HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VŨ THỊ THANH THUÝ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG
VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP
LUẬT
HÀ NỘI - 2016
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VŨ THỊ THANH THUÝ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG
VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 60380101
Người hướng dẫn khoa học: TS HOÀNG MINH HỘI
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả
Vũ Thị Thanh Thuý
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNXH
ĐCS
HĐND
TW
TTVH
UBND
VH&TT
VHTT&DL
VHTT-TT
XHCN
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Chủ nghĩa xã hội
Đảng Cộng sản
Hội đồng nhân dân
Trung ương
Trung tâm văn hóa
Ủy ban nhân dân
Văn hóa và thông tin
Văn hóa thể thao và du lịch
Văn hóa thông tin tuyên truyền
Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, xu thế hội nhập quốc tế không chỉ tác động tới
kinh tế, chính trị mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới văn hoá. Trước những biến động
của những vấn đề chung mang tính toàn cầu ấy, văn hoá cùng với sức mạnh nội
sinh của mình được đề cao như một lực lượng tinh thần, là động lực của phát
triển xã hội.
Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do lao động của con
người sáng tạo ra nhằm đạt đến giá trị chân, thiện, mỹ. Văn hoá là những nét đặc
trưng mang tính phổ biến cho một cộng đồng người, là bản sắc khu biệt khi đối
sánh với những cộng đồng người khác.
Ở nước ta, vai trò của văn hoá luôn được khẳng định. Đề cương văn hoá
Việt Nam năm 1943, Đảng chủ trương xây dựng văn hoá Việt Nam theo phương
châm là: “Dân tộc hoá, khoa học hoá và đại chúng hoá”. Đến năm 1988, Nghị
quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam
khoá VIII đã xác định phương hướng chung, các quan điểm cơ bản và nhiệm vụ
xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong
đó xác định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”.
Nghị quyết hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá XI
(ngày 9-6-2014), Đảng tiếp tục khẳng định mục tiêu chung là: “Xây dựng nền
văn hoá và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hoá thực
sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan
trọng đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Nghị quyết đưa ra năm
quan điểm xây dựng nền văn hoá Việt Nam trong đó đặc biệt nhấn mạnh: “Văn
hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững
1
đất nước. Văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Nghị
quyết cũng đưa ra các giải pháp thực hiện, trong đó chú trọng: Tiếp tục đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hoá; nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước về văn hoá;...
Từ Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 đến Nghị định số 73/1999/NĐ-CP
ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với
các hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao đã mở ra
cơ hội phát huy nguồn nội lực trong nhân dân cùng tham gia phát triển văn hoá
theo mô hình xã hội hoá . Thực hiện chủ trương xã hội hoá đó, Chính phủ đã ban
hành nhiều hành lang pháp lý tạo điều kiện thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia
kinh doanh các loại hình dịch vụ văn hoá. Chất lượng cuộc sống của nhân dân
được cải thiện cả về nhu cầu vật chất và đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu
hưởng thụ văn hoá trong nhân dân thể hiện vai trò của Đảng và Nhà nước đối với
sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và địa bàn Quận Nam
Từ Liêm nói riêng do quá trình đô thị hoá, đời sống kinh tế xã hội của nhân dân
ngày càng được nâng cao, hoạt động văn hoá như: kinh doanh karaoke, Internet,
băng đĩa nhạc; báo chí, quảng cáo… ngày càng phát triển. Bên cạnh những hiệu
quả kinh tế từ các hoạt động dịch vụ văn hoá đem lại cho xã hội, cũng đặt ra
những vấn đề tiêu cực, cần giải quyết, thậm chí có những loại hình hoạt động
dịch vụ văn hoá trở thành điểm nóng gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trước
những hạn chế, bất cập đó, công tác quản lý văn hoá ngày càng được xác định là
nhiệm vụ quan trọng.
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các hoạt động văn hoá là một
nhiệm vụ cấp thiết vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn trong đời sống
xã hội để phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt tiêu cực đáp ứng nhu cầu
hưởng thụ của nhân dân quận Nam Từ Liêm nói chung và nhân dân thành phố
Hà Nội nói chung. Xuất phát từ những lý do trên, em lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các hoạt động văn hoá trên địa bàn
2
quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay” làm luận văn Thạc
sĩ Luật, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến chủ đề quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các hoạt
động văn hoá có nhiều công trình khoa học như:
- “Quản lý hoạt động văn hoá” - tác giả Phan Văn Tú, Nguyễn Văn Hy,
Hoàng Sơn Cường, Lê Thị Hiền NXB văn hoá - thông tin, HN năm 1998, đã nêu
lên những vấn đề đại cương về quản lý hoạt động văn hoá, chính sách quản lý
hoạt động văn hoá, nội dung quản lý hoạt động văn hoá, xây dựng đời sống văn
hoá cơ sở hiện nay.
- “Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp công ích ngành văn hoá thông
tin trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, tác giả Nguyễn Danh Ngà, do NXB
Văn hoá thông tin ấn hành năm 1997, đã nêu những vấn đề về quản lý hoạt động
quản lý văn hoá trong thời kỳ hội nhập đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của
nhân dân.
- Đề tài cấp Bộ năm 2006 với tên “Thị trường văn hoá phẩm ở nước ta hiện trạng và giải pháp”, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh, do TS Nguyễn Thị Hương chủ nhiệm, đã nghiệm thu, đã nêu tình hình
thực tế của thị trường văn hoá phẩm ở nước ta, đưa ra các giải pháp để quản lý
hoạt động kinh doanh văn hoá phẩm theo đúng quy định của pháp luật.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Dũng năm 2001,“Thực trạng
quản lý băng đĩa trên địa bàn TP Hà Nội”, Trường đại học văn hoá, đã nêu ra
thực trạng hoạt động quản lý và kinh doanh dịch vụ băng đĩa trên địa bàn thành
phố Hà Nội và đưa ra các giải pháp quản lý hoạt động này một cách có hiệu quả
nhất.
- Luận văn thạc sĩ của Vũ Tiến Bình (2001) “Quản lý nhà nước về văn
hoá ở quận Ba Đình trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện
nay”, Học viện Hành chính quốc gia, đã đưa ra giải pháp để quản lý hoạt động
3
văn hoá trên địa bàn quận Ba Đình theo đúng chức năng, nhiệm vụ và theo đúng
quy định của pháp luật.
- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Xuân Diệp (2013), “Quản lý nhà nước về
dịch vụ văn hoá trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội”, Học viện
Hành chính Quốc gia, Hà Nội, đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà
nước về văn hoá, dịch vụ văn hoá, đặc điểm, nội dung, thực trạng quản lý nhà
nước về dịch vụ văn hoá trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đưa ra
các giải pháp quản dịch vụ văn hoá phù hợp với quá trình phát triển của địa
phương.
- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Tiến Toàn (2011), “Tăng cường quản lý
Nhà nước các dịch vụ văn hoá thông tin trên địa bàn huyện Đan Phượng Thành phố Hà Nội”, luận văn Thạc sỹ Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội,
đã góp phần sáng tỏ cơ sở lý luận, đánh giá những thành tựu, hạn chế và đưa ra
các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý dịch vụ
văn hoá thông tin.
- Luận văn thạc sỹ của Bùi Thị Phương Dung (2013), “Nâng cao chất
lượng dịch vụ văn hoá trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Học viện Hành chính
Quốc gia, Hà Nội, đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ văn
hoá trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Luận văn thạc sỹ của Hồ Hải Đăng (2011), “Một số giải pháp tăng
cường quản lý nhà nước về văn hoá ở tỉnh Quảng Trị”, luận văn thạc sỹ trường
học viện hành chính quốc gia, đã đưa ra những đề xuất, kiến nghị, các giải pháp
nhằm hoàn thiện, tăng cường quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hoá ở tỉnh
Quảng Trị…
Nhìn một cách tổng quát về các công trình trên, chúng ta thấy các kết quả
nghiên cứu của các luận án, luận văn và đề tài khoa học đã nghiên cứu về mối
quan hệ giữa phát triển văn hoá và kinh tế thị trường trong điều kiện hiện nay
của đất nước, góp phần làm sáng tỏ về phương diện lý luận của quản lý nhà nước
trên lĩnh vực văn hoá, bước đầu nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản lý nhà
4
nước về văn hoá cấp cơ sở ở một số địa phương. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề quản lý nhà nước bằng
pháp luật đối với các hoạt động văn hoá nói chung và trên địa bàn quận Nam Từ
Liêm trong giai đoạn hiện nay nói riêng. Các công trình khoa học trên đây có giá
trị tham khảo cho học viên khi nghiên cứu, phân tích, luận giải những vấn đề lý
luận, làm cơ sở phương pháp luận để đánh giá cũng như đề xuất các giải pháp
nhằm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các hoạt động văn hoá
trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các hoạt động văn
hoá tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, đánh giá những ưu điểm, hạn chế
trong quản lý, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công
tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các hoạt động văn hoá trên địa bàn
quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nước
bằng pháp luật đối với hoạt động văn hoá và các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội có tác động ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về văn hoá tại quận
Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về văn hoá
ở quận Nam Từ Liêm.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục những khuyết
điểm, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các hoạt động
văn hoá trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chỉ nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối
với các hoạt động văn hoá trên địa bàn quận Nam Từ Liêm ở một số loại hình
5
chủ yếu như: hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, Internet, quảng cáo, kinh
doanh xuất bản phẩm, in ấn, photocopy… Đây là những hoạt động dịch vụ văn
hoá đang tồn tại và phát triển mạnh mẽ trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành
phố Hà Nội hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- Phạm vi thời gian: Hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với
các hoạt động văn hoá trên địa bàn quận Nam Từ Liêm,thành phố Hà Nội từ năm
2010 đến năm 2015.
- Về chủ thể: Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối các hoạt động văn hóa
trên địa bàn quận Nam Từ Liêm,thành phố Hà Nội do nhiều tổ chức thực hiện
như như HĐND quận, UBND và cơ quan chuyên môn, HĐND và UBND cấp
xã; ngoài ra còn cơ các cơ quan khác thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước bằng
pháp luật đối với các hoạt động văn hóa trên địa bàn như Công An, quản lý thị
trường…Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này và dưới góc độ lý luận Nhà
nước và pháp luật tác giả chỉ tập trung đánh giá, phân tích thực trạng quản lý
Nhà nước bằng pháp luật đối với các hoạt động văn hóa trên địa bàn của UBND
huyện Nam Từ Liêm và cơ quan chuyên môn.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử;
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và phát triển nền
văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở áp dụng phương pháp
luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của
Chủ nghĩa Mác - Lê nin.
6
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu phân tích - tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp lịch sử - cụ
thể để luận giải những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước
bằng pháp luật đối với các hoạt động văn hoá trên địa bàn quận Nam Từ Liêm,
thành phố Hà Nội.
6. Đóng góp của luận văn
- Phân tích, luận giải những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp
luật đối với hoạt động văn hoá như khái niệm, đặc điểm, nội dung, và các yếu tố
tác động đến quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các hoạt động văn hoá ở
cấp huyện.
- Phân tích thực trạng của công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối
với các hoạt động văn hoá trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác
quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động văn hoá trên địa bàn quận
Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn
đề lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động văn hoá nói
chung và địa bàn Hà Nội, do đó góp phần làm phong phú thêm lý luận về nhà
nước và pháp luật.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt
động văn hoá, luận văn nêu ra những ưu điểm, hạn chế của công tác quản lý nhà
nước bằng pháp luật đối với hoạt động văn hoá, từ đó đề xuất những giải pháp
góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt
động văn hoá đáp ứng đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế, xã hội, đáp ứng tốt
nhu cầu văn hoá của nhân dân địa phương.
7
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp lãnh đạo trong việc
hoạch định đường lối chính sách, pháp luật về quản lý nhà nước đối với các hoạt
động văn hoá.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được bố cục thành 3 chương, 7 tiết.
8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ Ở CẤP HUYỆN
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP
LUẬT ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ Ở CẤP HUYỆN
1.1.1. Khái niệm hoạt động văn hóa và quản lý nhà nước bằng pháp
luật đối với các hoạt động văn hoá trên địa bàn cấp huyện
1.1.1.1. Khái niệm văn hóa và hoạt động văn hóa
- Khái niệm văn hóa
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hoá cả trong quan niệm của
phương Đông và phương Tây, nhưng ở đây chỉ xét văn hoá là một hoạt động
trong lĩnh vực tinh thần, giáo dục khai mở tinh thần cho con người, làm cho con
người trở thành người. Theo quan điểm Mác xít: “Căn cứ vào mức độ tự nhiên
được con người biến thành bản chất người, tức là mức độ tự nhiên của con người
khai thác, cải tạo thì có thể xét được trình độ văn hoá chung của con người” [33,
tr.111]. Văn hoá luôn gắn liền với con người và hoạt động lao động sáng tạo của
con người.
Định nghĩa “Văn hóa” được cộng đồng thế giới sử dụng phổ biến theo định
nghĩa văn hoá của Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc
(UNESCO), nêu trong “Tuyên bố về chính sách văn hóa” tại Hội nghị quốc tế
về chính sách văn hóa của UNESCO từ ngày 26-7 đến 6-8-1982 ở México: Văn
hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm qui
định tính cách của một xã hội hay của một nhóm xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ
thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những
hệ thống các giá trị, những truyền thống và tín ngưỡng.
Văn hóa chính là một khái niệm bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như
hoạt động về giáo dục, văn học nghệ thuật, đạo đức, lối sống… nhưng tựu chung
9
lại nó đều tiến tới giá trị chân - thiện - mỹ và nhằm hoàn thiện cuộc sống con
người.
Văn hóa Việt Nam có thể được hiểu theo hai nghĩa cơ bản, theo nghĩa hẹp,
“Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội”, “Văn hóa là các giá trị, truyền thống,
lối sống”, “Văn hóa là năng lực sáng tạo” của một dân tộc’ “Văn hóa là bản sắc”
của một dân tộc, để phân biệt với dân tộc khác… Và theo nghĩa rộng: Văn hóa
Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc
Viêt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về
mặc, ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ sáng tạo, phát minh đó tức là
văn hoá. Văn hoá là tổng hợp các phương thức sinh hoạt cũng như biểu hiện của
nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu cuộc sống và đòi hỏi
của sự sinh tồn” [34, tr.431]. Quan niệm này của Hồ Chí Minh đã chỉ ra nguồn
gốc, bản chất của văn hoá là sự sáng tạo vươn tới các giá trị nhân văn, đồng thời
đã chỉ rõ chức năng xã hội của văn hoá: văn hoá được sáng tạo vì mục đích của
sự sinh tồn của loài người, đáp ứng nhu cầu cuộc sống con người.
Tư tưởng ấy đã trở thành đường lối, thành chính sách văn hóa của Đảng.
Có thể thấy, đối với lĩnh vực văn hóa, việc xác lập các quan điểm cơ bản về mối
quan hệ với đời sống, chính trị cách mạng là cực kỳ cần thiết, nhưng chưa đủ.
Văn hóa có quy luật phát triển riêng của nó. Qui luật này đòi hỏi phải giải quyết
tốt các mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, nhân loại, giữa bản sắc dân tộc với
nội dung xã hội chủ nghĩa.
Từ trước đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định: Văn hóa là
một bộ phận khăng khít của sự nghiệp cách mạng. Sự nghiệp cách mạng không
chỉ có chính trị mà phải bao gồm cả văn hóa. Văn hóa là một trong ba mặt trận
then chốt: Kinh tế - chính trị - văn hóa. Nhiệm vụ của văn hóa là phục vụ sự
nghiệp cách mạng, phục vụ nhân dân, vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội mà
10
nay là mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh. Với
đặc thù của mình, văn hóa có nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam về trí tuệ,
đạo đức, tâm hồn, tình cảm lối sống, có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững
vàng, ngang tầm với sự nghiệp đổi mới.
Nhìn tổng quát, có thể thấy rằng, Đảng và Nhà nước Việt Nam trước sau
đều luôn xem văn hóa văn nghệ là bộ phận khăng khít của sự nghiệp cách mạng
do Đảng lãnh đạo, coi văn hóa văn nghệ là một mặt trận và văn nghệ sĩ là chiến
sĩ trên mặt trận ấy; luôn luôn nhất quán trong xây dựng một nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc, luôn coi trọng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, phong
trào văn hóa quần chúng.
Từ phân tích trên, có thể thấy rằng: Văn hóa là sản phẩm của loài người,
được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội; tham
gia vào việc tạo nên con người và duy trì sự bền vững và trật tự xa hội. Văn hóa
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn
hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các
kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra.
Như vậy, văn hoá trước hết là những giá trị do con người sáng tạo ra và
được biểu hiện không những ở trong việc giáo dục, đào tạo con người, ở mô hình
thiết chế xã hội… mà văn hoá còn biểu hiện ở trình độ tổ chức quản lý xã hội.
Trong đời sống xã hội, con người vừa với tư cách là chủ thể, vừa chính là sản
phẩm của quá trình sáng tạo, nên hoạt động quản lý văn hoá mang ý nghĩa giá
trị sáng tạo, chỉ trình độ phát triển của xã hội trong những giai đoạn lịch sử
nhất định.
- Khái niệm hoạt động văn hóa
Văn hóa là kết quả của hoạt động sáng tạo của con người, hay có thể nói
rằng chính hoạt động của con người trong đời sống xã hội là cội nguồn của văn
hóa. Hoạt động sáng tạo của con người tạo ra các giá trị văn hóa và cũng chính
hoạt động con người trong đời sống xã hội chứa đựng các giá trị văn hóa góp
11
phần tạo dựng nên giá trị văn hóa mới, kế thừa, bổ sung, phát triển các giá trị văn
hóa truyền thống.
Hoạt động văn hóa là quá trình thực hành của cá nhân và các thiết chế xã
hội trong việc sản xuất, bảo quản, phân phối, giao lưu và tiêu dùng những giá trị
tinh thần, nhằm giao lưu những tư tưởng, ý nghĩa và những tác phẩm văn hóa
của con người sinh ra và cũng chính là để hoàn thiện chất lượng cuộc sống của
con người trong xã hội.
Hoạt động văn hóa là một hệ thống các hoạt động như nghệ thuật, kiến
trúc, hội họa… đó là các quá trình sáng tạo của con người. Các hoạt động sáng
tạo ấy hành thành nên hệ thống các giá trị, thị hiếu – những yếu tố xác định đặc
tính riêng của mỗi dân tộc.
Khác với các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, hoạt động văn hóa mang
một sự khác biệt với những đặc điểm như:
- Hoạt động văn hóa là hoạt động tinh thần, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến
tư tưởng, tình cảm của con người.
- Sản phẩm của hoạt động văn hóa là các giá trị tinh thần mà cá nhân hay
cộng đồng sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.
Các hoạt động văn hóa rất phong phú và đa dạng. Có thể chia hoạt động
văn hóa ra thành hoạt động của những lĩnh vực, cấp độ khác nhau. Theo từng
lĩnh vực thì hoạt động văn hóa được chia thành các nhóm sau:
- Các hoạt động thuộc lĩnh vực báo chí, xuất bản, internet, quảng cáo.
- Các hoạt động thuộc lĩnh vực điện ảnh
- Các hoạt động thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn
- Các hoạt động thuộc lĩnh vực mỹ thuật
- Các hoạt động thuộc linh vực thư viện, bảo tồn, bảo tàng
- Các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa các dân tộc thiểu số
- Các hoạt động thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy quản lý văn hóa
- Các hoạt động thuộc lĩnh vực đào tạo…
12
Nếu xét đến các hoạt động văn hóa ở cấp cơ sở thì chúng ta có thể phân
loại các hoạt động văn hóa như:
- Hoạt động thông tin, tuyên truyền cổ động
- Hoạt động vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
- Hoạt động trong lĩnh vực di tích, bảo tồn
- Hoạt động dịch vụ văn hóa
- Hoạt động văn hóa - văn nghệ và hoạt động câu lạc bộ.
Vậy trên địa bàn cấp quận, huyện các hoạt động văn hóa thường là: hoạt
động kinh doanh dịch vụ karaoke, Internet, quảng cáo, kinh doanh xuất bản
phẩm, in ấn, photocopy… Đây là những hoạt động dịch vụ văn hoá đang tồn tại
và phát triển mạnh mẽ trên địa bàn quận, huyện.
1.1.1.2. Quản lý nhà nước và quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với
các hoạt động văn hóa
- Khái niệm quản lý
Quản lý là hoạt động xã hội phản ánh trình độ phát triển của xã hội loài
người. Trong buổi bình minh của nhân loại, khi xã hội loài người mới xuất hiện
thì hoạt động quản lý xã hội chưa xuất hiện, chỉ đến các hoạt động xã hội mang
tính chất tổ chức thì hoạt động quản lý xã hội mới xuất hiện. Hay nói cách khác,
quản lý xã hội đánh dấu trình độ phát triển của nhân loại trong tiến trình lịch sử
và văn hoá.
Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu, thì đến nay vẫn chưa có một định
nghĩa thống nhất về quản lý. Các trường phái đã định nghĩa về quản lý Taylor:
Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ)
đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và
kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoặc, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và
kiểm soát ấy; Hard Koont: Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt
giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định…
13
Về vai trò của quản lý xã hội, các nhà kinh điển mác xít cho rằng: “Quản
lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động”
[33, tr.109]. Nhấn mạnh nội dung trên, C.Mác đã viết:
Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành
trên quy mô tương đối lớn, ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo
để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng
chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự
vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ
cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có
nhạc trưởng [33, tr.109].
Lê-nin cũng đã từng khẳng định vấn đề này, Người viết: Muốn quản lý tốt
mà chỉ biết thuyết phục không thôi thì chưa đủ, mà còn phải biết tổ chức về mặt
thực tiễn nữa. Quan điểm trên đây của các nhà mác xít có thể áp dụng với mọi
hoạt động liên quan đến quản lý xã hội ở mọi lĩnh vực của con người trong đời
sống xã hội.
Thuật ngữ “Quản lý” ban đầu có nghĩa management (tiếng Italia) - bàn
tay, các hoạt động liên quan đến bàn tay. Trong hình ảnh này bao hàm nghĩa nắm
giữ, tác động tới một đối tượng nào đó ngoài mình. Khi sử dụng với nghĩa "quản
lý", nó mang nghĩa tác động giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Quản lý
xã hội chính vì thế là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, cả khoa
học tự nhiên và khoa học xã hội. Mỗi ngành khoa học nghiên cứu về quản lý từ
góc độ riêng của mình và đưa ra định nghĩa về quản lý. Theo Điều khiển học thì
quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những
quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy
vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được những mục đích đã
định trước. Định nghĩa này thích hợp với tất cả mọi trường hợp từ sự vận động
của một cơ thể sống, một vật thể cơ giới một thiết bị tự động hoá đến hoạt động
của một tổ chức xã hội, một đơn vị kinh tế hay cơ quan nhà nước.
14
Dù có sự khác nhau nhất định trong quan niệm về quản lý, nhưng tựu
trung lại thì mọi hoạt động quản lý đều phải do các yếu tố cấu thành:
- Chủ thể quản lý (do ai quản lý);
- Khách thể quản lý (quản lý cái gì);
- Mục đích quản lý (quản lý vì cái gì);
- Môi trường và điều kiện tổ chức (quản lý trong hoàn cảnh nào);
- Biện pháp quản lý (quản lý bằng cách nào).
Có thể thấy quản lý không đơn giản chỉ là khái niệm, mà nó là sự kết hợp
của các phương diện: Hoạt động thông qua tập thể để thúc đẩy tính tích cực của
các nhân; hoạt động quản lý nhằm điều hoà các quan hệ xã hội, tránh xung đột,
giảm mâu thuẫn xã hội để tồn tại, phát triển; là hoạt động nhằm tăng cường hợp
tác, hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết các vấn đề xã hội mà một cá nhân, hay nhóm
không thể làm được, hơn nữa sự hợp tác này sẽ tạo ra giá trị lớn hơn giá trị cá
nhân - giá trị tập thể. Với tư cách là một khoa học, quản lý là hoạt động mà các
hình thức, nội dung và phương thức thực hiện phải được tổ chức dựa trên những
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Mục đích, nội dung, cơ chế và phương pháp quản lý
xã hội tuỳ thuộc vào chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
Khái niệm “quản lý” được bàn trên đây là nói đến quản lý nhà nước. Khi
nhà nước xuất hiện thì chủ yếu các công việc xã hội do nhà nước quản lý. Do đó,
quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước.
Như vậy, quản lý được hiểu là sự tác động có định hướng và tổ chức của
chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng phương thức nhất định để đạt tới
mục tiêu nhất định.
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ
quan nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên
tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính
cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng,
duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng
thống nhất, vì sự phát triển chung của đất nước.
15
Chủ thể của quản lý nhà nước là các cơ quan nhà nước (cán bộ, công chức
có thẩm quyền phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao). Những chủ thể này
tham gia vào quá trình tổ chức quyền lực nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư
pháp theo quy định của pháp luật.
Đối tượng quản lý: Đối tượng của quản lý nhà nước bao gồm tất cả các cá
nhân, các tổ chức sinh sống, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi lãnh
thổ quốc gia.
Các lĩnh vực quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước có tính toàn diện, bao
gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, văn hoá, xã
hội, an ninh quốc phòng,...
Công cụ quản lý nhà nước: Nhà nước sử dụng các công cụ quản lý chủ
yếu là pháp luật, chính sách, kế hoạch để quản lý xã hội.
Nói cách khác, quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang
quyền lực nhà nước (chủ yếu bằng pháp luật) tới các đối tượng quản lý nhằm
thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Tất cả các cơ quan nhà
nước đều thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Pháp luật là công cụ chủ yếu để
quản lý nhà nước. Bằng pháp luật nhà nước có thể trao quyền cho các tổ chức xã
hội hoặc cá nhân để họ thay mặt nhà nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nước;
điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thoả mãn nhu cầu
hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Hệ thống thể chế quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hoá là công cụ để
nhà nước quản lý lĩnh vực văn hoá nói riêng và quản lý xã hội nói chung. Trong
quản lý nhà nước thì quản lý về văn hoá được coi là một dạng quản lý đặc biệt
quan trọng.
- Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các hoạt động văn hóa
Quản lý nhà nước bằng pháp luật về văn hoá với tư cách là quản lý một
lĩnh vực của đời sống xã hội, vậy nên phân biệt phạm vi quan niệm văn hoá theo
nghĩa là lĩnh vực sáng tạo tinh thần. Như vậy, để chỉ lĩnh vực hoạt động sáng tạo,
16
lưu giữ, trao truyền, phân phối, hưởng thụ các sản phẩm, giá trị tinh thần, người
ta dùng khái niệm văn hoá theo nghĩa chuyên biệt. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
Trong việc kiến thiết nước nhà có bốn lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá
cần coi trọng ngang nhau. Lĩnh vực văn hoá, lĩnh vực tinh thần trong quan niệm
văn hoá đã được tách ra một cách trừu tượng để nghiên cứu, xây dựng, tổ chức
và quản lý, khu biệt với các lĩnh vực khác (chính trị, kinh tế, xã hội) cũng là đối
tượng của quản lý.
Ở nước ta, trong định hướng của Đảng về phát triển văn hoá, khái niệm
quản lý nhà nước về văn hoá được dùng qua các các Văn kiện của Đảng: “quản
lý nhà nước đối với hoạt động văn hoá văn nghệ” (Văn kiện Đại hội VII), “quản
lý nhà nước theo hướng xã hội hoá các hoạt động văn hoá thông tin” (Văn kiện
Đại hội VIII), “đổi mới và tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hoá
thông tin” (Văn kiện Đại hội X)…
Từ đó rút ra khái niệm Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các
hoạt động văn hóa là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích của nhà nước
và các chủ thể khác bằng hệ thống pháp luật và bộ máy của mình nhằm phát
triển văn hóa, điều chỉnh hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
lĩnh vực văn hóa và liên quan, với mục đích giữ gìn và phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Quản lý nhà nước về văn hoá là quản lý toàn bộ nền văn hoá, từ vĩ mô tới
vi mô. Quản lý nhà nước về văn hoá hiểu theo nghĩa rộng là thực hiện thông qua
các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, thông qua các hoạt động của chính
quyền đối với việc xây dựng và phát triển văn hoá thực chất là khẳng định quyền
lực chính trị của nhà nước và trách nhiệm của nhà nước đối với việc xây dựng và
phát triển văn hoá. Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị, là công cụ đặc biệt
để thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp. Quản lý này mang tính pháp quyền
và thực hiện theo nguyên tắc pháp chế. Mặt khác quản lý bằng pháp luật là tất
17
yếu. Văn hoá là lĩnh vực liên quan chặt chẽ đến đời sống tinh thần dân tộc, cần
được quản lý bằng pháp luật.
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước về văn hoá được thể hiện trong hoạt
động quản lý có tính chất nhà nước nhằm điều hành hoạt động, phát triển văn
hoá, được thể hiện bởi cơ quan hành pháp (Chính phủ - Bộ Văn hoá). Theo nghĩa
này, quản lý nhà nước về văn hoá được quan niệm là quản lý hành chính về văn
hoá, quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hoá.
* Nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật về văn hoá:
Quản lý nhà nước về văn hoá thực chất là quản lý toàn bộ các hoạt động
văn hoá diễn ra trên phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia bằng quyền lực của nhà
nước thông qua hiến pháp, pháp luật, và cơ chế chính sách, tạo điều kiện để thúc
đẩy nền văn hoá phát triển. Nhà nước đóng vai trò điều tiết các cơ quan văn hoá
do nhà nước thành lập để điều tiết toàn bộ các hoạt động văn hoá của xã hội. Vì
vậy, đối tượng quản lý là hoạt động văn hoá do các tổ chức, cá nhân và các thành
phần kinh tế tham gia trên lĩnh vực kinh tế. Trong điều kiện đó, nhà nước chuyển
việc phân bổ vốn đầu tư, phê duyệt các dự án, xác định các chỉ tiêu sang xây
dựng các quy hoạch, các chiến lược phát triển văn hoá và các chính sách văn
hoá.
Quản lý nhà nước về văn hoá mang tính tổ chức chặt chẽ thông qua chính
sách và pháp luật của Nhà nước để đảm bảo cho nền văn hoá phát triển. Khi
quản lý văn hoá, nhà nước chú trọng đến khía cạnh kinh tế trong văn hoá và văn
hoá trong kinh tế. Quản lý văn hoá trong cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, nhà nước phải tạo lập hành lang pháp lý vừa đảm bảo thông thoáng
nhưng giữ vững lập trường chính trị đúng đắn để các chủ thể phát huy vai trò
sáng tạo tích cực cho nền văn hoá dân tộc.
Quy trình, nội dung quản lý nhà nước văn hoá có thể hình dung với các
khâu như [9, tr.111 ]: lập kế hoạch, xây dựng thể chế, chính sách văn hoá, hướng
dẫn việc triển khai kế hoạch và các hoạt động văn hoá, tổ chức kiểm tra, giám sát
18
các hoạt động văn hoá, xây dựng và sử dụng nguồn lực, kinh phí cho các hoạt
động văn hoá và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về văn hoá.
a. Lập kế hoạch
Lập kế hoạch là đưa ra những việc cần làm và cách thức tiến hành những
việc đó. Lập kế hoạch là khâu quan trọng đối với tổ chức công việc vì nó là nền
tảng để tiến hành các chức năng khác. Khi lập kế hoạch chúng ta sẽ có được
những nhìn nhận đứng đắn thậm chí tiên lượng và lường trước được những điều
sẽ xảy ra trong tương lai hoặc tìm ra các biện pháp để ứng phó.
Chính vì vậy, việc lập kế hoạch xây dựng và phát triển văn hoá trong từng
giai đoạn để thực hiện đường lối và định hướng phát triển của Đảng đối với văn
hoá là rất quan trọng.
Kế hoạch thường bao gồm các mức độ: Kế hoạch dài hạn thường mang
tính chiến lược và tổng hợp. Nó là tập hợp của nhiều loại kế hoạch được triển
khai, nhằm tổ chức tất cả các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu dài hạn.
Kế hoạch trung hạn là các kế hoạch hàng năm và các chương trình, kế
hoạch mang tính mục tiêu hoặc chuyên đề nhằm giải quyết một số nhiệm vụ đặc
thù nào đó trên lĩnh vực cụ thể của văn hoá. Kế hoạch ngắn hạn, thường là nhằm
giải quyết những mục tiêu cụ thể trong thời hạn nhất định.
Các loại kế hoạch được xây dựng cho từng vùng miền, từng địa phương
và từng ngành. Đó đều là kế hoạch nằm trong chiến lược, trong mục tiêu chung
của quản lý nhà nước về văn hoá. Khi xây dựng các kế hoạch quản lý văn hoá
nhất thiết phải gắn với kế hoạch chung phát triển các mặt khác của toàn xã hội,
trong đó vừa chú ý đến yêu cầu riêng của văn hoá, vừa chỉ ra được mối quan hệ
giữa văn hoá với các lĩnh vực khác nhau trong kế hoạch chung. Kế hoạch luôn
phải được xây dựng dựa trên cơ sở thực - tiễn, để từ đó có thể giải quyết tốt các
vấn đề của thực tiễn đặt ra. Xây dựng kế hoạch văn hoá là thiết lập hệ thống các
mục tiêu, tiêu chí để đạt được chúng. Đó cũng là cơ sở để thực hiện chức năng
kiểm soát, đánh giá các hoạt động sau này.
19
b. Xây dựng thể chế, chính sách văn hoá
Đối với quản lý văn hoá, chính sách văn hoá được đánh giá là đặc biệt
quan trọng. Chính sách văn hoá được hiểu là tổng thể những nguyên tắc thể hiện
tư tưởng chủ đạo của nhà nước về đường lối, phương hướng xây dựng và phát
triển nền văn hoá. Chính sách văn hoá đặt ra các nguyên tắc chung của sự nghiệp
phát triển văn hoá phù hợp với mục tiêu phát triển chung của đất nước. Chính
sách phát triển văn hoá của Đảng ta đã được cụ thể hoá thành Chương trình mục
tiêu quốc gia về văn hoá trong Quyết định số 125/2007/QĐ-TTg ngày 31/7/2007 của
Thủ tướng Chính phủ. Quyết định này xác định rõ mục tiêu tổng quát về phát
triển văn hoá Việt Nam là: tăng cường vấn đề nhận thức của toàn dân, các ngành,
các cấp; huy động sức mạnh toàn xã hội vào phát triển văn hoá để văn hoá trở
thành nền tảng tinh thần, là động lực là nhân tố góp phần thúc đẩy sự nghiệp
công nghiệp quá đất nước. Bảo tồn và phát huy giá trị di tích, thắng cảnh và văn
hoá phi vật thể nhằm phục vụ giáo dục truyền thống, phục vụ nhu cầu sinh hoạt
của toàn xã hội và phát triển du lịch. Quan tâm tới phát triển văn hoá vùng sâu,
vùng xa, vùng núi, hải đảo biên giới, vùng dân tộc thiểu số về mọi lĩnh vực của
đời sống tinh thần . . .
Chính sách văn hoá đóng vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước về
văn hoá song chính sách văn hoá không thể thay thế pháp luật. Nhằm mục đích
quản lý tốt hoạt động văn hoá, nhà nước phải coi xây dựng thể chế văn hoá là cơ
sở, công cụ để quản lý. Thể chế văn hoá gồm hệ thống pháp luật và chính sách
văn hoá của nhà nước và các phong tục quy ước văn hoá của cộng đồng. Nói như
vậy không có nghĩa là pháp luật sẽ triệt tiêu mọi khuôn mẫu xã hội khác mà
ngược lại pháp luật sẽ chấn hưng những phong tục, tập quán phù hợp, những nét
đẹp của đạo đức truyền thống và triệt tiêu phong tục, tập quán, những khuôn
mẫu xử sự không phù hợp pháp luật. Đây chính là vai trò điều chỉnh pháp đối
với văn hoá.
Trong xã hội hiện đại, quản lý văn hoá bằng pháp luật là yêu cầu mang
tính tất yếu khách quan. Bằng việc ban hành các văn bản pháp luật, Nhà nước đã
20