Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

QUY HOẠCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CHO THỊ TRẤN QUỐC OAI VÀ 5 XÃ LÂN CẬN: PHƯỢNG CÁCH, YÊN SƠN, ĐỒNG QUANG, CỘNG HÒA, TÂN HÒA, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI; GIAI ĐOẠN 2020 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.87 KB, 120 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
QUY HOẠCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN CHO THỊ TRẤN QUỐC OAI VÀ 5 XÃ LÂN
CẬN: PHƯỢNG CÁCH, YÊN SƠN, ĐỒNG QUANG,
CỘNG HÒA, TÂN HÒA, HUYỆN QUỐC OAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI; GIAI ĐOẠN 2020 -2030

HÀ NỘI, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
QUY HOẠCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN CHO THỊ TRẤN QUỐC OAI VÀ 5 XÃ LÂN
CẬN: PHƯỢNG CÁCH, YÊN SƠN, ĐỒNG QUANG,
CỘNG HÒA, TÂN HÒA, HUYỆN QUỐC OAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI; GIAI ĐOẠN 2020 -2030

Ngành
Mã ngành

: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường


: 52 51 04 06

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Phạm Thị Tố Oanh.

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đồ án này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên
cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức đã được chọn lọc. Các tài liệu tham khảo hoàn
toàn là tài liệu chính thống đã được công bố trên các tác phẩm và các tài liệu theo
danh mục tài liệu của đồ án. Đồ án dựa trên sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Tố
Oanh.
Tôi xin cam đoan đồ án này chưa được công bố ở bất kỳ tài liệu nào.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Hương Lan


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viện KHMT&SKCĐ

: Viện Khoa học môi trường & Sức khỏe cộng đồng

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam


NCKT

: Nghiên cứu kỹ thuật

TW

: Trung ương

UBND

: Uỷ ban nhân dân

QL

: Quốc lộ

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

THCS

: Trung học cơ sở

BTCT

: Bê tông cốt thép

CTR


: Chất thải rắn

CTNH

: Chất thải nguy hại

VNĐ

: Đồng (tính theo đơn vị tiền tệ của Việt Nam)

GTB

: Giá thiết bị

GXL

: Giá xây lắp


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH ẢNH


LỜI CẢM ƠN

Đồ án tốt nghiệp là nhiệm vụ và là yêu cầu của sinh viên để kết thúc khoá học
trước khi tốt nghiệp ra trường, đồng thời giúp cho sinh viên tổng kết được những
kiến thức đã học trong suốt quá trình học tập, cũng như phần nào xác định công việc
mà mình sẽ làm trong tương lai.
Đề hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài “ Quy hoạch hệ thống quản lý chất
thải rắn cho thị trấn Quốc Oai và 5 xã lân cận: Phượng Cách, Yên Sơn, Đồng
Quang, Cộng Hòa, Tân Hòa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội; Giai đoạn
2020 – 2030” , trước hết tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong
khoa Môi trường, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã nhiệt tình
giảng dạy và truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến TS. Phạm Thị Tố
Oanh. Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, tôi gặp không ít những vướng mắc, khó
khăn nhưng nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo kịp thời và tận tình của cô tôi đã hoàn thành
tốt đồ án tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm thầy cô, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
thực hiện tốt đồ án của mình.
Trong quá trình làm đồ án không tránh khỏi những sai sót, kính mong sự đóng
góp của các thầy, cô để đồ án được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường là hai yếu tố không thể tách rời
trong mọi hoạt động của con người. Cùng với sự phát triển kinh tế, các đô thị, các
ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngày càng được mở rộng, nó tạo ra một số
lượng chất thải lớn. Phát triển bền vững là chiến lược phát triển toàn cầu nhằm đáp
ứng nâng cao chất lượng đời sống con người bao gồm việc duy trì các yếu tố thúc
đẩy sự phát triển cho các thế hệ tương lai.
Những năm gần đây Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế đô thị

hóa và hiện đại hóa rất nhanh, đồng thời dân số ngày một tăng lên. Chính vì vậy khối
lượng rác trong khu dân cư và đô thị ngày càng tăng. Lượng chất thải rắn này nếu
không được xử lý một cách hợp lý sẽ gây ra hàng loạt hậu quả tiêu cực đối với môi
trường sống. Các loại chất thải rắn chủ yếu là chất thải sinh hoạt (gia đình, cơ quan,
công sở, chợ, trường học), chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải xây dựng,
chất thải nông nghiệp, chất thải thương mại... Mặc dù môi trường có khả năng tự
đồng hóa các chất ô nhiễm nhưng khả năng đồng hóa này chỉ có giới hạn, khi hàm
lượng các chất ô nhiễm quá cao sẽ dẫn tới mất khả năng cân bằng sinh thái. Như vậy
vấn đề cần quan tâm đó là phải có hệ thống xử lý chất thải rắn hợp lý nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo cuộc sống cho người dân xung quanh.
Quốc Oai là 1 trong 12 huyện của tỉnh Hà Tây cũ, nay là một trong 18 huyện
ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Hiện nay trên địa bàn huyện Quốc Oai vẫn chưa có
sự phân loại rác, hầu hết rác được người dân cho vào túi nilon hoặc bao tải rồi đổ
thừa bữa bãi, thường là các khu đất trống bỏ hoang gần nhà, hoặc vứt ra ven mương,
bờ máng tạo thành các bãi rác tự phát gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Tính đến nay, toàn huyện Quốc Oai mới có 17/21 xã thành lập tổ thu gom rác
thải đưa về vị trí tập kết. Các xã còn lại, người dân ở thôn xóm thường đổ rác thải tự
phát vào nơi đất trống của thôn. Vì vậy nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải đã
và đang trở thành vấn đề cấp bách trong khu liên xã. Cho đến nay chưa có công trình
khoa học nào nghiên cứu về chất thải trên địa bàn, nếu không được quản lý sẽ gây
hại cho môi trường và con người.
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài: “ Quy hoạch hệ thống quản
lý chất thải rắn cho thị trấn Quốc Oai và 5 xã lân cận: Phượng Cách, Yên Sơn,
Đồng Quang, Cộng Hòa, Tân Hòa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội ’’

9


2. Mục tiêu nghiên cứu
-


Mục tiêu : Đề xuất được Quy hoạch quản lý CTR khu vực liên xã huyện Quốc Oai
phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của khu vực, giai đoạn 2020-2030.

- Mục tiêu cụ thể:
• Tìm hiểu hiện trạng về phát sinh CTR ở cụm công nghiệp và khu vực xã lân cận thị
trấn Quốc Oai.
• Đưa ra biện pháp quản lý phù hợp: Thu gom, lưu giữ và xử lý CTR.
3. Nội dung nghiên cứu
-

Xác định số lượng CTR phát sinh trong khu vực liên xã.
Vạch tuyến thu gom (02 phương án)
Thiết kế hệ thống xử lý (02 phương án)
Khái toán kinh tế (02 phương án), lựa chọn phương án phù hợp.
4. Tổng quan các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu
Tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu:

-

TCVN 6706:2009-BKHCNMT, Tiêu chuẩn về chất thải nguy hại – phân loại.
TCXDVN 261:2001: Bãi chôn lấp chất thải rắn – tiêu chuẩn thiết kế.
Thông tư 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD về bảo vệ môi trường đối với bãi chôn

-

lấp chất thải rắn.
QD/60/2002/QD-BKHCNMT Quyết định về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật chôn

-


lấp chất thải nguy hại.
Bản thuyết minh công nghệ lò đốt rác thải công nghiệp FBE-1000.
TS. Nguyễn Thu Huyền (2014), Giáo trình quản lý chất thải rắn, Đại học Tài

-

nguyên và Môi trường Hà Nội.
PGS.TS. Nguyễn Văn Phước (2008), Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại,

-

Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
Báo cáo tổng hợp huyện Quốc Oai 4/2015.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-

Đề tài chỉ xét đến hiện trạng phát sinh CTR sinh hoạt và công nghiệp trong khu vực

-

liên xã.
Địa điểm: thị trấn Quốc Oai và 5 xã lân cận: Phượng Cách, Yên Sơn, Đồng Quang,

-

Cộng Hòa, Tân Hoà- huyện Quốc Oai.
Phạm vi: Nghiên cứu quản lý CTR khu vực liên xã huyện Quốc Oai từ năm


-

2020 – 2030.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 - tháng 5 năm 2017.

10


6. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu: Tìm hiểu, thu thập số liệu, các công thức và mô hình
dựa trên các tài liệu có sẵn và từ thực tế. Thu thập các tài liệu tham khảo, các
TCVN, QCVN có liên quan, thông tin về các công ty, cụm công nghiệp.

- Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng,
thủy văn, kinh tế xã hội của khu vực dự án.

- Phương pháp tính toán: dựa vào các tài liệu và thông tin thu thập được để tính toán
các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý CTR.
-

Phương pháp tham vấn: Lấy ý kiến của các chuyên gia, giáo viên hướng dẫn về nội
dung có liên quan.

- Phương pháp thiết kế : Sử dụng phần mềm Autocad trong việc thiết kế các bản vẽ
các công trình xử lý CTR.

11



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM
KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THỊ TRẤN QUỐC OAI VÀ NĂM XÃ LÂN CẬN
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý [10]
Quốc Oai là một huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Tây (cũ), có tọa độ địa
lý như sau:
- Vĩ độ Bắc

: từ 20054’ đến 21004’;

- Kinh độ Đông: từ 105030’ đến 105043’50’’.
Quốc Oai cách Thủ đô Hà Nội 30km về phía Tây, cách quận Hà Đông 18km và
thị xã Sơn Tây 24km; ranh giới địa lý giáp các huyện Phúc Thọ và huyện Thạch Thất
về phía Bắc; giáp huyện Chương Mỹ về phía Nam; giáp huyện Hoài Đức về phía
Đông và giáp huyện Lương Sơn (Hòa Bình) về phía Tây.
Diện tích tự nhiên của Quốc Oai vào khoảng 147km2 bao gồm thị trấn Quốc
Oai và 20 xã (kể cả xã Đông Xuân mới sát nhập vào Quốc Oai từ 5/8/2008) với tổng
số dân là 163.714 người, mật độ dân số là 1.114 người/km2.

Hình 1.1 Bản đồ huyện Quốc Oai

12


1.1.2. Địa hình [10]
Quốc Oai nằm trên khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, địa hình
khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi. Nhìn tổng quát, địa hình có hướng
thấp từ Tây sang Đông và được chia thành 3 vùng địa hình chính:
- Vùng đồi thấp: nằm ở phía Tây của huyện, gồm 5 xã là Đông Xuân, Phú Cát,
Phú Mãn, Hòa Thạch và Đông Yên là vùng bán sơn địa, địa hình trong vùng không

đồng đều, gồm những đồi thấp xen kẽ các đồi trũng. Đất gò đồi có độ cao phổ biến từ
20 - 25m, cốt đất dưới ruộng từ 7 - 10m. Đất đai chủ yếu nằm trên nền đá phong hóa
xen lẫn lớp sỏi ong. Tầng đất canh tác thấp.
Với đặc điểm như vậy rất thích hợp cho phát triển trồng cây công nghiệp và cây
ăn quả có giá trị kinh tế cao.
Đến thời điểm năm 2004, một phần lớn diện tích vùng bán sơn địa huyện đã
được quy hoạch thành các vùng phát triển đô thị và công nghiệp của TW và của tỉnh.
- Vùng nội đồng gồm 7 xã Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Nghĩa Hương, Cấn Hữu,
Ngọc Liệp, Tuyết Nghĩa, Liệp Tuyết có độ cao từ 5 - 7m, có xu hướng giảm dần về
phía Tây Nam.
- Vùng bãi Đáy ven sông gồm 8 xã, 01 thị trấn là Sài Sơn, Phượng Cách, Yên
Sơn, Đồng Quang, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành và thị trấn Quốc Oai, có
độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tuy nhiên những ô trũng ở Cộng Hòa
có độ cao tuyệt đối từ 1,5 - 3 m. Với đặc điểm địa hình như trên, huyện có thể phát
triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi, trong đó có những loại cây công nghiệp,
cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao, song đặt ra khó khăn cho công tác thủy lợi.
1.1.3. Khí hậu [10]
Khí hậu của huyện mang đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng với
2 mùa rõ rệt là mùa đông khô và lạnh, còn mùa hè nóng ẩm.
Nhiệt độ trung bình năm 23 - 24 0C, lượng mưa trung bình năm 1650 - 1800
mm. Trong 15 năm qua, lượng mưa năm cao nhất (năm 1994) là 2300 mm; năm thấp
nhất (năm 1995) là 1200 mm. Trận mưa lớn nhất (tháng 11 năm 1984) là 520 mm.
Lượng bốc hơi cả năm chiếm trên 60% tổng vũ lượng. Hàng năm, Quốc Oai chịu ảnh
hưởng của 2 - 3 cơn bão, gió thường dưới cấp 8, cấp 9. Những năm gần đây ít có sương muối, song một số năm có xoáy lốc cục bộ gây hại đối với cây cối và nhà cửa.
Do đặc điểm của địa hình địa mạo, Quốc Oai có 2 tiểu vùng khí hậu khác nhau.

13


- Vùng đồng bằng: nằm phía Đông sông Tích, độ cao chủ yếu dưới 10m, mang

đặc điểm khí hậu đồng bằng. Nhiệt độ trung bình năm 23,8 oC, cao nhất (tháng 6) là
37,5oC; thấp nhất (tháng 1) là 14 oC. Trong năm có khoảng 1600 - 1700 giờ nắng, độ
ẩm trung bình 82 - 86%.
- Vùng gò đồi: nằm phía Tây sông Tích, độ cao trung bình 15 - 50m, khí hậu ôn
hòa hơn so với vùng đồng bằng. Nhiệt độ trung bình 23,5 oC, lượng mưa cao hơn
vùng đồng bằng 100 -150mm, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả
trong điều kiện tưới ở vùng gò đồi khá khó khăn.
Nhìn chung, Quốc Oai có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc gieo trồng quanh
năm, đa dạng hóa nông nghiệp, phát triển các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao
phục vụ nhân dân và cung cấp cho thị trường Hà Nội và các vùng lân cận.
1.1.4. Thủy văn [10]
Trên địa bàn huyện có hệ thống các con sông chảy qua đó là sông Đáy và sông
Tích. Chế độ thủy văn của huyện phụ thuộc vào sông Hồng, sông Đáy, sông Tích và
nhiều ao hồ khác. Sông Hồng tuy không chảy qua địa phận Quốc Oai nhưng mực
nước sông Hồng ảnh hưởng trực tiếp đến việc tưới tiêu cho hơn 1000 ha ở vùng ven
sông Đáy. Nếu nước sông Hồng lên cao phân lũ qua sông Đáy thì vùng ven Đáy khó
khăn trong việc tiêu nước.
Các sông ở Quốc Oai có 2 mùa rõ rệt, mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, mùa cạn
từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.
- Sông Đáy là phân lưu chính của sông Hồng, chảy qua địa phận Quốc Oai
15km, độ uốn khúc của sông lớn, sông bị bồi lấp mạnh, về mùa cạn sông Đáy chỉ còn
là một lạch nhỏ. Sông Đáy hoàn toàn bị chặn, chỉ khi phân lũ mới được mở cửa tiêu
nước cho sông Hồng, lưu lượng phân lũ lớn Qmax= 5000 m3/s, theo dự báo của tổng
cục dự báo khí tượng thủy văn, khi mực nước sông Hồng lên mức 13,3m tại Hà Nội,
Thủ tướng công bố báo động khẩn cấp lũ lụt vùng phân lũ sông Đáy. Đây chính là
nguyên nhân của hiện tượng bồi lấp và xói lở dòng sông Đáy. Hiện tại, sông Đáy là
nguồn cung cấp nước tưới tiêu quan trọng cho đồng ruộng của huyện Quốc Oai.
- Sông Tích là con sông nội địa, bắt nguồn từ Đầm Long (Ba Vì) qua địa phận
Quốc Oai 18km. Sông Tích có diện tích lưu vực và độ dốc khá lớn 10 - 20m/km, có
thể gây hiện tượng lũ lụt, ảnh hưởng đến tiêu úng của huyện. Sau khi phân lũ sông

Hồng vào sông Đáy, mực nước sông Hồng vượt mức 13,4m tại Hà Nội, công bố lệnh
báo động khẩn cấp lũ lụt vùng chậm lũ Lương Phú để chậm lũ sông Đà vào sông
Tích.

14


1.1.5. Thực trạng cảnh quan môi trường [10]
Cảnh quan ở khu vực thị trấn và 5 xã lân cận mang vẻ đẹp của khu vực đồng
bằng Bắc Bộ, dân cư phân bố không đồng đều. Do tập quán sinh sống và ý thức bảo
vệ môi trường của người dân chưa cao và hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước
nội thị, vệ sinh môi trường của khu vực vẫn chưa được quy hoạch hợp lý nên đã gây
ảnh hưởng đến môi trường. Tuy mức độ ô nhiễm chưa nhiều, về cơ bản môi trường
tự nhiên của khu vực thị trấn và 5 xã lân cận nói riêng và huyện Quốc Oai nói chung
vẫn giữ được sắc thái tự nhiên. Song, để đạt được sự phát triển bền vững trong tương
lai, cần có các biện pháp thích hợp và hiệu quả để bảo vệ môi trường.
1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
1.2.1. Dân số [10]
Theo số liệu điều tra của Chi Cục Thống Kê huyện Quốc Oai năm 2015 thì dân
số trung bình của cả huyện là 175523 người, trong đó dân số xã Đồng Quang là
13597 Người, dân số của xã Cộng Hòa là 7088 người, dân số của xã Tân Hòa là 7463
người, dân số của xã Phượng Cách là 5567 người, dân số của xã Yên Sơn là 7468
người, dân số của thị trấn Quốc Oai là 14569 người với tỷ lệ gia tăng dân số là
1,2%. Khu vực có dân số trẻ, quy mô dân số trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỷ lệ cao, có
trên 55% nữ ở độ tuổi sinh đẻ.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thời năm 2008 là 1,28%, năm 2011 giảm xuống còn
1,15%. Tuy nhiên, đến năm 2015 do tỷ lệ sinh con thứ 3 có xu hướng tăng hơn, tỉ lệ
tăng dân số tự nhiên tăng lên đến 1,26%. Dân số tại huyện nhìn chung khá cân bằng
giữa tỷ lệ nam và nữ (năm 2011 là 48,30% đối với nam và 51,70% đối với nữ, năm
2015 là 47,80% đối với nam và 52,20% đối với nữ).

1.2.2. Thực trạng phát triển dân cư [10]
Dân cư của khu vực sống chủ yếu bằng nghề nông và chăn nuôi gia súc, gia
cầm, 1 phần dân cư tham gia vào phát triển một số ngành nghề truyền thống như gỗ
mỹ nghệ, mây tre đan (xã Đồng Quang ), hay nghề mộc, rèn ( xã Phượng Cách), 1 số
dân cư lại tham gia vào hoạt động sản xuất như trong ngành công nghiệp khai thác,
công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước.
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2008 khoảng 80.970
người, trong đó 42.511 người (chiếm 52,50%) là lao động nông nghiệp, số lao động
trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp là 22.834 người (chiếm 28,20% tổng số lao động).
Số lao động trong ngành dịch vụ là 2.785 người (chiếm 3,44%). Hạn chế của lao động
Quốc Oai là thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề. Tỷ lệ lao động qua các trường đào
15


tạo nghề thấp, chủ yếu làm việc bằng kinh nghiệm. Lao động ở nông thôn đang thiếu
việc làm, thời gian làm việc chiếm khoảng 70%, phổ biến thuần nông, dân cư phân
bố không đồng đều. Năm 2011: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là
85.770 người, trong đó 45.700 người (chiếm 53,28%) là lao động nông nghiệp, số
lao động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là 23.150 người (chiếm
26,99% tổng số lao động). Số lao động trong ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống và hoạt động
dịch vụ khác là 3.168 người (chiếm 3,69%).
1.2.3. Giao thông [10]
Quốc Oai có hệ thống giao thông tương đối phát triển, với 2 tuyến quốc lộ lớn
chạy qua là tuyến đường Hồ Chí Minh (QL21A) ở phía Tây, đường Láng - Hòa Lạc.
Đường tỉnh lộ 80 chạy dọc nối các xã của huyện với quốc lộ 6 đã tạo điều kiện cho
việc lưu thông hàng hóa giữa các huyện với các vùng lân cận, giữa các xã trên địa
bàn huyện trong những năm qua và tạo đà phát triển kinh tế - xã hội của huyện
những năm tới. Song song với các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ do trung ương quản
lý và tỉnh đầu tư nâng cấp, các tuyến đường do UBND huyện quản lý đều được sửa
chữa, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng hàng năm.

Theo báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Quốc Oai đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020, hệ thống đường bộ của huyện như sau:
- Đường quốc lộ:
+ QL 21A: tổng chiều dài chạy qua huyện 7km.
+ Đường Láng - Hòa Lạc: dài 9,4km.
- Đường tỉnh lộ:
+ Tỉnh lộ 80: chiều dài chạy qua huyện 10,2km.
+ Tỉnh lộ 81: chiều dài qua huyện 5km.
- Đường huyện, đường liên xã:
+ Đường Quốc Oai - Hòa Thạch
+ Đường Thạch Thán - Xuân Mai
+ Các tuyến đường liên xã có 8 tuyến với tổng chiều dài 52km.
- Đường trục xã, liên thôn, liên xóm:
+ Đường trục xã - liên thôn có tổng chiều dài 188km.
+ Đường thôn xóm có tổng chiều dài 109km.

16


Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng số đường
giao thông nội huyện là 471 km với 176 km đường bê tông xi măng và lát gạch, còn
lại là đường cấp phối và đường đất, trong đó bao gồm: Đường trục chính là 50 km;
Đường trục liên xã là 52 km; Đường trục liên thôn là 188 km và đường nội bộ xóm là
76 km.
1.2.4. Giáo dục [10]
Hiện nay, khu vực thị trấn Quốc Oai và 5 xã lân cận: Phượng Cách, Yên Sơn,
Đồng Quang, Cộng Hòa, Tân Hoà có 13 trường mầm non, và 10 trường tiểu học
phân phối đều ở các xã và thị trấn. Mỗi xã có 1 trường THCS. Tổng số học sinh của
khu vực nghiên cứu là 11401 học sinh. Các trường có đội ngũ giáo viên có kinh
nghiệm, các trường học được trang bị các trang thiết bị gần như đầy đủ phục vụ cho

quá trình học tập của các em học sinh.
Ngành giáo dục đào tạo đã tập trung vào củng cố, xây dựng quy mô trường học,
lớp học, cung cấp đủ sách giáo khoa và từng bước tăng cường trang thiết bị trường
học, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo.
Công tác đào tạo nghề cho thanh niên bước đầu được chú trọng, đồng thời thực
hiện tốt các loại hình đào tạo. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục chưa toàn diện, đồng
đều. Một số nơi cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nghèo nàn, thiếu thốn nhiều.
1.2.5. Y tế [10]
Trong thời gian qua ngành y tế đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe và
chú ý nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Mỗi xã có một trạm y tế
và khu vực có 1 bệnh viện đa khoa của huyện nằm ở thị trấn Quốc Oai và 1 phòng
khám đa khoa khu vực. Tất cả các xã trong huyện có trạm y tế với hơn 100 giường
bệnh. Cán bộ y tế tăng cường về số lượng và chất lượng, toàn bộ trạm y tế các xã có
bác sĩ, 100% trạm y tế có y sĩ chuyên khoa sản và nhi. Bệnh viện tuyến huyện được
trang bị nhiều thiết bị y tế hiện đại. Tỉ lệ số bác sĩ là 2 bác sĩ/ 1 vạn dân.
1.2.6. Chợ [10]
Khu vực thị trấn Quốc Oai và 5 xã lân cận có nhiều chợ nhỏ, chủ yếu là tự phát,
đáp ứng được đa số lượng thực phẩm cần thiết hàng ngày cho người dân. Nhiều cửa
hàng buôn bán nhỏ được hình thành tự phát xen lẫn với nhà ở ven đường của người
dân.

17


1.3. Hiện trạng quản lý CTR tại khu vực [10]
1.3.1. Nguồn phát sinh và hiện trạng thu gom tại nguồn
a) Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt
Theo kết quả điều tra khảo sát thực tế của Viện KHMT&SKCĐ, lượng rác thải
sinh hoạt trung bình mà 1 người dân Quốc Oai thải ra là 2.16 kg/người.ngày. Theo
đó, lượng rác thải sinh hoạt trung bình của toàn huyện khoảng 81 tấn/ngày. Hiện nay

vẫn chưa có sự phân loại rác trên địa bàn huyện Quốc Oai, hầu hết đều được người
dân cho tất cả vào túi nilon hoặc bao tải dứa rồi đổ thải bừa bãi, thường là các khu
đất trống bỏ hoang gần nhà, hoặc vứt ra ven bờ mương, bờ sông tạo thành các bãi rác
tự phát gây ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là mùi hôi thối, ruồi nhặng là nguyên
nhân tiềm ẩn các nguồn dịch bệnh, mặt khác nước thải rác ngấm xuống đất, sông ao
hồ cũng gây luôn ô nhiễm nguồn nước mặt, mỹ quan bị phá hủy…
b) Chất thải rắn công nghiệp:
Phần lớn chất thải rắn công nghiệp được thu gom, chôn lấp cùng với rác thải
sinh hoạt. Đặc biệt các loại chất thải nguy hại từ các cơ sở sản xuất như thùng sơn,
dầu mỡ, dẻ lau dính dầu, phế phẩm từ sản xuất nhựa, bóng đèn hỏng... hầu hết không
được thu gom, lưu giữ và đưa đi xử lý đúng với quy định là nguồn gốc gây nguy
hiểm lớn về mặt môi trường.
c) Chất thải rắn y tế:
Chất thải rắn y tế gồm 2 loại: loại thứ nhất sinh ra từ các khoa, phòng trong
bệnh viện như bông băng, bơm kim tiêm, bệnh phẩm, thuốc chữa bệnh được gọi là
chất thải nguy hại; loại thứ hai là loại rác thải sinh hoạt do bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân thải ra (chủ yếu là thành phần các chất hữu cơ, nilon, xỉ than, đất đá...).
Hiện nay, bệnh viện huyện tuy đã có lò đốt rác thải y tế song do lượng rác lớn và lò
đốt có công suất nhỏ nên khi đốt rác, khí thải bay thấp, chưa đảm bảo đúng với quy
định. Phần lớn các chất thải bệnh phẩm của các cơ sở y tế là chất thải sinh hoạt của
bệnh nhân không được xử lý hoặc xử lý theo phương pháp đốt phổ thông và chôn lấp
chưa hợp vệ sinh. Các cơ sở y tế cũng chưa có biện pháp thu gom, phân loại giữa rác
sinh hoạt trong bệnh viện và rác y tế để xử lý, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường,
gây nên tình trạng tập trung lẫn lộn rác thải trong khu vực cơ sở y tế và các vùng dân
cư lân cận.
d) Chất thải rắn nông nghiệp:
Đối với Quốc Oai, nông nghiệp là một trong những ngành chính, chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện, vì vậy lượng chất thải rắn sinh ra từ hoạt
18



động sản xuất nông nghiệp là khá lớn, bao gồm các loại chai lọ, vỏ bao bì các loại
thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và các phế phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, thân cây
hoa màu... Các phế phẩm nông nghiệp thường được nông dân dùng để đun hoặc đốt
tại các cánh đồng để tận dụng làm phân bón làm gây ô nhiễm môi trường không khí.
Một trong những nguồn thải lớn ở nông thôn là rác thải chăn nuôi (phân và các
chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác gia súc, gia cầm chết, chất thải lò mổ...) gây ô
nhiễm môi trường không khí, nước thải hết sức nghiêm trọng do hầu hết không được
xử lý triệt để và thải thẳng ra các cống rãnh không có nắp đậy kín, kênh mương, ao
hồ, sông, hoặc cho thấm vào đất. Chỉ một phần nhỏ được các hộ tiến hành dùng làm
hầm biogas. Một số rất ít xã như xã Đông Yên có dự án khí sinh học Việt Nam - Hà
Lan thực hiện từ 2006 - 2008 xây dựng được 120 hầm biogas theo đúng tiêu chuẩn
thiết kế với kinh phí hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ, do đó UBND huyện phải hết sức quan
tâm, đẩy mạnh và nhân rộng mô hình này và các giải pháp hữu hiệu khác như hỗ trợ
vốn xây dựng trạm xử lý tập trung, giáo dục, tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường
trong việc sản xuất, chăn nuôi.
1.3.2. Hiện trạng xử lý [10]
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tây từ năm 2005, UBND huyện Quốc
Oai đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường ký hợp đồng thu gom, vận chuyển
thí điểm tại 05 xã và thị trấn Quốc Oai với Công ty MTĐT Xuân Mai và Công ty Cổ
phần Công nghệ Môi trường sinh thái Tây Hồ đưa về bãi rác Sơn Tây và Chương Mỹ
để xử lý. Mỗi năm thu gom khoảng trên 7.000 tấn. Số lượng rác còn lại của các xã
khác chủ yếu là chôn lấp và đốt tại bãi rác tự nhiên ở các xã, song quy trình đảm bảo
vệ sinh môi trường chưa được kiểm soát theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi
trường. Biện pháp xử lý chủ yếu là dùng phương pháp chôn lấp, tẩy vôi, biện pháp
xử lý này chưa triệt để.
Theo đánh giá của cơ quan tư vấn, các bãi chôn lấp rác thải này cũng chưa đủ
tiêu chuẩn, chưa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của bãi chôn lấp rác thải hợp vệ
sinh như xa khu dân cư, xa nguồn nước, có lớp ngăn cách chống rò rỉ nước thải…
Điều này gây ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh, gây ô nhiễm môi trường

đất, nước, không khí, nhất là khi xảy ra thiên tai, mưa bão, ngập lụt… rác thải tại các
bãi chôn lấp này bị mưa bão cuốn theo dòng chảy, trở thành nguồn lây lan, phát tán
dịch bệnh. Bên cạnh đó, còn tồn tại tình trạng người dân đổ rác thải sinh hoạt ra các
vườn nhà, thậm chí nhiều hộ dân cư thiếu ý thức còn đổ rác thải sinh hoạt ra vệ
đường hoặc xuống các ao hồ, kênh rạch gây ô nhiễm môi trường đáng kể cho
khu vực xung quanh.

19


CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN THU GOM CHẤT THẢI RẮN CHO
THỊ TRẤN QUỐC OAI VÀ 5 XÃ LÂN CẬN; GIAI ĐOẠN 2020 – 2030
2.1. Tính toán lượng chất thải rắn phát sinh giai đoạn 2020 - 2030
2.1.1. Số liệu đầu vào [10]
Dựa trên số liệu thu thập được từ báo cáo “Quy hoạch chung thị trấn Quốc Oai
đến năm 2030” và tham khảo chính quyền địa phương, ta có số liệu như sau:
-

Dân số năm 2015: 60326 người.( Bảng 2-Phụ lục II)
Dự kiến dân số năm 2020: 96531 người.
Tỉ lệ gia tăng dân số: 1,2%
Tỉ lệ thu gom hiện tại: 80%
Tỷ lệ thu gom : đạt 90%.
Tiêu chuẩn thải rác:

 5 năm đầu: 0,6 kg/người.ngđ
 6 năm sau: 0,7 kg/người.ngđ.
- Khối lượng riêng của rác: 380 (kg/m3)
- Thành phần chất thải rắn sinh hoạt được thể hiện qua bảng 2.1- Phụ lục II
2.1.2. Dự báo khối lượng rác phát sinh

• Chất thải rắn sinh hoạt
- Tính dân số:
Dân số = Diện tích khu vực x mật độ dân số x tốc độ tăng dân số (người)
- Tính lượng rác thải:
Lượng rác = Dân số × Tiêu chuẩn thải rác theo từng giai đoạn (kg/ngđ)
- Lượng rác được thu gom hàng năm :
Rác được thu gom = Lượng rác x Tỷ lệ thu gom theo năm x 365 (kg/năm)
- Khối lượng riêng của rác: 380 (kg/m3)
Thể tích rác thu gom = Lượng rác thu gom/ khối lượng riêng (m3/năm)
 Tổng chất thải rắn thu gom trong 11 năm là 218110.98 (tấn /năm)
- Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng 2.2- Phụ lục II
• Chất thải rắn công nghiệp

20


- Khối lượng CTR phát sinh từ sản xuất thu gom được trong 11 năm là 50350.3
(tấn)
- Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng 2.3- Phụ lục II
• Chất thải rắn y tế
- Khu vực có 1 bệnh viện Đa khoa thị trấn Quốc Oai và 5 trạm y tế xã.
-Theo tiêu chuẩn quy định trong chiến lược quản lý chất thải rắn ở các khu đô
thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt,
khối lượng 1.8-2.2 kg/giường.ngày đối với chất thải sinh hoạt bệnh viện, 0.36- 0.55
kg/giường.ngày đối với chất thải nguy hại. Từ thực tế và qua điều tra sơ bộ về các cơ
sở khám chữa bệnh tại huyện cho thấy, các cơ sở khám chữa bệnh ở huyện Quốc Oai
còn nghèo nàn, số bệnh nhân ít vì hầu hết các ca nguy hiểm đều được chuyển lên
tuyến trên. Từ đó có thể lấy tiêu chuẩn thải đối với chất thải bệnh viện ở Quốc Oai ở
mức thấp như sau: chất thải sinh hoạt là 1.8 kg/người.ngày, chất thải nguy hại là 0.36
kh/giường.ngày.

- Lượng CTR phát sinh và thu gom từ bệnh viện là 2164.63 (tấn), bảng 2.4Phụ lục II
• Chất thải rắn từ trường học:
- Trên địa bàn thị trấn Quốc Oai và 5 xã lân cận có: 13 trường mầm non, 10
trường tiểu học, 6 trường THCS.
- Lượng CTR phát sinh và thu gom từ trường học trong 11 năm, bảng 2.5- Phụ
lục II là:
Mth= (3078.27 x 270 x11)/1000 = 9142.46 tấn
Tổng lượng rác thu gom từ năm 2020 – 2030 là :
M = Rác sinh hoạt + Rác công nghiệp + Rác y tế + Rác trường học
= 218110.98+ 50350.30 + 2164.63+9142.46 = 279768.38 (tấn)
2.2. Đề xuất phương án thu gom chất thải rắn
- Cho đến nay, CTR ở khu vực này được thu gom chưa triệt để. Việc thu gom
và vận chuyển còn diễn ra tự phát, ở các khu công nghiệp thì việc này do các đơn vị
sản xuất kinh doanh tự chịu trách nhiệm. Hiện tại địa bàn huyện chưa áp dụng phân
loại CTR tại nguồn. Vậy trong quy hoạch sẽ đề xuất 2 phương án thu gom:
+ Phương án 1: Thu gom không phân loại tại nguồn
+ Phương án 2: Thu gom có phân loại tại nguồn.

21


2.2.1. Phương án thu gom 1: Thu gom không phân loại tại nguồn
Nguồn phát sinh

Điểm tập kết

Xe đẩy tay

Khu xử lý


Xe cơ giới chuyên dụng

Hình 2.1: Sơ đồ thu gom phương án 1
Thuyết minh sơ đồ thu gom
Đối với CTR sinh hoạt thông thường thì công nhân đi thu gom rác thải theo giờ
bằng xe đẩy tay dung tích 660 lít tại các ngõ phố vào thời gian định trước trong ngày.
Các hộ gia đình có trách nhiệm mang CTR chứa trong bịch nilon hoặc trong các
thùng rác và đổ trực tiếp vào xe thu gom. Sau đó đẩy các xe đầy rác tới điểm tập kết
chờ xe ép rác tới vận chuyển và tiến thẳng tới trạm xử lý.
- CTNH: CTNH tại các cơ sở y tế và cụm công nghiệp trong khu thị trấn Quốc
Oai được thu gom bằng xe chuyên dụng (chỉ đề xuất, không tính toán chi tiết).
- CTR thông thường của rác thải y tế, rác thải công nghiệp phát sinh lượng nhỏ
nên thu gom theo CTR sinh hoạt và đưa đến trạm xử lý.
Vì lượng chất thải rắn phát sinh khối lượng lớn, để tránh tồn lưu rác trong ngày,
gây ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân, phù hợp với quy hoạch tổng thể, ta chọn
như sau:
+ Xe ép rác: dung tích 12m3
+ Xe đẩy tay: dung tích 660 lít.
+ Hệ số sử dụng: 0,85.
+ Tần suất thu gom: 1 lần/ngày

22


2.2.2. Phương án thu gom 2: Thu gom phân loại tại nguồn

Nguồn phát sinh

Chất thải rắn vô cơ


Chất thải rắn hữu cơ

Xe đẩy tay

Điểm tập kết

Xe cơ giới chuyên dụng

Khu xử lý

Hình 2.2: Sơ đồ thu gom phương án 2
Thuyết minh sơ đồ thu gom
- CTR thông thường: Đối với CTR sinh hoạt thông thường: Rác thải được
người dân tự phân loại tại từng hộ gia đình. Tại các ngõ, các phố, công nhân đi thu
gom rác thải theo giờ bằng 2 xe đẩy tay dung tích 660 lít dọc theo đường đi, 1 thùng
xanh chứa rác hữu cơ, 1 thùng vàng chứa rác vô cơ khó phân hủy sinh học. Các xe
thu gom đẩy tay sau khi đã thu đầy rác sẽ được vận chuyển tập trung tới các điểm tập
kết sau đó sẽ được các xe nén ép rác chuyên dụng thu gom từng loại chất thải rồi vận
chuyển thẳng đến trạm xử lý.

23


- CTNH: CTNH tại các cơ sở y tế và cụm công nghiệp trong khu thị trấn Quốc
Oai được phân loại tại nguồn, các cơ sở y tế và sản xuất tự phân loại, được thu gom
bằng xe chuyên dụng ( chỉ đề xuất, không tính toán chi tiết).
- CTR thông thường của rác thải y tế, rác thải công nghiệp phát sinh lượng nhỏ
nên cũng được phân loại và thu gom theo CTR sinh hoạt và đưa đến trạm xử lý.
Vì lượng chất thải rắn phát sinh khối lượng lớn, để tránh tồn lưu rác trong ngày,
gây ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân, phù hợp với quy hoạch tổng thể, ta chọn

như sau:
+ Xe ép rác: dung tích 9 m3
+ Xe đẩy tay: dung tích 660 lít.
+ Hệ số sử dụng: K1= 0,85
+ Hệ số kể đến xe đẩy tay sửa chữa K2 (K2 = 1)
+ Tần suất thu gom: T= 1 lần/ngày
2.3. Tính toán thu gom và vạch tuyến
2.3.1. Tính toán thu gom và vạch tuyến theo phương án 1: Không phân loại tại
nguồn
• Thu gom sơ cấp
- Những người thu gom chất thải rắn điều khiển xe đẩy tay qua các dãy phố để
thu gom rác, sau khi đầy xe được đưa đến điểm tập kết, mỗi điểm tập kết trung bình
có 2 - 7 thùng… Sau đó, xe ép rác đến vận chuyển đến khu liên hiệp xử lý rác thải.
- Rác thải CN được thu gom cùng với rác thải sinh hoạt.
- Rác thải y tế và trường học phát sinh lượng nhỏ nên ta thu gom theo CTR sinh
hoạt tại từng ô dân cư.
- Các thông số và công thức tính toán :
+ Lượng rác thu gom (tính theo lượng rác thu gom cuối năm 2030): R (kg/ngđ)
+ Tỷ trọng rác:
+ Hệ số đầy xe: ; hệ số kể đến xe phải sửa chữa:
+ Dung tích xe đẩy tay:
+ Thời gian lưu rác: .
+ Công thức tính số xe đẩy tay:
+ Công thức tính số xe đẩy tay làm đầy 1 xe ép rác:
+ Công thức tính số xe ép rác của khu vực:
- Số xe đẩy tay:

24



+ Số xe đẩy tay thu rác sinh hoạt của dân cư là: 336 xe
+ Số xe đẩy tay thu rác sinh hoạt của công nhân nhà máy là: 53 xe
 Tổng số xe đẩy tay thu rác sinh hoạt là : 389 xe.
- Tính toán chi tiết khối lượng rác thu gom và số xe đẩy tay tại từng ô dân cư (cuối
-

năm 2030), bảng 2.6- Phụ lục II
Tính toán chi tiết khối lượng rác thu gom và số xe đẩy tay tại khu công nghiệp, bảng

2.7- Phụ lục II
• Thu gom thứ cấp
 Tính toán số chuyến thu gom:
- Sử dụng 1 loại xe ép rác Dongfeng loại 12 m 3. Tỉ số nén: r = 1,8 đối với rác
sinh hoạt thông thường.
- Tần suất thu gom: 1 lần/ngày.
+ Số xe đẩy tay làm đầy 1 xe ép rác:
+ Tổng số chuyến xe cần thiết để vận chuyển hết CTR trong 1 ngày là:
(chuyến/ngày) => chọn 10 chuyến.
- Vậy ta bố trí 10 tuyến thu gom, 1 tuyến thu gom tối đa 39 xe. Với tần suất 1
lần/ngày, xe sẽ thu được hết lượng rác thải ở khu vực.
- Vạch tuyến mạng lưới vận chuyển rác: Vạch tuyến mạng lưới thu gom bằng
xe ép rác được thể hiện trên bản đồ.
 Tính toán thời gian thu gom:
- Công thức tính toán đối với hệ thống thu gom xe thùng cố định dỡ tải bằng cơ
giới [7]:
+ Thời gian yêu cầu cho một chuyến xe ép rác với hình thức xe thùng cố định:
Trong đó :

25



×