Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

tiểu luận tình huống chuyên viên: giải quyết khiếu nại trong tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức của Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh X

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.31 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Phần mở đầu
Phần I – NỘI DUNG
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
II. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
3.1. Nguyên nhân
3.2. Hậu quả
IV. XÂY DỰNG PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
4.1. Phƣơng án 1
4.2. Phƣơng án 2
V. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Phần II – KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Phần mở đầu
Tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ công chức là hoạt động của quản lý hành
chính Nhà nƣớc, nhằm lựa chọn những ngƣời có đủ tiêu chuẩn, năng lực, phẩm
chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp vào những vị trí nhất định của bộ máy hành
chính. Yếu tố con ngƣời là một yếu tố quan trọng và quyết định tác động đến mọi
mặt hoạt động kinh tế, xã hội, vì vậy việc tuyển dụng cán bộ công chức là chủ
trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng cán bộ
công chức có đủ phẩm chất năng lực. Xác định rõ vai trò quan trọng của nhân tố
con ngƣời trong hoạt động của bộ máy hành chính, Đảng và Nhà nƣớc đã nghiên
cứu, xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật chặt chẽ đối với công tác tuyển
dụng, bộ nhiệm cán bộ công chức. Việc thực hiện những quy định về chế độ tuyển
dụng, bổ nhiệm đã đạt đƣợc những thành công bƣớc đầu, góp phần lựa chọn những
cá nhân có đầy đủ năng lực, phẩm chất đạo đức đảm nhiệm các công việc trong
hoạt động của bộ máy hành chính nhà nƣớc. Song trong hoạt động thực tế của mỗi
cơ quan, đơn vị, vẫn xảy ra những tình huống sai phạm trong khâu tổ chức cán bộ


và quản lý đội ngũ viên chức.
Là một viên chức làm công tác quản lý nhân sự, đƣợc tham gia lớp bồi
dƣỡng quản lý nhà nƣớc chƣơng trình chuyên viên chính, học viên mạnh dạn áp
dụng kiến thức tiếp thu trong quá trình học tập vào xử lý tình huống “giải quyết
khiếu nại trong tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức của Trung tâm Phát triển quỹ
đất tỉnh X ” để làm tiểu luận cuối khóa.
Mặc dù đã hết sức nỗ lực, song tiểu luận không thể tránh khỏi những hạn
chế, học viên kính mong nhận đƣợc sự góp ý, sửa chữa của quý Thầy/Cô, nhằm
trau dồi thêm kiến thức và ứng dụng vào công tác của đơn vị.
Học viên xin trân trọng cảm ơn./.


Phần I
NỘI DUNG
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh X là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở tài nguyên
và Môi trƣờng tỉnh X (gọi là Trung tâm X), hoạt động theo cơ chế thủ trƣởng.
Theo chỉ tiêu biên chế đƣợc giao, Trung tâm X cần tuyển thêm 03 cử nhân bậc đại
học cho chức danh Lƣu trữ viên. Thực hiện việc tuyển dụng nhân sự cho 03 chức
danh trên, tháng 10 năm 2011, Trung tâm X lập kế hoạch tuyển dụng, trình Cục
Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc phê duyệt.
Sau khi kế hoạch đƣợc phê duyệt, Trung tâm đăng thông báo tuyển dụng
rộng rãi trên báo chí và các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Kết quả, tháng 112011, Trung tâm nhận đƣợc hồ sơ của 10 ứng cứ viên đáp ứng đầy đủ các tiêu chí
về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, Anh văn, tin học và độ tuổi. Từ kết quả đó,
tháng 12-2011, Giám đốc Trung tâm, đƣợc sự chỉ đạo của Sở tài nguyên và Môi
trƣờng , ban hành quyết định thành lập hội đồng thi tuyển công chức.
Ngày 10-12-2011, Hội đồng thi tuyển công chức tổ chức họp, đề ra nguyên
tắc thi tuyển và chọn lựa thí sinh trúng tuyển. Theo đó, các thi sinh phải thi 03
môn: chuyên ngành, Anh văn, tin học và trải qua phần phỏng vấn trực tiếp. Thí
sinh trúng tuyển là những ngƣời đạt từ 50/100 điểm trở lên và đƣợc lấy từ thí sinh

có tổng số điểm cao nhất trở xuống cho đến hết chỉ tiêu cân tuyển.
Ngày 25-12-2011, Hội đồng thi tuyển công chức Trung tâm X tổ chức cho
các thi sinh thi tuyển. Sau kỳ thi, Trung tâm X đã lựa chọn đƣợc 03 thí sinh đỗ đầu
theo đúng chỉ tiêu đề ra. Trên cơ sở kết quả này, ngày 15-1-2012, Giám đốc Trung
tâm X ban hành Quyết định số xxx/TTX về việc công nhận kết quả thi tuyển và
tiếp nhận, phân công tập sự cho 3 viên chức mới trúng tuyển.


Tháng 1-2013, có 2/3 viên chức trên đã hoàn thành tập sự và nhận đƣợc
quyết định bổ nhiệm vào ngạch Lƣu trữ viên theo đúng quy định của pháp luật.
Riêng trƣờng hợp chị Nguyễn Thị H, do bận công tác đột xuất nên không thực hiện
báo cáo tập sự và nằm ngoài danh sách xét tập sự trong đợt tháng 1-2013. Đến
tháng 6-2013, do năng lực làm việc tốt của chị Nguyễn Thị H, nhằm tạo nguồn cán
bộ cho Trung tâm, Ban Giám đốc tiếp tục cử chị H tham gia lớp đào tạo ngắn hạn
về chuyên môn nghiệp vụ với thời hạn 6 tháng.Trong quá trình tham gia lớp đào
tạo, chị H vẫn chƣa đƣợc xét hết tập sự để bộ nhiệm vào ngạch Lƣu trữ viên nhƣ
quy định.
Tháng 2-2014, sau khi hoàn thành khóa đào tạo, chị H trở về đơn vị, nhận
thấy mình vẫn chƣa trở thành viên chức chính thức của Trung tâm và đang hƣớng
85% mức lƣơng bậc 1 của Lƣu trữ viên, nên làm đơn gửi Ban Giám đốc, đề nghị
đƣợc bổ nhiệm vào ngạch Lƣu trữ viên và đƣợc hƣởng các chế độ tƣơng ứng với
ngạch bộ nhiệm kể từ tháng 1-2013 (tức cùng với thời gian xét hết tập sự của 2
viên chức cùng trúng tuyển với chị).
Tuy nhiên, ngày 20-2-2014, dƣới sự tham mƣu của phòng Hành chính – Tổ
chức, Giám đốc Trung tâm X ban hành công văn trả lời đơn của chị H với nội dung
không chấp nhận đề nghị của chị mà yêu cầu chị làm báo cáo tập sự để cơ quan có
căn cứ xét hết tập sự và bổ nhiệm vào ngạch Lƣu trữ viên kể từ thời điểm tháng 22014. Không đồng tình với cách giải quyết trên, ngày 20-3-2014, chị H gửi đơn tới
Phòng Tổ chức Cán bộ và lãnh đạo Sở tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh.
Ngày 25-4-2014, lãnh đạo Sở tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh ban hành quyết
định số xxx/QĐ-TTr, thành lập đoàn thanh tra của Sở, nhằm xem xét phối hợp giải

quyết đơn của chị H.
Ngày 3-5-2014, đoàn thanh tra Sở tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh đã đến, làm
việc với Ban Giám đốc, phòng Hành chính – Tổ chức Trung tâm X và cá nhân chị
H. Qua xem xét hồ sơ có liên quan đến vụ việc của chị H, bao gồm:


– Hồ sơ cán bộ công chức.
– Những quyết định liên quan đến việc thi tuyển, bài thi, kết quả thi tuyển, biên
bản họp Hội đồng thi tuyển.
– Quyết định tiếp nhận.
– Một số giấy tờ liên quan.
Đoàn thanh tra đã đƣa ra các kết luật sau:
– Trung tâm X đã tổ chức thi tuyển công chức theo đúng quy định đề ra.
– Chị H đã thi đậu công chức và có quá trình làm việc tốt tại Trung tâm X kể từ
sau khi đƣợc tiếp nhận.
– Tuy nhiên, sau khi chị H hoàn thành một năm tập sự, Trung tâm chƣa thông báo
để chị H làm báo cáo tập sự và tổ chức xét hết tập sự, bổ nhiệm vào ngạch Lƣu trữ
viên cho chị H là sai với quy định. Vì vậy, khiếu nại của chị H là hoàn toàn có cơ
sở.
Đoàn thanh tra kiến nghị, Trung tâm X căn cứ vào Luật lao động, Luật cán
bộ, công chức năm 2008, Luật viên chức năm 2010 và các nghị định, thông tƣ của
Chính phủ đối với cán bộ, công chức, viên chức… tiến hành giải quyết khiếu nại
của chị H theo đúng quy định.
II. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Qua tình huống giả định trên có thể thấy các mục tiêu cơ bản cần giải quyết:
Một là, tăng cường năng lực, nhận thức của cán bộ làm công tác quản lý
nhân sự.
Trung tâm X tổ chức thi tuyển và tuyển dụng 03 viên chứ là nhu cầu chính
đáng phù hợp với chủ trƣơng, kế hoạch tuyển chọn công chức của Sở đã đề ra, nằm
trong chỉ tiêu biên chế đƣợc giao và nhu cầu công tác cần, đúng với quy định pháp

luật. Sau khi tuyển dụng, Trung tâm đã thực hiện phân công công việc theo đúng
phù hợp với năng lực và nhu cầu của vị trí công việc.Quá trình tập sự của các viên
chức cũng đƣợc Trung tâm triển khai thực hiện đúng các quy định của pháp luật.


Tuy nhiên, về thời gian tập sự của viên chức đƣợc tuyển dụng, Trung tâm chƣa
thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Bộ phận tham mƣu giúp việc cho Ban
Giám đốc Trung tâm về quản lý nhân sự chƣa nhận thức đầy đủ vấn đề, chƣa hoàn
thành trách nhiệm dẫn đến để sự việc kéo dài, gây ảnh hƣởng đến quyền lợi chính
đáng của viên chức và uy tín của lãnh đạo.
Hai là, Trung tâm cần giải quyết đúng quy định, thỏa đáng các yêu cầu
chính đáng của viên chức.
Trong quá trình làm việc, chị H đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, nội
quy, quy chế của đơn vị và đáp ứng đƣợc yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ của
cơ quan (minh chứng cụ thể là chị đƣợc cơ quan cử đi đào tạo). Điều đó chứng tỏ
chị H hoàn toàn xứng đáng để trở thành Lƣu trữ viên của Trung tâm. Đồng thời,
việc chậm xét tập sự để bộ nhiệm vào ngạch Lƣu trữ viên cho chị H có phần trách
nhiệm lớn của Trung tâm. Vì vậy, Trung tâm cần phải xem xét giải quyết bổ nhiệm
và chi trả thỏa đáng chế độ cho chị H.
III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
3.1. Nguyên nhân:
Nguyên nhân khách quan:
Qua mô tả tình huống có thể thấy nguyên nhân khách quan để xảy ra tình
trạng kéo dài thời gian tập sự của chị H:
Trước hết, bắt nguồn từ sự thiếu quan tâm, lãnh đạo của Ban Giám đốc
Trung tâm X trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ, viên chức. Mặc dù đã ban
hành các quyết định công nhận kết quả thi tuyển, quyết định tuyển dụng và thời
gian tập sự, nhƣng Ban Giám đốc Trung tâm đã không giám sát, đôn đốc cán bộ
phòng Hành chính – Tổ chức, cũng nhƣ cá nhân chị H trong việc xét hết tập sự và
chuyển ngạch chính thức.

Thứ hai, có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về chế độ đối với
công chức, viên chức và thƣờng xuyên có sự thay đổi gây khó khăn cho cán bộ làm


công tác quản lý tổ chức nhân sự trong việc cập nhật, cũng nhƣ “lúng túng” trong
áp dụng. Cụ thể với trƣờng hợp chị H, ngoài Luật lao động năm 2012, Luật công
chức năm 2008, Luật viên chức năm 2010 (hiệu lực thi hành ngày 1-1-2012) quy
định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức còn rất nhiều
nghị định, thông tƣ của Chính phủ và Bộ Nội vụ, nhƣ: Nghị định số 06/2010/NĐCP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những ngƣời là công chức (có hiệu
lực thi hành từ ngày 15/3/2010); Nghị định số 93/2010/NĐ- CP ngày 31/8/2010
của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Thông tƣ số
13/2010/TT- BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về
tuyển dụng và nâng ngạch công chức; Quyết định số 12/2006/QĐ- BNV ngày
05/10/2006 và Thông tƣ số 07/2008/TT- BNV ngày 04/9/2008 về thi tuyển, thi
nâng ngạch cán bộ, công chức, vẫn còn hiệu lực áp dụng đối với viên chức;…
Nguyên nhân chủ quan:
Về chủ quan, trách nhiệm trƣớc hết thuộc về viên chức phòng Hành chính –
Tổ chức Trung tâm và viên chức phụ trách phòng – nơi chị H đƣợc phân công công
tác, đã không làm tốt vai trò tham mƣu cho Ban Giám đốc trong quản lý nhân sự.
Cụ thể, cán bộ phụ trách quản lý tổ chức nhân sự đã không thông báo làm báo cáo
tập sự và lập kế hoạch xét tập sự cho chị H trình Ban Giám đốc khi chị H có công
tác đột xuất trong đợt xét tập sự của Trung tâm vào tháng 1-2013.
Một nguyên nhân khác xuất phát từ phía chị H, đã không nắm rõ các quy định của
pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, nên không có phản hồi kịp
thời đến lãnh đạo đơn vị, dẫn đến để sự việc kéo dài.
3.2. Hậu quả:
Tình huống (giả định) trên nếu không đƣợc giải quyết kịp thời, thỏa đáng sẽ
dẫn đến các hậu quả sau:
Một là, sai phạm về pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ,
công chức, viên chức.



Sai phạm của Trung tâm trong việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ,
công chức, viên chức là đã đƣợc nêu rõ trong kết luận của đoàn thanh tra Sở. Nếu
không giải quyết kịp thời, thấu đáo sẽ tạo ra tiền đề không tốt, không nâng cao
nhận thức của lãnh đạo và cán bộ quản lý tổ chức nhân sự trong công tác tuyển
dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
Hai là, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của viên chức.
Việc ảnh hƣởng đến quyền lợi chính đáng của chị H đã rất rõ ràng. Trƣớc
hết, theo quy định, do chƣa đƣợc xét hết tập sự và bổ nhiệm vào ngạch chính thức
nên chị H vẫn chƣa phải là viên chức chính thức của Trung tâm. Đồng nghĩa với
việc gặp trở ngại trong việc phấn đấu, thăng tiến về mặt chức vụ, chức danh của
chị H trong tƣơng lai. Về kinh tế, chị H bị thiệt thòi về việc hƣởng các chế độ
lƣơng thƣởng, phụ cấp (lƣơng chỉ đƣợc hƣởng 85%).
Ba là, gây ảnh hưởng đến uy tín của lãnh đạo, mất đoàn kết trong nội bộ.
Tắc trách trong quản lý nhân sự của phòng Hành chính – Tổ chức làm giảm
uy tín của lãnh đạo đơn vị và gây mất đoàn kết trong nội bộ là điều dễ nhận thấy.
Nếu không giải quyết kịp thời, thỏa đáng sẽ càng làm giảm lòng tin, gây ra sự bất
mãn của viên chức với phụ trách phòng và lãnh đạo Trung tâm. Từ đó gây ảnh
hƣởng tới các mối quan hệ đồng nghiệp, cũng nhƣ công tác lãnh đạo, triển khai
nhiệm vụ của Trung tâm trong tƣơng lai.
IV. XÂY DỰNG PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
Tuyển dụng cán bộ công chức là một trong những hoạt động cơ bản của
công tác tổ chức, hoạch định chính sách và chiến lƣợc hoàn thiện hệ thống chính trị
trong quá trình đổi mới đất nƣớc. Đối với cơ quan, đơn vị, thực hiện tuyển tốt
dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức là nhân tốc quan trọng của
sự nghiệp xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thời kỳ
công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đổi mới tƣ duy trong quản lý. Để giải quyết việc
kéo dài tập sự đối với ngƣời trúng tuyển trong thời kỳ thi tuyển công chức, viên



chức cần cần căn cứ Điều 40, Mục 2, Chƣơng IV, Luật Công chức năm 2008, Nghị
định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 và Thông tƣ số 13/2010/TT-BNV ngày
30-12-2010 của Bộ Nội vụ; Điều 27, Mục 2, Chƣơng III, Luật viên chức năm 2010
và Mục 6, Chƣơng 2, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12-4-2012 Chính phủ.
Căn cứ các quy định trên, trƣờng hợp chị H có thể giải quyết theo hai phƣơng án:
4.1. Phƣơng án 1:
Do chị H đƣợc tuyển dụng vào cuối năm 2011, thời điểm Luật viên chức
chƣa có hiệu lực thi hành, việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức,
viên chức đƣợc áp dụng theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998, 2000, 2003.
Nên có thể áp dụng giải quyết trƣờng hợp chị H theo Nghị định số 24/2010/NĐ-CP
ngày 15/3/2010 và Thông tƣ số 13/2010/TT-BNV ngày 30-12-2010 của Bộ Nội vụ.
Cụ thể, theo Điểm a, Khoản 1, Điều 12 của Thông tƣ số 12/2010/TT-BNV ngày
30-12-2010 của Bộ Nội vụ, giải quyết trƣờng hợp chị H theo diện đƣợc miễn chế
độ tập sự do có “thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng hoặc
lớn hơn thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 24/2010/NĐCP”. Theo đó, Ban Giám đốc Trung tâm X có thể ban hành quyết định chuyển
ngạch chính thức ngay cho chị H với thời gian đƣợc tính từ tháng 1 năm 2012.
Ưu điểm:
Phƣơng án 1 có ƣu điểm là giải quyết kịp thời, thỏa đáng và đảm bảo đƣợc
quyền lợi chính đáng của viên chức. Theo đó, chị H sẽ đƣởc tuyển dụng là viên
chức chính thức của Trung tâm và hƣởng đầy đủ mọi chế độ của một viên chức kể
từ tháng 1 năm 2012 nhƣ những viên chức đƣợc tuyển dụng cùng đợt với chị.
Việc giải quyết nhƣ trên cũng đảm bảo đƣợc uy tín của lãnh đạo và tạo dựng thêm
sự đoàn kết trong nội bộ Trung tâm.
Hạn chế:
Về mặt pháp lý, chị H đƣợc tuyển dụng vào vị trí viên chức, do đó việc áp
dụng các văn bản quy phạm pháp luật quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý


cán bộ, công chức là chƣa thật sự phù hợp. Đặc biệt, thời điểm xét tập sự cho chị H

trùng với thời điểm Luật Viên chức bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Về chế độ chính sách, giải quyết theo phƣơng án 1 sẽ dẫn tới hàng loạt các vấn đề
liên quan đến thủ tục về thay đổi chế độ lƣơng, phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,….
4.2. Phƣơng án 2:
Phòng Hành chính – Tổ chức có thể căn cứ theo Điều 27, Mục 2, Chƣơng
III, Luật viên chức năm 2010 và Mục 6, Chƣơng 2, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP
ngày 12-4-2012 Chính phủ, để tham mƣu cho Ban Giám đốc giải quyết trƣờng hợp
chị H theo trình tự:
Trung tâm X đề nghị chị H làm báo cáo tập sự, trình bày trƣớc tập thể đơn vị
chị H đang công tác để xét hết tập sự cho chị H. Sau đó, căn cứ vào nhận xét tập sự
của cán bộ hƣớng dẫn và của đơn vị chị H đang công tác để ban hành quyết định
với hai trƣờng hợp:
Trƣờng hợp thứ nhất, do nhận xét tốt của cán bộ hƣớng dẫn và của đơn vị,
Ban Giám đốc ban hành quyết định chuyển ngạch viên chức chính thức cho chị H
với thời gian tính từ thời điểm xét tập sự.
Trƣờng hợp thứ hai, vì một nguyên nhân nào đó, chị H không đƣợc cán bộ
hƣớng dẫn và đơn vị đánh giá tốt trong quá trình tập sự, Ban Giám đốc ban hành
quyết định không tuyển dụng viên chức chính thức đối với chị H.
Ưu điểm:
Phƣơng án 2 có ƣu điểm là giải quyết trƣờng hợp chị H tuân thủ đúng quy định của
pháp luật về viên chức.
Nhược điểm:
Giải quyết chƣa thấu tình, đạt lý, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quyền và
lợi ích chính đáng của viên chức. Vì trong cả hai trƣờng hợp, chị H đều là ngƣời bị
thiệt thòi. Ở trƣờng hợp thứ nhất, đƣợc tuyển dụng làm viên chức chính thức,


nhƣng thời gian tính từ thời điểm xét tập sự, quyền lợi của chị H trong một năm kể
từ khi hết thời gian tập sự cho đến khi xét hết tập sự vẫn không đƣợc giải quyết.

Còn trong trƣờng hợp thứ hai, chị H không đƣợc tuyển dụng, sẽ trở thành ngƣời
thất nghiệp. Nhƣ vậy, quyền lợi của ngƣời lao động đã bị xâm phạm nghiêm trọng.
Điều đó sẽ dẫn tới hệ lụy là gây khiếu kiện kéo dài, gây mất uy tín của lãnh đạo
Trung tâm và giảm lòng tin của ngƣời lao động vào chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nƣớc.
Tóm lại:
Qua phân tích hai phƣơng án giải quyết tình huống (giả định) đã nêu, có thể
thấy rõ tính phức tạp trong việc xử lý vụ việc trên. Cả hai phƣơng án đều có những
ƣu điểm và cũng có những hạn chế nhất định. Do đó, để có thể lựa chọn một
phƣơng án tối ƣu đòi hỏi cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền phải cân nhắc kỹ
lƣỡng, chú ý đầy đủ đến các yếu tố, tình tiết phức tạp của sự việc và những ƣu
điểm, hạn chế trong từng phƣơng án. Vì vậy, các cấp có thẩm quyền, ngoài việc
dựa vào pháp luật cần phải bình tĩnh, thấu suốt cả tình và lý để tìm ra phƣơng án
tối ƣu nhất.
Trên cơ sở phân tích ba phƣơng án nêu trên, có thể thấy phƣơng án 1 có tính
khả thi hơn. Giải quyết theo phƣơng án này là hợp tình, hợp lý, đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của viên chức, cũng nhƣ tính nghiêm minh, nhân văn của pháp
luật, góp phần tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa. Do đó, học viên
chọn phương án 1 làm phƣơng án giải quyết tình huống (giả định) nêu trên.


V. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Biểu đồ thực hiên công việc theo thời gian:

Thời gian

Nội dung công việc
– Thông báo kết luận của đoàn thanh tra tới toàn thể Trung tâm

Từ ngày


và họp phê bình, rút kinh nghiệm các cá nhân, tập thể có liên

01/6/2014

quan.

đến ngày

– Phòng Hành chính Tổ chức xem xét các văn bản quy phạm

15/6/2014

pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức,
viên chức và đề xuất giải pháp giải quyết.
– Ban Giám đốc triệu tập phụ trách các đơn vị, thống nhất
phƣơng án giải quyết và làm tờ trình gửi Sở tài nguyên và Môi

Từ ngày

trƣờng Tỉnh phê duyệt.

16/6/2014

– Sau khi nhận đƣợc sự phê duyệt của Sở, Giám đốc ban hành

đến ngày

quyết định bổ nhiệm viên chức chính thức cho chị H.


30/6/2014

– Ban Giám đốc giao phòng Hành chính Tổ chức, Kế toàn Tài
chính căn cứ quy định của pháp luật, làm các thủ tục cần thiết
để chi trả bổ sung các chế độ mà chị H đƣợc hƣởng.

Trong quá trình thực hiện phƣơng án, Ban Giám đốc, thanh tra nhân dân,
công đoàn và phụ trách đơn vị nơi chị H công tác tổ chức giám sát, đảm bảo quá
trình thực hiện đúng với quy định.
1. Căn cứ pháp lý
Để giải quyết tình huống giả định theo phƣơng án đã chọn, phải căn cứ vào văn
bản luật và văn bản dƣới luật sau:
1. Luật Công chức năm 2008;


2. Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý công chức;
3. Thông tƣ số 13/2010/TT-BNV ngày 30-12-2010 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết
một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số
24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý công chức
4. Luật viên chức năm 2010;
5. Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12-4-2012 Chính phủ quy định về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
6. Tổ chức thực hiện
– Ban Giám đốc đề ra chủ trƣơng và ban hành các văn bản cần thiết.
– Phòng Hành chính Tổ chức xem xét các căn cứ pháp luật và đề xuất, tổ chức thực
hiện.
– Phòng Kế toán Tài chính căn cứ quy định của pháp luật giải quyết chế độ chính
sách phù hợp cho chị H.

– Thanh tra nhân dân, công đoàn giám sát quá trình thực hiện, kịp thời phản ánh
tâm tƣ nguyện vọng của viên chức.
2. Báo cáo
Trung tâm X lập báo cáo giải quyết khiếu nại của chị H gửi Cục Văn thƣ và
Lƣu trữ Nhà nƣớc.


Phần II
KẾT LUẬN
Công tác đổi mới cán bộ đƣợc đặt ra từ đại hội Đảng lần thứ VI đã đƣợc bổ
sung tại Đại hội lần thứ VII, VIII và thể chế hóa bằng các chính sách của Nhà
nƣớc. Từ việc ban hành Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 và sửa đổi bổ sung
vào các năm 2000, 2003 cho đến ban hành Luật công chức, viên chức năm 2010,
đã thể chế hóa chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về đổi mới công tác cán bộ. Quy
trình tuyển dụng cán bộ, công chức đƣợc xác lập ngày càng chặt chẽ, nghiêm minh
và minh bạch đã đánh dấu một giai đoạn mới của sự nghiệp xây dựng, phát triển
đội ngũ cán bộ, công chức của thời kỳ mới – thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nƣớc gắn liền với tƣ duy lựa chọn đƣợc nhân tài vào những vị trí xứng đáng,
phát huy đƣợc tài năng cá nhân. Qua đó, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
đƣợc tăng cƣờng ngày càng có năng lực, hiểu biết về pháp luật, am hiểu thực tiễn
và vận dụng vào thực tiễn để giải quyết công việc một cách linh hoạt, mềm dẻo,
nhạy bén.
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc ta còn chƣa đồng bộ, chồng
chéo, làm cho việc vận dụng pháp luật vào đời sống còn khó khăn. Bên cạnh đó
cũng còn những cán bộ, công chức trong khi thừa hành công vụ chƣa quán triệt
tinh thần các văn bản quy phạm pháp luật đã đề ra, còn cửa quyền, tùy tiện. Vì vậy,
ở một số cơ quan, tổ chức Nhà nƣớc vẫn xảy ra những sai phạm, tiêu cực trong
công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Mà tình
huống giả định trên đây cũng là một trong những trƣờng hợp có thể đã xảy ra trong
thực tiễn, đòi hỏi cán bộ quản lý phải giải quyết kịp thời, thỏa đáng nhằm đảm bảo

pháp chế xã hội chủ nghĩa, cũng nhƣ đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của viên
chức.
Qua áp dụng kiến thức tiếp thu đƣợc từ khóa bồi dƣỡng quản lý nhà nƣớc
vào giải quyết tình huống giả định, cho thấy, trong công tác quản lý, trƣớc những


tình huống có tính chất phức tạp, có nhiều biện pháp, phƣơng án xử lý, giải quyết
và không có phƣơng án nào hoàn toàn tối ƣu mà không có khiếm khuyết, hạn chế.
Do đó, trong quá trình lựa chọn phƣơng án giải quyết cần phải căn cứ vào các quy
định của pháp luật, xem xét thấu đáo, hợp tình, hợp lý các vấn đề liên quan, có tác
động đến cơ quan, tổ chức và xã hội. Và trên hết, phải đảm bảo đƣợc quyền và lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tƣợng chịu sự quản lý. Khi đã có
phƣơng án giải quyết, cần lên kế hoạch thực hiện phƣơng án một cách chặt chẽ,
triệt để. Đồng thời, cử cán bộ xuống kiểm tra, giám sát việc thực thi phƣơng án;
báo cáo kết quả; tổng kết, rút kinh nghiệm.
Tình huống giả định trên cũng là bài học cần rút kinh nghiệm cho các cơ
quan, tổ chức trong vấn đề quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. Trong
đó việc cải tiến, đổi mới tƣ duy trong công tác tổ chức cán bộ cần đặc biệt đƣợc coi
trọng. Lãnh đạo đơn vị thƣờng xuyên phải có sự kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức để có kế hoạch tuyển dụng, sử dụng và đào tào bồi dƣỡng
phù hợp, cũng nhƣ sớm phát hiện các hiện tƣợng sai phạm, tiêu cực để xử lý kịp
thời, thỏa đáng. Phải tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức của cấp ủy, chính
quyền, các đoàn thể,… trong công tác quản lý và trong chiến lƣợc phát triển cán
bộ, công chức, viên chức./.



×