Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

TIỂU LUẬN QUẢN lí văn hóa NHÀ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.89 KB, 5 trang )

TIỂU LUẬN
Đồng chí hãy nhận diện văn hóa tổ chức? Đề xuất giải quyết những tồn tại,
duy trì phát huy những điểm mạnh.
Bài làm:


Nhận diện văn hóa tổ chức.

Văn hóa tổ chức cũng có nhiều định nghĩa theo những cách tiếp cận khác nhau.
Trong đó có hai định nghĩa có cách tiếp cận khá giống nhau là:
Greert Hofstede, (1991): “Đó là một tập hợp các giá trị, niềm tin và hành vi
trí tuệ của một tổ chức tạo nên sự khác biệt của các thành viên của một tổ chức
này với các thành viên của tổ chức khác”
M. Amiel, F. Bonnet, J. Jacobs, (1993): “Văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá
trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có khả năng quy định hành vi của mỗi
thành viên trong tổ chức, mang lại cho tổ chức một bản sắc riêng, ngày càng
phong phú thêm và có thể thay đổi theo thời gian”.
Văn hóa tổ chức có 7 đặc tính quan trọng nhất, tập hợp các đặc tính này có
thể hiểu được bản chất văn hóa của một tổ chức.
+ Sự đổi mới và chấp nhận rủi ro: Mức độ mà người lao động được khuyến
khích tích cực đổi mới và dám chấp nhận rủi ro do đổi mới gây ra.
+ Chú ý tới các khía cạnh chi tiết: Mức độ mà nhà quản lý mong muốn những
người lao động thực hiện công việc chính xác, tỏ rõ khả năng phân tích và chú ý
đến những chi tiết nhỏ khi thực hiện công việc.


+ Sự định hướng kết quả: Mức độ mà người quản lý chú ý nhiều đến kết quả
thực hiện công việc hơn là chú ý đến quá trình thực hiện và phương pháp được
áp dụng để đạt được kết quả đó.
+ Hướng tới con người: Mức độ các quyết định của ban quản lý xem xét đến tác
động của kết quả lao động đến những người lao động trong tổ chức.


+ Hướng tới nhóm người lao động: Các hoạt động được tổ chức thực hiện theo
nhóm chứ không phải là theo từng cá nhân riêng lẻ.
+ Tính hiếu thắng: Mức độ nhân viên tỏ ra hiếu thắng và cạnh tranh với nhau
hơn là tự bằng lòng và dễ dãi.
+ Sự ổn định: Mức độ các hoạt động của tổ chức nhấn mạnh tới việc duy trì
nguyên trạng chứ không phải sự tăng trưởng hay sự thay đổi.
Văn hóa thực hiện một số chức năng trong phạm vi một tổ chức như sau:
- Thứ nhất, văn hóa có vai trò xác định ranh giới: văn hóa tạo ra sự khác biệt
giữa tổ chức này với tổ chức khác.
- Thứ hai, văn hóa có chức năng lan truyền chủ thể cho các thành viên trong
tổ chức.
- Thứ ba, văn hóa thúc đẩy nhân viên cam kết đối với lợi ích chung của tổ
chức đối với những gì lớn hơn so với lợi ích riêng của cá nhân họ.
- Thứ tư, Văn hóa làm tăng sự ổn định của hệ thống xã hội trong tổ chức
- Cuối cùng, văn hóa có tác dụng kiểm soát để định hướng và hình thành nên
thái độ và hành vi của người lao động.


Nhà trường là một tổ chức, và từ bản chất của nó, có thể suy ra: văn hoá nhà
trường là văn hoá của một tổ chức hành chính – sư phạm.
Như vậy: “ Văn hoá tổ chức của một nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị,
chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của
nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được
thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho
mỗi tổ chức sư phạm”.
* Đề xuất giải quyết những tồn tại, duy trì phát huy những điểm mạnh.
Để xây dựng VHNT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cần tính đến nhiều
yếu tố. Trước hết cần xác định thế nào là một nhà trường có chất lượng giáo dục
tốt, trên cơ sở đó xác định các giả thiết cơ bản làm cơ sở cho việc chọn lựa các giá
trị, niềm tin trong nhà trường. Các giá trị, niềm tin sẽ quyết định đến việc xây dựng

các chuẩn mực cũng như việc tổ chức các yếu tố bề mặt của VHNT.
Để làm căn cứ cho việc xây dựng VHNT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
có thể lấy mô hình một nhà trường thành công làm cơ sở để xác lập các giả định và
giá trị nền tảng của nhà trường. Một nhà trường thành công hiện nay cần đáp ứng
được các tiêu chí cơ bản, đó là dạy học hướng vào HS, lấy HS làm trung tâm;
chương trình học đảm bảo tính học thuật, tính khoa học; GV có phương pháp giảng
dạy tích cực hoá người học, kích thích tự học và được huyến khích trao đổi chia sẻ
kinh nghiệm với nhau. Bên cạnh đó, nhà trường cần thúc đẩy, cổ vũ tinh thần hợp
tác, kỹ năng làm việc nhóm giữa các thành viên; đẩy mạnh bồi dưỡng, phát triển
chuyên môn cho đội ngũ GV (HT có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên
môn cho GV; khuyến khích GV tích cực học hỏi, thường xuyên dự giờ, trao đổi
chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn; thiết lập quy trình, công cụ giám sát, đánh giá
khen thưởng hợp lý, nhằm thúc đẩy GV cải thiện, nâng cao chuyên môn). Mặt


khác, HT cần chia sẻ vai trò lãnh đạo (HT và các GV phải cùng làm việc, cùng hoạt
động với tinh thần hợp tác và cộng tác). Ngoài ra, nhà trường cần nuôi dưỡng
năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo cho CB, GV, HS; xây dựng mối quan
hệ thân thiện, hỗ trợ, gần gũi với cộng đồng (Nhà trường luôn luôn hỗ trợ cộng
đồng, cung cấp các dịch vụ có chất lượng tốt về giáo dục cho cộng đồng và ngược
lại cộng đồng luôn luôn hỗ trợ lại nhà trường).
Từ những phân tích trên có thể thấy, để xây dựng và lãnh đạo phát triển văn
hóa nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, người HT cần thực hiện các
nội dung công việc cụ thể sau đây:
* Các biện pháp cụ thể tác động vào các yếu tố bề nổi của VHNT:
-

Xây dựng và chia sẻ sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường tập trung vào việc

dạy học và giáo dục.

-

Xây dựng các chuẩn mực văn hóa trong nhà trường để luôn cải tiến và

vươn tới.
-

Tạo dựng lịch sử và truyền thống nhà trường.

-

Tổ chức mạng lưới các kênh thông tin thông suốt trong nhà trường.

-

Xây dựng kiến trúc, không gian văn hóa nhà trường.

-

Nhà trường quan tâm, quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi kéo cộng đồng tham

gia vào các vấn đề của nhà trường.
* Các biện pháp tác động vào các yếu tố bề sâu của VHNT:
-

Xây dựng và chia sẻ các giá trị cốt lõi của nhà trường. Các giá trị cốt lõi

hướng đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập
của học sinh.
-


Tạo giá trị tích cực cho các mối quan hệ trong nhà trường.

-

Thúc đẩy làm việc hợp tác.

-

Tạo dựng và duy trì uy tín thực sự, nêu gương cho GV,HS nhà trường.

-

Coi trọng phát triển chuyên môn.


-

Công nhận sự cống hiến của đội ngũ.

-

Coi trọng sự liên tục cải tiến trong nhà trường.

-

Giải quyết các mâu thuẫn, xung đột nội bộ kịp thời.

-


Khuyến khích giáo viên tham gia đóng góp ý kiến.



×