Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CHÙA HƯƠNGXÃ HƯƠNG SƠN, MỸ ĐỨC, HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.99 KB, 54 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI
RẮN CHÙA HƯƠNG-XÃ HƯƠNG SƠN, MỸ ĐỨC, HÀ NỘI
ĐẾN NĂM 2025

Người hướng dẫn
Người thực hiện

: Nguyễn Thị Linh Giang
: Nhóm 5
Nguyễn Thị Ánh Hồng
Lăng Trí Công
Vi Xuân Cường

HÀ NỘI, 2017


2

ĐIỂM ĐÁNH GIÁ NHÓM 5

Thành viên nhóm
Nguyễn Thị Ánh Hồng
Lăng Trí Công
Vi Xuân Cường


Điểm đánh giá
A
A
B


3

MỤC LỤC


4

DANH MỤC BẢNG


5

DANH MỤC HÌNH


6
ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số và sự lãng phí tài nguyên
trong thói quen sinh hoạt của con người, lượng rác thải ngày một tăng, thành phần
ngày càng phức tạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ độc hại với môi trường và
sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, công tác quản lý, xử lý chất thải rắn ở nước ta thời gian qua
chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải

pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn đến khối
lượng chất thải rắn phải chôn lấp cao, không tiết kiệm quỹ đất, tại nhiều khu vực
chất thải chôn lấp ở các bãi chôn lấp tạm, lộ thiên, hiện đã và đang là nguồn gây ô
nhiễm môi trường. Ngoài ra, công tác triển khai các quy hoạch quản lý chất thải rắn
tại các địa phương còn chậm; việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng khu xử
lý, nhà máy xử lý chất thải rắn còn gặp nhiều khó khăn; đầu tư cho quản lý, xử lý
chất thải rắn còn chưa tương xứng; nhiều công trình xử lý chất thải rắn đã được xây
dựng và vận hành, nhưng cơ sở vật chất, năng lực và hiệu suất xử lý thải rắn chưa
đạt yêu cầu.
Kết quả điều tra tổng thể mới nhất cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh
chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2
đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm)
chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị.Vấn đề gia tăng
chất thải rắn càng đáng được chú ý hơn tại các điểm du lịch, bởi cảnh quan môi
trường chính là điểm tạo nên vẻ đẹp và thu hút được du khách góp phần vào sự phát
triển bền vững kinh tế-xã hội-môi trường.
Khu di tích Chùa Hương trong những năm ngần đây có lượng khách du lịch
ngày càng tăng dẫn đến lượng chất thải rắn phát sinh rất lớn. Công tác thu gom
chưa đáp ứng được hết, việc xử lý chưa thực sự hiệu quả chỉ áp dụng các biện pháp
đơn giản hiệu quả môi trường không cao (chôn lấp,đốt). Với những biện pháp này
chỉ mang tính chất tạm thời nhưng về lâu dài nó sẽ ảnh hưởng đến vấn đề cảnh quan
của chùa đặc biệt là là ô nhiễm nguồn nước của Suối Yến, từ đó ảnh hưởng rất lớn
đến giá trị văn hóa, môi trường và kinh tế và làm giảm lượng du khách, không chỉ
ảnh hưởng giá trị văn hoá mà còn ảnh hưởng đến giá trị về kinh tế. Từ đó cho thấy,
việc ‘|Quy hoạch mạng lưới thu gom và xử lý chất thải rắn ở Chùa Hương- xã
Hương Sơn’ là rất cần thiết.


7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT
1.1.
-

-

-

1.2.
-

-

-

Các khái niệm cơ bản
Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc
hoạt động khác.
Quản lý chất thải theo Luật BVMT 2014 :là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám
sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.
Chất thải rắn sinh hoạt : theo NĐ 59-2007 NĐ-CP về quản lý chất thải rắn : là chất
thải phát sinh trong hoạt động cá nhân,hộ gia đình và công cộng.
Quy hoạch: Quy hoạch là sự tích hợp giữa các kiến thức khoa học và kỹ thuật, tạo
nên những sự lựa chọn để có thể thực hiện các quyết định về các phương án cho
tương lai.
Quy hoạch là công việc chuẩn bị có tổ chức cho các hoạt động có ý nghĩa; bao gồm
việc phân tích tình thế, đặt ra các yêu cầu, khai thác và đánh giá các lựa chọn và
phân chia một quá trình hành động.
Quy hoạch bảo vệ môi trường theo Luật

trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập
trường gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ
với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
vững.

BVMT 2014 : là việc phân vùng môi
hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi
môi trường trong sự liên quan chặt chẽ
- xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền

Các văn bản pháp lý
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính Phủ về quản lý
chất thải và phế liệu
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 quy định về quy hoạch
bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
và kế hoạch bảo vệ môi trường
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007của chính phủ ban hành quy
định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân,
tổ chức liên quan đến QLCTR
Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực BVMT


8
Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một
số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn

- Thông tư liên Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng số
01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 1 năm 2001 hướng dẫn các quy
định về bảo vệ môi trường đối với việc chọn lựa địa điểm, xây dựng và vận hành
bãi chôn lấp chất thải rắn
- Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính
hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý
chất thải rắn
- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030
- Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng
chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm
2015, tầm nhìn đến năm 2050
- Quyết định số 1440/2008/QĐ-TTg ngày 6 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt kế hoạch các cơ sở xử lý chất thải tại ba vùng kinh tế trọng điểm
miền Bắc, Trung, Nam đến năm 2020
- Quyết định 798/QĐ-TTg ngày 25 tháng 05 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 – 2020
- QCXDVN: 01/2008 BXD về quy chuẩn việt nam về xây dựng ( chương 6: quy
hoạch thoát nước thải,xử lý CTR và nghĩa trang).
- TCXDVN 261-2001: Bãi chôn lấp chất thải rắn. Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 6696-2000: Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – các yêu cầu về môi
trường
1.3.
Tổng quan về tình hình quy hoạch CTR trên thế giới và Việt Nam.
1.3.1. Tình hình quy hoạch CTR trên thế giới
-

Quản lý CTR hiệu quả ở bất cứ quốc gia nào đang là trọng tâm của những
chính sách phát triển môi trường bền vững. Quản lý kém hiệu quả CTR là mối đe

dọa với sức khỏe cộng đồng, đồng thời làm phát sinh nhiều chi phí tốn kém cả trong
hiện tại lẫn về lâu dài. Việc áp dụng các chính sách đặc thù cho mỗi quốc gia để
quản lý chất thải là biện pháp hữu hiệu, cần thiết để đối phó với tình trạng này. Tuy
nhiên, quản lý chất thải là vấn đề toàn cầu và là yếu tố quyết định để tạo ra các công
nghệ xử lý phù hợp mang lại hiệu quả. Vì vậy, điều quan trọng là phải hướng tới
xây dựng một hệ thống chất thải chung, bao gồm từ khâu xử lý ban đầu đến khâu
sử dụng cuối cùng.


9
Ở nhiều quốc gia châu Âu và một số quốc gia tiên tiến ở Châu Á dã thực
hiện quản lý chất thải thông qua phân loại tại nguồn và xử lý tốt, đạt hiệu quả cao
về kinh tế và môi truờng. Tại các quốc gia này nhu Ðan Mạch, Anh, Hà Lan, Ðức
(châu Âu) hay các quốc gia Nhật, Hàn Quốc, Singapo (châu Á)... việc quản lý chất
thải rắn được thực hiện rất chặt chẽ, công tác phân loại và thu gom rác đã thành nền
nếp và người dân chấp hành rất nghiêm quy định này.
a. Các loại rác thải có thể tái chế được

Như giấy loại, chai lọ thủy tinh, vỏ đồ hộp... được thu gom vào các thùng
chứa riêng. Ðặc biệt, rác thải nhà bếp có thành phần hữu cơ dễ phân hủy được yêu
cầu phân loại riêng đựng vào các túi có màu sắc theo đúng quy định thu gom hàng
ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost. Ðối với các loại rác bao bì có thể
tái chế, người dân mang đến thùng rác đặt cố định trong khu dân cư, hoặc có thể gọi
điện để bộ phận chuyên trách mang đi nhưng phải thanh toán phí thông qua việc
mua tem dán vào các túi rác này theo trọng lượng. (Thùng rác công cộng trên đường
phố Nhật Bản thường bao gồm nhiều thùng đặt liền nhau, Người dân ở đất nước này
không chỉ cần phân loại và làm sạch rác theo chỉ dẫn, mà còn phải đảm bảo đổ rác
đúng ngày và để rác đúng màu túi. Nếu làm sai, rác sẽ bị trả về cho chủ nhà.Nhật
Bản ứng dụng công nghệ lấp biển bằng đá nặng, xi măng, bụi và rác để tạo thêm đất
mới. Cả hai sân bay quốc tế là Chūbu Centrair (gần Nagoya) và Kansai đều xây trên

những hòn đảo nhân tạo bồi lấp từ rác. Tại Tokyo, chính quyền thành phố cải tạo
249 km2 đất dọc vịnh Tokyo bằng các bãi rác.
b. Ðối với chất thải công nghiệp

Các công ty đều phải tuân thủ quy định phân loại riêng từng loại chất thải
trong sản xuất và chất thải sinh hoạt của nhà máy để thu gom và xử lý riêng biệt.
Với các sản phẩm sau khi sử dụng sinh ra nhiều rác, chính quyền yêu cầu các công
ty ngay từ giai đoạn thiết kế xây dựng phải dự kiến nơi chứa các sản phẩm thải loại
của mình hoặc trong giá bán sản phẩm đã phải tính đến chi phí thu gom và xử lý
lượng rác thải.
Phương pháp tiếp cận của hầu hết các nước trên thế giới để quản lý CTR
được dựa trên một số nguyên tắc sau:[ ]
 Ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải:


10
Đây là yếu tố then chốt trong bất cứ chiến lược quản lý CTR của mỗi quốc
gia. Việc xử lý sẽ trở nên đơn giản hơn khi ta có thể giảm lượng chất thải tạo ra ở
ngay giai đoạn đầu tiên và giảm tính độc hại của nó bằng cách giảmsự hiện diện của
chất nguy hiểm trong sản phẩm.
 Sử dụng lại và tái chế quay vòng:

Nếu chất thải không thể ngăn ngừa được, các nguyên vật liệu sẽ được sử
dụng lại, tái chế quay vòng một cách tốt nhất. Châu Âu hiện nay yêu cầu các nước
thành viên giới thiệu pháp chế về chất thải thu gom, tái sử dụng, tái chế và thải bỏ
các chất thải nguy hại. Một số quốc gia Châu Âu đã được quản lý để tái chế hơn
50% bao bì đã sử dụng.
 Cải thiện và giám sát sự tiêu huỷ, loại bỏ những CTR còn lại:

Với những chất thải không được tái chế và tái sử dụng phải được thiêu đốt

một cách an toàn, bãi chôn lấp chỉ được sử dụng như một phương án cuối cùng. Cả
hai phươngpháp này cần phải giám sát chặt chẽ vì đều có thể gây ra thiệt hại
nghiêm trọng về môi trường.
Với sự gia tăng của rác thì việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải là điều mà
mọi quốc gia cần quan tâm. Ngày nay, trên thế giới có nhiều cách xử lý rác thải
như: công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ Seraphin. Đô thị hóa
và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh
chất thải rắn tăng lên tính theo đầu người. Dân thành thị ở các nước phát triển phát
sinh chất thải nhiều hơn ở các nước đang phát triển gấp 6 lần, cụ thể ở các nước
phát triển là 2,8 kg/người/ngày; Ở các nước đang phát triển là 0,5 kg/người/ngày.
Chi phí quản lý cho rác thải ở các nước đang phát triển có thể lên đến 50% ngân
sách hàng năm. Cơ sở hạ tầng tiêu hủy an toàn rác thải thường rất thiếu thốn.
Khoảng 30 - 60% rác thải đô thị không được cung cấp dịch vụ thu gom.
Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải
mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn minh, dân
cư ở mỗi khu vực. Tuy nhiên, dù ở khu vực nào cũng có xu hướng chung của thế
giới là mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều. Theo báo cáo
của Ngân hàng Thế giới (WB,2004), tại các thành phố lớn như New York tỷ lệ phát


11
sinh chất thải rắn là 1,8kg/người/ngày, Singapore, Hồng Kông là 0,8 - 10
kg/người/ngày.
Bảng 1.1 Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước
Dân số đô thị hiện nay

LPSCTRĐT hiện nay

(% tổng số)


(kg/người/ngày)

Nước thu nhập thấp

15,92

0,40

Nepal

13,70

0,50

Bangladesh

18,30

0,49

Việt Nam

20,80

0,55

Ấn Độ

26,80


0,46

Nước thu nhập trung
bình

40,80

0,79

Indonesia

35,40

0,76

Philippines

54,00

0,52

Thái Lan

20,00

1,10

Malaysia

53,70


0,81

Nước có thu nhập cao

86,3

1,39

Hàn Quốc

81,30

1,59

Singapore

100,00

1,10

Nhật Bản

77,60

1,47

Tên nước

Nguồn: Giáo trình Sức khỏe môi trường- Bộ Y tế ( 2006)

Trên thế giới, các nước phát triển đã có những mô hình phân loại và thu gom
rác thải rất hiệu quả:
Ví dụ một số nước
California: Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác
nhau. Kế tiếp rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác được thu
gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng. Nếu có những phát sinh
khác nhau như: Khối lượng rác tăng hay các xe chở rác phải phục vụ tận sâu trong
các tòa nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92 USD/tháng. Phí thu gom rác được
tính dựa trên khối lượng rác, kích thước rác, theo cách này có thể hạn chế được
đáng kể lượng rác phát sinh. Tất cả chất thải rắn được chuyển đến bãi rác với giá


12
32,38 USD/tấn. Để giảm giá thành thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị
cùng đấu thầu việc thu gom và chuyên chở rác.
Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng
biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ,
giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải
để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại: giấy, vải, thủy tinh, kim loại,... đều
được đưa đến cơ sở tái chế hàng hóa. Tại đây, rác được đưa đến hầm ủ có nắp đậy
và được chảy trong một dòng nước có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và
phân giải chúng một cách triệt để. Sau quá trình xử lý đó, rác chỉ còn như một hạt
cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm. Các cặn rác không còn mùi sẽ được đem nén
thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa.
Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210 triệu tấn.
Tính bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2kg rác/ngày. Hầu như thành phần các
loại rác thải trên đất nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao nhất
không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là thành phần chất thải vô
cơ (giấy các loại chiếm đến 38%), điều này cũng dễ lý giải đối với nhịp điệu phát
triển và tập quán của người Mỹ là việc thường xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực

phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vô cơ. Trong thành phần các loại sinh
hoạt thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ kim loại cũng khá cao là 7,7%. Như vậy
rác thải sinh hoạt các loại ở Mỹ có thể phân loại và xử lý chiếm tỉ lệ khá cao (các
loại khó hoặc không phân giải được như kim loại, thủy tinh, gốm, sứ chiếm khoảng
20%) (Lê Văn Nhương, 2001)
Pháp: Ở nước này quy định phải đựng các vật liệu, nguyên liệu hay nguồn
năng lượng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục lại các vật liệu
thành phần. Theo đó đã có các quyết định cấm các cách xử lý hỗn hợp mà phải xử
lý theo phương pháp nhất định. Chính phủ có thể yêu cầu các nhà chế tạo và nhập
khẩu không sử dụng các vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trường hoặc giảm bớt sự
thiếu hụt một vật liệu nào đó. Tuy nhiên cần phải tham khảo và thương lượng để có
sự nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp đoàn khi áp dụng các yêu cầu này.
Singapore: Đây là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới.
Để có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và
xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá
trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng
túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được, được đưa về các nhà máy tái chế còn các


13
loại chất thải khác được đưa về nhà máy khác để thiêu hủy. Ở Singapore có 2 thành
phần chính tham gia vào thu gom và xử lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư
và công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương
mại. Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát
kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và môi trường. Ngoài ra, các hộ dân
và các công ty của Singapore được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải
cho các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải trực
tiếp tại nhà phải trả phí 17 đôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân
cư chỉ phải trả phí 7 đôla Singapore/tháng.
 Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau để xử lý rác thải. Tỷ lệ rác thải được


xử lý theo phương pháp khác nhau của một số nước trên thế giới được giới thiệu ở
bảng sau:
Bảng 1.2: Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước
(ĐVT:%)
STT

1.3.2.

Nước

Tái chế

Chế biến phân vi sinh

Chôn lấp

Đốt

1

Canada

10

2

80

8


2

Đan Mạch

19

4

29

48

3

Phần Lan

15

0

83

2

4

Pháp

3


1

54

42

5

Đức

16

2

46

36

6

Ý

3

3

74

20


7

Thụy Điển

16

34

47

3

8

Thụy Sĩ

22

2

17

59

9

Mỹ

15


2

67

16

Tình hình quy hoạch CTR ở Việt Nam
Lượng CTR sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn 2011 - 2015 tiếp tục gia
tăng và có xu hướng tăng nhanh hơn so với giai đoạn 2006- 2010. Theo số liệu
thống kê được trong các năm từ 2007 đến 2010, tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô
thị phát sinh trên toàn quốc là 17.682 tấn/ngày (năm 2007); 26.224 tấn/ ngày (năm
2010), tăng trung bình 10% mỗi năm. Đến năm 2014, khối lượng CTR sinh hoạt đô
thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ ngày. Chỉ tính riêng tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí


14
Minh, khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh là 6.420 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày đ.
Theo tính toán mức gia tăng của giai đoạn từ 2010 - 2014 đạt trung bình 12% mỗi
năm.
a. Phương pháp phân loại rác tại nguồn

Rác thải sinh hoạt trước khi được đưa đi xử lý, cần được phân loại ngay tại
hộ gia đình. Cách nhận biết như sau:
-

Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh
ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng (rau, cá chết...), vỏ trái cây,....
Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế. Rác
tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như:

giấy, các tông, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng,...), các loại nhựa.... Còn lại các
loại rác không tái chế là phần thải bỏ

Hình 1.1: Phân loại rác tại nguồn
b. Chất thải rắn sinh hoạt đô thị

CTR sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu vực công
cộng (đường phố, chợ, các trung tâm thương mại, văn phòng, các cơ sở nghiên cứu,
trường học...).


15
 Thành phần và tỷ lệ phát sinh

Về cơ bản, thành phần của CTR sinh hoạt bao gồm chất vô cơ (các loại phế
thải thuỷ tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, túi nilon, vải, đồ điện, đồ
chơi...), chất hữu cơ (cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, xác súc
vật, phân động vật....) và các chất khác. Hiện nay, túi nilon đang nổi lên như vấn đề
đáng lo ngại trong quản lý CTR do thói quen sinh hoạt của người dân.CTR sinh
hoạt đô thị có tỷ lệ hữu cơ vào khoảng 54 - 77%, chất thải có thể tái chế (thành phần
nhựa và kim loại) chiếm khoảng 8 - 18%.


16
Ví dụ :
Bảng 1.3: Thành phần của chất thải rắn ở Hà Nội
STT

Thành phần CTR Tỷ lệ (%)
1

Chất hữu cơ
51,9
Chất vô cơ
16,1
Giấy
2,7
Nhựa
3,0
Da, cao su, gỗ
1,3
2
Vải sợi
1,6
Thuỷ tinh
0,5
Đá, đất sét, sành6,1
Kim
0,9
sứ loại
Các hạt < 10mm 31,9
3
Cộng
100
Nguồn: Báo cáo Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, 2015
- Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô
thị loại I tương đối cao (0,84 - 0,96kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có tỷ lệ
phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 - 0,73
kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một
đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày.

- Ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số
và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý
(17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%),... Các đô thị khu vực Tây Nguyên
có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV
là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5
triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và
kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế.
- Tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả
nước là 0,73 kg/người/ngày
c. Thu gom
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị giai
đoạn giai đoạn 2013 - 2014 đạt khoảng 84% - 85%, tăng từ 3 đến 4% so với giai
đoạn 2008 - 2010. Khu vực ngoại thành tỷ lệ thu gom trung bình đạt khoảng 60% so
với lượng CTR sinh hoạt phát sinh. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông
thôn còn thấp, trung bình đạt khoảng 40 - 55%. Các vùng sâu, vùng xa tỷ lệ này chỉ


17
đạt khoảng 10%.
Theo báo cáo từ các địa phương, ở một số đô thị đặc biệt, đô thị loại 1 có tỷ
lệ thu gom khu vực nội thành đạt mức tuyệt đối 100% như Tp. Hồ Chí Minh; Đà
Nẵng; Hải Phòng; Hà Nội đạt khoảng 98% ở 11 quận nội thành (quận Hà Đông đạt
96% và Thị xã Sơn Tây đạt 94%); Huế đạt 95%. Các đô thị loại 2 cũng có cải thiện
đáng kể, đa số các đô thị loại 2 và 3 đều đạt tỷ lệ thu gom ở khu vực nội thành đạt
trên 80% - 85%. Ở các đô thị loại 4 và 5 thì công tác thu gom được cải thiện không
nhiều do nguồn lực vẫn hạn chế, thu gom phần lớn do các hợp tác xã hoặc tư nhân
thực hiện nên thiếu vốn đầu tư trang thiết bị thu gom. Mặt khác, ý thức người dân ở
các đô thị này cũng chưa cao nên vẫn có gia đình không sử dụng dịch vụ thu gom
rác.

Tại các đô thị, việc thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt do Công ty môi
trường đô thị hoặc Công ty công trình đô thị thực hiện
Việc phân loại CTR tại nguồn chưa có chế tài áp dụng và không đồng bộ cho
các công đoạn thu gom, xử lý. Hiện công tác phân loại CTR tại nguồn mới được
thực hiện thí điểm tại một số phường của một số đô thị lớn. Phần lớn CTR sinh
hoạt đô thị chưa phân loại tại nguồn mà thu gom lẫn lộn và vận chuyển đến bãi
chôn lấp. Chôn lấp CTR sinh hoạt là hình thức xử lý phổ biến tại các đô thị. Ngoài
ra còn một số công nghệ xử lý CTR sinh hoạt bằng phương pháp phân loại, thu hồi,
tái chế một số thành phần gồm có rác hữu cơ, các phế liệu như nhựa, thủy tinh, kim
loại hoặc sản xuất vật liệu xây dựng.
Bảng 1.4. Tổng lượng gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị một số địa phương năm
2014
TT

Địa phương

Tỷ lệ thu gom CTR Sinh
hoạt đô thị (%/ năm)

1

Tp. Hồ Chí Minh (nội thành)

100

2
3
4

Đà Nẵng (nội thành)

Hải Phòng (nội thành)
Hà Nội (4 quận nội thành cũ)

100
100
98

5
6

Huế
Điện Biên

95
94


18
TT
7
8
9
10
11
12
13

Địa phương

Tỷ lệ thu gom CTR Sinh

hoạt đô thị (%/ năm)

Long An
94
Nam Định
93
Quảng Ninh
92
Lạng Sơn
91
Nghệ An
90
Kiên Giang
88
Hà Giang
80
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm (2011 - 2014)
các địa phương, 2015

d. Các công nghệ xử lý tại Việt Nam
-

Công nghệ đốt rác tạo nguồn năng lượng.

-

Công nghệ chế biến phân hữu cơ.

-


Công nghệ chế biến khí Biogas.

-

Công nghệ xử lý nước rác.

-

Công nghệ tái chế rác thải thành các vật liệu và chế phẩm xây dựng.

-

Công nghệ tái sử dụng các thành phần có ích trong rác thải.

-

Công nghệ chế biến CTR theo công nghệ Seraphin.

-

Công nghệ An Sinh- ASC

-

Chôn lấp CTR hợp vệ sinh.

-

Chôn lấp CTR nguy hại.
Các phương pháp nghiên cứu


1.4.
-

-

Phương pháp thống kê, lập bảng số liệu: Phương pháp thống kê được sử dụng để
thu thập và xử lý các số liệu về: Khí tượng thủy văn, địa hình, địa chất, điều kiện
KT-XH,… tại khu vực. Các số liệu về khí tượng thuỷ văn (nhiệt độ, độ ẩm, nắng,
gió, bão, động đất,…) được sử dụng chung của xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức. Các
yếu tố địa hình, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn được sử dụng số liệu chung
của huyện. Tình hình phát triển KT- XH được sử dụng số liệu chung của huyện.
Phương pháp lập bảng liệt kê: Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện
mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng
chịu tác động bởi dự án nhằm mục tiêu nhận dạng tác động môi trường. Một bảng


19

-

kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của dự
án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản
nhất cần được đánh giá chi tiết.
Phương pháp tổng hợp tất cả các tài liệu có liên quan : Hiện trạng, thông
qua sưu tầm và điều tra bổ xung, các tác động đến môi trường, sức khỏe
con người, các định hướng chiến lược, giải pháp chung về quản lý môi
trường tại địa phương mà các cơ quan quản lý đã thực hiện.

-


-

1.5.

Phương pháp dự báo: căn cứ vào các số liệu điều tra,thu thập đưc để dự báo xu thế
diễn biến về lượng rác thải trong tương lai.
Phương pháp chỉ số môi trường:Đo đạc và phân tích các chỉ thị môi trường nền
(điều kiện vi khí, chất lượng không khí, đất, nước ngầm, nước mặt,...) tại hiện trạng
khu vực thực hiện dự án. Trên cơ sở các số liệu nền này, có thể đánh giá chất lượng
môi trường hiện trạng tại khu vực thực hiện dự án, làm cơ sở để so sánh với chất
lượng môi trường sau này, khi dự án đi vào hoạt động.
Phương pháp hệ thống thông tin địa lý: Hệ thống thông tin địa lý là một tập hợp
những nguyên lý, phương pháp, công cụ và dữ liệu không gian được sử dụng để
quản lý, duy trì, chuyển đổi, phân tích, mô hình hoá, mô phỏng và làm bản đồ
những hiện tượng và quá trình phân bố trong không gian địa lý (Mariult, 1992).
Đối với quy hoạch môi trường, HTTTĐL là một công cụ có sức mạnh tiềm tàng.
Việc sử dụng các hệ thống thông tin địa lý và công nghệ thông tin không gian trong
việc quy hoạch đã ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt có giá trị đối với công
việc phân tích dữ liệu không gian và trình bày các kết quả trên bản đồ. Các công
nghệ HTTTĐL cho phép phân tích, dự báo sử dụng đất thích hợp và thiết lập mô
hình các dạng phát triển khác nhau. Khi áp dụng với các kế hoạch, vào các chính
sách, HTTTĐL cũng có thể dược sử dụng để kiểm nghiệm các kịch bản và dự báo
các tác động tích lũy của phát triển.
Tổng quan về Chùa Hương- xã Hương Sơn- huyện Mỹ Đức
Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn là xã nằm phía Tây Nam của huyện với
diện tích đất tự nhiên 4284,73 ha. Chùa Hương là một điểm hẹn du lịch hấp dẫn
được nhiều bạn bè trong nước và ngoài nước biết đến, là một danh thắng nổi tiếng
về du lịch và lễ hội lâu đời mang yếu tố tâm linh của người dân đất Việt. Lễ hội
chùa Hương là nơi hội tụ các hoạt động văn hóa dân tộc độc đáo như: bơi thuyền,

leo núi và hát chèo, hát văn,... Dưới góc nhìn văn hóa dân gian đây là hội cầu may.
Lễ hội Chùa Hương là một trong các lễ hội lớn nhất của cả nước, mỗi năm khu di


20
tích thắng cảnh Chùa Hương đón lượng khách du lịch chảy hội vào khoảng 1,4 triệu
lượt khách. Lượng du khách ngày một đông đã góp phần tích cực phát triển kinh
tế - xã hội nói chung và địa phương nói riêng. Hiện tại chùa Hương có 18 di tích
lịch sử lớn nhỏ được xếp hạng và 3 tuyến du lịch chính bao gồm:
+ Tuyến Thiên Trù – Hương Tích gồm các điểm Đền Trình Ngũ Nhạc,
Chấn Song, Chùa Thiên Trù, Động Hương Tích (nam thiên đệ nhất động).
+ Tuyến Tuyết Sơn gồm các điểm: Bảo Đài, Tuyết Sơn;
+ Tuyến Long Vân- Hương Đài gồm Động Long Vân và Động Hương
Đài.
Ngoài ý nghĩa về tín ngưỡng linh thiêng, chùa Hương có cảnh quan thiên
nhiên đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch. Hàng năm lễ hội chùa Hương bắt đầu
từ ngày 06 tháng giêng và kéo dài 3 tháng (đến hết ngày 25 tháng 3 âm lịch). Các
ngày khác trong năm, số lượng khách du lịch tham quan ít hơn rất nhiều và chủ
yếu là du khách nước ngoài.


21

Hình 1.2: Bản đồ hành chính xã Hương Sơn


22
1.5.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Khu di tích và thắng cảnh chùa Hương nằm trên địa bàn xã Hương Sơn,
huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Xã Hương Sơn có ranh giới hành chính như sau:
+ Phía Bắc giáp xã Hùng Tiến và An Tiến huyện Mỹ Đức.
+ Phía Đông giáp huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam
+ Phía Đông Bắc giáp suối Đáy.
+ Phía Tây giáp xã An Phú huyện Mỹ Đức
Xã Hương Sơn có trục đường huyện 419 và 425 chạy qua nối với tỉnh lộ 431
ở phía Bắc. Xã có tuyến đường liên thôn, xóm, các trục chính đã được nhựa hóa, bê
tông hóa khá thuận lợi cho đi lại và giao lưu hàng hóa.
Với vị trí này, xã Hương Sơn có điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng
theo định hướng dịch vụ du lịch, thương mại, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp
hàng hóa.
b. Điều kiện địa hình, địa chất

Khu di tích Hương Sơn là một phần của hệ thống núi đá vôi. Độ cao của khu
vực này giao động từ 20 – 381m so với mực nước biển. Do phần lớn núi đá bị nước
xâm thực qua quá trình kiến tạo lâu dài nên khu vực này hình thành nên nhiều hang
động tự nhiên rất đẹp, có giá trị du lịch và lịch sử lớn với chiều dài 20 – 25m đó là
động Hương Tích, Hinh Bồng, Long Vân, Tuyết Sơn… Bên cạnh đó còn các khối
núi nhỏ, viền quanh dãy núi là đồng bằng trũng.
Phía Bắc tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 4 – 6 m. Đây là nơi
tập trung dân cư đông và các hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện nay. Các khu vực
tiếp giáp giữa vùng đồng bằng và vùng núi là vùng trũng, khả năng ngập úng cao,
có nhiều tiềm năng về du lịch và nuôi trồng thủy sản.
c. Điều kiện khí hậu thủy văn

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 4 mùa rõ rệt
với các đặc trưng khí hậu chính như sau:
Nhiệt độ không khí: bình quân năm là 23,1ºC, trong năm nhiệt độ thấp nhất
trung bình 13,6ºC (thường vào tháng 1). Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là

33,2ºC (thường vào tháng 7). Mùa lạnh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến


23
tháng 3 năm sau. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10.Số giờ nắng trong năm trung
bình là 1630,6 h dao động: từ 1460h đến 1700h.
1.5.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
a. Dân số

Dân số xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức có 5.858 hộ với22.287 người. Tỷ lệ
tăng dân số trung bình hàng năm 1,08%; Phân bố tập trung không đều giữa các thôn
trong xã, tập trung chủ yếu vào thôn Đục Khê, Yến Vĩ.
Bảng 1.5: Dân số và mật độ dân số xã Hương Sơn – huyện Mỹ Đức.
Năm
2011
2012
2013
2014
2015
Dân số(người)
20.071
20.689
21.512
21.901
22.287
Mật
443
452
469
483

498
độ(người/km2)
Nguồn: theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế- xã hội huyện Mỹ Đức
( 2011-2015)
b. Kinh tế
- Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Chăn nuôi đạt 83.673.939.000 đồng, chiếm
18,19 %.
- Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đạt 37.566.000.000đ, chiếm 8,16 %.
- Du lịch, thương mại, thu nhập khác đạt 338.702.061.000đ, chiếm 73,65 %.
- Tốc độ tăng trưởng = 10,7 %.
- Tổng giá trị thu nhập cả năm: 459.942.000.000đ.
- Thu nhập bình quân đầu người : 21.000.000đ/người/năm.
(Nguồn báo cáo kinh tế xã hội xã Hương Sơn năm 2015)
Nhờ những kết quả sản xuất kinh doanh, dịch vụ có mức tăng trưởng liên
tục, với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, xã đã tập chung đầu tư ngân
sách và huy động nguồn vốn của các công ty và nhân dân đóng góp để kiến thiết,
xây dựng các công trình phúc lợi, nâng cấp cơ sở hạ tầng.

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU


24

2.1.

Các vấn đề môi trường
Khu di tích thắng cảnh Chùa Hương là một địa điểm du lịch tín ngưỡng cùng
với việc thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên. Nhưng hoạt động du lịch ở đây càng
phát triển thì vấn đề môi trường ở đây càng trở lên xấu đi. Điều này có thể nhìn thấy
trực tiếp bởi các hoạt động du lịch đã tác động làm cho cảnh quan thiên nhiên nơi

đây thay đổi mà chính những du khách hàng năm về thăm Chùa đã nhận ra.
Hoạt động du lịch chính là nguyên nhân lớn nhất làm môi trường cảnh quan
nơi đây thay đổi, nó thực sự mang bản chất hai mặt vừa đem lại lợi ích kinh tế vừa
phá huỷ môi trường. Khi ý thức của con người chưa cao thì việc phá huỷ môi
trường ngày càng nghiêm trọng hơn, từ ý thức của người dân địa phương đến khách
du lịch. Họ chỉ tập trung thực hiện mục đích của mình mà tự do xả rác bừa bãi trên
đường, dưới sông, trong khu vực nhà chùa….
a. Môi trường đất

Chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp thông qua rác thải, mặc dù đã có hệ
thống sọt rác thu gom nhưng vẫn có hiện tượng các hộ kinh doanh dọc hai bên
đường lên động Hương tích vứt vào các hẻm núi, ngay phía sau hàng quán của họ,
các khách du lịch thì vẫn tiện tay vứt trên đường đi, hai bên vực đây chính là những
tác động trực tiếp gây mất mỹ quan và là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường
đất. Rác thải được thu gom tại các bãi chôn lấp sau quá trình phân huỷ nước rỉ rác là
nguồn làm ô nhiễm môi trường đất.
b. Môi trường nước
Chịu ảnh hưởng trực tiếp gián tiếp thông qua rác thải, rác thải xả trực tiếp
xuống suối và nước rỉ rác từ bãi rác, nước thải từ các hộ kinh doanh quanh khu vực
bến Đục và bến Thiên Trù. Từ năm 2015, việc vớt rác thường xuyên đã giúp dòng
nước được sạch hơn. Tuy nhiên, trong lễ hội vẫn không tránh khỏi rác làm ô nhiễm
nước.


25
Bảng 2.1. Kết quả phân tích môi trường nước suối Yến
Stt

Chỉ tiêu


Đơn vị

1

pH

2

Kết quả

QCVN

NM1

NM2

08:2015/BTNMT (B1)

-

7,3

7,5

5,5-9

BOD5

mg/L


18,5

17,8

15

3

COD

mg/L

37,2

31,8

30

4

NH4+

mg/L

0,8

0,3

0,5


5

Cl-

mg/L

12,1

13,5

600

6

F-

mg/L

0,078

0,152

1,5

7

NO3-

mg/L


3,1

3,6

10

8

NO2-

mg/L

0,1

0,08

0,04

9

PO43-

mg/L

0,08

0,07

0,3


10

CN-

mg/L

<0,001

<0,001

0,02

11

As

mg/L

<0,001

<0,001

0,05

12

Hg

mg/L


<0,001

<0,001

0,001

13

Pb

mg/L

<0,001

<0,001

0,05

14

Cd

mg/L

<0,001

<0,001

0,01


15

TSS

mg/L

30,2

28,5

50

16

Tổng dầu, mỡ

mg/L

0,045

0,237

0,1

17

Coliform

MPN/100mL


1,2.104

1,2.104

7500

18

DO

mg/l

6,5

7

≥4

19

Tọa độ

20036’28N

105046’41E

Nguồn:Báo caó hiện trạng môi trường tại huyện Mỹ Đức tháng 12-2015
- Đơn vị lấy mẫu và phân tích: Viện Hóa học – phòng phân tích ứng dụng
- Vị trí lấy mẫu:
+ NM1: Mẫu nước mặt suối Yến (khu vực bến Đục) tại toạ độ 20036’28N;

+ NM2: Mẫu nước mặt suối Yến (khu vực bến Thiên Trù) tại toạ độ
105046’41E.
-

Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 08:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
chất lượng nước mặt.
* Nhận xét kết quả phân tích


×