Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua ebook bản quyền việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN THỊ THÚY

Chuyên ngành:

Quản trị Kinh doanh

Mã số chuyên ngành:

62 34 01 02

Hƣớng dẫn khoa học:
TS. PHẠM HỒNG HOA
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016


ii

LỜI CAM ĐOAN
...

Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua ebook bản
quyền Việt Nam của người tiêu dùng” là bài nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công
bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản
phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không
được trích dẫn theo đúng quy định.


Nội dung luận văn này chưa bao giờ được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác hoặc được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học
hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016
Tác giả

NGUYỄN THỊ THÚY


iii

LỜI CẢM ƠN
...
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các
Quý Thầy Cô, Trường Đại học Mở TPHCM, gia đình và các anh chị học viên.
Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn
đến TS. Phạm Hồng Hoa, người đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn tới tất cả Quý Giảng viên khoa Đào tạo Sau Đại học
và Ban Giám hiệu, Trường Đại học Mở TPHCM, đã truyền tải đến tôi rất nhiều
kiến thức quý báu lẫn những lời khuyên chân thành trong suốt những năm gắn bó
với chương trình MBA.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thành viên trong lớp MBA12B,
những người đã cùng tôi chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong suốt quá trình học
tập; giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình khám phá và tiếp thu tri thức; những người đã
luôn động viên và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, những người
đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình học tập cũng như
quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016
Tác giả

NGUYỄN THỊ THÚY


v

TRANG TÓM TẮT
...
Ra đời tại Việt Nam từ 2011 với những tên tuổi lớn trong ngành Xuất bản
và Phát hành, kinh doanh sách nhờ các ưu thế về cơ sở hạ tầng Internet, sự tăng
trưởng không ngừng của các thiết bị điện tử và lượng người dùng, thế nhưng đã
năm năm trôi qua mà thị trường sách điện tử (ebook) bản quyền vẫn chưa đạt được
những kết quả như kỳ vọng. Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua
ebook bản quyền Việt Nam” được tiến hành với mục đích xác định và đánh giá
các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua ebook bản quyền Việt Nam tại các website
của người tiêu dùng. Từ đó, tác giả sẽ đưa ra một số kiến nghị giúp các doanh
nghiệp đang kinh doanh trong thị trường này có thể thu hút thêm khách hàng tiềm
năng, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở kết hợp mô hình Chấp nhận công nghệ
- TAM của Davis (1989) và Chấp nhận thương mại điện tử - ECAM của Lee & ctg
(2001). Quy trình nghiên cứu gồm có hai bước: Nghiên cứu khám phá bằng
phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định
tính thực hiện thông qua nghiên cứu lý thuyết, xây dựng mô hình lý thuyết, phỏng
vấn tay đôi. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp phỏng
vấn trực tuyến thông qua công cụ Google Docs, link khảo sát được gửi đến đáp
viên thông qua email và mạng xã hội, các diễn đàn. Dữ liệu thu về sẽ được xử lý
bằng phần mềm SPSS 20.
Kết quả của nghiên cứu đã xác định mô hình 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định

mua ebook bản quyền Việt Nam của người tiêu dùng, với mức tác động giảm dần
theo thứ tự: Cảm nhận tính hữu ích; Ảnh hưởng xã hội; Rủi ro liên quan đến giao
dịch trực tuyến; Mong đợi về giá; Cảm nhận tính dễ sử dụng; và Rủi ro liên quan
sản phẩm. Trong đó, trong khi 2 biến đề cập đến cảm nhận rủi ro của người tiêu
dùng có tác động tiêu cực thì 4 yếu tố còn lại có tác động tích cực đến ý định.


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ ii
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... iii
NHẬN

T CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN............................................ iv

TRANG TÓM TẮT ..............................................................................................v
MỤC LỤC ........................................................................................................... vi
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................x
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................ xi
1. CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................1
1.2. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................3
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................4
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................5
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu ................................................................................5

1.7. Cấu trúc bài nghiên cứu ...............................................................................6
2. CHƢƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................. 7
2.1. Sơ lƣợc về ebook và thị trƣờng ebook tại Việt Nam ..................................7
2.1.1. Sơ lược về ebook ......................................................................................7
2.1.2. Quyền tác giả ..........................................................................................12
2.1.3. Thị trường ebook tại Việt Nam ..............................................................14
2.2. Cơ sở lý thuyết .............................................................................................20
2.2.1. Ý định mua .............................................................................................20
2.2.2. Lý thuyết hành động hợp lý – TRA .......................................................22
2.2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM ...................................................24


vii

2.2.4. Lý thuyết chấp nhận rủi ro - TPR và mô hình E-CAM..........................25
2.2.5. Lý thuyết nhận thức về giá .....................................................................29
2.3. Các nghiên cứu liên quan ...........................................................................30
2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài ....................................................................30
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước ....................................................................31
2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................35
3. CHƢƠNG III: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................... 42
3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................42
3.2. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................................43
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính ................................................................43
3.2.2. Thiết kế nghiên cứu định lượng .............................................................46
3.3. Xây dựng thang đo ......................................................................................47
3.3.1. Thang đo “Mong đợi về giá”..................................................................47
3.3.2. Thang đo “Cảm nhận tính hữu ích” .......................................................49
3.3.3. Thang đo “Cảm nhận tính dễ sử dụng” ..................................................51
3.3.4. Thang đo “Ảnh hưởng xã hội” ...............................................................52

3.3.5. Thang đo “Rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến” ..........................53
3.3.6. Thang đo “Rủi ro liên quan đến sản phẩm” ...........................................54
3.3.7. Thang đo “Ý định mua ebook bản quyền” .............................................55
3.4. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu .........................................................................56
3.4.1. Làm sạch dữ liệu ....................................................................................56
3.4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ...........................................................57
3.4.3. Phân tích nhân tố khám phá - EFA ........................................................58
3.4.4. Phân tích hồi qui bội ..............................................................................59
4. CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................... 63
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ..........................................................................63
4.2. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ................................................64
4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá - EFA ............................................66
4.3.1. Phân tích EFA cho các biến độc lập.......................................................66


viii

4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc....................................70
4.3.3. Mô hình điều chỉnh và giả thuyết nghiên cứu ........................................70
4.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ....................................71
4.4.1. Phân tích tương quan ..............................................................................72
4.4.2. Phân tích Hồi qui tuyến tính bội ............................................................74
4.4.3. Mô hình hồi qui tuyến tính bội ...............................................................79
4.4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................81
6. CHƢƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 86
6.1. Kết luận ........................................................................................................86
6.2. Một số kiến nghị ..........................................................................................87
6.2.1. Đối với các Nhà xuất bản/Doanh nghiệp ...............................................87
6.2.2. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước ........................................................92
6.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ..................................94

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 96
PHỤ LỤC 1: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ....................................................... 105
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT – LẦN 1 .................................... 110
PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT – LẦN 2 .................................... 112
PHỤ LỤC 4: THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ CRONBACH’S ALPHA.................. 114
PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH EFA ........................................................................ 120
PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN VÀ HỒI QUI ............................ 127
PHỤ LỤC 7: THỊ TRƢỜNG EBOOK BẢN QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY
............................................................................................................................... 129


ix

DANH MỤC VIẾT TẮT
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TRA

: Theory of Reasoned Action – Mô hình hành động hợp lý

TAM

: Technology Acceptance Model – Mô hình chấp nhận công nghệ

TPR

: Theory of Perceived Risk – Mô hình nhận thức rủi ro

UTAUT : Unified Technology Acceptance and Use Technology – Mô hình chấp
nhận công nghệ hợp nhất.
E-CAM


: E – Commerce Adoption Model - Mô hình chấp nhận thương mại
điện tử

PEU

: Perceived ease of Use – Nhận thức tính dễ sử dụng

PU

: Perceived Usefulness – Nhận thức tính hữu ích

PRP

: Perceived Risk with Product/Service – Nhận thức rủi ro liên quan đến
sản phẩm/dịch vụ

PRT

: Perceived Risk in the Context of Transaction – Nhận thức rủi ro liên
quan đến giao dịch trực tuyến

EFA

: Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá

GIA

: Mong đợi về giá


HI

: Cảm nhận tính hữu ích

DSD

: Cảm nhận tính dễ sử dụng

AHXH

: Ảnh hưởng xã hội

RRGD

: Rủi ro liên quan giao dịch trực tuyến

RRSP

: Rủi ro liên quan sản phẩm

YD

: Ý định mua ebook bản quyền Việt Nam


x

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1. Mô hình Hành động hợp lý - TRA .......................................................... 23

Hình 2.2. Mô hình Chấp nhận công nghệ - TAM ................................................... 25
Hình 2.3. Mô hình Nhận thức rủi ro – Bauer (1960) .............................................. 26
Hình 2.4. Mô hình chấp nhận thương mại điện tử - E-CAM .................................. 29
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................... 35
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 42
Hình 4.1. Biểu đồ phân tán giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa 77
Hình 4.2. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa .................................................... 79


xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. So sánh mô hình với mục tiêu của đề tài ................................................ 34
Bảng 2.2. Các yếu tố nghiên cứu của đề tài ............................................................ 37
Bảng 3.1. Thang đo Mong đợi về giá...................................................................... 48
Bảng 3.2. Thang đo Cảm nhận tính hữu ích ........................................................... 50
Bảng 3.3. Thang đo Cảm nhận tính dễ sử dụng ...................................................... 52
Bảng 3.4. Thang đo Ảnh hưởng xã hội ................................................................... 53
Bảng 3.5. Thang đo Rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến .............................. 54
Bảng 3.6. Thang đo Rủi ro liên quan đến sản phẩm ............................................... 55
Bảng 3.7. Thang đo Ý định mua ebook bản quyền ................................................. 56
Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ...................................................................... 63
Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo ...................... 65
Bảng 4.3. Kết quả phân tích EFA các biến độc lập - Lần 1 .................................... 66
Bảng 4.4. Kết quả phân tích EFA các biến độc lập -Lần 3 ..................................... 67
Bảng 4.5. Ma trận xoay nhân tố .............................................................................. 68
Bảng 4.6. Các nhân tố của mô hình ........................................................................ 69
Bảng 4.7. Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc ............................................ 70
Bảng 4.8. Các giả thuyết nghiên cứu của đề tài ...................................................... 71
Bảng 4.9. Kết quả phân tích tương quan ................................................................. 74

Bảng 4.10. Chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi qui ............................... 75
Bảng 4.11. Phân tích phương sai ANOVA ............................................................. 75
Bảng 4.12. Hệ số hồi qui riêng phần ....................................................................... 76
Bảng 4.13. Hệ số tương quan hạng Spearman ........................................................ 78
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định các giả thuyết ......................................................... 80


1

1. CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.

Đặt vấn đề
Ra đời từ đầu thập niên 70 của thế kỷ XIX từ dự án Gutenberg cùng với sự

phát triển mạnh mẽ của Internet, ebook đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới với
nhiều định dạng. Và như một xu hướng tất yếu cùng theo sự phát triển của thương
mại điện tử, thị trường kinh doanh ebook đã được hình thành từ năm 2006 mặc dù
phát triển vẫn còn khá chậm chạp. Chỉ sau khi Kindle, thiết bị đọc sách điện tử (ereader) đầu tiên ra đời năm 2007 bởi Amazon và theo sau là máy tính bảng iPad
xuất hiện năm 2010, nhu cầu ebook mới tăng vọt biến ebook thành một thị trường
hấp dẫn. Năm 2011, lần đầu tiên số lượng ebook bán ra của Amazon cao hơn sách
in với tỉ lệ 180 ebook/100 sách in (Đồng Phước Vinh, 2014). Theo báo cáo của
Hiệp hội các nhà xuất bản Mỹ (APP) năm 2016, doanh thu ebook tại Mỹ năm
2013 đạt 3,24 tỷ USD và chiếm tỷ lệ 20,9% doanh thu toàn ngành sách; năm 2015
đạt 2,84 tỷ USD với 424 triệu ebook và chiếm tỷ lệ 17,3% tổng doanh thu. Theo
Statista (2015), trong năm 2014, doanh số ebook chiếm khoảng 12,3% doanh số
thị trường sách thế giới. Tính đến năm 2014, Mỹ có 95% thư viện công cộng được
khảo sát có cung cấp ebook, trong đó phần lớn có từ 1.000 đến 5.000 tựa sách và
17% trong số đó có hơn 30.000 tựa ebook phục vụ bạn đọc. Từ năm 2015, mỗi

ngày hệ thống Amazon bán ra 980.000 lượt ebook. Tiếp tục, Statista (2016) cho
biết Tổ chức PwC dự đoán đến năm 2018, thị trường Mỹ sẽ đạt 8,7 tỷ USD doanh
thu ebook trong khi số lượng người dùng ebook của Mỹ được kỳ vọng tăng trưởng
từ 89 triệu người lên đến 112 triệu người năm 2020.
Với sự phát triển của thị trường ebook trên thế giới, nhiều người tin rằng,
ebook sẽ thay thế cho sách in trong một tương lai không xa. Tương lai đó có xảy
ra hay không hoặc sẽ xảy ra khi nào thì chưa biết, nhưng rõ ràng sự tiện lợi và tích
hợp của ebook chính là một ưu thế của nó trong việc chinh phục thị trường. Sự ra
đời và phát triển của thị trường ebook là xu thế phát triển chung của thời đại. Việt
Nam cũng biến đổi khá nhanh để hòa nhập với xu thế này. Sự phát triển mạnh mẽ


2
của công nghệ thông tin và thương mại điện tử, số lượng người dùng Internet lẫn
người dùng các thiết bị điện tử thông minh cao và có xu hướng tăng, dân số trẻ là
những điều kiện vững chắc để thị trường ebook phát triển. Với niềm tin mạnh mẽ
ấy, từ giữa 2011, Vinapo công bố hệ thống phân phối ebook bản quyền đầu tiên ở
Việt Nam với www.alezaa.com, tiếp theo đó là sự tham gia thị trường của nhiều
nhà xuất bản lớn tại Việt Nam như Nhà Xuất Bản Trẻ, Nhà Xuất Bản Tổng Hợp ...
Thế nhưng, cho đến nay, đã 5 năm trôi qua nhưng ebook bản quyền vẫn chưa tạo
được sức thu hút đối với người tiêu dùng, thị trường vẫn chưa phát triển theo như
mong đợi của các nhà xuất bản, doanh nghiệp. Doanh thu năm 2015 của ebook
bản quyền vẫn mới khiêm tốn đạt được 1,8-2% so với tổng doanh thu toàn ngành
sách, thậm chí có doanh nghiệp hàng năm vẫn chịu lỗ 600-800 triệu cho việc kinh
doanh ebook (Bình Minh, 2015).
Vậy, làm cách nào để các nhà xuất bản, doanh nghiệp đang kinh doanh
ebook bản quyền tại Việt Nam đưa thị trường ra khỏi tình hình ảm đạm này? Làm
sao để họ có thể trở thành những Amazon Việt Nam với những thành công rực rỡ?
… Để thu hút người tiêu dùng hướng đến việc mua ebook bản quyền thì việc tìm
hiểu xem các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định mua ebook bản quyền của người

tiêu dùng là rất cần thiết đối với các Nhà xuất bản cũng như các Doanh nghiệp
đang kinh doanh ebook bản quyền tại Việt Nam. Bởi vì theo Fishbein và Ajzen
(1975), dự định của khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, dự đoán tốt nhất về
hành vi tiêu dùng; hay như quan điểm của Sam & ctg (2009), ý định mua là sác
xuất mà người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm.
Sự phát triển của Internet dẫn đến sự quan tâm trong việc nghiên cứu về
thương mại điện tử, trọng tâm là những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định và sự chấp thuận của người tiêu dùng trực tuyến (Chan & ctg., 2003). Đã có
rất nhiều các nghiên cứu về ý định mua của người tiêu dùng trong bối cảnh thương
mại điện tử, với nhiều sản phẩm cụ thể ở cả trên thế giới lẫn Việt Nam. Theo Chan
& ctg (2003), nhóm lý thuyết TRA bao gồm Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)
của Fishbein và Ajzen (1975), Lý thuyết hành vi tự định (TPB) của Ajzen (1991)


3
và Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis (1989) cho đến nay vẫn là
nhóm lý thuyết thống trị trong lĩnh vực này. Một số nghiên cứu gần đây cũng đã
khẳng định vai trò quan trọng của mô hình TAM trong việc chấp nhận và sử dụng
ebook của Sinh viên các trường đại học và cao đẳng (Tsai 2012, Letchumanan và
Muniandy 2013, Jin 2014, …). Tại Việt Nam, cũng có khá nhiều nghiên cứu về ý
định mua sắm trực tuyến với nhiều loại sản phẩm nhưng chưa có nghiên cứu nào
về sản phẩm ebook bản quyền. Bên cạnh đó, theo Hà Ngọc Thắng (2016), có
nhiều công trình nghiên cứu về ý định mua sắm trực tuyến, tuy nhiên kết quả của
các nghiên cứu này vẫn chưa thống nhất, do có sự khác biệt trong văn hóa quốc
gia cũng như sự thay đổi xu hướng tiêu dùng. Do đó, việc nghiên cứu về ý định
mua ebook bản quyền của người tiêu dùng trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể tại
Việt Nam là điều cần thiết.
Chính vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố
ảnh hƣởng đến ý định mua ebook bản quyền Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn thạc sĩ của mình.

1.2.

Câu hỏi nghiên cứu

(1) Yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định mua ebook bản quyền Việt Nam của
người tiêu dùng? Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này như thế nào đến ý
định mua ebook bản quyền của người tiêu dùng?
(2) Làm thế nào để gia tăng số lượng khách hàng mua ebook bản quyền Việt
Nam?
1.3.
-

Mục tiêu nghiên cứu
Xác định và phân tích các yếu tố tác động đến ý định mua ebook bản quyền
của người tiêu dùng Việt Nam.

-

Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến ý định mua ebook bản
quyền của người tiêu dùng, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm giúp các
Doanh nghiệp đang kinh doanh trong thị trường này có những cải thiện tốt
hơn trong việc thu hút và phục vụ khách hàng.


4

1.4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua
ebook bản quyền Việt Nam.
Khách thể nghiên cứu:
-

Đối tượng được chọn để khảo sát tuổi từ 18 trở lên, không phân biệt giới
tính, nghề nghiệp, có sở hữu một trong các thiết bị điện tử như Máy vi tính
để bàn (PC)/ Máy tính xách tay (Laptop)/ Máy tính bảng (Tablet) hoặc Điện
thoại thông minh (Smart phone). Bởi việc sở hữu các thiết bị này là điều
kiện tiên quyết để người tiêu dùng sở hữu và sử dụng ebook.

-

Vì việc mua ebook bản quyền chỉ xảy ra trên thị trường thương mại điện tử
thông qua Internet, do đó người tiêu dùng phải tham gia vào các giao dịch
trực tuyến. Do đó, đối tượng phỏng vấn cần có kinh nghiệm giao dịch
mua/bán trực tuyến trên Internet, để việc đánh giá các nội dung liên quan
đến các giao dịch trực tuyến trở nên chính xác hơn.

-

Đối tượng là thành viên của các diễn đàn, mạng xã hội liên quan về sách và
ebook cũng như thành viên của các trang mạng xã hội của các Nhà xuất bản
và doanh nghiệp phát hành ebook bản quyền. Đây là đối tượng có quan tâm
hoặc có nhu cầu về ebook bản quyền, bởi vì trước hết họ là những người
thích đọc sách, tiếp theo là họ muốn có được những thông tin có giá trị từ
phía nhà xuất bản hay doanh nghiệp để kịp thời có được những ấn phẩm mà
họ mong muốn.


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Địa điểm khảo sát: Khảo sát online qua công cụ Google Docs, đường dẫn
đến bảng khảo sát sẽ được gửi đến đáp viên thông qua mạng xã hội hoặc
diễn đàn về sách và ebook theo phương pháp thuận tiện.

-

Thời gian: Nghiên cứu được triển khai từ tháng 5/2016 đến 9/2016.


5

1.5.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước như sau:
Nghiên cứu khám phá: nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương

pháp thảo luận tay đôi gồm 10 người. Từ những thông tin thu thập được tác giả sẽ
phát triển và bổ sung thang đo để phù hợp hơn đối với bài nghiên cứu và bối cảnh
kinh tế tại Việt Nam.
Nghiên cứu chính thức: nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng
phương pháp điều tra qua khảo sát trực tuyến bằng bảng câu hỏi đối với người tiêu
dùng. Các câu hỏi chủ yếu được đo lường dựa trên thang đo Likert 5 điểm. Sau khi
tiến hành khảo sát kết quả thu về được 242 bản, trong đó có 204 bản đạt yêu cầu.
Số liệu thu về sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Các phương pháp phân tích
định lượng được sử dụng trong đề tài này gồm: thống kê mô tả, kiểm định thang
đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan,

phân tích hồi quy.
1.6.

Ý nghĩa của nghiên cứu
Đây là một bài nghiên cứu tương đối mới về thị trường ebook bản quyền tại

Việt Nam, nghiên cứu này góp phần xác định được các yếu tố nào ảnh hưởng và
mức độ ảnh hưởng đến ý định mua ebook bản quyền của người tiêu dùng. Dựa
trên kết quả nghiên cứu này giúp cho các Nhà xuất bản và các doanh nghiệp phát
hành ebook bản quyền đưa ra các đánh giá cụ thể và chính xác hơn về ý định của
người tiêu dùng hướng đến ebook bản quyền. Từ đó đưa ra một số kiến nghị góp
phần thu hút khách hàng cho thị trường này.


6

1.7.

Cấu trúc bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ có bao gồm 5 chương với nội dung lần lượt như sau:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương này trình bày tính cấp thiết của đề tài, qua đó nêu mục tiêu mà đề

tài muốn hướng đến, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,
ý nghĩa của đề tài cũng như cấu trúc của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Giới thiệu tổng quan các thông tin về ebook, giới thiệu các cơ sở lý thuyết
cũng như mô hình tham khảo và các nghiên cứu có liên quan tại Việt Nam và các
nước trên thế giới. Từ đó, đưa ra mô hình nghiên cứu các Yếu tố ảnh hưởng đến ý
định mua ebook bản quyền Việt Nam.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trình bày phương pháp nghiên cứu và quá trình thực hiện xây dựng thang
đo; cách đánh giá và kiểm định thang đo cho các khái niệm trong mô hình; kiểm
định sự phù hợp và các giả thuyết của mô hình nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Nội dung của chương sẽ trình bày kết quả thực hiện nghiên cứu, bao gồm:
mô tả dữ liệu, kết quả đánh giá và kiểm định thang đo; kiểm định sự phù hợp và
các giả thuyết của mô hình nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu, từ đó đưa ra các đề xuất quản lý
trong lĩnh vực xuất bản ebook bản quyền tại Việt Nam. Ngoài ra, luận văn cũng
nêu ra những đóng góp cũng như các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp
theo.


7

2.

2.1.

CHƢƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Sơ lƣợc về ebook và thị trƣờng ebook tại Việt Nam

2.1.1. Sơ lƣợc về ebook
2.1.1.1.

Khái niệm


Sách điện tử - ebook (electronic book, e-book) là một tài liệu đọc dưới dạng
kỹ thuật số, bao gồm văn bản, hình ảnh hoặc cả hai; được lưu trữ và thể hiện thông
qua một định dạng nào đó và được đọc thông qua các máy tính cá nhân, các thiết
bị đọc chuyên dụng và một số thiết bị điện tử khác (Rao, 2003; Lam & ctg., 2009;
Groner & ctg., 2010; Gardiner và Musto, 2010).
Vassiliou và Rowley (2008) cho rằng một cuốn sách điện tử là một đối
tượng kỹ thuật số với đặc điểm cuốn sách giống như truyền thống có thể được sử
dụng trong môi trường điện tử. Ebook trang bị chức năng tìm kiếm và tham khảo
chéo, các liên kết siêu văn bản, đánh dấu, chú thích, tô màu chữ, các đối tượng đa
phương tiện, và các công cụ tương tác khác.
Ebook có nhiều định dạng: PDF, EPUB, DOC, PRC, Mobipocket … mỗi
định dạng có đặc điểm riêng của nó và phần mềm đọc cụ thể là cần thiết để cho
phép các ebook được đọc hoặc xem trên một thiết bị (Vassiliou và Rowley, 2008).
2.1.1.2.

Lịch sử phát triển

Công nghệ ebook có nguồn gốc trong dự án Gutenberg, được thành lập bởi
Michael Hart vào năm 1972, một nỗ lực để số hoá các ấn phẩm bản quyền đã hết
hạn và phân phối chúng rộng rãi miễn phí. Là một hiện tượng nhằm để duy trì
chuyên ngành, nhưng nhờ sự ra đời của các thiết bị điện tử cá nhân làm cho sách
điện tử trở nên di động hơn, thì nó trở nên phổ biến.
Theo Lâm Văn Bé (2011), từ sau lần đầu tiên gõ “Tuyên ngôn độc lập của
Hoa Kỳ” lên máy vi tính, Hart đã cùng với các bạn của mình tiếp tục đánh máy
các tài liệu và tiểu thuyết lên máy tính, cho đến năm 2000 thì dự án mới thực sự áp


8
dụng kỹ thuật số hóa. Năm 2011, dự án Gutenberg (www.gutenberg.org) đã có
một thư viện điện tử gồm 36.000 tựa dưới các thể loại, sách báo, âm nhạc, phim

ảnh (nhưng đa số là sách) bằng 47 ngôn ngữ (đa số là tiếng Anh) và có thể lên đến
100.000 tự nếu kể cả sự hợp tác thiện nguyện của một số cơ quan văn hóa, thư
viện, nhà xuất bản.
Ebook thực sự bắt đầu được phổ biến từ năm 2007, khi các máy đọc sách ereader ra đời, bành trướng và cạnh tranh nhau như Kindle của Amazon, eReader
của Sony, Nook của Barnes & Nobles và Kobo của Borders... không kể các phần
mềm ứng dụng dành cho Smart phone và Tablet (Lâm Văn Bé, 2011). Có cùng
chung nhận định đó, Jin (2014) cho rằng sự phát triển bùng nổ của Tablet, trong
đó có kích thước tương đương e-reader nhưng là linh hoạt hơn rất nhiều, đã đưa
thị trường ebook lên tầm cao mới, mang lại cơ hội sử dụng ebook đến với mọi tầng
lớp xã hội.
Nói tóm lại, ngày nay ebook có thể được đọc trên rất nhiều thiết bị điện tử,
từ các thiết bị e-reader cho đến các thiết bị điện tử khác như PC, Laptop, Tablet,
máy nghe nhạc hay Smart phone. Người dùng có thể tải ebook miễn phí trên
Internet hoặc mua ebook bản quyền từ các website, thậm chí có thể tự sản xuất
ebook dựa trên một số phần mềm trên các thiết bị điện tử.
2.1.1.3.

Đặc điểm của ebook
 Ƣu điểm của ebook.

Theo Hernon & ctg. (2007) ebook có ưu điểm là sự tiện lợi, kinh tế, tính di
động và tính cập nhật. Lam & ctg. (2009) cho rằng việc sử dụng ebook sẽ có
những lợi thế sau: truy cập đến nhiều bài đọc, truy cập từ xa, khả năng tìm kiếm
các bài đọc, liên kết tiềm năng tài nguyên đa phương tiện có liên quan, các nguồn
tài nguyên di động (một thiết bị có thể chứa nhiều cuốn sách), và tối ưu hóa thời
gian đọc (ví dụ như đọc trong quá trình du lịch). Lâm Văn Bé (2011) bổ sung thêm
rằng các e-reader như một thư viện di động, chưa được hàng trăm, hàng nghìn
ebook, và ebook có thể đọc được vào bất cứ thời gian nào (có thể đọc dưới ánh



9
nắng, trong đêm tối). Những ưu thế của ebook tiện lợi cho các loại sách tham
khảo, nghiên cứu, đặc biệt cho học sinh, sinh viên không phải mang theo những túi
sách cồng kềnh nặng trĩu.
Vassiliou và Rowley (2008) thì so sánh ebook với sách in truyền thống và
rút ra các nhận định sau:
-

Ebook có các tính năng như siêu liên kết, đánh dấu trang, chú thích, tô màu
chữ, gạch chân, liên kết đến các bộ phận khác của cuốn sách hoặc các
nguồn lực bên ngoài như từ điển và từ điển đồng nghĩa, liên kết của các đối
tượng đa phương tiện phức tạp bao gồm các file phim và mô phỏng.

-

Sự tương tác giữa người sử dụng có thể đạt được với việc tăng cường cho ý
kiến và các công cụ chat.

-

Thông tin trong một cuốn sách điện tử có thể được cắt, dán, in hoặc lưu lại
để sử dụng sau này.

-

Nội dung của sách điện tử là di động và có thể dễ dàng truy cập gần như
ngay lập tức bằng cách sử dụng các trình duyệt web tiêu chuẩn mà không
có bất kỳ ràng buộc về thời gian hoặc địa lý.
Vassiliou và Rowley (2008) còn đưa ra một số lợi ích khác của ebook đối


với các nhà cung cấp, đó là: không có các rủi ro về đánh cắp; bị mất hoặc bị hư
hỏng cũng như yêu cầu về không gian lưu trữ.
“Tham luận hội nghị tham vấn ý kiến chuyên gia về xuất bản điện tử và
liên kết xuất bản” của Trần Thi Thu (2012) đã tổng hợp khá chi tiết về các ưu
điểm cũng như khuyết điểm của ebook. Trong đó, theo Trần Thi Thu, ebook có
những ưu điểm khá nổi trội sau đây:
-

Sản xuất nhanh và nhận được kịp thời.

-

Mọi chi phí về vật chất, phân phối đều thấp hơn so với sách truyền thống.
Việc xuất bản không chỉ còn lệ thuộc vào nhà xuất bản mà ngay cả tác giả


10
cũng có thể xuất bản được sách của mình. Khâu lưu trữ, vận chuyển, in ấn
không còn, do vậy chi phí giá thành sẽ giảm rất nhiều.
-

Góp phần bảo vệ môi trường: sách không phải in ra trên giấy dẫn đến một
lượng cây xanh dùng làm nguyên liệu sản xuất giấy được bảo vệ; các khí
thải, chất thải do ngành công nghiệp in cũng được giảm bớt.

-

Sử dụng sách tiện lợi hơn: Ebook có thể được mở trang một cách linh hoạt;
giúp người đọc thao tác các công việc đọc sách một cách dễ dàng, như mở
trang, đánh dấu, ghi chép, chú thích nội dung mà không cần đến một công

cụ nào khác. Ebook hỗ trợ các hoạt động khác khi đọc sách, như tìm đoạn
văn bản, trích văn bản, đánh dấu …
 Nhƣợc điểm của ebook
Theo Wilson (2003), việc đọc văn bản ebook dài trên một màn hình máy

tính gây mệt mỏi, kém hiệu quả cho người đọc so với bản in; một số ít cá nhân
cảm thấy “vụng về, khó khăn hay tốn thời gian” để sử dụng ebook. Lâm Văn Bé
(2011) cũng cho rằng thị giác không cho phép người đọc dán mắt vào những dòng
chữ li ti trên màn ảnh nhỏ của các thiết bị đọc trong một thời gian dài.
Nghiên cứu của Wilson (2003) cũng chỉ ra rằng, những người không đồng ý
sử dụng ebook thông qua các thiết bị e-reader bởi các vấn đề về giá, tuổi thọ của
pin và trọng lượng.
Theo một nghiên cứu của Microsoft năm 2003 (Trích bởi Vassiliou và
Rowley, 2008), ebook có một số điểm yếu sau: thiếu chuẩn hóa của giao diện mà
có thể khiến người dùng bối rối; một số phần mềm đọc ebook được thiết kế chưa
thân thiện với người dùng; tính năng quản lý có thể ngăn chặn người dùng in, email, hoặc chia sẻ nội dung ebook.
Trần Thi Thu (2012) cho rằng nhược điểm của ebook chính là sự lệ thuộc
vào các thiết bị điện tử để đọc sách, khiến cho người đọc có thể phải mất một thời
gian để làm quen với văn hóa đọc mới mẻ này.


11

2.1.1.4.

Phân loại
 Phân loại

Theo Trần Chí Đạt (2016), ebook hiện nay có thể tổng hợp và được phân
thành bốn loại:

-

Loại 1: Dạng ebook đơn giản; nội dung sách chủ yếu là văn bản (text), có
thể có thêm hình ảnh tĩnh liền với nội dung như trình bày trong sách in,
thường được xem ở dạng lật trang, trượt trang hoặc cuộn trang thông
thường, thường có các định dạng: pdf, epub, mobi, prc ...

-

Loại 2: Dạng ebook có thêm phần minh họa là các dữ liệu hình ảnh, âm
thanh, video, biểu đồ được nhúng vào sách làm phong phú hơn so với các
ebook loại 1.

-

Loại 3: Dạng ebook có tính năng cho phép người đọc có sự tương tác qua
lại giữa người đọc sách và nội dung ebook. Ví dụ người đọc trả lời câu hỏi
và sách tự chấm điểm, hoặc người đọc nhập dữ liệu và sách tự tính toán ra
kết quả.

-

Loại 4: Dạng ebook có cấu trúc dữ liệu được tổ chức phức tạp, dữ liệu lớn,
khi xem phải cài đặt như phần mềm. Giao diện sách được tổ chức với cấu
trúc menu nhiều cấp. Ví dụ các sách được tạo bởi các công cụ lập trình
Web (html), Flash, và một số công cụ lập trình khác.
Việc phân định này chỉ mang tính chất tương đối, và không có nghĩa là mỗi

loại sách này có sự rạch ròi về cách thức thể hiện như trên. Trong thực tế, có
những ấn phẩm ebook có các tính năng hỗn hợp.



u hƣớng phát triển

Theo Trần Chí Đạt (2016), qua khảo sát thực tế hiện nay và xét về đặc tính
của từng loại ebook, có thể nhận định hình thức của ebook sẽ có xu thế phát triển
mạnh cả về 4 loại và mỗi loại ebook lại có xu hướng phát triển mạnh theo từng
mảng sách khác nhau. Cụ thể:


12
Ebook loại 1 với đặc tính đơn giản, dễ thực hiện, dễ sử dụng, dung lượng
nhỏ, định dạng tương thích và phù hợp cho đa số các thiết bị điện tử, chủ yếu dành
cho các loại ebook vốn chỉ toàn nội dung text như mảng sách văn học, sách thường
thức gia đình, khoa học xã hội, kinh tế, quản trị kinh doanh….
Ebook loại 2 cũng sẽ phát triển song song và sẽ phù hợp với các sách yêu
cầu có thêm nhiều dữ liệu đa phương tiện để minh họa thêm cho nội dung text.
Ebook loại 3, loại 4 cũng là những loại có khả năng phát triển mạnh, và
thiên về các sách, ấn phẩm cho giáo dục, trong đó tiêu biểu là các sách giáo khoa
phổ thông các cấp học, các sách giáo trình đào tạo nghề. Thực tế hiện nay cho thấy
các ebook giáo khoa phổ thông hoặc ebook hỗ trợ dạy và học được biên soạn theo
sách giáo khoa hầu hết đều có độ phức tạp cao. Về môi trường đọc, ebook thuộc
các loại này chủ yếu chỉ phù hợp với máy vi tính vì có dung lượng lớn, cần phải
cài đặt trước khi sử dụng và hầu hết chỉ phù hợp với môi trường Windows. Trong
tương lai, việc hiện đại hóa ngành giáo dục, đổi mới cách dạy và học, trong đó có
đổi mới sách giáo khoa sẽ là điều kiện rất tốt cho ebook loại này phát triển.
2.1.2. Quyền tác giả
Bản quyền (copyright) là thuật ngữ được các quốc gia theo hệ thống pháp
luật Anh-Mỹ (án lệ) dùng chỉ cho quyền phi vật thể đối với các tác phẩm trí tuệ.
Quyền tác giả tại Việt Nam đã được quy định chi tiết trong Bộ Luật Dân sự

2005, Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị Định 100/NĐ*CP/2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự Luật Sở hữu trí tuệ
về quyền tác giả và quyền liên quan.
Quyền tác giả (tác quyền) tại Việt Nam đã được quy định chi tiết trong
khoản 2, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009. Theo đó, quyền tác giả là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, bao
gồm các quyền sau:


13
1. Quyền Nhân thân
-

Đặt tên cho tác phẩm;

-

Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh
khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

-

Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

-

Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén
hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến
danh dự và uy tín của tác giả.
2. Quyền tài sản


-

Làm tác phẩm phái sinh;

-

Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

-

Sao chép tác phẩm;

-

Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

-

Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô
tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

-

Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Tác phẩm được luật pháp quốc gia và Công ước Berne bảo hộ quyền tác giả

là những tác phẩm thuộc về văn học, nghệ thuật và khoa học. Theo luật Việt Nam
(Bộ Luật Dân sự 2005; Luật Sở hữu trí tuệ 2009; Nghị Định 100/NĐ*CP/2006) nó
bao gồm các loại hình: văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm

khác thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc kí tự khác, bài phát biểu, bài giảng, tác
phẩm sân khấu, điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự tác
phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, âm nhạc, tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm kiến
trúc, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, chương trình máy tính. Các tin tức
thời sự chỉ mang tính chất thông tin không có tính sáng tạo, vì vậy không được bảo
hộ. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của các cơ quan hành chính, thuộc lĩnh
vực tư pháp và bản dịch chính thức của nó, và các khái niệm, nguyên lí, số liệu
cũng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.


14
Từ những khái niệm trên, tác giả đưa ra khái niệm sau vào trong bài nghiên
cứu của mình:
Ebook bản quyền Việt Nam: Là những tác phẩm của các tác giả trong và
ngoài nước, được mua tác quyền và được xuất bản dưới dạng kỹ thuật số bởi các
nhà xuất bản uy tín tại Việt Nam, được bán trên các website chính thức của các
nhà xuất bản hoặc các website thương mại điện tử uy tín tại Việt Nam.
Để thuận tiện, tác giả sẽ sử dụng “Ebook bản quyền” thay cho “Ebook bản
quyền Việt Nam” trong toàn bài nghiên cứu này.
2.1.3. Thị trƣờng ebook tại Việt Nam
 Điều kiện phát triển thị trƣờng
Theo Trần Chí Đạt (2016), sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông
tin trong những năm qua đã và đang tác động mạnh mẽ vào đời sống xã hội và nền
kinh tế nói chung, trong đó có ngành Xuất bản. Số lượng các xuất bản phẩm được
xuất bản ngày một tăng, và xuất bản phẩm điện tử cũng đã bước đầu đặt chân vào
thị trường xuất bản. Ebook và các hình thức xuất bản trên phương tiện truyền
thông hiện đại ra đời mặc dù không phải để thay thế xuất bản truyền thống (sách
in), nhưng đang tạo ra một sự lựa chọn tuyệt vời trong việc thưởng thức văn hóa
đọc với việc mang trong nó đầy đủ những tiện ích mà sách in không đáp ứng được.
Có chung nhận định, Trần Thi Thu (2012) cho rằng trong điều kiện phát triển kinh

tế xã hội hiện nay ebook đã và đang trở thành một lĩnh vực có những thuận lợi
nhất định cho việc sản xuất, kinh doanh trên môi trường quốc gia và quốc tế.
Thực vậy, hiện nay tại Việt Nam, nhiều thống kê đều cho thấy thị trường
ebook đặc biệt tiềm năng. Theo Tổ chức thống kê số liệu Internet quốc tế (Internet
World Stats), đến hết tháng 6/2016, Việt Nam đã có hơn 49 triệu người dùng
internet, đạt mức thâm nhập/dân số là 51,5%, xếp thứ 7 trong khu vực châu Á và
đứng thứ 15/20 quốc gia có lượng người dùng Internet nhiều nhất thế giới. Ngoài
ra, Việt Nam cũng là thị trường điện thoại di động có mức tăng trưởng rất cao.


15
Theo báo cáo Ericsson Mobility Report (2016), đến cuối năm 2015, tỷ lệ thuê bao
di động sử dụng Smart phone tại Việt Nam đạt 40% và dự kiến sẽ tăng lên 70%
trong 2018. Trong khi đó, theo báo cáo của We Are Social (2016), số lượng di
động kết nối Internet là 39,7 triệu máy, đạt 42% so với dân số. Với điện thoại này,
dù ở bất kỳ đâu, khách hàng chỉ cần truy cập vào địa chỉ trang web, tự tạo cho
mình tài khoản, cộng thêm một vài thao tác như nạp thẻ cào điện thoại hoặc dùng
thẻ ngân hàng, tin nhắn SMS Banking… đều có thể hoàn thành quá trình mua sắm,
trong đó có ebook. Đây là những yếu tố hết sức quan trọng để thúc đẩy phát triển
xuất bản ebook tại Việt Nam.
Không những thế, Chính Phủ cũng rất quan tâm đến hoạt động xuất bản
điện tử của Việt Nam khi Luật Xuất bản năm 2012 đã phát triển thành một chương
với tám điều từ một điều quy định về xuất bản trên mạng Internet trong Luật Xuất
bản năm 2004. Sự thay đổi đó phản ánh một bước tiến về nhận thức của giới
chuyên môn nước ta về hoạt động xuất bản điện tử trước sự phát triển mạnh mẽ
của loại hình này trong vòng 10 năm qua trên thế giới, đồng thời đáp ứng nhu cầu
xây dựng hành lang pháp lý để phát triển hoạt động xuất bản điện tử ở nước ta.
Nội dung của Điều 45 đến Điều 52, Chương V, Luật Xuất Bản 2012 đề cập đến
những nội dung liên quan đến việc Xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử:
-


Điều kiện xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử

-

Cách thức thực hiện xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử

-

Kỹ thuật, công nghệ để xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử

-

Nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử và nộp cho Thư viện Quốc gia Việt
Nam

-

Quảng cáo trên xuất bản phẩm điện tử

-

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân xuất bản, phát hành xuất bản
phẩm điện tử

-

Nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử

-


Quy định chi tiết về xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử


×