Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ĐỂ CƯƠNG NGHIÊN CỨU Tên đề tài: Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại Hạ Long, Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.81 KB, 10 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐỂ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Tên đề tài: Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại Hạ Long, Quảng Ninh

Sinh viên (nhóm sinh viên) thực hiện:
- Đỗ Mỹ Ngọc Phượng
- Trần Vân Anh
- Phạm Thanh Mai
- Quách Thùy Linh
- Bùi Xuân Đạt
Lớp: ĐH5KN
Giảng viên hướng dẫn: - TS. Hà Thị Thanh Thủy
- ThS. Nguyễn Minh Tuấn

HÀ NỘI – 9/2016

1


MỤC LỤC

9.
10.

Phân

chia


trách
Tài

nhiệm

giữa
liệu

các

thành

viên

tham

trong

nhóm
8
khảo
9

1. Nguyễn Thị Việt Hà (2014) - “Sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với chất lượng
dịch vụ của công ty du lịch TNHH Biển Ngọc”- Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh ĐH
Đà
Nẵng
9
2.Nguyễn Trọng Nhân (2013) - “ Đánh giá mức độ hài lòng của du lịch nội địa đối với du
lịch miệt vườn Vùng đồng bằng sông Cửu Long”. – Tạp chí khoa học đại học Sư phạm

thành
phố
Hồ
Chí
Minh
9
3.Nguyễn Thị Gấm, Hoàng Thị Huệ, Nguyễn Tú Anh “Đánh giá sự hài lòng của khách du
lịch về dịch vụ du lịch tỉnh Thái Nguyên thông qua mô hình phân tích nhân tố”– Tạp chí
Khoa học và Công nghệ - Trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái
Nguyên
9
4.Nguyễn Tài Phúc (2010) - “Khảo sát sự hài lòng của du khách đối với hoạt động du lịch
sinh thái ở Phong Nha – Kẻ Bàng” – Tạp chí Khoa học Đại học Kinh tế, Đại học Huế
9
9.Lê Thị Tuyết, Nguyễn Anh Trụ, Vũ Thị Hằng Nga, Trần Thị Thương, Trần Hữu Cường
(2014) “Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa về chất lượng dịch vụ du lịch tại Làng
cổ Đường Lâm” – Tạp chí Khoa học và Phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
9

2


1. Đặt vấn đề
Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn
hóa, xã hội ở các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế
quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu
hết các quốc gia trên thế giới. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ
nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch. Du lịch đóng
góp vào doanh thu của đất nước, mang đến công ăn việc làm cho người dân, là phương tiện
quảng bá hình ảnh đất nước mạnh mẽ nhất, là sự xuất khẩu hàng hoá tại chỗ nhanh nhất và

hiệu quả nhất.
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế
đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết
đến nhiều hơn, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du
khách. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Chất lượng và tính
cạnh tranh của du lịch là những vấn đề nhận được nhiều sự chú ý và thảo luận rộng rãi . Việt
Nam đang chú trọng vào việc phát triển ngành kinh tế đầy tiềm năng này, Việt Nam đã và
đang đưa du lịch vào ngành kinh tế mũi nhọn để đầu tư phát triển trong định hướng phát
triển của đất nước, trong đó Hạ Long, Quảng Ninh nằm trong khu vực được đầu tư trọng
điểm.
Trong thời gian qua, Hạ Long là một điểm đến được du khách nội địa quan tâm
quyết định lựa chọn điểm đến du lịch, thể hiện qua số lượng lượt khách du lịch nội địa đến
Hạ Long ngày càng gia tăng, đóng góp lớn vào doanh thu của ngành du lịch và các ngành
liên quan khác. Hạ Long được bao quanh bởi thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và
huyện đảo Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh. Hạ Long có nhiều lợi thế lớn để phát triển du
lịch, đặc biệt là sở hữu vịnh Hạ Long, một di sản thiên nhiên của thế giới. Một số thắng
cảnh nổi bật nên chiêm ngưỡng khi du lịch Hạ Long là Hòn Con Cóc, Hòn Gà Chọi, Đảo Ti
Tốp, Đảo Ngọc Vừng, Hang Sửng Sốt, Động Thiên Cung, Hang Đầu Gỗ và vịnh Bái Tử
Long. Xuất phát từ thực tiễn đó, nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu sự hài lòng
của khách du lịch nội địa tại Hạ Long, Quảng Ninh” với mục tiêu khảo sát, đánh giá sự hài
lòng của khách du lịch nội địa khi đi du lịch tại Hạ Long, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao sự
hài lòng của khách du lịch nội địa đến Hạ Long trong thời gian tới.

3


2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, đã có không ít công trình khoa học được công bố trong nước có liên
quan đến hướng nghiên cứu của đề tài, nổi bật là những công trình sau:
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Việt Hà (2014) bàn về: “Sự hài lòng của

khách du lịch nội địa đối với chất lượng dịch vụ của công ty du lịch TNHH Biển Ngọc”.
Trong đề tài, tác giả đã chỉ ra mức độ chất lượng và sức ảnh hưởng của công ty đến sự hài
lòng của khách du lịch nội địa giúp nhà quản lý có cơ hội để nhìn lại chính mình từ góc độ
khách hàng, nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, các chức năng cần tập trung trong hoạt động
cung cấp dịch vụ của công ty hiện có. Phần lớn trong báo cáo là trình bày phương pháp
phân tích thông tin và các kết quả cảu nghiên cứu, đồng thời đưa ra những đóng góp hàm ý
cho các nhà quản lý.
Tác giả Nguyễn Trọng Nhân trong đề tài: “ Đánh giá mức độ hài lòng của du lịch nội
địa đối với du lịch miệt vườn Vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Nghiên cứu này áp dụng
mô hình lý thuyết sự cảm nhận sự mong đợi để đánh giá mức độ hài lòng của du khách,
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng, đồng thời đề xuất 1 số giải pháp nhằm
nâng cao sự hài lòng của du khách đối với du lịch miệt vườn vùng đồng bằng sông Cửu
Long.
Ngoài ra, đề tài “Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về dịch vụ du lịch tỉnh Thái
Nguyên thông qua mô hình phân tích nhân tố” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Gấm, Hoàng
Thị Huệ, Nguyễn Tú Anh cũng đề cập đến Thái Nguyên là 1 tỉnh có tiềm năng phát triển du
lịch nghỉ dưỡng, giải trí, lễ hội, tôn giáo, lịch sử, sinh thái mang những nét đặc trưng của
vùng trung du miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, thời gian lưu trú của khách nội địa ngắn nên
cần thiết phải nghiên cứu và tìm hiểu các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự không hài lòng của
khách du lịch. Kết quả của đề tài ấy chỉ ra rằng các công ty du lịch và chính quyền địa
phương cần trú trọng cải thiện các vấn đề: cơ sở vật chất, dịch vụ nổi và giá của dịch vụ lưu
trú, hàng hóa đồ dùng và dịch vụ chìm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống, hằng hóa đồ dùng,
dịch vụ nổi, dịch vụ chìm và giá tại các điểm khu du lịch, cơ sở vật chất, hàng hóa đồ dùng,
dịch vụ nổi, dịch vụ chìm của các hãng vận tải, dịch vụ nổi, dịch vụ chìm và giá của các
công ty lữ hành.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tài Phúc về “Khảo sát sự hài lòng của du khách đối
với hoạt động du lịch sinh thái ở Phong Nha – Kẻ Bàng” có nhắc đến sự hài lòng của khách
tham quan đối với du lịch sinh thái là 1 trong những yếu tố quan trọng quyết định đến khả
4



năng thu hút khách du lịch và hiệu quả đánh giá mức độ hài lòng của các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá mức độ hài lòng của du khách và
các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch khi tham quan khu du lịch sinh thái
Phong nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất
một số giải pháp liên quan đến đào tạo, đầu tư nhằm nâng cao sự hài lòng cảu du khách, cải
thiện hiệu quả các hoạt động du lịch sinh thái tại vùng nghiên cứu. Để đạt được mục tiêu
nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp 200 du khách sau khi
đã tham quan và trải nghiệm các dịch vụ tại khu du lịch sinh thái Phong Nha – Kẻ Bảng. Số
liệu được nhập và xử lý trên phần mềm SPSS 15.0. Sau khi loại bỏ các quan sát không phù
hợp và kiểm định độ tin cậy của thang đo, các phương pháp thống kê mô tả, phân tích nhân
tố khám phá, phân tích hồi quy tương quan được sử dụng để xác định các nhân tố chủ yếu
ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Lê Thị Tuyết, Nguyễn Anh Trụ, Vũ Thị Hằng Nga,
Trần Thị Thương, Trần Hữu Cường trong đề tài : “Nghiên cứ sự hài lòng của du khách nội
địa về chất lượng dịch vụ du lịch tại Làng cổ Đường Lâm”, nghiên cứu xác định các yếu tố
ảnh hưởng và đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa về chất lượng dịch vụ du lịch
tại làng cổ Đường Lâm. Các phương pháp thông kê mô tả, thống kê so sánh, kỹ thuật phân
tích nhân tố khám phá (EFA) , phân tích quy hồi đã được sử dụng. Kết quả nghiên cứu chỉ
ra rằng, sự hài lòng của du khách nội địa về chất lượng dịch vụ du lịch làng cổ chịu ảnh
hưởng bởi 35 tiêu chí riêng lẻ tập hợp thành 7 nhóm nhân tố bao gồm năng lực phục vụ du
lịch; giá cả hàng hóa và dịch vụ; văn hóa; cơ dở vật chất; các làng nghề truyền thống; các lễ
hội truyền thống; ẩm thực. Chất lượng dịch vụ du lịch tại làng cổ bước đầu đã đáp ứng được
nhu cầu của du khách với khoảng 80% du khách hài lòng. Tuy nhiên du khách còn phàn nàn
về sự nghèo nàn các dịch vụ du lịch tại làng cổ. Chính vì vậy, cần đa dạng hóa dịch vụ du
lịch, mặt khác cần duy trì và cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch hiện có nhằm gia tăng mức
độ hài lòng của du khách thăm quan làng cổ Đường Lâm.
Luận văn tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Hà Phương với đề tài: “Nghiên cứu sự hài
lòng của khách du lịch đối với chất lượng dịch vụ du lịch Đà Lạt” đã phần nào giúp cho nhà
quản lý, các tổ chức kinh doanh du lịch Việt Nam nói chung nhận thấy rõ mức độ cảm nhận

về dịch vụ du lịch của khách du lịch và đặc thù địa phương du lịch. Từ đó các nhà cung cấp
dịch vụ du lịch đề ra những chính sách, chiến lược trọng tâm để làm hài lòng khách du lịch
và thu hút thêm nhiều lượt khách du lịch với điểm đến trong tương lai. Nghiên cứu cũng đưa
5


ra một số hạn chế và đề xuất cho nghiên cứu trong tương lai để nghiên cứu được hoàn thiện
hơn. Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện nên tính đại diện chưa cao, cần mở rộng đối
tượng phỏng vấn là khách du lịch nước ngoài hay thiết lập thang đo sự hài lòng của khách
du lịch với chất lượng dịch vụ nhằm làm cơ sở xây dựng chính sách gia tăng sự hài lòng cho
ngành du lịch Việt Nam.
Đề tài “Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa khi đến du lịch ở Phú Quốc” của
tác giả Nguyễn Vương được thực hiện qua hai bước đó là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua
bảng câu hỏi, dữ liệu trên phần mềm SPSS 19.0. Nghiên cứu sơ bộ thực hiện qua phương
pháp phỏng vấn. Đây là bước nghiên cứu nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các yếu tố và
các thuộc tính đo lường tác động lên sự hài lòng của khách. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu,
tác giả đề xuất một số biện pháp liên quan đến đào tạo, đầu tư, quản lý và khai thác nhằm
nâng cao sự hài lòng của du khách khi du lịch tại Phú Quốc. Trong điều kiện giới hạn về
nguồn lực và thời gian, nghiên cứu của tác giả không thể tránh khỏi những hạn chế nhất
định nhưng kết quả đạt được sẽ hữu ích cho chính quyền địa phương và các doanh nghiệp
du lịch.
Thêm vào đó, “Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với sản
phẩm du lịch biển Đà Nẵng” của tác giả Đỗ Phan Bảo Ngọc đã xây dựng được mô hình
nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch đối với sản phẩm du lịch biển, xác định được mức
độ hài lòng của du khách, tìm hiểu về sự ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học và đặc
điểm hành vi của du khách nội địa với sản phẩm du lịch biển và ứng dụng mô hình
HOLSAT để đánh giá một cách cụ thể về mức độ hài lòng của khách du lịch với sản phẩm
du lịch biển tại thành phố Đà Nẵng.
Tác giả Trương Sỹ Quý trong đề tài: “ Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội

địa đối với điểm đến du lịch Đà Nẵng” đã xác định các thành phần và mức độ ảnh hưởng
của từng thành phần đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa 1 cách đầy đủ. Điều này giúp
cho quản lỹ, ban lãnh đạo của các công ty du lịch hiểu rõ hơn về nhu cầu cảu du khách nội
địa cũng như chất lượng dịch vụ mà công ty đang cung cấp. Từ đó có cái nhìn thấu đáo, đưa
ra các chính sách tốt hơn trong công tác thu hút và đáp ứng nhu cầu của du khách tốt hơn,
đồng thời có những cải tiến thích hợp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của mình và giúp
cho du khách nội địa luôn cảm thấy hài lòng mỗi khi đến với điểm Đà Nẵng.
Như vậy, có thể thấy chưa có một công trình khoa học đã công bố trong nước tính
6


đến thời điểm này hoàn toàn trùng lắp với đề tài “Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch
nội địa tại Hạ Long, Quảng Ninh”. Ở đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát sự hài lòng
của khách du lịch nội địa tại Hạ Long để từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập trong điều
kiện phục vụ khách du lịch nội địa và đề xuất giải pháp cải thiện sự hài lòng của khách du
lịch nội địa tại Hạ Long đến năm 2025.
2. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại Hạ Long từ đó đề xuất giải
pháp nhằm cải thiện sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại Hạ Long đến năm 2025.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về sự hài lòng của khách du lịch nội địa;
- Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại Hạ Long, Quảng Ninh;
- Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại Hạ Long,
Quảng Ninh đến năm 2015.
3. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
4.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại trung tâm du lịch biển Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
4.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017.

4.3. Đối tượng nghiên cứu
Sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại Hạ Long
5. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về sự hài lòng của khách du lịch nội địa;
- Sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại Hạ Long, Quảng Ninh;
Giải pháp nhằm cải thiện sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại Hạ Long, Quảng
Ninh.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Thu thập dữ liệu thứ cấp: được thực hiện chủ yếu từ việc thu thập giáo trình, sách
chuyên khảo, tạp chí về du lịch, các báo cáo thống kê của Tổng cục Du lịch, Tổng cục
Thống kê, các Trang điện tử của Tổng cục Du lịch, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch,
Cổng thông tin điện tử Tỉnh Quảng Ninh,… nhằm kế thừa có chọn lọc Cơ sở lý luận về sự
hài lòng của khách du lịch; những vấn đề thực tiễn liên quan đến đánh giá sự hài lòng của
khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa.
- Thu thập dữ liệu sơ cấp: được thực hiện thông qua việc sử dụng phương pháp điều
tra xã hội học, cụ thể là:
+ Đối tượng điều tra, khảo sát: khách du lịch nội địa tại trung tâm du lịch biển Hạ
Long.
7


+ Công cụ điều tra: Phiếu xin ý kiến khách du lịch nội địa về sự hài lòng khi đi du
lịch tại trung tâm du lịch biển Hạ Long.
+ Nội dung điều tra: Sự hài lòng của khách du lịch nội địa về các điều kiện phục vụ
du lịch tại Hạ Long, bao gồm: cơ sở hạ tầng du lịch (lưu trú, ăn uống, đi lại, tham quan, giải
trí, mua sắm); lao động du lịch; sản phẩm du lịch.
6.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý số liệu: được thực hiện bằng phần mềm thống kê chuyên dụng SPSS
- Quy trình xử lý số liệu gồm: Xây dựng mô hình xử lý số liệu; Thiết lập các công

đoạn xử lý (lập mã, nhập số liệu vào máy, làm sạch số liệu, xử lý tính).
6.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp phân tích so sánh.
7. Dự kiến kết quả nghiên cứu
7.1 Ý nghĩa khoa học
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về sự hài lòng của khách du lịch nội địa.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Dựa trên kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá từ đó đề xuất giải pháp nhằm cải thiện
sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại Hạ Long, Quảng Ninh
8. Kế hoạch thực hiện
TT

Nội dung

Thời gian thực hiện

1

Lựa chọn và xây dựng đề cương

Tháng 9/2016

2

Báo cáo và thông qua đề cương nghiên cứu

Tháng 9/2016

3


Tổ chức nghiên cứu trong khuôn khổ đề cương được phê
duyệt, bao gồm thu thập số liệu và đi thực địa, kết hợp với Tháng 9- 12/2016
phân tích số liệu và viết tổng quan tài liệu

4

Viết báo cáo

Tháng 1- 2/2017

5

Báo cáo thử giữa các nhóm

3/2017

6

Báo cáo kết quả nghiên cứu trước hội đồng

5/2017

9. Phân chia trách nhiệm giữa các thành viên trong nhóm
TT

Thành viên thực hiện

Nội dung


Trần Vân Anh

1

Lựa chọn và xây dựng đề cương

2

Báo cáo và thông qua đề cương nghiên cứu

3

Tổ chức nghiên cứu trong khuôn khổ đề cương Cả nhóm
được phê duyệt, bao gồm thu thập số liệu và đi

Đỗ Mỹ Ngọc Phượng

8

Cả nhóm


thực địa, kết hợp với phân tích số liệu và viết
tổng quan tài liệu
4

Viết báo cáo

Cả nhóm


5

Báo cáo thử giữa các nhóm

Cả nhóm

6

Báo cáo kết quả nghiên cứu trước hội đồng

Cả nhóm

10. Tài liệu tham khảo
1.

Nguyễn Thị Việt Hà (2014) - “Sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với chất
lượng dịch vụ của công ty du lịch TNHH Biển Ngọc”- Luận văn thạc sĩ quản trị kinh
doanh ĐH Đà Nẵng

2. Nguyễn Trọng Nhân (2013) - “ Đánh giá mức độ hài lòng của du lịch nội địa đối với
du lịch miệt vườn Vùng đồng bằng sông Cửu Long”. – Tạp chí khoa học đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh
3. Nguyễn Thị Gấm, Hoàng Thị Huệ, Nguyễn Tú Anh “Đánh giá sự hài lòng của khách
du lịch về dịch vụ du lịch tỉnh Thái Nguyên thông qua mô hình phân tích nhân tố”–
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh –
Đại học Thái Nguyên
4. Nguyễn Tài Phúc (2010) - “Khảo sát sự hài lòng của du khách đối với hoạt động du
lịch sinh thái ở Phong Nha – Kẻ Bàng” – Tạp chí Khoa học Đại học Kinh tế, Đại học
Huế
5. Nguyễn Hà Phương (2015) “Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch đối với chất

lượng dịch vụ du lịch Đà Lạt” - Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Tài chính –
Maketing
6. Nguyễn Vương (2012) “Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa khi đến du lịch
ở Phú Quốc” – Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Nha Trang
7. Đỗ Phan Bảo Ngọc (2013) “Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa
đối với sản phẩm du lịch biển Đà Nẵng” – Luận văn Thạc sỹ, ĐH Đà Nẵng
8. Trương Sỹ Quý ( 2012) : “ Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với
điểm đến du lịch Đà Nẵng” – Luân văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, ĐH Đà Nẵng
9. Lê Thị Tuyết, Nguyễn Anh Trụ, Vũ Thị Hằng Nga, Trần Thị Thương, Trần Hữu
Cường (2014) “Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa về chất lượng dịch vụ du
lịch tại Làng cổ Đường Lâm” – Tạp chí Khoa học và Phát triển, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam

9


10



×