biện pháp an toàn lao động (67%). Do số
liệu không được đầy đủ nên tỷ lệ TNLĐ ngành xây dựng chiếm tỷ lệ ít nhất


17

là 6,5%. Tỷ lệ này cao gấp 6-10 lần so với các ngành khác ở Thổ Nhĩ Kỳ và
các quốc gia châu Âu.
K. Dhanasekar và cộng sự đã phân tích 153 vụ TNLĐ ở công nhân xây
dựng tại thành phố Salem tiểu bang Oregontrong hai năm 2012 và 2013. Ông
và cộng sự đã phân tích TNLĐ theo ca làm việc, nhóm tuổi loại công việc,
thương tích trên cơ thể, mức độ nghiêm trọng của chấn thương và tần suất
TNLĐ. Kết quả cho thấy, tỷ lệ TNLĐ cao hơn ở những công nhân làm việc

trong ca A (7.00-15.30) (73,22%), nhóm tuổi 20-29 (52%), những công nhân
nhà thầu (62,7%). Giải thích cho điều này là do công nhân phải làm công việc
độc hại, không thường xuyên và lao động tam thời. Họ mới có việc làm,
không được qua đào tạo, không có hợp đồng lao động và trình độ học vấn
thấp nên không biết về biện pháp an toàn lao động.[19]
Trong nghiên cứu của Phạm Quốc Đạt về đặc điểm thương tích do
TNLĐ của 450 bệnh nhân khám và điều trị tại bệnh viên Việt Đức năm 2008,
nam giới chiếm 80,9% và nữ giới là 19,1%. Kết quả cho thấy, nhóm tuổi dưới
20 chỉ chiếm 7,6% trong khi đó nhóm tuổi 20-29 chiếm tới 39,6% và giảm
dần ở các nhóm tuổi cao hơn. Tương tự như thế, nhóm có tuổi nghề dưới 5
năm có tỷ lệ TNLĐ cao nhất chiếm 48% trong khi đó nhóm có tuổi nghề 6-10
năm là 22,7% và ở nhóm có trên 30 năm tuổi nghề tỷ lệ này là 3,1%. Nghiên
cứu cũng đã cho thấy, có tới 72,0% người lao động nông nghiệp không sử
dụng trang thiết bị bảo hộ lao động, tỷ lệ này ở người lao động tự do là 48,0%
và 40,0% ở nhóm công nhân. [20]


×