Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Khảo sát quy trình sản xuất trà dược thảo diệp hạ châu đắng (phyllanthus amarus schum etthonn ) có bổ sung đường từ cây cỏ ngọt (stevia rebaudiana bertoni)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 89 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để có điều kiện thực hiện khóa luận tốt nghiệp cũng như hoàn thành chương trình
học 4 năm tại Khoa Công nghệ sinh học, trường Đại học Mở TP. HCM em đã nhận được
những sự chỉ dạy tận tình với những kinh nghiệm quý báu từ quý thầy cô bộ môn.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám Hiệu cùng quý thầy cô trường Đại học Mở TP. HCM đã tạo cho em
một môi trường học tập tích cực và vui vẻ.
Quý thầy cô chuyên ngành Thực phẩm, đặc biệt là cô Lý Thị Minh Hiền và cô
Nguyễn Thị Lệ Thủy – hai người đã truyền dạy cho em những kiến thức chuyên môn
quý báu là hành trang trong cuộc sống và công việc sau này, người đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Gia đình đã luôn động viên và là chỗ dựa vững chắc cho con trong suốt khoảng
thời qua, giúp con vượt qua những khó khăn trong khoảng thời gian thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn!

Vũ Thị Hương


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... ii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................... 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 3
1.1.Tổng quan về trà dược thảo........................................................................................ 3
1.1.1.Định nghĩa .................................................................................................................. 3
1.1.2.Phân loại trà dược thảo ............................................................................................... 3
1.1.3.Nguyên tắc sử dụng trà dược thảo .............................................................................. 3
1.1.4.Tình hình phát triển trà dược thảo .............................................................................. 4
1.2.Tổng quan về diệp hạ châu ......................................................................................... 5
1.2.1.Tên gọi ....................................................................................................................... 5
1.2.2.Phân loại .................................................................................................................... 6


1.2.3.Mô tả .......................................................................................................................... 7
1.2.5.Công dụng ................................................................................................................. 7
1.3.Tổng quan về cỏ ngọt .................................................................................................. 9
1.3.1.Giới thiệu ................................................................................................................... 9
1.3.2.Phân loại khoa học ................................................................................................... 10
1.3.3.Đặc điểm sinh học ................................................................................................... 10
1.3.4.Thành phần hóa học.................................................................................................... 11
1.3.5.Công dụng .................................................................................................................. 12
1.4.Tổng quan về cam thảo ............................................................................................... 15
1.4.1.Giới thiệu .................................................................................................................... 15
1.4.2.Phân loại khoa học...................................................................................................... 16
1.4.3.Thành phần hóa học.................................................................................................... 16
1.4.4.Tác dụng dược lý ........................................................................................................ 17
1.4.5.Độc tính ...................................................................................................................... 19
1.5.Tổng quan về la hán .................................................................................................... 19
1.5.1.Giới thiệu .................................................................................................................... 19
1.5.2.Phân loại khoa học...................................................................................................... 20
1.5.3.Thành phần hóa học.................................................................................................... 20
1.5.4.Tác dụng dược lý ........................................................................................................ 20


1.6.Tổng quan phương pháp trích ly ............................................................................... 21
1.6.1.Khái niệm ................................................................................................................... 21
1.6.2.Mục đích của quá trình trích ly .................................................................................. 21
1.6.3.Các yêu cầu của dung môi trích ly ............................................................................ 21
1.6.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly ............................................................. 22
1.6.5.Các phương pháp chiết xuất ...................................................................................... 23
PHẦN 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................... 28
1.Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................................... 28
2.Dụng cụ và hóa chất sử dụng......................................................................................... 29

3.Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 28
3.1. Quy trình sản xuất dự kiến ........................................................................................... 28
3.2. Thuyết minh quy trình .................................................................................................. 29
4.Nội dung thí nghiệm ....................................................................................................... 30
4.1.Khảo sát thành phần tính chất nguyên liệu: diệp hạ châu và cỏ ngọt ............................ 30
4.2.Khảo sát sự ảnh hưởng của quá trình trích ly tới chất lượng dịch trích ........................ 31
4.3.Khảo sát sự ảnh hưởng của quá trình phối chế tới chất lượng của sản phẩm................ 38
4.4.Khảo sát sự ảnh hưởng của quá trình thanh trùng, tiệt trùng đến chất lượng sản
phẩm. ................................................................................................................................... 39
4.5.Đánh giá chất lượng của sản phẩm ................................................................................ 42
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................... 49
3.1. Kết quả khảo sát thành phần tính chất nguyên liệu................................................ 50
3.2.Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của quá trình trích ly tới chất lượng dịch trích. . 53
3.3.Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của quá trình phối chế tới chất lượng của sản
phẩm ................................................................................................................................... 58
3.4.Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của quá trình thanh trùng, tiệt trùng đến chất
lượng sản phẩm. ................................................................................................................. 59
3.5.Kết quả đánh giá chất lượng của sản phẩm .............................................................. 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 68

PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.Diệp hạ châu .........................................................................................5
Hình 1.2. Cỏ ngọt .................................................................................................8
Hình 1.3. Các bộ phận của cây cỏ ngọt ................................................................ 10
Hình 1.4. Cam thảo và rễ cam thảo ...................................................................... 14
Hình 1.5. Cấu trúc phân tử acid glyxyrizic ........................................................... 16

Hình 1.6. Cấu trúc phân tử liquiritin ..................................................................... 16
Hình 1.7. Quả la hán ............................................................................................. 18
Hình 2.1. Cỏ ngọt khô ........................................................................................... 26
Hình 2.2. Diệp hạ châu khô .................................................................................. 26
Hình 2.3. Quả la hán khô ..................................................................................... 26
Hình 2.4. Cam thảo khô ........................................................................................ 26
Hình 2.5. Quy trình sản xuất trà dự kiến .............................................................. 28
Hình 3.1. Kết quả kháng khuẩn của dịch trích diệp hạ châu ................................ 51
Hình 3.2. Kết quả kháng oxy hóa nguyên liệu diệp hạ châu ................................ 52
Hình 3.3. Kết quả kháng khuẩn sản phẩm ............................................................ 61
Hình 3.4. Kết quả kháng oxy hóa sản phẩm trà thành phẩm diệp hạ châu – cỏ
ngọt ........................................................................................................ 62
Hình 3.5. Trà thành phẩm ..................................................................................... 66
Hình 3.6. Quy trình sản xuất trà thành phẩm ........................................................ 67

i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần hóa học cây diệp hạ châu..................................................6
Bảng 1.2. Thành phần các chất có trong cỏ ngọt .................................................. 10
Bảng 1.3. Thành phần khoáng trong Stevia Rebaudiana (mg/100 g) ................. 11
Bảng 1.4. Thành phần vitamin tan trong nước của Stevia Rebaudiana
(g/100 g) ............................................................................................. 11
Bảng 1.5. Thành phần hóa học trong cam thảo .................................................... 15
Bảng 2.1. Các phương pháp khảo sát thành phần nguyên liệu ............................. 31
Bảng 2.2. Sự ảnh hưởng của nước tới hiệu suất trích ly diệp hạ châu ................. 34
Bảng 2.3. Sự ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ tới hiệu suất trích ly diệp hạ
châu ..................................................................................................... 35
Bảng 2.4. Sự ảnh hưởng của hàm lượng nước tới chất lượng dịch trích cỏ ngọt . 32

Bảng 2.5. Sự ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ tới chất lượng dịch trích cỏ
ngọt ...................................................................................................... 37
Bảng 2.6. Bố trí thí nghiệm phối chế sản phẩm.................................................... 38
Bảng 2.7. Điểm đánh giá cảm quan về vị ngọt của sản phẩm .............................. 39
Bảng 2.8. Bố trí thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của quá trình thanh trùng,
tiệt trùng đến chất lượng sản phẩm ..................................................... 40
Bảng 2.9. Mô tả cảm quan sau thanh trùng ......................................................... 41
Bảng 2.10. Các phương pháp kiểm tra chất lượng của sản phẩm ........................ 42
Bảng 2.11. Chỉ tiêu vi sinh vật đối với nước giải khát không cồn ....................... 45
Bảng 2.12. Chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm trà diệp hạ châu ............................. 47
Bảng 2.13. Hệ số trọng lượng ............................................................................... 48
Bảng 2.14. Mức chất lượng sản phẩm .................................................................. 48
Bảng 2.15. Thang điểm đánh giá mức độ ưa thích đối với sản phẩm .................. 49
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát thành phần tính chất nguyên liệu diệp hạ châu ........ 50
ii


Bảng 3.2. Kết quả kháng oxy hóa nguyên liệu ..................................................... 52
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát thành phần tính chất nguyên liệu cỏ ngọt ................ 53
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của hàm lượng nước tới chất lượng
dịch trích diệp hạ châu ........................................................................ 54
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian tới chất lượng
dịch trích diệp hạ châu ........................................................................ 55
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của hàm lượng nước tới chất lượng
dịch trích cỏ ngọt ................................................................................. 56
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian tới chất
lượng dịch trích cỏ ngọt......................................................................... 57
Bảng 3.8. Bảng kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của quá trình phối chế tới chất
lượng của sản phẩm ............................................................................... 58
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát chế độ thanh trùng .................................................... 59

Bảng 3.10. Kết quả cảm quan màu sắc, trạng thái của sản phẩm sau 2 tuần bảo ôn
............................................................................................................. 60
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát thành phần tính chất trà dược thảo diệp hạ châu – cỏ
ngọt ...................................................................................................... 60
Bảng 3.12. Kết quả kháng oxy hóa nguyên liệu ................................................... 61
Bảng 3.13. Chỉ tiêu vi sinh vật trong sản phẩm .................................................... 63
Bảng 3.14. Mức độ ưa thích của người tiêu dùng ................................................ 64
Bảng 3.15. Bảng điểm phương pháp cho điểm chất lượng toàn diện sản phẩm .. 65

iii


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ ngàn xưa, cuộc đời bình thường của mỗi con người đều phải trải qua bốn giai đoạn
mặc định của tạo hóa, đó chính là sinh lão bệnh tử. Để khắc phục phần nào bệnh tật, bảo
toàn mạng sống trước ngưỡng cửa cái chết và kéo dài tuổi thọ của con người, các nhà khoa
học đã dựa vào những kinh nghiệm lưu truyền trong dân gian, không ngừng nghiên cứu và
tìm kiếm ra nhiều loại thuốc, từ dạng sơ chế tới tinh chế, cô đặc hoặc chiết xuất từ các loại
thảo dược có sẵn trong tự nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh.
Ngày nay, xu hướng sử dụng các thảo dược thiên nhiên để trị bệnh đã trở nên phổ
biến, việc tìm kiếm những khả năng chữa trị từ các loại thảo dược đã được tiến hành ở nhiều
nơi trên thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan,… Trong đó diệp hạ châu đang là đối
tượng nghiên cứu của nhiều quốc gia. Đây là loại dược liệu quý có tác dụng bảo vệ gan,
chống viêm gan và làm phục hồi chức năng gan, ức chế virus viêm gan B phát triển.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam có rất nhiều sản phẩm tạo vị ngọt có thể thay
thế đường như: saccharin, sodium cylamate, acesulfame potasium, aspartame,… Những

chất này không có tính dinh dưỡng, nhưng đặc biệt có vị ngọt cao gấp cả trăm lần so với
saccharose. Các loại đường này xuất hiện hầu hết trong các loại thức uống hằng ngày do
giá thành rẻ. Nhưng người ta đang lo ngại rằng chúng sẽ ảnh hưởng về lâu dài tới sức khỏe.
Nhiều báo cáo khoa học đã chứng minh rằng saccharin, sodium cylamate có dấu hiệu gây
ung thư bàng quang cao trên chuột.
Trước nguy hại của các chất hóa học, tâm lý chung của người tiêu dùng là muốn tìm
các loại sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Trong các nhóm chất tạo vị ngọt
từ thiên nhiên thì stevioside có trong cây cỏ ngọt ngày càng được chú ý đến. Đây là loại cây
chứa đường năng lượng thấp lại không độc như đường hóa học - là chất tạo ngọt lý tưởng
được dùng làm chất thay thế đường cho những người bị bệnh tiểu đường hay những người
bị bệnh béo phì.
Ngoài đối tượng cỏ ngọt với mục đích tạo ngọt đề tài còn sử dụng thêm 2 dược liệu
phụ nữa là cam thảo và la hán. Đây là 2 nguyên liệu phụ góp phần tạo ngọt cho sản phẩm,
tạo mùi vị thơm ngon cho sản phẩm. Ngoài ra các loài dược liệu này có rất nhiều tác dụng
dược lý ngoài tác dụng tạo ngọt thông thường như điều trị tiểu đường, ổn định huyết áp,
ngăn ngừa béo phì, ngừa sâu răng, giải độc, chống viêm loét dạ dày, kháng oxy hóa, kháng

SVTH: VŨ THỊ HƯƠNG

1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

khuẩn,… chính vì vậy sự kết hợp của 4 nguyên liệu trên sẽ tạo ra một loại trà thảo dược vừa
có tính chất giải khát, vừa có tác dụng dược lý có lợi cho sức khỏe của con người.
Hiện nay trên thị trường đã và đang tồn tại rất nhiều chế phẩm diệp hạ châu có đặc
tính là thực phẩm thuốc, thực phẩm chức năng như trà túi lọc, bột trà hòa tan, cao diệp hạ

châu,... Tuy nhiên sản phẩm trà diệp hạ châu vẫn chưa thấy xuất hiện. Đề tài: “Khảo sát
quy trình sản xuất trà dược thảo diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum. et
Thonn.) có bổ sung đường từ cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bertoni)” được thực hiện
nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và đa dạng hóa sản phẩm trà đóng chai trên thị trường,
góp phần tạo ra một sản phẩm có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng có thể sử dụng cho
mọi đối tượng và một số đối tượng đặc biệt trong xã hội như bệnh nhân tiểu đường, người
bị bệnh béo phì,…

SVTH: VŨ THỊ HƯƠNG

2


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tổng quan về trà dược thảo [30]

1.1.1. Định nghĩa
Trà dược thảo là một loại dược thực phẩm bao gồm một hay nhiều loại dược liệu
đã được chế biến, phân chia đến một mức độ nhất định, được sử dụng giống như trà
uống hằng ngày trong dân gian.
Dược thảo dùng để pha trà có thể là: rễ, thân, hoa lá, quả, hạt.
Danh từ “trà dược thảo” có thể là do phương pháp điểu chế và dạng sử dụng giống
như nước trà uống hằng ngày trong cuộc sống, chứ thực chất trà dược thảo không phải
là trà dược thảo thì phải có trà ở trong đó.

1.1.2. Phân loại trà dược thảo
Trên thực tế có rất nhiều khóa phân loại khác nhau: theo thành phần, cách chế biến,
trạng thái thành phẩm,…
1.1.2.1.Phân loại thành phần
Trà dược đơn: chỉ dùng lá trà
Trà dược tương phối: phối hợp trà với các vị thuốc
Dĩ dược đại trà: dùng thuốc thay trà
1.1.2.2.Phân loại theo cách chế biến
Tùy theo cách chế biến có thể chia thành hai loại chính: Trà hỗn hợp là đem các vị
thuốc trong thành phần tán thành bột khô trộn đều và trà đóng bánh là tán dược liệu
thành bột thô rồi trộn với hồ hoặc một vị thuốc có chất dính để đóng thành bánh.
1.1.2.3.Phân loại theo trạng thái sản phẩm
Trạng thái rắn: Trà dược thảo khô, trà dược túi lọc, trà dược hòa tan, cao dược thảo.
Trạng thái lỏng: siro dược thảo, dược thảo công nghiệp, dược thảo thủ công.
1.1.3. Nguyên tắc sử dụng trà dược thảo
Để trà dược thảo phát huy hiệu quả cao nhất, khi sử dụng thuốc cần tuân thủ các
nguyên tắc:
Phải điều độ, xem xét tỉ mỉ, tùy theo thể chất, bệnh trạng mà phân biệt âm dương,
biểu lý, hàn nhiệt, hư thực rồi trên cơ sở đó chỉ định lựa chọn, bào chế và sử dụng cho
phù hợp.
SVTH: VŨ THỊ HƯƠNG

3


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

“Dược thiện kết hợp”, trà dược vừa là thức uống thực phẩm, nhưng vừa là thuốc

(dược phẩm), cho nên khi dùng phải chú ý kết hợp chặt chẽ và hợp lý tùy theo tính chất
và các giai đoạn của bệnh tật.
“Tam nhân chế nghi”, nghĩa là tùy người, tùy theo điều kiện địa lý và môi trường
sống, tùy mùa, tùy thời gian mà lựa chọn và sử dụng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất
và dự phòng được các tác dụng phụ không mong muốn.
1.1.4. Tình hình phát triển trà dược thảo
1.1.4.1. Tình hình phát triển trà dược thảo trên thế giới
Dân số thế giới ngày càng già kèm với vấn đề tuổi tác và bệnh tật, đau ốm. Trên
cơ sở đó, khuynh hướng nâng cao cải thiện sức khỏe qua vấn đề ăn kiêng đang trở lên
phổ biến, đưa ra những cụm từ như “Bạn là những gì bạn ăn”. Chúng ta có thể thấy
khuynh hướng này từ các chương trình khởi xướng của chính phủ Anh, thức uống bổ
sung vitamin và sản phẩm chức năng mang lại lợi ích cho sức khỏe. Liên quan đến các
thức uống chức năng, người tiêu dùng ngày càng có ý thức về sức khỏe, khuynh hướng
này đã góp phần làm giảm chậm sản lượng tiêu thụ của các loại thức uống có gas. Điều
này đã tạo ra cơ hội phát triển trong những năm tới cho việc thay đổi thức uống có gas
sang thức uống chức năng có lợi cho sức khỏe. Ở châu Á, thị trường thức uống thực
phẩm chức năng dẫn đầu là Nhật Bản, tiếp theo là Trung Quốc. Ở châu Âu, Anh và Pháp
được xem là hai đại diện về tốc độ phát triển của thị trường thức uống chức năng. Trường
hợp tương tự cũng diễn ra ở châu Mỹ với việc Mỹ đang trở thành quốc gia phát triển
thực phẩm chức năng mạnh nhất.
Thực tế trên thị trường thức uống của Mỹ, các loại thức uống từ dược thảo ngày
càng chiếm lĩnh thị trường. Công ty Clestial Seasonings là công ty sản xuất trà dược
thảo của Mỹ, sử dụng các loại cây cỏ và hương liệu để chế ra các thức uống có mùi vị
thơm như mùi dâu, cam,… và một số sản phẩm làm từ các lọa cây cỏ có dược tính nhằm
giúp dễ ngủ hoặc tốt cho sức khỏe.
Trong một điều tra của tạp chí nghiên cứu thị trường Mintel International Group
Ltd cho thấy trà dược thảo đang tạo sự phát triển mới cho thị trường trà thế giới. Điều
này cho thấy hướng đi nghiên cứu các sản phẩm thực phẩm chức năng, đặc biệt là các
loại thức uống là thực sự cần thiết.


SVTH: VŨ THỊ HƯƠNG

4


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

1.1.4.2. Tình hình phát triển trà dược thảo trong nước
Nước ta là một nước nhiệt đới, có đặc thù về độ ẩm nên hệ động thực vật phong
phú. Nước ta có nguồn thảo dược rất phong phú, dồi dào. Trải qua hàng trăm năm dựng
nước và giữ nước, đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn, nhân dân ta đã xây dựng được
nền y học cổ truyền có hệ thống và phong phú, đặc điểm nổi bật của cây thuốc là có tác
dụng chữa bệnh rất tốt, dễ kiếm, sử dụng an toàn và gần như không có tai biến hay ngộ
độc.
Với nguồn dược thảo phong phú , từ xưa dân ta đã dùng nhiều loại dược thảo để
chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe, sát trùng, pha nước uống: lá vôi, nụ vối, cam thảo, hoa hòe,
hoa cúc,… Cho đến nay, ngoài việc xuất khẩu trà, cà phê, nước ta còn xuất khẩu một số
lượng lớn đáng kể các loại dược thảo thông thường mà nhiều nước trên thế giới có nhu
cầu nhập khẩu với số lượng ngày càng nhiều.
Trên thực tế nước ta hiện nay đang có rất nhiều cơ sở sản xuất trà thảo dược từ Bắc
vào Nam, các sản phẩm ngày càng được đa dạng với các loại trà an thần, trà hạ áp, trà
lợi tiểu, trà tiêu độc, trà giải cảm, trà nhuận gan,… và sản phẩm cũng ở nhiều dạng khác
nhau như túi lọc, trà bánh, trà hòa tan, trà gói.

1.2.

Tổng quan về diệp hạ châu


1.2.1. Tên gọi [1]
Tên khoa học: Phyllanthus amarus Schum. Et Thonn.
Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)
Tên khác: vùng cao nguyên Tây Bắc gọi là chân châu thảo (cỏ hạt châu), vùng
đồng bằng Sông Cửu Long (Cà Mau, Kiên Giang) gọi là me đất đắng. Ngoài ra diệp hạ
châu còn có các tên gọi khác như diệp hòe thái, lão nha châu, cam kiềm, rút đất, khao
ham (Tày).
Theo y sư Tuệ Tĩnh trong “Đông dược thần thảo tòng thư” có tên là cây “chó đẻ”
vì ở các vũng nông thôn, chó cái sau khi đẻ con xong thường ra vườn tìm cây diệp hạ
châu nhai có tác dụng cầm máu. Còn dân chúng ở vùng Đông Nam Bộ và các nhà chế

SVTH: VŨ THỊ HƯƠNG

5


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

biến Nam Bộ gọi là cây diệp hạ châu do kẽ lá có trái tròn, bóng láng sâu thành chuỗi
cho trẻ con chơi bán hàng.
1.2.2. Phân loại [1]
Giới: Plantae – Plant
Phân giới: Tracheobionta
Nhóm: Spermatophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Malpighiales
Họ: Phyllanthaceae
Chi: Phyllanthus

Loài: Phyllanthus amarus Schum. et Thonn.

Hình 1.1. Diệp hạ châu

SVTH: VŨ THỊ HƯƠNG

6


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

1.2.3. Mô tả [2]
Cây thảo sống hằng năm, cao đến 40 – 80 cm. Thân tròn, bòng, màu xanh, ít khi
chia nhánh. Lá nguyên, phiến lá hình bầu dục, dài 5 – 10 mm, rộng 3 – 6 mm, màu xanh
sẫm ở trên, màu xanh nhạt ở dưới, xếp thành hai dãy, có mũi nhọn, nhẵn. Mỗi cành nom
như một lá kép lông chim gồm nhiều lá chét. Hoa đơn tính, ở nách lá màu lục nhạt,
không có cánh hoa. Hoa đực có cuống ngắn 1 – 2 mm, đài 5, chỉ nhị dính nhau, hoa cái
có cuống dài hơn hoa đực. Quả nang nhẵn, hình cầu dẹp, đường kính 1,8 – 2 mm, có đài
tồn tại. Hạt 6, hình tam giác, đường kính 1 mm, có sọc dọc ở lưng và lằn ngang. Cây
mọc hoang ở nhiều nơi.
Mùa hoa: tháng 4 – 6, mùa quả tháng 7 – 9.
1.2.4. Thành phần hóa học [24]
Năm 2014, Verma S. và cộng sự [24] đã ghi nhận những nhóm hợp chất hóa học
có trong Phyllanthus amarus, bao gồm:
Bảng 1.1: Thành phần hóa học cây diệp hạ châu
Nhóm chất

Tên hợp chất


Alkaloids

Isobubbialine và Epibubbialine

Tannin

Lignans

Geraniin, corilagin, rutin 1,6 digalloylglucopyranoside, quercetin
3 O -glucopyranoside, Amarulone, Phyllanthusiin D & Amariin
Niranthin, Nirtetralin, Phyltetralin, Hypophyllanthin, Phyllanthin,
demethylenedioxy-niranthin, 5-demethoxy-niranthin, Isolintetralin
Amariin, 1-alloyl-2,3-dehydrohexahydroxydiphenyl (DHHDP) glucose, acid Repandusinic, Geraniin, Corilagin, Phyllanthusiin

Ellagitannins

D,và flavonoid là rutin, và quercetin 3-O-glucoside, 1-O- alloyl2,4-dehydrohexahydroxydiphenoyl-glucopyranose elaeocarpusin,
acid repandusinic A và axit geraniinic.

Dầu dễ bay hơi

Linalool và Phyto

Tritepene

(2Z, 6Z, 10Z, 14E 18E, 22E-farnesil farnesol)
(Nguồn Verma S. và cộng sự, 2014)

SVTH: VŨ THỊ HƯƠNG


7


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

1.2.5. Công dụng [1]
Điều trị viêm gan
Tại Việt Nam, khá nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng điều trị viêm gan của
Diệp hạ châu đã được tiến hành, chẳng hạn như nhóm nghiên cứu của Lê Võ Định Tường
(Học Viện Quân Y – 1990 – 1996) đã thành công với chế phẩm hepamarin từ
Phyllanthus amarus, nhóm nghiên cứu của Trần Danh Việt, Nguyễn Thượng Dong
(Viện Dược Liệu) với bột phyllanthin (2001).
Tác dụng trên hệ thống miễn dịch
Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã khám phá tác dụng ức chế
sự phát triển HIV-1 thông qua sự kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV.
Tác dụng giải độc
Người Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc dùng diệp hạ châu để trị các chứng mụn
nhọt, lở loét, đinh râu, rắn cắn. Nhân dân Java, Ấn Độ dùng để chữa bệnh lậu.
Theo kinh nghiệm dân gian Malaisia, diệp hạ châu có thể dùng để trị các chứng
viêm da, viêm đường tiết liệu, giang mai, viêm âm đạo,…
Công trình nghiên cứu tại viện dược liệu – Việt Nam (1987 – 2000) cho thấy khi
dùng liều 10 – 50 g/kg. Diệp hạ châu có tác dụng chống viêm cấp trên chuột thí nghiệm.
Điều trị các bệnh đường tiêu hóa
Cây thuốc có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn Độ
dùng thuốc để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, kiết lị, táo bón, thương hàn, viêm đại
tràng. Nhân dân vùng Haiti, Java dùng cây thuốc để trị chứng bệnh đau dạ dày, rối loạn
tiêu hóa,…

Bệnh đường hô hấp
Người Ấn Độ dùng diệp hạ châu để trị ho, viêm phế quản, hen phế quản, lao,…
Tác dụng giảm đau
Kenneth Jones và các nhà nghiên cứu Brazil đã khám phá tác dụng giảm đau mạnh
và bền vững của một vài loại Phyllanthus, trong đó có cây diệp hạ châu. Tác dụng giảm
đau của diệp hạ châu mạnh hơn indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn gấp 3 lần so với

SVTH: VŨ THỊ HƯƠNG

8


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

morphin. Tác dụng này được chứng minh là do sự hiện diện của acid galic, ester ethyl
và hỗn hợp steroid (beta sitosterol và stigmasterol) có trong diệp hạ châu.
Tác dụng lợi tiểu
Y học cổ truyền một số nước đã sử dụng diệp hạ châu làm thuốc lợi tiểu, trị phù
thũng. Một nghiên cứu của trường đại học Dược Santa Catarina (Brazil 1984) đã phát
hiện một alkaloid của diệp hạ châu (phyllan thoside) có tác dụng chống co thắt cơ vân
và cơ trơn, các nhà khoa học đã nhờ vào điều này để giải thích hiệu quả điều trị sỏi thận,
sỏi mật của cây thuốc.
Điều trị tiểu đường
Tác dụng giảm đường huyết của diệp hạ châu được kết luận vào năm 1995, đường
huyết đã giảm một cách đáng kể trên những bệnh nhân tiểu đường khi cho uống thuốc
này trong 10 ngày.

1.3.


Tổng quan về cỏ ngọt

1.3.1. Giới thiệu [5]
Cỏ ngọt hay còn được gọi là cỏ đường, cỏ mật hoặc cúc ngọt.

Hình 1.2: Cỏ ngọt
Nguồn gốc cỏ ngọt ở thung lũng Rio Monday nằm về phía Đông Bắc của xứ
Panama, Nam Mỹ. Năm 1983, nhà thực vật học người Paraguay là Moises Santiago
Bertoni đã phân loại và chính thức đặt tên là (Stevia rebaudiana Bertoni). Thổ dân
Guarani ở Paraguay gọi cỏ ngọt là Caá-êhê. Từ cả ngàn năm nay, họ đã dùng loại thảo
SVTH: VŨ THỊ HƯƠNG

9


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

dược này để làm dịu ngọt các bữa ăn, thức uống có tính đắng và cũng để chữa trị một số
bệnh như béo phì, bệnh tim, cao huyết áp,… Cỏ ngọt được tiêu thụ tại Nhật Bản, Brazil,

Hàn Quốc, Israel, Chủng Quốc Hoa Kỳ, Argentina, Trung Quốc, Canada, Paraguay
và Indonesia.
Riêng Canada, cây cỏ ngọt cũng được thấy trồng ở các tỉnh thuộc bang Alberia,
British, Columbia, Ontario, Quebec. Bộ canh nông và thực phẩm Canada cũng có trồng
thí nghiệm loại thảo mộc này tại nông trại thực nghiệm Delhi (Ontario).
1.3.2. Phân loại khoa học [5]
Giới: Plantae

Bộ: Asterales
Họ: Asteraceae
Chi: Stevia
Loài: Stevia Rebaudiana Bertoni
1.3.3. Đặc điểm sinh học [9]
1.3.3.1. Thân cành
Cỏ ngọt có dạng thân bụi, thân tròn, có nhiều lông, mọc thẳng. Chiều cao thu
hoạch là 50 – 60 cm, tối đa đạt 80 – 120 cm, thân có đường kính đạt 2,5 – 8 mm. cỏ ngọt
phân cành nhiều, khi ra hoa mới phân cành cấp 2, 3. Cành cấp 1 thường xuất hiện từ các
đốt lá cách mặt đất 10 cm, thông thường cây cỏ ngọt cho 25 – 30 cành. Tổng số cành
trên cây có thể đạt 140. Thân non màu xanh, giả màu tím nâu, có hệ thân mầm phát triển
mạnh.
1.3.3.2. Lá
Mọc đối thành từng cặp hình thập tự, mép lá có từ 12 – 16 răng cưa. Lá hình trứng
ngược. Cây con gieo từ hạt có hai lá mầm tròn tới cặp lá thứ tư mới có răng cưa ở mép
lá. Lá trưởng thành dài từ 50 – 70 mm, rộng 17 – 20 mm có 3 gân song song, lá màu
xanh lục trên thân có 50 – 70 lá.
1.3.3.3. Hoa
Hoa tự nhóm hợp dày đặc trên đế hoa, trong đó có 4 – 7 hoa đơn lưỡng tính. Mỗi
hoa đơn hình ống có cấu trúc gồm một đế hoa với 5 đài màu xanh, 5 cánh tràng mau
SVTH: VŨ THỊ HƯƠNG

10


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

trắng khoảng 5 mm, các lá bắc tiêu giảm, nhị 4 – 5 dính trên tràng có màu vàng sáng,

chỉ nhị rời và còn bao phấn dính mép lại với nhau. Bầu hạ 1 ô, 1 noãn, vòi nhụy mảnh
chẻ đôi, các nhánh hình chi cao hơn bao phấn do đó mà khả năng tự thụ phấn thấp hoặc
không có.
1.3.3.4. Quả và hạt
Quả và hạt của cây cỏ ngọt nhỏ, thuộc loại quả bế, khi chín màu nâu thẫm, 5
cánh, dài từ 2 – 2,5 mm. Hạt có 2 vỏ hạt, có phôi nhưng nội nhũ trần do vậy tỉ lệ nảy
mầm thấp.
1.3.3.5. Rễ
Rễ của cây gieo từ hạt ít phát triển hơn so với cành giâm. Hệ rễ chùm lan rộng ở
đường kính 40 cm và có độ sâu từ 20 – 30 cm, hệ rễ phát triển tốt trong điều kiện đất
tươi xốp, đủ ẩm. Là cây lâu năm rễ khỏe, rễ từ 1 – 30 cm tùy thuộc vào độ phì nhiêu, tơi
xốp và mực nước ngầm của đất.

Hình 1.3. Cấu tạo của cây cỏ ngọt
1.3.4. Thành phần hóa học
Theo Trương Hương Lan và cộng sự

[3]

, thành phần hóa học của cây cỏ ngọt thể

hiện ở bảng sau:
Bảng 1.2. Bảng thành phần các chất có trong cỏ ngọt
Chất
Protein
Lipid
Cacbohydrates tổng số
Stevioside

Thành phần (%)

10,87
3,95
62,55
5,12
(Nguồn Trương Hương Lan và cộng sự)

SVTH: VŨ THỊ HƯƠNG

11


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

Lá cỏ ngọt chứa một hỗn hợp tám glycosides diterpene ngọt, bao gồm isosteviol,
stevioside, rebaudiosides (A, C, D, E) và dulcoside A (Goyal và cộng sự, 2010)[15] cụ
thể stevioside (5 – 10%), rebaudioside A (2 – 4%), rebaudioside C (2 – 4%) và dulcoside
(0,5 – 10%). Hai loại phụ là rebaudioside D và E.
Stevioside và rebaudioside A là những chất chuyển hóa chính và các hợp chất này
ngọt gấp 250 – 300 lần sucrose (Debnath, 2008)[13].
Năm 1987, Phillip[22] nhận xét cỏ ngọt có hậu vị đắng do sự hiện diện của một số
tinh dầu, flavonoid và tanin.
Ngoài ra cỏ ngọt cũng chứa một lượng lớn các thành phần khác, được thể hiện
dưới bảng 1.3 và bảng 1.4.
Bảng 1.3. Thành phần khoáng trong Stevia Rebaudiana (mg/100 g)
Khoáng

Thành phần (mg/100 g)


Canxi

544

Phospho

318

Natri

89,2

Magie

394

Kali

1780

Kẽm

1,5
(Nguồn Goyal và cộng sự, 2010)

Bảng 1.4. Thành phần vitamin tan trong nước của Stevia Rebaudiana (g/100 g)
Vitamin

Thành phần (mg/100 g)


Vitamin C

14,97

Vitamin B2

0,43

Vitamin B6

0,00

Axit folic

52,18

Niacin

0,00

Thiamin

0,00
(Theo Kim và cộng sự, 2011)

SVTH: VŨ THỊ HƯƠNG

12



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

1.3.5. Công dụng
1.2.5.1. Điều trị bệnh tiểu đường
Năm 2005, Megeji và cộng sự[19] ghi nhận đái tháo đường là một bệnh mãn tính
trong đó cơ thể không sản xuất đủ insulin, hay không thể sử dụng insulin. Theo WHO
(2004), trên thế giới có khoảng 177 triệu người bị tiểu đường. Số bệnh nhân bị bệnh tiểu
đường sẽ tăng lên từ 8,6% năm 2012 lên 9,8% vào năm 2030 và số lượng người bị ảnh
hưởng với bệnh tiểu đường sẽ tăng lên 285 – 435 triệu người. Ấn Độ là nước dẫn đầu
thế giới với số lượng người mắc bệnh tiểu đường. Chiết xuất lá cỏ ngọt đã được sử dụng
để điều trị bệnh tiểu đường.
Cỏ ngọt có khả năng tăng sản xuất insulin, ổn định mức độ bài tiết glucagon và
lượng đường trong máu, và cải thiện dung nạp glucose để carbohydrate ăn vào và thấp
hơn lượng đường trong máu sau bữa ăn ở cả động vật và con người. Nói cách khác, cỏ
ngọt có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại II. Như vậy, các loại đường có thể được thay
thế bằng steviol glycosides hoặc stevioside. Lá cỏ ngọt được sử dụng để hỗ trợ sức khỏe
điều trị tiểu đường. Việc bổ sung lá cỏ ngọt, sấy khô hoặc ở dạng bột trong các sản phẩm
thực phẩm chức năng hỗ trợ cho bệnh nhân tiểu đường giúp gia tăng vị ngọt tự nhiên và
cũng giúp trẻ hóa tuyến tụy.
1.2.5.2. Ổn định huyết áp
Năm 1985, Melis và cộng sự[20] đã chỉ ra rằng stevioside tinh khiết gây hạ huyết
áp, lợi tiểu, và hạ natri ở chuột. Hiệu quả của cỏ ngọt trên 20 phụ nữ cao huyết áp đã
được nghiên cứu và thấy rằng khi tiêu thụ 20 ml dịch cỏ ngọt có trong một ly nước 200
ml sẽ giúp trong việc giảm cholesterol xấu như triglyceride và lipoprotein tỷ trọng thấp
và tăng đáng kể cholesterol tốt. Chiết xuất của cỏ ngọt giúp duy trì sức khỏe tim
mạch. Các nghiên cứu trước đây chứng minh hiệu quả lâm sàng của lá cỏ ngọt trong
việc giảm huyết áp mãn tính bằng cách ngăn ngừa sự tích tụ của canxi trên thành động
mạch.

1.2.5.3. Ngăn ngừa béo phì
Béo phì là chứng rối loạn dinh dưỡng phổ biến, một tình trạng trọng lượng cơ thể
dư thừa hơn 20% so với trọng lượng cơ thể lý tưởng.
SVTH: VŨ THỊ HƯƠNG

13


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

Thừa cân và béo phì, là một yếu tố nguy cơ chủ yếu liên quan đến một số lượng
lớn của sức khỏe vấn đề bao gồm tăng huyết áp, tăng lipid máu, tiểu đường, phổi và các
vấn đề thận, các biến chứng khi mang thai,…
Thường xuyên dùng các đồ ăn nhẹ có đường rất dễ gây bệnh béo phì. Do đó, con
người dần thay thế đường bằng chất ngọt ít calo (Stephen DA. và cộng sự, 2010) [23]. Cỏ
ngọt là cây chứa đường không năng lượng (stevioside và rebaudiosides) ngọt gấp 300
lần đường mía. Cỏ ngọt là chất làm ngọt trong thực phẩm và thức uống cung cấp calo
thấp thay thế đường, giúp kiểm soát cân nặng và giảm cân bằng cách hạn chế hoặc kiểm
soát lượng calo trong chế độ ăn uống. Năm 2008, một nghiên cứu của Curry L. và
Roberts[11] cho rằng uống steviol ở liều cao cho thấy một giảm trọng lượng cơ thể trên
chuột.
1.2.5.4. Phòng ngừa sâu răng
Các chất làm ngọt như đường cung cấp năng lượng dưới dạng carbohydrate, kích
thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại trong miệng góp phần hình thành các mảng
bám và viêm nướu gây sâu răng.
Cỏ ngọt là một chất ngọt không năng lượng, có đặc tính kháng khuẩn và diệt
khuẩn, có lợi cho sức khỏe răng miệng, giúp loại bỏ các nguyên nhân gây sâu răng và
các viêm nướu.

1.2.5.5. Chức năng khác
Ngoài ra cỏ ngọt còn có tác dụng tăng cường chức năng thận, phòng chống thận
đa nang, ngăn ngừa, phòng chống ung thư. Năm 2004, theo nghiên cứu của Akihisa T.
và cộng sự[10] thì các chất trong cỏ ngọt như steviol và isosteviol được chứng minh có
thể ức chế khối u bằng cách thúc đẩy ngăn chặn virus Epstein – Barr kháng nguyên sớm
(EBV – EA) cảm ứng. Mizushina Y. và cộng sự (2005)[21], stevioside và isosteviol ức
chế sự sao chép DNA và tế bào ung thư của con người trong ống nghiệm.

SVTH: VŨ THỊ HƯƠNG

14


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1.4.

GVHD: THS. NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

Tổng quan về cam thảo [4][25]

1.4.1. Giới thiệu
Một trong những nguyên liệu tiếp theo được sử dụng trong đề tài với vai trò như
một chất tạo ngọt là cam thảo. Gốc rễ cam thảo (Glycyrrhiza glabra) là một trong những
nguyên liệu thảo dược được sử dụng thường xuyên trên thế giới, nó được mệnh danh là
"ông tổ của các loại thảo dược". Cam thảo được sử dụng trong y học ở cả phương Tây
và phương Đông, người ta biết đến nó đã hơn 4000 năm. Nó được sử dụng như một chất
tạo ngọt do pha loãng tới 1/20.000 vẫn còn vị ngọt do trong thành phần có chứa
glyxyrizin, ngoài ra cam thảo còn được sử dụng để chữa các loại bệnh về rối loạn hô
hấp, tiêu hóa, tim mạch, và da. Tác dụng dược lý của cam thảo đã và đang được nghiên

cứu rộng rãi bởi những hợp chất có hoạt tính sinh học.trong cam thảo chứa các tính chất
như chất chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, tác dụng bảo vệ tim, chống viêm, kháng
virus và chống ung thư.
Gần đây, cam thảo được báo cáo là có tính chất thần kinh như thuốc chống trầm
cảm, lo âu, và tác dụng chống co giật. Phân tích hóa học Glycyrrhiza glabra chiết xuất
từ rễ cho thấy sự tồn tại của triterpenes (glycyrrhizin, acid và acid glycyrrhetinic
liquirtic), flavonoids (liquirtin và formononetin) và các chất khác nhau.

Hình 1.4. Cam thảo và rễ cam thảo

SVTH: VŨ THỊ HƯƠNG

15


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

1.4.2. Phân loại khoa học
Giới: Plantae
Ngành: Spermatophyta
Lớp: Magnoliopsida
Phân lớp: Rosidae
Bộ: Fabales
Họ: Fabaceae
Chi: Glycyrrhiza L.
Loài: Glycyrrhiza glabra L.
1.4.3. Thành phần hóa học
Theo Đỗ Tất Lợi (2004)[4], thành phần hóa học trong cam thảo gồm có:

Bảng 1.5. Thành phần hóa học trong cam thảo
Thành phần chính

Hàm lượng (%)

Glucose

3–8

Saccharose

2,4 – 6,5

Tinh bột

25 – 30

Tinh dầu

0,3 – 0,35

Aspagarin

2–4

Glycyrrhizin (glyxyridin)

6 – 14
(Đỗ Tất Lợi, 2004)


Glyxyridin là muối canxi và kali của acid glyxyrizic ( C42H62O). Acid glyxyrizic
là một saponin tritecpenic, có độ chảy 205 0C, hơi tan trong cồn và nước nóng, không
tan trong eter. Khi thủy phân cho ra một phân tử acid glyxyretic (glyxyritin) và 2 phân
tử acid gly-curonic.
Acid glyxyretic không có vị ngọt, nhưng glyxyrizin có vị rất ngọt, ngọt hơn trong
amoniac hay kiểm.
Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, trong cam thảo có các sắc tố màu vàng dẫn
xuất của flavon là liquiritin C21H22O9.

SVTH: VŨ THỊ HƯƠNG

16


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

Hình 1.5. Cấu trúc phân tử acid glyxyrizic

Hình 1.6. Cấu trúc phân tử liquiritin
1.4.4. Tác dụng dược lý
1.3.4.1. Tác dụng giải độc
Hậu Đằng Chinh, Trung Đảo Sinh Nam và Đại Mộc Nhất Hùng (1950) dùng muối
natri của acid glyxyrizic thí nghiệm trên tim cô lập ếch thấy natri glyxyzat có tác dụng
chống lại HCl, physistigmin, acetyl-cholin,…
Đối với histamin và cocain có tác dụng chống lại.
Natri glyrizat có tác dụng làm mạnh tim như chất adrenalin.

SVTH: VŨ THỊ HƯƠNG


17


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

Tam Hảo Anh Phu báo cáo trong Nhật Tân y học 39 (7) (1952) như sau: muối kali
và canxi của acid glyxyrizic có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của bạch cầu,
chất độc của rắn, choáng.
Theo nghiên cứu của Cửu Bảo Mộc Hiến (1954) đã báo cáo rằng chất glyxyrizin
có khả năng giải độc stricnin.
Năm 1953, Otto Gesner cho biết cam thảo có khả năng giải độc tố uốn ván.
Năm 1956, Diệu Ứng Cử và Trương Tín Chi thí nghiệm trên thỏ và chuột nhắt
uống dung dịch cam thảo 25 – 50% cùng với mocphin clohydrate, cocain clohydrate,
stricnin nitrat, atropin sulfat để xem khả năng giải độc thì thấy uống 4 ml dịch cam thảo
25%/kg thể trọng có thể giải độc của cocain clohydrate (5 mg/kg) tiêm dưới da và cloral
hydrate.
Khả năng giải độc của cam thảo là do sự thủy phân glyxyrizin ra acid glycuronic.
1.3.4.2. Chống viêm loét dạ dày
Theo J.A Ollhuysen (1950) cam thảo có tác dụng gần giống cortisol, tăng sự tích
nước và muối NaCl trong cơ thể gây ra thủy thũng đồng thời trị các vết loét trong cơ
quan tiêu hóa.
Glycyrrhiza glabra làm giảm bài tiết dạ dày,sản xuất chất nhầy bảo vệ dày cho dạ
dày, bảo vệ nó khỏi các vết viêm,viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng, được sử dụng trong
dạ dày tá tràng trị loét do các chất flavonoid có trong nó. Làm cho hoạt động
minerocorticoid giảm và do đó cam thảo được sử dụng trong điều trị loét dạ dày tá tràng
cho mục đích chữa bệnh.
1.3.4.3. Tác dụng đối với vị toan

Cam thảo có thể làm giảm acid dạ dày, chữa bệnh đau, viêm loét dạ dày. Năm
1951, Chu Nhan và Chu Kim Hoàng tiến hành thí nghiệm với chó để kiểm tra sự tăng
vị toan trong cơ thể chúng. Kết quả cho thấy khi tiêm dưới da 0,2 – 0,4 mg histamin sau
14 ngày để gây vị toan thì kết quả không rõ rệt.

SVTH: VŨ THỊ HƯƠNG

18


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

1.3.4.4. Tác dụng của nội tiết tố dục tính
Năm 1950, Christopher H. Costellon đã báo cáo rằng trong cam thảo có tác dụng
như nôi tiết tố dục tính đối với âm đạo chuột bạch.
1.3.4.5. Tác dụng khác
Một số tác giả khác còn cho rằng cam thảo có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, chữa táo
bón.
1.4.5. Độc tính [25]
Lượng liều cao hơn cam thảo (trên 50 g / ngày) trong một thời gian dài có thể gây
ra. Giữ natri, tăng huyết áp và tim mạch.
1.5. Tổng quan về la hán
1.5.1. Giới thiệu
Quả la hán là các loại trái cây sấy khô (Momordica grosvenori Swingle), là một
cây nho lâu năm thân thảo trong họ Cucurbitaceae. La hán có rất nhiều tên gọi khác
nhau: Phật quả, Monordica, luo han kuo, Siraitia grosvenorii, Grosvener Siraitia, quả A
La Hán, quả tu sĩ, luo han guo, trái cây tuổi thọ, lohan kuo, luohanguo, quả la hán (Tiếng
Việt), rakanka (Nhật Bản). Nó được thu hái chủ yếu là ở Quảng Tây (Trung Quốc) và

thường được thu thập trong mùa thu, khi quả chuyển từ xanh nhạt đến xanh đậm. Đây
là một loại dược liệu chủ yếu được sử dụng phổ biến trong y học.
Cây la hán là một cây thân thảo lâu năm. Thời gian ra hoa là từ tháng sáu đến tháng
tám và thời gian ra quả là từ tháng tám đến tháng mười.

Hình 1.7. Quả la hán

SVTH: VŨ THỊ HƯƠNG

19


×