Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu vai trò của người phụ nữ dân tộc H’Mông trong phát triển kinh tế hộ gia đình tai xã Xuân Lạc huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN DÍA
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ DÂN TỘC H’MÔNG
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ XUÂN LẠC, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Phát triển nông thôn
Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN DÍA


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ DÂN TỘC H’MÔNG
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ XUÂN LẠC, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Phát triển nông thôn
Lớp

: K44 - PTNT

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 - 2016

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Lành Ngọc Tú

Thái Nguyên, năm 2016


i


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực
tiễn” của các trường chuyên nghiệp nói chung và trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên nói riêng. Thực tập tốt nghiệp là bước quan trọng của sinh viên
cuối khóa. Đây là giai đoạn rất quan trọng nhằm củng cố kiến thức đã học
trên ghế nhà trường, đồng thời nâng cao kỹ năng thực hành.
Được sự nhất trí của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ
nhiệm khoa Kinh tế &PTNT, tôi đã tiến hành thực tập khóa luận:
“Nghiên cứu vai trò của người phụ nữ dân tộc H’Mông trong phát triển
kinh tế hộ gia đình tai xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”
Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & PTNT và đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình
của giảng viên Th.S Lành Ngọc Tú, cùng sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ
UBND xã Xuân Lạc.Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các
thầy cô giáo cùng toàn thể các cán bộ UBND xã Xuân Lạc.
Với trình độ và thời gian có hạn, do đó bản đề tài của tôi không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thầy cô để bản đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên , tháng năm 2016
Sinh viên

Hoàng Văn Día


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả chọn mẫu nhóm hộ điều tra tại xã Xuân Lạc .................... 26
Bảng 3.2: Tiêu chí phân loại hộ điều tra ......................................................... 26

Bảng 4.1 Cơ cấu đất đai của xã Xuân Lạc năm 2015 ..................................... 31
Bảng 4.2: Hiện trạng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã Xuân Lạc giai đoạn 2013 2015 ................................................................................................. 36
Bảng 4.3: Số trường, lớp, học sinh đến trường năm 2015 .............................. 38
Bảng 4.4: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính 2015.... 40
Bảng 4.5: Tình hình sản xuất chăn nuôi giai đoạn 2013 - 2015 ..................... 42
Bảng 4.6: Một số thông tin chung của các hộ được điều tra tại xã Xuân Lạc
2016 ................................................................................................. 45
Bảng 4.7: Nhà ở và các phương tiện sinh hoạt của các hộ điều tra 2016 ....... 49
Bảng 4.8: Thực trạng đất sản xuất của nhóm hộ phân theo mức thu nhập 2016
......................................................................................................... 50
Bảng 4.9: Sự phân công lao động của hộ gia đình trong khâu sản xuất nông
nghiệp 2016 ..................................................................................... 53
Bảng 4.10: Kiểm soát giá trị sản xuất nguồn lực tài chính hộ gia đình .......... 55
Bảng 4.11. Tình hình quản lý vốn vay của hộ năm 2015 ............................... 57
Bảng 4.12: So sánh thu nhập của vợ tạo ra so với chồng trong hộ gia đình ở
các nhóm hộ điều tra xã Xuân Lạc năm 2015 ................................ 59
Bảng 4.13: Tình hình sử dụng thời gian trong ngày của phụ nữ H’Mông trong
các nhóm hộ điều tra ở xã năm 2016 .............................................. 61
Bảng 4.14: Sự tham gia của phụ nữ dân tộc H’Mông trong các tổ chức chính
quyền và đoàn thể ........................................................................... 63
Bảng 4.15: Thực trạng phụ nữ H’Mông trong các nhóm hộ tham gia các cuộc
hội họp ở địa phương ...................................................................... 64
Bảng 4.16: Tình hình tiếp cận thông tin của phụ nữ dân tộc H’Mông tại xã
Xuân Lạc 2016 ................................................................................ 68


iii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Thể hiện quyền đứng tên sử dụng đất nhóm hộ 2016 ................ 51



iv

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT

ĐVT

: Đơn vị tính

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

TC – CĐ - ĐH

: Trung cấp – Cao Đẳng – Đại học

THCS

: Trung học cơ sở

UBND

: Uỷ ban nhân dân


MTTQ

: Mặt trận tổ quốc

CSHT

: Cơ sở hạ tầng

BQ

: Bình quân


v

MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 4
Phần 2: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU ........................................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5
2.1.1. Khái niệm về hộ gia đình và kinh tế hộ gia đình .................................... 5
2.1.2. Quan điểm về tăng trưởng và phát triên kinh tế ..................................... 5
2.1.3. Một số lý luận chung về giới và giới tính ............................................... 7
2.1.4. Vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội ............................................ 9

2.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá vai trò của người phụ nữ H’Mông trong phát triển
kinh tế hộ gia đình ........................................................................................... 12
2.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát triển
kinh tế hộ gia đình ........................................................................................... 13
2.1.7. Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển
của phụ nữ ....................................................................................................... 16
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài .......................................................................... 19
2.2.1. Tình hình thay đổi của phụ nữ trên thế giới .......................................... 19
2.2.2.Phụ nữ Việt Nam và vai trò của họ trong phát triển kinh tế gia đình và
trong hoạt động xã hội..................................................................................... 20
2.2.3. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 22


vi

Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 24
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 24
3.3.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ...................................................... 25
3.3.3.Phương pháp xử lý và phân tính số liệu ................................................. 27
3.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................... 27
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 29
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 29
4.1.1.Điều kiên tự nhiên .................................................................................. 29
4.1.2. Một số đặc điểm chung về kinh tế xã hội và nhân văn của xã Xuân

Lạc ................................................................................................................... 35
4.1.3 Đánh giá những thuận lợi khó khăn trong phát triển sản xuất tại xã ..... 43
4.2 Thực trạng vai trò của phụ nữ H’Mông trong phát triển kinh tế hộ gia đình
tại xã Xuân Lạc, huyện chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ............................................. 45
4.2.1. Thông tin chung về hộ điều tra xã......................................................... 45
4.2.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ H’Mông trong các nhóm hộ điều tra tại
xã ..................................................................................................................... 52
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới vai trò của người phụ nữ H’Mông trong phát
triển kinh tế hộ gia đình tại xã Xuân Lạc, huyên chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ...... 65
4.3.1. Quan điểm bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại ...................................... 65
4.3.2. Trình độ học vấn và chuyên môn của phụ nữ H’Mông còn thấp ............... 66
4.3.3. Khả năng tiếp cận thông tin của người phụ nữ dân tộc H’Mông ......... 67


vii

4.4. Những thành tựu và hạn chế trong việc khai thác, phát huy vai trò
của phụ nữ H’Mông tại xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn .... 73
4.4.1. Mặt thành tựu ........................................................................................ 70
4.4.2. Mặt hạn chế ........................................................................................... 71
4.5. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của phụ nữ H’Mông
trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc
Kạn................................................................................................................... 72
4.5.1. Quan niệm bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại ...................................... 72
4.5.2. Bản thân người phụ nữ H’Mông ........................................................... 73
4.5.3. Giải pháp ............................................................................................... 74
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 76
5.1. Kết luận .................................................................................................... 76
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 77
5.2.1. Đối với nhà nước ................................................................................... 77

5.2.2. Đối với chính quyền, đoàn thể địa phương ........................................... 78
5.2.3. Đối với người nông dân ........................................................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, phụ nữ nông thôn đã nhận thức và phát huy vai trò của mình
trong sản xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế phi nông nghiệp, các hoạt động
xã hội và cộng đồng nông thôn. Phát triển kinh tế thị trường đã đem lại nhiều
cơ hội hơn cho phụ nữ, đồng thời cũng nảy sinh những tác động tiêu cực cho
phụ nữ, họ phải lo toan nhiều hơn cho cuộc sống gia đình, ít quan hệ xã hội.
Một số phụ nữ chưa hiểu rõ các quyền về mặt pháp lý của mình do học vấn
thấp, thời gian làm việc đồng áng và nội trợ cao, ít thời gian để tham gia hội
họp cộng đồng, ít tiếp cận thông tin để nâng cao kiến thức và hiểu biết. Đảng
và Nhà nước ta ngày càng quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội
đặc biệt là ở những vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, những nơi
có nhiều đồng bào dân tộc thiếu số sinh sống. Tạo mọi điều kiện cho phụ nữ
tham gia và phát huy vai trò của mình trên các lĩnh vực nhất là ở khu vực
nông thôn.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngày 8/3/1965, đánh giá
cao cống hiến của phụ nữ miền Nam, Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã tặng
bức trướng thêu tám chữ vàng “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm
đang”. Từ đó danh hiệu này cũng dành cho phụ nữ cả nước. Đây là những
phẩm chất cốt lỗi của phụ nữ Việt Nam, luôn khắc sâu vào lòng tự hào dân
tộc, đã trở thành tượng đài về phẩm chất và đạo đức của phụ nữ Việt Nam.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có nhiều tác

động cả tích cực lẫn tiêu cực tới mọi người trong toàn xã hội nói chung và với
người phụ nữ nói riêng, trong đó có một bộ phận phụ nữ trẻ sống gấp, sống
buông thả. Trước thực trạng đó, cần phải chủ động định hướng tuyên truyền,


2

giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Họ vừa là công dân, vừa là người mẹ
và chính là người phụ nữ không thể thiếu trong đời sống mỗi gia đình chúng
ta. Họ chính là người giữ gìn, phát huy, trao truyền những giá trị đạo đức, văn
hóa cho các thế hệ tương lai.
Xuân Lạc là một tỉnh miền núi đa số là đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ
người mù chữ còn cao, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại, một số
bộ phân dân tộc còn mang nặng phong tục tập quán lạc hậu, cổ hủ, đặc biệt là
người dân tộc H’Mông. Do đó vấn đề về phụ nữ trên địa bàn tỉnh cần được quan
tâm hơn nữa, họ đang chịu nhiều thiệt thòi trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa,
xã hội... Xuân Lạc là xã nghèo thuộc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn với 51,2%
dân số là nữ. Lực lượng này đã và đang đóng góp trong việc phát triển kinh tế
xã hội ở địa phương. Qua quá trình điều tra trong lĩnh vực liên quan dến phụ
nữ nói chung và phụ nữ H’Mông nói riêng, nhiều câu hỏi được đặt ra cho bản
thân, cho các cấp Hội phụ nữ và chúng ta: Vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế nông thôn hiện nay như thế nào? Giải pháp nhằm tháo gỡ những khó
khăn trong quá trình nâng cao năng lực cho phụ nữ H’Mông?
Vì vậy, điều tra về vai trò phụ nữ H’Mông tại xã Xuân Lạc, huyện Chợ
Đồn trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình được đặt ra như một yêu cầu cấp
bách từ đó đề ra yêu cầu có tính khả thi nhằm phát huy hơn nữa vai trò của lực
lượng này. Qua đó thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn theo xu hướng
công nghiệp hóa - hiện đại hóa như mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra.
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của phụ nữ trong việc phát
triển kinh tế hộ gia đình, được sự phân công của nhà trường tôi tiến hành

thực hiện Khóa luận: “Nghiên cứu vai trò của người phụ nữ dân tộc
H’Mông trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Xuân Lạc, huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn”.


3

Với mong muốn có cái nhìn tổng thể về tầm quan trọng của phụ nữ
H’Mông trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, từ đó có các giải pháp để
phụ nữ ngày càng có cơ hội hội nhập vào cộng đồng và có tiếng nói trong gia
đình cũng như ngoài xã hội, nâng cao trình độ hiểu biết và khả năng tiếp cận
của phụ nữ.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng về vai trò của phụ nữ dân tộc H’Mông trong
phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa phương trong thời gian qua. Từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm thúc đẩy vai trò của người phụ nữ dân tộc H’Mông
trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được các nguồn lực phục vụ và phát triển kinh tế gia đình có
ảnh hướng đến vai trò của người phụ nữ tại địa bàn xã.
- Nghiên cứu được thực trạng và vai trò của phụ nữ H’Mông trong phát
triển kinh tế hộ gia đình ở địa phương.
- Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ và khả năng
đóng góp của phụ nữ H’Mông tại xã trong phát triển kinh tế hộ gia đình thời
gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ
H’Mông trong phát triển kinh tế hộ gia đình trong thời gian tới.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

+ Nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và phương pháp nghiên cứu
khoa học cho bản thân sinh viên.


4

+ Là tài liệu tham khảo cho nhà trường, cho khoa và các sinh viên khóa
tiêp theo.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp nhìn nhận đúng hơn về vai trò
của người phụ nữ nói chung và phụ nữ H’Mông nói riêng trong phát triển
kinh tế gia đình.
Từ đó nâng cao nhận thức của chính người phụ nữ và người dân về vai
trò của phụ nữ, góp phần phát huy hơn nữa vai trò của họ trong phát triển
kinh tế của gia đình mình nói riêng và phát triển chung của địa phương.


5

Phần 2
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Khái niệm về hộ gia đình và kinh tế hộ gia đình
Hộ gia đình, có rất nhiều quan điểm khác nhau định nghĩa thế nào là hộ:
Theo Weberster từ điển kinh tế năm 1990: “Hộ là những người cùng
sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”
Theo Martin (1988): “Hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái
sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động khác”.
Theo Raul (1989): “Hộ là tập hợp những người có chung huyết tộc có
quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn

chính bản thân mình và cộng đồng”
“Hộ là một nhóm người cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc, họ
cùng sống chung hay không cùng sống chung dưới một mái nhà, có chung
một nguồn thu nhập và ăn chung, cùng tiến hành sản xuất chung” [2].
* Hộ nông dân: “Là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp, theo
nghĩa rộng hơn bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp
ở nông thôn” [5].
* Kinh tế hộ nông dân: “Là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản
xuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, tiền vốn và tư liệu sản xuất
được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Mọi quyết định trong sản xuất
kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ, được nhà nước thừa nhận, hỗ
trợ và tạo điều kiện phát triển” [4].
2.1.2. Quan điểm về tăng trưởng và phát triên kinh tế
Tăng trưởng và phát triển kinh tế đôi khi được coi như nhau, nhưng
thực chất chúng có những nét khác nhau và có liên quan chặt chẽ với nhau.


6

Muốn phát triển kinh tế phải có sự tăng trưởng kinh tế, nhưng không phải
tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới sự phát triên kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế là một là một trong những vấn đề cốt lõi nhất của
vấn đề lý luận kinh tế. Các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng: “Tăng
trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay gia tăng về quy mô, sản lượng của nền
kinh tế trong một thời kì nhất định”.
Trong khi đó phát triển kinh tế được hiểu là: “Một quá trình lớn lên
hay tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định trong đó
bao gồm cả tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế’’.
Phát triển kinh tế xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
người dân bằng việc phát triển lực lượng sản xuất, thay đổi quan hệ sản

xuất, quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng lao động văn hóa [3].
Các nước trên thế giới trong quá trình phát triển kinh tế nói chung
và phát triển nông nghiệp nói riêng đều phải quan tâm đến mục tiêu phát
triển đó là:
+ Tăng khả năng sẵn có và mở rộng việc phân phối các loại hàng hóa
thiết yếu cho cuộc sống như phương tiện, nhà ở, y tế và bảo vệ co tất cả các
thành viên trong xã hội.
+ Tăng mức sống tức là ngoài mục tiêu tăng thu nhập ra còn tạo thêm
việc làm, cải thiện công tác giáo dục và chủ trọng hơn đến giá trị văn hóa
nhân văn.
+ Mở rộng sự lựa chọn về y tế - xã hội cho các thành viên và các quốc
gia bằng cách giúp họ thoát khỏi sự ràng buộc về lệ thuộc không chỉ đối với
những người và những quốc gia khác nhau mà còn đối với những áp lực của
sự nghèo đói [13].


7

2.1.3. Một số lý luận chung về giới và giới tính
Nam giới và nữ giới là hai nửa hoàn chỉnh của loài người đảm bảo cho
việc tái sinh sản con người và tái sản xuất xã hội. Sự phân biệt về giới quy
định thiên chức của trong gia đình và trong cộng đồng. Do đó họ có tầm quan
trọng khác nhau và đảm nhận những khả năng xã hội cũng khác nhau.
Vai trò của giơi khác với vai trò sinh học của nữ giới và nam giới. Vai
trò của giới được hình thành mang tính xã hội. Kết quả là nữ giới và nam giới
không có cùng nguồn lực, không có cùng một nhu cầu và mối quan tâm giống
nhau. Do đó họ cũng khác nhau trong quyền đưa ra quyết định. Để có thể đảm
bảo phát triển công bằng và có hiệu quả của các chính sách và kế hoạch phát
triển cần phải tìm hiểu sự khác nhau giữa nam và nữ. Giới trở thành một phần
trong phân tích về sự khác biệt xã hội. Đây là cơ sở nghiên cứu sự cân bằng

về giới và nâng cao địa vị của người phụ nữ trong xã hội.
Nam giới được coi là phái mạnh, được coi là chủ cột của sức lực khả
năng bảo vệ và che chở. Họ có cuộc sống tình cảm và cứng rắn hơn, mạnh mẽ
hơn và năng động hơn trong công việc. Chức năng của họ là người sản xuất
đồng thời là người quản lí, ít nhất là người quản lí gia đình, đặc trưng về giới
cho phép họ có khả năng dồn tâm lực, trí lực cho mọi công việc và mọi thời
gian khác nhau.
Nữ giới được coi là phái yếu, phái đẹp. Họ không mạnh mẽ bằng nam
giới cả về tình cảm và sức khỏe cũng như sự mạnh bạo trong công việc nhưng
họ lại là thành viên quan trọng nhất tạo nên sự êm ấm hòa thuận trong gia
đình. Họ là người thiên sống về tình cảm, ủy mị, sống sâu sắc, nhạy cảm và
nhẹ dạ cả tin. Do vậy phụ nữ ciến tỉ lệ cao trong số người ra khỏi biên chế vì
sức khỏe, thiếu năng lực. Tất cả gánh nặng nuôi con, sinh con , công việc gia
đình thường không được coi là hoạt động mang thu nhập và không được trả


8

công nhưng trên thực tế chúng ta lại chiêm nhiều thời gian và lặp đi lặp lại, là
nguyên nhân cơ bản loại trừ người phụ nữ ra khỏi nền sản xuất hiện đại [4].
Để thay đổi đặc trưng về giới và quan niệm cũ tức là cần phải thay đổi
nhận thức, hành vi của mọi người trong xã hội về giới và quan niệm giới tạo
điều kiện cần thiết để thực hiện hành động vì sự bình đẳng và tiến bộ của phụ
nữ trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Cả nam và nữ đều đóng vai
trò trong xã hội và nó cũng được thể hiện trong cuộc sống thường nhật đó là:
- Vai trò tái sinh sản: Thể hiện vai trò của nam và nữ trong việc tái
sinh, duy trì nòi giống, tái tạo sức lao động và sức sản xuất xã hội bao
gồm : Mang thai, sinh con, chăm sóc con cái, chăm sóc các thành viên
khác trong gia đình, các công việc nội trợ, phần lớn các công việc nay do
phụ nữ đảm nhận.

- Vai trò sản xuất: Thể hiện vai trò của nam giới, nữ giới trong quá trình
hoạt động đem lại thu nhập, có thể ở dạng tiền hoặc vật chất.
- Vai trò cộng đồng: Bao gồm các hoạt động do nam giới và nữ giới
thực hiện ở cấp cộng đồng nhằm duy trì, bảo vệ các nguồn lực khan hiếm của
cộng đồng, thực hiện các nhu cầu chung của cộng đồng như xây dựng các cơ
sở vật chất, hạ tầng, các hoạt động văn hóa và quản lý cộng đồng. Vai trò
cộng đồng được chia làm hai loại :
+ Vai trò tham gia cộng đồng: Thực hiện các công việc tổ chức ở cộng
đồng, thực hiện các nhu cầu chung như vệ sinh ngõ xóm, chăm sóc sức
khỏe... đây là công việc thường được thực hiện tự nguyện không trả tiền và
làm vào thời gian rỗi , thông thường do phụ nữ đảm nhiệm là chính.
+ Vai trò lãnh đạo cộng đồng: Các hoạt động quản lý cộng đồng thuộc
cấu trúc thể chế chinh trị, những công việc này thường do nam giới thực hiện
và thường được trả công trực tiếp bằng tiền hoặc gián tiếp bằng tăng thêm địa
vị quyền lợi [1].


9

2.1.4. Vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội
2.1.4.1. Vai trò của người phụ nữ trong hoạt động sản xuất phát triển kinh tế
gia đình
Có thể nói người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay trở thành một chủ thể
quan trọng trong đời sống các gia đình. Theo số liệu thống kê của bộ lao động,
thương binh và xã hội thì hiện nay phụ nữ chiếm khoảng 50% dân số cả nước và
hơn 49% lực lượng lao động. So với thế giới, Việt Nam có tỉ lệ nữ tham gia hoạt
động kinh tế cao 83% trên tổng số nữ trong độ tuổi lao động [14].
Họ cũng là người lao động trong lĩnh vực buôn bán dịch vụ góp phần
tạo nên nguồn thu tiền mặt trong gia đình. cũng cùng với chồng, người vợ
cũng trở thành người tạo ra thu nhập chính. Ở nông thôn khi mà người chồng

đi làm thuê xa kiếm tiền cho gia đình thì người vợ trở thành người lao động
chính, họ là chủ thể chính phát triển kinh tế hộ nông dân ở nông thôn. Ở thành
phố, phụ nữ là lực lượng chính phát triển buôn bán - dịch vụ. Và khi là người
làm trong các cơ sở thì lương tháng của họ cũng như lương của đồng nghiệp
nam. Hiện nay thật khó để khẳng định một cách chung chung rằng người đóng vai
trò quan trọng nhất trong gia đình là người chồng hay người vợ.
2.1.4.2.Vai trò của người phụ nữ trong công việc gia đình
Công việc ở đây là công viêc nội trợ nuôi dưỡng và chăm sóc các thành
viên trong gia đình. Nhiều quan niệm cho rằng đây là những việc vặt và
không quan trọng. Đây cũng chính là vai trò và địa vị của người phụ nữ bị hạ
thấp, là cơ sở căn bản tạo nên sự bất bình đẳng nam nữ. Trong nền văn minh
nông nghiệp, với sự phát triển của đại gia đình, tính gia trưởng của đàn ông
được đề cao. Người phụ nữ trong các đại gia đình chỉ là những nhân vật phụ
thuộc và vai trò của họ hết sức mờ nhạt. Gánh nặng công việc nội trợ vẫn đè
lên vai người phụ nữ, hầu như chưa có sự chia sẻ của người chồng, người
nam giới. Theo kết quả nghiên cứu của. Phụ nữ nông thôn phải làm việc 8 –


10

16h/ngày gồm cả công việc nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, họ không có
thời gian đọc báo, nghe đài, xem văn nghệ trong khi nam giới chỉ làm
7h/ngày. Phụ nữ thành thị có điều kiện hơn do có những dịch vụ và trang thiết
bị gia đình tốt hơn nhưng thời gia giành cho công việc gia đình vấn gấp 1,5
lần so với nam giới [7].
Trong việc nuôi dạy con cái, phụ nữ có ảnh hưởng rất lớn. Phần lớn các
công việc cho ăn, chăm sóc, dạy học thường do người mẹ đảm nhiệm, nhất là
thời kỳ em bé còn nhỏ. Sức khỏe và trình độ cũng như kiến thức của người
mẹ giúp cho việc nuôi dạy con cái tốt hơn. Phụ nữ cũng được giao trách
nhiệm chăm sóc người già, người bệnh, người tàn tật. Họ phải lam việc vất

vả, thời gian dài nhưng lại không tạo thu nhập ở hoạt động này so với chồng,
họ phải chịu thiệt thòi niều hơn, thậm chí còn bị hiểu lầm bởi sự khó tính của
người già, người bệnh.
Rõ rằng vai trò của phụ nữ trở nên hết sức quan trọng việc thực hiện
những công việc nhằm nuôi dưỡng và tái sản xuất lao động của các thành viên
trong gia đình. Nhưng việc đồng thời phải thực hiện hai vai trò quan trọng là
làm kinh tế và nội trợ gia đình đã làm cho họ tốn rất nhiều thời gian và chí
lực. Hiện nay dù các quan hệ kinh tế - xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng quan
hệ giới hầu như chưa có những chuyển biến kịp thời. Do vận phụ nữ thay vì
được giải phóng, được chia sẻ trong xã hội hiện đại thì vô hình chung họ trở
thành người gánh chịu nhiều trách nhiệm và chịu nhiều thiệt thòi.
2.1.4.3.Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực phát
triển tiếp cận đất đai
* Tiếp cận đất đai
Tuy luật đất đai năm 2003, quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất phải ghi tên cả chồng và vợ là một bước tiến bộ lớn trong việc cải thiện sự
bình đẳng giữa nam và nữ đối với đất đai, một tài sản lớn của gia đình. Nhưng


11

trên thực tế phụ nữ vẫn đang bị loại khỏi việc được hưởng lợi từ các quyền lợi
này. Vẫn đang có sự khác biệt tương đối lớn trong việc tiếp cận quyền về đất
đai giữa phụ nữ và nam giới[18].
* Tiếp cận vốn
Phụ nữ hiện nay có thuận lợi hơn trước đây trong việc vay vốn tín dung
vì có nhiều nguồn từ các tổ chức chính thống và phi chính thống. Là người
thăm gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cũng thăm gia
vào các quyết định phát triển của gia đình, do vậy phụ nữ đóng vai trò quan
trong việc sử dụng vốn và tiếp kiệm. Thông qua sự ủy thác của ngân hàng

chính sách xã hội, phụ nữ các địa phương đã thực hiện việc cho vay vốn tới
các hội viên kết hợp với việc kiểm soát sử dụng vốn và trả lãi.
* Tiếp cận KHKT
Sự tiếp cận KHKT thông qua hệ thống khuyến nông nhà nước và
khuyến nông tự nguyện hoặc các chương trình, dự án đối với phụ nữ nông
thôn là rất cần thiết nhưng gặp một số khó khăn. Ngoài công việc sản xuất
kinh doanh, phụ nữ còn phải làm công việc gia đình và tham gia các hoạt
động khác. Qũy thời gian không cho phép họ tham gia các khóa tập huấn dài
ngày hoặc ở xa vì thiếu phương tiện đi lại.
Thường thì những kiến thức họ nhận được từ các khóa tập huấn có thể
áp dụng ngay vì họ trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh
hay nay nuôi dạy con cái trong khi nam giới đến các khoa tập huấn thường
không chú ý nghe hay tham gia bởi họ nghĩ là họ biết hết. sau đò họ lại không
truyền đặt những gì họ học được cho vợ con. Những người phụ nữ có trình độ
học vấn cao, có khả năng tiếp thu và áp dụng khoa học kỹ thuật tốt hơn. Tuy
nhiên trình độ của phụ nữ nông thôn thấp khiến việc tiếp cận khoa học kỹ
thuật của họ bị hạn chế.
* Tiếp cận thông tin


12

Vì quá bận bịu với công việc nên việc tiếp cận các nguồn thông tin của
phụ nữ nông thôn còn khó khăn, chủ yếu thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng, hội học, ở chợ, những dịp gặp nhau hoặc vào thời gian cùng làm
chung. Điều kiện kinh tế gia đình và trình độ học vấn của phụ nữ quyết định
đến cơ hội tiếp cận thông tin, xử lý, chọn lọc thông tin của họ.
2.1.4.4. Vai trò của phụ nữ trong các hoạt động xã hội, cộng đồng
Gia đình với tư cách là một chủ thể xã hội, khi tham gia sinh hoạt cộng
đồng bao giờ cũng hiện diện với tư cách một chủ thể hoàn thiện. Người phụ

nữ hiện nay rất tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng. Mặc dù chưa đạt
được sự bình đảng thực sự giữa nam và nữ trong lĩnh vực hoạt động này
nhưng thực tế đã có một tiến bộ đáng kể khi mà người phụ nữ đã hiện diện
với tư cách là người chủ, người đại diện cho gia đình để đi dự các đám hiếu,
hỉ, giao tiếp đoàn thể, chính quyền, họp làng bản, tổ dân phố, tiết khách.
Nhưng chúng ta đếu biết, trong chuyền thống những công việc này đều là của
đàn ông người chủ gia đình. Điều này có nghĩa là người phụ nữ Việt Nam
đang có sự hòa hợp, sự chuyển đổi vai trò một cách rõ rệt.
2.1.4.5. Vai trò của phụ nữ trong việc ra quyết định
Phụ nữ thường cùng chồng bàn bạc để ra quyết định về phát triển
kinh tế, mua sắm, chi tiêu trong gia đình, quyết định từ việc sinh con và học
hành, nghề nghiệp của con cái. Tuy nhiên, thường người chồng đóng vai trò
quyết định cao hơn người vợ, đặc biệt là quyết định trong các vấn đề xã hội,
vì ý kiến của phụ nữ ít quan trọng hơn nam giới[8].
2.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá vai trò của người phụ nữ H’Mông trong phát
triển kinh tế hộ gia đình
1. Dựa vào mức độ tham gia của phu nữ H’Mông trong các hoạt động
sản xuất kinh doanh: Mức độ tham gia của phụ nữ trong hoạt động sản kinh


13

doanh càng nhiều thì vai trò của họ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và sự
phát triển kinh tế xã hội càng cao.
2. Dựa vào thu nhập do phụ nữ H’Mông tạo ra so với nam giới : Nếu
chỉ dựa vào mức độ tham gia của phụ nữ nói chung và phụ nữ H’Mông nói
riêng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cũng chưa đủ để đánh giá vai
trò của họ trong phát triển kinh tế hộ gia đình bởi tính chất công việc khác
nhau tạo ra mức thu nhập khác nhau. Do đó mà ra chỉ sử dụng chỉ tiêu thu
nhập của phụ nữ so với nam giới. Phần trăm thu nhập do phụ nữ tạo ra càng

lớn thì vai trò của họ càng được khẳng định trong gia đình của họ. Họ không
chỉ chăm sóc con cái, chăm lo nhà cửa mà còn mang lại thu nhập cho gia
đình. Ngày nay người phụ nữ có quyền tham gia vào các quyết định của gia
đình, các công việc kinh doanh buôn bán. Mặt khác phần trăm phụ nữ tham
gia các hoạt động sản xuất và gia đình thể hiện vai trò của họ trong việc nâng
cao mức sống gia đình và của toàn xã hội.
2.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát
triển kinh tế hộ gia đình
2.1.6.1. Quan niệm về giới, những phong tục tập quán ở nông thôn
Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đông Nam á nên còn lưu giữ rất
nhiều những phong tục tập quán kể cả những phong tục cổ hủ lạc hậu. Ở nông
thôn, nơi mà sự tiếp cận của cơ chế thị trường rất chậm, văn minh thường đến
sau cùng, nên những tư tưởng “Trọng nam khinh nữ” có cơ hội cản trở phụ nữ
nông thôn tham gia vào các hoạt đông xã hội, người dân không dám mạnh
bạo làm ăn, hạn chế tính năng động sáng tạo và đương nhiên cản trở của
người phụ nữ. Đặc biệt đối với các dân tộc thiểu số, nơi mà quan niệm về giới
và vai trò của giới vẫn có xu hướng đề cao vai trò của nam giới hơn. Họ cho
rằng chỉ nam giới mới có khả năng đam đương được các công việc được xem
là quan trọng của gia đình, cộng đồng và xã hội [9].


14

Ngoài công việc gia đình người phụ nữ còn bị cộng đồng đối xử bất
bình đẳng, họ rất ít có cơ hội tham gia các hoạt động, hưởng thụ văn hóa tinh
thần và tiếp cận các dịch vụ thông tin. Công việc chính của người phụ nữ là
chăm sóc con cái, nội trợ, luôn lệ thuộc vào chồng và con trai. Còn các hoạt
động học tập, thi cử và quản lý đất nước là do nam giới chi phối. kết quả là
người phụ nữ không biết đến hoặc không thể thực hiện quyền của họ đã được
pháp luật công nhận.

2.1.6.2. Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của người phụ nữ
H’Mông
Ở nông thôn đặc biệt là miền núi phương tiện thông tin nghe nhìn cũng
như báo chí đến với người nông dân rất hạn chế, do vậy việc tiếp cận và nắm
bắt các thông tin khoa học liên quan đến kiến thức phát triển sản xuất và chăn
nuôi gặp nhiều khó khăn.
Tuy phụ nữ đã được bình đẳng với nam giới về tất cả các quyền và được
quy định rõ trong hiến pháp, bộ luật dân sự và luật hôn nhân gia đình nhưng
hầu hết phụ nữ nông thôn không hiểu biết về những văn bản trên và phải tuân
theo các tập quán truyền thống. Người phụ nữ H’Mông bị hạn chế về trình độ
chuyên môn kỹ thuật, sự hiểu biết nên gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt
thông tin về chính trị, pháp luật và gặp nhiều khó khăn trong áp dụng các tiến
bộ KHKT mới hay các phương tiện hiện đại vào sản xuất, vào đời sống do
vậy hiệu quả công việc và năng suất lao động thấp.
2.1.6.3. Yếu tố vốn đầu tư
Trong phát triển kinh tế, yếu tố vốn là rất quan trong nhưng trong phát
triển kinh tế hộ gia đình thì hầu hết gặp khó khăn về vốn. Phụ nữ ít có cơ hội
tiếp cận với các dịch vụ tài chính, chính thống do trình độ học vấn thấp, các
hàng rào về xã hội và văn hóa, bản chất công việc kinh doanh và những yêu
cầu thế chấp ví dụ như việc ghi tên trên giấy chứng nhận sở hữu đất mà người


15

phụ nữ không thể ghi tên mình vào. Hơn nữa thị trường ở nước là thị trường
vốn ở các vùng xa xôi hẻo lãnh hoạt động rất kém, cơ chế vay vốn gặp nhiều
khó khăn. Một điều là vay nợ ở khu vực nông thôn chủ yếu được thưc hiện
thông qua khu vực phi chính thống với lãi suất rất cao. Do đó mà phụ nữ nông
thôn đặc biệt là phụ nữ nghèo không có điều kiện mở rộng sản xuất phát triển
kinh tế.

2.1.6.4. Khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ H’Mông
Phụ nữ nói chung và phụ nữ H’Mông nói riêng luôn phải đối mặt với
nhiều ràng buộc về thời gian lớn hơn là nam giới. Họ có thể dành ít thời gian
hơn cho công việc đồng ruộng nhưng lại phải làm việc nhà nhiều hơn do sự
phân công lao động mang tính chất giới về việc chăm sóc con cái và trách
nhiệm chăm lo việc nhà. Do vậy mà phụ nữ ít có điều kiện tiếp xúc với các
nguồn sách báo, thông tin. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng
nhận thức và hiểu biết xã hội. Ở nhiều vùng xa sôi hẻo lánh người dân ít có cơ
hội tiếp xúc báo chí và các hình thức truyền tải thông tin khác. Do vậy mà cơ
hội để phụ nữ H’Mông giao tiếp rộng, tham gia hội họp để nắm bắt thông tin
cũng rất hiếm.
2.1.6.5. Yếu tố chủ quan
Một yếu tố không thể không nhắc đến ảnh hưởng đến vai trò của phụ
nữ H’Mông đó là nguyên nhân chủ quan do chính họ gây ra. Chính họ cũng
cho rằng công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, con cái,… là công việc của
người phụ nữ, như vậy vô hình chung họ cũng nhận cái định kiến của xã hội,
tự trói buộc mình để rồi công việc gia đình đè lên chính đôi vai của họ, họ
không còn thời gian cho việc tham gia các hoạt động xã hội. Họ tự đánh mất
vai trò và vị trí của mình trong gia đình và xã hội.


16

2.1.7. Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự phát
triển của phụ nữ
Chăm lo quyền lợi của phụ nữ và đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng phụ
nữ là quan điểm xuyên suốt lịch sử 80 năm hoạt động của đảng và 65 năm
hoạt động của nhà nước và suốt cả cuộc đời của Bác Hồ. Luận cương chính trị
năm 1930 của đảng đã khẳng định: “Vấn đề giải phóng phụ nữ và sự nghiệp
giải phóng phụ nữ là một trong 10 nhiệm vụ quan trọng của đảng”.

Năm 1946, bản hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa ra đời, tại điều 9 của hiến pháp nêu rõ: “Phụ nữ bình đẳng với nam
giới trên mọi phương diện và được hưởng mọi quyền tự do của công dân”.
Để phát huy tiềm năng lao động nữ thông qua đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng
phụ nữ, góp phần phát triển kinh tế, nghị quyết 04/NQ-TW ra ngày 12/7/1993
của bộ chính trị “về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong
tình hình mới”, càng thể hiện rõ quan điểm và đường lối của Đảng ta.
Sau nghị quyết bộ Chính Trị, ban Bí Thư TW Đảng 04/NQ-TW của ban
hành chỉ thị số 28/CT-TW ngày 19/09/1993 “về thực hiện nghị quyế bộ chính
trị, đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”.
Chỉ thị có đoạn ghi rõ là phải làm cho toàn Đảng, toàn dân thấy rõ vị trí vai
trò của phụ nữ Việt Nam, sự cần thiết đổi mới và tăng cường công tác vận
động phụ nữ, quyết tâm thực hiện tốt nghị quyết của bộ Chính Trị.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả quản lý của các cơ quan
hành chính nhà nước ở Trung Ương và địa phương đối với công tác phụ nữ,
thực hiện bình đẳng giới nhằm phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng
cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, có việc
làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, tham gia
ngày càng nhiều hơn vào công việc xã hội, bình đằng trên mọi lĩnh vực; Đóng


×