Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

ĐỘNG lực làm VIỆC của cán bộ, CÔNG CHỨC PHÒNG nội vụ HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.19 KB, 37 trang )

BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:

ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH

Sinh viên thực hiện

: Bùi Thị Ngoan

Lớp

: Hành chính học 3

Đoàn thực tập số

: 37

Niên khóa

: 2012 - 2016.

Cơ quan thực tập

: Ủy ban nhân dân huyện Nho Quan

Thời gian thực tập


: 28/3/2016 đến 20/5/2016

Giảng viên hướng dẫn : Th.s: Doãn Minh Thắng
Nguyễn Hồng Vân

Hà Nội, tháng 05 năm 2016
MỤC LỤC



LỜI CẢM ƠN
Sau khoảng thời gian học tập trên giảng đường Học viện Hành chính
Quốc gia, trên cơ sở lý thuyết đã được trang bị qua các môn học, cũng như sự
tìm hiểu của em qua thư viện, qua các lần chia sẻ của học viện. Và từ đó học
viện đã tạo điều kiện cho em được đi thực tập trong thời gian hai tháng tại Ủy
ban nhân dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Nhằm giúp sinh viên bám sát
thực tiễn, áp dụng lý thuyết vào thực hành chuẩn bị tốt nền tảng, cơ sở cho công
việc sau này.
Trong quá trình thực tập em đã có cơ hội tiếp xúc và thực hành trực tiếp
các kiến thức đã học vào hoạt động thực tế tại Ủy ban nhân dân huyện Nho
Quan (cụ thể là tại phòng Nội vụ của Ủy ban nhân dân huyện). Không những áp
dụng vào thực tế những gì mình học được tại trường mà còn tiếp thu được rất
nhiều cái mới từ một môi trường làm việc hết sức năng động, sang tạo và không
ngừng phát triển. Kết thúc thời gian thực tập, em đã học hỏi và rút ra được nhiều
bài học kinh nghiệm, nhiều kỹ năng bổ ích, được tổng kết lại trong bản báo cáo
thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Nho Quan, các cán bộ,
công chức làm việc tại phòng Nội Vụ Ủy ban nhân dân huyện Nho Quan đã tạo
điều kiện cho em trong quá trình thực tập, cũng như đã cung cấp tư liệu cần thiết
giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn

các thầy cô tại Học viện Hành chính Quốc gia – những người đã cung cấp cho
em nền tảng kiến thức lý luận vô cùng bổ ích trong bốn năm qua. Đặc biệt, em
xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giảng viên – Thạc sỹ Doãn Minh
Thắng và giảng viên – Nguyễn Hồng Vân và Thạc sỹ Nguyễn Tiến Dũng đã
nhiệt tình hướng dẫn cho em trong quá trình thực tập, cũng như trong quá trình
hoàn thiện báo cáo thực tập này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực tập

Bùi Thị Ngoan
3


PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử nhân loại cho thấy rằng, xã hội loài người tồn tại và phát triển
được cho tới ngày nay là nhờ có lao động. Lao động là hành động của con người
tương tác với thế giới tự nhiên. Trong quá trình lao động, con người phải sử
dụng sức lực tiềm tàng trong cơ thể mình cùng với các công cụ tác động đến
giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của
mình. Mỗi quá trình lao động sẽ tạo ra kết quả nhất định. Các nhà nghiên cứu đã
chỉ ra rằng, số lượng và chất lượng của kết quả lao động phụ thuộc vào năng lực
làm việc và động lực làm việc của họ.
Chính vì vậy ta thấy rằng, trong bất kỳ tổ chức nào dù là tổ chức thuộc
khu vực công hay tổ chức thuộc khu vực tư thì hiệu quả làm việc của tổ chức
được tăng cao khi nhân viên của tổ chức đó làm việc nhiệt tình, có năng xuất,
chất lượng và hiệu quả, nghĩa là nhân viên phải có động lực làm việc và luôn
phấn đấu vươn lên. Suy cho cùng, mục tiêu của các cá nhân khi làm việc là để
thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần, nếu tổ chức không đáp ứng được các
nhu cầu đó, đặc biệt là những nhu cầu cơ bản, thì động lực làm việc của nhân

viên sẽ bị suy giảm. Vì vậy, nghiên cứu về động lực làm việc và tạo động lực
làm việc cho người lao động là một nội dung không thể thiếu trong khoa học
quản lý nói chung và khoa học nghiên cứu về hành vi, về quản lý nguồn nhân
lực nói riêng.
Ta nhìn nhận một cách khách quan nhất thì tạo động lực làm việc cũng là
một trong những vấn đề quan trọng và cần được quan tâm nghiên cứu, nhằm
mục đích tạo ra hiệu quả, có năng xuất, chất lượng, duy trì các hoạt động và
không ngừng phát triển tổ chức.

4


1.1. Mục đích thực tập.
Thực hiện Quyết định số 1918/QĐ-HVHCQG ngày 30/12/2005 của Giám
đốc Học Viện hành chính Quốc gia về việc ban hành quy chế tổ chức thực tập
cho sinh viên Đại học hành chính hệ chính quy. Căn cứ vào kế hoạch đào tạo các
lớp đại học Hành chính hệ chính quy khóa 13 tại Hà Nội đã được lãnh đạo Học
viện phê duyệt trong tờ trình ngày 14 tháng 01 năm 2016.
Theo kế hoạch thực tập của Phòng đào tạo Học viện Hành chính Quốc gia.
_ Mục đích chung
Tìm hiểu tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và thể chế hành
chính nhà nước.
Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số vị trí công việc
của cán bộ, công chức nhà nước trong bộ máy hành chính nhà nước.
Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế để rèn luyện các kỹ năng,
nghiệp vụ quản lý hành chính.
Bổ sung và nâng cao kiến thức đã đã học tại Học viện Hành chính
Quốc gia.
_ Mục đích thực tập tại phòng Nội vụ
Tìm hiểu cách thức tổ chức, quản lý, môi trường làm việc thực tiễn

hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
Tìm hiểu về quy chế, cách thức tạo nguồn động lực để đạt hiệu quả trong công
việc.
Nắm được quy định làm việc, cách thức làm việc của cán bộ công
chức, văn hóa của tổ chức tại phòng Nội vụ.
Quan sát sự phối hợp giải quyết hồ sơ hành chính giữa các phòng, ban chuyên
môn với bộ phận.
1.2. Nội dung thực tập
Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ của cơ
quan thực tập.
Nắm vững quy trình công vụ trong cơ quan quản lý hành chính nhà
nước nơi thực tập.
5


Nắm được thủ tục hành chính của cơ quan nơi thực tập, thể chế hành
chính liên quan đến cơ quan nơi thực tập.
Thực hành các kỹ năng hành chính liên quan.
1.3. Thời gian và địa điểm thực tập
Địa điểm thực tập: Phòng Nội vụ của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Thời gian thực tập: Thời gian thực tập tại phòng Nội vụ bắt đầu từ ngày
28 tháng 3 đến hết ngày 20 tháng 5 năm 2016.
1.4. Báo cáo quá trình thực tập

Thời gian

Nội dung thực tập

hướng dẫn
Liên hệ với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Quách Văn


Tuần 1
(Từ

Cán bộ

ngày Ủy ban nhân dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình để Từ

28 tháng 3 thực tập.
đến

ngày

Nhận thực tập tại phòng Nội vụ và nghe sự

03 tháng 4) phân công công việc từ trưởng phòng Nội vụ.
Chọn đề tài viết báo cáo thực tập.
Tìm hiểu nội quy, quy chế làm việc tại phòng Nội Quách Văn

Tuần 2, 3
(từ ngày 04 vụ
tháng 4 đến
ngày
tháng

Từ
Nhận nhiệm vụ và hoàn thành công việc do cán

17 bộ hướng dẫn thực tập giao.
4


năm 2016)

Nghiên cứu các văn bản liên quan đến tuyển
dụng, đào tạo, bồi dưỡng và tạo động lực làm việc
cho công chức.
Rà soát và chỉnh sửa thông tin về tiểu sử của
người ứng cử Hội đồng Nhân dân cấp huyện, và
cấp xã.
Lập bản đề cương chi tiết về đề tài nghiên
cứa của báo cáo thực tập.
6


Thời gian
Tuần 4, 5

Nội dung thực tập

Cán bộ

hướng dẫn
Tiếp tục rà soát và chỉnh sửa thông tin về Quách Văn

(từ ngày 18 tiểu sử của người ứng cử Hội đồng Nhân dân cấp Từ
tháng 3 đến huyện, và cấp xã.
ngày

01


tháng

Nhập, đánh các văn bản, các quyết định.

5 Quản lý hồ sơ bổ xung của Cán bộ, Công chức.

năm 2016)

Hoàn thành sơ lược bản báo cáo thực tập.

Tuần 6, 7

Trình giảng viên hướng dẫn xem trước báo Quách Văn

(Từ

ngày cáo thực tập sơ lược.

02 tháng 5
đến

Từ

Giúp việc, chuẩn bị cho bầu cử hội đồng

ngày nhân dân nhiệm kỳ 2016.

15 tháng 5)

Đi sở Nội Vụ nhận tài liệu bầu cử Hội đồng

nhân dân các cấp về phát cho các xã.
Cấp phát thẻ cử tri, thẻ tổ bầu cử, ban bầu cử

Tuần 8
(Từ

ngày bộ hướng dẫn thực tập giao.

16 tháng 5
đến

theo đúng quy định.
Nhận nhiệm vụ và hoàn thành công việc do cán Quách Văn
Chỉnh sửa báo cáo theo hướng dẫn của Giảng

ngày viên hướng dẫn.

20 tháng 5)

Xin ý kiến đánh giá quá trình thực tập tại cơ
quan thực tập.
Nộp báo cáo.

7

Từ


1.5. Những công việc đã làm trong quá trình thực tập tại phòng Nội vụ
huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

Trong quá trình thực tập phòng Nội vụ huyện Nho Quan, em đã được
thực hiện một số công việc cụ thể liên quan, bao gồm:
_ Hỗ trợ, phụ giúp các anh chị cán bộ tại bộ phận trong việc ghi sổ,
chuyển hồ sơ, sắp xếp hồ sơ liên quan theo từng lĩnh vực.
_ Nghiên cứu và đánh các văn bản hành chính.
_ Rà soát tiểu sử của người ứng cử vào Hội đồng nhân dân cấp Huyện
và cấp Xã Nhiệm kỳ 2016-2021
_ Sắp xếp lại hồ sơ, sổ sách quản lý Cán bộ, Công chức, Viên chức.
_ Giúp công việc chuẩn bị cho bầu cử.
_ Gửi các công văn gấy tờ cần thiết phục vụ cho công tác bầu cử.

PHẦN 2: NỘI DUNG BÁO CÁO
TÌM HIỂU VỀ “ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH”.

8


I.
1.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH

Lịch sử hình thành
Huyện Nho Quan là một huyện miền núi phía tây bắc tỉnh Ninh Bình, phía

bắc giáp các huyện Yên Thủy và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình, phía đông giáp các
huyện Gia Viễn, Hoa Lư, phía nam giáp thị xã Tam Điệp, phía tây giáp huyện
Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa.

Lịch sử phát triển huyện Nho Quan:
Thời kỳ Đinh Tiên hoàng thuộc phủ Tràng An. Thời Trần thuộc Trấn
Thiên Quan, Thiên Quan gồm 03 huyện: Xích Thổ, Đông Lai, Khôi. Các vùng
tương đương này: Xích Thổ - Lưu vực sông Bôi, giữa Lạc Thủy và Gia Viễn,
Khôi – Nho Quan, Đông Lai – Lạc Sơn. Năm 1397 Hồ Quý Ly đổi làm Trấn
Thiên Quan, gồm 3 huyện: Phụng hóa, Yên Hóa, Lạc Thổ. Năm Tự Đức thứ 15
(1862) đổi phủ Thiên Quan thành phủ Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Thời kỳ 1975-1991 thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Ngày 27 tháng 4 năm 1977 hợp
nhất với huyện Gia Viễn thành huyện Hoàng Long. Ngày 9/4/1981, tách huyện
Gia Viễn thành huyện Hoàng Long. Ngày 23/11/1993 đổi tên huyện Hoàng
Long thành huyện Nho Quan.
1.1.1

Vị trí địa lý – dân số.
Nho Quan có diện tích tự nhiên 475 km² và dân số 147.514 người. Người

Mường ở Nho Quan lại có các nhóm khác nhau: Mường Vang ở các xã Thạch
Bình, Yên Quang, Xích Thổ; Mường Rậm chủ yếu ở Cúc Phương và một phần
Văn Phương, thích ở những vùng sâu trong rừng; Mường Bo ở Quảng Lạc,
Mường Kỳ Lão ở Phú Long và Kỳ Phú.
Nho Quan có dòng sông Bôi nối với sông Hoàng Long ra sông Đáy. Ngoài
ra còn có sông Lạng, sông Rịa và sông Bến Đang. Huyện có 3 quốc lộ: 12B,
quốc lộ 45, quốc lộ 38B, Đại lộ Tràng An và các tỉnh lộ 438, 477, 492 chạy qua.
Nho Quan là một huyện có nhiều hồ nước tự nhiên và nhân tạo nhất ở
Ninh Bình, các hồ lớn có tên gọi gồm:
9


Hồ Đập Trời nằm tách biệt hoàn toàn khỏi khỏi khu dân cư, được xây
dựng thành trang trại với đồi cây công nghiệp, cây lương thực và khu trại.

Hồ Đồng Liều thuộc xã Quỳnh Lưu, gần hồ Đá Lải.
Hồ Đá Lải thuộc xã Phú Long, có trữ lượng 2,5 triệu mét khối nước. Trên
diện tích 400m 2 mặt nước nuôi cá lồng tại hồ Đá Lải mỗi năm cho sản lượng
15-18 tấn cá thịt.
Hồ Đồng Chương là hồ nước nằm giữa đồi thông, nơi đây đã được xây
dựng thành khu du lịch nghỉ dưỡng.
Hồ Thường Sung nằm gần khu du lịch nghỉ dưỡng Cúc Phương Villa
Hồ Yên Quang gồm 4 hồ nước được ngăn bởi các con đập.
Hồ Thác Lá là một hồ thiên nhiên dài thuộc thác nước thôn Đầm Bông
Hồ Trổ Lưới nằm ở thôn Vệ Đình xã Thạch Bình
Hồ Đầm Đống thuộc xóm Ngọc xã Thạch Bình.
1.1.2

Kinh tế - xã hội.
Kinh tế chủ yếu dựa vào nông như trồng lúa, lạc, ngô... nuôi cá và các loại

gia súc như trâu, bò, dê,... cây lâm nghiệp có keo giấy , bạch đàn. Kinh tế của
huyện được duy trì và phát triển với mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ
trọng nông - lâm nghiệp, thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm
trước, Đời sống, văn hóa, tinh thần của nhân dân luôn được cải thiện và phát
triển, tình hình an ninh, Chính trị, Trật tự an toàn xã hội ổn định và giữ vững.

2.

Tổ chức bộ máy Uỷ ban Nhân dân huyện Nho Quan .
Nho Quan là một huyện lâu đời thuộc tỉnh Ninh Bình. Thời kỳ 1975-

1991, thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Ngày 27/4/1977 huyện Nho Quan hợp nhất với
huyện Gia Viễn thành huyện Hoàng Long, thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Ngày

9/4/1981, tách huyện Gia Viễn khỏi huyện Hoàng Long. Ngày 23/11/1993, đổi
tên huyện Hoàng Long thành huyện Nho Quan.
Hiện tại Đảng bộ huyện Nho quan hơn 8.200 Đảng viên , 77 tổ chức thuộc
cơ sở Đảng .285 chi bộ thôn , bản , tổ dân phố .

10


Cơ quan hành chính nhà nước ở huyện có 13 cơ quan , đơn vị trực thuộc
Uỷ ban Nhân dân huyện có 4 đơn vị ,đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp phòng có
74 đơn vị .
Sơ đồ tổ chức bộ máy huyện Nho Quan:
CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
Bầu
CÁC BAN

BAN
KINH
TẾ

HỘI

BAN
PHÁ
P
CHẾ

Bầu


ỦY BAN NHÂN
DÂN

CÁC PHÓ
CHỦ TỊCH

THƯỜNG
TRỰC HỘI
ĐỒNG
NHÂN DÂN
CHỦ
TỊCH
HỘI

CÁC ỦY
VIÊN ỦY BAN

CÁC
PHÓ
CHỦ
TỊCH
HỘI

ĐỒNG

Uỷ ban nhân dân huyện thành lập 12 cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lí
chính quyền địa phương. Các cơ quan chuyên thuộc Uỷ ban Nhân dân là cơ
quan tham mưu, giúp Uỷ ban Nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lí
nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy

quyền của Uỷ ban Nhân dân cùng cấp và theo quy định của pháp luật, góp phần
đảm bảo sự thống nhất quản lí của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương
đến cơ sở.
Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản
lí về tổ chức, biên chế và công tác của ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời
chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh.

11


Hệ thống cơ quan chuyên môn của Uỷ ban Nhân dân huyện Nho quan
hiện nay bao gồm có các phòng ban: Văn phòng HĐND & UBND, Phòng Lao
động –Thương binh và xã hội, Phòng Nội vụ, Phòng Giao dục và Đào tạo,
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính và Kế toán, Phòng Công
thương, Phòng Y tế, Phòng Thanh tra, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng tư
pháp, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.

Phòng Nội vụ của Uỷ ban Nhân dân huyện Nho Quan.
Theo báo cáo kết quả tham mưu thực hiện công tác năm 2014 và tháng 9

năm 2015. thực hiện Kế hoạch số 01/KH – HĐND ngày 22/01/2015 của Hội
đồng nhân dân huện , Công văn số 18/CV-BPC ngày 14 tháng 10 năm 2015 của
Ban pháp chế HĐND huyện Nho Quan về việc chuẩn bị hồ sơ, báo cáo làm việc
với Đoàn giám sát của Ban pháp chế HĐND huyện. Phòng Nội vụ hiện đang có
09 cán bộ , công chức , viên chức ( trong đó : 07 công chức , 01 viên chức , 01
công chức xã trưng tập )
3.


Vị trí và chức năng.
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện

có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lí nhà nước về
Tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức
trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, cơ cấu viên chức theo chức
danh nghề nghiệp và số lượng người làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập,
tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ
quan , tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, cải cách hành chính, chính
quyền địa phương, địa giới hành chính, cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ,
công chức cấp xã và những hoạt động không chuyên trách ở cấp xã , tổ chức phi
chính phủ, văn thư, lưu trữ nhà nước, tôn giáo, thi đua khen thưởng, công tác
thanh niên.
Phòng Nội vụ chấp hành sự lãnh đạo, quản lí về tổ chức, vị trí việc làm,
biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Uỷ ban nhân dân
12


cấp huyện, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn về chuyên môn,
nghiệp vụ của Sở Nội vụ .
1.

Nhiệm vụ và quyền hạn.
Trình Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành

quyết định, chị thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, chương
trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước
thuộc lĩnh vực quản lí nhà nước được giao.
Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi
được phê duyệt, thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành

pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lí được giao.
Hướng dẫn kiểm tra thực hiện các chế độ, quy định về văn thư, lưu trữ của
Nhà nước và của tỉnh đối với các cơ quan, tổ chức ở cấp huyện và cấp xã theo
quy định của pháp luật,thực hiện công tác báo cáo, thống kê về văn thư, lưu trữ
theo quy định của pháp luật .
Cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức.
Quản lí vị trí việc làm, biên chế công chức, chịu trách nhiệm về tài sản
của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật.
Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể
về công tác nội vụ trên địa bàn ….

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Phòng Nội vụ của Uỷ ban nhân dân huyện
Nho Quan:
TRƯỞNG
PHÒNG

13


PHÓ TRƯỞNG
PHÒNG

PHÓ TRƯỞNG
PHÒNG

CÁC CHUYÊN VIÊN

14

PHÓ TRƯỞNG

PHÒNG


II.

THỰC TRẠNG VỀ VIỆC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN NHO
QUAN.

2.1. Cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc trong cơ quan hành chính nhà
nước
2.1.1. Một số các khái niệm về cán bộ, công chức Hành chính Nhà nước.
Theo Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 quy định về cán bộ, công
chức như sau:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của
đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ

lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
2.1.2. Một số học thuyết về tạo động lực làm việc.
Học thuyết về nội dung:
Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow: Là một trong những học thuyết
được đề cấp rộng rãi nhất, thuyết nhu cầu là tác phẩm của Abraham Harold
Maslow (1908-1970), một nhà tâm lý học người Mỹ. Maslow cho rằng hành
15


vi của con người bắt đầu từ việc được thỏa mãn các nhu cầu. Các nhu cầu này
được xếp theo thứ tự tăng dần, mỗi khi nhu cầu ở cấp dưới được thỏa mãn thì
sẽ xuất hiện nhu cầu cấp cao hơn, quan trọng hơn và khi nhu cầu được thỏa
mãn, động lực sẽ xuất hiện.
Học thuyết về quá trình:
Học thuyết về kỳ vọng của Vroom: Sự kết hợp hai thành phần chính đặc
biệt quan trọng là tính hấp dẫn của phần thưởng và sự kỳ vọng sẽ tao ra kết
quả là động lực làm việc của người lao động, chính xác là thúc đẩy một người
thực hiện hành động. Tính hấp dẫn của phần thưởng càng mạnh thì kỳ vọng và
nỗ lực của người thực hiện hành động càng thành công và mang lại phần
thưởng càng lớn, theo đó động lực thực hiện hành vi càng lớn.
Học thuyết công bằng: Adams cho rằng, trên quan điểm so sánh, tham
chiếu giữa cá nhân và đối tượng khác, nếu cá nhân một người cảm thấy “ đầu
vào” và “đầu ra” giữa họ được đền đáp công bằng (chuẩn mực công bằng
được hiểu một cách chủ quan từ những định mức thị trường và các tham chiếu
so sánh khác) như nhau thì nhìn chung họ có động lực. Nếu người ta cảm thấy
tỷ lệ đầu vào so với đầu ra của mình kém hơn tỷ lệ mà người tham chiếu được
thì họ trở nên nản lòng.
2.1.2. Động lực, tạo động lực trong cơ quan Hành chính nhà nước.
Động lực có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi cá nhân tổ
chức, đặc biệt quan trọng đối với tổ chức trong nhiều trường hợp, chính động

lực làm việc của nguồn nhân lực là yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
quyết định sự thành công. Bởi lẽ chỉ khi mỗi người trong tổ chức có động lực,
có sự tự nguyện từ bên trong bản than, tạo ra động cơ khuyến khích người lao
động làm việc, thúc đẩy sự sáng tạo, tăng năng xuất lao động, hướng tới mục
tiêu cần đạt được cho bản thân và cho tổ chức.
Theo nghiên cứu sinh: Động lực có thể được hiểu là sự thúc đẩy bên
trong chủ thể (người lao động) hoặc do sự tác động từ bên ngoài chủ thể khiến
họ tự nguyện nỗ lực, phấn đấu vì mục tiêu hoàn thành công việc được giao
với kết quả tốt nhất, qua đó góp phần nâng cao năng xuất hiệu quả lao động.
Theo giáo trình của Động lực làm việc trong tổ chức hành chính nhà nước thì
16


“động lực làm việc được hiểu là sự thúc đẩy khiến cho con người nỗ lực làm
việc trong điều kiện cho phép để tạo ra năng xuất, hiệu quả cao”
Động lực làm việc được thể hiện thông qua, những công việc cụ thể mà
người lao động đảm nhiệm và thái độ của họ đối với tổ chức. Điều này có
nghĩa không có động lực lao động chung cho mọi lao động. Mỗi người lao
động đảm nhận những công việc khác nhau đều có những động lực khác nhau
để làm việc tích cực hơn. Động lực lao động được gắn liền với một số công
việc, một tổ chức với môi trường làm việc cụ thể.
Động lực lao động mang tính tự nguyện phụ thuộc vào chính bản thân
người lao động, người lao động thường chủ động làm việc hăng say khi họ
không cảm thấy có một sức ép hay áp lực nào trong công việc. Khi được làm
việc một cách chủ động tự nguyện thì họ có thể đạt được năng xuất lao động
tốt nhất.
Để có động lực cho người lao động làm việc thì phải tìm cách tạo ra
được động lực đó. Để tạo được động lực cho người lao động cần phải tìm hiểu
được họ làm việc nhằm đạt được mục tiêu gì từ đó thúc đẩy động cơ làm việc
của người lao động.

2.2. Thực trạng về chính sách tạo động lực làm việc tại phòng Nội vụ huyện
Nho Quan
2.2.1. Tiền lương cơ bản
Theo nghị định 204/2004/NĐ-CP của chính phủ về chế độ tiền lương đối
với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, được hưởng lương theo
quy định đã ban hành theo ngạch bậc, chức vụ đảm nhận.
Phòng Nội vụ huyện Nho Quan đến thời điểm này có 01 Trưởng phòng,
03 Phó trưởng phòng, 04 chuyên viên và 01 Viên chức.
Hệ số lương của từng người được xét trên nhiều các cơ sở thực tế như trình
độ bang cấp, tâm niên, chức vụ chức danh dảm nhận trong cơ quan, hưởng
lương tại khu vực đảm nhận để từ đó theo quy định về mức lương và tính ra
17


lương trung bình của các cán bộ, công chức đang làm việc tại phòng Nội vụ
huyện Nho Quan.
Hệ số lương được hưởng chi tiết cụ thể như sau:

St
t

Họ và tên

1

Quách Văn Từ

2

Chức


vụ, chức
ngạch
danh

Bậc
lươn
g

Hệ
số
lươn
g

Khu Chức
vực
vụ

Côn
g vụ

Cộn
g hệ
số

Trưởng
phòng

01.00
2


5

5.76

0.10

0.30

1.52

7.68

Dương Văn Trực

PTT

01.00
3

9

4.98

0.10

0.20

1.30


1.60

3

Định Văn Dự

PTP

01.00
3

7

4.32

0.10

0.20

1.13

5.75

4

Phạm Văn Khương

PTP

01.00

3

7

4.32

0.10

0.20

1.13

5.75

5

Nguyễn T. Thúy
Hằng

Chuyên
viên

01.00
3

5

3.66

0.10


0.92

4.68

6

Đinh Văn Phú

Chuyên
viên

01.00
3

3

3

0.10

0.75

3.85

7

Lê Trường Cảnh

Chuyên

viên

01.00
3

6

3.99

0.10

1.00

1.01

8

Trần Thị Mỹ

Viên
chức

01.00
3

1

3.43

0.59


3.03

9

Lê Hải Đăng

Chuyên
viên

01.00
3

2

2.67

0.67

3.44

2.2.2. Khen thưởng
Thực hiện sự chỉ đạo của Hội đồng thi đua khen thưởng thì trong 5 năm qua
Ủy ban nhân dân huyện Nho Quan đã phát động nhiều các phong trào thi đua
như:
18


Chương trình thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh
Ninh Bình, Đảng bộ huyện Nho Quan lần thứ XXV, Nghị quyết Đại hội XI của

Đảng.
Phong trào thi đua tiếp tục hưởng ứng lời kêu gọi thi đua, cuộc vận động,
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Theo báo cáo tổng kết thi đua yêu nước và công tác khen thưởng 5 năm
2011-2015 của Ủy ban nhân dân huyện Nho Quan. Trong 5 năm qua phong trào
thi đua đã đạt được nhiều thành tích đáng khen ngợi. Có rất nhiều các cá nhân
đạt được các thành tích xuất sắc, có nhiều các giấy khen, bằng khen của huyện,
của Sở Nội vụ và của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2.2.3. Công tác tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức
Trong 5 năm trở lại đây, công tác tuyển dụng và sử dụng Cán bộ, công
chức vẫn được theo quy định chung của nhà nước. Luôn đảm bảo đúng chỉ tiêu
về số lượng và chất lượng để hoàn thành tốt các công việc của từng lĩnh vực
khác nhau.
Trong thời gian qua có nhiều Cán bộ, công chức được luân chuyển và
cũng có một số Cán bộ được bổ nhiệm thay giữ chức danh, nhiệm vụ chuyên
môn để đảm bảo cho công việc được liền mạch và không bị gián đoạn.
Trong quá trình tuyển dụng, người được tuyển dụng vào vị trí việc làm có đầy
đủ năng lực chuyên môn cũng như trình độ đảm nhận đúng công việc được giao.
2.2.4. Công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức.
Thực hiện Công văn số 554/SNV-ĐT ngày 21/5/2015 của Sở Nội vụ tỉnh
Ninh Bình về việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức năm 2016:
Việc triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
trong 6 tháng đầu năm 2015 đã được các cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện.
Thủ trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, Ủy ban nhân dân các xã,
thị trấn cơ bản nhận thức được vai trò và tầm quan trọng đối với yêu cầu nâng
19


cao trình độ, năng lực cho cán bộ công chức, viên chức, lao động hợp đồng tại

cơ quan.
Công tác đào tạo bồi dưỡng bước đầu đã gắn với quy hoạch và sử dụng
cán bộ; Cán bộ, công chức, viên chức đã chủ động, tích cực và có ý thức hơn
trong học tập, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho bản thân.
Trong 6 tháng đầu năm 2015 Ủy ban nhân dân huyện đã đăng ký Sở Nội
vụ cho 92 cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách cấp xã
đi học các lớp bồi dưỡng năm 2015; 29 cán bộ, công chức đi bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ. Tại phòng Nội vụ có 02 cán bộ được đi học thêm để nâng cao
trình độ lí luận chính trị.
2.3. Vai trò từ những chính sách tạo động lực làm việc của phòng Nội vụ
huyện Nho Quan
Qua nghiên cứu một số học thuyết, quan điểm quản trị trên ta thấy được
động lực có vai trò quan trọng trong việc quyết định hành vi người lao động.
Người lao động sẽ có những hành vi tích cực trong việc hoàn thiện mình thông
qua công việc. Động lực thúc đẩy hành vi ở hai góc độ trái ngược nhau đó là tích
cực và tiêu cực. Người lao động có động lực tích cực thì sẽ tạo ra được một tâm
lý làm việc tốt, lành mạnh.
Ta xét đến chính sách tại phòng nội vụ ví như chính sách tiền lương, tiền
thưởng có phù hợp hay không? Bố trí công việc có hợp lý hay không? Công việc
có làm thoả mãn được nhu cầu của người lao động hay không? Tất cả những yếu
tố này quyết định đến việc hăng hái làm việc hay trì trệ bất mãn dẫn đến từ bỏ
khu vực công mà đi của người lao động.
Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của Tổ chức hành chính nhà nước.
Động lực làm việc của các cá nhân trong tổ chức đóng vai trò quan trọng
trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc cho cá nhân và tổ chức. Mục
đích quan trọng nhất của tạo động lực là sử dụng hợp lý nguồn lao động, khai
thác hiệu quả nguồn lực con người nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt
20



động của tổ chức. Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức có ý nghĩa rất
lớn đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước.

21


2.4. Nguyên nhân của những thực trạng trên
2.4.1. Môi trường pháp lý
Các cơ quan hành chính nhà nước và người làm trong cơ quan Hành
chính Nhà nước chịu sự chi phối và ràng buộc chặt chẽ theo quy định của pháp
luật, nên tính linh hoạt và sáng tạo không cao. Điều này cũng làm hạn chế khả
năng tạo động lực lao động.
Mặt khác sự ràng buộc về thủ tục có ảnh hưởng đến việc đạt được mục
tiêu và do đó ảnh hưởng đến động lục làm việc trong tổ chức cũng như việc tạo
động lực gặp khó khăn.
Bị hạn chế về phương tiện và công cụ tạo động lực. Người lãnh đạo
không có trong tay công cụ để phạt người lao động khi họ làm sai, hoặc làm việc
kém hiệu quả. Cũng như không có nguồn lực để thưởng cho họ khi họ hoàn
thành công việc tốt. Thực tế rất khó sa thải một người ra khỏi bộ máy hay cũng
rất khó để thưởng cho người lao động vì hạn chế về tài chính, chịu sự ràng buộc
bởi các nguyên tắc chi tiêu tài chính.
Các quy định về tiền lương, thưởng, chế độ đãi ngộ chưa hợp lý, không
đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và trang trải cuộc sống của Cán bộ, Công chức.
Một trong những đặc trưng cơ bản trong các cơ quan hành chính nhà nước là cơ
cấu thứ bậc. Cấp dưới tuân thủ mệnh lệnh cấp trên, vì vậy công việc bị ép buộc
hơn là bị thuyết phục để làm việc. Dẫn đến việc làm chiếu lệ hơn là kết quả công
việc.
Sự cam kết của người lao động làm việc trong các tổ chức hành chính là
thấp, đặc biệt là mô hình chức nghiệp. Cam kết duy nhất mà người lao động

thực hiện là tuân thủ quy định của pháp luật trong hoạt động thực thi công vụ.
2.4.2. Văn hóa tổ chức, quy mô tổ chức
Xây dựng tinh thần đoàn kết trong phòng Nội vụ:
Những Cán bộ công chức tại phòng Nội vụ là một gia đình lớn mỗi thành
viên luôn có trách nhiệm hành động vì sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Ở đó
22


lợi ích của tổ chức và người lao động là một. Từ đó tổ chức không những quan
tâm đến đời sống vật chất (tiền lương và các đãi ngộ khác) mà còn quan tâm tới
đời sống tinh thần của người lao động (tổ chức thi đấu thể thao, giao lưu văn
nghệ). Từ đó xây dựng nên một bầu không khí tâm lý lành mạnh nó thể hiện ở
sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trên tình đồng chí, đồng đội, cùng nhau thực hiện
mục tiêu chung của tổ chức.
Tạo nên một nét văn hoá tri thức trong tổ chức:
Điều này đồng nghĩa với việc là tổ chức có một đội ngũ lao động với trình
độ cao. Ở cấp vĩ mô nhà nước đã quan tâm chú trọng nhiều hơn đến giáo dục,
nâng cao chất lượng giáo dục, học phải đi đôi với hành. Coi nhiệm vụ phát triển
sự nghiệp giáo dục là mục tiêu chiến lược của đất nước. Đối với tổ chức tại
phòng Nội vụ huyện Nho Quan luôn tạo điều kiện để người lao động nâng cao
trình độ chuyên môn, trình độ lành nghề của mình.
Xây dựng bầu không khí văn hoá cởi mở, tin cậy lẫn nhau:
Bầu không khí văn hoá chính là linh hồn của tổ chức, nghĩa là tiềm thức
của một tổ chức. Một mặt, nó được tạo ra từ mối quan hệ của các thành viên tổ
chức, mặt khác nó lại điều khiển mối quan hệ đó với danh nghĩa là “chương
trình của tập thể”.
Bầu không khí văn hoá cởi mở, tin cậy lẫn nhau của phòng Nội vụ, đó
hình thành từ việc thu hút sự tham gia của các cán bộ, công chức, lắng nghe ý
kiến của họ, khuyến khích lòng tận tuỵ vì sự thành công của tổ chức. Logíc cơ
sở là ở chỗ đưa nhân viên vào quá trình ra quyết định và tăng mức độ tự chủ và

quyền kiểm soát của cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện quyết định, các
cá nhân có cơ hội để phát huy sáng kiến, tất cả các cán bộ, công chức đều cảm
nhận được ý nghĩa của sự đóng góp của mình trong tập thể. Từ đó họ đã làm
việc có động lực hơn, tận tuỵ hơn với tổ chức, năng suất hơn và thoả mãn với
công việc của mình hơn.

23


2.5. Nhận xét
2.5.1. Ưu điểm
Công việc của công chức ổn định đã tạo tâm lý gắn bó cho nhân viên với
cơ quan hành chính nhà nước.
Biện pháp tạo động lực đã gắn với nhu cầu thực tiễn của cán bộ, công
chức.
Lãnh đạo quan tâm đến đời sống của nhân viên, giúp họ có động lực nỗ lực hoàn
thành công việc hiệu quả nhất.
Khen thưởng đúng đã tạo ra tâm lý thi đua trong thực thi công vụ, tạo
niềm tin của nhân viên với tổ chức.
2.5.2. Nhược điểm
Không có các quy định rõ ràng về các chính sách tạo động lực cho các cán
bộ, công chức, các chế độ đãi ngộ khen thưởng.
Các biện pháp để tạo động lực chưa phong phú, bị hạn chế bởi quy định
của pháp luật.
Chế độ lương thưởng không thể đáp ứng được nhu cầu của sinh hoạt, mức
sống hiện tại của cán bộ, công chức.

24



III.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ TRONG VIỆC TẠO ĐỘNG LỰC CHO CÔNG
CHỨC LÀM VIỆC TẠI PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN NHO QUAN

3.1. Một số giải pháp
3.1.1. Cải cách hành chính
Công cuộc cải cách hành chính hiện nay ở nước ta sẽ không thể thành
công nếu không có đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực, trình độ và động
lực làm việc. Đội ngũ cán bộ, công chức là chủ thể của các hành động trong quá
trình thực hiện cải cách hành chính. Họ là người thể chế hóa các đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành quy định của pháp luật để đưa
vào cuộc sống, xây dựng bộ máy quản lý và các quy định về sử dụng các nguồn
lực trong quá trình quản lý, nói cách khác cán bộ, công chức người đề ra các quy
định và họ cũng chính là người thực thi các quy định đó. Vì vậy, trình độ, năng
lực của Cán bộ, công chức có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu lực, hiệu quả của
công tác quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công chức có
năng lực, trình độ chưa hẳn đã làm cho hiệu quả quản lý hành chính được nâng
lên nếu bản thân người cán bộ, công chức thiếu động lực làm việc. Do đó, để
nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước và thực hiện
thành công công cuộc cải cách hành chính nhà nước, trước hết cần phải quan
tâm tạo động lực làm việc cho Cán bộ, công chức.
Theo chương trình cải cách Hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020:
Tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương, chế độ bảo
hiểm xã hội và ưu đãi người có công; đến năm 2020, tiền lương của cán bộ,
công chức, viên chức được cải cách cơ bản, bảo đảm được cuộc sống của cán
bộ, công chức, viên chức và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội.
Sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp ngoài lương theo ngạch, bậc,
theo cấp bậc chuyên môn, nghiệp vụ và điều kiện làm việc khó khăn, nguy hiểm,

độc hại.
25


×