Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

ĐỀ CƯƠNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.31 KB, 23 trang )

ĐỀ CƯƠNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN – Lớp DH3QM1
1. Định nghĩa sản xuất sạch hơn

Theo Chương trình Môi trường LHQ (UNEP, 1994):
Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa
môi trường tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch
vụ nhằm làm giảm tác động xấu đến con người và môi trường.
- Đối với các quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu,

nước và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối
lượng, độc tính của các chất thải vào nước và khí quyển.
- Đối với các sản phẩm, chiến lược SXSH nhắm vào mục đích làm giảm tất cả các tác
động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khâu khai thác
nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.
- Đối với các dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường vào
trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ.
- SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ.
2. Lợi ích của sản xuất sạch hơn
- SXSH giúp doanh nghiệp tiết giảm được mức sử dụng nguyên liệu và các
đầu vào khác.
- SXSH cung cấp cơ hội trực tiếp để giảm chi phí sản xuất.
+ Với việc giá nguyên vật liệu, năng lượng & nước đang tăng lên, không công ty
nào có thể chấp nhận sự lãng phí những tài nguyên đó dưới dạng chất thải.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất:

+ Sử dụng năng lượng/nguyên liệu hiệu quả
+ Giảm chi phí nhờ giảm tổn thất nguyên, nhiên liệu
+ Nâng cao năng suất, giảm chi phí vận hành
- Nâng cao khả năng cạnh tranh:

+ Chất lượng sản phẩm/dịch vụ


+ Thỏa mãn khách hàng…
- Đáp ứng yêu cầu của các bên hữu quan:
+ Cải thiện môi trường làm việc
+ Giảm tải lượng dòng thải & tuân thủ luật/tiêu chuẩn môi trường
+ Nâng cao trách nhiệm với cộng đồng/xã hội
3. Các kỹ thuật sản xuất sạch hơn
 Giảm thiểu chất thải tại nguồn


Quản lý nội vi
- Là kĩ thuật đơn giản nhất, sắp xếp nguyên vật liệu, khắc phục rò rỉ, rơi vãi, bảo trì tốt
các máy móc thiết bị. Không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể thực hiện ngay sau khi xác
định được các giải pháp.
- Lợi ích:
+ Giảm chi phí
+ Tạo thói quen chuẩn mực, nâng cao ý thức nhân viên.
+ Giảm thiểu sự lãng phí nguyên liệu
+ Đảm bảo vệ sinh nơi làm việc.
+ Nâng cao năng suất chất lượng sp.
VD: bảo dưỡng thiết bị máy móc :
+ Kiểm tra và bảo trì cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, thiết bị
+ Quản lý kho : vật tư, nguyên liệu, hóa chất
+ Các công đoạn sản xuất
+ Đóng chặt các van, vòi khi không sử dụng
+ Loại bỏ cặn bẩn trong sàng lưới và vời phun nước.
• Kiểm soát quy trình tốt hơn.
- Là chuẩn hóa các điều kiện vận hành cho từng công đoạn : định mức sử dụng
nguyên liệu, thông số vận hành, tốc độ, thời gian, áp suất...
- Kiểm soát chất lượng và tổ chức sản xuất hiệu quả để giảm chi phí, thất thoát.
- Duy trì MT sx, đáp ứng yêu cầu chất lượng.

VD: Công ty CPSXTM Hữu Nghị- Nhà máy bột đá lượng đá thải tại công đoạn
được tuyển chọn nguyên liệu lớn. Giải pháp đưa ra là kiểm tra khi nhập hàng loại bỏ
không mua đá vụn, thu hồi đá vụn định kì rửa...
• Thay thế nguyên vật liệu đầu vào.
- Thông thường có thể tìm cách thay thế các nguyên liệu và vật liệu khác được sử
dụng trong quá trình sản xuất bằng các loại khác ít nguy hại hơn.
- Mua các nguyên vật liệu với phân cấp cao hơn sẽ giảm các lượng vật liệu đi vào
dòng thải.
- Có thể sẽ phải sử dụng các loại nvl đắt tiền hơn nhưng có thể giảm chi phí cho chất
thải đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.
VD: trong ngành giấy ngta cố gắng dùng thuốc nhuộm k độc, chuyển chất tẩy bột
giấy từ hypoclorit sang dùng hidrogen peroxide. Đối vs tẩy bột giấy hóa học, mục tiêu là
khử hoặc làm sáng màu lignin màu tồn dư, tồn đọng trong bột giấy sau khi nấu và để tẩy
mà không gây tổn hao quá mức độ dai hay hiệu suất của bột giấy.
• Cải tiến thiết bị máy móc.
- Là những giải pháp từ đơn giản đến phức tạp với mục tiêu cải tiến hệ thống máy
móc, thiết bị hiện có để nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng năng
suất.
VD: Công ty CP giấy HAPACO Hải Phòng đã áp dụng các giải pháp lắp đặt các
đồng hồ đo nước, điện và ga để kiểm soát lượng sử dụng tốt hơn hay việc lắp đặt các
bóng đèn tiết kiệm điện, điều chỉnh các thông số của nồi hơi nhằm giảm khí dư chính là
các giải pháp về kiểm soát các quy trình tốt hơn.



Áp dụng công nghệ mới.
- Là sử dụng các công nghệ tiên tiến hơn, đây là giảp pháp SXSH tốn kém nhất nhưng
có tiềm năng tiết kiệm và nâng cao chất lượng sp. Ở quy mô lớn gần như thay đổi toàn bộ
nhà máy.
VD: 1 số giải pháp thay đổi CN nhà máy sx giấy:

+ Cải biến quy trình rửa và khử nước, như dùng máy ép băng chuyền khung lưới kép
+ Dùng các quy trình tẩy thay thế như tẩy oxi, ozon.
• Đánh giá vòng đời sp (LCA)
- Là quá trình phân tích tác động MT của sp ( sử dụng nguyên liệu, năng lượng, gây ô
nhiễm đất nước không khí) trong suốt 1 chu trình sống của sp đó việc phân tích bao gồm
giai đoạn khai thác tài nguyên, sx, phân phối, sử dụng đến tiêu thụ và loại bỏ.
- LCA có thể áp dụng cho mọi sp cần có các nghiên cứu toàn bộ vòng đời để hiểu đc
các tác động MT của nó.
- Phương pháp:
Giai đoạn 1: XĐ mục tiêu và phạm vi của LCA phải xđ rõ ràng khi thực hiện LCA.
Bước này làm rõ 4 nội dung:
+ Các lí do tiến hành LCA
+ SP, quy trình hay dịch vụ tiến hành LCA
+ Đường biên của 1 hệ thống sẽ đánh giá.
+ Đơn vị, chức năng của sp lực chọn.
Giai đoạn 2: Phân tích liệt kê. Kết quả của bước này là thống kê vòng đời sp, kiểm tra
tất cả các khía cạnh MT thuộc phạm vi xđịnh cần được thiết lập.
Giai đoạn 3: Phân tích tác động gồm 3 bước:
B1: phân loại đầu vào đầu ra theo các nhóm tác động MT
B2: đặc trưng hóa cường độ và tác động của các yếu tố đầu ra, đầu vào.
B3: lượng giá mức độ quan trọng tương đối của mỗi nhóm tác động MT sử dụng
chỉ số riêng rẽ để chỉ thị cho hiệu quả MT.
Giai đoạn 4: Đánh giá việc cải thiện công đoạn này dùng để diễn giải các kết quả
của việc đánh giá tác động từ đó đưa ra các cải tiến có thể áp dụng. Nếu LCA được áp
dụng để so sánh sp thì công đoạn này có thể bao gồm việc lựa chọn sp thân thiết vs MT.
Trong trường hợp LCA dùng để phân tích cho 1 sp thì có thể đưa ra các cải tiến thiết kế
có khả năng giảm tác động MT.
- Ưu, nhược điểm.
Ưu điểm:
+ Góp phần giúp hiểu biết hơn về sp, quá trình sx.

+ So sánh các tác động MT và các chi phí kinh tế cho các giải pháp thay thế.
+ Giảm lượng chất thải, kiểm soát rủi ro.
+ Thiết kế lại sp để giảm nguyên liệu.
+ Phát triển quảng bá và tiếp thị sp khi so sánh vs sp khác.
+ Xúc tiến việc cấp nhãn sinh thái cho sp.
Nhược điểm:
+ Việc đánh giá yêu cầu các thông tin đã được nghiên cứu kĩ để xây dựng các số
liệu tác động MT cơ sở và qua đó có thể tập trung vào tài nguyên. Bên cạnh đó các



tác động MT của việc khai thác nvl và quá trình sx có thể rất khác nhau giữa các
nước và khu vực.
+ Việc đánh giá chủ quan này dựa trên trọng lượng tương đối của chất thải.
 Tuần hoàn
- Giải pháp tuần hoàn được xem xét với các dòng thải không thể tránh được. Chúng
được quay trở lại khu vực sản xuất bằng cách thu hồi và tái sử dụng tại chỗ hoặc bán ra
như 1 sản phẩm hữu ích.
- Phân loại:
+ Tuần hoàn và tái sử dụng
- Dòng thải chứa vật liệu có giá trị có thể xử lý tại chỗ để tái sử dụng
Ví dụ: bavia/phế phẩm ngành nhựa, dung dịch mạ được tuần hoàn trở lại bể mạ sau khi
được làm sạch và bổ sung hóa chất...
- Dòng thải chứa năng lượng được thu hồi để tận thu năng lượng
Ví dụ: Thu hồi nước ngưng, nhiệt khói thải...
+ Tạo ra các sản phẩm phụ hữu ích khác
- Cải biến quy trình phát sinh chất thải để chuyển hóa các nguyên liệu thải ra thành
loại vật liệu có thể tái sử dụng, hoặc tái chế để ứng dụng các quy trình khác.
VD: Một xưởng thuộc da đã thu gom lông, da thải ra để bán cho nhà thầu làm
phân compost. SX vật liệu xây dựng từ phế phẩm sứ vệ sinh, dung dịch mạ sản phẩm cao

cấp được bán lại để mạ các sản phẩm có chất lượng thấp hơn.
 Cải tiến sản phẩm
- Là thay đổi thiết kế của sp có thể cải thiện quá trình sx và giảm nhu cầu sử dụng
nguyên liệu độc hại.
- Lợi ích:
+ Kéo dài tuổi thọ sp.
+ Hạn chế các tác động mt tiêu cực của sp từ quá trình sx, sử dụng .. cho đến thải
bỏ.
+ Cải tiến các quá trình sx.
+ Nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Phân loại:
• Thay đổi sp: Là việc xem xét loại sp và các yêu cầu đối vs loại sp đó.
VD: - Có thể thay 1 cái nắp đậy kim loại đã được sơn bằng 1 cái nắp đậy bằng nhựa
cho 1 số sp nhất định sẽ tránh đc các vđề MT cũng như chi phí hoàn thiện.
- Trong công nghiệp sx giấy ngta đã sx các loại giấy có sản lượng cao, sx giấy không
tẩy thay cho giấy tẩy.
• Thay đổi bao bì: là giảm thiểu bao bì sử dụng, đồng thời bảo vệ được sp.
VD: Sử dụng bìa cát tông cũ thay cho các loại xốp để bảo vệ các vật dễ vỡ.
4. Thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn
• GĐ1: Khởi động
Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm sản xuất sạch hơn


− Thành phần điển hình của một nhóm công tác SXSH nên bao gồm đại diện của:
♣ Cấp lãnh đạo doanh nghiệp (Ban Giám đốc công ty, nhà máy),
♣ Các bộ phận sản xuất (xí nghiệp, phân xưởng),
♣ Bộ phận tài chính, vật tư, bộ phận kỹ thuật,
♣ Các chuyên gia SXSH (tùy yêu cầu, có thể mời các chuyên gia SXSH bên
ngoài).
− Quy mô và thành phần của nhóm công tác phù hợp với cơ cấu tổ chức của doanh

nghiệp.
− Cần phải có một nhóm trưởng để điều phối toàn bộ chương trình kiểm toán và các hoạt
động cần thiết khác.
− Mỗi thành viên trong nhóm công tác sẽ được chỉ định một nhiệm vụ cụ thể, nhưng tổ
chức của nhóm càng linh hoạt càng tốt để việc trao đổi thông tin được dễ dàng.
− Nhóm công tác phải đề ra được các mục tiêu định huớng lâu dài cho chương trình
SXSH. Định ra tốt các mục tiêu sẽ giúp tập trung nỗ lực và xây dựng được sự đồng lòng.
Các mục tiêu phải phù hợp với chính sách của doanh nghiệp, có tính hiện thực
Nhiệm vụ 2: Liệt kê các công đoạn của quá trình sản xuất
− Cần tổng quan tất cả các công đoạn bao gồm sản xuất, vận chuyển, bảo quản,...
− Chú ý đặc biệt đến các hoạt động theo chu kỳ, ví dụ các quá trình làm sạch,...
− Thu thập số liệu để xác định định mức (công suất, tiêu thụ nguyên liệu, nước,
NLượng,...)
Nhiệm vụ 3: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí
− Ở nhiệm vụ này, nhóm công tác không cần đi vào chi tiết mà phải đánh giá diện rộng
tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất về lượng chất thải, mức độ tác động đến môi
trường, các cơ hội SXSH dự kiến, các lợi ích dự đoán,... Những đánh giá như vậy là hữu
ích để đặt trọng tâm vào một hay một số công đoạn sản xuất (trọng tâm kiểm toán) sẽ
phân tích chi tiết hơn.
− Ở bước này, việc tính toán các định mức là rất cần thiết như:
• Tiêu thụ nguyên liệu: tấn nguyên liệu/tấn sản phẩm
• Tiêu thụ năng lượng: kWh/tấn sản phẩm
• Tiêu thụ nước: m 3 nước/tấn sản phẩm
• Lượng nước thải: m 3 nước thải/tấn sản phẩm
• Lượng phát thải khí: kg/tấn sản phẩm,...
− Các định mức thu được khi so sánh sơ bộ với các công ty khác và với công nghệ tốt
nhất hiện có sẽ cho phép ước tính tiềm năng SXSH của đơn vị kiểm toán
− Các tiêu chí xác định trọng tâm kiểm toán:
♣ Gây ô nhiễm nặng (định mức nước thải/phát thải cao),
♣ Tổn thất nguyên liệu cao, tổn thất hóa chất,

♣ Định mức tiêu thụ nguyên liệu/năng lượng cao,
♣ Có sử dụng các hóa chất độc hại,
♣ Được lựa chọn bởi đa số các thành viên trong nhóm SXSH.


• GĐ2: Phân tích các công đoạn.
Nhiệm vụ 4: Chuẩn bị sơ đồ dòng của quá trình sản xuất
− Lập ra một sơ đồ dòng giới thiệu các công đoạn của quá trình đã lựa chọn (trọng tâm
kiểm toán) nhằm xác định tất cả các công đoạn và nguồn gây ra chất thải. Sơ đồ này cần
liệt kê và mô tả dòng vào - dòng ra đối với từng công đoạn. Việc thiết lập sơ đồ chính xác
thường không dễ, nhưng lại là nhiệm vụ rất quan trọng quyết định đến sự thông suốt của
quá trình.
− Trong hình mô tả một khuôn mẫu điển hình cho sơ đồ dòng của quá trình sản xuất:

Ví dụ: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giấy


Nhiệm vụ 5: Tính toán cân bằng vật chất và năng lượng
Cân bằng vật chất và năng lượng là cần thiết để định lượng sơ đồ dòng và nhận ra
các tổn thất cũng như chất thải trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, cân bằng vật chất còn
sử dụng để giám sát việc thực hiện các giải pháp SXSH sau này.
− Cân bằng vật chất (CBVC) có thể là: cân bằng cho toàn bộ hệ thống hay cân
bằng cho từng công đoạn thậm chí từng thiết bị; cân bằng cho tất cả vật chất hay cân
bằng cho từng thành phần nguyên liệu (ví dụ như cân bằng nước trong công nghiệp giấy,
cân bằng dầu trong công nghiệp dầu cọ, cân bằng crom trong công nghiệp thuộc da). Tuy
nhiên, CBVC sẽ dễ dàng hơn, có ý nghĩa hơn và chính xác hơn khi nó được thực hiện cho
từng khu vực, các hoạt động hay các quá trình sản xuất riêng biệt. Dựa trên những cơ sở
này, CBVC của toàn bộ nhà máy sẽ được xây dựng nên.
− Để thiết lập cân bằng vật chất và năng lượng, các nguồn số liệu sau là cần thiết:
♣ Báo cáo sản xuất

♣ Các báo cáo mua vào và bán ra


♣ Báo cáo tác động môi trường
♣ Các đo đạc trực tiếp tại chỗ.
− Những điều cần lưu ý khi lập cân bằng vật chất và năng lượng:
♣ Các số liệu đòi hỏi phải có độ tin cậy, độ chính xác và tính đại diện.
♣ Không được bỏ sót bất kỳ dòng thải quan trọng nào như phát thải khí, sản phẩm
phụ,...
♣ Phải kiểm tra tính thống nhất của các đơn vị đo sử dụng
♣ Nguyên liệu càng đắt và độc hại, cân bằng càng phải chính xác
♣ Kiểm tra chéo có thể giúp tìm ra những điểm mâu thuẩn.
♣ Trong trường hợp không thể đo dược, hãy ước tính một cách chính xác nhất.
Ví dụ: Cân bằng nước cho quá trình sản xuất giấy
STT
Công đoạn
Ngày
Đầu vào
Đầu ra
3
(m )
(m3)
1
Nấu, rửa sau nấu
450
410
2
Tẩy trắng
100
90

3
Rửa sau tẩy trắng
300
280
4
Xeo
350
320
5
Nước sinh hoạt
20,5
20,5
6
Nước từ khu vực
25
20
phụ trợ
Tổng
1245,5
1140,5
105
∆ nước = Qvào – Qra =
Nhiệm vụ 6:
Xác định chi
phí cho các dòng thải
− Một ước tính sơ bộ có thể tiến hành bằng cách tính toán chi phí nguyên liệu và các sản
phẩm trung gian mất theo dòng thải (ví dụ mất mát sợi trong sản xuất giấy và bột giấy).
Phân tích chi tiết hơn có thể tìm ra chi phí bổ sung của nguyên liệu tạo ra chất thải, chi
phí của sản phẩm nằm trong chất thải, chi phí thải bỏ chất thải, thuế chất thải,...
− Việc xác định chi phí cho dòng thải hay tổn thất giúp tạo ra khả năng xếp hạng các vấn

đề theo tầm mức kinh tế và chỉ ra cần đầu tư bao nhiêu để giải quyết hay giảm nhẹ vấn
đề.
Ví dụ:
1 công ty CBTP xả thải 400m3 nước thải/ngày. Nước thải có các chỉ tiêu
BOD=1000mg/l, COD = 1350mg/l, TSS = 400mg/l. Mức thu phí xả thải theo quy định
(67/2003/NDCP) là 100đ/kg BOD, 100đ/kg COD, 200đ/TSS.
Giải:
Tải lượng trên ngày: 400kg BOD, 540kg COD, 160kg TSS.
Tổng chi phí xả thải: (400+540)x100 + 160x200 = 126000đ/ngày.
Nhiệm vụ 7: Thẩm định quá trình để xác định nguyên nhân sinh ra chất thải


− Mục đích của nhiệm vụ này là qua phân tích tìm ra các nguyên nhân thực tế hay ẩn gây
ra các tổn thất và từ đó có thể đề xuất các cơ hội tốt nhất cho các vấn đề thực tế. Không
cần phân tích nguyên nhân đối với các vấn đề đã có giải pháp ngay và hiệu quả.
− Để tìm ra nguyên nhân, cần đặt ra các câu hỏi “Tại sao...?”,
ví dụ: Tại sao tồn tại dòng chất thải này? Tại sao tiêu thụ nguyên liệu, hóa chất và năng
lượng cao như vậy? Tại sao chất thải được tạo ra nhiều ? ....

VD: Nguyên nhân dẫn đến tổn thất và năng lượng ngành giấy.
* Nguyên nhân kĩ thuật:
- Bảo dưỡng kém ( rò rỉ các vòi van, thất thoát nguyên liệu, bể tràn,...)
- Sai sót trong vận hành và bảo dưỡng ( lượng nạp vào nồi nấu k tối ưu, hư hỏng/ k có hệ
thống cách nhiệt cho nồi hơi, điều kiện nhiệt độ nấu k tốt,....)
* Chất lượng nguyên liệu thô kém:
- Dùng nguyên liệu bẩn
- Dùng giấy loại mà k tẩy mực
- Sàng các mẩu nguyên liệu k tốt....
* Mặt bằng kém:
- Không đc quy hoạch theo yêu cầu

- Vị trí của bộ phận rửa và tẩy bột giấy gần vs khu vực dỡ nồi nấu, dẫn đến làm bẩn vớt
bột chưa đc rửa.
* Công nghệ lạc hậu:
- Sử dụng quá trình nấu thông thường thay vì quá trình nấu trực tiếp liên tục không có hệ
thống đồng bộ.
- Dùng các chất tẩy clo thay vì dùng các chất tẩy ozon/oxi...
* Dây chuyền thiết bị cũ:
- Thiếu thiết bị thu hồi bụi trong hệ thống khử bụi.
- Dùng thiết bị thu sợi, áp suất thấp trong lòng li tâm.
- Không có thiết bị báo hiện độ sệt.
* Các nguyên nhân quản lý:
- Nhân sự không được đào tạo đầy đủ ( thiếu hệ thống đào tạo chính thức)
- Không khuyến khích nhân viên ( thiếu sự cam kết và quan tâm của người quản lý, thiếu
sự đánh giá nhân viên).
• GĐ3: Đề xuất cơ hội SXSH


Nhiệm vụ 8: Xây dựng các cơ hội giảm thiểu chất thải (GTCT)
− Các cơ hội GTCT được đưa ra trên cơ sở:
+ Sự động não, kiến thức và tính sáng tạo của các thành viên trong nhóm,
+ Tranh thủ ý kiến từ các cá nhân bên ngoài nhóm (người làm việc ở các dây chuyền
tương tự, các nhà cung cấp thiết bị, các kỹ sư tư vấn,...),
+ Khảo sát công nghệ và thu thập thông tin về các định mức từ các cơ sở ở nước ngoài.
− Phân loại các cơ hội GTCT cho mỗi quá trình/dòng thải vào các nhóm:
(1). Thay thế nguyên liệu
(2). Quản lý nội vi tốt hơn
(3). Kiểm soát quá trình tốt hơn
(4). Cải tiến thiết bị
(5). Thay đổi công nghệ
(6). Thu hồi và tuần hoàn tại chỗ

(7). Sản xuất sản phẩm phụ hữu ích
(8). Cải tiến sản phẩm
Ví dụ:
STT
Dòng thải
Nguyên nhân
Giải pháp SXSH

1

Mảnh nguyên liệu
phát sinh trong quá
trình nghiền nguyên
liệu

Thực hiện công đoạn cắt
mảnh và nghiền trong
không gian mở khiến cho
mảnh nguyên liệu vung
vãi khắp nơi

Sử dụng gỗ, tre, nứa rơi vãi
trong quá trình nghiền để bổ
sung làm nguyên liệu cho quá
trình nấu.

Hiện tượng rò rỉ bơm,
đường ống
2


Thất thoát nước

Chảy tràn tại bể thu hồi
nước ngưng tại lò hơi

Cải tiến hệ thống xử lý nước thải
kết hợp với việc tái tuần hoàn sử
dụng nước

Nước thất thoát do bay
hơi

Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện được
− Các cơ hội SXSH đề ra ở trên được sàng lọc để loại đi các trường hợp không thực tế.
Quá trình loại bỏ phải đơn giản, nhanh và dễ hiểu, thường chỉ cần định tính.
− Các cơ hội sẽ được phân chia thành:


+ Cơ hội khả thi thấy rõ, có thể thực hiện ngay,
+ Cơ hội không khả thi thấy rõ, loại bỏ ngay,
+ Các cơ hội còn lại - sẽ được nghiên cứu tính khả thi chi tiết hơn
VD: Bảng sàng lọc các cơ hội
Cơ hội
1.
2.
3.
4.

Phân loại
theo Kthuật

Thay đổi
nguyên liệu
Đầu tư thiết
bị mới
Thay đổi
quy trình SX
Giáo dục ý
thức

Thực hiện
ngay
x

Cần phân
tích thêm

Loại bỏ

Giải thích
Dễ thực hiện

x

x

Đầu tư quá
lớn
Cần thử
nghiệm
Dễ thực hiện


x
x

GĐ4: Phân tích tính khá thi của các giải pháp SXSH.
Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật
− Để thực hiện nhiệm vụ này, cần phải đánh giá tác động của cơ hội SXSH dự kiến đến
quá trình sản xuất, sản phẩm, tốc độ sản xuất, độ an toàn,... Ngoài ra, cũng cần phải liệt
kê ra những thay đổi kỹ thuật để thực hiện cơ hội SXSH này.
− Danh mục các yếu tố kỹ thuật để đánh giá:
+ Chất lượng sản phẩm
+ Công suất
+ Yêu cầu về diện tích
+ Thời gian ngừng sản xuất để lắp đặt
+ Tính tương thích với các thiết bị đang dùng
+ Các yêu cầu về vận hành và bảo dưỡng
+ Nhu cầu huấn luyện kỹ thuật
+ Khía cạnh an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Ví dụ:
Phân tích tính khả thi về kỹ thuật


Giải pháp và mô tả

Tính khả thi về mặt kỹ thuật/ Yêu cầu về
Không
gian

Thiết bị


Thời
gian lắp
đặt

Bảo
dưỡng

Đào tạo

An toàn


Gỗ, tre, nứa rơi vãi trong quá Không
trình nghiền dùng để bổ sung,
(Không
làm nguyên liệu cho quá
cần)
trình nấu
Nhiệm vụ cần làm:
Thu gom tất cả các nguyên
liệu bị rơi vãi trong quá trình
nghiền: gỗ, tre, nứa, sau đó
đưa vào sử dụng làm nguyên
liệu cho quá trình nấu

Không

Không
Không
phải lắp

đặt

Không

Thấp

Không

(1
người.
Sử dụng
nguồn
nhân
công của
công ty)

Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế
− Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tính khả thi về kinh tế là thông số quan trọng
nhất để đánh giá các cơ hội SXSH. Cần ưu tiên trước hết các cơ hội có chi phí thấp.
− Các công việc cần làm:
• Thu thập số liệu về:
+ Các chi phí đầu tư (thiết bị, xây dựng/ lắp đặt, huấn luyện/đào tạo, khởi động, ngừng
sản xuất,...)
+ Chi phí vận hành
+ Các khoản tiết kiệm/thu lợi (về tiêu thụ nguyên liệu, công lao động, tiêu thụ năng
lượng/nước, bán các sản phẩm,...)
• Lựa chọn các tiêu chí đánh giá về kinh tế: được đề cập đến sau.
• Tính toán kinh tế.
Ví dụ:
Giải pháp đối với chất thải rắn

Thu bán xỉ than và tro bay làm vật liệu sản xuất gạch (sản xuất xi măng, gạch lát vỉa
hè, gạch siêu nhẹ,....)
Đầu tư
VND
Tiết kiệm
VND
1. Thiết bị: máy xúc lật
150.000.000 Bán tro bay
52 416 000/năm
nhỏ Aolite926
Bán xỉ than
444.595.200/năm
Không phải thuê
444.595.20
công ty thu gom
0/năm
vận chuyển và
xử lý xỉ than
Tổng
150.000.000/tháng
Tổng
941.606.400/năm


Chi phí vận hành hàng năm
VND
Năng lượng tiêu thụ
125.000/ngày
42.000.000/năm
Tiền thuê nhân công

400.000/ ngày
(2 người)
134 400 000/năm
Tổng
176.400.000/năm

Tiết kiệm ròng =
941.606.400 - 176.400.000 =
765.206.400
Thời gian hoàn vốn =
150.000.000 / (765.206.400) x 12=
2,35 tháng

Nhiệm vụ 12: Đánh giá khía cạnh môi trường
−Trong đa số trường hợp, nhất là với các cơ hội SXSH liên quan đến quản lý nội vi và cải
tiến hiệu quả, các lợi ích về môi trường là khá rõ (giảm chất thải). Tuy nhiên, với những
trường hợp phức tạp như thay đổi nguyên liệu, sản phẩm hay quá trình thì việc đánh giá
các khía cạnh môi trường cần được quan tâm. Cần chú ý các khía cạnh môi trường:
+ Ảnh hưởng lên số lượng và độc tính của các dòng thải
+ Nguy cơ chuyển sang môi trường khác
+ Tác động môi trường của các nguyên liệu thay thế
+ Tiêu thụ năng lượng.
− Những tiêu chí cải thiện môi trường thực sự là:
+ Giảm tổng lượng chất ô nhiễm
+ Giảm độc tính của dòng thải hay phát thải còn lại
+ Giảm sử dụng nguyên liệu không tái tạo hay độc hại
+ Giảm tiêu thụ năng lượng
Ví dụ:
Giải pháp đối với chất thải rắn
Thu bán xỉ than và tro bay làm vật liệu sản xuất gạch (sản xuất xi măng, gạch lát vỉa

hè, gạch siêu nhẹ,....)
Môi trường

Thông số

Không khí

Bụi
Khí

Nước

Khác
BOD

Tác động môi trường
Định tính
Định lượng
X

Tác động tiêu cực:
Hàm lượng dầu DO
phát sinh trong quá
trình sử dụng máy
xúc lật để thu gom:
Khí thải phát sinh
do sử dụng dầu DO
là Ceq = 0,039 tấn
CO2-eq



Chất thải rắn

COD
TS
Khác
Chất thải rắn

X

Thu gom được:
Lượng tro bay tạo
ra 1 ngày: 264,64
kg/ngày = 0,26
tấn/ngày
Lượng xỉ than tạo
ra 1 ngày: 13,232
tấn/ngày

Bùn hóa chất
Bùn hữu cơ
Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp sẽ thực hiện
− Kết hợp các kết quả đánh giá khả thi về kỹ thuật, kinh tế, môi trường để lựa chọn giải
pháp SXSH cho việc thực hiện tiếp sau.
− Một trong các phương pháp để lựa chọn sơ bộ các cơ hội GTCT là phương pháp “Lấy
tổng có trọng số”
VD: Bảng tổng hợp tính khả thi của các giải pháp SXSH.
STT Cơ hội SXSH
Tính khả thi
Trọng số

Xếp hạng
Trọng số
Kỹ thuật
Kinh tế
Môi
trường
30%
50%
20%
1
Giải pháp 1
1
0.3 3
1.5 3
0.6 2.4
2
2
Giải pháp 2
3
0.9 3
1.5 1
0.2 2.6
1
GĐ5: Thực hiện giải pháp SXSH.
Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện
− Để bảo đảm thực hiện tốt các cơ hội SXSH, một kế hoạch hành động (action plan) phải
được xây dựng. Một kế hoạch hành động phải gồm:
+ Các hoạt động gì sẽ được tiến hành?
+ Các hoạt động phải tiến hành như thế nào?
+ Các nguồn tài chính và các nhu cầu về nhân lực để tiến hành các hoạt động?

+ Ai sẽ chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động?
+ Giám sát các cải tiến bằng cách nào?
+ Thời gian biểu?
− Ví dụ với giải pháp thay đổi thiết bị, các nội dung chuẩn bị cụ thể gồm :
+ Ghi ra các tính năng kỹ thuật chi tiết của thiết bị
+ Chuẩn bị một kế hoạch xây dựng chi tiết
+ So sánh và lựa chọn thiết bị từ các nhà cung cấp khác nhau
+ Lập kế hoạch thích hợp để giảm thiểu thời gian lắp đặt



− Dĩ nhiên kế hoạch hành động phải được cấp quản lý thông qua trước khi thực hiện
Nhiệm vụ 15: Thực hiện giải pháp giảm thiểu chất thải
− Cần chú ý rằng để đạt được kết quả tối ưu thì việc đào tạo nguồn nhân lực nội bộ (cán
bộ, công nhân) không được phép bỏ qua mà phải xem là một công tác quan trọng. Nhu
cầu đào tạo phải được xác định trong khi đánh giá jhả thi về mặt kỹ thuật.
− Để có thể áp dụng SXSH một cách hiệu quả và tự duy trì được thì cần phải thực hiện
phương pháp được thiết kế phù hợp với cơ sở, ngành đó. Thực hiện trên cơ sở từng phần
một có thể đạt được ngay các kết quả ngắn hạn nhưng sẽ không duy trì được lâu.
Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả
− Việc giám sát và đánh giá nhằm tìm ra các nguyên nhân làm sai lệch (nếu có) của kết
quả đạt được so với kết quả dự kiến và thông tin đến cấp quản lý để duy trì sự cam kết
của họ với SXSH.
− Việc giám sát và đánh giá đạt được bằng cách so sánh kết quả trước và sau khi thực
hiện giải pháp SXSH về tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, sự phát sinh chất thải,...
• GĐ6: Duy trì các biện pháp SXSH.
Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp giảm thiểu chất thải
− Thông thường trong các lĩnh vực như quản lý nội vi hay tối ưu hóa quá trình, người lao
động thường hay có xu hướng quay trở lại với các hoạt động và gây lãng phí nếu không
thường xuyên tạo ra động cơ duy trì các hoạt động đã cải tiến. Một số biện pháp có thể

bảo đảm cho người lao động tiếp tục tham gia và các thành tựu đã đạt được như tiền
thưởng, bằng khen, ...
Nhiệm vụ 18: Xác định và lựa chọn công đoạn tiếp theo cho trọng tâm đánh giá.
− Trong khi đang cải thiện hoạt động môi truờng của quá trình lãng phí đã lựa chọn, phải
lựa chọn quá trình mới để làm trọng tâm cho quá trình kiểm tóan SXSH tiếp theo. Trọng
tâm kiểm toán mới lựa chọn sẽ lại là đối tượng của các nhiệm vụ bắt đầu từ giai đoạn 2
5. Quy trình ngành dệt nhuộm + bia
a) Ngành bia
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bia


Nguyên nhân phát thải và đề xuất GP SXSH
STT

Dòng thải

Nguyên nhân
Chuột và côn trùng
ăn

1

2

Bột gạo và malt
mất trong khâu
bảo quản

Bột gạo và malt
mất trong khâu


Giải pháp SXSH
- Gia cố kho chống chuột, côn
trùng xâm nhập
- Sử dụng các biện pháp diệt
chuột, côn trùng

Nguyên liệu lẫn
nhiều tạp chất

Tìm nhà cung cấp nguyên liệu
tốt hơn

Ẩm mốc

Lắp đặt hệ thống thông gió, đảm
bảo sự thông thoát cho kho chứa

Chưa có hệ thống
hút lọc bụi

Lắp đặt hệ thống hút lọc bụi thu
hồi bột


nghiền

3

4


5

Nguyên liệu rơi
vãi và hao hụt
trong công đoạn
nấu dung dịch
đường

Dịch đường mất
trong khâu lắng
nóng

Mất bia trong dịch
lên men

Công nhân cắt mở
miệng bao chứa
nguyên liệu không
cẩn thận gây rơi
vãi
Nguyên liệu còn
dính lại trong bao
bì không được thu
hồi

Dịch đường bị xả
bỏ theo cặn nóng
trong nước thải


Bia lẫn vào men
sữa khi rút, xả men
ở đáy tank

Trải tấm nhựa và khu vực mở
miệng bao chứa gạo, malt để thu
gom, tận dụng nguyên liệu rơi
vãi
- Nhắc nhở công nhân rũ sạch
nguyên liệu trong bao bì sau khi
đổ vào bồn nấu
- Sử dụng lại nguyên liệu sau khi
thu hồi từ bao bì chứa
- Giảm lượng dịch mất bằng
cách tăng cường khả năng lắng
của dịch, sử dụng chất trợ lắng
- Thu dịch cặn đưa về nồi lọc
- Đầu tư máy ly tâm dịch lắng
nóng
- Tăng cường khả năng kết lắng
của nấm men khi kết thúc lên
men
- Chọn chủng giống men, lựa
chọn quy trình công nghệ tối ưu
- Đầu tư hệ thống rút men đẳng
áp

6

Mất bia trong

khâu lọc

Bia lẫn và nước khi
đuổi nước ở đầu
chu trình và đuổi
bia ở cuối chu trình

-Sử dụng bình chung gian chứa
bia lẫn nước để phối trong suốt
quá trình lọc
- Áp dụng công nghệ lên men
nồng độ cao để tăng việc sử
dụng nước lẫn bia trong quá
trình lọc


- Tăng cường khả năng lọc của
dịch bia bằng các giải pháp công
Mất bia do tháo rửa nghệ: Lựa chọn chủng giống
men, sử dụng chất trợ lắng trong
máy mỗi lần máy
quá trình lên men, cấp đủ lạnh

cho bia trước khi lọc
- Đầu tư thiết bị lọc phù hợp
Quá áp làm trào
bia theo đường xả
áp

- Đầu tư hệ thống nạp CO2 trên

đường ống

CO2 trong bia quá
nhiều nhiệt độ cao

Kiểm soát nồng độ CO2 và nhiệt
độ bia trước khi bão hòa CO2

Thiết bị chiết chưa
đảm bảo

Cải tạo hoặc đầu tư thiết bị chiết

9

Nước thải từ khâu
súc rửa chai, lon

Chưa tận dụng lại
lượng nước trang
rửa lon, chai

Thu hồi nước tráng rửa lon, chai
tái sử dụng

10

Nước thải từ quá
trình thanh trùng
sản phẩm


Chưa thu hồi lượng
Thu hồi nước thải từ thiết bị
nước thải từ thiết
thanh trùng để tái sử dụng
bị thanh trùng

11

Nước rò rỉ từ các
van và đường ống
cấp nước sản xuất

Các đường ốn cấp
nước sản xuất quá
cũ, chất lượng
đường ống kém

Giảm hiệu suất
cháy của lò hơi

Không thường
xuyên vệ sinh bộ
sấy dầu và pet
phun dầu của lò
hơi

Chai, lon, thùng
hư hỏng


Chất lượng không
tốt

- Kiểm tra chất lượng

Máy móc chiết rót
không tốt

- Thường xuyên bảo trì máy móc
chiết rót

7

8

12

13

Mất bia trong quá
trình bão hòa CO2

Mất bia trong
khâu chiết bơm
CO2

- Thu hồi và tái sử dụng bia trào

- Bảo dưỡng thường xuyên van
và đường ống nước

- Thay thế van và đường ống
nước rò rỉ
Bảo dưỡng thường xuyên bộ sấy
dầu và pet phun dầu của lò hơi

- Tìm nhà cung cấp khác


- Cải tiến, lắp đặt máy móc chiết
rót mới
1. Xưởng nấu

Tổn thất tại xưởng
Bụi và tiếng ồn

Giải pháp SXSH
Lắp đặt và điều chỉnh quạt
hút
Thất thoát dịch đường khi Thu hồi nước rửa bã nấu
rửa bã
mẻ sau
Thất thoát nhiệt khi nấu
Lắp đặt thiết bị tận thu
nhiệt,quản lý và kiểm soát
quá trình
Thất thoát dịch đường theo Sử dụng máy lọc li tâm
cặn nóng
hoặc gạn cặn lắng thu hồi

Hiệu quả thực hiện

Giảm 1% nguyên liệu thất
thoát
Tiết kiệm 1-1.5% dịch nha
Giảm 60-70% hơi nấu hoa
Thu hồi 1-3% dịch đường

2. Xưởng lên men

Tổn thất tại xưởng
Hao tốn điện năng
Hao tổn bia theo bã men

Giải pháp SXSH
Hiệu quả thực hiện
Bảo ôn đường ống
Giảm 10-15% điện
Kiểm soát nhiệt độ lên
men
Ly tâm bã men, tận thu bã Thu hồi 1-3% bia
men
Tận thu bia non đầu, cuối
quá trình lọc

3. Xưởng đóng chia, lon.

Tổn thất tại xưởng
Tiêu tốn nước và xút

Giải pháp SXSH
Hiệu quả thực hiện

Lắp vòi phun cao áp, tái Giảm 50% nước và 70%
sử dụng nước thải trong xút
lần rửa cuối

4. Xưởng phụ trợ

Tổn thất tại xưởng
Giải pháp SXSH
Hiệu quả thực hiện
Hao tốn điện, thất thoát Thu hồi nước làm mát, Tiết kiệm 400-500kg dầu/
nhiệt, nước, nguyên nhiên bảo ôn các đường ống, năm/ m đường ống
liệu
lắp biến tần
Giảm 35000-45000 m3
nước/ năm


b) Ngành dệt nhuộm

Nguyên nhân phát thải và đề xuất GP SXSH
NGUYÊN NHÂN GÂY RA TỔN
THẤT
Nguyên liệu sợi không phù hợp
Độ ẩm của sợi không ổn định,
luôn luôn thay đổi

ĐỀ XUẤT CÁC CƠ HỘI SXSH
1.1.1.
1.2.1.
1.2.2.

1.2.3.

Chỉ số sợi không đồng đều, luôn
biến động
Lượng sợi còn sót lại ở đầu trục
và cuối trục không thu lại được
Do quá trình giao nhận quản lý,
kiểm kê sợi và mộc thành phẩm
chưa hợp lý, chặt chẽ
Trình độ tay nghề dệt của công
nhân chưa cao
2.1. Công nghệ nấu tẩy lạc hậu,
dung tỉ 1:10
2.2. Do sai sót trong quá trình cấp
phát và sử dụng nguyên liệu, hóa
chất chưa chính xác, người sử
dụng chưa đúng

2.3. Do quá trình điều khiển vận
hành bằng tay (máy Jet, BK5)
2.4. Do rò rỉ các đường ống, van
nước

1.3.1.
1.4.1.
1.4.2.
1.4.3.
1.5.1.

Thay đổi nguyên liệu sợi phù hợp với thiết bị hiện


Cải tạo điều kiện làm việc bằng cách thông gió
phân xưởng dệt và kho bảo quản sợi để có được độ
ẩm, nhiệt độ, ánh sáng thích hợp cho sợi
Thay đổi chủng loại sợi có độ ẩm tốt hơn
Chạy máy điều hòa để duy trì độ ẩm thích hợp cho
sợi
Chọn mua loại sợi có chỉ số tương đối ổn định

Thu hồi sợi còn sót ở đầu trục và cuối trục
Cần có quy định chặt chẽ cho công nhân thu hồi sợi
Có chế độ khen thưởng cho công nhân thu hồi sợi
Cần có quy định quản lý, kiểm kê chặt chẽ khi giao
nhận sợi và vải mộc thành phẩm
1.5.2. Sử dụng cân bàn có sai số nhỏ để cân sợi và vải
mộc thành phẩm khi giao hàng
1.6.1. Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao tay nghề cho
công nhân trực tiếp đứng máy
1.6.2. Có chế độ khen thưởng đối với các công nhân sản
xuất tốt nhưng không gây ra tổn thất nguyên liệu
2.1.1. Thay đổi công nghệ nấu tẩy tiên tiến hơn
2.1.2. Thay máy jet có dung tỉ 1:5
2.1.3. Điều chỉnh quy trình công nghệ dựa trên thí nghiệm ở
phòng thí nghiệm hợp lý với từng mẻ nấu tẩy cụ thể
2.2.1. Thường xuyên kiểm định các dụng cụ đo lường đã có
thể có độ tin cậy cao
2.2.2. Cần có các phương pháp cất giữ, bảo quản và cấp
phát một cách khoa học, đảm bảo chính xác không nhầm
lẫn
2.2.3. Trang bị cân điện tử để cân đong hoá chất một cách

chính xác
2.2.4. Đào tạo, huấn luyện trình độ chuyên môn và ý thức
nghề nghiệp cho công nhân cấp phát và vận hành. Giám sát
chặt chẽ quy trình cấp phát đã đề ra. Quy chuẩn hóa trình
độ công nhân
2.3.1. Cần giám sát quy trình công nghệ đề ra một cách chặt
chẽ
2.3.2. Tự động hóa quá trình điều khiển để quy trình công
nghệ đưa ra được bảo đảm chính xác
2.4.1. Thay thế, sửa chữa các van, đường ống dẫn nước bị
hư hỏng


2.5. Do ý thức tiết kiệm nước cùa
công nhân chưa cao
3.1. Do rò rỉ các van, đường ống
dẫn hơi, dẫn nước
3.2. Do chưa có hệ thống thu hồi
nước ngưng và nước làm mát

3.3. Chưa lắp đồng hồ theo dõi
lượng hơi cung cấp cho công
đoạn này
4.1. Quy trình công nghệ còn lạc
hậu

4.2. Do ý thức tiết kiệm nước cùa
công nhân chưa cao

4.3. Do không có đồng hồ theo

dõi nước đầu vào
4.4. Do rò rỉ các van nước tại các
máy giặt xả

4.5. Do không có quy trình tuần
hoàn nước giữa các lần giặt, xả
cũng như nước làm mát máy
5.1. Tương tự các nguyên nhân
gây ra nước thải của các công
đoạn trên
6.1. Công nghệ nhuộm lạc hậu
6.2. Độ tận trích thuốc nhuộm
thấp

2.4.2. Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng các van, đườn ống
để phát hiện rò rỉ kịp thời
2.5.1. Nâng cao ý thức tiết kiệm nước cho công nhân
2.5.2. Có chế độ khen thưởng đối với các công nhân tiết
kiệm nhiều nước
3.1.1. Thay thế sửa chữa các van, đường ống dẫn nước, hơi
bị hư hỏng
3.1.2. Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các van, đường
ống để phát hiện rò rỉ kịp thời
3.2.1. Lắp hệ thống thu hồi nước ngưng để tái sử dụng. Lên
phương án thu hồi nước làm mát và tái sử dụng ở những
công đoạn thích hợp
3.2.2. Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các van, đường
ống để phát hiện rò rỉ kịp thời
3.3.1. Lắp đặt đồng hồ tại từng điểm cung cấp nước, hơi
cho từng bộ phận để kiểm soát lượng hơi sử dụng

4.1.1. Đưa ra quy trình giặt và kiểm tra chất lượng sản
phẩm sau khi giặt để giảm số lần giặt lại
4.1.2. Sử dụng công nghệ giặt với nước ngược dòng 4.1.3.
Có chế độ khen thưởng kịp thời cho các công nhân tiết
kiệm được nhiều nước
4.2.1. Định kì đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghề nghiệp
cho công nhân
4.2.2. Nâng cao ý thức tiết kiệm nước bằng cách gắn các
biển báo nhắc nhở tiết kiệm nước đối với mọi người
4.2.3. Có chế độ khen thưởng kịp thời cho các công nhân
tiết kiệm được nhiều nước
4.3.1. Kiểm soát chặt chẽ lượng nước đầu vào bằng cách
lắp đồng hồ đo nước tại mỗi ngày
4.4.1. Thay thế các van hỏng bằng van mới
4.4.2. Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng van nước để phát
hiện rò rỉ kịp thời
4.4.3. Nhắc nhở công nhân vặn chặt van nước khi không
dùng nước nữa
4.4.4. Lắp đặt hệ thống van tự động chống tràn ở các bể dự
trữ và van cấp nước tự động trong quá trình giặt xả
4.5.1. Nên sử dụng lại lượng nước giữa các lần giặt xả,
chẳng hạn dùng lại nước giặt xả lần cuối cho lần giặt đầu
của mẻ khác
5.1.1. Tương tự các giải pháp của nước thải các công đoạn
trên
6.1.1. Cải tiến hoặc thay đổi công nghệ nhuộm tốt hơn
6.1.2. Thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật nhuộm đối
với từng loại mặt hàng
6.2.1. Lựa chọn mua các loại thuốc nhuộm có độ tận trích
cao hơn và ít gây tác hại đến môi trường nhất

6.2.2. Nghiên cứu kỹ công thức nhuộm và chủng loại thuốc
nhuộm cho mỗi mẻ, mỗi loại vải


6.3. Do sai sót trogn khi cân đong
thuốc nhuộm
6.4. Hệ thống kho chứa thuốc
nhuộm chưa đảm bảo tiêu chuẩn
bảo quản và kiểm soát
6.5. Do chất lượng hơi và tiến độ
cung cấp hơi không đảm bảo dẫn
đến kéo dài thời gian nhuộm của
các mẻ
6.6. Tỷ lệ nhuộm lại cao (5-7%)
do lệch màu
6.7. Do trình độ vận hành và ý
thức thực hiện quy trình của công
nhân còn thấp kém
6.8. Do quá trình thiết kế màu, so
sánh màu mẫu còn phụ thuộc vào
mắt thường của công nhân
6.9. Do công tác chuẩn bị hàng
mộc chưa tốt (mẻ ít, mẻ nhiều,
khác lô,...)

6.10. Do các yếu tố khách quan
làm gián đoạn quá trình nhuộm,
làm tăng thời gian nhuộm như
mất điện, máy móc thiết bị hỏng
trong khi đang nhuộm không sửa

chữa, thay thế kịp thời
7.1. Do rò rỉ các van, đường ống
dẫn hơi
7.2. Đường ống dẫn hơi và thành
lò hơi chưa được bảo ôn tốt
7.3. Do tỉ lệ nhuộm lại cao nên
tiêu tốn nhiệt nhiều
7.4. Do không có hệ thống thu hồi
nước ngưng để hâm nóng nước
đầu vào
7.5. Do không có hệ thống thu hồi
hơi thất thoát

6.3.1. Giống như mục 2.2.1 – 2.2.5
6.4.1. Trang bị hệ thống thông gió, hút ẩm để ít ảnh hưởng
đến độ hút ẩm của thuốc nhuộm
6.4.2. Thường xuyên nhắc nhở công nhân cấp phát thuốc
nhuộm phải đậy kỹ các thùng thuốc nhuộm dang dùng dở
dang trong kho
6.5.1. Bảo ôn và sửa chữa lại các đường ống dẫn hơi và van
hơi hỏng để chống thất thoát hơi trong quá trình vận chuyển
6.5.2. Yêu cầu công nhân cấp hơi cấp đúng tiến độ để
không ảnh hưởng đến thời gian nhuộm của từng mẻ
6.6.1. Giảm số lần nhuộm lại bằng cách thực hiện đúng quy
trình kỹ thuật
6.6.2. Đảm bảo sự phối hợp giữa các công đoạn thật hợp lý
và chính xác nhằm hạn chế vải nhuộm hư
6.7.1. Thường xuyên đào tạo và kiểm tra tay nghề của công
nhân nhuộm
6.7.2. Giám sát chặt chẽ quy trình công nghệ đề ra, quy

chuẩn hóa trình độ chuyên môn của công nhân
6.8.1. Tin học hóa quá trình thiết kế màu, so sánh màu bằng
cách đầu tư hệ thống ghép màu điện tử
6.9.1. Thống nhất quy chuẩn hóa lượng hàng cho các mẻ
theo kg hoặc theo mét...
6.9.2. Phải tuân thủ kế hoạch bảo dưỡng, đại tu thiết bị theo
định kỳ để phát hiện hư hỏng và sửa chữa kịp thời. Kiểm
tra, nghiệm thu máy móc sau khi sửa chữa đúng theo yêu
cầu kỹ thuật đề ra
6.10.1. Phải tuân thủ kế hoạch bảo dưỡng, đại tu thiết bị
theo định kì để phát hiện hư hỏng và sửa chữa kịp thời.
Kiểm tra, nghiệm thu máy móc sau khi sửa chữa đúng theo
yêu cầu kỹ thuật đề ra.
7.1.1. Thay mới hoặc sửa chữa các van, đường ống dẫn hơi
đã hỏng
7.1.2. Định kì kiểm tra, bảo dưỡng các van, đường ống hơi
để phát hiện rò rỉ kịp thời
7.2.1. Nên bảo ôn các đường ống dẫn hơi và thành lò hơi
thật tốt
7.2.2. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng các van, đường ống hơi
để phát hiện rò rỉ kịp thời
7.3.1. Giống mục 6.6.1. và 6.6.2
7.4.1. Giống mục 3.2.1. và 3.2.3
7.5.1. Lắp hệ thống thu hồi hơi thất thoát tại những nơi thất
thoát hơi nhiều
7.5.2. Nhắc nhở công nhân vặn kỹ các van hơi khi không


7.6. Ý thức tiết kiệm và trình độ
tay nghề của công nhân còn thấp

kém
8.1. Tương tự các mục từ 7.1 đến
7.6
9.1. Do không có hệ thống thu hồi
nước ngưng
9.2. Chất lượng hơi và tiến độ
cung cấp hơi chưa thật sự ổn định
9.3. Van nước ngưng bị hỏng
10.1. Do rò rỉ các van, đường ống
dẫn nước làm mát
10.2. Không có đồng hồ để theo
dõi lượng nước làm mát
10.3. Không có hệ thống tuần
hoàn, nước làm mát
10.4. Ý thức tiết kiệm nước của
công nhân còn thấp
10.5. Lượng nước dùng vệ sinh
máy móc và nhà xưởng quá nhiều

dùng hơi nữa
7.6.1. Thực hiện đào tạo nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm và
trình độ tay nghề của công nhân vận hành
7.6.2. Có chế độc thưởng phạt thích hợp đối với các công
nhân về việc sử dụng hơi
8.1.1 Tương tự các mục từ 7.1.1 – 7.6.2
9.1.1. Giống các mục từ 3.2.1 – 3.2.3
9.2.1. Giống mục 6.5.1 và 6.5.2
9.3.1. Thay mới các van nước ngưng bị hỏng
9.3.2. Thường xuyên bảo dưỡng các van nước ngưng để
phát hiện hư hỏng kịp thời

10.1.1. Giống mục từ 2.4.1. và 2.4.2
10.2.1. Lắp đặt đồng hồ theo dõi chính xác lượng nước làm
mát tại những máy có dùng nước làm mát
10.3.1. Lắp đặt hệ thống tuần hoàn nước làm mát tại những
máy có dùng nước làm mát
10.4.1. Thực hiện đào tạo nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm
nước của công nhân
10.4.2. Có chế độ thưởng phạt thích hợp đối với các công
nhân về việc sử dụng nước
10.5.1. Sử dụng vòi phun áp lực để vệ sinh máy móc, thiết
bị và nhà xưởng



×