Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Nghiên cứu, đánh giá vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn trong việc cải thiện sinh kế của cộng đồng ven biển ở huyện Tiền Hải,tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
*****

KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Nghiên cứu, đánh giá vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn
trong việc cải thiện sinh kế của cộng đồng ven biển
ở huyện Tiền Hải,tỉnh Thái Bình

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS LÊ XUÂN TUẤN

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỊ TRÀ MY

Chuyên ngành đào tạo : Quản lý biển
Lớp

: DH3QB2

Niên khóa

: 2013-2017

HÀ NỘI, 2017
1



LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các các
kết quả nghiên cứu được trình bày trong khóa luận là trung thực, khách quan
và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ hội đồng nào.
Em xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã
được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ TRÀ MY

2


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Khoa Môi trường – Trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, được sự giúp đỡ quý báu của các thầy
giáo, cô giáo và bạn bè, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Chuyên đề :“ Nghiên cứu, đánh giá vai trò của hệ sinh thái rừng
ngập mặn trong việc cải thiện sinh kế của cộng đồng ven biển ở huyện Tiền
Hải,tỉnh Thái Bình” đã hoàn thành, cho phép em được bày tỏ lòng cảm ơn
các thầy cô giáo trong Khoa Khoa học biển và hải đảo – Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập
này. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt về sự hướng dẫn tận tình của
giảng viên PGS-TS Lê Xuân Tuấn đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong
suốt quá trình hoàn thành bài báo cáo này.
Cùng sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các cán bộ, nhân viên
của Uỷ Ban nhân dân huyện Tiền Hải, Thái Bình đã tạo mọi điều kiện thuận

lợi nhất cho em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở.
Tuy vây, do thời gian thực tập có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn
chế của một sinh viên thực tập nên trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này
cũng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, em
mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để en có điều
kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế
sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Trà My

3


MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt/ kí hiệu
RNM
SLF
DFID
IUCN
MFF

4

Nội dung diễn giải
Rừng ngập mặn
Khuôn khổ sinh kế bền vững

Cục phát triển quốc tế
Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên
Chương trình Rừng ngập mặn vì tương lai


5


DANH MỤC CÁC BẢNG

6


DANH MỤC CÁC HÌNH

7


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3260km tính trên phần lãnh thổ đất
liền và có diện tích rừng ngập mặn lớn thứ 2 thế giới (sau rừng ngập mặn ở
cửa sông Amazon - Nam Mỹ). Rừng ngập mặn mang lại các giá trị và dịch vụ
vô cùng to lớn cho đời sống, là vườn ươm phát triển thủy hải sản, cung cấp
nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất.
Rừng ngập mặn không chỉ có tác dụng lớn là bảo vệ bờ biển, hạn chế
tác hại của thiên tai mà nó mang đến một nguồn lợi trong hệ sinh thái cũng rất
dồi dào, tác dụng của mùn bã thực vật ngập mặn trong chuỗi thức ăn, làm

sạch môi trường, bảo vệ các đối tượng nuôi như tôm, cua, sò...Tài nguyên
thủy sản không chỉ được khai thác trực tiếp mà còn cả một vùng ven biển
rộng lớn xung quanh.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho mỗi một vùng lãnh thổ
theo hướng phát triển bền vững, vấn đề sử dụng hợp lý tiềm năng tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi
trường và phát triển nguồn nhân lực luôn là vấn đề mang tính thời sự, có ý
nghĩa quan trọng, cấp thiết.
Thái Bình là một tỉnh nằm ở đồng bằng bắc bộ thuộc vùng biển và ven
biển phía bắc với 49,25 km đường bờ biển là tỉnh giàu tiềm năng, phát triển
một nền kinh tế tổng hợp nông nghiệp – lâm nghiệp - ngư nghiệp- du
lịch .Với chiều dài bờ biển hơn 23 km, 3 mặt tiếp giáp với sông, biển - đây là
những thuận lợi để huyện Tiền Hải, Thái Bình phát huy thế mạnh của mình
với hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú dồi dào sẵn có. Phát triển kinh tế
lâm nghiệp của xã cũng như của huyện Tiền Hải có ý nghĩa quan trọng đối
với người dân và môi trường. Rừng tạo độ che phủ, là “lá chắn xanh”góp
phần ngăn chặn và hạn chế lũ lụt, sạt lở đất, đồng thời góp phần cải thiện,
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Sinh kế là mối quan tâm hàng
8


đầu của người dân, là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển nâng cao đời
sống của người dân nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môi
trường tự nhiên. Việc lựa chọn những hoạt động sinh kế của người dân chịu
ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố điều kiện tự nhiên, xã hội, con người, kết cấu
hạ tầng,…
Tuy nhiên do những khó khăn về điều kiện điều kiện tự nhiên- xã hội,
con người mà hệ sinh thái rừng ngập mặn đang bị tàn phá một cách đáng báo
động và cũng ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với hoạt động sinh kế của người
dân khu vực nơi đây.

Vì vậy việc “ nghiên cứu, đánh giá vai trò của hệ sinh thái rừng
ngập mặn trong việc cải thiện sinh kế của cộng đồng ven biển ở huyện Tiền
Hải,tỉnh Thái Bình” là rất cần thiết nhằm đưa ra cái nhìn và các giải pháp
giúp cho cải thiện hệ sinh thái rừng ngập mặn đồng thời giúp cho sinh kế của
cộng đồng dân cư ven biển cũng ổn định hơn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá được vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn trong việc cải
thiện sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể bao gồm:
-

Đánh giá được hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn tại địa phương

-

Đánh giá được hiện trạng sinh kế của người dân tại địa phương

-

Phân tích, đánh giá thực trạng của hệ sinh thái rừng ngập mặn và vai trò ảnh
hưởng của nó tới sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển
- Đề xuất được các biện pháp giúp hệ sinh thái phát triển bền vững và
sinh kế của người dân, cộng đồng dân cư ven biển cũng phát triển ổn định

9


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
+) hệ sinh thái rừng ngập mặn
+) các hoạt động sinh kế của cộng đồng ven biển
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.2.1 Phạm vi nội dung
Hệ thống hóa, làm sáng tỏ các vấn đề lí luận và thực tiễn về vai trò của
rừng ngập mặn trong việc cải thiện sinh kế của cộng đồng ven biển khu vực
huyện Tiền Hải, Thái Bình
Phân tích, đánh giá thực trạng của hệ sinh thái rừng ngập mặn và vai
trò ảnh hưởng của nó tới sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển
Đề ra được những giải pháp cải thiện hệ sinh thái rừng ngập mặn giúp
cải thiện sinh kế của người dân khu vực hyện Tiền Hải trong tương lai.
1.3.2.2 Phạm vi không gian
Huyện Tiền Hải, Thái Bình
1.3.2.3 Phạm vi thời gian
Ba tháng từ tháng 3/2017 đến tháng 5/2017.

10


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm rừng
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật
rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác. Trong đó, cây
gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của
tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng
sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc trưng

2.1.1.2 Khái niệm rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái bao gồm các loại cây và bụi sống trong
các vùng nước mặn ven biển trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu
giữa vĩ độ 25 độ Bắc và 25 độ Nam. Năm 1983, một nhà sinh vật học đã đưa
ra khái niệm về rừng ngập mặn, ông đã mô tả rừng ngập mặn như là hệ cây
rừng ven biển của vùng duyên hải nhiệt đới và á nhiệt đới.
2.1.1.3 Khái niệm về hệ sinh thái
Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển
trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi
trường đó.
2.1.1.4 Khái niệm sinh kế
Một sinh kế gồm có những khả năng, những tài sản (bao gồm cả nguồn
tài nguyên vật chất và xã hội) và những hoạt động cần thiết để kiếm sống.
Một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trước
tác động của những áp lực và những cú sốc, và duy trì hoặc tăng cường những
năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm
suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên (Chambers, R. And G. Conway, 1992).
11


Chiến lược sinh kế là quá trình sinh ra quyết định về các vấn đề cấp hộ,
bao gồm những vấn đề như thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các thành
viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và chi phí vật chất của hộ (Seppala,
1996).
Khái niệm về sinh kế của hộ hay một cộng đồng là một tập hợp của các
nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và những
hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục
tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình hay một
cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó.
2.1.1.5 Khái niệm về sinh kế bền vững

Khung sinh kế bền vững (SLF) do DFID và một số tổ chức xây dựng,
là một phương tiện hữu ích để phân tích và tư duy về sinh kế. Nó cũng giúp tổ
chức nghiên cứu và xác định, thiết kế các hoạt động hỗ trợ. Theo Khung này,
các hộ gia đình đều có phương thức kiếm sống dựa vào những nguồn lực sinh
kế sẵn có trong một bối cảnh chính sách và thể chế nhất định ở địa phương.
Những nhân tố này cũng chịu ảnh hưởng của rủi ro như bão lụt, các khuynh
hướng và tác động theo thời vụ.
Chiến lược sinh kế là cách mà hộ gia đình, nhằm sử dụng các tài sản
sẵn có để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống (VD: một hộ ngư dân kiếm
sống bằng nghề đánh cá). Để làm điều này, hộ gia đình cần sử dụng một số
nguồn lực sinh kế như:
♣ Nguồn lực vật chất – thuyền đánh cá, ngư cụ, bến tàu
♣ Nhân lực – tri thức và kinh nghiệm về khai thác cá, sức khỏe, nguồn
lao động
♣ Nguồn lực xã hội – bán cá cho những đầu mối thị trường
♣ Tài nguyên thiên nhiên – bắt cá từ tự nhiên
12


♣ Nguồn lực tài chính – tiền vay từ ngân hàng, bà con thân thích,
thương lái
2.1.2 Phân tích khung sinh kế
Khi tiếp cận sinh kế, chúng ta không chỉ miêu tả, phân tích các khía
cạnh kinh tế - xã hội, mà cần phải phân tích khung sinh kế. Khung sinh kế là
một công cụ được xây dựng nhằm phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sinh
kế của con người và tác động qua lại giữa chúng.

Hình 2.1. Phân tích khung sinh kế của DFID (2001).
Phân tích tài sản sinh kế hộ theo DFID (2001) bao gồm 5 nguồn lực
chính: (1) Nguồn lực tự nhiên; (2) Nguồn lực con người; (3) Nguồn lực xã

hội; (4) Nguồn lực tài chính; (5) Nguồn lực vật chất. Nguồn vốn sinh kế
không chỉ thể hiện ở trạng thái hiện tại mà còn thể hiện khả năng thay đổi
trong tương lai. Chính vì thế khi xem xét nguồn lực, con người không chỉ xem
xét hiện trạng các nguồn lực sinh kế mà cần có sự xem xét khả năng hay cơ
hội thay đổi của nguồn lực đó như thế nào ở trong tương lai.
2.1.2.2 Khung sinh kế bền vững vùng ven biển
Vòng tròn bao quanh cộng đồng ven biển thể hiện các nguồn lực (con
người, tự nhiên, xã hội, tài chính, vật chất) mà họ có thể sử dụng.
13


Một số các yếu tố ảnh hưởng có thể liên quan đến đặc điểm cá nhân, ví
dụ tuổi tác, giới tính, tôn giáo. Các yếu tố khác có thể liên quan tới khía cạnh
của xã hội mà họ đang sống, cơ cấu chính trị, chính quyền, khu vực kinh tế tư
nhân mà họ có tương tác trực tiếp, do đó có thể kiểm soát. Các yếu tố này
thuộc vòng tròn thứ 2 bao quanh cộng đồng ven biển, là các yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp. Trong vòng tròn thứ 3 là các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp – mùa vụ,
biến đổi cảnh quan theo chu kỳ và trong dài hạn, tương ác trực tiếp và tác
động đến Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như sự tiếp cận nguồn lực, do
đó quyết định tính dễ bị tổn thương và những rủi ro mà cộng đồng phải đối
mặt. Các lựa chọn chiến lược sinh kế của cộng đồng ven biển, dựa trên cơ sở
những nguồn lực họ có, là kết quả tương tác giữa các yếu tố ảnh hưởng phức
tạp và biến thiên này.

14


Hình 2.2. Khung sinh kế vùng ven biển
2.1.3 Vai trò của rừng ngặp mặn trong việc cải thiện sinh kế của người
dân

Rừng ngập mặn quan trọng là vì chúng cung cấp rất nhiều lợi ích cho
con người, động vật và những hệ sinh thái xung quanh.

15


-Cung cấp sinh kế cho con người
Rừng ngập mặn cung cấp nhiều loại nguyên vật liệu mà con người cần.
Con người ăn, đánh bắt và bán nhiều loài cá và động vật có vỏ sống trong
rừng ngập mặn.
Rừng ngập mặn còn cung cấp nhiều nguyên liệu mà con người thường
xuyên sử dụng như củi và than (từ những cành cây chết), dược liệu, sợi, thuốc
nhuộm, mật ong và lá dừa để lợp mái. Rừng ngập mặn có giá trị về văn
hóa đối với rất nhiều người và còn thích hợp cho du lịch. Rừng ngập mặn
đang là nơi cung cấp sinh kế cho nhiều người trên toàn thế giới,họ sống dựa
vào việc khai khác các giá trị từ những cánh rừng ngập mặn.
-Cung cấp chức năng bảo vệ chống lại thiên tai
Rừng ngập mặn bảo vệ con người, nhà cửa và ruộng rẫy khỏi thiên tai
như bão, ngập lụt và sóng triều. Những thân cây, cành và rễ của rừng ngập
mặn có vai trò như những rào cản giúp giảm những ảnh hưởng của sóng, ngập
lụt và gió mạnh.
-Giảm xói lở và bảo vệ đất
Rừng ngập mặn có một hệ thống lớn các thân, cành và rễ giúp bảo
vệ bờ biển và đất đai khỏi xói lở và ảnh hưởng của sóng. Thường tại những
khu vực bờ sông và bờ biển nơi rừng ngập mặn đã bị tàn phá thì hiện tượng
xói lở xảy ra rất mạnh.
Hệ thống lớn các thân, cành và rễ còn giúp cho quá trình lấn biển giúp
tăng diện tích đất bằng cách giữ lại và kết dính những vật liệu phù sa từ sông
mang ra. Cũng bằng cách này mà cây rừng ngập mặn tự xây dựng cho mình
môi trường sống thích hợp. Loài Mắm là cây tiên phong trong việc phát triển

rừng ngập mặn, chúng giúp cốt kết đất bùn loãng và giữ phù sa ở lại, sau đó là
16


các loài khác phát triển theo như Đước, Bần, ô rô,...quá trình xảy ra liên tục,
rừng ngập mặn ngày càng phát triển hướng ra biển và các bãi bồi ven biển.
-Giảm ô nhiễm
Rừng ngập mặn giúp lọc bỏ các chất phú dưỡng, trầm tích và chất ô
nhiễm ra khỏi đại dương và sông ngòi. Vì thế, chúng giúp lọc sạch nước cho
những hệ thống sinh thái xung quanh (như hệ sinh thái san hô, cỏ biển). Rừng
ngập mặn được ví như là quả Thân của môi trường. Bằng các quá trình sinh
hóa phức tạp, rừng ngập mặn phân giải, chuyển hóa, hấp thụ các chất độc hại.
-Giảm tác động của biến đổi khí hậu
Với việc biến đổi khí hậu được dự đoán là sẽ làm tăng mức độ xảy ra
của những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão và lũ lụt, rừng ngập mặn sẽ
trở nên đặc biệt quan trọng để bảo vệ con người, nhà cửa và ruộng đồng khỏi
những thiên tai này.
Rừng ngập mặn còn có tác dụng rất tốt trong việc loại thải khí nhà
kính (vốn là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu) ra khỏi bầu khí
quyển.
-Cung cấp thức ăn và môi trường sống cho nhiều loài động vật
Rừng ngập mặn cung cấp chỗ cư ngụ và nguồn thức ăn cho rất nhiều
loại cá, động vật có vỏ (như nghêu, sò,cua,ốc..), chim và động vật có vú. Một
vài động vật có thể được tìm thấy trong rừng ngập mặn bao gồm: nhiều loại
cá, chim, cua, sò huyết, nghêu, hàu, tôm, ốc, chuột, dơi và khỉ.
Rừng ngập mặn còn là khu vực kiếm ăn, nơi sinh sản và nuôi dưỡng
quan trọng của nhiều loài cá, động vật có vỏ và tôm. Lá và thân cây ngập
mặn, khi bị phân hủy sẽ cung cấp những vụn chất hữu cơ vốn là nguồn thức
ăn quan trọng cho các loài thủy sinh. Tương tự như vậy, các loài sinh vật phù
17



du sống dưới rễ của các cây ngập mặn là nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều
loài cá.
Rừng ngập mặn đặc biệt quan trọng đối với các loài cá đánh bắt thương
mại, vốn có rất nhiều loài đã đẻ trứng trong rễ cây rừng ngập mặn nhằm mục
đích bảo vệ con của chúng. Quan trọng hơn, 75% các loài cá đánh bắt thương
mại ở vùng nhiệt đới trải qua một khoảng thời gian nào đó trong vòng đời của
mình tại các khu rừng ngập mặn.
Rừng ngập mặn đóng một vai trò đặc biệt trong các hệ thống lưới thức
ăn phức tạp. Điều này có nghĩa là sự phá hủy rừng ngập mặn có thể có tác
động rất xấu và rộng đến đời sống thủy sinh và đại dương. Sự suy kiệt của
rừng ngập mặn là một nguyên nhân chính dẫn đến suy kiệt đời sống thủy sinh
vì rừng ngập mặn không còn để đóng vai trò như vườn ươm hay chỗ kiếm
ăn cho những sinh vật thủy sinh nhỏ. Kết quả là, trữ lượng thủy sản không thể
được tái tạo. Sản lượng cá, tôm, động vật có vỏ và cua sẽ giảm khi diện tích
rừng giảm. Không có các sinh vật thủy sinh nhỏ vào thời điểm này nghĩa là
không có nguồn cá để đánh bắt trong tương lai.
2.1.4. Các khung sinh kế hiện có tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Khung sinh kế bền vững (SLF) do DFID và một số tổ chức xây dựng,
là một phương tiện hữu ích để phân tích và tư duy về sinh kế (xem Hình 4).
Nó cũng giúp tổ chức nghiên cứu và xác định, thiết kế các hoạt động hỗ trợ.
Theo khung này, các hộ gia đình đều có phương thức kiếm sống dựa vào
những nguồn lực sinh kế sẵn có trong một bối cảnh chính sách và thể chế nhất
định ở địa phương. Những nhân tố này cũng chịu ảnh hưởng của rủi ro như
bão lụt, các khuynh hướng và tác động theo thời vụ.

18



Hình 2.3. Khung sinh kế bền vững, nguồn DFID 2001
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Trên thế giới
Shyamnagar là một trong những phó huyện dễ bị tổn thương nhất ven
biển ở Bangladesh, lưu trữ hơn 300.000 người - một phần lớn trong số đó
sống dưới mức nghèo khổ. Các cộng đồng phụ thuộc vào nguồn tài nguyên
như cua, cá, mật ong và dừa nước từ rừng ngập mặn Sundarbans lân cận, mà
còn bảo vệ các cộng đồng từ những cơn bão mùa.
Khuyến khích để bảo vệ rừng và các dịch vụ nó cung cấp, đại diện có
tầm nhìn xa của người dân Shyamnagar phát triển kế hoạch hành động của
Công dân Shonar Shyamnagar 2050 (CAPSS2050).
Cùng với CAPSS2050, dự án này đã được phát triển với mục đích vận
động cộng đồng Shymangar thành lập 20 khu rừng làng 2016-2017. Dự án
cũng nhằm thiết lập 219 khu rừng làng vào năm 2030.
Ngoài ra, trong một nỗ lực để thúc đẩy phục hồi rừng ngập mặn bên
trong kè, và với sự hỗ trợ của Mostofa tôm hữu cơ Ltd, 5-10 người nông dân
sẽ được đào tạo để thực hành nuôi trồng thủy sản ngập mặn và để chứng minh
khả năng làm cho hoạt động kinh doanh nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm
hơn. Đây là tất cả phù hợp với mục tiêu CAPSS2050.
19


Dự án sẽ xây dựng năng lực tổ chức của các nhóm cộng đồng để duy trì
rừng ngập mặn được phục hồi, đồng thời tạo cơ hội để đa dạng hóa sinh kế
như một phương tiện của việc tạo ra khả năng phục hồi.
Dự án dự kiến sẽ mang lại nhiều "tiếng nói" với phụ nữ Shyamnagar,
đặc biệt là trong các diễn đàn quyết định đối với quản lý tài nguyên thiên
nhiên tại địa phương thông qua các ủy ban.

Hình 2.4: khung cảnh shyamnagar

2.2.2 Các địa phương khác tại Việt Nam
Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN) và Chương trình Rừng
ngập mặn vì tương lai (Mangrove for the future - MFF) vừa quyết định tài trợ
gần 20.000 USD cho dự án Xây dựng và triển khai mô hình cộng đồng (đặc
biệt là đối tượng phụ nữ) sử dụng khôn khéo và bền vững tài nguyên thủy sản
dưới tán rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định.

20


Hình 2.5. Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định
Dự án nhằm tạo lập cơ chế đồng quản lý tài nguyên thủy sản dưới tán
rừng ngập mặn và đất ngập nước khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy, góp
phần thực hiện chiến lược bảo tồn và phát triển bền vững cho khu vực.
Dự án được triển khai trong năm 2012 với nhiều hoạt động như khảo
sát đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên thủy sản của cộng đồng địa
phương; xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích và cộng đồng trách nhiệm trong sử
dụng tài nguyên đất ngập nước, với sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng địa
phương thông qua các chuỗi đối thoại và tham vấn cộng đồng; thể chế hóa
quy chế này và tổ chức phổ biến, thực hiện, giám sát đánh giá tác động của
quy chế; tuyên truyền các hình thức khai thác bền vững thủy sản dưới tán
rừng cho phụ nữ thông qua Hội Phụ nữ và các ấn phẩm truyền thông; nâng
cao nhận thức của thanh thiếu niên - chủ nhân tương lai của rừng ngập mặn,
về các vấn đề liên quan.
Khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy có diện tích rừng ngập mặn rộng
gần 3.000ha và gần 10.000ha đất ngập nước. Hàng ngày, hàng trăm người
trong đó đa phần là phụ nữ nghèo vào đây khai thác thủy sản.
Đặc biệt, vào lúc cao điểm của mùa vụ khai thác ngao giống và cua bể
giống, số người tham gia khai thác nguồn lợi thủy sản ở đây lên tới hàng
nghìn người mỗi ngày.

Hoạt động này đã tạo ra những tác động tiêu cực như làm suy giảm
nghiêm trọng chất lượng hệ sinh thái rừng ngập mặn và ảnh hưởng đến sinh
kế của cộng đồng dân cư địa phương sống lệ thuộc vào nguồn tài nguyên thủy
sản ở đây.
21


PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Tiền Hải giáp huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình về phía tây.
Phía đông giáp vịnh Bắc Bộ (biển Đông Việt Nam). Phía bắc giáp huyện Thái
Thụy Thái Bình. (Ranh giới là sông Trà Lý.) Phía nam giáp tỉnh Nam Định.
(Ranh giới là sông Hồng.) Huyện Tiền Hải nằm kẹp giữa hai cửa biển Trà Lý
và Ba Lạt của sông Hồng. Đây là địa phương có dự án Đường cao tốc Ninh
Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh đi qua.

22


Hình 3.1. bản đồ thành phố Thái Bình
3.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam; độ
cao trung bình so với mặt nước biển từ 1 - 2 m; địa mạo được phân thành 2 khu
vực:
- Khu vực phía Bắc sông Trà Lý đất được hình thành sớm chịu ảnh
hưởng của phù sa sông Thái Bình, độ chia cắt phức tạp, đây là vùng tương đối
cao (trừ vùng Nam huyện Đông Hưng).

- Khu vực phía Nam sông Trà Lý: tương đối bằng phẳng, thấp hơn so
với khu vực phía Bắc, đây là vùng điển hình của phù sa sông Hồng.
Nhìn chung địa hình, địa mạo tỉnh Thái Bình tương đối bằng phẳng, sự
chia cắt ít, đất đai được hình thành do phù sa của sông Hồng, sông Luộc, sông

23


Hoá, sông Trà Lý do đó khá thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là lúa nước.
3.1.1.3 Chế độ thủy, hải văn
Hệ thống sông ngòi của tỉnh với mật độ dòng chảy chung là 0,322
km/km2, cùng với lượng mưa mỗi năm khoảng 290 tỷ m3 nước là nguồn tài
nguyên lớn cho phát triển kinh tế - xã hội.
Là tỉnh ven biển nên các sông trên địa bàn đều chịu ảnh hưởng của thuỷ
triều trong thời gian từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau; mỗi chu kỳ
thuỷ triều từ 13 - 14 ngày, trung bình của triều cao là 1m về mùa mưa, thuỷ
triều không ảnh hưởng nhiễm mặn đối với nước tưới cho nông nghiệp.
Nhìn chung hệ thống thuỷ văn của tỉnh thuận lợi về nguồn nước tưới
cho sản xuất nông nghiệp, kể cả vào mùa khô và bồi đắp phù sa cho vùng đất
ngoài đê thuộc các hệ thống sông. Với 5 cửa sông lớn đổ ra biển tạo sự lắng
đọng phù sa và bù đắp phù sa ven biển là thế mạnh lấn biển của tỉnh Thái
Bình. Mặt hạn chế là hàng năm phải đầu tư sức người, sức của vào việc đắp
đê, tu bổ đê sông, đê biển đồng thời phải đầu tư cho việc thau chua, rửa mặn
đất nông nghiệp ở ven biển do bị ảnh hưởng của thuỷ triều.

24


3.1.1.4 Khí hậu, biến đổi khí hậu


25


×