Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu các giải pháp phát triển cây mía trên địa bàn xã cao kỳ huyện chợ mới tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.48 KB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VI THỊ THANH THÚY
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY MÍA TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ CAO KỲ, HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



VI THỊ THANH THÚY
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY MÍA TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ CAO KỲ, HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: K44 - PTNT

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 - 2016

Giảng viên hƣớng dẫn : Th.S Lành Ngọc Tú


Thái Nguyên, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu các giải pháp phát
triển cây mía trên địa bàn xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn” là
công trình nghiên cứu thực sự của bản thân, đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở
nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu khảo sát tình hình
thực tiễn và dƣới sự hƣớng dẫn khóa học của thầy giáo Th.S Lành Ngọc Tú.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này hoàn toàn trung thực,
chƣa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào, các thông tin tài liệu
trích dẫn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
Thái Nguyên, ngày…. tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Vi Thị Thanh Thúy


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài tốt nghiệp tôi
đã đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây
tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Tập thể các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn
trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lành Ngọc Tú đã tận tình hƣớng
dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành đề tài tốt nghiệp.
UBND xã Cao Kỳ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá tình thực

tập và nghiên cứu tại cơ sở.
Bà con nhân dân trong các thôn đƣợc chọn làm địa bàn nghiên cứu đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin nghiên cứu để hoàn thành đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã chia sẻ, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành đề tài tốt nghiệp
của mình.
Do lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên mặc dù đã cố gắng hết
sức nhƣng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc
sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để đề
tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày…. tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Vi Thị Thanh Thúy


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Nghĩa

1

UBND

Ủy ban nhân dân


2

FAO

Tổ chức nông nghiệp và lƣơng thực Liên
Hợp Quốc

3

ĐVT

Đơn vị tính

4

NXB

Nhà xuất bản

5

TC, CĐ, ĐH

Trung cấp, cao đẳng, đại học

6

CC


Cơ cấu

10

GO

Giá trị sản xuất

11

VA

Giá trị gia tăng

12

IC

Chi phí trung gian

13

Pr

Lợi nhuận


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bình quân sản xuất và tiêu thụ đƣờng mía hàng năm ở một số nƣớc (tính trong
kỳ 2007-2013) .......................................................................................................................... 14

Bảng 2.2: Năng suất mía trung bình mía ở một số nƣớc vụ 2012/2013............................... 15
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng mía ở Việt Nam (2012 - 2014).......................... 19
Bảng 4.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của Xã qua 3 năm .................................... 28
Bảng 4.2: Tình hình sản xuất mía của xã trong 3 năm 2013- 2015 ...................................... 36
Bảng 4.3: Diện tích trồng mía của một số thôn tại xã Cao Kỳ ............................................. 37
Bảng 4.4: So sánh giữa đặc điểm mía đƣờng trồng tại xã và một số loại giống mía lai tạo
khác. .......................................................................................................................................... 38
Bảng 4.5: So sánh kỹ thuật trồng mía giữa thực tế và lý thuyết ........................................... 40
tại các hộ sản xuất mía. ............................................................................................................ 40
Bảng 4.7: Tình hình nhân lực sản xuất mía tại các hộ điều tra ............................................. 44
Bảng 4.8: Trình độ học vấn của các hộ điều tra ..................................................................... 45
Bảng 4.9: Diện tích đất trồng mía bán và mía nguyên liệu (mật mía) của các hộ điều tra . 46
Bảng 4.10: Chuỗi giá trị cho một tấn mía bán tại các hộ điều tra ......................................... 48
Bảng 4.11: Chi phí cho sản xuất của 1ha diện tích trồng mía ............................................... 50
Bảng 4.12: Chi phí cho sản xuất mật mía của 1 ha diện tích trồng mía ............................... 52
Bảng 4.13: Hình thức tiêu thụ mía của các hộ điều tra.......................................................... 53
Bảng 4.14: Hiệu quả sản xuất mía của 1ha diện tích trồng mía............................................ 53
Bảng 4.15: Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của mía bán và mía nguyên liệu (mật mía) .......... 54
Bảng 4.16: Chỉ tiêu đánh giá khó khăn trong sản xuất mía tại các hộ điều tra .................... 57
Bảng 4.17: Một số đề suất trong sản xuất phát triển cây mía tại các hộ điều tra ................. 58
Bảng 4.18: Một số đề suất cho vay vốn tại các hộ điều tra ................................................... 59


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Sơ đồ quy trình sản xuất mật mía .............................................................42
Hình 4.2: Sơ đồ tiêu thụ mía bán tại các hộ điều tra .................................................47
Hình 4.3: Sơ đồ tiêu thụ mật mía tại các hộ điều tra .................................................49



MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.4 Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................2
1.4.1 Ý nghĩa khoa học. ..............................................................................................2
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................2
PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...............................................................3
2.1 Cơ sở khoa học .....................................................................................................3
2.1.1 Nguồn gốc ..........................................................................................................3
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây mía ...........................................................4
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc .................................................13
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía đƣờng trên thế giới ...................................13
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía trong nƣớc ................................................17
2.2.3 Những bài học kinh nghiệm trong việc sản xuất phát triển cây mía................20
PHẦN III: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......23
3.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................23
3.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................................23
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................23
3.1.3 Địa điểm và thời gian tiến hành .......................................................................23
3.2 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................23
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................................24
3.3.1 Phƣơng pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp .............................................24
3.3.2 Phƣơng pháp điều tra thu thập thông tin sơ cấp ...............................................24
3.3.3 Phƣơng pháp tổng hợp, xử lý số liệu ...............................................................25
3.3.4 Phƣơng pháp so sánh........................................................................................25
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................26
4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn ...............................26
4.1.1 Điều kiện thự nhiên ..........................................................................................26



4.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội .................................................................................30
4.1.3 Đánh giá những thuận lợi khó khăn trong phát triển sản xuất .........................34
4.2 Thực trạng phát triển cây mía của xã Cao Kỳ.....................................................35
4.2.1 Thực trạng về năng suất, diện tích và sản lƣợng mía của xã ...........................35
4.2.2 Cơ cấu về giống mía trên địa bàn xã ................................................................37
4.2.3 Quy trình sản xuất mía trên địa bàn xã. ...........................................................39
4.2.3.1 Quy trình sản xuất mía bán ...........................................................................39
4.2.4 Tác động của sản xuất mía đến môi trƣờng trên địa bàn xã. ...........................43
4.3 Thực trạng phát triển cây mía tại các hộ điều tra ................................................43
4.3.1 Đặc điểm của các hộ trồng mía ........................................................................44
4.3.2 Thực trạng tiêu thụ mía các hộ điều tra............................................................47
4.3.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ trồng mía .............................................50
4.3.4 Những khó khăn gặp phải và đề xuất của các hộ điều tra trong sản xuất mía. 55
4.3.4.1 Tình trạng sâu bệnh hại tại các hộ sản xuất mía ...........................................55
4.4 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển cây mía tại xã Cao Kỳ .60
4.4.1 Thuận lợi .........................................................................................................60
4.4.3 Khó khăn ..........................................................................................................61
4.5 Các giải pháp phát triển......................................................................................62
4.5.1 Giải phát phát triển mía bán .............................................................................62
4.5.2 Giải pháp phát triển mía nguyên liệu (mật mía) .............................................65
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................67
5.1 Kết luận ...............................................................................................................67
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................68
5.2.1 Đối với Nhà nƣớc .............................................................................................68
5.2.2 Đối với các cấp chính quyền ............................................................................68
5.2.3 Đối với ngƣời dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ............................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 70




1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong thời kỳ hội nhập cùng với sự chuyển biến tích cực của nền kinh
tế Việt Nam thì ngành nông nghiệp luôn đƣợc coi là ngành quan trọng hàng
đầu. Nhà nƣớc ta đã chú trọng đầu tƣ và quan tâm nhiều hơn tới nông nghiệp.
Song nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn nhƣ khả năng
cạnh tranh so với các nƣớc trong khu vực, gặp nhiều rủi ro, bất lợi do thời tiết,
thị trƣờng, thể chế chính sách. Những rủi ro bất lợi này tác động rất lớn tới
ngƣời nông dân. Xét một cách toàn diện ngƣời nông dân luôn là những ngƣời
chịu nhiều thiệt thòi và luôn gặp khó khăn nhất trong cuộc sống.
Đối với nông dân Việt Nam hiện nay thu nhập của họ chủ yếu dựa vào
sản xuất nông nghiệp là chính. Ngày xƣa cây mía tạo ra thu nhập cho ngƣời
nông dân với các sản phẩm mật mía, đƣờng mía thì ngày nay, cây mía và
ngành mía đƣờng tại Việt Nam đƣợc xác định không chỉ là ngành kinh tế và
mang lại lợi nhuận cao mà còn là một ngành kinh tế xã hội do nó có ảnh hƣởng
quan trọng đến đời sống của hàng nghìn hộ nông dân.
Cao Kỳ với đơn vị hành chính gồm 14 thôn, ngƣời dân sống chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp, là vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp với cây
công nghiệp nhƣ đỗ tƣơng, lạc, mía….So với các cây trồng khác thì cây mía
là loại cây có giá trị cao. Trong những năm gần đây diện tích trồng mía và số
hộ trồng mía ngày càng tăng, theo đó đời sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện
rõ rệt, là một hƣớng chuyển dịch cơ cấu cây trồng đúng đắn. Cây mía góp
phần tạo công ăn việc làm, tận dụng lao động hợp lý, tăng thu nhập cho ngƣời
lao động. Đây là thực tế đáng mừng bởi nhƣ thế có nghĩa là ngƣời dân đã tìm
ra đƣợc lối thoát xóa đói giảm nghèo cho chính họ.

Tuy nhiên, ngƣời trồng mía vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong sản
xuất do điều kiện thời tiết khí hậu, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giá cả
thị trƣờng không ổn định và giá cả vật tƣ nông nghiệp phục vụ sản xuất mía
tƣơng đối cao. Do đó, ngƣời nông dân không giám mạnh dạn đầu tƣ thâm


2

canh dẫn đến hiệu quả sản xuất mía thấp. Xuất phát từ thực tế đó, việc xem
xét tình hình sản xuất mía của địa phƣơng, đánh giá chính xác hiệu quả kinh
tế của cây trồng là một trong những cơ sở để đƣa ra những giải pháp nhằm
nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất mía để giúp các hộ sản xuất mía có
hiệu quả hơn. Đó là lý do chính mà tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu các giải
pháp phát triển cây mía trên địa bàn xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc
Kạn”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng sản xuất mía ở địa phƣơng, phát hiện điểm thuận lợi
và khó khăn, từ đó đề xuất các định hƣớng và một số giải pháp khả thi. Khai
thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất,
nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của ngƣời nông dân trên địa bàn xã.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá đƣợc thực trạng phát triển cây mía trên địa bàn nghiên cứu.
- Xác định rõ những thuận lợi, khó khăn trong phát triển cây mía trên
địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển cây mía trên địa bàn
một cách có hiệu quả trong thời gian tới.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa khoa học.
- Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trƣờng,
ứng dụng kiến thức đó vào thực tiễn, tiếp cận với cách thức thực hiện một đề

tài nghiên cứu khoa học.
- Rèn luyện các kỹ năng thu thập xử lý số liệu, viết báo cáo.
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các nhà quản lý, lãnh đạo
các ban ngành tham khảo đƣa ra phƣơng hƣớng để phát triển tiềm năng và thế
mạnh, giải quyết những khó khăn và trở ngại nhằm phát triển cây mía tại xã
Cao Kỳ nói riêng và nông sản hàng hóa trên địa bàn huyện Chợ Mới nói
chung.


3

PHẦN II
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở khoa học
2.1.1 Nguồn gốc
Cây mía xuất hiện trên trái đất từ thời rất xa xƣa, khi lục địa châu Á và
châu Úc còn dính liền. Một số tác giả cho rằng vùng Tân Guinea là quê hƣơng
của cây mía nguyên thủy và từ đây mía đƣợc đƣa đến các vùng khác nhau trên
thế giới. Tuy nhiên, trong tác phẩm "Nguồn gốc cây trồng" của De Candelle
lại viết: "Cây mía đƣợc trồng đầu tiên ở vùng Đông Nam Á, rồi từ đó qua
châu Phi và sau cùng là châu Mỹ" (Humbert, 1963). Trong ngôn ngữ Sankrit
(tiếng phạn) các từ nhƣ Sarkara hay Sakkara chỉ tên đƣờng ăn là bắt nguồn từ
ngôn ngữ châu Á, điều đó càng khẳng định cây mía có ngruồn gốc từ đây. Khi
cây mía đƣợc đƣa đến trồng ở vùng Ả Rập, tên Sarkara hay Sakkara đƣợc
chuyển thành Sukkar. Từ vùng Ả Rập cây mía đƣợc đƣa sang Ethiopia, Ai
Cập, rồi Sicilia... và những thập tự quân đƣa đến Chipre. Những ngƣời Ả Rập
cũng đem mía vào Tây Ban Nha, Thái tử Bồ Đào Nha Don Enrique nhập mía
đem trồng ở đảo Madeira rồi từ đó chuyển đến Canarias. Ở vùng này, điều
kiện khí hậu, đất đai rất thuận lợi cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây

mía, và chính nơi đây đã sản xuất ra tất cả lƣợng đƣờng tiêu dùng của châu
Âu trong vòng 300 năm. Cây mía đƣợc đƣa đến châu Mỹ trong chuyến đi thứ
hai của Cristobal Colon vào năm 1493 và trồng tại đảo Santo Domingo. Cuối
thế kỷ 18 ở châu Âu ngƣời ta tìm ra một loại đƣờng mới lấy từ cây củ cải
đƣờng và từ đó đƣờng mía và đƣờng củ cải cùng song song phát triển
(Humbert, 1963) [11].
Cùng với cây mía là công nghệ chế biến đƣờng mía và Ấn Độ (châu Á)
là nƣớc đi đầu trên thế giới (Nguyễn Ngộ và ctv, 1984). Ngay từ thế kỷ thứ
IV, họ đã biết chế biến mật thành đƣờng kết tinh. Từ Ấn Độ, Trung Quốc, kỹ


4

nghệ chế biến đƣờng mía đƣợc lan rộng sang các vùng Ả Rập, châu Phi, châu
Âu, châu Mỹ và châu Úc. Lúc đầu còn thô sơ, ngƣời ta ép bằng hai trục gỗ
đứng và kéo bằng sức ngƣời hoặc trâu bò. Dần dần, ngành công nghiệp này
ngày một phát triển. Năm 1163, Gillerme II ở Sicilia đã tặng nhà dòng San
Benito một máy ép mía với đầy đủ phụ tùng. Đến thế kỷ XVI, nhiều nhà máy
đƣờng đƣợc xây dựng hoàn chỉnh hơn và sang thế kỷ XIX thì nhà máy đƣờng
hiện đại đầu tiên ra đời [11].
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây mía
2.1.2.1 Đặc điểm sinh học của cây mía
Mía có tên khoa học là Sacharumof feiniruml, là ngành có hạt, lớp 1 lá
mầm, thuộc họ hoa thảo, chu kỳ sinh trƣởng của cây mía hom đến khi thu
hoạch kéo dài một năm. Trƣờng hợp đặc biệt là 2 năm nhƣ ở Hawoai (Mỹ).
Thời gian sinh trƣởng mía kéo dài 5 giai đoạn: nảy mầm, đẻ nhánh, vƣơn cao,
chín công nghiệp và giai đoạn kéo cờ. Mía có một số đặc điểm sinh học cụ thể
nhƣ sau [4].
- Khả năng sinh khối lớn: Nhờ đặc điểm có chỉ số diện tích lá lớn và khả
năng lợi dụng cao ánh sáng mặt trời. Trong thời gian 10 – 12 tháng, 1ha mía

có thể cho năng suất hàng trăm tấn mía cây và một khối lƣợng lớn lá xanh,
gốc rễ để lại trong đất [5].
- Khả năng tái sinh mạnh: Mía có khả năng lƣu gốc đƣợc nhiều năm một
lần trồng thu hoạch đƣợc nhiều vụ và giảm chi phí sản suất.
- Khả năng thích ứng rộng: Mía có thể trồng trên nhiều vùng sinh thái
khác nhau (khí hậu, đất đai, khô hạn hoặc úng ngập…), chống chịu tốt với các
điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên và môi trƣờng [5].


5

2.1.1.2 Yêu cầu sinh thái của cây mía
- Nhiệt độ: Thích hợp trong phạm vi 20 - 250C. Nhiệt độ cao quá hoặc
thấp quá ảnh hƣởng đến sinh trƣởng bình thƣờng và giảm tốc độ quang hợp.
Thời kỳ đầu, từ khi đặt hom đến mọc mầm thành cây con nhiệt độ thích hợp
từ 20 - 250C. Thời kỳ đẻ nhánh (cây có 6 - 9 lá), nhiệt độ thích hợp 20 - 300C.
Ở thời kỳ mía làm dóng vƣơn cao, yêu cầu nhiệt độ cao hơn để tăng cƣờng
quang hợp, tốt nhất là 30 - 320C [2].
- Ánh sáng: Rất cần cho sự quang hợp để tạo đƣờng cho cây mía. Khi
cƣờng độ ánh sáng tăng thì hoạt động quang hợp của bộ lá cũng tăng. Thiếu
ánh sáng cây mía phát triển yếu, vóng cây, hàm lƣợng đƣờng thấp và cây mía
dễ bị sâu bệnh. Trong suốt chu kỳ sinh trƣởng, cây mía cần khoảng 2.000 3.000 giờ chiếu sáng, tối thiểu cũng 1.000 giờ trở lên [2].
- Lƣợng nƣớc và độ ẩm đất: Đây là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến sinh
trƣởng và phát triển của cây mía. Trong thân cây mía chứa nhiều nƣớc (70%
khối lƣợng). Lƣợng mƣa thích hợp 1.500 - 2.000 mm/năm, phân bố trong
khoảng thời gian từ 8 - 10 tháng, từ khi cây mía mọc mầm đến thu hoạch. Cây
mía là loại cây trồng cạn, có bộ rễ ăn nông nên rất cần nƣớc nhƣng không
chịu đƣợc ngập úng. Ở vùng đồi gò đất cao cần nƣớc tƣới trong mùa khô. Nơi
đất thấp cần thoát nƣớc tốt trong mùa mƣa. Thời kỳ cây mía làm dóng vƣơn
cao cần rất nhiều nƣớc, độ ẩm thích hợp khoảng 70 - 80%, ở các thời kỳ khác

cần ẩm độ 65 - 70% [2].
- Độ cao: Độ cao có liên quan đến cƣờng độ chiếu sáng cũng nhƣ mức
chênh lệch giữa ngày và đêm, do đó ảnh hƣởng đến khả năng tích tụ đƣờng
trong mía. Giớ hạn về độ cao cho cây mía sinh trƣởng và phát triển ở vùng
xích đạo là 1.600 m, ở vùng nhiệt đới là 700 - 800 m[2].
- Đất trồng: Mía là loại cây công nghiệp khỏe, dễ tính, không kén đất có
thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau, từ 70% sét đến 70% cát. Đất thích


6

hợp nhất cho mía là những loại đất xốp, tầng đất canh tác sâu, có độ phì cao,
giữ ẩm tốt và dễ thoát nƣớc. Có thể trồng mía có kết quả trên cả những nơi đất
sét nặng cũng nhƣ trên đất than bùn, đất hoàn toàn cát, đất chua mặn, đất đồi,
đất khô hạn ít màu mỡ. Yêu cầu tối thiểu với đất trồng là có độ sâu, độ thoáng
nhất định, độ pH không vƣợt quá giớ hạn từ 4 - 9, độ pH thích hợp là 5,5 7,5. Độ dốc địa hình không vƣợt quá 150, đất không ngập úng thƣờng xuyên.
Những vùng đất đai bằng phẳng cơ giới vận tải tƣơng đối thuận lợi đều có thể
bố trí trồng mía. Ngoài ra, ngƣời ta có thể canh tác mía ở cả những vùng gò
đồi có độ dốc không lớn lắm ở vùng trung du miền núi. Tuy nhiên, với những
vùng địa bàn này cần bố trí các rãnh theo các đƣờng đồng mức để tránh sói
mòn đất. Ngành trồng mía chỉ có thể cho hiệu quả kinh tế cao khi hình thành
những vùng chuyên canh có quy mô lớn [2].
- Gió: Mía sợ gió mạnh và khô. Gió bão làm cây đổ ảnh hƣởng đến năng
suất và chất lƣợng của cây mía, đồng thời tăng thêm chi phí thu hoạch[8].
- Giống mía: Giống mía đóng vai trò quan trọng trong sản xuất mía,
giống mía có thể sử dụng phần ngọn của cây mía khi thu hoạch hoặc sử dụng
toàn bộ cây mía để làm giống. Giống mía tốt là giống cho năng suất cao, hàm
lƣợng đƣờng nhiều, thích hợp với điều kiện sinh thái, trồng trọt và chế biến
của từng vùng. Yêu cầu này thể hiện ở các tiêu chuẩn chung và tăng trƣởng
nhanh, tỷ lệ đƣờng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh, thích hợp với điều

kiện sinh thái và đất đai của từng vùng, để gốc tốt, không hoặc ít ra hoa, thích
hợp với điều kiện chế biến của mỗi nơi. Hiện nay, nhờ tiến bộ kỹ thuật, nƣớc
ta đã sản xuất ra các loại giống mía mới cho năng suất và chất lƣợng cao[2].
- Giai đoạn từ những năm 2000 tới nay, công tác nghiên cứu, chuyển
giao giống mía và biện pháp thâm canh tiếp tục đƣợc nhà nƣớc, các Bộ, ngành
mía đƣờng, các địa phƣơng, các doanh nghiệp mía đƣờng và ngƣời trồng mía
quan tâm. Trong những năm qua, trung tâm nghiên cứu và phát triển mía


7

đƣờng Việt Nam đã lai tạo và đƣa đƣợc nhiều loại giống mía có năng suất cao
và trữ lƣợng đƣờng với tỷ lệ cao nhƣ: Giống mía VN84 - 422, ROC10, MI,
F156, VN85 - 1427, DLM24, MI55 - 14, K48 - 200, VN84 - 1437…những
giống này có năng suất cao, ổn định và có HQKT cao. Cho đến năm 2008,
trên toàn quốc đã đƣa vào sử dụng nhiều giống mía phù hợp với từng địa
phƣơng [4].
2.1.1.3 Phân loại giống mía ở Việt Nam
Trên thực tế hiện nay ở Việt Nam, cây mía đƣợc chia thành hai loại mía
chính: mía ăn và mía công nghiệp.
- Mía ăn: Nhóm này chiếm diện tích rất ít, chỉ một phần nhỏ và tập trung
chủ yếu ở các tỉnh nhƣ: Hà Tây, Hƣng Yên, Bắc Kạn, Hòa Bình… Đây là
nhóm mía nhiệt đới, thân mềm, nhỏ, hàm lƣợng đƣờng glucose và fuctose cao
hơn các nhóm khác nên rất bổ mát. Nhóm mía này hoàn toàn là nhóm mía
nguyên thủy chƣa trải qua công nghệ chuyển gen hiện đại. Nhóm mía này có
thể trồng quanh năm không theo mùa vụ chính, không chịu ảnh hƣởng của
điều kiện ngoại cảnh. Tuy nhiên, yêu cầu về chế độ dinh dƣỡng cao không
thích hợp để trồng cây công nghiệp. Một số giống tiểu biểu nhƣ: mía tím, mía
bầu…
- Mía ép công nghiệp: Đây là các giống mía dùng để phục vụ cho công

nghiệp chế biến đƣờng, phần lớn các giống mía này đƣợc nhập từ Đài Loan,
Ấn Độ, Trung Quốc. Căn cứ vào thời điểm chín công nghiệp của mía ngƣời ta
chia mía ép thành các nhóm chính nhƣ sau [4]:
+ Nhóm mía chín sớm: Nhóm này chiếm khoảng 20 - 30% diện tích của
vụ, thu hoạch vào đầu tháng 10. Nhóm này gồm: Giống Việt đƣờng 54 - 143,
giống Neo 320, giống Ja 60-5…


8

+ Nhóm mía chín trung bình: Đây là nhóm mía trồng chính của ngành
công nghiệp mía, diện tích trồng chiếm 40 - 50% diện tích cả vụ. Bao gồm
các giống: Giống F156, giống Co 715, giống F134…
+ Nhóm mía chín muộn: Nhóm này chiếm tỷ lệ 20 - 30% diện tích của
mía ép công nghiệp, gồm giống My 514 là giống mía gốc Cuba hiện đang
đƣợc trồng phổ biến ở nam bộ, năng suất đạt 80 - 1000 tấn/ha.
2.1.1.4 Kỹ thuật gieo trồng
- Thời vụ gieo trồng: Thời vụ trồng mía có thể kéo dài từ tháng 9 đến hết
tháng 3 năm sau[3].
- Xử lý giống: Hom giống nên trồng ngay khi hom giống còn tƣơi, chỉ
xử lý hoặc ngâm ủ đối với vùng trồng có nhiệt độ thấp hoặc bị nấm bệnh[3].
- Mật độ, khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng mía và số lƣợng hom
giống thay đổi tuy theo điều kiện khí hậu, đất đai, giống, trình độ tập quán
canh tác từng nơi. Khoảng cách trồng mía dao động từ 0,9 m đến 1,2 m,
lƣợng hom biến động từ 4 đến 8 tấn/ha [3].
- Cách trồng: Trên rãnh đặt hom trồng thành một hàng hay hai hàng so
le, đặt mầm mía nằm ra hai bên, lấp đất dày mỏng tùy đất khô hay ẩm, nhiệt
độ cao hay thấp (khô, rét lấp đất dày; ẩm lấp đất nông; trồng vụ thu chỉ cần
lấp kín hom) [3] .
- Làm đất trồng mía: Chuẩn bị đất trồng mía là khâu kỹ thuật đầu tiên rất

quan trọng. Làm đất trồng mía có hai bƣớc: Cày bừa và hót luống (rạch hàng) [3].
+ Cày, bừa: Phải đảm bảo 2 tiêu chuẩn cơ bản là độ sâu và độ mịn. Cày
đƣợc càng sâu càng tốt, vì bộ rễ mía ăn sâu đến 50 - 60% cm.
+ Hót luống: Rãnh trồng mía phải sâu 25 cm, đáy rãnh có một lớp đất
xốp 5 - 10 cm.
- Chăm sóc


9

+ Bón phân: Nguyên tắc là đất xấu bón nhiều phân, đất tốt thì bón ít
phân, đất nghèo loại phân gì thì bón loại phân đấy [3].
Phân hữu cơ: Bón từ 8 đến 20 tấn/ha bón lót toàn bộ.
Phân tổng hợp sinh học: Bón từ 1.500 - 2.000 kg/ha, bón lót 50%, bón
thúc khi mía kết thúc đẻ nhánh 50%.
Đạm urê: Bón lót từ 300 đến 450 kg/ha, cá biệt có thể bón đến 550
kg/ha, bón lót 50%, bón thúc lúc mía kết thúc đẻ nhánh 50%.
Phân lân: Bón từ 400 đến 600 kg/ha, cá biệt có thể bón 1.000kg/ha, bón
lót toàn bộ.
Kali: Bón lót từ 200 đến 300 kg/ha, bón lót toàn bộ hoặc bón lót 50%
và bón sao khi mía kết thúc đẻ nhánh 50%.
Vôi: Bón từ 500 đến 1200 kg/ha, đất quá chua phải bón liên tục cho
nhiều năm để đƣa độ pH lên xấp xỉ 6.
- Diệt cỏ, phá váng, cày xới, dặm mầm, bóc bẹ già [3].
Từ khi trồng đến trƣớc khi mía giao tán phải thƣờng xuyên diệt sạch cỏ
dại bằng cuốc, bằng cày hoặc bằng thuốc trừ cỏ.
Từ khi trồng đến trƣớc khi mía đẻ nhánh, nếu mƣa to phải xới phá
váng, nếu thiếu mầm phải dặm kịp thời.
Từ khi mía đẻ đến khi giao tán phải thƣờng xuyên cày xới đất giữa hai
hàng mía, vun đất cho gốc mía để chống bị đổ mía, thƣờng xuyên bóc lớp bẹ

già và bẹ khô.
- Phòng trừ sâu bệnh: Mía bị rệp hại nặng sẽ hỏng ngọn, hỏng gốc và
mất đƣờng. Dùng OFATOX pha với nƣớc tỷ lệ 1/700 - 1/1100 phun diệt rệp
triệt để từ khi mới chớm phát sinh [3].
- Thu hoạch: Khi thu hoạch phải chặt sát gốc và hông đƣợc làm dập gốc,
không đƣợc thu hoạch vào lúc đất quá ƣớt để khỏi ảnh hƣởng xấu đến vụ lƣu
gốc [3].


10

2.1.1.5 Giá trị kinh tế của cây mía
Mía là loại cây công nghiệp lấy đƣờng quan trọng của ngành công
nghiệp đƣờng. Đƣờng là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hàng
ngày của nhiều quốc gia trên thế giới, cũng nhƣ là loại nguyên liệu quan trọng
của nhiều ngành sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng nhƣ bánh kẹo…
Về mặt kinh tế chúng ta nhận thấy trong thân mía chƣa khoảng 16 - 18
% đƣờng. Vào thời kỳ mía chín già ngƣời ta thu hoạch mía rồi đem ép lấy
nƣớc. từ nƣớc dịch mía đƣợc chế lọc cô đặc thành đƣờng [1].
Ngoài sản phẩm chính là đƣờng những phụ phẩm chính của cây mía bao
gồm: Bã mía chiếm 25 - 30% trọng lƣợng mía đem ép. Trong bã mía chứa
trung bình 49% là nƣớc, 48% là xơ (trong đó chứa 45 - 55% xenlulo) 2,5% là
chất hòa tan (đƣờng). Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt hoặc làm bột
giấy, ép thánh ván dùng trong kiến trúc, cao hơn là làm thành furfural là
nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp. Trong tƣơng lai khi mà rừng ngày càng
giảm nguồn nguyên liệu làm bột giấy, làm sợi thì mía là nguyên liệu quan
trọng để thay thế [1].
Mật gỉ chiếm 3 - 5% trọng lƣợng đƣờng ép. Thành phần mật gỉ trung
bình chứa 20% nƣớc, đƣờng saccaro 35%, đƣờng khử 20%, tro 15%, protein
5%, sáp 1%, bột 4% trọng lƣợng riêng. Từ mật gỉ cho lên men trƣng cất rƣợu

Rhums, sản xuất men các loại. Một tấn mật gỉ cho một tấn men khô hoặc các
loại axit axetic hoặc có thể sản xuất đƣợc 300 lít tinh dầu và 3.800 lít rƣợu.
Từ một tấn mía tốt ngƣời ta có thể sản xuất ra 35 – 50 lít cồn 950, 1ha trồng
mía với kỹ thuật hiện đại của thế kỷ 21 có thể sản xuất 7.000 – 8.000 lít cồn
để làm nhiên liệu. Vì vậy, khi mà nguồn nhiên liệu lỏng ngày càng cạn kiệt thì
ngƣời ta đã nghĩ đến việc thay thế năng lƣợng của thế kỷ 21 là lấy từ mía[1].
Bùn lọc chiếm 1,5 – 3% trọng lƣợng mía đem ép. Đây là sản phẩm cặn
bã còn lại sau khi chế biến đƣờng. Trong bùn lọc chứa 5% N, 3% protein thô


11

và một lƣợng lớn chất hữu cơ. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất
sơn, xi đánh giầy… Sau khi lấy sáp, bùn lọc dùng làm phân bón rất tốt [1].
Mía còn là loại cây có tác dụng bảo vệ đất rất tốt. Mía thƣờng trồng từ
tháng 9 đến tháng 3 hàng năm là lúc lƣợng mƣa rất thấp. Đến mùa mƣa, mía
đƣợc 4 - 5 tháng tuổi, bộ lá đã giao nhau thành tán lá xanh dày, diện tích lá
gấp 4 - 5 lần diện tích đất làm cho mƣa không thể rơi trực tiếp xuống mặt đất
có tác dụng tránh sói mòn đất cho các vùng đồi trung du. Hơn nữa mía là loại
cây rễ chùm và phát triển mạnh trong khoảng tầng đất thừ 0 - 60 cm. Trong 1
ha mía tốt có thể có 13 - 15 tấn rễ, sau khi thu hoạch bộ rễ để lại trong đất
cùng với bộ lá là chất hữu cơ quý làm tăng độ phì của đất [1].
Nhƣ vậy, nếu đầu tƣ có hiệu quả ngành mía đƣờng sẽ mở ra một tƣơng
lai mới đầy hy vọng cho vùng trồng mía, trƣớc hết là ngƣời nông dân, sau đó
là các nhà máy chế biến đƣờng và các nhà máy phụ trợ khác. Khi phát triển
đƣợc vùng chuyên canh có quy mô lớn, vấn đề việc làn cho ngƣời lao động
nông nghiệp trên lãnh thổ sẽ đƣợc giải quyết cơ bản. Mặt khác, việc cung cấp
mía nguyên liệu ổn định sẽ đảm bảo cho công nghiệp chế biến mía đƣờng
phát triển kéo theo các ngành công nghiệp chế biến khác nhƣ bánh kẹo, những
ngành công nghiệp phụ phẩm sau đƣờng phát triển. Giá trị kinh tế hàng hóa

cây mía tăng lên, cơ cấu kinh tế cây trồng cũng nhƣ cơ cấu kinh tế xã hội có
sự chuyển dịch rõ rệt theo hƣớng tiến bộ. Khoảng cách về thu nhập của lao
động nông nghiệp và công nghiệp đƣợc rút ngắn và ổn định.
2.1.1.6 Một số nhân tố ảnh hưởng đến năng suất mía
- Nhân tố bên ngoài
+ Điều kiện thời tiết khí hậu: Mía là một cơ thể sống có quy luật sinh
trƣởng và phát triển riêng. Chính vì vậy, quá trình sinh trƣởng và phát triển
của cây mía chịu tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên nhƣ nhiệt độ, ánh
sáng, đổ ẩm, lƣợng mƣa…


12

+ Thị trƣờng đầu vào, đầu ra: Giá cả đầu vào và giá cả đầu ra có ảnh
hƣởng rất lớn tới quyết định của ngƣời sản xuất. Giá cả đầu vào tăng cao sẽ
hạn chế khả năng đầu tƣ dẫn đến việc giảm năng suất và chất lƣợng của cây
mía. Một thị trƣờng tiêu thụ ổn định, giá cả đầu ra có thể bù đắp đƣợc chi phí
sản xuất và sinh lợi nhuận chính là điều kiện cần để các hộ tiếp tục đầu tƣ sản
xuất mía.
+ Cơ sở hạ tầng: Các yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng nhƣ hệ thống đƣờng
giao thông, hệ thống thủy lợi, thông tin liên lạc, các dịch vụ phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp là nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất mía. Cơ
sở hạ tầng phát triển sẽ tao điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sản xuất phát triển
và ngƣợc lại cơ sở hạ tầng kém phát triển chính là nhân tố kìm hãm sản xuất
phát triển.
+ Cơ chế chính sách của nhà nƣớc, tỉnh, địa phƣơng: Ảnh hƣởng gián
tiếp đến hiệu quả sản xuất mía, đặc biệt là một số chính sách về đất đai, tín
dụng, thuế…
- Các nhân tố bên trong
+ Quy mô và tính chất đất đai: Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tƣ

liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế đƣợc. Chính vì vậy, đất đai chính là
yếu tốt quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Quy mô đất đai có
ảnh hƣởng rõ rệt tới mức độ đầu tƣ, khả năng áp dụng cơ giới hóa vào sản
xuất từ đó ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất của cây trồng.
+ Công nghệ kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: Việc áp
dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ làm tăng hiệu quả
sản xuất mía đặc biệt là việc đƣa giống mới, mô hình trồng mía và cơ giới hóa vào
sản xuất.


13

+ Mức độ đầu tƣ: Giống, phân bón, vôi, thuốc BVTV, công chăm sóc
ảnh hƣởng tới năng suất và chất lƣợng của cây trồng. Mức độ đầu tƣ hợp lý sẽ
nâng cao hiệu quả kinh tế của cây mía.
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía đường trên thế giới
Ngành mía đƣờng trên thế giới phát triển khá lâu đời, vào khoảng thế kỷ
thứ 16, khi sự khai thác đầu tiên đƣợc hình thành ở Puerto Rico, rồi đến Cuba,
nguyên liệu sản xuất đƣờng chủ yếu lúc này là cây mía, vì thế sản lƣợng
đƣờng thu đƣợc không cao. Cho đến thế kỷ thứ 19, khi chúng ta biết tinh lọc
ra đƣờng từ cây củ cải đƣờng, đã mở ra một ngành công nghiếp sản xuất
đƣờng ở Châu Âu. Từ đó, sản xuất đƣờng đạt đƣợc nhiều đột phá. Từ khoảng
820.000 tấn vào đầu những năm đầu cách mạng công nghiệp, đến 18 triệu tấn
trƣớc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).
Mía đƣợc trồng chủ yếu tại khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, là cây
công nghiệp lấy đƣờng quan trọng của ngành công nghiệp đƣờng, ƣa sáng và
cần nhiều nƣớc. Tính đến cuối năm 2014, tổng diện tích trồng mía trên toàn
thế giới đạt gần 27,6 triệu ha và tổng sản lƣợng mía thu hoạch đạt 1,94 tỷ tấn,
lần lƣợt tăng 28,7% và 37,3% so với năm 2002. Brazil là nƣớc có diện tích

trồng mía lớn nhất thế giới với hơn 9,7 triệu ha (39%), tiếp theo là Ấn Độ
(19%), Trung Quốc (7%), Thái Lan (5%). Năng suất mía trung bình trên thế
giới vào năm 2014 khoảng 70,5 tấn/ha [11].


14

Bảng 2.1: Bình quân sản xuất và tiêu thụ đƣờng mía hàng năm ở một số
nƣớc (tính trong kỳ 2007-2013)
Xuất
khẩu
(1.000
tấn)

Lƣợng
dự trữ
Bình quân tiêu
cuối
thụ
(1.000 (Kg/ngƣời/năm)
tấn)
375
56

Sản xuất
(1.000
tấn)

Tiêu thụ
(1.000

tấn)

Brazil

34.790

11.670

22.990

Ấn Độ

24.033

23.730

1.262

6.957

17

Trung
Quốc
Thái Lan

12.737

14.270


1.508

2.597

7

8.357

2.184

6.244

2.252

30

Mỹ

7.139

10.186

2.492

1.232

32

Mexico


5.474

5.098

752

1.063

50

Úc

4.461

1.250

3.213

340

60

Nam Phi

2.192

1.603

639


144

36

Indonesia

1.964

4.760

2.764

522

16

Ai Cập

1.760

2.743

974

445

34

Cuba


1.272

677

685

81

61

Nhật Bản

828

2.304

1.460

326

18

Hàn Quốc

0

1.259

1.343


482

27

157.452

154.167

51.473

33.894

21

Quốc gia

Thế giới

Nguồn: Out1ook of the US and World sugar market (2014)
Bình quân tiêu thụ đƣờng của hai nƣớc đông dân nhất hành tinh còn ở
mức rất thấp: Trung Quốc là 7 kg/ngƣời/năm và ngƣời Ấn Độ là 17
kg/ngƣời/năm. Trong khi đó tiêu thụ nhiều đƣờng nhất thế giới là ngƣời
Cuba: 61 kg/ngƣời/năm, kế đến là Úc: 61 kg/ngƣời/năm và Brazil: 56
kg/ngƣời/năm. Dự báo ngành đƣờng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục phát


15

triển để đáp ứng nhu cầu trong nƣớc; Brazil, Thái Lan, Úc, Nam Phi sẽ mở
rộng để xuất khẩu, trong khi Cuba và Mexico sẽ giảm lƣợng xuất khẩu. Các

nƣớc nhập khẩu chủ yếu là Mỹ, Indonesia, Hàn Quốc, Canada, Trung Quốc
và Nhật Bản [11].
Không nằm trong các nƣớc lớn về sản xuất và xuất khẩu đƣờng, nhƣng
là các nƣớc có năng suất mía bình quân cao nhất thế giới là Peru: 123 tấn/ha,
Colombia: 120 tấn/ha, Nicaragua: 102,4 tấn/ha [11].
Bảng 2.2: Năng suất mía trung bình mía ở một số nƣớc vụ 2012/2013

Quốc gia

Năng suất
(tấn/ha)

Quốc gia

Năng suất
(tấn/ha)

Peru

123,0

Mozambique

79,6

Colombia

120,0

Thái Lan


77,3

Nicaragua

102,4

Mexico

70,0

Swaziland

98,0

Costa Rica

61,1

Guatemala

90,0

Nam Phi

60,0

Nguồn: USDA, FAO (2013)
Hiện nay, Brazil và Ấn Độ là hai nƣớc đứng đầu thị trƣờng đƣờng,
ethanol và điện từ mía đƣờng. 60% sản lƣợng mía của Brazil đƣợc dùng để

sản xuất ethanol. Đáng chú ý là công nghiệp đƣờng sẽ bị tác động nhiều bởi
giá dầu, do Brazil (nƣớc xuất khẩu đƣờng hàng đầu thế giới) sẽ gia tăng sản
xuất ethanol từ mía đƣờng nếu giá dầu tăng.
Ngành mía đƣờng thế giới rất xem trọng công tác nghiên cứu khoa học
và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
Việc tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu về cây mía trên đồng ruộng đã
đƣợc con ngƣời tiến hành từ rất sớm ở Ấn Độ (1840), Java (1855), Mauritius
(1869), Mỹ (1885), Hawai (1897),… Ở Ấn Độ, Viện Lai tạo giống mía


×