Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn cho 2 thị trấn: Mộc Châu và Nông trường Mộc Châu, Huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La; Giai đoạn 20202030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.88 KB, 52 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
Đồ án này là công trình nghiên cứa thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở
nghiên cứu lý thuyết, kiến thức đã được chọn lọc. Các tài liệu tham khảo hoàn toàn là
tài liệu chính thống đã được công bố. Đồ án dựa trên sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn
Thị Bình Minh– Giảng viên Khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội.
Tôi xin cam đoan đồ án này chưa được công bố ở bất kỳ tài liệu nào.
Một lần nữa tôi xin khẳng định sự trung thực của lời cam đoan trên và xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm về kết quả công bố trong đồ án này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Hà Thị Diệu Linh

1


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, mối quan tâm của thế giới về vấn đề
bảo vệ môi trường cũng được nâng cao rõ rệt. Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề
toàn cầu mà không phải của riêng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào. Phát triển bền
vững là xu hướng chung của các nước, phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi
trường.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, trong đó ô nhiễm môi trường
do chất thải rắn là nguyên nhân cơ bản và khó tháo gỡ nhất. Trong các hoạt động tiêu
thụ, sản xuất thì một lượng lớn chất thải rắn được đưa vào môi trường. Cần có công tác


quản lý phù hợp để thu gom, xử lý chất thải rắn, tránh gây ô nhiễm.
Do phát triển dân số và tốc độ phát triển đô thị ngày một tăng, nhu cầu về điều kiện
sống, sinh hoạt và nhà ở tăng lên rất nhiều so với những năm trước. Vì vậy, lượng rác
thải sinh hoạt cũng tăng đột biến và là một trong những vấn đề môi trường bức xúc, là
nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường khu vực đô thị và khu vực nông thôn,
ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Chất thải rắn sinh hoạt ở các khu đô thị, nông
thôn chủ yếu phát sinh từ các nguồn phát sinh như chất thải rắn của các hộ dân, bệnh
viện, trường học, dịch vụ, thương mại, cơ quan, công sở, chợ,... Chất thải rắn nguy hại
phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt bao gồm chất dẻo PVC, pin, bóng đèn hỏng có
chứa thủy ngân, sơn, dầu mỡ, vật liệu xây dựng... Điều quan trọng hiện nay vẫn chưa
có sự phân loại rác trên địa bàn 2 thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông trường Mộc
Châu, rác thải hầu hết được người dân cho tất cả vào túi nilon hoặc bao tải dứa rồi đổ
thải bừa bãi, thường là khu đất trống bỏ hoang gần nhà hoặc vứt ra ven bờ mương
không thể thu gom tạo thành các bãi rác tự phát gây ô nhiễm theo vùng nghiêm trọng,
đặc biệt là mùi hôi thối, ruồi nhặng là nguyên nhân tiềm ẩn các nguồn dịch bệnh, mặt
khác nước rỉ rác ngấm xuống đất, sông suối, ao hồ cũng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho
nguồn nước mặt, gây mất mỹ quan,...
Theo kết quả điều tra khảo sát thực tế của Viện Khoa học môi trường và Sức khỏe
cộng đồng, lượng rác thải sinh hoạt trung bình mà 1 người dân 2 thị trấn Mộc Châu và
Nông trường Mộc Châu thải ra là 1,2 kg/ng.ngày. Theo đó, lượng rác thải sinh hoạt
trung bình 2 thị trấn khoảng 120 tấn rác mỗi ngày. Số rác này mới được thu gom, xử lý
bằng cách chôn lấp ở các bãi rác khoảng 50-60%, còn lại đổ vào môi trường tự nhiên.
Số dân sống ở nông thôn nhận thức còn kém, hầu hết số rác thải đổ trực tiếp vào môi
trường. Với các rác thải nguy hại như rác thải y tế tại 2 bệnh viện thị trấn, 1 năm sẽ
thải ra trung bình 949 kg rác thải y tế, trong đó có 243kg chất thải độc hại (gồm các
2


mô, bệnh phẩm cắt bỏ trong phẫu thuật, bông gạc nhiễm khuẩn, xylanh, kim tiêm,
dược phẩm,...) chưa được xử lý đúng quy định, mới chỉ ở mức độ thu gom rác thải,

chôn lấp ở các bãi rác. Việc xây dựng, vận hành một bãi chôn lấp chất thải đồng nghĩa
với việc tập trung một lượng lớn chất ô nhiễm vào cùng một thời điểm. Do đó, việc lựa
chọn địa điểm, việc xây dựng bãi chôn lấp chất thải phải đồng thời tiến hành các biện
pháp giảm thiểu ô nhiễm tới môi trường. Các biện pháp giảm thiểu cần đặc biệt chú
trọng đến việc giảm thiểu ô nhiễm nước (nước mặt và nước ngầm); giảm thiểu ô nhiễm
không khí (mùi, các khí độc, bụi, ồn,...) và phải kèm theo phương ăn vận hành đúng
quy trình kỹ thuật, phương án phòng ngừa sự cố đột xuất gây ô nhiễm môi trường mở
rộng ra ngoài khu vực bãi chôn lấp.
Vì vậy, nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải rắn đã và đang trở thành vấn đề cấp
thiết hiện nay ở 2 thị trấn. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học về
chất thải rắn trên địa bàn, các loại chất thải này nếu không được quản lý sẽ gây hại cho
môi trường và con người.
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài:
“Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn cho 2 thị trấn: Mộc Châu và Nông
trường Mộc Châu, Huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La; Giai đoạn 2020-2030”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Đề xuất được quy hoạch quản lý chất thải rắn khu vực 2 thị trấn

Mộc Châu và Nông Trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; giai đoạn
2020-2030 phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội huyện Mộc Châu.
- Mục tiêu cụ thể:
• Tìm hiểu hiện trạng về phát sinh chất thải rắn ở 2 bệnh viện, các trường học, khách

3.
-






sạn, nhà nghỉ và khu dân cư.
Đưa ra biện pháp quản lý phù hợp: Thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn.
Nội dung nghiên cứu
Tổng quan về chất thải rắn, thu thập những số liệu về hệ thống quản lý chất thải rắn
trên địa bàn thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông Trường Mộc Châu: dân số, tốc độ phá
sinh chất thải rắn, nguồn phát sin chất thải rắn, hiện trạng thu gom vận chuyển chất
thải rắn, công nghệ xử lý chất thải rắn.
Xác định số lượng CTR phát sinh trong khu vực 2 thị trấn.
Vạch tuyến thu gom (02 phương án)
Thiết kế hệ thống xử lý (02 phương án)
Khái toán kinh tế (02 phương án)

3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI THỊ
TRẤN MỘC CHÂU VÀ THỊ TRẤN NÔNG TRƯỜNG MỘC CHÂU
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý

1.
1.1.

Mộc Châu là huyện miền núi, cao nguyên
và biên giới, nằm ở hướng Đông Nam của
tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 180 km về
hướng Tây Bắc, diện tích tự nhiên là
1.081,66
2
km ,chiếm7,49%diệntíchcủatỉnhSơnLa,

đứng thứ 8 trong số 12 huyện, thành phố
của tỉnh Sơn La. Huyện Mộc Châu có
Quốc lộ 6, 43 đi qua, có chung đường biên
giới với Việt Nam - Lào dài 40,6km.
-

Phía Đông và Đông Nam huyện Vân Hồ.

-

Phía Tây Và Tây Bắc giáp xã Chiềng Hắc.

-

Phía Nam giáp xã Đông Sang, Mường Sang, Phiêng Luông.

-

Phía Bắc giáp xã Tân Lập.
1.2.

Địa hình

Mộc Châu có đặc điểm đặc trưng địa hình vùng miền núi Tây Bắc, chia cắt phức
tạp, nằm trên hệ thống núi đá vôi, có cao nguyên Mộc Châu với địa hình tương đối
bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, độ cao trung bình khoảng 1.050 m so
với mặt nước biển.
Thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông Trường Mộc Châu này có địa hình bằng phẳng,
tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính là 109,06 ha, mang đậm đặc trưng khí
hậu ôn đới có lợi thế cho phát triển du lịch; đất đai phì nhiêu, có tiềm năng phát triển

hàng hoá nông sản. Kết cấu hạ tầng đô thị, giao thông, điện, nước... phát triển hơn các
vùngkhác. Địa chất có nguồn gốc trầm tích nên hàm lượng các chất dinh dưỡng trong
đất (mùn, đạm, lân,....) ở mức trung bình, nhưng tầng đất không dày, thành phần cơ
giới nặng. Các lớp đất đá ở đây có khả năng chịu tải tốt thuận lợi cho việc xây dựng
các công trình.

4


1.3.

Tài nguyên thiên nhiên

1.3.1. Về đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên 109.06 ha, trong đó đất nông nghiệp là 84.023 ha trong
đó đất sản xuất nông nghiệp là 33.598 ha, đất lâm nghiệp là 50.305 ha. Đất phi nông
nghiệp là 4.756 ha. Đất chưa sử dụng là 19.387 ha. Có các nhóm đất chính như
Nhóm đất đỏ vàng với độ dày tầng đất khá, tỷ lệ mùn và chất dinh dưỡngkhá.
1.3.2. Khí hậu
Mộc Châu nàm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có cả bốn mùa rõ rệt, mùa đông
lạnh khô, mùa hè mát ẩm và mưa nhiều.
Mộc Châu có độ cao lớn nằm giữa sông Đà và sông Mã do đó khí hậu ở đây quanh
năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình/năm khoảng 18-20, nhiệt độ cao nhất khoảng 38thấp
nhất khoảng 2.
Lượng mưa trung bình/năm khoảng 1.500 - 1.600 mm và độ ẩm không khí trung bình
85%.Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9. Lượng mưa phân bố không đều, tập
trung vào các tháng 6,7,8 (chiếm 80% lượng mưa trong năm).
Thị trấn chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Đông bắc thổi vào mùa
lạnh và gió Đông nam thổi vào mùa nóng. Trong các tháng mùa lạnh lượng bốc hơi
cao, lượng mưa thấp nên thường gây ra hạn hán [13].

1.3.3. Thủy văn
Do địa hình đá vôi nên nước mặt ở Mộc Châu rất hạn chế, trên địa bàn 2 thị trấn có
nhiều sông suối có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên có nhiều thuận lợi phát triển các thủy
điện vừa và nhỏ.
-

Mùa mưa: dòng chảy của các dòng suối này lớn, có khi gây ra lũ ống, lũ quét với
sự lên xuống rất nhanh của mực nước, thời gian xuất hiện nhanh chỉ một vài giờ
hoặc vài ngày liên tiếp.

-

Mùa khô: dòng chảy rất hạn chế, nhất là hệ thống các suối nhỏ, diện tích dòng chảy
bé, nguồn nước rất khan hiếm, gần như cạn kiệt. Lưu lượng cạn kiệ nhất thường tập
trung vào tháng 3, 4 hàng năm.

Do đặc điểm địa hình miền núi nên hiếm khi có hiện tượng ngập lụt, tuy nhiên cần chú
ý hiện tượng sạt lở, lũ quét tại những khe núi, dốc [13].
Do đó, khi lựa chọn vị trí xây dựng các công trình cần tiến hành khảo sát và có các
biện pháp khắc phục phòng chống trượt lở, lũ quét.
5


2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.

Dân số

Theo chi cục thống kê huyện Mộc Châu, tính đến đầu năm 2015, dân số thị trấn Mộc
Châu có 32046 người, với mật độ 825 người/1km 2 (đất ở). Dân số thị trấn Nông

Trường Mộc Châu có 77547 người, với mật độ 2274 người/ 1km 2. Tỷ lệ gia tăng dân
số hàng năm duy trì ở mức 1,1%. (**)
2.2.

Thực trạng phát triển khu dân cư

Cơ sở hạ tầng thuộc 2 thị trấn tương đối phát triển hơn các khu vực khác của huyện
Mộc Châu. Thị trấn Mộc Châu và Nông trường Mộc Châu là khu vực trung tâm kinh
tế -chính trị, văn hóa của huyện, có quốc lộ 6 chạy qua khu trung tâm thị trấn nối liền
với các vùng trong tỉnh và các tỉnh bạn. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường, tốc độ gia tăng dân số đã kéo theo hàng loạt các yêu
cầu phục vụ cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó có sự phát triển mạnh
mẽ của các hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và sự phát triển
của dịch vụ, thương mại.
Tuy nhiên đây là một đô thị mang sắc thái chung của đô thị miền núi, quy mô của khu
vực trung tâm nhỏ, đất xây dựng đô thị không tập trung, thường phát triển theo dọc các
trục đường chính, từ trung tâm lan rộng dần ra xa ở những khu vực địa thế thuận lợi.
Những vấn đề về nước thải, nước sinh hoạt, bãi thải cũng khá bức xúc, còn bị bỏ ngỏ.
2.3.

Giáo dục

Theo các số liệu thống kê, hệ thống giáo dục các cấp hiện tại khá đầy đủ về số lượng,
trên địa bàn 2 thị trấn bao gồm: 03 trường mẫu giáo, 04 trường tiểu học, 05 trường
THCS, 02 trường THPT, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên và 01 trung tâm Chính
trị.
Tên trường

Thị trấn


Số học sinh

TH Mộc Lỵ

545

TH Tây Tiến

512

TH 8-4

435

THCS Mộc Ly

Mộc Châu

764

THCS Lê Quý Đôn

460

PTDT Nội Trú

445

THPT Mộc Lỵ


1325
6


THCS 19-5
THPT Thảo Nguyên
TTGDTX Mộc Châu
2.4.

435

Nông trường Mộc
Châu

925
594

Y tế

Mạng lưới cơ sở y tế được củng có và phát triển, hiện tại mỗi thị trấn có 01 bệnh viện
huyện, quy mô hiện trạng khoảng 150 giường và đang được nâng cấp đạt 320 giường
quy hoạch đến năm 2030, 01 trung tâm y tế, 01 trạm y tế trị trấn gồm 15 giường và các
phòng khám đa khoa quy mô nhỏ gồm 15 giường.
Tên cơ sở

2.5.

Số lượng

Số giường


Bệnh viện đa khoa Thị trấn Mộc Châu

1

150

Bệnh Viện Đa khoa thị trấn Nông Trường
Mộc Châu

1

150

Trung tâm y tế

1

10

Trạm y tế thị trấn

2

10

Phòng khám đa khoa

4


15

Chợ

Hiện nay 2 thị trấn đều có 02 chợ trung tâm và 01 chợ thực phẩm đáp ứng khoảng 60%
nhu cầu thực phẩm của cả 2 thị trấn. Các công trình dịch vụ thương mại khác đã có
nhưng chưa đầy đủ, được tập trung chủ yếu dọc theo Quốc lộ 6 và đặc biệt xung quanh
chợ trung tâm. Nhiều cửa hàng buôn bán nhỏ được hình thành tự phát xen lẫn với nhà
ở ven đường của nhanh dân, còn tồn tại nhiều chợ cóc.
2.6.

Giao thông

Quốc lộ 6 đoạn chạy qua địa bàn thị trấn dài khoảng 7km được nâng cải tạo góp phần
làm cho giao thông trên địa bàn thống thoáng hơn, lộ giới 20,5 m, lòng đường 15m.
Các đoạn đường trục chính đã có vỉa hè dành cho người đi bộ. Toàn thị trấn có khoảng
6 km đường nhành, 9 km đường ngõ ngách cơ bản thuận lợi, các đoạn đường đều đã
được bê tông hóa, đi lại thuận tiện.
3.

Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại khu vực

3.1.

Nguồn phát sinh và hiện trạng thu gom tại nguồn

Hoạt động sinh hoạt của khu dân cư: dân cư 2 thị trấn là 109593 người, trong đó tập
trung với mật độ dân số cao chủ yếu ở khu vực thị trấn Mộc Châu (KV1), đây cũng là
7



khu vực có tốc độ phát sinh chất thải rắn cao nhất vào khoảng 1,3 kg/người.ngày (**).
Tại khu vực thị trấn Nông trường Mộc Châu (KV2) có tốc độ phát sinh chất thải rắn
khoảng 1,15 kg/người.ngày. Lượng rác sinh hoạt này được thu gom bởi đội quản lý Đô
thị và vận chuyển đến bãi thải tập trung. Tuy nhiên, lượng rác thu gom được chỉ
khoảng 80% trên tổng lượng chất thải.
Từ các cơ quan công sở, trường học, bệnh viện và các cơ sở y tế: tự thu gom và được
vận chuyển bởi đội quản lý Đô thị.
Từ các chợ (rác chợ): Hàng hóa chủ yếu của khu chợ này là đồ may mặc, cơ khí, dụng
cụ nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi gia súc, đồ ăn khô và một sô mặt hàng nông sản,
thực phẩm khác,... Ngoài ra còn có một khu vực dịch vụ thức ăn như: bún, phở, cơm,
bánh,... Tổng lượng rác phát sinh tại các khu vực này ước tính 1800 kg/ngày. Bên
ngoài cổng chợ là điểm tập kết rác, tuy nhiên các thùng thu gom rác không chứa hết
rác nên rác thải đổ thành đống bên cạnh các thùng thu gom, không có sự phân loại, và
việc thu gom không liên tục làm sinh ra nước rỉ rác gây ra mùi rất khó chịu.
Thành phần CTR và khối lượng thu gom: cho đến nay các hoạt động thu gom và xử lý
rác thải chưa được quản lý đồng bộ ở tất cả các địa phương, các cơ sở, các cấp, các
ngành. Do đó chưa có một báo cáo hay khảo sát chính thức nào về thành phần CTR
cũng như khối lượng rác thải phát sinh và thu gom của khu vực.
3.2.

Hiện trạng xử lý

Hiện tại 2 thị trấn có 1 khu chứa CTR tập trung tại ranh giới giữa 2 bản Mường Sang 1
và Mường Sang 2, xã Mường Sang, cách Trung tâm huyện 7 km và một số bãi rác nhỏ
khác. Rác thải không được phân loại, bị chôn lấp tự do, tạo ra nhiều bãi rác nhỏ phân
tán, không đạt tiêu chuẩn gây ô nhiễm môi trường. Tại bãi đổ, rác được xử lý bằng
cách đổ đống, phun chế phẩm sau đó đổ dầu đốt tự do một phần để giảm thể tích. Điều
này tiềm ẩn nhiều mối nguy hại nghiêm trọng đến chất lượng môi trường không khí,
ảnh hưởng tới sức khỏe người dân xung quanh. Nước ri rác không đươc thu gom triệt

để, gây ô nhiễm môi trường đất và nước.

8


CHƯƠNG II: ĐỀ XUẤT VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN
THU GOM CHẤT THẢI RẮN
2.1.

Dự báo tổng lượng CTR phát sinh đến năm 2030

2.1.1. Rác sinh hoạt (R-SH) của KV1 và KV2
Dân số KV1 là 32046 người, dân số KV2 là 77547 người, tỷ lệ gia tăng dân số 1,1%,
tiêu chuẩn thải KV1 là 1,3 kg/ng.ngày, tỷ lệ thu gom 90%, tiêu chuẩn thải KV2 là 0,7
kg/ng.ngày, tỷ lệ thu gom 85%.
Dân số khu đô thị được dự báo đến năm 2030 dựa vào mô hình sinh trưởng – phát
triển (Mô hình Euler cải tiến) từ đó có thể tính toán tổng lượng R-SH phát sinh hiện tại
cũng như tương lai của địa phương.
Công thức tính theo mô hình Euler cải tiến –[3, tr37]:
N*i+1 = Ni + rNi
Trong đó:
Ni

: Số dân ban đầu (người)

N*i+1 : Số dân sau một năm (người)
R

: Tốc độ tăng trưởng (%/năm)
: Thời gian (năm)


Công thức tính khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh các năm:
Rsh =

N .(1 + g ).qSH × 365
1000

Trong đó:
N

: Số dân trong giai đoạn tính toán (người)

g

: Tỷ lệ gia tăng dân số (%)

qSH

: Tiêu chuẩn thải rác (kg/người.ngàyđêm)

Công thức tính lượng rác thải được thu gom các năm:
Rshtg = RSH P
Trong đó:
RSH

: Lượng rác phát sinh (tấn/năm)

P

: Tỷ lệ thu gom (%)


Khối lượng riêng của rác: theo quy chuẩn 100-400 kg/m3. Lấy bằng 400 kg/m3.
Thể tích rác thu gom = Lượng rác thu gom/ khối lượng riêng (m3/năm)
9


Kết quả cụ thể được thể hiện trong Bảng
Bảng: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và thu gom trong 11 năm ở KV1
Khu vực 1
Diện
Năm tích
km2

Mật độ
dân số

Dân
số

Tỷ lệ
gia
tăng
dân số

Tiêu chuẩn
thải rác

Khối
lượng
rác


người/km2 người %năm kg/người.ngđ tấn/năm

Tỷ lệ
thu
gom

Lượng
rác thu
gom

%

tấn/năm

2020

3.88

1665

6460

0

1

2358

80


1886.4

2021

3.88

1665

6531

1.1

1

2383.9

80

1907.1

2022

3.88

1665

6603

1.1


1

2410.1

80

1928.1

2023

3.88

1665

6676

1.1

1

2436.6

80

1949.3

2024

3.88


1665

6749

1.1

1

2463.4

80

1970.8

2025

3.88

1665

6823

1.1

1.2

2988.7

90


2689.8

2026

3.88

1665

6898

1.1

1.2

3021.5

90

2719.4

2027

3.88

1665

6974

1.1


1.2

3054.8

90

2749.3

2028

3.88

1665

7051

1.1

1.2

3088.4

90

2779.5

2029

3.88


1665

7129

1.1

1.2

3122.3

90

2810.1

2030

3.88

1665

7207

1.1

1.2

3156.7

90


2841

Tổng

23390

10


Bảng: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và thu gom trong 11 năm ở KV2
Khu vực II
Diện
Năm tích
km2

Mật độ
dân số

Dân
số

Tỷ lệ
gia
tăng
dân số

Tiêu chuẩn
thải rác


Khối
lượng
rác

người/km2 người %năm kg/người.ngđ tấn/năm

Tỷ lệ
thu
gom

Lượng
rác thu
gom

%

tấn/năm

2016

2.79

1864

5201

0

1


1898.2

80

1518.6

2017

2.79

1864

5258

1.1

1

1919.1

80

1535.3

2018

2.79

1864


5316

1.1

1

1940.2

80

1552.2

2019

2.79

1864

5374

1.1

1

1961.5

80

1569.2


2020

2.79

1864

5433

1.1

1

1983.1

80

1586.5

2021

2.79

1864

5493

1.1

1.2


2405.9

90

2165.3

2022

2.79

1864

5553

1.1

1.2

2432.4

90

2189.1

2023

2.79

1864


5614

1.1

1.2

2459.1

90

2213.2

2024

2.79

1864

5676

1.1

1.2

2486.2

90

2237.6


2025

2.79

1864

5739

1.1

1.2

2513.5

90

2262.2

2025

2.79

1864

5802

1.1

1.2


2541.2

90

2287.1

Tổng

18829

11


Bảng: Tỷ lệ thành phần chất thải rắn
STT

Thành phần

% về khối lượng

Tổng

Chất hữu cơ
1

Thực phẩm thừa

43.5%

2


Giấy

8.4%

3

Cao su

4.3%

4

Rác vườn

12%

5

Nhựa

6.3%

74.5%

Chất vô cơ
6

Thủy tinh


11.4%

7

Kim loại khác

3.6%

8

Đá, cát, sỏi, sành sứ,...

10.5%

25.5%

Tổng

100%

2.1.2. Rác y tế ( R-YT)
Lượng CTR trung bình của các bệnh viện và phòng khám đa khoa là 0.86
kg/giường.ngày, trong đó chất thải rắn nguy hại tính trung bình là 0,14 – 0,2
kg/giường.ngày. Giả sử CTNH chiếm khoảng 20% lượng CTR y tế phát sinh (0,17
kg/giường.ngày), CTNH sẽ được thu gom riêng và được xử lý bằng công nghệ đốt rác.
Công thức tính lượng rác thải y tế:
Ryt = G gyt (kg/ngđ)
Trong đó:
G


: Số giường bệnh

gyt

: Tiêu chuẩn thải rác y tế (kg/giường.ngđ)

Bảng: Khối lượng Rác y tế (R-YT) của Bệnh viện đa khoa thị trấn Mộc châu và
thị trấn Nông trường Mộc Châu
CTR thông
thường (80%)

CTNH (20%)

(tấn/năm)

(tấn/năm)

100%

75,34

18,8

100%

160,72

40,18

1331


335,08

Số
giường

TC thải
(Kg/ng.ngd)

Tỷ lệ thu
gom (%)

2020-2025

300

0,86

2025-2030

640

0,86

Năm

Tổng (tấn/11 năm)

12



Bảng: Khối lượng Rác Y tế (R-YT) của trạm y tế và phòng khám đa khoa ở thị trấn
Mộc Châu và Thị trấn Nông Trường Mộc Châu
Số
giường

TC thải
(Kg/ng.ngd)

Tỷ lệ thu
gom (%)

CTRTT thông thường (80%)

CTNH (20%)

(tấn/năm)

(tấn/năm)

90

0,86

100%

22,6

5.65


248,6

62,15

Tổng (tấn/11 năm)

2.1.3. Rác trường học (R-TH), cơ quan công sở (R-CS)
Giả sử lượng rác thải phát sinh trung bình từ các trường học và cơ quan công sở là 0,2
kg/ng.ngd; tỷ lệ thu gom 100%. Số học sinh tính theo năm 2016 [10]. Giả sử số học
sinh không thay đổi qua các năm.
Công thức tính lượng rác của trường học, cơ quan công sở:
RTH = N (kg/ngđ)
Trong đó:
RTH

: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh do học sinh, cơ quan công sở

N

: Số học sinh/ số nhân viên (người)

g

: Tiêu chuẩn thải rác của mỗi học sinh, nhân viên (kg/ng.ngđ)

p

: Tỷ lệ thu gom rác
Bảng Khối lượng rác từ trường học (R-TH)


Tên trường Thị trấn

TH Mộc Lỵ

Rác phát sinh
và thu gom
trên ngày (kg)

a

b=a*0.2*0.1

c=b*365/1000

Lượng rác
phát sinh và
thu gom
(tấn/11
năm)
d=c*11

545

109

39.785

437.64

512


102.4

37.376

411.14

TH 8-4

435

87

31.755

349.31

THCS Mộc
Ly

764

152.8

55.772

613.49

460


92

33.58

369.38

TH Tây
Tiến

THCS Lê
Quý Đôn

Mộc
Châu

Số học
sinh

Lượng rác
phát sinh và
thu gom
(tấn/năm)

13


PTDT Nội
Trú

445


89

32.485

357.34

THPT Mộc
Lỵ

1325

265

96.725

1064

435

87

31.755

349.31

925

185


67.525

742.78

594

118.8

43.362

476.98

1288

470.12

5171.3

THCS 19-5
THPT Thảo
Nguyên
TTGDTX
Mộc Châu

Nông
trường
Mộc
Châu

Tổng


Bảng Khối lượng rác từ các cơ quan công sở

Tên cơ sở

Huyện ủy, UBND
Huyện Mộc Châu

Số
người

Rác phát sinh và
thu gom trên
ngày (kg)

Lượng rác
phát sinh và
thu gom
(tấn/năm)

Lượng rác
phát sinh và
thu gom
(tấn/11 năm)

a

b=a*0.2*0.1

c=b*365/1000


d=c*11

165

3.3

1.2045

13.25

UBND Thị trấn
Mộc Châu

55

1.1

0.4015

4.4165

Ngân hàng
Agribank

24

0.48

0.1752


1.9272

Kho bạc Mộc
Châu

45

0.9

0.3285

3.6135

Bưu điện Huyện
Mộc Châu

26

0.52

0.1898

2.0878

Bến xe Mộc Châu

15

0.3


0.1095

1.2045

Chi cục Thuế

36

0.72

0.2628

2.8908

Ngân hàng BIDV
Mộc Châu

27

0.54

0.1971

2.1681

UBND Thị trấn
Nông trường Mộc
Châu


46

0.92

0.3358

3.6938

14


Tổng

8.78

3.2047

35.252

2.1.4. Rác cơ sở sản xuất, kinh doanh (R-SXKD)

Giả sử lượng CTR phát sinh trung bình từ các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ là 2,5
kg/ng.ngd; tỷ lệ thu gom 100%.
Bảng Khối lượng rác từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại KV1 và KV2
Tên cơ sở

Số dân

Lượng rác thải phát sinh và thu gom
Kg/ngày


Tấn/năm

Tấn/11 năm

Khách sạn Mường Thanh

150

375

136875

1505625

Thảo Nguyên Resort

35

87.5

31937.5

351312.5

Khách sạn Thảo Nguyên

20

50


18250

200750

Khách sạn Công đoàn

35

87.5

31937.5

351312.5

Khách sạn Hương Sen

15

37.5

13687.5

150562.5

Khách sạn Sao xanh

25

62.5


22812.5

250937.5

Nhà nghỉ, nhà nghỉ cộng đồng

15

37.5

13687.5

150562.5

Đại lý hàng tạp hóa

5

12.5

4562.5

50187.5

Đại lý thức ăn chăn nuôi

8

20


7300

80300

Nhà hàng

30

75

27375

301125

Đại lý bảo dưỡng xe máy

65

162.5

59312.5

652437.5

Khu du lịch

40

100


36500

401500

1107.5

404,24

4446,6

Tổng

15


2.1.5. Rác nhà máy, xí nghiệp

Trên địa bàn 2 thị trấn Mộc Châu và Nông trường Mộc Châu có nhà máy Chè Mộc Châu và công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu tạo
ra lượng rác sản xuất khá thấp. Riêng Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu có hệ thống ủ vi sinh riêng. Nên rác từ các nhà máy này
chủ yếu là rác sinh hoạt của công nhân.
Rác SH công nhân

Dự án/Nhà máy đang
hoạt động

Giai đoạn

Nhà máy chè Mộc Châu
Công ty cổ phần giống

bò sữa Mộc Châu

Số công nhân

TC thải
kg/người.ngày

kg/ ngày

tấn/ năm

2020-2025

100

0,5

50

18,3

2025-2030

150

0,5

75

27,4


2020-2025

1600

0,5

800

292,0

2025-2030

2500

0,5

1250

456,3

2.1.6. Rác chợ (R-chợ), rác đường phố (R-đường phố)

Rác chợ
Chợ trung tâm huyện Mộc Châu

Chợ thực phẩm Km70 và chợ Bảo Tàng

kg/ngày


tấn/năm

Tấn/ 11năm

kg/ngày

tấn/năm

Tấn/ 11năm

800

292

3212

1.2

438

4818

16

Tấn/ 11năm
255,5
4197,5


2.1.7. Chất thải rắn từ công cộng

Lượng chất thải rắn công cộng chiếm 10% so với lượng chất thải rắn

sinh hoạt
Tổng lượng chất thải rắn công cộng thu gom từ 2020 – 2030 là:
42219 10% = 4221,9 tấn
→Tổng lượng rác thu gom trong năm 2030:
= Rác khu dân cư + rác công cộng + rác công nghiệp + rác y tế + rác trường học
+ rác cơ quan + rác cơ sở kinh doanh + rác chợ = 8326,68 (tấn)
→Tổng lượng rác thu gom trong 11 năm từ 2020 – 2030:
= Rác khu dân cư + rác công cộng + rác công nghiệp + rác y tế + rác trường học
+ rác cơ quan + rác cơ sở kinh doanh + rác chợ
= 42219 + 4221,9 + (502,7 + 8231,3) + (2596,66 + 248,8) + 5171,3 + 35,252 +
4446,61 + 3212,48 = 70156,66 (tấn)
2.2.
Đề xuất phương án vạch tuyến thu gom
2.2.1. Nguyên tắc vạch tuyến thu gom

Khi vạch tuyến thu gom CTR cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
-

-

Xác định những chính sách, đường lối và luật lệ hiện hành liên quan đến hệ thống
quản lý CTR, vị trí thu gom và tần suất thu gom.
Khảo sát đặc điểm hệ thống thu gom hiện hành như: số công nhân viên của đội thu
gom, các loại xe thu gom.
Ở những nơi cụ thể, tuyến thu gom phải được bố trí để nó bắt đầu và kết thúc gần
đường phố chính. Sử dụng những rào cản địa lý và tự nhiên như đường ranh giới của
tuyến thu gom.
Ở những khu vực có độ dốc cao, tuyến thu gom phải được bắt đầu ở đỉnh dốc và tiến

xuống dốc khi xe đã thu gom được chất thải nặng dần.
Tuyến thu gom phải được bố trí sao cho container cuối cùng được thu gom trên tuyến
đặt ở gần bãi đổ nhất.
CTR phát sinh ở những vị trí tắc nghẽn giao thông phải được thu gom vào thời điểm
sớm nhất trong ngày.
Các nguồn có khối lượng CTR phát sinh lớn phải được phục vụ nhiều lần vào thời
gian đầu của ngày công tác.
Những điểm thu gom nằm rải rác (nơi có khối phát sinh nhỏ) có cùng số lần thu gom,
phải sắp xếp để thu gom trên cùng 1 chuyến trong cùng 1 ngày.
2.2.2. Phương án thu gom 1: Thu gom không phân loại tại nguồn

Chất thải rắn
thông thường
17


Thu gom bằng
xe đẩy tay
Điểm tập kết

Vận chuyển bằng xe ép rác
Khu xử lý
Hình Sơ đồ phương án thu gom CTR không phân loại tại nguồn (PA1)
Thuyết minh sơ đồ thu gom
Rác thu gom chủ yếu là rác thải sinh hoạt. Rác từ các hộ gia đình được tập trung vào
các túi nilon hoặc thùng chứa rác và các hộ gia đình có trách nhiệm mang đến các xe
đẩy tay có thể tích 500 lít được đặt tại các vị trí nhất định. Rác tại các điểm tập kết
được nén ép, vận chuyển bằng các xe ép rác chuyên dụng và vận chuyển thẳng đến
trạm xử lý tần suất: 1 lần/ngày. Rác sau khi đưa về khu xử lí có thể phân loại và sử
dụng tổng hợp nhiều biện pháp xử lí: đốt, ủ phân compost, tái chế, chôn lấp hợp vệ

sinh…

18


2.2.3. Phương án thu gom 2: Thu gom phân loại tại nguồn

Chất thải rắn
thông thường

Chất thải rắn
vô cơ

Chất thải rắn
hữu cơ

Thu gom bằng
xe đẩy tay
Điểm tập kết

Vận chuyển bằng xe ép rác
Khu xử lý
Hình Sơ đồ phương án thu gom CTR phân loại tại nguồn (PA2)
Thuyết minh sơ đồ thu gom
Rác thải thu gom chủ yếu là rác thải sinh hoạt. Theo phương án này mỗi hộ gia đình,
cơ quan sẽ được trang bị 2 thùng rác khác màu, thùng màu xanh dùng để thu gom chất
thải hữu cơ, thùng màu da cam dùng để gom chất thải vô cơ. Các xe thu gom đẩy tay
được chia thành 2 màu xanh và màu da cam để thu gom 2 loại chất thải khác nhau sẽ
đi đi dọc theo các đường phố và các ngõ trong khu vực cung cấp dịch vụ vào thời gian
đã định trước trong ngày. Các hộ gia đình có trách nhiệm mang chất thải rắn chứa

trong các thùng rác và đổ trực tiếp vào xe thu gom. Các xe thu gom đẩy tay sau khi đã
thu đầy rác sẽ được vận chuyển tập trung tới các điểm tập kết sau đó sẽ được các xe
nén ép rác chuyên dụng thu gom từng loại chất thải rồi vận chuyển thẳng đến trạm xử
lý. Rác thải nguy hại và rác thải tái chế được phân loại trực tiếp tại nguồn và được cho
vào các thùng riêng có dung tích 14m 3. CTNH sẽ được đưa tới bãi chôn lấp bằng xe
container, rác tái chế được các công ty hoặc người dân thu mua rồi vận chuyển tới địa
điểm tái chế.

19


2.2.4. Ưu điểm và nhược điểm của 2 phương án

Phương án 1

Phương án 2

Ưu điểm

Góp phần tiết kiệm được tài
nguyên, mang lại lợi ích từ việc sử
dụng vật liệu tái chế và phân
compost.
Giảm ô nhiễm môi trường.
Nâng cao nhận thức cộng đồng để
bảo vệ và sử dụng hợp lý tài
nguyên và môi trường

Nhược điểm Do rác thải được trộn lẫn vào Nhận thức của người dân chưa cao
nhau nên sau khi thu gom rác nên việc phân loại ngay tại nguồn

về khu xử lý việc phân loại trở còn có nhiều khó khăn
nên khó khăn.
Hiệu quả thu gom thấp tại
những nơi xe rác không tới
được.
Chi phí vận hành và quản lý
cao, chất lượng tái chế giảm
sút.
Tính toán thu gom theo phương án 1: Chất thải rắn không được
phân loại tại nguồn
2.3.1. Thu gom sơ cấp
2.3.

Những người thu gom chất thải rắn điều khiển xe đẩy tay qua các dãy phố để thu gom
rác, sau khi đầy xe được đưa đến điểm tập kết, mỗi điểm tập kết trung bình có 5-7
thùng. Khoảng cách giữa các điểm tập kết là khoảng 300 m – 500 m. Sau đó, xe ép rác
đến vận chuyển đến khu liên hiệp xử lý rác thải.
Phương tiện: Sử dụng xe đẩy tay có dung tích V = 500 lít/xe. Hệ số đầy xe: 0,85.
Tiêu chuẩn xả rác là 1 kg/người.ngđ, tỷ lệ thu gom đạt 90%.
Khối lượng riêng chất thải rắn là 380 kg/m3.
Các thông số và công thức tính toán [16, tr. 56-58]
Lượng rác thu gom (tính theo lượng rác thu gom cuối năm 2030): R
(kg/ngd)
Tỷ trọng rác:
Hệ số đầy xe: ; Hệ số kể đến xe phải sửa chữa:
Dung tích xe đẩy tay:;
Dung tích xe ép rác: ; Tỷ số đầm nén của xe ép rác:
Thời gian lưu rác:
-


20


-

Công thức tính số xe đẩy tay:

-

Công thức tính số xe đẩy tay làm đầy 1 xe ép rác:

-

Công thức tính số xe ép rác của khu vực:

(Phần tính toán chi tiết từng ô dân cư trình bày tại Phụ Lục 2)
2.3.2. Thu gom thứ cấp
2.3.2.1.Tính toán số chuyến thu gom:
-

Tổng số xe đẩy tay thu được trong xe ép rác được tính theo [7, tr. 76 – CT 3.9]
Nt =
Trong đó:

-

C

: Thể tích của xe đẩy tay


V

: Thể tích xe ép rác, m3/chuyến. Chọn xe có dung tích là 14 m3.

R

: Tỉ số nén, r = 1,8

F

: Hệ số sử dụng xe đẩy tay, F = 0,85

Số xe đẩy tay mà xe ép rác thu trong 1 chuyến là
Nt = = = 59,29 (xe đẩy tay)

Số xe ép rác cần có là = 11,38 (xe). Chọn 11 xe, tần suất thu gom 1
(lần/ngày), 11 tuyến thu gom.
Tính toán thời gian cần thiết cho một chuyến xe
-

Ta có công thức:
Tcđ = Pcđ +s + a + bx

(3.71)

Trong đó :







-

Tcđ : thời gian cho 1 chuyến xe đối với hệ thông container cố định, giờ/ch
Pcđ : thời gian lấy tải cho 1 chuyến, giờ/ch
s : thời gian tại bãi đỗ, giờ/ch
a : hằng số thực nghiệm, giờ/ch
b : hằng số thực nghiệm, giờ/km
x : khoảng cách vận chuyển 2 chiều trung bình
Xác định thời gian lấy tải cho 1 chuyến

Ta có công thức :
21


Pcđ = Ct(uc) + (np – 1)(dbc)

(3.81)

Trong đó :





Ct : số container đổ bỏ trong 1 chuyến thu gom, container/ch
uc : thời gian lấy tải trung bình cho 1 container, giờ/container
np : số vị trí đặt container trên 1 chuyến thu gom, vị trí/ch
dbc : thời gian trung bình hao phí để lái xe giữa các vị trí đặt container,


giờ/vi trí
dbc = a’ + b’x’ : trong đó ( a’, b’ là hệ số thực ngiệm, x’ là khoảng cách TB lái xe giữa
2 vị trí)
-

Thời gian công tác trong ngày kể đến các yếu tố không sản xuất
H=

(t1 + t2 ) + N d × Tcd
1− W

(3.111)

Trong đó :


H : thời gian công tác trong ngày có tính đến hệ số không sản xuất, H = 8

giờ




Nd : số chuyến thu gom thực hiện hằng ngày, ch/ngày
W : hệ số kể đến các yếu tố không sản xuất, W = 0,15
t1 : thời gian lái xe từ trạm điều vận đến vị trí đặt container đầu tiên để lấy

tải trên tuyến thu gom đầu tiên trong ngày, giờ


t2 : thời gian lái xe từ vị trí đặt container cuối cùng trên tuyến thu gom
sau cùng của ngày công tác đến trạm điều vận, giờ
kết quả tính toán thời gian làm việc của các tuyến thu gom thứ cấp – phương án 1
Tính toán thu gom theo phương án 2
Chất thải rắn được phân loại tại nguồn thành chất vô cơ và hữu cơ.
Những người thu gom chất thải rắn điều khiển xe đẩy tay qua các dãy
phố để thu gom rác, sau khi đầy xe được đưa ra điểm tập kết, mỗi điểm tập kết
trung bình có 3 – 8 thùng... sau đó, xe ép rác vận chuyển đến khu liên hiệp xử
lý rác thải
Chọn xe đẩy tay có V = 0,5 m3, hệ số không đầy thùng là 0,85.
Vtt = 0,5 0,85 =0,425 (m3)
Lượng chất thải rắn hữu cơ (không chứa chất tái chế)
Tính toán xác định khối lượng CTR thu gom theo từng thành phần được
phân loại và số lượng thùng chứa tương ứng.
2.4.1. Thu gom rác hữu cơ
2.4.
-

Tổng số xe đẩy tay thu được trong xe ép rác được tính theo [7, tr. 76 – CT 3.9]
Nt =
22


Trong đó:
C

: Thể tích của xe đẩy tay

V


: Thể tích xe ép rác, m3/chuyến. Chọn xe có dung tích là 14 m3.

R

: Tỉ số nén, r = 1,8

F

: Hệ số sử dụng xe đẩy tay, F = 0,85

Số xe đẩy tay mà xe ép rác thu trong 1 chuyến là
Nt = = = 59,29 (xe đẩy tay)
Số xe ép rác cần có là = 11,38 (xe). Chọn 11 xe, tần suất thu gom 1 (lần/ngày), 11
tuyến thu gom.
2.4.2. Thu gom rác vô cơ

Tổng số xe đẩy tay thu được trong xe ép rác được tính theo [7, tr. 76 – CT 3.9]
Nt =
Trong đó:
C

: Thể tích của xe đẩy tay

V

: Thể tích xe ép rác, m3/chuyến. Chọn xe có dung tích là 14 m3.

R

: Tỉ số nén, r = 1,8


F

: Hệ số sử dụng xe đẩy tay, F = 0,85

Số xe đẩy tay mà xe ép rác thu trong 1 chuyến là
Nt = = = 59,29 (xe đẩy tay)
Số xe ép rác cần có là = 11,38 (xe). Chọn 11 xe, tần suất thu gom 1 (lần/ngày), 11
tuyến thu gom.

23


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT, TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
CHO THỊ TRẤN MỘC CHÂU VÀ THỊ TRẤN NÔNG TRƯỜNG MỘC CHÂU
; GIAI ĐOẠN 2020-2030
3.1.

Đề xuất phương án xử lý chất thải rắn

3.1.1. Các phương pháp xử lý chất thải rắn

3.1.1.1.

+
+
+
+
+
+


3.1.1.2.

+
+
+
+
+
+
+

Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh
Đây là phương pháp khá phổ biến ở các nước đang phát triển, khi có diện tích đất rộng
rãi. Phương pháp này dựa trên sự phân hủy yếm khí trong điều kiện tự nhiên của bãi
chôn lấp hợp vệ sinh. Rác thải sau khi vận chuyển đến bãi chôn lấp sẽ được tập trung
vào các ô chôn lấp, bổ sung vi sinh vật để hạn chế mùi và tăng cường khả năng phân
hủy và được xử lý theo đúng quy trình vận hành của bãi chôn lấp.
Ưu điểm:
Đơn giản, dễ quản lý, bãi chôn lấp hợp vệ sinh có thể chôn lấp tất cả các loại rác mà
không cần qua khâu phân loại rác.
Chi phí vận hành thấp.
Có thể thu hồi khí rác cho mục đích sản xuất nhiệt năng.
Nhược điểm:
Chưa triệt để về mặt môi trường: sau khi xử lý phải có thời gian để kiểm soát về tác
động môi trường mới có thể sử dụng vùng đất đó.
Tốn diện tích đất.
Phát sinh nước rác là một trong những nhược điểm khó khăn trong khâu xử lý vì tính
chất ô nhiễm của nó.
Phương pháp composting
Ủ sinh học có thể coi như quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để thành các chất

mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối
với quá trình. Đây là quá trình sử dụng các hoạt động tự nhiên của vi sinh vật để phân
giải các hợp chất hữu cơ có trong rác thải. Chính quá trình trao đổi chất, quá trình tổng
hợp tế bào và sinh sản của vi sinh vật đã tạo thành sản phẩm là phân compost
Ưu điểm:
Loại trừ được trên 50% lượng rác thải sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành
phần gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
Sử dụng lại được các chất hữu cơ có trong thành phần của rác thải để chế biến làm
phân bón phục vụ nông nghiệp.
Tiết kiệm đất cho chôn lấp chất thải.
Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng.
Nhược điểm:
Mức độ tự động của công nghệ chưa cao.
Việc phân loại chất thải vẫn phải thực hiện bằng phương pháp thủ công nên ảnh hưởng
đến sức khỏe công nhân.
Phần pha trộn và đóng bao thủ công chất lượng không đều.
24


3.1.1.3.

Phương pháp đốt
Đốt rác được áp dụng cho một số loại rác nhất định. Đây là một giai đoạn oxy hoá ở
nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy không khí, trong đó rác độc hại được chuyển hóa
thành khí và các chất thải không cháy, tro. Các chất khí sau khi được làm sạch ngoài
không khí, tro được đem chôn lấp.

+
+
+

+
+
3.1.2.

3.1.2.1.
-

Ưu điểm:
Có thể đốt được hầu hết các loại chất thải rắn.
Tiết kiệm được diện tích chôn lấp.
Vận hành dễ dàng.
Nhược điểm:
Chi phí đầu tư ban đầu lớn.
Khó khăn sửa chữa khi có hỏng hóc.
Đề xuất 2 phương án xử lý CTR
Phương án 1: Kết hợp đốt rác và chôn lấp CTR
Tổng lượng chất thải rắn thông thường từ năm 2020 – 2030 là 70565,9 tấn
Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
Đầu tiên rác thải được đưa vào nhà máy qua cầu cân để xác định khối lượng rác
thải rồi được đưa thẳng vào bãi tiếp nhận, rác được phun dung dịch EM để khử mùi.
Từ bãi tiếp nhận rác, xe xúc lật xúc từng gầu gỗ vào máng vật liệu. Tại khu phân loại
rác thải được phân loại, loại bỏ tạp chất.
Rác đốt được vận chuyển đến khu thiêu đốt rác. Tại đây rác được công nhân vận
chuyển vào lò đốt.
Rác thải không đốt được và lượng tro sau quá trình đốt rác được vận chuyển đến
bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Lượng nước rỉ rác phát sinh tại bãi chôn lấp sẽ được thu gom
và xử lý. Lượng khí phát sinh sẽ được phân tán tại chỗ.
Rác có thể tái chế sẽ được tập trung và vận chuyển đến cơ sở tái chế.

25



×