Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN Y TẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP TẠI HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.09 MB, 106 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

PHÙNG LINH PHƯƠNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN Y TẾ VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP TẠI HUYỆN
ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã ngành: 52580101

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Khắc Thành

HÀ NỘI, 2017
1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp “Đánh giá hiện trạng chất thải rắn y tế
và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà
Nội” là kết quả nghiên cứu của bản thân.
Các nguồn số liệu, tài liệu đưa ra là trung thực, rõ ràng, các nhận định, kết luận
trong đồ án là của chính tác giả.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017.
Sinh viên

Phùng Linh Phương

2




LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả các thầy cô giáo
trong khoa Môi trường, trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội. Em cám
ơn các thầy cô đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành khóa học.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Khắc Thành đã
tận tình hướng dẫn và cho em những lời khuyên cần thiết để em hoàn thành đồ án
này.
Em xin trân trọng cảm ơn tới ban lãnh đạo, các y bác sĩ, nhân viên tại các cơ sở
y tế trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ em
trong suốt quá trình nghiên cứu đồ án.
Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian còn hạn chế, cùng với những thiếu sót
về kiến thức và kinh nghiệm của em nên đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Phùng Linh Phương

3


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
BV

BVĐK
CTR
CTRYT
CTRTT
CTRNH
ĐTM
TBYT
WHO

4

Giải thích nghĩa
Bệnh viện
Bệnh viện đa khoa
Chất thải rắn
Chất thải rắn y tế
Chất thải rắn thông thường
Chất thải rắn nguy hại
Đánh giá tác động môi trường
Thiết bị y tế
World Heath Organization
Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC BẢNG

5


DANH MỤC HÌNH


6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Chất thải y tế hiện nay đang trở thành vấn đề môi trường và xã hội cấp bách ở
nước ta, nhiều cơ sở y tế trở thành nguồn gây ô nhiễm cho khu dân cư xung quanh,
gây dư luận cho cộng đồng.
Việt Nam đang trên đà hội nhập với sự phát triển của nền kinh tế, khoa học kỹ thuật trên thế giới. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng,
cùng với sự gia tăng dân số kéo theo những nhu cầu của con người về tinh thần vật
chất tăng lên. Để phục vụ cho nhu cầu của con người, các bệnh viện, phòng khám,
trung tâm y tế được xây dựng và chú trọng không chỉ về số lượng mà còn phát triển
cả về chất lượng. Hà Nội thuộc loại đô thị đặc biệt, nền kinh tế phát triển, là nơi tập
trung đông dân cư, do đó các ngành dịch vụ cũng theo đó phát triển mạnh mẽ.
Ngành y tế cũng không ngoại lệ. Theo con số của tổng cục thống kê Việt Nam
năm 2013 thì năm 2014 thành phố Hà Nội có 670 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc
sở Y tế thành phố trong đó có 40 bệnh viện, 30 phòng khám khu vực và 583 trạm y tế
với tổng số giường bệnh là 11.563 giường. Bên cạnh lợi ích vô cùng to lớn đem tới
cho người dân thì các cơ sở y tế cũng đồng thời thải ra một khối lượng chất thải y tế
rất lớn, đặc biệt là chất thải rắn y tế phát sinh ngày càng nhiều hơn, trong đó có nhiều
nhóm chất thải rắn y tế gây nguy hiểm đến môi trường và con người. Do đó, vấn đề
quản lý và xử lý chất thải rắn y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội rất
cấp thiết.
Đan Phượng là huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ nay là thành phố Hà Nội, có 1 bệnh
viện huyện, 1 trung tâm y tế huyện, 1 phòng khám đa khoa khu vực, 1 thị trấn và 15
xã, mỗi xã lại có 1 trạm xá, sau 8 năm sát nhập cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh
viện đã được tăng cường, chất lượng dịch vụ y tế cũng được nâng lên để đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên công tác quản lý chất thải vẫn còn có những bất cập, khó

khăn (vận chuyển chất thải đến chỗ tập trung chủ yếu bằng tay, chưa có máy tiêu huỷ
vật sắc nhọn, chưa có túi đựng chất thải theo đúng quy định). Xuất phát từ những
mối nguy hại trực tiếp hoặc tiềm ẩn của chất thải y tế gây ra đối với môi trường và
con người, cần có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao nhận thức của cộng đồng
nói chung và nhân viên y tế nói riêng về những nguy cơ đó, nâng cao năng lực tổ
chức, trách nhiệm và từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải, nâng cao chất
lượng cảnh quan vệ sinh cho huyện. Bên cạnh đó, từ năm 2007 đến nay vẫn chưa có
công trình khoa học chính thức nào mô tả đầy đủ đặc điểm tình hình quản lý chất thải
rắn y tế của khu vực ngoại ô phía Tây thành phố Hà Nội. Nghiên cứu và đánh giá
đúng thực trạng quản lý chất thải rắn tại huyện Đan phượng nhằm cung cấp thêm số
7


liệu về thực trạng quản lý chất thải y tế ở các tỉnh, thành phố trên cơ sở đó xây dựng
giải pháp phù hợp góp phần tăng cường hiệu quả quản lý chất thải y tế của huyện
đồng thời là việc làm cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện
trạng chất thải rắn y tế và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp tại huyện Đan
Phượng, thành phố Hà Nội”
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện Đan Phượng,
thành phố Hà Nội.
Đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn y tế nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn, góp phần cải
thiện chất lượng môi trường tại địa phương.
3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra tình hình phát sinh chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện Đan
-

Phượng

Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện Đan Phượng
Đánh giá nhận thức về công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn

-

huyện Đan Phượng
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế
trên địa bàn huyện Đan Phượng:

8


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về chất thải rắn y tế
1.1.1. Một số khái niệm
- Chất thải rắn: là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản

-

xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác ( Theo điều 3, chương I
của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 10/05/2015 quy định về quản lý chất thải và
phế liệu).
Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của
Bộ y tế và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định về quản lý chất thải y tế:
Chất thải y tế: là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao

-

gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế.
Chất thải y tế nguy hại: là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy


-

hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải
nguy hại không lây nhiễm.
Quản lý chất thải y tế: là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu gom, lưu

-

giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện.
Giảm thiểu chất thải y tế: là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y

-

tế.
Thu gom chất thải y tế: là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh và vận

-

chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế.
Vận chuyển chất thải y tế: là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi lưu giữ chất

-

thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý chất thải y tế cho
cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất
thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế.
Cơ sở y tế bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ phòng khám bác sĩ gia đình,

phòng chuẩn trị y học cổ truyền; cơ sở dịch vụ đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp;

chăm sóc sức khoẻ tại nhà; cơ sở dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước
và ra nước ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch vụ làm răng giả; bệnh xá y tế
cơ quan, đơn vị, tổ chức; cơ sở y tế dự phòng; cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu có
thực hiện các xét nghiệm về y học.
1.1.2. Hệ thống cơ sở pháp lý
• Luật:
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ

-

nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014
Nghị định:
Nghị định 59/2007/NĐ-CP, ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn;
Nghị định số 174/2007/NĐ-CP, ngày 29/11/2007 về phí bảo vệ môi trường đối với
chất thải rắn;
9


-

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải

-

và phế liệu;
Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành

-

một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

Nghị định 155/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

bảo vệ môi trường;
• Thông tư:
- Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT - BYT - BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y Tế
-

và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định về quản lý chất thải y tế;
Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi

-

trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại;
Thông tư sô 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y Tế hướng dẫn tổ chức thực

hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
• Quyết định:
- Quyết định số 2038/QĐ - TTG ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ

-

phê duyệt đề án tổng thể xử lý chất thải Y tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng
đến năm2020.
Quyết định số 3733/2002/QĐ –BYT, ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành

21 Tiêu chuẩn vệ sinh Lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;
• Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
- QCVN 07:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy
hại;
- TCVN 6705:2009 – Chất thải rắn thông thường – Phân loại.

- TCVN 6706:2009 – Chất thải nguy hại – Phân loại.
- TCVN 6707:2009 – Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo
- TCVN 4317:86 – Nhà kho – Nguyên tắc cơ bản thiết kế
• Công văn số 7164/BYT-KCB ngày 20/10/2008 của Bộ Y Tế về việc tăng cường triển
khai thực hiện quản lý và xử lý chất thải bệnh viện

10


1.1.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế

Nguồn phát sinh CTRYT chủ yếu là: bệnh viện, các cơ sở y tế khác như trung
tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ sinh, phòng khám ngoại
trú, trung tâm lọc máu..., các trung tâm xét nghiệm và nghiên cứu y sinh học, ngân
hàng máu... Hầu hết các CTRYT đều có tính chất độc hại và tính đặc thù khác với
các loại CTR khác. Các nguồn xả chất lây lan độc hại chủ yếu là ở các khu vực xét
nghiệm, khu phẫu thuật, bào chế dược.
Bảng1.1. Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế
Loại CTR

Nguồn tạo thành

Chất thải sinh hoạt

Các chất thải từ nhà bếp, các khu nhà hành chính,
các loại bao gói...

Chất thải chứa các vi
trùng gây bệnh


Các phế thải từ phẫu thuật, các cơ quan nội tạng của
người sau mổ xẻ và của các động vật sau quá trình
xét nghiệm, các gạc bông lẫn máu mủ của bệnh
nhân...
Các thành phần thải ra sau khi dùng cho bệnh nhân,
các chất thải từ quá trình lau cọ sàn nhà...

Chất thải bị nhiễm bẩn

Chất thải đặc biệt

Các loại chất độc hại hơn các loại trên, các chất
phóng xạ, hóa chất dược...từ các khoa khám, chữa
bệnh, hoạt động thực nghiệm, khoa dược...

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011)
1.1.4. Thành phần chất thải rắn y tế
Hầu hết các CTRYT là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc thù so
với các loại khác. Các loại chất thải này nếu không được phân loại cẩn thận trước khi
thải chung với các loại chất thải khác sẽ gây ra những nguy hại đáng kể.
Xét về các thành phần chất thải dựa trên đặc tính lý hóa thì tỷ lệ các thành
phần có thể tái chế là khá lớn, chiếm trên 25% tổng lượng CTRYT, chưa kể 52%
CTRYT là các chất hữu cơ. Trong thành phần CTRYT có lượng lớn chất hữu cơ và
thường có độ ẩm tương đối lớn, ngoài ra còn có thành phần chất nhựa chiếm khoảng
10%. (Bộ tài nguyên và môi trường, 2011).

11


(Nguồn: Kết quả đều tra của dự án hợp tác giữa Bộ y tế và WHO, 2009)

Hình 1.1. Thành phần CTR y tế dựa trên đặc tính lý hóa.
1.1.5. Phân loại chất thải rắn y tế
a. Phân loại theo tổ chức y tế thế giới (WHO)
Chất thải rắn thông thường: Đó là các chất thải không độc hại, về bản chất
tương tự như rác thải sinh hoạt.
Chất thải bệnh phẩm: Mô, cơ quan, phần tử bào thai người, xác động vật thí
nghiệm, máu dịch thể.
Chất thải chứa phóng xạ:Chất thải từ quá trình chiếu chụp X quang, phân tích
tạo hình cơ quan trong cơ thể, điều trị và khu trị khối u...
Chất thải hóa học: Có tác dụng độc hại, ăn mòn, gây cháy hay nhiễm độc gen
không độc.
Chất thải nhiễm khuẩn: Gồm các chất thải chứa tác nhân gây bệnh như vi sinh
vật kiểm định, bệnh phẩm bệnh nhân bị cách ly hoặc máu nhiễm khuẩn...
Các vật sắc nhọn: Kim tiêm, lưỡi dao, kéo mổ, chai lọ vỡ... có thể gây thương
tích cho người và vật.
Dược liệu dư thừa, quá hạn sử dụng.
b. Phân loại theo Việt Nam
Theo điều 4 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày
31/12/2015 của Bộ y tế và Bộ tài nguyên và môi trường quy định về quản lý chất thải
y tế.
12


-

Chất thải lây nhiễm bao gồm:
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc

-


xuyên thủngbao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền;
kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật
sắc nhọn khác;
Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc

-

dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính

-

mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an
toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30
tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh
truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;
Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí

-

nghiệm.
Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
Chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà

-

sản xuất;
Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại


-

nặng;
Chất hàn răng amalgam thải bỏ;
Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30

tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải
nguy hại.
Chất thải y tế thông thường bao gồm:
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và chất
thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế.
- Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc danh mục chất thải y
tế nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải y tế nguy hại.
1.1.6. Các phương pháp xử lý chất thải rắn y tế
a. Tái chế chất thải rắn bệnh viện

-

Các vật liệu thuộc chất thải thông thường không dính, chứa các thành phần
nguy hại (lây nhiễm, chất thải hóa học nguy hại, chất phóng xạ, thuốc gây độc tế
bào) được phép thu gom, phục vụ mục đích tái chế, bao gồm:
Nhựa: Chai nhựa đựng các dung dịch không có chất hóa học nguy hại(dung dịch
NaCL 0,9%, Glucose, natri bicacbonate,…) và các vật liệu nhựa khác không dính các
thành phần nguy hại.
13


Thủy tinh: Chai, lọ thủy tinh đựng các dung dịch không chứa các thành phần nguy
hại.
- Giấy: Giấy, báo, bìa, thùng các-tông, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy.

- Kim loại: Các vật liệu kim loại không dính các thành phần nguy hại(Bộ y tế, 2008).
b. Công nghệ đốt
-

Phương pháp đốt là phương pháp oxy hóa ở nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy
trong không khí, trong đó chất thải sẽ được chuyển hóa thành khí và các chất trơ
không cháy. Kết quả là tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật, giảm được 95% thể tích và
khối lượng chất thải, làm thay đổi hoàn toàn trạng thái vật lý của chất thải. Lò đốt
thiết kế chuyên dùng cho xử lý chất thải bệnh viện được vận hành trong khoảng nhiệt
độ từ 700 đến 1200oC. Phương pháp đốt áp dụng chủ yếu cho chất thải lây nhiễm,
chất thải gây độc tế bào, không áp dụng cho các hóa chất có hoạt tính phản ứng, bình
chứa khí có áp suất, các chất nhựa có chứa halogen như PVC vì phát thải dioxin
(Đặng Kim Chi và cs, 2011). Phương pháp đốt có ưu điểm là với nhiệt độ cao thì
CTRYT nguy hại được xử lý triệt để, loại trừ được các mầm bệnh trong các chất thải
lây nhiễm, giảm tối đa thể tích chôn sâu sau khi xử lý. Tuy nhiên đốt ở nhiệt độ
không đủ theo quy định có thể phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí; chi phí đầu
tư xây dựng và quản lý vận hành cao (Bộ Xây dựng, 2012).
c. Công nghệ không đốt, thân thiên với môi trường
Hiện nay, có hai loại công nghệ thân thiện với môi trường chủ yếu được lựa
chọn thay thế các lò đốt chất thải rắn y tế là công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ẩm và
công nghệ có sử dụng lò vi sóng.
Công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ẩm: bản chất là tạo ra môi trường hơi nước
nóng với áp suất cao để khử khuẩn CTRYT. Công nghệ này thường phải sử dụng
thêm hóa chất để đảm bảo hiệu quả khử tiệt khuẩn ổn định, do đó làm tăng chi phí
vận hành của hệ thống.
Công nghệ sử dụng vi sóng: bao gồm sử dụng vi sóng thuần túy trong điều kiện
áp suất bình thường và sử dụng vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa trong điều kiện
nhiệt độ áp suất cao.
d. Phương pháp trơ hóa (cố định và đóng rắn)


- Phương pháp đóng rắn (trơ hóa)
Chất thải cần đóng rắn được nghiền nhỏ, sau đó được đưa vào máy trộn theo
từng mẻ. Các chất phụ gia như xi măng, cát và polymer được bổ sung vào để thực
hiện quá trình hòa trộn khô, sau đó tiếp tục bổ sung nước vào để thực hiện quá trình
hòa trộn ướt. Sau 28 ngày bảo dưỡng khối rắn, quá trình đóng rắn diễn ra làm cho
các thành phần ô nhiễm trong chất thải hoàn toàn bị cô lập. Khối rắn sẽ được kiểm
14


tra cường độ chịu nén, khả năng rò rỉ và lưu giữ cẩn thận tại kho, sau đó vận chuyển
đến bãi chon lấp an toàn.
Phương pháp đóng rắn đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp. Tỷ lệ phổ biến cho
hỗn hợp là 65% CTRYT, 15% vôi, 15% xi măng, 5% nước.
e. Phương pháp chôn lấp an toàn
Chỉ áp dụng tạm thời đối với các cơ sở y tế các tỉnh, miền núi và trung du có cơ
sở xử lý CTRYT nguy hại đạt tiêu chuẩn tại địa phương. Hố chôn lấp phải đáp ứng
các yêu cầu: có hàng rào vây quanh, cách xa giếng nước, xa nhà tối thiểu 100m, đáy
hồ cách mức nước bề mặt tối thiểu 1,5m, miệng hố nhô cao và che tạm thời để tránh
nước mưa, mỗi lần chôn chất thải phải đổ trên mặt hố lớp đất dày từ 10 – 25 cm và
lớp đấy trên cùng dày 0,5m. Không chôn chất thải lây nhiễm lẫn với chất thải thông
thường. Chất thải lây nhiễm phải được khử khuẩn trước khi chôn lấp (Bộ Y tế, 2008).
1.1.7. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đối với môi trường và cộng đồng
a. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đối với môi trường
Đối với môi trường nước
Nguồn nước có thể bị nhiễm bẩn do các chất độc hại có trong chất thải bệnh
viện. Chúng có thể chứa vi sinh vật gây bệnh hoặc chứa kim loại nặng(phần lớn là
thủy ngân từ nhiệt kế và bạc từ quá trình tráng rửa phim X quang). Một số dược
phẩm nhất định, nếu xả thải mà không hợp lý có thể gây nhiễm độc nguồn nước cấp.
Bên cạnh đó, việc xả thải bừa bãi chất thải lâm sàng, ví dụ xả chung chất thải lây
nhiễm vào chất thải thông thường, có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước

do làm tăng BOD. Ngoài ra, nước thải bệnh viện còn chứa nhiều hóa chất độc hại,
phóng xạ, tác nhân gây bệnh có khả năng lây nhiễm cao như Samonnella, coliform,
tụ cầu, liên cầu...
Đối với môi trường đất
Khi CTRYT được chôn lấp không đúng cách thì các vi sinh vật gây bệnh, hóa
chất độc hại có thể ngấm vào đất gây nhiễm độc đất làm cho việc tái sử dụng bãi
chôn lấp gặp khó khăn.
CTR gồm chất thải y tế, chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt không
được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường đất. Các nguồn thải này chứa nhiều các chất
gây ô nhiễm về mặt sinh học(chất thải y tế, rác thải sinh hoạt), các yếu tố hóa học và
các hóa chất độc hại(chất tẩy rửa, kim loại nặng...) tích tụ lâu dài trong đất sẽ gây ô
nhiễm môi trường.
Đối với môi trường không khí
CTRYT từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều có thể gây ra tác động
xấu tới môi trường không khí. Bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung môi,
15


hóa chất, ... phát sinh trong các khâu phân loại, thu gom, vận chuyển, CTRYT có thể
phát tán vào không khí. Trong khâu xử lý, đặc biệt là với các lò đốt CTRYT quy mô
nhỏ, không có thiết bị xử lý khí thải có thể phát sinh ra các chất khí độc hại như sau:

- Bụi: Khi nhiệt độ đốt không đủ hoặc không tuân thủ đúng quy trình vận hành, lượng
chất thải nạp vào lò quá lớn sẽ làm phát tán bụi, khói đen và các chất độc hại.

- Các khí axit: Do trong CTRYT có thể có chất thải làm bằng nhựa PVC, hoặc chất thải
dược phẩm khi đốt có nguy cơ tạo ra hơi axit, đặc biệt là HCl và SO2.

- Dioxin và Furan: Trong quá trình đốt cháy chất thải có thành phần halogen (Cl,Br,F)
ở nhiệt độ thấp có thể hình thành dioxin và furan là những chất rất độc dù ở nồng độ

nhỏ.

- Kim loại nặng: đối với những kim loại nặng dễ bay hơi như thủy ngân có thể phát
sinh từ các lò đốt CTRYT nếu trong quá trình phân loại không tốt.
Ngoài ra, một số phương pháp xử lý khác như chôn lấp có thể phát sinh các
chất gây ô nhiễm cho môi trường không khí như: CH4, H2S,..
b. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với sức khỏe cộng đồng
Phơi nhiễm với các CTRYT nguy hại có thể gây ra bệnh tật hoặc thương tích.
Tất cả các cá nhân phơi nhiễm với chất thải NH, cả những người ở trong hay ở ngoài
bệnh viện đều có nguy cơ tiềm ẩn bị phơi nhiễm các chất thải y tế NH. Những đối
tượng dễ bị phôi nhiễm bao gồm các cán bộ, nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân, công nhân thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải.
Ngoài ra, công nhân làm việc trong bộ phận hỗ trợ thu gom chất thải, vận
chuyển rác, giặt là, công nhân trong các cơ sở xử lý và tiêu thụ chất thải như bãi rác
hoặc lò đốt, kể cả những người lượm nhặt rác, đều có thể bị phơi nhiễm chất thải y tế
NH.
Ảnh hưởng của chất thải sắc nhọn
Chất thải sắc nhọn được coi là loại chất thải nguy hiểm, có nguy cơ gây tổn
thưởng kép tới sức khỏe con người nghĩa là vừa gây chấn thương do vết cắt, vết đâm
và thông qua vết chấn thương để gây bệnh truyền nhiễm nếu trong chất thải có các
mầm bệnh viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV) và virus HIV,...
Ảnh hưởng của chất thải lây nhiễm
CTRYT lây nhiễm cơ thể chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như: tụ
cầu, HIV, viêm gan B,… chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua các hình
thức: qua da (vết trầy xước, vết đâm xuyên hoặc vết cắt trên da), qua các niêm mạc
(màng nhầy), qua đường hô hấp (do xông, hít phải), qua đường tiêu hóa (do nuốt
hoặc ăn phải). Việc quản lý CTRYT lây nhiễm không đúng cách còn có thể là nguyên
16



nhân lây nhiễm bệnh cho con người thông qua môi trường trong bệnh viện. Chẳng hạn
một số người có khả năng bị lây nhiễm các bệnh mà họ không mắc phải trước khi
đến, nhưng khi đến và làm việc trong bệnh viện sau một thời gian bị mắc bệnh hoặc
đem mầm bệnh đến nơi họ ở.
Ảnh hưởng của chất thải hóa học và dược phẩm
Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng chất thải hóa học và dược phẩm có thể gây ra
các nhiễm độc cấp tính, mãn tính, chấn thương và bỏng, ... Hóa chất độc hại và dược
phẩm ở các dạng dung dịch, sương mù, hơi,… có thể xâm nhập vào cơ thể qua
đường da, hô hấp và tiêu hóa,... gây bỏng, tổn thương da, mắt, màng nhầy đường hô
hấp và các cơ quan trong cơ thể như: gan, thận,… Một số ví dụ về ảnh hưởng của
chất thải hóa học và dược phẩm:

- Thủy ngân là một chất độc hại trong CTRYT. Có mặt trong một số thiết bị y tế, nhất
là các thiết bị chẩn đoán như: nhiệt kế thủy ngân, huyết áp kế thủy ngân, ... và một số
nguồn khác như khi bóng đèn huỳnh quang, compact sử dụng bịvỡ.

- Chất khử trùng được dùng với số lượng lớn trong bệnh viện, chúng thường có tính ăn
mòn và có thể kết hợp thành các hợp chất có độc tính cao hơn.

- Dư lượng các hóa chất sử dụng tại các phòng xét nghiệm khi thải vào hệ thống thoát
nước có thể ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp
sinh học hoặc các hệ sinh thái tự nhiên của các nguồn nước tiếp nhận.

- Tương tự như vậy đối với dư lượng dược phẩm trong các chất thải có chứa dược
phẩm. Dư lượng dược phẩm thải có thể bao gồm: các loại kháng sinh, các thuốc khác
nếu không được xử lý khi thải vào các nguồn nước tiếp nhận sẽ gây ảnh hưởng đến
môi trường sống và các loài thủy sinh trong các nguồn nước tiếp nhận.
Ảnh hưởng của chất gây độc tế bào
Chất gây độc tế bào có thể xâm nhập vào cơ thể con người bằng các con đường:
hô hấp khi hít phải, qua da, qua đường tiêu hóa, hoặc tiếp xúc với chất thải dính

thuốc gây độc tế bào, hoặc tiếp xúc với các chất tiết ra từ người bệnh đang được điều
trị bằng hóa trị liệu. Một số chất gây độc tế bào có thể gây hại trực tiếp tại nơi tiếp
xúc, đặc biệt là da và mắt, một số triệu chứng thường gặp là: chóng mặt, buồn nôn,
nhức đầu và viêm da.
Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ
Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ tùy thuộc vào loại phóng xạ, cường độ và
thời gian tiếp xúc. Trong bệnh viện, các chất phóng xạ thường có chu kỳ bán rã ngắn
(kéo dài từ vài giờ, vài ngày cho đến vài tuần). Các triệu chứng hay gặp là đau đầu,
hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn nhiều bất thường …ở mức độ nghiêm trọng
hơn có thể gây ung thư và các vấn đề về di truyền.
17


1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam
1.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế ở Việt Nam
Hiện nay, nước ta có khoảng 13.640 cơ sở khám bệnh với lượng chất thải rắn
bệnh viện phát sinh khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có 47 tấn/ngày là CTRYT nguy
hại(Nhật Minh, 2012).
CTRYT phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa phương, xuất phát từ
một số nguyên nhân như: gia tăng số lượng cơ sở y tế và tăng số giường bệnh; tăng
cường sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong y tế; dân số gia tăng, người dân
ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ y tế.
Bảng 1.2: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện

Khoa

Bệnh viện
Khoa hồi
sức cấp cứu
Khoa nội

Khoa nhi
Khoa ngoại
Khoa sản
Khoa
mắt/TMH
Khoa cận
lâm sàng
Trung bình

Tổng lượng chất thải phát sinh
(kg/giường/ngày)
BV
BV
BV
Trung
Trung
Tỉnh Huyện bình
ương
0,97
0,88
0,73

Tổng lượng chất thải y tế
nguy hại (kg/giường/ngày)
BV
BV
BV
Trung
Trung
tỉnh

Huyện
bình
ương
0,16
0,14
0,11

1,08

1,27

1,00

0,30

0,31

0,18

0,64
0,50
1,01
0,82

0,47
0,41
0,87
0,95

0,45

0,45
0,73
0,74

0,04
0,04
0,26
0,21

0,03
0,05
0,21
0,22

0,02
0,02
0,17
0,17

0,66

0,68

0,34

0,12

0,10

0,08


0,11

0,10

0,08

0,03

0,03

0,03

0,72

0,7

0,56

0,86

0,14

0,14
0,13
0,09
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2011)

1.2.2.Tình hình quản lí chất thải rắn y tế Việt Nam
a. Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn y tế

Công tác thu gom, lưu trữ CTRYT nói chung đã được quan tâm bởi các cấp từ
Trung ương đến địa phương, thể hiện ở mức độ thực hiện quy định ở các bệnh viện
khá cao.
Chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộcsự quản lý của
Bộ y tế, phần lớn được thu gom và vận chuyển đến các khu vực lưu giữ sau đó được
xử lý tại các lò thiêu đốt nằm ngay trong cơ sở hoặc ký hợp đồng vận chuyển và xử

18


lý đối với các cơ sở xử lý chất thải đã được cấp phép tại địa bàn cơ sở khám chữa
bệnh đó.
Đối với các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương do các Sở Y tế quản lý, công
tác thu gom, lưu trữ và vận chuyển CTR chưa được chú trọng, đặc biệt là công tác
phân loại và lưu giữ chất thải tại nguồn(chất thải y tế thông thường, chất thải y tế
nguy hại...).
Trong vận chuyển CTRYT, chỉ có 53% số BV sử dụng xr có nắp đậy để vận
chuyển chất thải y tế NH; 53,4% BV có mái che để lưu giữ CTR... đây là những yếu
tố để đảm bảo an toàn cho người bệnh và môi trường.
Bảng 1.3: Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải y tế tại các bệnh viện
trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010
Các yêu cầu theo quy chế quản lý CTYT
Tỷ lệ tuân thủ (%)
Túi đựng chất thải đúng quy cách về bề dày và dung tích
66,67
Túi đựng chất thải đúng quy cách về màu sắc
30,67
Túi đựng chất thải đúng quy cách về buộc đóng gói
81,33
Hộp đựng vật sắc nhọn đúng quy cách

93,9
Thùng đựng có nắp đậy
58,33
Thùng đựng có ghi nhãn
66,67
(Nguồn: Số liệu thống kê trung bình của Sở Y tế từ kết quả khảo sát 74 bệnh viện
Hà Nội năm 2009-2010)
Phương tiện thu gom chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu
chuẩn. Nguyên nhân do có rất ít nhà sản xuất quan tâm đến mặt hàng này, do vậy
mua sắm phương tiện thu gom CTR đúng tiêu chuẩn của các BV gặp khó khăn.
b. Xử lý và tái chế chất thải rắn y tế
Chất thải y tế không NH ở hầu hết các tỉnh, thành phố đều do công ty môi
trường đô thị thu gom, vận chuyển và được xử lý tại các khu xử lý CTR tập trung của
địa phương.
Hoạt động thu hồi và tái chế CTRYT tại Việt Nam đang thực hiện không theo
đúng quy chế quản lý chất thải y tế đã ban hành. Chưa có các cơ sở chính thống thực
hiện hoạt động thu mua và tái chế các loại chất thải từ hoạt động y tế ở Việt Nam.
Nhiều địa phương chưa có cơ sở tái chế, do vậy việc quản lý tái chế các CTRYT
không nguy hại còn gặp nhiều khó khăn. Một số vật liệu từ chất thải BV như: chai
dịch truyền chứa dung dịch huyết thanh ngọt (đường, glucose 5%, 20%), huyết thanh
mặn (NaCl 0,9%), các dung dịch acide amine, các loại muối khác, các loại bao gói
nilon và một số chất nhựa khác, một số vật liệu giấy, thủy tinh hoàn toàn không có
yếu tố NH có thể tái chế việc thiêu đốt chất thải gây ô nhiễm (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2011).
19


Đối với CTRYT nguy hại khối lượng được xử lý đạt tiêu chuẩn chiếm 68%
tổng lượng phát sinh CTRYT nguy hại toàn quốc, CTRYT xử lý không đạt
chuẩn(32%) là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng đồng. Theo

số liệu thống kê của Bộ Y tế, chỉ có 1/3 số CTR được đốt bằng lò đốt hiện đại, số còn
lại được tiêu hủy bằng nhiều hình thức như thiêu ngoài trời (15,3%), đốt bằng lò thủ
công (13,9%), chôn trong khuôn viên BV (33,3%).
Nhìn chung, các lò đốt CTRYT nguy hại còn nhiều hạn chế, tập trung vào các
vấn đề sau: chi phí đầu tư, hiệu suất vận hành, chi phí xử lý khí thải lớn. Giá nhiên
liệu quá cao dẫn đến nhiều cơ sở không đốt hoặc đốt không đảm bảo. Thiếu phân tích
những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất đốt và chất thải (khí, nước thải từ bồn ngưng
tuh xử lý khí). Hơn nữa, do chất đốt thường được sử dụng là dầu diezel nên rất khó
đảm bảo đủ và đúng yêu cầu nhiệt độ khi vận hành (nhiệt trị của dầu thấp và bắt
buộc phải lưu thông khí khi đốt). Nếu phân loại rác không đúng sẽ gây tốn kém khi
đốt cả rác thường, không kiểm soát được khí thải lò đốt, dẫn đến phí xử lý khí thải
lớn.
Hiện nay có hai công nghệ thân thiện với môi trường chủ yếu được lựa chọn
thay thế các lò đốt chất thải y tế là công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ẩm (autoclave)
và công nghệ có sử dụng vi sóng. Định hướng trong tương lai sẽ hạn chế việc sử
dụng các lò đốt để xử lý chất thải y tế NH, từng bước thay thế chúng bằng các thiết
bị sử dụng công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ướt, vi sóng hoặc các phương pháp tiên
tiến khác.
1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý:
Huyện Đan Phượng nằm ở phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội, tại
khoảng giữa của trục đường quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội đi Sơn Tây. Huyện Đan
Phượng là huyện có hệ thống sông Hồng, Sông Đáy chảy qua. Đan Phượng (theo
nghĩa gốc Hán nghĩa là "chim phượng đỏ") là một huyện của thành phố Hà Nội, nằm
tại khoảng giữa của trục đường Quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội đi Sơn Tây.
• Phía bắc giáp Sông Hồng (sang bờ bên kia là huyện Đông Anh,Mê Linh).
• Phía đông giáp Từ Liêm, Hoài Đức.
• Phía tây giáp huyện Phúc Thọ.
• Phía nam giáp huyện Hoài Đức.


20


Huyện có diện tích tự nhiên: 77,4 km2. So với các Quận Huyện của thủ đô Hà
Nội, Đan Phượng có số khu vực hành chính và diện tích tự nhiên thuộc loại nhỏ nhất
(chỉ ngang bằng 1 xã của Huyện Ba Vì, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Chương Mĩ
Huyện bao gồm thị trấn Phùng và 15 xã là: Trung Châu, Đồng Tháp, Song
Phượng, Đan Phượng, Liên Hà, Liên Trung, Thọ An, Thọ Xuân, Phương Đình,
Thượng Mỗ, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hồng, Tân Hội, Tân Lập.
Hiện nay, trên địa bàn huyện đã hình thành khu đô thị Tân Tây Đô, khu nhà ở
Tân Lập cũng như khu đô thị sinh thái cao cấp Phoenix Garden.
Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn huyện (dự kiến) là các tuyến số 3
(Trôi - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long).
b. Địa hình, địa mạo:
Là huyện có địa hình tương đối bằng phẳng; thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam. Cơ bản địa hình của huyện được chia thành 2 vùng chính là vùng bãi bồi và
vùng đồng bằng.
c. Khí hậu:

-

-

-

-

-


Đan Phượng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, 1 năm chia thành 4
mùa khá rõ nét với các đặc trưng khí hậu chính như sau:
Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm từ 23,1- 23,5 0C, chia làm hai mùa.
Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,7- 21,4 0C. Tháng 1 có nhiệt độ trung bình
thấp nhất là 15,7 0C.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.521 - 1.676 mm, phân bố trong năm
không đều, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,2 % tổng lượng mưa cả
năm (chủ yếu các tháng 7,8,9, lượng mưa ngày lớn nhất có thể tới 336,1mm). Mùa
khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng
2 chỉ có 17,5 - 23,2 mm.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%, giữa các tháng trong
năm biến thiên từ 80 - 89%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 11,
tháng 12, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không
lớn.
Gió: Hướng gió thịnh hành về mùa khô là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Nam, gió Tây Nam và gió Đông
Nam.
Sương muối hầu như không có; mưa đá rất ít khi xảy ra. Thông thường cứ 10 năm
mới quan sát thấy mưa đá 1 lần.
Điều kiện khí hậu của huyện thích hợp với nhiều loại vật nuôi, cây trồng có
nguồn gốc tự nhiên từ nhiều miền địa lý khác nhau: nhiệt đới, á nhiệt đới, thuận lợi
21


cho việc sử dụng đất đa dạng. Mùa đông với khí hậu khô và lạnh, vụ đông trở thành
vụ chính gieo trồng được nhiều loại cây rau màu thực phẩm cho giá trị kinh tế cao.
Yếu tố hạn chế là có mùa khô, các cây trồng trên vùng vàn cao thiếu nước, phải
thực hiện chế độ canh tác phòng chống hạn và vào mùa mưa thường bị mưa, bão, gây
úng nội đồng ở những vùng trũng.

d. Thuỷ văn:
-

Huyện có 2 nhánh sông chính chảy qua là sông Hồng và sông Đáy.
Sông Hồng: chảy qua địa phận huyện 15 km, nguồn thủy năng của sông Hồng rất lớn

-

lên tới 174 tỷ m3/năm; nguồn nước sông Hồng có ý nghĩa quan trọng đối với công tác
thủy lợi và cải tạo đồng ruộng.
Sông Đáy: là một phân lưu của sông Hồng bắt đầu từ đập Phùng; hiện nay do dòng
chảy bị ngăn cách với sông Hồng bởi đập Đáy nên vào mùa khô, nước sông bị cạn
kiệt, lưu lượng nước không đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho nhân
dân.
Với hệ thống sông như trên đã tạo cho huyện một nguồn cung cấp phù sa hàng
năm cho vùng bãi bồi ven sông. Với tiềm năng đất bãi bồi ven sông này, trong tương
lai sẽ được đầu tư cải tạo khai thác nguồn nước ngầm để phát triển nuôi trồng thuỷ
sản và chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp.
Ngoài ra, huyện còn có hệ thống hồ đập lớn nhỏ, đảm bảo việc tưới tiêu cho
diện tích đất canh tác, sản xuất nông nghiệp của huyện.
Đánh giá chung:
Với khí hậu nóng ẩm là điều kiện cho các sinh vật có hại phát triển ảnh hưởng
đến sức khỏe người dân, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị. Chính vì
vậy chất thải y tế cần phải được thu gom, lưu giữ và xử lý phù hợp đúng theo quy
định của pháp luật: Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải được
thu gom, lưu giữ riêng tại khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế. Đối
với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm
tại cơ sở y tế không quá 02 ngày trong điều kiện bình thường. Trường hợp lưu giữ
chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8°C, thời gian lưu giữ tối đa là
07 ngày. Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày,

thời gian lưu giữ không quá 03 ngày trong điều kiện bình thường và phải được lưu
giữ trong các bao bì được buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa được đậy nắp kín.
1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Kinh tế
Đan Phượng là huyện có diện tích tự nhiên nhỏ nhất so với các huyện trong
tỉnh. Nhưng với lợi thế của một huyện ven đô “nhất cận thị, nhị cận giang”, những
22


năm qua, Đan Phượng không ngừng tận dụng, phát huy tối đa những tiềm năng, thế
mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao
(13,3%/năm, mức tăng bình quân của tỉnh là 9,8%/năm), cơ cấu kinh tế chuyển dịch
ngày càng hợp lý và toàn diện, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt.
Huyện Đan Phượng là một vùng đất nông nghiệp với lợi thế là khí hậu ôn hoà,
ruộng vườn phì nhiêu, có truyền thống sản xuất nông nghiệp với trình độ thâm canh
cao. Những năm gần đây, huyện đã có xu hướng giảm diện tích đất lúa chuyển sang
phát triển trang trại, vườn trại, vườn ruộng, dành quỹ đất cho sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Mặc dù diện tích đất có giảm nhưng
năng suất và sản lượng luôn ổn định, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích không
ngừng tăng lên. Hiện nay, đây là một trong những địa phương cung cấp rau, quả cho
thị trường Hà Nội và các thị trường lân cận, mang lại giá trị kinh tế cao cho người
dân.
Đan Phượng cũng đã xây dựng được các vùng sản xuất cây con tập trung như
vùng sản xuất lúa chất lượng cao Đan Phương, Song Phượng; vùng sản xuất rau
Phương Đình, Song Phượng, Đan Phượng; vùng trồng ngô ngọt Song Phượng, Trung
Châu; vùng trồng dưa chuột Phương Đình; vùng trồng cây ăn quả Thượng Mỗ,
Phương Đình…
Huyện Đan Phượng cũng là vùng đất bãi và có diện tích đồng cỏ lớn nên thích
hợp cho ngành chăn nuôi. Mô hình chăn nuôi ruộng - vườn - trại ngày càng phát triển
trên địa bàn, cho thu nhập từ 50 -100 triệu đồng/ha, thậm chí có vùng lên đến 300

triệu đồng/ha.
Đan Phượng cũng là địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, thương mại
và dịch vụ, với tốc độ phát triển gần 30%/năm, tập trung vào các ngành chế biến lâm
sản, thực phẩm, đồ uống, dệt may và sản xuất vật liệu xây dựng. Để đẩy mạnh hơn
nữa việc phát triển công nghiệp, Đan Phượng đã và đang tích cực triển khai xây dựng
các cụm, điểm công nghiệp: Cụm công nghiệp Tân Lập, cụm công nghiệp thị trấn
Phùng, điểm công nghiệp Đan Phượng, Phương Đình, Liên Hà, Liên Trung, Tân
Hội…
Huyện cách trung tâm Hà Nội 22 km trên quốc lộ 32, gần sông Đáy, là vị trí
thuận lợi cho Đan Phượng trong việc giao lưu, trao đổi hàng hoá với các vùng miền
lân cận.

b. Văn hoá - Xã hội
Tình hình văn hóa – xã hội huyện Đan Phượng Trì những năm gần đây như sau:

- Dân số hiện nay của huyện Đan Phượng là khoảng 180.000 người với tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên năm 2016 là 1,3%.
23


- Lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ vượt bậc, bám sát nhiệm vụ chính trị,
nâng cao chất lượng, thực hiện có hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến
chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá" đạt nhiều kết quả, đến nay có 49 làng, 03 tổ dân phố, 53 cơ
quan, đơn vị được công nhận danh hiệu văn hóa. 72 làng, khu phố, cụm dân cư có
nhà văn hoá, là huyện có tỷ lệ nhà văn hoá, thôn cụm dân cư đứng đầu các huyện
ngoại thành.

- Công tác Giáo dục - Đào tạo phát triển toàn diện, thực chất, cơ sở vật chất trường
học được tăng cường đầu tư, chất lượng giáo dục được nâng cao, đạt được nhiều

thành tích quan trọng. 100% trường lớp THPT, THCS, Tiểu học và Mầm non được
xây dựng hiện đại, có 35 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

- Công tác y tế, dân số - KHHGĐ được các cấp thường xuyên quan tâm, chất lượng
khám chữa bệnh tiếp tục được nâng lên, mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố.
Công tác Y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, thực
hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, kiểm soát, khống chế không để lây lan,
bùng phát ra diện rộng, không có ca bệnh thứ phát, đặc biệt là dịch Sốt xuất huyết, sởi,
tay chân miệng.Bệnh viện đa khoa huyện được công nhận bệnh viện hạng 2, Trung
tâm Y tế được đầu tư khang trang từng bước hiện đại. Thực hiện tốt công tác Dân số
- KHHGĐ, giảm tỷ lệ sinh hàng năm 0,3%, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 0,5%.

- Công tác đảm bảo an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, lao động việc làm, bảo trợ xã hội
được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể quan tâm chỉ đạo, hàng năm đều thực
hiện tốt các chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có
công với Cách mạng, các đối tượng chính sách xã hội, hộ nghèo… Đã hỗ trợ xây
dựng, nâng cấp gần 400 nhà tình nghĩa, nhà ở xuống cấp hư hỏng nặng cho gia đình
chính sách người có công và hộ nghèo. 100% hộ chính sách, người có công có mức
sống cao hơn mức sống trung bình của địa phương. Huyện tập trung đầu tư kinh phí và
xã hội hoá với số tiền trên 200 tỷ đồng để nâng cấp 7/7 nghĩa trang liệt sỹ và xây dựng
Đài tưởng niệm liệt sỹ, Nhà truyền thống, Thư viện, Công viên cây xanh của huyện.

- Công tác vệ sinh môi trường, chỉnh trang bộ mặt nông thôn thực hiện tốt, là điểm
sáng trong các huyện ngoại thành về xây dựng hồ, ao môi trường, thu gom xử lý, chế
biến rác thải. Huyện uỷ đã ban hành Chỉ thị 06/CT-HU về việc tăng cường lãnh đạo
xây dựng chỉnh trang hạ tầng thôn, phố xanh- sạch- đẹp trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá giai đoạn 2011-2015; Chỉ thị 22/CT-HU về tăng cường lãnh đạo
xây dựng nếp sống văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa trên địa bàn
huyện.
24



- Tình hình nông thôn tiếp tục giữ được ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo,
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Phong trào quần
chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được đẩy mạnh. Hàng năm, công tác quốc phòng,
quân sự địa phương đều hoàn thành tốt kế hoạch. Công tác huấn luyện, diễn tập
chiến đấu, xây dựng lực lượng bộ đội địa phương sẵn sàng chiến đấu, tham gia
phòng chống thiên tai hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đảm bảo chất lượng chỉ tiêu
đựợc giao.
c. Kinh tế-xã hội khu vực các cơ sở y tế trong phạm vi nghiên cứu
Khu vực BV đa khoa huyện Đan Phượng. Các trạm y tế xã Đan Phượng thuộc xã
Đan Phượng và trạm y tế xã Thượng Mỗ thuộc xã Thượng Mỗ
BV đa khoa huyện Đan Phượng nằm ven mặt đường tuyến giao thông chính bên
cạnh các khu dân cư, thuận lợi cho việc đến khám chữa bệnh của người dân cũng như
vận chuyển chất thải. Các trạm y tế xã Đan Phượng và xã Thượng Mỗ nằm trong khu
dân cư nhằm phục vụ dân cư trong địa bàn xã.
Xã Đan Phượng gồm 4 thôn: Đại Phùng, Đoài Khê, Đông Khê, Phượng Trì, dân
số hiện tại là khoảng 11.000 người chủ yếu là công chức nhà nước với dân trí cao,là
nơi tập trung nhiều cơ quan hành chính nhà nước. Có khu công nghiệp Cầu Gáo và
cụm công nghiệp Phùng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động địa phương
và các khu vực khác.
Xã Thượng Mỗgồm 8 thôn với dân số là khoảng 12.000ngườichủ yếu gắn với
nghề nông nghiệp. Đời sống nhân dân ngày càng phát triển, các phong trào xây dựng
đời sống văn hoángày càng phát triển, giáo dục- đào tạo được chú trọng, phổ cập giáo
dục trên toàn xã
Đánh giá chung:
Đan Phượng là huyện nằm ngoại thành của thành phố Hà Nội, với mạng lưới và
cơ sở hạ tầng thuận tiện về hệ thống giao thông đường bộ và đường sông nên có điều
kiện thuận lợi để phát triển theo định hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống ngày một được cải

thiện, con người càng chú trọng tới vấn đề sức khỏe đòi hỏi nâng cao chất lượng dịch
vụ khám chữa bệnh. Đáp ứng nhu cầu này, số lượng các cơ sở khám chữa bệnh được
thành lập tăng lên kéo theo các vấn đề về chất thải y tế phát sinh trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên với lợi thế là đầu mối giao thông phía Tây Bắc của trung tâm thành
phố Hà Nội với đường quốc lộ 32 chạy qua địa bàn huyện, đường liên xã, liên thôn,
ngõ xóm được trải nhựa, đổ bê tông... thuận lợi cho công tác thu gom, vận chuyển
CTRYT tại các cơ sở y tế.
1.3.3. Các cơ sở y tế
25


×