Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng viện tại trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh cơ sở phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
________________________

PHẠM THỊ BÍCH PHƯỢNG

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
giảng viên tại trường Đại học Công Nghiệp
TP.HCM – Cơ sở phía bắc

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG VŨ TÙNG

HÀ NỘI - 2010


Luận văn thạc sỹ QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của
TS.Đặng Vũ Tùng - Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Ngoài các tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn, tôi không sao chép bất
cứ công trình khoa học nào của người khác.
Người thực hiện

Phạm Thị Bích Phượng


Học viên: Phạm Thị Bích Phượng


Luận văn thạc sỹ QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

Trang bìa phụ…………………………………………………………….
Lời cam đoan…………………………………………………………….
Mục lục…………………………………………………………………..
Danh mục các chữ viết tắt……………………………………………….
Danh mục các sơ đồ, bảng biểu………………………………………….
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN….

4

1.1 Khái niệm cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng…………….. 4
1.1.1 Chất lượng sản phẩm……………………………………….. 4
1.1.2 Quản lý chất lượng…………………………………………. 8
1.2 Đặc điểm của ngành ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục đào tạo……

11

1.2.1 Đặc điểm sản phẩm của ngành giáo dục đào tạo…………...


11

1.2.2 Đặc điểm lao động trong ngành giáo dục đào tạo………….. 12
1.2.3 Yêu cầu đối với nhà giáo…………………………………… 15
1.3 Mối quan hệ giữa chất lượng giảng viên và chất lượng đào tạo……..

15

1.4 Các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng viên…………………………

16

1.4.1 Về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp………………………... 16
1.4.2 Về trình độ chuyên môn……………………………………. 17
1.4.3 Về năng lực sư phạm……………………………………….. 18
1.4.4 Về trình độ ngoại ngữ và tin học…………………………… 19
1.4.5 Khả năng nghiên cứu khoa học…………………………….. 19
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên………………….. 20
1.5.1 Các nhân tố thuộc về giảng viên……………………………

20

1.5.2 Các nhân tố thuộc về nhà trường…………………………...

20

1.5.3 Các nhân tố khác…………………………………………… 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN TẠI
TRƯỜNG ĐHCNTP.HCM – CƠ SỞ PHÍA BẮC…………………………..


30

2.1 Khái quát về trường ĐHCNTP.HCM – Cơ sở phía Bắc…………….. 30

Học viên: Phạm Thị Bích Phượng


Luận văn thạc sỹ QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển trường ĐHCNTP.HCM –
Cơ sở phía Bắc…………………………………………………….

30

2.1.2 Đặc điểm của trường ĐHCNTP.HCM – Cơ sở phía Bắc…...

32

2.2 Thực trạng chất lượng giảng viên tại trường ĐHCNTP.HCM – Cơ
sở phía Bắc………………………………………………………………. 36
2.2.1 Đặc điểm của đội ngũ giảng viên…………………………… 36
2.2.2 Kết quả đào tạo tại cơ sở phía Bắc………………………….. 39
2.2.3 Các yếu tố thuộc về nhà trường liên quan tới chất lượng
giảng viên…………………………………………………………. 41
2.2.4 Thực trạng chất lượng giảng viên so với quy định của bộ
GD&ĐT…………………………………………………………… 44
2.2.5 Thực trạng chất lượng giảng viên so với cơ sở chính………. 49

2.3 Khảo sát đánh giá chất lượng giảng viên…………………………….

51

2.3.1 Thông qua Phiếu góp ý giờ giảng…………………………...

51

2.3.2 Thông qua Phiếu thăm dò mức độ hài lòng của người học về
môn học…………………………………………………………… 53
2.3.3 Thông qua Phiếu thăm dò dành cho giảng viên…………….. 60
2.3.4 Thông qua Phiếu thăm dò dành cho cán bộ quản lý………… 65
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐHCNTP.HCM – CƠ SỞ PHÍA BẮC……. 69

3.1 Định hướng phát triển trường ĐHCNTP.HCM đến năm 2020……… 69
3.1.1 Sứ mệnh mục tiêu…………………………………………… 69
3.1.2 Chiến lược phát triển đào tạo………………………………..

70

3.1.3 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu đào
tạo…………………………………………………………………. 71
3.1.4 Chiến lược NCKH và đào tạo giảng viên…………………… 72
3.2 Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giảng viên tại
trường ĐHCNTP.HCM – Cơ sở phía Bắc……………………………….

73

KẾT LUẬN……………………………………………………………… 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………..
PHỤ LỤC………………………………………………………………...

Học viên: Phạm Thị Bích Phượng


Luận văn thạc sỹ QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Cụm từ viết tắt

Nghĩa của cụm từ

1

CLĐT

Chất lượng đào tạo

2

CLGV

Chất lượng giảng viên

3


CNTT

Công nghệ thông tin

4

CLSP

Chất lượng sản phẩm

5

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

6

ĐHCN.TPHCM

Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

7

DN

Doanh nghiệp

8


GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

9

GS

Giáo sư

10

HSSV

Học sinh sinh viên

11

NCS

Nghiên cứu sinh

12

NCKH

Nghiên cứu khoa học

13


KHCN

Khoa học công nghệ

14

PGS

Phó giáo sư

15

TS

Tiến sỹ

Học viên: Phạm Thị Bích Phượng


Luận văn thạc sỹ QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ , BẢNG BIỂU
STT

Sơ đồ, bảng biểu

Trang


1

Sơ đồ 1.1: Mô hình chất lượng bên trong và bên ngoài

12

2

Bảng 1.1: Thống kê bài báo khoa học công bố quốc tế của một số

28

ĐH Việt Nam và Thái Lan năm 2007.
3

Bảng 2.1: Quy mô đào tạo tại cơ sở phía Bắc qua các năm.

33

4

Bảng 2.2: Diện tích mặt bằng, sàn xây dựng tại cơ sở phía Bắc.

35

5

Bảng 2.3: Trình độ giảng viên tại cơ sở phía Bắc.


37

6

Bảng 2.4: Bảng phân loại giảng viên theo độ tuổi.

38

7

Bảng 2.5: Bảng phân loại giảng viên theo thâm niên.

38

8

Bảng 2.6: Bảng phân loại giảng viên theo giới tính.

39

9

Bảng 2.7: Bảng tổng hợp CLĐT năm học 2008-2009 tại cơ sở

40

phía Bắc.
10

Bảng 2.8: Bảng tổng hợp kết quả xét lên lớp năm học 2008-2009 tại


40

cơ sở phía Bắc.
11

Bảng 2.9: Bảng so sánh về trình độ học vấn của giảng viên.

49

12

Bảng 2.10: Bảng tổng hợp kết quả dự giờ học kỳ 2 năm 2009 tại

52

cơ sở phía Bắc.
13

Bảng 2.11: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của sinh viên cho

55

giảng viên Phạm Thị Ánh Nguyệt.
14

Bảng 2.12: Bảng chi tiết kết quả đánh giá của sinh viên cho giảng

56


viên Phạm Thị Ánh Nguyệt.
15

Bảng 2.13: Bảng phân loại mức độ hài lòng của sinh viên.

57

16

Bảng 2.14: Bảng chi tiết về kết quả đánh giá của sinh viên với

59

giảng viên.
17

Bảng 2.15: Đánh giá của giảng viên về mức độ quan trọng của

60

các yếu tố tới CLĐT.
18

Bảng 2.16: Đánh giá của giảng viên về các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng giảng dạy và NCKH.

Học viên: Phạm Thị Bích Phượng

61



Luận văn thạc sỹ QTKD

19

Trường ĐHBK Hà Nội

Bảng 2.17: Đánh giá của giảng viên về mức độ phù hợp giữa trình

61

độ chuyên môn với công việc được giao.
20

Bảng 2.18: Mức độ thời gian giảng viên dành cho giảng dạy và

62

NCKH.
21

Bảng 2.19: Nhu cầu được đào tạo, nâng cao trình độ của giảng

63

viên.
22

Bảng 2.20: Khó khăn của giảng viên trong học tập, NCKH.


64

23

Bảng 2.21: Bảng tổng hợp về kết quả đánh giá của cán bộ quản lý

66

về CLGV.
24

Bảng 3.1: Kế hoạch tuyển sinh năm 2010 tại cơ sở phía Bắc.

Học viên: Phạm Thị Bích Phượng

71


Luận văn thạc sỹ QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng viên tại trường đại
học công nghiệp TP.HCM – Cơ sở phía Bắc.
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về chất lượng giảng viên; phân
tích, đánh giá thực trạng về chất lượng giảng viên tại trường ĐHCNTP.HCM – Cơ
sở phía Bắc, luận văn tập trung vào việc xác định những tồn tại từ đó đề ra một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng viên tại cơ sở.
Nội dung chính

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng giảng viên
Tác giả tập trung trình bày các vấn đề sau:
9 Khái niệm cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng
9 Đặc điểm sản phẩm của ngành giáo dục đào tạo, lao động trong ngành giáo
dục đào tạo
9 Nhiệm vụ, quyền hạn và yêu cầu đối với nhà giáo
9 Mối quan hệ giữa chất lượng giảng viên và chất lượng đào tạo
9 Các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng viên
9 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên
Chương 2: Thực trạng chất lượng giảng viên tại trường ĐHCNTP.HCM – Cơ sở
phía Bắc.
Tác giả tập trung trình bày các vấn đề sau:
9 Khái quát về trường ĐHCNTP.HCM – Cơ sở phía Bắc
9 Thực trạng chất lượng giảng viên tại trường ĐHCNTP.HCM - Cơ sở phía Bắc
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng viên tại trường
ĐHCNTP.HCM – Cơ sở phía Bắc.
Từ việc phân tích thực trạng chất lượng giảng viên tại trường ĐHCNTP.HCM – Cơ
sở phía Bắc, tác giả đã đề xuất 04 giải pháp cụ thể:
9 Đổi mới công tác tuyển dụng giảng viên
9 Nhà trường phối hợp với giảng viên trong việc nâng cao trình độ
9 Hoàn thiện các phương pháp đánh giá giảng viên
9 Nâng cao chính sách đãi ngộ, tăng cường cơ sở vật chất, cải thiện cơ chế
quản lý đối với giảng viên.

Học viên: Phạm Thị Bích Phượng


Luận văn thạc sỹ QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội


THESIS SUMMARY
Topic: Solutions to improve the quality of teaching staff in Ho Chi Minh City
University of Industry (HUI) - Northern campus.
According to basic theory on the quality of teaching staff this thesis has analysed,
evaluated the quality of teaching staff in HUI – Northern Campus. The thesis
focuses on calibrating the shortcomings to introduce some solutions of improving
the quality of teaching at Northern campus.
Main contents include
Chapter 1: The basic doctrinairism of the quality of teaching
The writer concentrates on representing these problems:
9 The basic definition of quality and managing quality.
9 Characteristic product of education and training, labors in education and
traning.
9 Task, authority and requirement of the teaching.
9 The relation between the quality of teaching and the quality of training.
9 Some criterions to value the quality of teaching.
9 The elements influencing on the quality of teaching.
Chapter 2. The reality of the quality of teaching in HUI – Northern Campus.
The writer concentrates on representing these problems:
9 The overview of HUI - Northern Campus.
9 The reality of the quality of teaching in HUI –Northern Campus.
Chapter 3: Solutions to improve the quality of teaching staff in HUI – Northern
Campus.
After ananysing the reality of the quality of teaching in HUI - Northern Campus,
the writer introduces four specific solutions:
9 Innovating the way of recruiting teaching
9 Supporting the lecturer to improve knowledge.
9 Completing the methods to rate the teaching.
9 Improving policies to behave, reinforce material facilities and improve the

management of teaching.

Học viên: Phạm Thị Bích Phượng


Luận văn thạc sỹ QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay, trên thế giới tiềm lực của một quốc gia không còn phụ thuộc nhiều
vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, sức mạnh đó giờ đây phụ thuộc vào chất
lượng nguồn nhân lực mà họ sở hữu. Theo đường lối của Đảng thì phấn đấu đến
năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Nhận thức được vai
trò của yếu tố con người trong việc phát triển kinh tế xã hội, Đảng và nhà nước luôn
quan tâm tới công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Nghị quyết Đại hội Đảng lần
thứ IX khẳng định “Khoa học công nghệ (KHCN) cùng với phát triển giáo dục đào
tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá (CNH,HĐH) đất nước” và xác định “Để đáp ứng yêu cầu về con
người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ
CNH-HĐH cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về GD&ĐT”.
Xu thế toàn cầu hoá đẩy nền giáo dục đại học của các nước đang phát triển vào
cuộc cạnh tranh không cân sức và bất lợi đối với các trường đại học của họ trong thị
trường dịch vụ giáo dục đại học tự do. Để đáp ứng tốt hơn, nhanh hơn các yêu cầu
của toàn cầu hoá, phát triển khoa học – công nghệ, kinh tế tri thức, các trường đại
học của Việt Nam cần phải nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu để có được:
đội ngũ giảng dạy uy tín và chất lượng, giáo trình phù hợp với nhu cầu của thời đại
và đất nước, cung cấp được cho sinh viên khi ra trường các kiến thức đại học cao,
các chuyên môn sâu rộng và các kỹ năng cá nhân cần thiết giúp sinh viên thành

công trong xã hội và thương trường.
Giáo dục đại học Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng tồn
tại nhiều bất cập, hạn chế đặc biệt là chất lượng của đội ngũ giảng viên. Đó là tổng
kết đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay của đề án “Xây dựng,
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 2010” đã được chính phủ phê duyệt. Thời gian thực hiện đề án đã kết sắp kết thúc,
những chỉ tiêu đưa ra trong đề án không thể thực hiện được, với con số thống kê
vào tháng 8/2009 của bộ GD&ĐT: Cả nước hiện có 369 trường Đại học, Cao Đẳng
, Học viện (số trường ĐH: 160, CĐ: 209). Số sinh viên cả nước hiện nay là 1,6 triệu
nhưng chỉ có khoảng 52.000 giảng viên. Nạn thiếu giảng viên ở nước ta như vậy là
Học viên: Phạm Thị Bích Phượng

1


Luận văn thạc sỹ QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

khá trầm trọng, không biết sẽ còn bao nhiêu năm nữa mới có thể bù đắp được sự
thiếu hụt đó. Giảng viên không chỉ thiếu mà còn yếu do thời gian lên lớp quá nhiều
không có thời gian đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH), biên soạn
giáo trình, bài giảng…nên chất lượng đào tạo (CLĐT) hạn chế.
Trường ĐHCNTP.HCM được nâng cấp lên đại học từ tháng 4 năm 2004. Kể
từ ngày thành lập trường đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu trong công tác đào tạo và đã
trở thành một trong những cơ sở giáo dục đại học và đào tạo nghề lớn nhất Việt
Nam. Thành quả nhà trường đạt được trong những năm qua là mỗi năm có hàng vạn
học sinh sinh viên (HSSV) tốt nghiệp ở các bậc học, góp phần cung cấp nguồn nhân
lực phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH của đất nước. Cơ sở phía Bắc được thành lập
từ tháng 10 năm 2006, tuy đã có nhiều cố gắng để theo kịp với mục têu phát triển
của trường và xu hướng chung của giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập nhưng

vẫn còn nhiều yếu kém nhất là chất lượng đội ngũ giảng viên.
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng giảng viên tại trường Đại học Công nghiệp TP.HCM – Cơ sở phía Bắc” làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về chất lượng giảng viên
(CLGV); phân tích, đánh giá thực trạng về CLGV tại trường ĐHCNTP.HCM – Cơ
sở phía Bắc, luận văn tập trung vào việc xác định những tồn tại từ đó đề ra một số
giải pháp nhằm nâng cao CLGV tại cơ sở, qua đó nâng cao CLĐT và thương hiệu
của đơn vị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ giảng viên tại trường ĐHCNTP.HCM – Cơ sở
phía Bắc.
+ Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng và các nhân
tố ảnh hưởng đến CLGV tại trường ĐHCNTP.HCM – Cơ sở phía Bắc.
+ Giai đoạn nghiên cứu: Từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 8 năm 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

Học viên: Phạm Thị Bích Phượng

2


Luận văn thạc sỹ QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu, sách báo, số liệu
thống kê, báo cáo tổng hợp…liên quan đến đề tài.

- Phương pháp điều tra khảo sát: bằng các phiếu thăm dò dành cho cán bộ
quản lý, giảng viên, sinh viên.
- Phương pháp phỏng vấn: Hỏi trực tiếp các đối tượng được phát phiếu thăm
dò.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tổng hợp số liệu, phân tích, đánh giá
5. Kết cấu luận văn
+ Lời mở đầu
+ Nội dung của đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng giảng viên
Chương 2: Thực trạng về chất lượng giảng viên tại trường ĐHCNTP.HCM
– Cơ sở phía Bắc.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng viên tại
trường ĐHCNTP.HCM – Cơ sở phía Bắc.
+ Kết luận
+ Danh mục tài liệu tham khảo
+ Phụ lục
+ Tóm tắt luận văn

Học viên: Phạm Thị Bích Phượng

3


Luận văn thạc sỹ QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN
1.1 Khái niệm cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng
1.1.1 Chất lượng sản phẩm

a. Quan niệm về chất lượng
Một trong những quy luật phổ biến trong nền kinh tế thị trường là
“Cạnh tranh”. Có rất nhiều loại vũ khí cạnh tranh như giá cả, chất lượng,
dịch vụ bán hàng và sau bán hàng, các hoạt động xúc tiến bán hàng… Tuỳ
thuộc vào điều kiện cụ thể của từng môi trường kinh doanh để vận dụng các
vũ khí cạnh tranh khác nhau. Nhưng xu hướng phát triển tất yếu là yếu tố chất
lượng ngày càng trở thành vũ khí cạnh tranh hàng đầu, là điều kiện để doanh
nghiệp (DN) tồn tại và phát triển. Sản phẩm có chất lượng thì mới được thị
trường chấp nhận, là chìa khoá vàng để đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh
và là điều kiện cơ bản để hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
Đặc biệt trong ngành giáo dục, các cơ sở đào tạo đang phải cạnh tranh gay gắt
với nhau trong việc thu hút người học. Để đạt được mục đích đó các cơ sở đào tạo
phải tập trung nâng cao CLĐT trong đó có chất lượng của giảng viên vì họ là người
trực tiếp thực hiện công tác giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho người học. Tuy
nhiên, có nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng.
Theo từ điển tiếng việt “Chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật,
làm cho sự vật này khác sự vật kia”.
Theo Kooru Iskikawa “Chất lượng là khả năng thoả mãn nhu cầu của thị trường
với chi phí thấp nhất”.
Trong Oxford Pocket Dictionary “Chất lượng là mức hoàn thiện, là đặc trưng so
sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ liệu, các thông số cơ bản”.
Theo ISO 9000:2000 “Chất lượng là toàn bộ các đặc tính của một thực thể, tạo cho
thực thể đó có khả năng thoả mãn các nhu cầu đã được công bố hoặc còn tiềm ẩn”.
Theo Saliis “Chất lượng là cái làm hài lòng, vượt những nhu cầu và mong muốn
của người tiêu dùng”.
b. Tính chất đặc trưng của chất lượng sản phẩm
9 Chất lượng sản phẩm (CLSP) được thể hiện và đánh giá đúng khi tiêu dùng

Học viên: Phạm Thị Bích Phượng


4


Luận văn thạc sỹ QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

Qua hoạt động tiêu dùng, lấy hiệu quả tiêu dùng làm tiêu chuẩn để đánh giá
chất lượng sản phẩm. Phải căn cứ vào khả năng thoả mãn yêu cầu tiêu dùng của sản
phẩm mà quyết định sản phẩm đó có chất lượng cao hay thấp. Cùng một mục đích
sử dụng như nhau, sản phẩm nào có khả năng thích nghi, thoả mãn nhu cầu của
người tiêu dùng thì sản phẩm đó có chất lượng tốt hơn.
9 CLSP là một khái niệm tương đối
Thể hiện ở sự phụ thuộc của nó vào không gian, thời gian, vào đặc điểm cụ
thể của đối tượng sử dụng và ở mức độ chính xác tương đối khi đo lường sản phẩm.
9 CLSP phụ thuộc vào quy trình công nghệ
CLSP phụ thuộc vào trình độ sản xuất, phụ thuộc vào quy trình công nghệ.
Nếu như một sản phẩm được sản xuất trong một dây chuyền tiên tiến hiện đại thì
sản phẩm đó sẽ có chất lượng tốt và ngược lại nếu như sản xuất trong một dây
chuyền lạc hậu thì chắc chắn chất lượng sẽ không cao.
9 CLSP mang tính kinh tế
Thể hiện ở khía cạnh CLSP chịu sự chi phối trực tiếp của điều kiện kinh tế.
Một sản phẩm có chất lượng kỹ thuật tốt nhưng nếu được cung cấp với giá cao vượt
quá khả năng thanh toán của người tiêu dùng thì sẽ không phải là một sản phẩm có
chất lượng cao về mặt kinh tế. Tính kinh tế còn được thể hiện ở sự hợp lý theo quan
niệm “tiền nào của ấy”.
Riêng đối với sản phẩm dịch vụ thì nó mang những đặc tính riêng biệt sau:
™ Chất lượng dịch vụ khó kiểm tra trước được, chính khách hàng là người đánh
giá chất lượng sau khi đã hưởng dịch vụ.
™ Dịch vụ khó có được những chuẩn mực khách quan cụ thể để đánh giá chất

lượng một cách chính xác.
c. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm
CLSP phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng ngành
sản xuất kinh doanh mà mức độ tác động của các yếu tố khác nhau.
9 Các yếu tố tầm vi mô (theo quy tắc 4M)
* Yếu tố con người (Men – M1)
Nhóm yếu tố con người bao gồm cán bộ lãnh đạo, cán bộ công nhân viên
trong một đơn vị và người tiêu dùng có ảnh hưởng quyết định đến CLSP.

Học viên: Phạm Thị Bích Phượng

5


Luận văn thạc sỹ QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

Đối với cán bộ lãnh đạo các cấp cần có nhận thức mới về việc nâng cao
CLSP để có những chủ trương, chính sách đúng đắn về CLSP, thể hiện trong mối
quan hệ sản xuất và tiêu dùng, có các biện pháp khuyến khích vật chất tinh thần đối
với con người.
Đối với cán bộ công nhân viên trong một DN phải có nhận thức rằng việc
nâng cao CLSP là trách nhiệm và vinh dự của mọi thành viên, là sự sống còn, là
quyền lợi thiết thân đối với sự tồn tại và phát triển của DN và cũng là của chính bản
thân mình.
* Yếu tố nguyên vật liệu (Materials – M2)
Đây là yếu tố đầu vào cơ bản có ảnh hưởng rất lớn đến CLSP. Muốn có sản
phẩm đạt chất lượng điều trước tiên nguyên vật liệu để chế tạo sản phẩm cần đảm
bảo những yêu cầu về chất lượng, nghĩa là đảm bảo cung cấp cho cơ sở sản xuất

những nguyên vật liệu đúng số lượng, chủng loại, thông số kỹ thuật, kỳ hạn. Có như
vậy cơ sở sản xuất mới chủ động ổn định quá trình sản xuất và thực hiện đúng kế
hoạch về chất lượng.
* Yếu tố kỹ thuật – công nghệ - thiết bị (Machines – M3)
Nếu nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản đối với CLSP thì yếu tố kỹ thuật, công
nghệ, thiết bị có tầm quan trọng đặc biệt, có tác dụng quyết định tới việc hình thành
CLSP.
Trong sản xuất hàng hoá người ta sử dụng và phối trộn nhiều nguyên vật liệu
khác nhau về thành phần, tính chất và công dụng. Nắm vững được đặc tính của
nguyên vật liệu để thiết kế sản phẩm là điều cần thiết, song trong quá trình chế tạo,
việc theo dõi khảo sát CLSP theo tỷ lệ phối trộn là điều quan trọng để mở rộng mặt
hàng, thay thế nguyên vật liệu, xác định đúng các chế độ gia công để không ngừng
nâng cao CLSP.
Công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến CLSP. Đây là quá trình phức tạp, làm thay
đổi ít nhiều hoặc bổ sung, cải thiện nhiều tính chất ban đầu của nguyên vật liệu theo
hướng phù hợp với công dụng của sản phẩm.
Ngoài yếu tố kỹ thuật và công nghệ cần quan tâm tới việc lựa chọn thiết bị. Kinh
nghiệm cho thấy rằng, kỹ thuật và công nghệ được đổi mới, nhưng thiết bị cũ kỹ thì
không thể nâng cao được CLSP. Nói cách khác nhóm yếu tố kỹ thuật – công nghệ -

Học viên: Phạm Thị Bích Phượng

6


Luận văn thạc sỹ QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

thiết bị có mối quan hệ tương hỗ khá chặt chẽ, góp phần nâng cao CLSP, đa dạng hoá

tăng tính cạnh tranh trên thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, tạo ra nhiều sản
phẩm có chất lượng cao với chi phí thấp.
* Yếu tố phương pháp tổ chức quản lý (Methods – M4)
Có nguyên vật liệu tốt, có kỹ thuật công nghệ thiết bị hiện đại nhưng không
biết tổ chức quản lý lao động, tổ chức sản xuất, thực hiện tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm
tra CLSP, tổ chức tiêu thụ, vận chuyển, dự trữ, bảo quản sản phẩm, tổ chức sửa
chữa bảo hành….thì không thể nâng cao được CLSP.
9 Yếu tố vĩ mô
* Nhu cầu thị trường
Nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi về số lượng, chất lượng, chủng
loại, trình độ kỹ thuật, giá cả…Nhà cung cấp cần tìm mọi cách để đáp ứng, làm cho
sản phẩm của mình có khả năng thoả mãn mọi nhu cầu của thị trường, đó là quá
trình không ngừng nâng cao CLSP.
* Tiềm năng kinh tế
CLSP phụ thuộc vào tiềm lực, tiềm năng, khả năng tài chính của DN. Do vậy
DN cần phải cân nhắc kỹ trước khi đầu tư cũng như lựa chọn mức chất lượng phù
hợp. Nếu như mức chất lượng đưa ra quá cao trong khi khả năng tài chính của DN
có hạn thì không thể đạt được mức chất lượng đã đề ra.
* Trình độ phát triển KHCN
Ngày nay khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,
CLSP phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật vì nó tác động vào
CLSP thông qua.
™ Sử dụng công nghệ tiên tiến
™ Sử dụng máy móc thiết bị hiện đại
™ Sử dụng nguyên vật liệu có tính năng ưu việt
™ Sử dụng các phương pháp tổ chức quản lý sản xuất tiên tiến
* Chính sách kinh tế
Thể hiện ở hướng đầu tư, chính sách phát triển đối với sản phẩm, hệ thống
pháp luật. Nếu chính sách kinh tế đúng đắn sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất và ngược
lại nó sẽ kìm hãm quá trình sản xuất.


Học viên: Phạm Thị Bích Phượng

7


Luận văn thạc sỹ QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

* Những yếu tố về văn hoá, truyền thống, tập quán
CLSP là sự đáp ứng, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng trong những điều
kiện nhất định. Do đó quan niệm về CLSP của mỗi người, mỗi vùng miền, mỗi dân
tộc là khác nhau. Một sản phẩm ở nơi này được coi là có chất lượng nhưng ở nơi
khác lại không được chấp nhận. Điều này giải thích rằng khi DN muốn đưa sản
phẩm thâm nhập thị trường thì phải tìm hiểu văn hoá, phong tập tập quán của vùng
miền đó, quốc gia đó.
1.1.2 Quản lý chất lượng
a. Khái niệm về quản lý chất lượng
QLCL là một nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý sản xuất kinh
doanh của các DN. Để đạt được mức CLSP mong muốn, DN không chỉ quan tâm
tới việc hình thành và đảm bảo chất lượng trong các khâu nghiên cứu triển khai sản
xuất, mà cần theo dõi CLSP trong các khâu lưu thông, phân phối, sử dụng để không
những nâng cao CLSP nhằm thoả mãn nhu cầu tối đa của khách hàng.
Theo ISO 9000-2000: “Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định
hướng và kiểm soát một tổ chức về mặt chất lượng”.
Nội dung của việc định hướng và kiểm soát về chất lượng bao gồm
9 Lập chính sách chất lượng: Là xác định các ý đồ và định hướng chung của tổ
chức về lĩnh vực chất lượng.
9 Xác định mục tiêu chất lượng: Là xác định cái đích nhắm tới trong lĩnh vực

chất lượng dựa trên chính sách chất lượng.
9 Kiểm soát chất lượng: Là các hoạt động tập trung vào thực tiễn các yêu cầu
chất lượng.
9 Đảm bảo chất lượng: Là các hoạt động tập trung vào cung cấp lòng tin rằng
các yêu cầu chất lượng sẽ được thực hiện.
9 Cải tiến chất lượng: Là các hoạt động tập trung vào nâng cao khả năng thực
hiện các yêu cầu chất lượng.
b. Một số mô hình quản lý chất lượng
9 Mô hình kiểm tra chất lượng - sự phù hợp (QC)
Kiểm tra chất lượng - sự phù hợp được hình thành từ lâu trong các dây truyền sản
xuất. Phương pháp này định hướng vào sản phẩm căn cứ vào các chỉ tiêu chất lượng đã

Học viên: Phạm Thị Bích Phượng

8


Luận văn thạc sỹ QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

được đề ra từ trước trong khâu thiết kế mà kiểm tra đối chiếu với chất lượng thực tế của
sản phẩm cuối cùng nhằm phát hiện những sản phẩm hỏng để loại bỏ và phân loại chúng
theo mức chất lượng khác nhau. Thực chất của phương pháp này là kiểm tra CLSP làm
chức năng của một bộ lọc, chỉ tập trung vào kiểm tra sản phẩm cuối cùng, chỉ loại bỏ
những phế phẩm đã xuất hiện sai hỏng mà không có khả năng phát hiện, ngăn chặn
nguyên nhân sai hỏng, do đó không có tác dụng cải thiện tình trạng chất lượng. Ngoài ra
phương pháp này còn tạo ra sự đối lập giữa người kiểm tra và người sản xuất, gây tốn kém
về thời gian và chi phí.
9 Mô hình kiểm tra chất lượng toàn diện (TQC)

Để khắc phục nhược điểm của mô hình QC, Waltr A.Shewhart đã đưa ra mô
hình TQC. Khái niệm kiểm soát chất lượng được định nghĩa là “Các hoạt động và
kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng yêu cầu về chất lượng”.
Với mô hình này người ta có thể kiểm tra hoạt động của các bộ phận trong
DN từ khâu tổ chức nhân sự đến các khâu thiết kế, cung ứng, sản xuất, tiêu dùng.
Mô hình này có lợi thế so với mô hình QC ở những điểm
™ Giảm được chi phí kiểm tra
™ Giảm tổn thất do phế thải
™ Đạt được lợi nhuận cao
™ Duy trì được CLSP ổn định
™ Giảm lượng dung sai
9 Mô hình quản lý chất lượng toàn diện (TQM)
Mô hình này ra đời ở Mỹ, nó được áp dụng lần đầu tiên vào giữa năm 80 tại
một số công ty như Ford, Xerox, Johnson&Johnson…và ngày nay được áp dụng
rộng rãi ở Mỹ và các nước có công nghiệp phát triển.
TQM được định nghĩa như sau: “Quản lý chất lượng tổng hợp là cách quản
lý của một tổ chức tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả các
thành viên của nó nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thoả mãn khách
hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội”.
Chữ tổng hợp trong mô hình TQM có nghĩa là
™ Huy động toàn bộ các nhân viên
™ Lập kế hoạch chất lượng và kiểm soát toàn diện

Học viên: Phạm Thị Bích Phượng

9


Luận văn thạc sỹ QTKD


Trường ĐHBK Hà Nội

™ Chất lượng bao gồm cả các loại dịch vụ đối với khách hàng
™ Khách hàng bao gồm cả khách hàng nội bộ của công ty
Với mô hình này CLSP muốn được nâng cao phải luôn luôn quan hệ mật thiết với
yếu tố con người và mọi nguồn lực của DN. Do đó cần phải có những biện pháp tác
động hữu hiệu trong QLCL sản phẩm, quản trị DN nhằm huy động năng lực, lòng nhiệt
tình của mọi thành viên cùng giải quyết vấn đề chất lượng của DN.
c. Các nguyên tắc trong quản lý chất lượng
Để lãnh đạo và điều hành thành công một tổ chức cần định hướng và kiểm
soát hệ thống một cách khoa học và rõ ràng. Để áp dụng thành công hệ thống QLCL
cần phải nắm được 8 nguyên tắc thể hiện trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000-2000.
Nguyên tắc 1: Hướng vào khách hàng
Mọi tổ chức đều phụ thuộc vào khách hàng của mình vì vậy cần tìm hiểu các
nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, cần đáp ứng các yêu cầu của khách
hàng và cố gắng vượt cao hơn sự mong đợi của họ.
Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo
Lãnh đạo là cần thiết lập thống nhất giữa mục tiêu và phương pháp của tổ
chức. Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ để có thể hoàn toàn lôi cuốn
mọi người tham gia để đạt được mục tiêu của các tổ chức.
Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người
Mọi người ở tất cả các cấp là yếu tố của mọi tổ chức và việc huy động họ tham
gia đầy đủ sẽ giúp cho việc sử dụng được năng lực của họ vì lợi ích của tổ chức.
Nguyên tắc 4: Cách tiếp cận quá trình
Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn lực và các
hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình.
Nguyên tắc 5: Cách tiếp cận hệ thống đối với quản lý
Việc xác định, hiểu và quản lý các quá trình, các hậu quả của các quá trình
có liên quan lẫn nhau như một hệ thống sẽ đem lại hiệu lực và hiệu quả của một tổ
chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục các kết quả thực hiện phải là mục tiêu thường trực của tổ
chức.

Học viên: Phạm Thị Bích Phượng

10


Luận văn thạc sỹ QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện
Mọi quyết định có hiệu lực dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin
Nguyên tắc 8: Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng
Tổ chức và các nhà cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ cùng có lợi
sẽ nâng cao được năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị.
1.2 Đặc điểm của ngành ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục đào tạo
1.2.1 Đặc điểm sản phẩm của ngành giáo dục đào tạo
Giáo dục là một ngành thuộc hoạt động dịch vụ vì vậy sản phẩm trong ngành
này mang những đặc trưng riêng
9 Khách hàng chưa biết đầy đủ CLSP trước khi mua
9 Rất khó đánh giá tức thời CLSP đáp ứng yêu cầu xã hội như thế nào khi
người học tốt nghiệp.
9 Mua xong không được đền bù nếu có trục trặc, không phù hợp với yêu cầu
của người sử dụng lao động và xã hội.
9 Mua xong không được trả lại nếu phát hiện đó là sản phẩm lỗi
9 Không có dịch vụ bảo trì sau khi ra trường đã cấp bằng
Sản phẩm của giáo dục đào tạo có được do sự giao tiếp trực tiếp giữa người dạy

và người học vì vậy CLSP được quyết định bởi mối quan hệ qua lại giữa hai đối
tượng này. Nhân cách, phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của người học phụ thuộc
vào chất lượng của cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ của người dạy, phương
pháp dạy học, môi trường học…trong đó đối tượng tác động trực tiếp là người dạy.
Sản phẩm của giáo dục đào tạo phải đáp ứng được nhu cầu của nhiều loại
khách hàng: Người học, cha mẹ học sinh, đơn vị sử dụng lao động. Điều quan
trọng là phải dung hoà các nhu cầu khác nhau của các khách hàng trên. Nếu theo
mô hình QLCL tổng thể, để đạt được điều đó ngành GD&ĐT phải đặt nhu cầu
của người học ở vị trí trung tâm trong quá trình lập kế hoạch.

Học viên: Phạm Thị Bích Phượng

11


Luận văn thạc sỹ QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

Sơ đồ 1.1: Mô hình chất lượng bên trong và bên ngoài

Kết quả đào tạo phù hợp với
nhu cầu sử dụng → đạt chất
lượng ngoài

Nhu cầu xã hội

Kết quả đào tạo

Kết quả đào tạo khớp với

mục tiêu đào tạo → đạt chất
lượng trong

Mục tiêu đào tạo

1.2.2 Đặc điểm lao động trong ngành giáo dục đào tạo
Dân tộc ta từ lâu vốn có truyền thống tốt đẹp tôn sư trọng đạo: “Nhất tự vi sư,
bán tự vi sư”. Bác Hồ đã khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục,
nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang”. Cố Thủ tướng Phạm
Văn Đồng cũng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao
quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng nghề dạy học là một trong những nghề phức
tạp nhất, bởi vì đối tượng lao động của họ là con người, công cụ lao động của người
thầy là tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ nghề nghiệp. Ngoài những cái đó, họ còn
phải có một phương pháp truyền thụ, dẫn dắt đối tượng lao động để tạo ra kết quả
lao động tốt, hiểu biết đã khó, nhưng truyền thụ còn khó hơn.
Nghề dạy học là nghề đòi hỏi người giáo viên phải có nhiều phẩm chất và
năng lực. Thực tế cho thấy, năng lực và phẩm chất của người giáo viên có ảnh
hưởng rất lớn không chỉ đối với người học mà còn đối với toàn xã hội.
Lao động sư phạm là một hình thức lao động đặc biệt, vô cùng phức tạp, vừa
có tính chất trí óc, vừa có tính chất chân tay, vừa cụ thể lại vừa trừu tượng. Đối
tượng của lao động sư phạm là con người có nhân cách, có tư duy khác với đối
tượng lao động thông thường. Công cụ, phương tiện lao động sư phạm là tri thức,
nhân cách, đạo đức, phương pháp sư phạm, lòng yêu nghề… Sản phẩm của lao

Học viên: Phạm Thị Bích Phượng

12



Luận văn thạc sỹ QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

động đặc biệt này cũng chính là con người. Dựa trên cơ sở đó, ta có thể nêu đặc
điểm lao động cơ bản của nghề dạy học như sau:
a. Ðối tượng lao động là con người
Nghề dạy học có quan hệ trực tiếp với con người, nên đòi hỏi người hoạt động
trong nghề này cần phải có những yêu cầu nhất định trong quan hệ giữa con người
và con người, chẳng hạn như: sự tôn trọng, lòng tin, tình thương, sự đối xử công
bằng ,thái độ ân cần lịch sự, tế nhị…
Cùng là đối tượng quan hệ trực tiếp là con người, nhưng con người là đối
tượng của thầy giáo không hoàn toàn giống với con người trong các quan hệ của
người thầy thuốc hay hướng dẫn viên du lịch… Đó là con người đang ở tuổi bình
minh của cuộc đời, đang có khát khao vươn lên mạng mẽ, nhưng đồng thời cũng
tiềm ẩn nhiều yếu tố dễ mắc phải sai lầm. Xã hội tương lai mạnh hay yếu, phát triển
hay trì trệ, tùy thuộc vào nội dung và chất lượng của thời kỳ này. Thực chất nội
dung của thời kỳ này là hình thành những phẩm chất, năng lực của con người mới
đáp ứng yêu cầu của xã hội đang phát triển. Hoạt động chính của người thầy giáo là
giáo dục, tổ chức và điều khiển con người lĩnh hội, tiếp thu và phát triển những kinh
nghiệm, những tinh hoa mà loài người đã tích lũy được và biến chúng trở thành
những nét nhân cách của chính mình, chính vì thế mà không ai trong xã hội có thể
thay thế được chức năng của người thầy giáo. Xuất phát từ đặc điểm này, cho nên
có nhiều ý kiến cho rằng nghề thầy giáo là nghề có ý nghĩa chính trị, nhân văn, kinh
tế to lớn cho sự tiến bộ xã hội.
b. Mục đích lao động
Người ta xếp nghề dạy học thuộc nhóm các nghề có mục đích biến đổi con
người. Như ở trường THCS, THPT, công tác giáo dục không những giúp học sinh
hình thành thế giới quan khoa học thông qua các bộ môn, mà còn phải giúp các em
có đủ năng lực định hướng đi vào đời sống hoặc định hướng học tập tiếp ở các bậc

học cao hơn và trong suốt cuộc đời; ở bậc cao đẳng đại học, mỗi thanh niên phải trở
thành người công dân hữu ích trong các ngành kinh tế và các mặt của đời sống xã
hội với tư cách là những nhà chuyên môn. Người thầy có nhiệm vụ dạy người và
dạy nghề, trang bị kiến thức, hướng dẫn kỹ năng tay nghề, nhân cách, đạo đức, thái
độ nghề nghiệp và phẩm chất giúp cho người học có thể tự tin khi ra trường nhằm

Học viên: Phạm Thị Bích Phượng

13


Luận văn thạc sỹ QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động. Nghề đào tạo con người là
nghề lao động nghiêm túc, không được phép tạo ra thứ phẩm.
c. Công cụ lao động
Trong dạy học, ngoài các phương tiện hướng dẫn thực hành thí nghiệm, các
loại máy móc, thiết bị và các phương tiện dạy học khác còn một công cụ quan trọng
và không thể thiếu trong nghề dạy học là ngôn ngữ. Ngôn ngữ không chỉ có chức
năng chuyển tải những kiến thức khoa học mà còn là công cụ truyền đạt tư tưởng,
quan niệm, tình cảm và niềm xúc cảm đến học sinh. Như vậy, muốn làm một người
thầy tốt thì trước hết cần phải có một khả năng ngôn ngữ đặc biệt nhằm thu hút học
sinh vào bài giảng của mình, đó cũng là một nghệ thuật của người thầy giáo.
d. Điều kiện lao động
Đặc trưng cơ bản nhất về điều kiện lao động của nghề dạy học là môi trường
mô phạm - đạo đức. Mọi hoạt động của nhà trường, của thầy và trò đều nhằm vào
việc hình thành và phát triển nhân cách ở mỗi học sinh. Học sinh sẽ lớn lên trong
môi trường giáo dục đó, chiếm lĩnh lấy kinh nghiệm thực tế do thầy truyền đạt.

e. Đặc điểm của lao động kỹ thuật
Với nhiệm vụ đào tạo những kỹ thuật viên đòi hỏi giáo viên phải có
+ Tác phong công nghiệp: tác phong công nghiệp là yếu tố đặc biệt quan trọng
trong việc hình thành nhân cách cho người lao động .
+ Tính tổ chức kỷ luật cao thể hiện ở kế hoạch giảng dạy, làm việc, thực hiện các
quy trình, quy phạm, thao tác nghề nghiệp một cách chuẩn mực.
+ Luôn rèn luyện tính cẩn thận, tính chính xác và đảm bảo sự trung thực.
f. Nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo cao
Dạy học là một loại hình lao động không đóng khung trong một giờ giảng,
trong khuôn khổ nhà trường. Dạy học sinh biết giải một bài toán, đặt một câu đúng
ngữ pháp, làm một thí nghiệm…là việc đơn giản, nhưng dạy sao cho nó biết con
đường đi đến chân lý, nắm được phương pháp, phát triển trí tuệ… mới là công việc
khó khăn đích thực của thầy giáo. Thực hiện được công việc dạy học theo tinh thần
đó, đòi hỏi người thầy giáo phải dựa trên những nền tảng khoa học giáo dục và có
những kỹ năng sử dụng chúng vào từng tình huống sư phạm cụ thể, thích ứng với
từng cá nhân sinh động.

Học viên: Phạm Thị Bích Phượng

14


Luận văn thạc sỹ QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

Quan niệm công việc của nhà giáo như vậy và yêu cầu người thầy giáo thực
hiện chức năng xã hội của mình theo yêu cầu đó thì công việc của họ đòi hỏi tính
khoa học cao và tính khoa học cao đến mức khi thể hiện nó như một người thợ cả
lành nghề, một nghệ sĩ, một nhà thơ của quá trình sư phạm.

g. Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp
- Phải có một thời kỳ khởi động: nghĩa là thời kỳ để cho lao động đi vào nề
nếp, tạo ra hiệu quả, người lao động trí óc trăn trở đêm ngày, có khi trăn trở hàng
tháng chỉ với một bài giảng, một phương thức giáo dục học sinh, nhất là khi phải
giải quyết một tình huống sư phạm phức tạp và quyết định.
- Có “quán tính” của trí tuệ: Thầy giáo ra khỏi lớp có khi còn miên man suy
nghĩ về cách chứng minh một định lý, suy nghĩ về một trường hợp chậm hiểu của
học sinh, phán đoán về thái độ khác thường của học sinh...
Do những đặc điểm của lao động trí óc chuyên nghiệp như trên, cho nên
công việc của người thầy giáo không hẳn đóng khung trong không gian, thời gian
xác định, mà ở khối lượng, chất lượng và tính sáng tạo của công việc. Công việc tìm
tòi một luận chứng, cách giải một bài toán, xác định một biện pháp sư phạm cụ thể
trong một hoàn cảnh sư phạm nhất định.
Tóm lại, thông qua những đặc điểm lao động của nghề dạy học, chúng ta
thấy người giáo viên phải có đủ phẩm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp để tạo
ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
1.2.3 Yêu cầu đối với nhà giáo
9 Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt
9 Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ
9 Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp
9 Lý lịch bản thân rõ ràng
1.3 Mối quan hệ giữa chất lượng giảng viên và chất lượng đào tạo
Trong lĩnh vực GD&ĐT, đặc biệt trong điều kiện nước ta cho mở mang hệ
thống GD&ĐT ngoài công lập thì yếu tố cạnh tranh trong hoạt động này ngày càng
mạnh mẽ. Để nâng cao uy tín, muốn tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị
trường thì đòi hỏi các trường phải tìm cách nâng cao CLĐT. Tuy nhiên CLĐT phụ
thuộc vào nhiều yếu tố: Đội ngũ giảng viên, quản lý; cơ sở vật chất, trang thiết bị;

Học viên: Phạm Thị Bích Phượng


15


Luận văn thạc sỹ QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

chất lượng đầu vào; sự cố gắng của người học; các hoạt động hỗ trợ đào tạo…. Có
rất nhiều quan điểm khác nhau về CLĐT.
“Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo
đã đề ra đối với chương trình đào tạo” (Lê Đức Ngọc, Lê Quang Thiệp – Đại học
Quốc gia Hà Nội).
“Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các
đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực
hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo các
ngành nghề cụ thể” (Trần Khánh Đức – Sư phạm kỹ thuật).
Trong khi chất lượng đầu vào ở một số trường cao đẳng, đại học phổ biến là
ở mức trung bình vì nhiều trường tuyển sinh theo mức điểm sàn của bộ GD&ĐT
quyết định. Do đó, khi các sinh viên mới chân ướt, chân ráo bước vào trường và
ngồi vào ghế giảng đường đại học đã được tiếp xúc với các giảng viên có tâm huyết,
có chuyên môn vững, truyền đạt kiến thức và hướng dẫn các em cách học, cách
nghĩ, thói quen tranh luận cũng như phản biện với tinh thần hợp tác và tính chủ
động, tự tin… thì sau 3 đến 4 năm học các sinh viên sẽ thu hoạch được nhiều điều
cần thiết, rất bổ ích cho cuộc sống và hoạt động sau khi ra trường. Ngược lại nếu
gặp những giảng viên có chuyên môn kém, thiếu kỹ năng trong truyền thụ kiến
thức, không tâm có tâm huyết đối với nghề dạy thì sẽ ảnh hưởng lớn tới tâm lý, kết
quả của người học.
Hiện nay nhiều DN đã coi nguồn nhân lực có chất lượng cao là công cụ nâng
cao khả năng của DN. Đối với các cơ sở đào tạo cũng cần phải coi chất lượng đội
ngũ giảng viên là yếu tố quyết định tới CLĐT. Trong tác phẩm “Quản lý nhân sự

và xây dựng đội ngũ giáo viên trong nhà trường” tác giả Nguyễn Quang Truyền
cho rằng “Xây dựng một đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, loại
hình, đoàn kết nhất trí trên cơ sở đường lối giáo dục của Đảng và ngày càng vững
mạnh về chính tả, chuyên môn, nghiệp vụ, đủ sức thực hiện có chất lượng mục tiêu
và kế hoạch đào tạo” (26,tr9).
1.4 Các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng viên
1.4.1 Về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

Học viên: Phạm Thị Bích Phượng

16


×