Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Lập Kế họạch Marketing Giáo dục tại Trường Đại học Y hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.19 KB, 13 trang )

TIỂU LUẬN MÔN MARKETING TRONG GIÁO DỤC
ĐỀ BÀI
Lập kế hoạch Marketing của đơn vị/tổ chức đang công tác gồm các bước
sau:
1. Nghiên cứu thị trường nhu cầu học tập, thị phần, điểm mạnh, yếu của đối
thủ cạnh tranh
2. Nghiên cứu thương hiệu: sứ mệnh, tầm nhìn,giá trị cốt lõi, năng lực cạnh
tranh của tổ chức…
3. Phân tích SWOT, xây dựng các chiến lược S-O ; S-T; W-O;W-T
4. Xác định Chiến lược Marketing: Mục tiêu Marketing; Phân khúc thị
trường,lựa chọn thị trường mục tiêu
5. Chiến lược Marketing Mix: 7P
6. Chiến lược định vị
7. Chiến lược cạnh tranh
8. Đánh giá kết quả Marketing
BÀI LÀM
LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
1. Phân tích thị trường nhu cầu học tập, thị phần, điểm mạnh, yếu của đối thủ
cạnh tranh:
* Phân tích thị trường:
- Ước mơ của rất nhiều học sinh và gia đình học sinh là con em mình có thể trở
thành một bác sĩ, sử dụng kiến thức, kỹ năng lâm sàng để chữa bệnh cứu người.
- Nghề bác sĩ cũng là một trong những nghề nghiệp được tôn trọng trong xã
hội. Nó không chỉ có sức hút mãnh liệt với học sinh mà còn cả những người đi làm.
- Sinh viên ngành y sau khi ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm: tại các bệnh
viện nhà nước, các bệnh viện quốc tế, các phòng khám tư nhân, trung tâm y tế dự
phòng, các tuyến huyện, xã đều rất dễ dàng với thu nhập ổn định và tương đối cao.
- Được nâng cao kiến thức về ngành y và khả năng thực hành lâm sang.
- Được học các ngôn ngữ Tiếng Anh, tiếng Pháp, Tiêng Trung chuyên ngành.

Học viên: Trần Thị Ngọc Trang – CHQLGDK14B



Page 1


TIỂU LUẬN MÔN MARKETING TRONG GIÁO DỤC
- Nhu cầu nhân lực đến từ các nhà đầu tư nước ngoài cũng như thị trường lao
động nước ngoài đã, đang và sẽ khiến nguồn nhân lực ngành y trở nên có giá hơn bất
cứ ngành nghề nào.
* Tình hình cạnh tranh:
- Thị phần: Trường Đại học Y Hà Nội đảm báo đáp ứng giáo dục đào tạo 33%
trong tổng số lượng sinh viên trên địa bàn Hà Nội, và 5-10% tổng số lượng sinh viên
các tỉnh thành trên cả nước.
- Các đối thủ cạnh tranh:
+ Học viện Quân Y
+ Học viện Y dược học cổ truyền
+ Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
* Điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh:
- Học viện Quân Y:
Điểm mạnh
- Có truyền thống lâu đời, được thành lập
gần 70 năm.
- Là trường đại học trọng điểm đào tạo bác
sĩ, dược sĩ phục vụ quân đội và nhân dân.
- Thu hút các bậc phụ huynh và con em học
sinh khá, giỏi trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt
với khối ngành Công An, Quân đội.
- Học viên được hưởng chế độ hỗ trợ của
Nhà nước và được điều động, sắp xếp về cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội sau khi tốt
nghiệp.

- Được tham gia các chương trình đào tạo
nước ngoài.
- Đội ngũ giảng viên có đủ chuyên môn,
nghiệp vụ, có bề dày kinh nghiệm trong đào
tạo y dược.
- Cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu thực hành
lâm sàng của sinh viên.
- Có cơ sở thực hành chính là: Bệnh viện
Quân đội 108, 103.

Điểm yếu
- Chỉ đào tạo 02 chuyên ngành: Bác sĩ
đa khoa và dược sĩ với 02 hệ đào tạo:
dân sự và quân sự tại miền Bắc.
- Tiêu chuẩn đầu vào khắt khe.
- Môi trường đào tạo và rèn luyện mang
tính kỷ luật cao.
- Điểm trúng tuyển thuộc top cao nhất
trong khu vực Hà Nội, đặc biệt áp dụng
đối với thí sinh nữ.

- Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam:
Học viên: Trần Thị Ngọc Trang – CHQLGDK14B

Page 2


TIỂU LUẬN MÔN MARKETING TRONG GIÁO DỤC
Điểm mạnh
- Là trường đại học Y học cổ truyền đầu tiên

ở Việt Nam.
- Hợp tác quốc tế là nhiệm vụ trọng tâm, có
nhiều khóa liên kết đào tạo với nước ngoài
như: Trung Quốc, Ucraina, Ấn Độ, Đài
Loan, Hàn Quốc, Pháp, Tây Ban Nha, Công
hòa Czech và Cộng hòa Liên Bang Đức.
- Điểm trúng tuyển vào trường ở mức trung
bình, dao động tự 23-24 điểm.
- Thu hút đối tượng học sinh có lực học khá
trở lên, có mong muốn được làm bác sĩ
- Có đội ngũ giảng viên đáp ứng trình độ
chuyên môn, có năng lực sáng tạo, coi người
học là trung tâm.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào
tạo và nghiên cứu khoa học được đầu tư
mạnh mẽ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu.
- Có cơ sở thực hành chủ yếu là Bệnh viên
Tuệ Tĩnh.

Điểm yếu
- Chỉ đào tạo 03 chuyên ngành: Bác sĩ Y
học cổ truyển, Bác sĩ đa khoa và dược sĩ
tại miền Bắc.
- Một số giáo viên chưa đáp ứng được
nhu cầu đổi mới.
- Không gian, diện tích trường học còn
hạn chế.

- Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội:
Điểm mạnh

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng
học, phòng thực hành được đầu tư
mạnh mẽ, có đầy đủ phương tiện, đồ
dùng dạy học hiện đại.
- Quy mô, không gian rộng rãi, với sức
chứa khá đông sinh viên với diện tích
22 ha.
- Điểm trúng tuyển thấp, trên mức sàn
đại học.

Điểm yếu
- Trường mới được cấp phép đào tạo
02 ngành: Bác sĩ đa khoa và dược học
trong 02 năm gần đây.
- Chỉ tiêu tuyển sinh: còn bị hạn chế.
- Giảng viên cơ hữu chuyên ngành y
dược: còn hạn chế về số lượng, đa số
là giảng viên hợp đồng, thỉnh giảng từ
các trường đại học y trên cùng địa bàn.
- Chi phí học tập rất cao.

2. Nghiên cứu thương hiệu: sứ mệnh, tầm nhìn,giá trị cốt lõi, năng lực cạnh
tranh của tổ chức:
Trường Đại học Y Hà Nội luôn là một trong những trường đại học y tế hàng
đầu của nền giáo dục Việt Nam với bề dày lịch sử. Với nhiều đóng góp cho công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Trường đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều
danh hiệu và phần thưởng cao quý cho các cá nhân và tập thể
Học viên: Trần Thị Ngọc Trang – CHQLGDK14B

Page 3



TIỂU LUẬN MÔN MARKETING TRONG GIÁO DỤC
SỨ MỆNH:
Đại học Y Hà Nội là một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam với
lịch sử hơn một trăm năm, không ngừng phấn đấu vì sức khỏe con người, thông qua
những nỗ lực vươn tới đỉnh cao trong đào tạo nguồn nhân lực y tế, trong khoa học –
công nghệ và trong cung cấp chuyên gia cao cấp cho ngành y tế.
TẦM NHÌN:
Phấn đấu xây dựng Đại học Y Hà Nội trở thành Đại học sức khỏe đa ngành, đa
cấp, đào tạo cán bộ y tế có năng lực học tập vươn lên, tận tụy với nhiệm vụ được
giao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở mọi nơi, mọi lúc.
GIÁ TRỊ CỐT LÕI:
- Giảng viên, viên chức, sinh viên, học viên luôn luôn tự hào về Đại học Y Hà
Nội, ý thức đầy đủ trách nhiệm kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của Nhà
trường.
- Giảng viên nhà trường vinh dự, nhận thức sâu sắc và tự nguyện gương mẫu
hoàn thành đồng thời hai nhiệm vụ cao quí: Thầy giáo - Thầy thuốc, được cả xã hội
kính trọng.
- Viên chức Nhà trường tự hào vì được góp phần quan trọng trong đào tạo đội
ngũ cán bộ y tế có đức có tài, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và chăm
sóc sức khỏe nhân dân.
- Được học tập, rèn luyện tại một đại học Y danh tiếng ở cả trong và ngoài
nước là động lực thúc đẩy sinh viên, học viên liên tục phấn đấu đạt chất lượng tốt
nhất, có năng lực để phát triển lâu dài, bền vững.
- Với niềm vinh dự và tự hào được làm việc, học tập dưới mái Trường Đại học
Y Hà Nội, các thế hệ giảng viên, viên chức, sinh viên, học viên nỗ lực phấn đấu góp
phần nâng cao vị thế của một trường trọng điểm quốc gia được Đảng, Nhà nước và
nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
NĂNG LỰC CẠNH TRANH:


Học viên: Trần Thị Ngọc Trang – CHQLGDK14B

Page 4


TIỂU LUẬN MÔN MARKETING TRONG GIÁO DỤC
Được thành lập năm 1902, trường Đại học Y Hà Nội là một trường đại học lớn
và có bề dày truyền thống, lịch sử lâu đời bậc nhất trong số các trường đại học tại
Việt Nam.
Trong hơn một thế kỷ hình thành và phát triển vừa qua, trường đã khẳng định
được vị thế là cơ sở đào tạo bác sĩ, cán bộ ngành y tế hàng đầu tại Hà Nội cũng như
trên cả nước.
Đại học Y Hà Nội đào tạo đến 09 chuyên ngành. Điểm chuẩn vào Đại học Y
Hà Nội luôn thuộc top cao nhất. Quy mô đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh ngày một tăng
qua từng năm.
Trường có quan hệ tốt đẹp với hơn 50 trường đại học, viện nghiên cứu và các
tổ chức quốc tế của các nước: Cộng hoà Pháp, Nhật Bản, Hà Lan, Ác-hen-ti-na, Úc,
Thụy Điển, Ấn Độ, Canada, Thái Lan, Cộng hòa Liên bang Đức, Liên bang Nga, v.v.
* Phân tích cạnh tranh:
Yếu tố
cạnh tranh/ Đối thủ
Loại sản phẩm/
chuyên ngành đào
tạo
Giá
Quy mô/
Chỉ tiêu tuyển sinh
Địa điểm thực hành


Thị phần

Đại học Y
Hà Nội

Học viện
Quân Y

Học viện Y
dược cổ
truyền VN

Đại học Kinh
doanh & công
nghệ HN

09

02

03

02

970.000đ/thán
g

970.000đ/thán
g


2.500.000đ/tháng

1100/3300

1100/3300

700/3300

400/3300

Chủ yếu tại BV
Đại học Y Hà
Nội, các Bệnh
viện Trung ương
33%

Chủ yếu tại
Bệnh viện
Quân Y 108,
103
33%

Bệnh viện Tuệ
Tĩnh

Tại trường và các
phòng khám tư
nhân

22%


12%

970.000đ/tháng

3. Phân tích SWOT, xây dựng các chiến lược S-O ; S-T; W-O;W-T
S - Điểm mạnh
W – Điểm yếu
- Bề dày lịch sử 115 năm xây dựng và phát - Cơ sở vật chất không đáp ứng đủ nhu cầu
triển, có vị thế, uy tín hàng đầu trên phạm vi cả thực hành, học tập của sinh viên.
nước và thế giới.
- Đa số giảng viên đều là bác sĩ kiêm
Học viên: Trần Thị Ngọc Trang – CHQLGDK14B

Page 5


TIỂU LUẬN MÔN MARKETING TRONG GIÁO DỤC
- Đội ngũ giảng viên, cán bộ y tế được đào tạo
chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, tâm huyết và
nhiệt tình.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, giảng đường,
phòng thực hành lâm sàng, phòng thí nghiệm,
thư viện … được đầu tư cơ bản đáp ứng đủ
nhu cầu học tập của sinh viên.
- Thu hút được đối tượng học sinh khá, giỏi tại
các trường THPT chuyên.
- Cơ chế làm việc dân chủ, đảm bảo tính công
bằng khách quan trong đánh giá, kiểm tra.
- Có nhiều cơ sở thực hành cho sinh viên: các

bệnh viện trung ương, phòng khám quốc tế,
trung tâm y tế tại Hà Nam …
O – Cơ hội
- Công nghệ thông tin phát triển, do đó sinh
viên có nhiều cơ hội học tập, cách thức và
phương tiện học tập trở nên dễ dàng hơn.
- Nhu cầu học tập và mong muốn trở thành cán
bộ y tế của các học sinh khá giỏi ngày càng
cao.
- Phấn đấu đến năm 2030, xây dựng phát triển
Đại học Y Hà Nội trở thành mô hình Đại học
khoa học sức khỏe trọng điểm quốc gia ngang
tầm khu vực về đào tạo, nghiên cứu khoa học
và chuyển giao công nghệ, là trung tâm ứng
dụng và cung cấp các kỹ thuật y tế chất lượng
cao trong các lĩnh vực của y tế cho các tỉnh
phía Bắc và cả nước đáp ứng yêu cầu của công
tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân.
- Được sự quan tâm trực tiếp của Bộ Y tế, Bộ
Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội.

nhiệm, do đó thời gian dành cho sinh viên
còn bị hạn chế, chất lượng đào tạo nhiều
khi không được đảm bảo.
- Một số giảng viên có bề dày kinh nghiệm,
có kỹ năng nghề nghiệp, nhưng còn ngại
đổi mới phương pháp dạy học, ngại cập
nhật công nghệ dạy học hiện đại.

- Không ít sinh viên chưa hiểu hết được
ngành nghề mình đang theo học, không
biết học xong sẽ làm việc gì, làm ở đâu?

T - Thách thức
- Phát triển mạng lưới học tập trực tuyến,
giảm thiểu tối đa số giờ lên lớp của sinh
viên.
- Số lượng sinh viên ngày càng đông, do
đó các cơ sở thực hành thường xuyên gặp
tình trạng quá tải.
- Đảm bảo duy trì tỉ lệ sinh viên có việc
làm đúng ngành, đúng nghề ngay trong
năm đầu sau khi tốt nghiệp từ 95% trở lên.
- Cung cấp các dịch vụ giáo dục, dịch vụ y
tế ngang tầm khu vực và thế giới bằng cách
liên tục cải tiến chương trình, phương pháp
và điều kiện dạy – học cũng như cải tiến hệ
thống quản lí của trường, đáp ứng nhu cầu
của người học, người sử dụng lao động và
của xã hội ngày nay.

* Xây dựng các chiến lược:
Nhóm chiến lược S – O:
Thâm nhập thị trường: Tận dụng các thế mạnh như: Vị thế, uy tín về trường, về
giảng viên, về mức học phí, cơ sở vật chất … kết hợp với các cơ hội bên ngoài như
nhu cầu về học tập ngành y, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự ủng hộ của các
Học viên: Trần Thị Ngọc Trang – CHQLGDK14B

Page 6



TIỂU LUẬN MÔN MARKETING TRONG GIÁO DỤC
cấp chính quyền... Trường Đại học Y Hà Nội sẽ tận dụng tối đa các thế mạnh hiện tại
đã đầu tư để thâm nhập thị trường đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao cho
các tỉnh phía Bắc và trên khắp cả nước.
Nhóm chiến lược S – T:
Phát triển thị trường: Với các điểm mạnh của nhà trường, tìm thị trường mới cho
các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn sẽ làm tăng doanh thu cho nhà trường,
đồng thời phát huy được lợi thế cạnh tranh khi đối đầu với các đối thủ.
Phát triển sản phẩm: Đa dạng hóa chương trình đào tạo, mở rộng loại hình đào
tạo như: đào tạo trực tuyến Elearning, đào tạo từ xa … ; đảm bảo cơ hội việc làm sau
khi ra trường cho sinh viên sẽ thu hút được nhiều sinh viên khá giỏi, từ đó sẽ đáp ứng
được sự thỏa mãn cho khách hàng, tăng lợi thế cạnh tranh cho nhà trường.
Nhóm chiến lược W – O:
Để khai thác hiệu quả các cơ hội trên thị trường, đồng thời khắc phục các điểm
yếu của nhà trường, cần phải có sự kết hợp ngược về phía sau, để có được các giải
pháp tăng uy tín, thương hiệu cho trường. Nhà trường cần lồng ghép trong các buổi
sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt đầu khóa nhằm quảng bá hình ảnh trường, tuyển
sinh, cơ hội việc làm của từng ngành nghề đào tạo. Đồng thời mở rộng cơ hội học
tập, trau dồi kỹ năng mềm cho sinh viên, học viên và cán bộ y tế, giảng viên trong
nhà trường.
Nhóm chiến lược W – T:
Tận dụng nguồn ngân sách từ đầu tư, sự ủng hộ của chính quyền xây dựng và
hoàn thiện cơ sở vật chất phòng học và xây dựng quy chế để giảng viên tích cực đổi
mới phương pháp dạy học và sử dụng trang thiết bị mới trong giảng dạy. Đẩy mạnh
công tác marketing trong nhà trường, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên
cùng địa bàn.
4. Xác định Chiến lược Marketing: Mục tiêu Marketing; Phân khúc thị
trường,lựa chọn thị trường mục tiêu

* Mục tiêu Marketing:
- Thu hút đối tượng học sinh khá giỏi có mong muốn trở thành cán bộ y tế chất lượng
cao học tập tại trường.
- Khẳng định vị thế, uy tín của nhà trường về chất lượng đào tạo.
Học viên: Trần Thị Ngọc Trang – CHQLGDK14B

Page 7


TIỂU LUẬN MÔN MARKETING TRONG GIÁO DỤC
- Phấn đấu trở thành mô hình Đại học khoa học sức khỏe trọng điểm quốc gia ngang
tầm khu vực về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, là trung tâm
ứng dụng và cung cấp các kỹ thuật y tế chất lượng cao trong các lĩnh vực của y tế cho
các tỉnh phía Bắc và cả nước vào năm 2030.
* Phân khúc thị trường:
- Theo địa lý: Trên cả nước và một số quốc gia như Ucraina, Mông Cổ
- Theo lứa tuổi: Từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, giới tính.
- Theo hành vi học tập:
+ Lấy bằng: 60%
+ Cơ hội làm việc: 95%
+ Du học: 10%
- Đối tượng tuyển sinh: Là học sinh khá, giỏi trên khắp cả nước.
* Lựa chọn thị trường mục tiêu:
- Thị trường mục tiêu: phía Bắc
- Khách hàng mục tiêu: học sinh tốt nghiệp THPT loại khá, giỏi khu vực phía Bắc.
- Chiến lược mục tiêu: chiến lược thâm nhập thị trường, tăng nhận biết thương hiệu.
5. Chiến lược Marketing Mix: 7P
* (P1) Sản phẩm cụ thể:
- Triển khai xây dựng chương trình đào tạo tín chỉ cho 09 chuyên ngành áp
dụng với đối tượng Đại học: BSĐK, BSYHCT, BSYHDP, BSRHM, CNĐD, CNDD,

CNYTCC, CNXNYH, CNKXNK.
- Mở rộng các lớp đào tạo theo chương trình tiên tiến nhằm cung cấp nguồn
nhân lực y tế đảm bảo chất lượng quốc tế.
- Nhằm đạt mục tiêu đào tạo là đảm bảo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao:
phải nâng cao sự hiểu biết của sinh viên về ngành nghề được đào tạo, tổ chức các lớp
học tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung theo chuyên ngành y dành cho sinh viên, học
viên trong toàn trường.
- Mở các khóa bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề nghiệp, công
nghệ dạy học … dành cho cán bộ y tế, giảng viên, nhân viên trong toàn trường.
Học viên: Trần Thị Ngọc Trang – CHQLGDK14B

Page 8


TIỂU LUẬN MÔN MARKETING TRONG GIÁO DỤC
* (P2) Chiến lược về giá:
Mức trần học phí do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài Chính và Bộ Y tế quy
định. Không đề xuất các khoản thu ngoài quy định. Nhằm thực hiện mục tiêu chiến
lược là thâm nhập thị trường, đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao
với chi phí ngang bằng hoặc thấp hơn các cơ sở đào tạo chuyên ngành y trên khắp cả
nước.
* (P3) Chiến lược thông báo chiêu sinh:
- Quảng cáo: Địa điểm quảng cáo: tại trường Đại học Y Hà Nội
- Các phương tiện quảng cáo:
+ Thông tin trên website: , fanpage: Đại học Y Hà Nội.
+ Đặt banner tại cổng trường, các dãy ký túc xá.
+ Treo băng rôn, quảng cáo ngoài cổng trường và các giảng đường.
- Quan hệ công chúng:
+ Phối hợp Đoàn Thanh Niên, Hội Sinh viên, Câu lạc bộ Thanh niên Tình
nguyện tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh.

* (P4) Phân phối:
- Liên kết với các Viện đào tạo trực thuộc trường, các bệnh viện tuyến địa
phương, tuyến huyện xây dựng các cơ sở thực hành theo chuẩn chất lượng cho sinh
viên.
- Nhà trường còn mở rộng liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các
trường, viện, học viện, tổng cục, các cơ sở y tế, các doanh nghiệp để trao đổi thông
tin, tư liệu bồi dưỡng cán bộ, hợp tác giải quyết những vấn đề thực tiễn chuyên môn.
* (P5) Nhân lực:
- Nhà trường đảm bảo tuyển dụng nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ,
đủ điền kiện về sức khoẻ, được đào tạo đúng ngành nghề và đáp ứng được yêu cầu
công việc của Nhà trường .

Học viên: Trần Thị Ngọc Trang – CHQLGDK14B

Page 9


TIỂU LUẬN MÔN MARKETING TRONG GIÁO DỤC
- Nhà trường đảm bảo mọi cán bộ, nhân viên trong Nhà trường đều được đào
tạo thích hợp, được cung cấp các tài liệu liên quan đến công việc được giao, được
đáp ứng một cách thoả đáng nguyên vọng được đào tạo, nâng cao trình độ, kiến thức
để phục vụ cho công việc tốt hơn.
- Việc tuyển dụng và đào tạo được Nhà trường thực hiện tuân thủ theo các quy
định hiện hành của nhà nước cũng như nhu cầu cung cấp dịch vụ đào tạo.
- Áp dụng mô hình đánh giá cán bộ, giảng viên dựa trên thang điểm về mức độ
kết quả hoàn thành công việc tại đơn vị.
- Triển khai thu thập và xử lý thông tin phản hồi của cán bộ, giảng viên, nhân
viên về các mặt hoạt động của Nhà trường và đảm bảo 70% cán bộ nhà trường hài
lòng với các hoạt động của nhà trường.
* (P6) Quy trình:

- Thực hiện theo Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008.
- HTQLCL được Nhà trường xây dựng, duy trì áp dụng và thường xuyên cải
tiến để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động cung cấp dịch vụ đào tạo, nghiên
cứu khoa học và hợp tác quốc tế phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2008.
- HTQLCL này qui định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, các mối quan
hệ chỉ đạo trực tiếp và phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình tiến hành các hoạt động
liên quan.
- Nhà trường đảm bảo mọi cán bộ, nhân viên đều thấu hiểu và tuân thủ tiến
hành theo đúng các quy định của hệ thống tài liệu được ban hành.
* (P7) Minh chứng cụ thể:
Hiện nay Trường có một đội ngũ giảng viên cơ hữu, hợp đồng ngắn và dài hạn
là 1445 người, trong đó theo trình độ chuyên môn có 09 Giáo sư, 142 Phó Giáo sư,
268 Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa cấp II; 374 thạc sỹ, chuyên khoa cấp I; 482 đại học
và dưới đại học.

Học viên: Trần Thị Ngọc Trang – CHQLGDK14B

Page 10


TIỂU LUẬN MÔN MARKETING TRONG GIÁO DỤC
Cơ sở vật chất của trường đã và đang được đầu tư nâng cấp hiện đại hơn. Tổng
diện tích đất sử dụng của Trường là 111354m2, trong đó tổng diện tích phòng học là
2.770m2. Tỷ lệ diện tích phòng học trên SV là 0,38m2/người.
Trường hiện có 76 đơn vị trực thuộc, trong đó có 27 phòng, ban, trung tâm;
03 khoa; 8 bộ môn y học cơ bản; 22 bộ môn y học lâm sàng; 13 bộ môn y học cơ sở;
03 viện. Hệ thống phòng thí nghiệm và thực hành của trường gồm 32 phòng thí
nghiệm và 35 phòng thực hành được trang bị các dụng cụ thí nghiệm, thực hành phục
vụ cho 16 chuyên ngành thuộc các bộ môn của Nhà trường. Trong đó có Trung tâm Y

sinh học – Gen Protein, labo Hoá sinh, Trung tâm Thực hành kỹ năng tiền lâm sàng
.v.v. đều là các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và tương đương. Trường có 01
xưởng trường, 01 trung tâm in phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu cho SV
và HV.
Khu ký túc xá (KTX) của trường cũng đã được xây dựng với 04 toà nhà kiên
cố (E1, E2, E3, E5) gồm 144 phòng ở với tổng diện tích 7.452 m2 đáp ứng 1.779 chỗ
cho SV và HV SĐH trên tổng số 1.959 SV và HV có đăng ký nguyện vọng ở KTX,
đạt 91%. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thành phố Hà Nội và Bộ Y tế, Nhà
trường vừa tổ chức Lễ khánh thành nhà KTX 15 tầng nổi và 2 tầng hầm với tổng diện
tích xây dựng khoảng 26.300 m2 và công suất đáp ứng 1.400 chỗ ở cho SV.
Hệ thống phòng thực hành, thí nghiệm gồm: 03 phòng với 150 máy tính, 04
giảng đường kính hiển vi, 04 labô lớn và 01 Trung tâm đào tạo kỹ năng Tiền lâm
sàng. Ngoài ra, tại các bộ môn Y học cơ sở và một số bộ môn khác đều có labo riêng
phục vụ dạy học chuyên ngành như labo hỗ trợ sinh sản, labo nghiên cứu tác động
môi trường đến sức khỏe….
Nhà trường còn được sử dụng hệ thống phòng thí nghiệm và thực hành tại các
viện và bệnh viện như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện mắt
Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Viện vệ sinh Dịch tễ Trung
ương... Tổng số phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ cho giảng dạy lên 35 phòng
thực tập và 32 phòng thí nghiệm với các trang thiết bị (TTB) và dụng cụ thực hành,
Học viên: Trần Thị Ngọc Trang – CHQLGDK14B

Page 11


TIỂU LUẬN MÔN MARKETING TRONG GIÁO DỤC
thí nghiệm phục vụ cho 16 chuyên ngành thuộc các bộ môn Y học cơ sở và Khoa học
cơ bản.
Thư viện được bố trí thành 05 phòng đọc lớn và 04 kho theo mục đích sử dụng
của người đọc, gồm có: phòng đọc cán bộ, học viên; phòng đọc SV; phòng mượn;

phòng Multilmedia gồm 40 máy tính. Thư viện có trên 9.956 cơ sở dữ liệu sách, 267
cơ sở dữ liệu giáo trình, 6.951 cơ sở dữ liệu luận án, 660 cơ sở dữ liệu báo, 30.361 cơ
sở dữ liệu bài trích báo các loại.
Ngoài ra, trường còn có các cơ sở thực hành bên ngoài trường là các bệnh
viện, viện nghiên cứu và các cơ sở y tế trong thành phố Hà Nội và một số tỉnh thành
khác như: Hà Nam, Thái Nguyên, Bắc Kạn .v.v.
6. Chiến lược định vị
- Khách hàng mục tiêu của trường là: học sinh tốt nghiệp THPT loại khá, giỏi
khu vực phía Bắc.
- Mức trần học phí do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài Chính và Bộ Y tế quy
định. Không đề xuất các khoản thu ngoài quy định. Học sinh chỉ phải chi trả mức học
phí ngang bằng hoặc thấp hơn các cơ sở đào tạo chuyên ngành y trên khắp cả nước.
- Bề dày lịch sử 115 năm xây dựng và phát triển, có vị thế, uy tín hàng đầu trên
phạm vi cả nước và thế giới.
- Đội ngũ giảng viên, cán bộ y tế được đào tạo chuyên nghiệp, có kinh nghiệm,
tâm huyết và nhiệt tình.
- Cơ sở vật chất của trường đã và đang được đầu tư nâng cấp hiện đại hơn. Nhà
trường còn được sử dụng hệ thống phòng thí nghiệm và thực hành tại các viện và
bệnh viện.

7. Chiến lược cạnh tranh
Trường Đại học Y Hà Nội sử dụng chiến lược canh trạnh nhờ vào vị thế và uy
tín thương hiệu của chính nhà trường: đó chính là chất lượng đào tạo đạt chuẩn, hội
nhập quốc tế, cơ hội việc làm phong phú, tiếp cận các dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế
ngang tầm khu vực và thế giới, cải tiến liên tục chương trình, phương pháp dạy - học
Học viên: Trần Thị Ngọc Trang – CHQLGDK14B

Page 12



TIỂU LUẬN MÔN MARKETING TRONG GIÁO DỤC
và cách quản lý của Trường, đáp ứng nhu cầu của người học, người sử dụng lao động
và của xã hội.
8. Đánh giá kết quả Marketing
Việc đánh giá kết quả marketing được thực hiện theo hình thức so sánh với các
mục tiêu marketing trên cơ sở đánh giá như sau:
Mục tiêu marketing
Cơ sở đánh giá
- Thu hút đối tượng học sinh khá giỏi có mong Báo cáo kết quả tuyển sinh hàng năm
muốn trở thành cán bộ y tế chất lượng cao học tập
tại trường.
- Khẳng định vị thế, uy tín của nhà trường về chất Báo cáo kết quả tuyển sinh hàng năm
lượng đào tạo.
Báo cáo tổng kết năm học
- Phấn đấu trở thành mô hình Đại học khoa học Báo cáo kết quả tuyển sinh hàng năm
sức khỏe trọng điểm quốc gia ngang tầm khu vực

Báo cáo tổng kết năm học

Trong xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam ngày càng hội nhập hơn với thế giới
cơ chế thị trường với các quy luật của nó đã và đang được các đơn vị sự nghiệp thực
thi. Trong đó vấn đề lập kế hoạch Marketing có vai trò rất quan trọng. Đây là khâu
quan trọng, cơ bản của vấn đề kinh doanh. Thông qua việc lập kế hoạch marketing,
nhà trường có thể quảng bá được tên tuổi, các sản phẩm đào tạo của mình đến người
học nhằm mục đích thu hút người học đến đăng ký học góp phần tăng thêm doanh
thu cho nhà trường.

Học viên: Trần Thị Ngọc Trang – CHQLGDK14B

Page 13




×