Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐIỆN BIÊN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.6 MB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

VŨ MINH HỒNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐIỆN BIÊN VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP

HÀ NỘI, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

VŨ MINH HỒNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐIỆN BIÊN VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP

Ngành
: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã ngành : 52850101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Vũ Văn Doanh

HÀ NỘI, 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của Ths. Vũ Văn Doanh. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề
tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những
số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được
chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham
khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn
gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung đồ án của mình.
Điện Biên, ngày 1 tháng 6 năm 2017
Tác giả đồ án

Vũ Minh Hồng


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của
trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô khoa Môi
trường của trường.
Và em cũng xin chân thành cám ơn thầy Vũ Văn Doanh đã nhiệt tình hướng
dẫn em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp.
Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm
thực tiễn còn hạn chế nên đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và
sẽ hoàn thiện tốt hơn đồ án tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

Điện Biên, ngày 1 tháng 6 năm 2017
Tác giả đồ án

Vũ Minh Hồng


MỤC LỤC
................................................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................4
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................2
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................................2
a, Điều tra, đánh giá về nguồn gốc phát sinh, thành phần và khối lượng chất thải rắn y tế của
bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên. Dự kiến đánh giá theo các chuyên khoa...................................2
b, Điều tra, đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên
theo thông tư liên tịch 58 về chất thải rắn Y tế giữa bộ Y tế và bộ Tài nguyên và Môi trường.......2
c, Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh
viện đa khoa tỉnh Điện Biên...............................................................................................................2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................3
1.1. Tổng quan về chất thải y tế và quản lý chất thải y tế [1]...........................................................3
1.3. Các cơ sở pháp lý liên quan đến quản lý chất thải y tế...........................................................13

Bảng 1.1 : Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại tại một số cơ sở của tỉnh
Điện Biên[10]..........................................................................................................15
Bảng 1.2: Mô hình xử lý CTNH y tế tại chỗ trên địa bàn tỉnh Điện Biên[10].........17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................19
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................................19

2.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................19

Bảng 2.1: Thống kê số phiếu điều tra dành cho nhân viên y tế................................21
Bảng 2.2:Thống kê số phiếu điều tra cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân........22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................24
3.1. Nguồn gốc phát sinh, thành phần và khối lượng chất thải rắn y tế của bệnh viện đa khoa
tỉnh Điện Biên...................................................................................................................................24


Bảng 3.1 : Kết quả điều tra bảng hỏi về nguồn phát sinh chất thải y tế chủ yếu và
lượng phát sinh chất thải của một số khoa tại BVĐK tỉnh Điện Biên......................24
Bảng 3.2 : Lượng chất thải điều tra tại một số khoa trong bệnh viện......................25
Bảng 3.3: Thành phần các loại CTNH đặc thù từ hoạt động chuyên môn y tế của
bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên............................................................................26
Bảng 3.4 : Tình hình phát sinh, phân loại, xử lý chất thải y tế BVĐK tỉnh Điện
Biên[3]..................................................................................................................... 26
3.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế.........................................................................28

Bảng 3.6: Đánh giá hiện trạng phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế
tại BVĐK tỉnh Điện Biên........................................................................................37
Bảng 3.7: Đánh giá thực trạng lưu giữ chất thải rắn y tế tại BVĐK tỉnh Điện Biên 38
Bảng 3.8: Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Điện Biên................................................................................................................41
Bảng 3.9: Kết quả quan trắc khí thải của lò đốt chất thải rắn y tế BVĐK tỉnh Điện
Biên [5].................................................................................................................... 42
Bảng 3.10: Đánh giá chung về công tác quản lý chất thải rắn y tế của BVĐK tỉnh
Điện Biên................................................................................................................43
3.3. Thực trạng các yếu tố liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Điện Biên..........................................................................................................................................45


Bảng 3.11: Kết quả điều tra tỷ lệ cán bộ, nhân viên được tập huấn.........................45
Bảng 3.12: Công tác hướng dẫn/đào tạo về quản lý chất thải y tế cho nhân viên tại
BVĐK tỉnh Điện Biên [5]........................................................................................46
Bảng 3.13: Kết quả điều tra hiểu biết của cán bộ, nhân viên về nhóm chất thải và mã
màu dụng cụ tại BVĐK tỉnh Điện Biên...................................................................47
Bảng 3.14: Kết quả điều tra hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế về hoạt động phân
biệt chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường tại BVĐK tỉnh Điện Biên. 48
Bảng 3.15: Kết quả điều tra hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế về hoạt động thu
gom chất thải rắn y tế tại BVĐK tỉnh Điện Biên.....................................................50
Bảng 3.16: Kết quả điều tra hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế về hoạt động vận
chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế tại BVĐK tỉnh Điện Biên.....................51


Bảng 3.18: Đánh giá hiểu biết của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về công tác
quản lý chất thải của BVĐK tỉnh Điện Biên............................................................54
3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Điện Biên..........................................................................................................................56

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................60
KẾT LUẬN.............................................................................................................60
KIẾN NGHỊ............................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................62


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BYT

:


Bộ Y tế

BTNMT

:

Bộ Tài nguyên Môi trường

BVĐKKV

:

Bệnh viện đa khoa khu vực

BC-BYT

:

Báo cáo - Bộ Y tế

CTNH

:

Chất thải nguy hại

CTTT

:


Chất thải thông thường

CTY TNHH

:

Công ty trách nhiệm hữu hạn

ĐTM

:

Đánh giá tác động môi trường

HTXLNT

:

Hệ thống xử lý nước thải

HĐKSNK

:

Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn

ICT

:


International cleanning technology

PKĐK

:

Phòng khám đa khoa

NĐ-CP

:

Nghị định - Chính phủ

QLCTNH

:

Quản lý chất thải nguy hại

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

QĐ-TTg

:


Quyết định - Thủ tướng

QĐ-BVT

:

Quyết định - Bệnh viện tỉnh

QĐ-UBND

:

Quyết định - Ủy ban nhân dân

ThS

:

Thạc sĩ

TTLT

:

Thông tư liên tịch

TT

:


Thông tư

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCCP

:

Tiêu chuẩn cho phép

STT

:

Số thứ tự


DANH MỤC BẢNG
................................................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................4
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................2
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................3

Bảng 1.1 : Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại tại một số cơ sở của tỉnh
Điện Biên[10]..........................................................................................................15
Bảng 1.2: Mô hình xử lý CTNH y tế tại chỗ trên địa bàn tỉnh Điện Biên[10].........17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................19
Bảng 2.1: Thống kê số phiếu điều tra dành cho nhân viên y tế................................21
Bảng 2.2:Thống kê số phiếu điều tra cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân........22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................24
Bảng 3.1 : Kết quả điều tra bảng hỏi về nguồn phát sinh chất thải y tế chủ yếu và
lượng phát sinh chất thải của một số khoa tại BVĐK tỉnh Điện Biên......................24
Bảng 3.2 : Lượng chất thải điều tra tại một số khoa trong bệnh viện......................25
Bảng 3.3: Thành phần các loại CTNH đặc thù từ hoạt động chuyên môn y tế của
bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên............................................................................26
Bảng 3.4 : Tình hình phát sinh, phân loại, xử lý chất thải y tế BVĐK tỉnh Điện
Biên[3]..................................................................................................................... 26
Bảng 3.6: Đánh giá hiện trạng phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế
tại BVĐK tỉnh Điện Biên........................................................................................37
Bảng 3.7: Đánh giá thực trạng lưu giữ chất thải rắn y tế tại BVĐK tỉnh Điện Biên 38
Bảng 3.8: Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Điện Biên................................................................................................................41


Bảng 3.9: Kết quả quan trắc khí thải của lò đốt chất thải rắn y tế BVĐK tỉnh Điện
Biên [5].................................................................................................................... 42
Bảng 3.10: Đánh giá chung về công tác quản lý chất thải rắn y tế của BVĐK tỉnh
Điện Biên................................................................................................................43
Bảng 3.11: Kết quả điều tra tỷ lệ cán bộ, nhân viên được tập huấn.........................45
Bảng 3.12: Công tác hướng dẫn/đào tạo về quản lý chất thải y tế cho nhân viên tại
BVĐK tỉnh Điện Biên [5]........................................................................................46
Bảng 3.13: Kết quả điều tra hiểu biết của cán bộ, nhân viên về nhóm chất thải và mã
màu dụng cụ tại BVĐK tỉnh Điện Biên...................................................................47

Bảng 3.14: Kết quả điều tra hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế về hoạt động phân
biệt chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường tại BVĐK tỉnh Điện Biên. 48
Bảng 3.15: Kết quả điều tra hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế về hoạt động thu
gom chất thải rắn y tế tại BVĐK tỉnh Điện Biên.....................................................50
Bảng 3.16: Kết quả điều tra hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế về hoạt động vận
chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế tại BVĐK tỉnh Điện Biên.....................51
Bảng 3.18: Đánh giá hiểu biết của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về công tác
quản lý chất thải của BVĐK tỉnh Điện Biên............................................................54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................60
KẾT LUẬN.............................................................................................................60
KIẾN NGHỊ............................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................62


DANH MỤC HÌNH
................................................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................4
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................2
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................................2
a, Điều tra, đánh giá về nguồn gốc phát sinh, thành phần và khối lượng chất thải rắn y tế của
bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên. Dự kiến đánh giá theo các chuyên khoa...................................2
b, Điều tra, đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên
theo thông tư liên tịch 58 về chất thải rắn Y tế giữa bộ Y tế và bộ Tài nguyên và Môi trường.......2
c, Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh
viện đa khoa tỉnh Điện Biên...............................................................................................................2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................3

1.1. Tổng quan về chất thải y tế và quản lý chất thải y tế [1]...........................................................3
1.3. Các cơ sở pháp lý liên quan đến quản lý chất thải y tế...........................................................13

Bảng 1.1 : Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại tại một số cơ sở của tỉnh
Điện Biên[10]..........................................................................................................15
Bảng 1.2: Mô hình xử lý CTNH y tế tại chỗ trên địa bàn tỉnh Điện Biên[10].........17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................19
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................................19
2.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................19

Bảng 2.1: Thống kê số phiếu điều tra dành cho nhân viên y tế................................21
Bảng 2.2:Thống kê số phiếu điều tra cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân........22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................24
3.1. Nguồn gốc phát sinh, thành phần và khối lượng chất thải rắn y tế của bệnh viện đa khoa
tỉnh Điện Biên...................................................................................................................................24

Bảng 3.1 : Kết quả điều tra bảng hỏi về nguồn phát sinh chất thải y tế chủ yếu và
lượng phát sinh chất thải của một số khoa tại BVĐK tỉnh Điện Biên......................24


Bảng 3.2 : Lượng chất thải điều tra tại một số khoa trong bệnh viện......................25
Bảng 3.3: Thành phần các loại CTNH đặc thù từ hoạt động chuyên môn y tế của
bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên............................................................................26
Bảng 3.4 : Tình hình phát sinh, phân loại, xử lý chất thải y tế BVĐK tỉnh Điện
Biên[3]..................................................................................................................... 26
3.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế.........................................................................28

Bảng 3.6: Đánh giá hiện trạng phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế
tại BVĐK tỉnh Điện Biên........................................................................................37
Bảng 3.7: Đánh giá thực trạng lưu giữ chất thải rắn y tế tại BVĐK tỉnh Điện Biên 38

Bảng 3.8: Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Điện Biên................................................................................................................41
Bảng 3.9: Kết quả quan trắc khí thải của lò đốt chất thải rắn y tế BVĐK tỉnh Điện
Biên [5].................................................................................................................... 42
Bảng 3.10: Đánh giá chung về công tác quản lý chất thải rắn y tế của BVĐK tỉnh
Điện Biên................................................................................................................43
3.3. Thực trạng các yếu tố liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Điện Biên..........................................................................................................................................45

Bảng 3.11: Kết quả điều tra tỷ lệ cán bộ, nhân viên được tập huấn.........................45
Bảng 3.12: Công tác hướng dẫn/đào tạo về quản lý chất thải y tế cho nhân viên tại
BVĐK tỉnh Điện Biên [5]........................................................................................46
Bảng 3.13: Kết quả điều tra hiểu biết của cán bộ, nhân viên về nhóm chất thải và mã
màu dụng cụ tại BVĐK tỉnh Điện Biên...................................................................47
Bảng 3.14: Kết quả điều tra hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế về hoạt động phân
biệt chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường tại BVĐK tỉnh Điện Biên. 48
Bảng 3.15: Kết quả điều tra hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế về hoạt động thu
gom chất thải rắn y tế tại BVĐK tỉnh Điện Biên.....................................................50
Bảng 3.16: Kết quả điều tra hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế về hoạt động vận
chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế tại BVĐK tỉnh Điện Biên.....................51
Bảng 3.18: Đánh giá hiểu biết của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về công tác
quản lý chất thải của BVĐK tỉnh Điện Biên............................................................54


3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Điện Biên..........................................................................................................................56

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................60
KẾT LUẬN.............................................................................................................60
KIẾN NGHỊ............................................................................................................61

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................62


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại khoa học – kỹ thuật phát triển mạnh mẽ con người đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống giúp cải thiện, nâng cao
đời sống sinh hoạt của mình, từ đó tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế - xã hội
vững mạnh. Qua đây, ta cũng nhận ra rằng để phát triển kinh tế - xã hội thì yếu tố
quyết định phải chính là con người. Dù ở thời đại nào, con người luôn là vốn quý
nhất của xã hội, là nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.
Con người là sự kết hợp giữa thể lực và trí tuệ. Trong đó thế lực là nền tảng để
tạo ra và nâng cao trí lực. Thế nên việc chăm sóc thể lực cho con người là thật sự
cần thiết, luôn cần được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Chính vì thế, các hoạt động
y tế với mục tiêu chăm sóc sức khỏe và bảo vệ con người trước những tác động tiêu
cực của môi trường sống là phần không thể thiếu được trong xã hội loài người.
Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân
dân, Đảng và nhà nước ta không ngừng tạo điều kiện để phát triển, mở rộng và hoàn
thiện hệ thống các cơ sở y tế trên toàn quốc. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, hệ
thống y tế đặc biệt là bệnh viện đã thải ra môi trường một lượng lớn chất thải nguy
hại.
Trong năm 2015, cả nước ta có 13.674 cơ sở y tế, trong đó có 1.253 bệnh viện;
1.037 cơ sở thuộc hệ dự phòng; 100 cơ sở đào tạo; 180 cơ sở sản xuất thuốc và
11.104 trạm y tế xã. Chỉ tính riêng khối bệnh viện, mỗi ngày phát thải khoảng 450
tấn chất thải rắn, trong đó có 47 tấn chất thải rắn y tế nguy hại. Chất thải y tế nguy
hại nếu không được quan tâm và đánh giá đúng tầm quan trọng của việc quản lý,
xử lý thì sẽ tạo nên mối nguy lớn đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên hiện là bệnh viện đa khoa hạng I với 582
giường bệnh (2016); từ 170 cán bộ của bệnh viện tỉnh Lai Châu trước đây, đến nay
bệnh viện đã có tổng số 463 cán bộ với 31 khoa phòng chức năng. Với trách nhiệm

giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và các
ngành; tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh
viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú. Do
đó, lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động khám chữa bệnh
cũng tương đối lớn, đòi hỏi phải có công tác quản lý phù hợp đồng thời phải tuân
thủ tốt các quy định.

1


Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý chất thải rắn y tế nguy
hại trước thực tế còn nhiều khó khăn của công tác quản lý này, nên tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiện trạng chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa
tỉnh Điện Biên và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiện trạng được nguồn phát sinh, thành phần và khối lượng chất
thải rắn y tế phát sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên.
- Đánh giá hiện trạng về công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện.
- Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý chất thải
rắn y tế tại bệnh viện.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
a, Điều tra, đánh giá về nguồn gốc phát sinh, thành phần và khối lượng chất
thải rắn y tế của bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên. Dự kiến đánh giá theo
các chuyên khoa
- Xác định được về nguồn gốc phát sinh, thành phần và khối lượng phát sinh
chất thải rắn y tế của Bệnh viện theo các chuyên khoa.
b, Điều tra, đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa
tỉnh Điện Biên theo thông tư liên tịch 58 về chất thải rắn Y tế giữa bộ Y tế
và bộ Tài nguyên và Môi trường
- Thực trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế.

- Thực trạng lưu trữ, vận chuyển chất thải rắn y tế.
- Đánh giá được hiện trạng xử lý chất thải rắn y tế.
c, Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải
rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chất thải y tế và quản lý chất thải y tế [1]
1.1.1 Một số khái niệm liên quan
Theo thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm
2015, một số khái niệm về chất thải y tế và quản lý chất thải y tế được hiểu như sau:
- Chất thải y tế: là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y
tế , bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế.
- Chất thải y tế nguy hại: là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc
tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và
chất thải nguy hại không lây nhiễm.
- Quản lý chất thải y tế: là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu gom,
lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện.
- Giảm thiểu chất thải y tế: là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải
chất thải y tế.
- Thu gom chất thải y tế: là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh và
vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế.
- Vận chuyển chất thải y tế: là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi lưu
giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý chất
thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở
xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế.
- Cơ sở y tế bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ phòng khám bác sĩ gia
đình; phòng chẩn trị y học cổ truyền; cơ sở dịch vụ đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết

áp; chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ sở dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong
nước và ra nước ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch vụ làm răng giả; bệnh
xá; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức); cơ sở y tế dự phòng; cơ sở đào tạo và cơ sở
nghiên cứu có thực hiện các xét nghiệm về y học.
1.1.2. Phân định chất thải y tế
Theo điều 4, mục I, chương II của thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYTBTNMT, phân định chất thải y tế gồm:
- Chất thải lây nhiễm bao gồm:

3


• Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt
hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của
dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong
phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác;
• Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa
máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh
cách ly;
• Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ
đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các
phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định
số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh
học tại phòng xét nghiệm;
• Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động
vật thí nghiệm.
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
• Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
• Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ
nhà sản xuất;

• Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các
kim loại nặng;
• Chất hàn răng amalgam thải bỏ;


Các thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng có chứa thủy ngân và các kim
loại nặng;

• Một số chất thải nguy hại khác, quy định tại Thông tư số 36/2015/TTBTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường về quản lý chất thải nguy hại
- Chất thải y tế thông thường bao gồm:
• Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người
và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;

4


• Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh mục
chất thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại quy định
tại Điểm a Khoản 4 Điều 4 của thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYTBTNMT nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại;
• Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.
1.1.3. Quản lý phân loại chất thải y tế [1]
a, Nguyên tắc phân loại chất thải y tế:
Được quy định tại thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT.
b, Phân loại chất thải y tế:
Theo thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT, chất thải y tế được phân làm 8
loại như sau:
- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao

- Chất thải giải phẫu
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng
- Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế
- Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế
c, Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải:
- Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng cụ phân
loại chất thải y tế;
- Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế phải có hướng dẫn cách
phân loại và thu gom chất thải.
* Quy định về bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế:
- Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải có biểu tượng theo quy định
tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
- Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm và có kích
thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa
5


- Thùng, hộp đựng chất thải sắc nhọn phải có thành, đáy cứng không bị xuyên
thủng
- Thùng, hộp đựng chất thải có thể tái sử dụng theo đúng mục đích lưu chứa
sau khi đã được làm sạch và để khô
d, Quy định về mã màu sắc của bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa đối với
từng loại chất thải y tế
- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót
túi và có màu vàng;
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót
túi và có màu vàng;
- Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có

màu vàng;
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong
thùng có lót túi và có màu đen;
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ có
nắp đậy kín;
- Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi
hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh;
- Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc
trong thùng có lót túi và có màu trắng.
1.1.4. Quản lý về thu gom chất thải y tế [1]
a, Thu gom chất thải lây nhiễm:
- Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ
chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
- Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín, thùng đựng chất
thải phải có nắp đậy kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải trong quá trình thu
gom;
- Cơ sở y tế quy định tuyến đường và thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm
phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác
trong cơ sở y tế;
6


- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ trước khi thu gom về
khu lưu giữ, xử lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
- Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất
thải trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 01 (một) lần/ngày;
- Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05
kg/ngày, tần suất thu gom chất thải lây nhiễm sắc nhọn từ nơi phát sinh về khu lưu
giữ tạm thời trong khuôn viên cơ sở y tế hoặc đưa đi xử lý, tiêu hủy tối thiểu là 01
(một) lần/tháng.

b, Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm:
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu
giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
- Thu gom chất hàn răng amalgam thải và thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử
dụng có chứa thủy ngân: Chất thải có chứa thủy ngân được thu gom và lưu giữ
riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp và bảo đảm không bị rò rỉ
hay phát tán hơi thủy ngân ra môi trường.
c, Thu gom chất thải y tế thông thường: Chất thải y tế thông thường phục vụ
mục đích tái chế và chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế
được thu gom riêng.
1.1.5. Quản lý về lưu giữ chất thải y tế [1]
a, Yêu cầu đối với cơ sở y tế bố trí khu vực lưu giữ chất thải y tế trong
khuôn viên
- Cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế và bệnh
viện phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật:
• Có mái che cho khu vực lưu giữ; nền đảm bảo không bị ngập lụt, tránh được
nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, không bị chảy tràn chất lỏng ra bên
ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn.
• Có phân chia các ô hoặc có dụng cụ, thiết bị lưu giữ riêng cho từng loại chất
thải hoặc nhóm chất thải có cùng tính chất; từng ô, dụng cụ, thiết bị lưu chứa
chất thải y tế nguy hại trong khu vực lưu giữ phải có biển dấu hiệu cảnh báo,
phòng ngừa phù hợp với loại chất thải y tế nguy hại được lưu giữ theo Phụ
lục số 02 của Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT với kích thước phù
hợp, dễ nhận biết;
7


• Có vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong
trường hợp rò rỉ, đổ tràn chất thải y tế nguy hại ở dạng lỏng.
• Có thiết bị phòng cháy chữa cháy theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm

quyền về phòng cháy chữa cháy.
• Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.
- Đối với các cơ sở y tế khác phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với khu
lưu giữ chất thải như sau:
• Có mái che cho khu vực lưu giữ; nền đảm bảo không bị ngập lụt, tránh được
nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, không bị chảy tràn chất lỏng ra bên
ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn.
• Phải bố trí vị trí phù hợp để đặt các dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế.
• Dụng cụ, thiết bị lưu chứa phải phù hợp với từng loại chất thải và lượng chất
thải phát sinh trong cơ sở y tế. Các chất thải khác nhau nhưng cùng áp dụng
một phương pháp xử lý được lưu giữ trong cùng một dụng cụ, thiết bị lưu
chứa.


Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải có nắp đậy kín, có biểu lượng loại
chất thải lưu giữ theo đúng quy định tại phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông
tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT

• Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.
b, Yêu cầu đối với dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại tại khu
lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế
- Có thành cứng, không bị bục vỡ, rò rỉ dịch thải trong quá trình lưu giữ chất
thải;
- Có biểu tượng loại chất thải lưu giữ theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành
kèm theo Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT;
- Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm phải có nắp đậy kín và chống
được sự xâm nhập của các loài động vật;
- Dụng cụ, thiết bị lưu chứa hóa chất thải phải được làm bằng vật liệu không
có phản ứng với chất thải lưu chứa và có khả năng chống được sự ăn mòn nếu lưu
chứa chất thải có tính ăn mòn. Trường hợp lưu chứa hóa chất thải ở dạng lỏng phải

có nắp đậy kín để chống bay hơi và tràn đổ chất thải.
8


c, Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải lưu giữ riêng
tại khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế
d, Chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm phải lưu giữ
riêng trừ trường hợp các loại chất thải này áp dụng cùng một phương pháp xử lý
e, Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế
thông thường không phục vụ mục đích tái chế được lưu giữ riêng
f, Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm
- Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ chất
thải lây nhiễm tại cơ sở y tế không quá 02 ngày trong điều kiện bình thường.
Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8°C, thời
gian lưu giữ tối đa là 07 ngày. Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát
sinh dưới 05 kg/ngày, thời gian lưu giữ không quá 03 ngày trong điều kiện bình
thường và phải được lưu giữ trong các bao bì được buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa
được đậy nắp kín;
- Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử lý
theo mô hình cụm hoặc mô hình tập trung, phải ưu tiên xử lý trong ngày. Trường
hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20°C và thời gian lưu
giữ tối đa không quá 02 ngày.
1.1.6. Quản lý về vận chuyển chất thải y tế [1]
a, Vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình cụm cơ sở y tế:
- Việc vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ các cơ sở y tế trong cụm đến cơ sở
xử lý cho cụm phải thực hiện bằng các hình thức sau:
• Cơ sở y tế trong cụm thuê đơn vị bên ngoài có giấy phép xử lý chất thải nguy
hại hoặc giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại để thực hiện vận
chuyển chất thải của cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm.
• Cơ sở y tế trong cụm tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị khác không phải đơn vị

bên ngoài có giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy phép hành nghề
quản lý chất thải nguy hại để vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế
đến cơ sở xử lý cho cụm phải đáp ứng các quy định về phương tiện vận
chuyển cũng như dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế và phải được Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt tại kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý
chất thải y tế trên địa bàn tỉnh.
9


- Phương tiện vận chuyển: Cơ sở y tế, đơn vị được thuê vận chuyển chất thải y
tế nguy hại sử dụng xe thùng kín hoặc xe bảo ôn chuyên dụng để vận chuyển hoặc
sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác để vận chuyển chất thải y tế nguy hại
từ cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm nhưng phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định.
- Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại trên phương tiện vận
chuyển phải đáp ứng các yêu cầu sau:
• Có thành, đáy, nắp kín, kết cấu cứng, chịu được va chạm, không bị rách vỡ
bởi trọng lượng chất thải, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển;
• Có biểu tượng về loại chất thải lưu chứa theo quy định tại Phụ lục số 02 ban
hành kèm theo Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT với kích thước phù
hợp, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và phai màu trên thiết bị lưu
chứa chất thải;
• Được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và bảo
đảm không bị rơi, đổ trong quá trình vận chuyển chất thải.
- Chất thải lây nhiễm trước khi vận chuyển phải được đóng gói trong các
thùng, hộp hoặc túi kín, bảo đảm không bị bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trên
đường vận chuyển.
- Trong quá trình vận chuyển chất thải y tế từ cơ sở y tế về cơ sở xử lý chất
thải y tế cho cụm, khi xảy ra tràn đổ, cháy, nổ chất thải y tế hoặc các sự cố khác
phải thực hiện ngay các biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy

định của pháp luật.
b, Vận chuyển chất thải y tế để xử lý theo mô hình tập trung
* Vận chuyển chất thải nguy hại không lây nhiễm:
Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển CTNH: thực hiện theo quy định tại
Điều 8 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
* Vận chuyển chất thải lây nhiễm:
Thực hiện theo quy định đối với phương tiện vận chuyển CTNH phía trên và
đáp ứng các yêu cầu sau:
• Chất thải lây nhiễm trước khi vận chuyển phải được đóng gói trong các bao
bì, dụng cụ kín, bảo đảm không bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trên đường
vận chuyển;

10


• Thùng của phương tiện chuyên dụng để vận chuyển chất thải lây nhiễm là
loại thùng kín hoặc thùng được bảo ôn;


Đối với các khu vực không sử dụng được phương tiện vận chuyển chuyên
dụng để vận chuyển chất thải y tế nguy hại, được sử dụng các loại phương
tiện vận chuyển khác nhưng phải đáp ứng các quy định tại Khoản 3, Khoản 4
Điều 11 Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT và được ghi trong giấy
phép xử lý chất thải nguy hại do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định
tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
* Vận chuyển chất thải y tế thông thường:
Thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý chất thải thông thường.

1.1.7. Quản lý về xử lý chất thải y tế [1]
• Chất thải y tế nguy hại phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

môi trường.
• Ưu tiên lựa chọn các công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường và bảo
đảm xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành.
• Hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại theo thứ tự ưu tiên sau:
 Xử lý tại cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc tại cơ sở xử lý
chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế;
 Xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế (chất thải y tế
của một cụm cơ sở y tế được thu gom và xử lý chung tại hệ thống, thiết
bị xử lý của một cơ sở trong cụm);
 Tự xử lý tại công trình xử lý chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên cơ
sở y tế.
• Hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế phải
được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trong kế hoạch thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh bảo đảm phù hợp với
điều kiện thực tế của địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường.
1.2. Tổng quan về bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên
Tiền thân của bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên là bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu,
11


được thành lập ngày 02/12/1993 với 150 giường bệnh, 170 cán bộ. Sau đó, bệnh
viện đổi tên thành bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên được khởi công xây dựng lại
vào tháng 10/2001, hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 4/2004 với 350 giường
bệnh [11]. Trong năm 2016, bệnh viện hiện có 582 giường bệnh thực kê. Bệnh viện
có 463 cán bộ với 31 khoa phòng chức năng, cụ thể như sau:
- 6 phòng chức năng:
• Phòng kế hoạch tổng hợp


• Phòng vật tư thiết bị y tế

• Phòng kế toán tài chính

• Phòng điều dưỡng

• Phòng tổ chức hành chính

• Phòng công tác xã hội

- Khoa cận lâm sàng:
• Khoa dược

• Khoa dinh dưỡng tiết chế

• Khoa chẩn đoán hình ảnh

• Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn

• Khoa xét nghiệm
- Khoa lâm sàng:
• Khoa cấp cứu

• Khoa sản

• Khoa lão-tim mạch

• Khoa nội A

• Khoa ngoại tổng hợp


• Khoa gây mê- phẫu thuật

• Khoa nội tổng hợp

• Khoa mắt

• Khoa chấn thương chỉnh hình-

• Khoa khám bệnh

Bỏng

• Khoa tai mũi họng

• Khoa ung bướu

• Khoa răng hàm mặt

• Khoa truyền nhiễm

• Khoa phục hồi chức năng

• Khoa nhi

• Khoa điểu trị tích cực

• Khoa tâm thần kinh

• Khoa y học cổ truyền


• Khoa thận nhân tạo [3]
Hiện nay công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Điện
Biên do khoa Kiễm soát nhiễm khuẩn chịu trách nhiệm. Với số cán bộ là 24 người

12


×